Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (...

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (pharimexco)

.PDF
126
329
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THANH NGỌC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG (PHARIMEXCO) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THANH NGỌC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG (PHARIMEXCO) Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long” là do chính bản thân tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Đức Lộng – Người hướng dẫn khoa học. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào. Người cam đoan Lê Thị Thanh Ngọc MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP ......................................................................................................................... 5 1.1 Khái niệm và vai trò của KTTN ............................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm KTTN ................................................................................................. 5 1.1.2 Vai trò KTTN ......................................................................................................... 6 1.1.2.1 KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của DN ........................................................................................................................ 6 1.1.2.2 KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát DN ....... 6 1.1.2.3 KTTN khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức .... 7 1.2 Sự phân cấp quản lý ............................................................................................... 8 1.2.1 Sự phân cấp quản lý ............................................................................................. 8 1.2.2 Ưu điểm của phân cấp quản lý ............................................................................. 8 1.2.3 Nhược điểm của phân cấp quản lý ....................................................................... 9 1.2.4 Mối quan hệ của sự phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm ............................ 9 1.3 Nội dung của KTTN .............................................................................................. 10 1.3.1 Các trung tâm trách nhiệm ................................................................................... 10 1.3.1.1. Trung tâm chi phí: (Cost Center) ................................................................. 10 1.3.1.2. Trung tâm doanh thu (Revenue Center): ...................................................... 11 1.3.1.3. Trung tâm lợi nhuận: .................................................................................... 12 1.3.1.4. Trung tâm đầu tư:........................................................................................... 12 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm .............................. 13 1.3.3 Báo cáo thành quả của trung tâm trách nhiệm ..................................................... 17 1.3.3.1. Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí: ..................................... 17 1.3.3.2 Báo cáo thành quả của trung tâm doanh thu: ............................................... 18 1.3.3.3 Báo cáo thành quả của trung tâm lợi nhuận: ................................................ 19 1.3.3.4 Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư: ..................................................... 20 1.4 Một số nội dung liên quan đến KTTN ................................................................. 21 1.4.1 Hệ thống dự toán ngân sách ................................................................................. 21 1.4.2 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm .................................................... 22 1.4.3 Phân tích biến động chi phí ................................................................................ 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................ 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG (PHARIMEXCO) .......................................... 26 2.1 Tình hình tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) ............................................................................... 26 2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) ........................................................................................................ 26 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 26 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động: ........................................... 26 2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh ...................................................................... 27 2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ............................................................ 28 2.1.1.5 Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh ............................................................... 30 2.1.1.6 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển .................................. 30 2.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) ........................................................................................................ 32 2.1.2.1 Các chính sách và chế độ kế toán áp dụng: .................................................. 32 2.1.2.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán: ................................................ 