Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoan thien cong tac ke toan nvl o xi mang bim son...

Tài liệu Hoan thien cong tac ke toan nvl o xi mang bim son

.DOC
76
118
90

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp tìm mọi cách để không chỉ tồn tại mà còn phải đứng vững và phát triển. Mục đích chung của các doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Lợi nhuận càng lớn chứng tỏ các biện pháp, chính sách của doanh nghiệp là đúng đắn. Doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp là nơi tạo ra sản phẩm cần đi trước một bước trong việc tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất. Một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả là tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Để đạt được điều đó doanh nghiệp không những phải lập kế hoạch chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ mà còn phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, sao cho có thể quản lý tổng thể toàn bộ nguyên vật liệu mà còn có thể quản lý chi tiết tới từng loại cả về số lượng và giá trị của chúng. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đòi hỏi có thủ tục chặt chẽ, đúng đắn từ khâu thu mua đến lập chứng từ, đảm bảo cho xuất dùng kịp thời, đầy đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vào sổ sách và lên các báo cáo. Việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình biến động của nguyên vật liệu sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tránh được hiện tượng lãng phí trong sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Với tầm quan trọng trên của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, em nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu, tuy đã được coi trọng và có các biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán về nguyên vật liệu nhưng vẫn còn một số hạn chế . Xuất phát từ lý luận về vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu, và từ thực trạng công tác này tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Phương và sự giúp đỡ của lãnh đạo công ty, các cán bộ trong phòng kế toán, tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chọn đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba nội dung chính sau: PHẦN I: Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. PHẦN II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. PHẦN III: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN I . Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm 1980 do Liên xô (cũ) thiết kế và trang bị máy móc thiết bị đồng bộ. Chính Phủ đã ra quyết định số 334/BXD-TCCB ngày 04/3/1980 thành lập nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Ngày 22/12/1981 hoàn thành dây chuyền số 1, năm 1982 hoàn thành dây chuyền số 2, với công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm. Tháng 08/1993 Nhà Nước có quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và công ty Cung ứng vật tư số 4 thành công ty xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Thưc hiện quyết định số 486 BXD ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển đổi Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Ngày 12/4/2006 công ty đã tiến hành đại hội cổ đông thành lập ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp giấy chứng nhận đăng ký KD số 2603000429 ngày 01/5/2006 Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.Chức năng nhiệm vụ Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn với chức năng sản xuất các loại xi măng PCB30, PCB40 có chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn TC ISO 9002 của Nhà Nước. Công ty có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là thị trường Lào. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ cung cấp xi măng cho các địa bàn SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp theo sự điều hành của Tổng công ty công nghiệp XM Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường. 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc và 18 phòng ban, 11 phân xưởng được chia thành 4 khối: Khối phòng ban, khối sản xuất chính, khối sản xuất phụ trợ và khối tiêu thụ (gồm: Trung tâm giao dịch tiêu thụ và 8 văn phòng đại diện được đặt ở 7 tỉnh thành trong cả nước và nước bạn Lào).  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty gồm 5 thành viên do đại hội cổ đông bầu, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.  Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và 5 phó giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, 5 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực khác nhau đó là: sản xuất, nội chính ,kỹ thuật, tiêu thụ,dự án.  