33 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................ 33 2.2 Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (Pharimexco) .................................................................................................................. 34 2.2.1 Sự phân cấp quản lý tại công ty: .......................................................................... 34 2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá và báo cáo thành quả của các bộ phận tại công ty ................... 43 2.2.2.1 Đánh giá thành quả của bộ phận chỉ phát sinh chi phí ................................. 43 2.2.2.2 Đánh giá thành quả của bộ phận phát sinh doanh thu .................................. 46 2.2.2.3 Đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận:..................................................... 51 2.2.2.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư .................................................... 52 2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) ..................................................................... 53 2.3.1 Những ưu điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm .............................................. 53 2.3.2 Những hạn chế của hệ thống kế toán trách nhiệm ............................................... 53 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty...... .... ........................................................................................................................ 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................... 57 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁNTRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬULONG (PHARIMEXCO) ................. 58 3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) ............................................................................... 58 3.1.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý .................................................................. 58 3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý ........................................................... 59 3.1.3 Phù hợp giữa lợi ích và chi phí .......................................................................... 59 3.1.4 Đảm bảo tính hữu hiệu của kế toán trách nhiệm ............................................... 60 3.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) ................................................................................................. 60 3.2.1 Tổ chức lại sự phân cấp quản lý........................................................................... 60 3.2.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại công ty .................................................... 64 3.2.3 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả của từng bộ phận tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long .................................................................................................. 66 3.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ....................................... 66 3.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu................................... 68 3.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ................................... 69 3.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư ........................................ 70 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm .............................................. 73 3.2.4.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí....................................................... 73 3.2.4.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu.............................................. 75 3.2.4.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận .............................................. 76 3.2.4.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư .................................................. 77 3.2.5 Các giải pháp khác đê tổ chức thực hiện việc hoàn thiện kế toán trách nhiệm: .. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ......................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  KTTN : Kế toán trách nhiệm DN : Doanh nghiệp HĐQT : Hội đồng quản trị ĐHĐCĐ : Đại hội cổ đông CBCNV : Cán bộ công nhân viên GTGT : Giá trị gia tăng TSCĐ : Tài sản cố định HTK : Hàng tồn kho NVL : Nguyên vật liệu XNK : Xuất nhập khẩu Phòng KH – TH : Phòng Kế hoạch tổng hợp LDLK : Liên doanh liên kết NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT : Nhân công trực tiếp SXC : Sản xuất chung TH : Thực hiện KH : Kế hoạch DANH MỤC BẢNG BIỂU  Bảng 1.1 Báo cáo thành quả quản lý chi phí của các phân xưởng sản xuất ...................... 16 Bảng 1.2 Báo cáo thành quả quản lý doanh thu ................................................................ 17 Bảng 1.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ........................................17 Bảng 1.4 Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư .......................................................... 18 Bảng 1.5: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá và trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp ............................................................................................................. 20 Bảng 1.5: Các dự toán của các trung tâm trách nhiệm ..................................................... 20 Bảng 1.6: Công thức tính và diễn giải biến động do khối lượng và biến động do giá ......21 Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự tại Pharimexco ......................................................................... 26 Bảng 2.2 : Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 –2014 ........................................................................................................................ 28 Bảng 2.3: Bảng kế hoạch chỉ tiêu tài chính năm 2015 ....................................................... 30 Bảng 2.4: Báo cáo chi phí quản lý tại Pharimexco Quý IV/ 2014 ..................................... 43 Bảng 2.5: Báo cáo thành quả chi phí sản xuất theo mặt hàng Quý IV/2014 tại nhà máy sản xuất Dược phẩm ........................................................................................................... 45 Bảng 2.6: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất Quý IV/2014 .............................. 47 Bảng 2.7: Báo cáo tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty Quý VI/2014 .................. 49 Bảng 2.8: Báo cáo tình hình tiêu thụ tại khu vực miền Nam Quý IV/2014....................... 49 Bảng 2.9: Phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại khu vực miền nam Quý IV/2014 ..50 Bảng 2.10: Báo cáo tình hinh thực hiện kế hoạch kinh doanh toàn công ty Quý IV/201450 Bảng 2.11: Báo cáo thực hiện chi phí tại khu vực miền Nam Quý IV/2014 ..................... 51 Bảng 2.12: Báo cáo thực hiện chi phí tại khu vực tại các chi nhánh Quý IV/2014 ........... 52 Bảng 2.13: Báo cáo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Quý IV/2014 .................... 53 Bảng 2.14: Bảng báo cáo tình hình thực hiện của trung tâm đầu tư Quý IV/2014 ............ 55 Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại Pharimexco ........................ 69 Bảng 3.2: Bảng chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm ..................... 73 Bảng 3.3: Báo cáo phân tích biến động chi phí NVLTT tại nhà máy sản xuất Dược phẩm ................................................................................................................................... 76 Bảng 3.4 Báo cáo phân tích biến động về chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy sản xuất Dược phẩm ................................................................................................................. 76 Bảng 3.5 Báo cáo phân tích biến động về biến phí sản xuất chung tại nhà máy sản xuất Dược phẩm ......................................................................................................................... 76 Bảng 3.6 Báo cáo phân tích biến động về định phí sản xuất chung tại nhà máy sản xuất Dược phẩm ......................................................................................................................... 76 Bảng 3.7: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí sản xuất tại nhà máy sản xuất Dược phẩm ................................................................................................................. 76 Bảng 3.8: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí sản xuất ............................. 76 Bảng 3.9: Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất các mặt hàng Quý IV/2014 ........................ 76 Bảng 3.10 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí không định mức được ..... 76 Bảng 3.11 : Báo cáo tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty Quý VI/2014 ............... 77 Bảng 3.12: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu mặt hàng dược phẩm Quý IV/2014....................................................................................................................... 77 Bảng 3.13: Báo cáo đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận ............................................ 77 Bảng 3.14: Báo cáo phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm... 78 Bảng 3.15: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư........................................... 78 Bảng 3.16: Bảng mã tài khoản ........................................................................................... 80 .......................................................................................................................................... 78 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ  Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long...... 27 Sơ đồ 2.2: Minh họa trình tự phần mềm kế toán máy................................................... 32 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức kế toán tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long............... 33 Sơ đồ 2.4: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm .................................................... 38 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ phân phối tiêu thụ sản phẩm của Pharimexco .................................. 42 Sơ đồ 2.6: Tổng quát quy trình sản xuất ....................................................................... 44 Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý Công ty Cổ phần dược phẩm Cửu Long ........................... 63 Sơ đồ 3.2: Tổ chức trung tâm trách nhiệm.................................................................... 