Khối sản xuất chính gồm có 6 phân xưởng: Xưởng Mỏ, xưởng Ô tô, xưởng Tạo nguyên liệu, xưởng Lò nung, xưởng Nghiền xi măng, xưởng Đóng bao. Các xưởng này có nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét và vận chuyển từ nơi khai thác về nhà máy.  Khối sản xuất phụ trợ (gồm 5 phân xưởng): Bao gồm xưởng Sửa chữa thiết bị, Xưởng Công trình, Xưởng Điện tự động, Xưởng Cấp thoát nước SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nén khí, Xưởng Cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.  Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu: - Phòng Kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi điều độ sản xuất, phụ trách các phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm theo TC ISO 9002. - Phòng Cơ khí: Theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, sửa chữa, chế tạo thiết bị, phụ tùng thay thế. - Phòng Năng lượng: Theo dõi tình hình cung cấp năng lượng cho sản xuất. - Phòng quản lý xe máy: Theo dõi toàn bộ các loại phương tiện vận tải, thiết bị động lực. - Phòng Kế toán-Thống kê-Tài chính: Có nhiệm vụ giám sát bằng đồng tiền đối với tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng Vật tư thiết bị: Cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị cho sản xuất. - Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD, tiêu thụ của công ty. - Phòng Tổ chức lao động: Theo dõi, quản lý lao động và tiền lương, các chế độ chính sách...  Khối tiêu thụ có 8 Văn phòng đại diện và Trung tâm giao dịch tiêu thụ: - Trung tâm tiêu thụ có nhiệm vụ ký hợp đồng huy động phương tiện vận tải với các cá nhân, tập thể bên ngoài để vận chuyển xi măng đến các địa bàn tiêu thụ, viết hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để lưu chuyển xi măng đi các Văn phòng đại diện và viết hoá đơn bán xi măng cho các đối tượng mua xi măng tại đầu nguồn. - Các Văn phòng đại diện có nhiệm vụ bán xi măng trên địa bàn của mình phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi số hàng nhập về và bán ra cũng như các chi SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phí liên quan đến việc bán hàng và theo dõi các đại lý thuộc lĩnh vực của Văn phòng đại diện quản lý. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Nội chính Phòng ĐSQT Phòng BVQS Phó giám đốc tiêu thụ Trung tâm GDTT Phòng ĐHSX VP.Thanh Hoá Phòng KTSX VP.Nghệ An Phòng TN.KCS VP Hà Tĩnh VP.Ninh Bình Trạm Y tế Phó Giám đốc Sản xuẩt VP.Nam Định Phòng KTAT Xưởng Mỏ NL Xưởng Ôtô VT VP.Hà Tây Xưởng tạo NL VP.Sơn La Xưởng lò nung VP.Tại Lào Xưởng NXM Xưởng đóng bao SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1-K38 Phó Giám Đốc Cơ điện Văn phòng Phòng KTKH P. Thẩm định Phó Giám đốc Đầu tư xây dựng Phòng Cơ khí Ban QLDA Phòng N. Lượng Phòng QLXM Phòng Kỹ thuật Phòng TCLĐ Xưởng SCTB Phòng TTKTC Phòng CƯVTTB Tổng kho VTTB Xưởng SCCT Phòng KTTC Xưởng CKCT Xưởng CTN-NK Xưởng điện TĐ Phòng KH-TH Phòng VT TB 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Sản phẩm chính của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng PCB30, PCB 40. Có thể tóm tắt các công đoạn của quy trình công nghệ như sau: Khai thác nguyên liệu Nghiền nguyên liệu Nung Klinker Nghiền xi măng Đóng bao Thành phẩm - Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đất sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn, sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ôtô và đưa thẳng vào sản xuất mà không qua nhập kho nên toàn bộ công tác kế toán tổng hợp nhập, xuất đá vôi và đất sét không được kế toán theo dõi trên sổ toán mà chỉ theo dõi thông qua việc tập hợp chi phí liên quan phát sinh thực tế qua quá trình khai thác, quá trình sử dụng đá vôi và đất sét phục vụ cho sản xuất. - Nghiền nguyên liệu: hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đất sét) được cho vào máy nghiền. Theo phương pháp ướt lò quay phối liệu ra khỏi máy nghiền có độ ẩm từ 35%-36% được điều chỉnh thành phần hoá học trong tám bể chứa có dung tích 800 m3/bể, sau đó được chuyển vào hai bể dự trữ có dung tích 8000 m3/bể. Còn theo phương pháp khô lò quay, hỗn hợp hai nguyên liệu được sấy, lắng bụi. - Nung clinker và nghiền xi măng: Phối liệu dưới dạng bùn hoặc bột được đưa vào lò quay thành clinker (ở dạng hạt). Trong quá trình này người ta cho thêm thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra thành xi măng bột. Tuỳ theo từng chủng loại xi măng mà người ta sử dụng các chất phụ gia và tỷ lệ pha khác nhau. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Đóng bao: Xi măng bột ra khỏi máy nghiền, dùng hệ thống nén khí để chuyển vào 8 xilô chứa sau đó được chuyển sang xưởng đóng bao. Lúc đó thu được thành phẩm là xi măng bao, hoàn thành quy trình công nghệ sản xuất xi măng. Qua quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty ta có thể thấy đây không phải là quy trình công nghệ phức tạp, song đối với công ty xi măng do công xuất thiết kế lớn, quy trình công nghệ mang tính liên tục. 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 2 NĂM GẦN ĐÂY: ( Đơn vị tính : 1000 Đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 1. Tổng doanh thu 1.593.689.626 2.Doanh thu thuần bán hàng 1.593.689.626 và cung cấp dịch vụ 3. Giá vốn hàng bán 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.Doanh thu hoạt động tài chính 6 Chi phí tài chính 7. Chi phí bán hàng 1.191.059.390 Năm 2008 So sánh Số tiền % 1.553.484.989 -40.204.637 97% 1.553.484.989 -40.204.637 97% 1.172.482.013 -18.577.377 98% 402.630.236 381.002.976 -21.627.260 95% 289.189 1.134.047 844.858 392% 44.156.660 184.210.840 22.531.757 -21.624.903 51% -47.738.102 74% 89.200.283 29.219.617 149% 133.932.244 19.360.986 117% 2.279.617 -6.276.319 27% -4.743.326 27% 136.472.738 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 59.980.666 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt 114.571.258 động kinh doanh 10.Thu nhập khác 8.555.936 11.Chi phí khác 1.724.472 6.467.798. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12.Lợi nhuận khác 2.088.138 13.Tổng lợi nhuận kế toán 116.659.397 trước thuế 14.Thuế thu nhập doanh 24.217.597 nghiệp phải nộp 15.Lợi nhuận sau thuế thu 92.441.799 nhập doanh nghiệp 16.Thu nhập bình quân đầu người 3.879.046 17.Tỷ suất lợi nhuận trên 5,8% doanh thu 18.Tỷ suất lợi nhuận trên 5,1% tổng tài sản bình quân 555.145 -1.532.993 27% 134.487.389 17.827.992 115% -24.217.597 134.487.389 42.045.590 145% 4.978.718 1.099.672 128% 8,6% 2.8% 5,7% 0.6% * Nhận xét: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu: 2007 và 2008 ta thấy doanh thu của Công ty năm 2008 thấp hơn năm 2007 nhưng công ty đã có biện pháp cải tiến quản lý, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, đồng thời hạ giá bán sản phẩm để thúc đẩy tiêu thụ. Tuy rằng lãi gộp của năm 2008 có giảm so với năm 2007 nhưng với ý chí và quyết tâm nỗ lực phấn đấu bằng chính nội lực của mình, công ty đã giảm được chi phí bán hàng, từng bước vươn lên làm cho sản xuất ổn định, lợi nhuận ròng đạt 145% so với năm 2007. Năm 2007 thực hiện luật thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Công ty vẫn đảm bảo tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước; Năm 2007 Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần và đã niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà nội tháng 11/2006 nên công ty đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm. Tuy nhiên trong tình hình thực tế hiện nay một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất và kinh doanh nhưng công ty vẫn đảm bảo được kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện hơn. Năm 2008 tuy chưa đạt được kỳ vọng kế hoạch đầu năm sản xuất và tiêu thụ 2.85 triệu tấn sản phẩm, nhưng công ty đã phấn đấu đạt được những kết quả SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cao nhất so với các năm trước đây, kết quả đạt được của năm 2008 thể hiện ý chí tiến công mạnh mẽ của lãnh đạo công ty và tinh thần chủ động sáng tạo của các đơn vị, sự nỗ lực vươn lên của tập thể CNVC. Về sản xuất kinh doanh đã tập trung chỉ đạo điều hành duy trì sản xuất ổn định, phát huy tối đa năng xuất và hệ số sử dụng thời gian thiết bị, đảm bảo ổn định chất lượng xi măng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. 2.5 Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới Trước thời cơ và thách thức mới khi Việt Nam gia nhập WTO, Công ty đã chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch phát triển với phương châm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đa nghành nghề, sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính và quy mô doanh nghiệp. Xây dựng Công ty phát triển ổn định bền vững. Thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt mẫu mã và chất lượng sản phẩm đúng theo những tiêu chuẩn quy định và cam kết của Công ty với khách hàng, luôn giao hàng đúng thời gian và số lượng. Không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Quản lý tài chính minh bạch, công khai. Thực hiện công bố thông tin kịp thời, chính xác theo quy định đối với tổ chức niêm yết. Thanh toán đầy đủ đúng hạn các khoản nợ vay, bảo đảm uy tín với các tổ chức tín dụng.Quản lý chặt chẽ công nợ của từng Đại lý, khách hàng cụ thể. Xác định chính xác nhu cầu vốn của từng thời kỳ. Cân đối và sử dụng mọi nguồn vốn hiện có cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả theo hướng chủ động tài chính, bảo toàn và phát triển vốn. Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống và lợi thế của công ty như xi măng PCB30 và PCB40, clinke. Tăng cường bộ phận khai thác thị trường và mở rộng các đại lý phân phối. Bằng việc mở Văn phòng đại diện tại Lào, Công ty đã đi tiên phong trong việc đưa các sản phẩm xi măng Việt Nam ra thị trường thế giới. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 11 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thương hiệu “Con voi” đến nay đã trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực xây dựng. biểu tượng “Con voi” đã được người tiêu dùng nhắc đến như một biểu tượng đáng tin cậy, có chất lượng tốt. Đến nay, Công ty luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững và ngày càng nâng cao giá trị thương hiệu đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.Không dừng lại ở thị trường trong nước, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn còn vươn ra thị trường nước ngoài. Sau khi hoàn thành dây chuyền mới năng suất của Công ty sẽ phấn đấu đạt 3,8 triệu tấn/năm, trở thành Công ty có sản lượng lớn nhất trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Công ty xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. II.Tổng quan về tổ chức công tác kế toán tại công ty 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong công ty 1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán Do đặc điểm công ty xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tổ chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận gấn có xa có nên Công ty đã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung – phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận xa công ty do kế toán ở các bộ phận đó thực hiện, rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán của công ty. Còn hoạt động các bộ phận tại công ty do phòng kế toán công ty thực hiện cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ. 1.2 Nguyên tắc tổ chức bộ máy công tác kế toán trong công ty Để phù hợp và đáp ứng với yêu cầu quản lý mới, việc tổ chức công tác kế toán trong công ty đã tuân theo những nguyên tắc: SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 12 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Tổ chức công tác kế toán đúng với những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước. + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với chế độ, chính sách tỷ lệ văn bản pháp quy về kế toán của nhà nước ban hành. + Tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty. + Tổ chức công tác kế toán của công ty phù hợp với trình độ và nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán. + Tổ chức công tác kế toán đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả cao. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp đến là Phòng Kế toán – Thống kê – Tài Chính có 34 người được chia làm 5 tổ đó là tổ tài chính gồm 7 người , tổ kế toán vật tư có 6 người, tổ kế toán tổng hợp và tính giá thành co 10 người, tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm gồm 6 người, tổ kế toán đời sống gồm có 5 người. Tất cả các kế toán viên đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học. Dưới đây là mô hình tổ chức của bộ máy và chức năng cụ thể của từng bộ phận: KẾ TOÁN TRƯỞNG MÔ HÌNH CỦA PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN Tổ Tổ kế Tổ tổng tài toán vật hợp và tưtoán 1- K38tính giá SV: Mai Thị Thu Hà -Kế chính thành Kế toán ban QLDA Tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm Tổ kế toán đời 13 sống Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kế toán các VP đại diện, TTGD tiêu thụ - Kế toán trưởng : Giám đốc đồng tiền để kiểm soát, kiểm tra mọi hoạt động của Công ty. Quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động tài chính trong Công ty. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính và hoạch toán nội bộ theo các quy định của pháp luật về kế toán thống kê. Thông qua các hoạt động kinh tế, thống kê, kế toán giúp Giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời đạt hiệu quả kinh tế cao. Lập đầy đủ các báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán của Công ty theo yêu cầu. Kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ hoạch toán, phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhứng hiện tượng vi phạm chế độ, chính sách...Quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt việc sử dụng, cấp phát hoá đơn, chứng từ, các loại phiếu chuyển tiền... theo quy định. Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính: Có chức năng quản lý tài chính và giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế nội bộ theo điều lệ kế toán tài chính + Tổ tài chính gồm 7 người (Trong đó có 2 thủ quỹ) có nhiệm vụ theo dõi việc thanh toán đối với cán bộ công nhân viên, thanh toán tạm ứng, các khoản phải thu phải trả và theo dõi việc thanh toán đối