66 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị, là một quá trình, tập hợp, xử lý và báo cáo các thông tin dựa trên dữ liệu kế toán của từng nhà quản trị, được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Từ đó xác định trách nhiệm của từng bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách bộ phận. Càng ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở các doanh nghiệp trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán trách nhiệm là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng, hoàn thiện kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các công ty với quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân. Công ty cổ phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) là công ty đã có trên 35 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành dược. Với quy mô to lớn, hệ thống quản lý với nhiều phân cấp và cơ chế quản lý tài chính rất đa dạng khiến cho việc đánh giá trách nhiệm vấn đề phát sinh còn nhiều khó khăn cả về thời gian tìm ra nguyên nhân phát sinh, trách nhiệm thuộc về bộ phận nào, cá nhân nào,... còn nhiều hạn chế. Nhà quản trị nếu không có hệ thống kế toán trách nhiệm phù hợp làm công cụ đắc lực, dễ dẫn đến việc không điều chỉnh kịp thời những vấn đề trên, đặc biệt là khi có những quyết định của trưởng các bộ phận gây ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tổ chức mà không được xử lý kịp thời, có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển lâu dài của công ty. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng giải pháp quản lý toàn diện. Pharimexco vẫn chưa có sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn được giao cho các cấp, vì vậy nâng cao năng lực quản lý và đánh giá được thành quả của các đơn vị, bộ phận là một trong những vấn đề cấp thiết của công ty. Việc vận dụng tốt hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ giúp công ty đánh giá được thành quả hoạt động của từng bộ phận công ty, xác định được trách nhiệm của các bộ phận, từ đó có những điều chỉnh kịp thời để giúp công ty từng bước phát triển hơn, vững vàng hơn. 2 Thông qua nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO), tác giả thấy được hệ thống kế toán trách nhiệm còn nhiều hạn chế. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng tính cạnh tranh của công ty, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO)” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Luận án tiến sĩ kinh tế “Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam” của Ts. Trần Văn Tùng. Đây là một trong những tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu về kế toán trách nhiệm. Đề tài đã hệ thống lại những nghiên cứu về mặt lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm, rút ra những vấn đề thích hợp với điều kiện Việt Nam, áp dụng lý luận vào thực tiễn các công ty niêm yết ở Việt Nam. Bao gồm việc xác lập hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị ứng với từng turng tâm trách nhiệm, xác định các phương pháp kỹ thuật để lập các báo cáo và xử lý nguồn thông tin phục vụ lập từng báo cáo cụ thể. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng” của thầy Nguyễn Hữu Phú. Đây là một tài liệu hữu ích trong việc nghiên cứu về kế toán trách nhiệm. Tác giả thông qua các nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại các quốc gia trên thế giới đề xuất tổ chức 3 loại trung tâm trách nhiệm, đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm trên mặt định tính và định lượng, xây dựng hệ thống đánh giá trách nhiệm từ cấp thấp đến cấp cao nhất trong toàn Tổng công ty xây dựng làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện của các bộ phận. Hệ thống đánh giá được thiết lập bao hàm cả vấn đề kinh tề, môi trường và xã hội. - Sách: “Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết” do nhóm tác giả PGS.TS Phạm Văn Dược – Ts. Huỳnh Đức Lộng – Ts. Trần Văn Tùng –Ts. Phạm Xuân Thành – Ts. Trần Phước, NXB Phương Đông xuất bản năm 2010. Trong tài liệu này, các tác giả đã trình bày những nghiên cứu về mặt lý luận của hệ thống báo cáo trách nhiệm nói chung, đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức mang tính phổ biến trong các công ty niêm yết, xây dựng hệ thống định mức – tiêu chuẩn 3 liên quan đến chỉ tiêu của các báo cáo trách nhiệm, xác định các phương pháp phân bổ chi phí, định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ. Ngoài ra tài liệu đã nêu lên một số giải pháp hỗ trợ nhằm xây dựng và ứng dụng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết. - Luận văn thạc sĩ kế toán: “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty công ty dược – trang thiết bị y tế Bình Định” của tác giả Lê Văn Tân bảo vệ năm 2013. Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty. Từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện. - Ngoài các tài liệu chính nêu trên, một số tài liệu có liên quan đến nội dung kế toán trách nhiệm mà tác giả tham khảo có thể liệt kê như: • Bài báo: “Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm yết” của tác giả PGS.Ts Phạm Văn Đăng. • Bài báo: “Kế toán trách nhiệm – Vũ khí của công ty” lớn đăng trên Website Nhịp cầu đầu tư. • ... 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm. - Phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO). - Đánh giá ưu nhược điểm về kế toán trách nhiệm tại công ty đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm, giúp bộ máy quản trị tại công ty đánh giá được một cách đúng đắn thành quả của các bộ phận trong việc hướng tới mục tiêu chung của tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của DN. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Khái niệm, vai trò, nội dung kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp là gì? Những vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. - Thực trạng các chỉ tiêu trình bày trên các báo cáo trách nhiệm tại Pharimexco gồm những chỉ tiêu nào và các báo cáo trách nhiệm nào công ty đang sử dụng? - Báo cáo trách nhiệm hiện hành có cung cấp đủ thông tin để đánh giá thành quả 4 quản lý cho từng bộ phận và người quản lý bộ phân không? - Yếu tố nào liên quan gây ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại công ty? Ảnh hưởng như thế nào? 5. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long. 6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ➢ Không gian: đề tài tập trung đi vào nghiên cứu hệ thống kế toán trách nhiệm trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long. ➢ Thời gian: Số liệu khảo sát năm 2014. 7. Điểm mới của đề tài: Đánh giá tình trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long từ đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty. 8. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp định tính: - Sử dụng phương pháp tìm hiểu số liệu, phân tích trường hợp, so sánh các tài liệu siêu tầm về kế toán trách nhiệm, từ đó hệ thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm. - Sử dụng phương pháp quan sát, siêu tầm, phân tích, tổng hợp số liệu, lập bảng khảo sát để tìm hiểu và để đánh giá thực tế. - Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, lý luận để đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (Pharimexco). 9. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia làm 03 chương: Chương I: Tổng quan về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) Chương III: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO). 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò của KTTN 1.1.1 Khái niệm KTTN KTTN là một bộ phận của kế toán quản trị. Kế toán quản trị sử dụng hệ thống KTTN để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó. Cho đến nay, ngoài quan điểm đầu tiên về KTTN được đề cập trong tác phẩm "Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting" của Ailman, H.B.1950, đã xuất hiện khá nhiều quan điểm khác nhau từ những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các quan điểm như: - Theo các tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young: KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. - Nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant lại xác định KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. - Các quan điểm khác: KTTN là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một công ty. Những bộ phận chủ yếu bao gồm: hệ thống dự toán ngân sách, các báo cáo kết quả hoạt động, các báo cáo về sự biến động và những mức giá chuyển nhượng sản phẩm, dịch vụ nội bộ giữa các bộ phận trong công ty. 6 Các quan điểm trên thể hiện cách thức nhìn nhận về KTTN của các tác giả đều thể hiện được bản chất của KTTN thông qua việc bổ sung lẫn nhau tạo ra cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Tóm lại, theo tác giả KTTN là một công cụ ghi nhận, đo lường và đánh giá trách nhiệm quản lý,thành quả quản lý của từng bộ phận, cá nhân phụ trách quản lý bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức, của toàn DN thông qua các báo cáo trách nhiệm. 1.1.2 Vai trò KTTN 1.1.2.1 KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của DN Tổ chức là quá trình sắp xếp, bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối nguồn lực của tổ chức sao cho chúng được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp, hành động để đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Điều hành là việc điều khiển hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong quá trình thực hiện công việc, đảm bảo công việc có được thực hiện đúng với mục đích đặt ra và có những biện pháp sửa chữa cần thiết hoặc hành động để đưa công việc vào đúng tiêu chuẩn, sao cho giữ được tình hình cân đối tốt. KTTN giúp xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó DN có thể hệ thống hoá các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động của mỗi bộ phận, cá nhân phụ trách bộ phận được phân cấp quản lý trong DN. Từ đó giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức. Việc thiết kế các trung tâm trách nhiệm giúp nhà quản trị kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận; từ đó có những điều chỉnh về hoạt động của các bộ phận cho thích hợp. Nói cách khác, việc thiết kế các trung tâm trách nhiệm mang lại cho DN sự tiếp cận tốt hơn với thông tin, cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành DN. 1.1.2.2 KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát DN 7 Kiểm soát là quá trình giám sát các hoạt động của một cá nhân, nhóm hay tổ chức nhằm bảo đảm cho các thành viên đó thực hiện tất cả các nhiệm vụ đã được thông qua kế hoạch và trong trường hợp cần thiết đưa ra các quyết định để điều chỉnh nhằm khắc phục sai lệch kịp thời nếu phát sinh trong phạm vi quyền hành của người kiểm soát. Thông qua các báo cáo thành quả hoạt động của các bộ phận, nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận. KTTN giúp nhà quản lý theo dõi kế hoạch được thực hiện ra sao, có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hay không và nguyên nhân xuất phát từ bộ phận nào. Điều này đảm bảo mọi hoạt động trong DN đều có địa chỉ trách nhiệm. Từ đó nhận diện các vấn đề hạn chế và có sự điều chỉnh kịp thời về mục tiêu bộ phận để đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Đây là nguồn thông tin để nhà quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hợp lý và tối đa hoá lợi nhuận đồng thời đảm bảo vẫn đi đúng mục tiêu đã xác định. 1.1.2.3 KTTN khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Mục tiêu của DN là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà DN muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu là kết quả cụ thể của DN cần đạt khi thực hiện chiến lược. Trong một tổ chức có nhiều bộ phận, thường các cấp quản lý ở từng bộ phận không biết được quyết định của bộ phận mình sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các bộ phận khác; thậm chí đôi khi quyết định của họ sẽ chệch hướng so với mục tiêu mà nhà quản trị cấp trên đề ra. Do đó mục tiêu của các trung tâm trách nhiệm phải được gắn liền với mục tiêu chung của DN. Để làm được điều đó, các nhà quản lý cấp cơ sở phải có đầy đủ thông tin để quản lý bộ phận của mình đi đúng hướng và phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo cách thức phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức. Mục tiêu chiến lược của DN được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Khi KTTN có thể kiểm soát được công tác tài chính và công tác quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các mục tiêu 8 chung của DN. Đồng thời, bản thân những người quản lý trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu cơ bản của toàn DN. 1.2 Sự phân cấp quản lý 1.2.1 Sự phân cấp quản lý Sự phân cấp quản lý là việc người quản lý giao nhiệm vụ và giao quyền quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của DN đồng thời xác định trách nhiệm đối với từng cấp được phân quyền. Việc phân quyền thể hiện bằng cách cho phép các nhà quản lý ở các cấp hoạt động được ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình đến cấp quản lý thấp hơn nhằm làm cho mọi quyết định đều được thực hiện. Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc một trong các trung tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chi phí, trung tâmdoanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ có quyền điều phối các nguồn lực và hoạt động trong trung tâm mình quản lý để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên giao. Tùy theo từng DN mà mức độ phân quyền có thể khác nhau, gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định có thể nhiều hay ít. Khi tiến hành phân cấp quản lý nếu DN chia ra quá nhiều cấp thì sẽ có thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền quyết định một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Vì thế, nhà quản lý cần phải cân nhắc giữa ưu điểm và khuyết điểm khi thực hiện việc phân cấp đó và hoạt động của tổ chức cần phải gắn liền với quyền hạn, trách nhiệm của tất cả bộ phận, thành viên. 1.2.2 Ưu điểm của phân cấp quản lý  Phân cấp quản lý trải rộng quyền lực, trách nhiệm trên toàn bộ tổ chức. Điều này làm giảm khối lượng lớn công việc xảy ra hàng ngày mà các nhà quản trị cấp cao phải xử lý. Từ đó, họ có thể đầu tư thời gian để lên kế hoạch chiến lược và điều phối hoạt động.  Do nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết định ở các mức độ khác nhau và chịu trách nhiệm về công việc của mình nên thúc đẩy họ phát huy khả năng quản lý và chuyên môn. 9  Việc ra quyết định được giao lại cho nhà quản trị tại nơi xảy ra công việc nên tính đúng đắn và khả thi của các quyết định là rất cao.  Phân cấp quản lý gắn liền với xác định quyền hạn và trách nhiệm ở từng cấp một cách rõ ràng nên có cơ sở khi đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận. Đồng nghĩa với mỗi quyết định, mỗi hoạt động đều có địa chỉ trách nhiệm rõ ràng. 1.2.3 Nhược điểm của phân cấp quản lý  Hạn chế lớn nhất của việc phân quyền là khó đảm bảo được việc thống nhất hướng tới thực hiện mục tiêu chung của tổ chức do các nhà quản lý thường có xu hướng tập trung vào hoàn thành công việc của bộ phận mình hơn.  Mặt khác, do sự tách bạch về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận dẫn đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Các nhà quản lý tại bộ phận có thể không chú ý đến hậu quả công việc của bộ phận mình đối với các bộ phận khác trong tổ chức.  Khả năng xảy ra tình trạng trùng lắp công việc giữa các bộ phận gây lãng phí nguồn lực. 1.2.4 Mối quan hệ của sự phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm Phân cấp quản lý là cơ sở cho việc xây dựng KTTN tại công ty, do đó sự phân cấp quản lý sẽ có những tác động hướng đến hệ thống KTTN mà công ty xây dựng đồng thời sự phân cấp quản lý cũng tác động trở lại hệ thống KTTN. Hệ thống KTTN là một công cụ quản lý phát sinh tất yếu từ phân cấp quản lý và cũng chính phân cấp quản lý sẽ giúp hệ thống KTTN định vị mục tiêu, phát huy chức năng, giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống kế toán DN. Để hệ thống KTTN phát huy chức năng, vai trò của nó khi xây dựng, hoàn thiện hệ thống KTTN cần phải xác lập nội dung phù hợp.  Sự phân cấp quản lý được thực hiện rõ ràng, phù hợp sẽ hỗ trợ cho hệ thống KTTN hoạt động có hiệu quả. Giúp nhanh chóng xác định được bộ phận, cá nhân quản lý bộ phận nào thực hiện tốt hoặc chưa tốt. Từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp.  KTTN chỉ có thể phát huy tác dụng và tạo hiệu quả hoạt động khi cơ chế quản lý được phân cấp phân quyền cụ thể.Nếu hệ thống KTTN được thực hiện tốt thì sẽ tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất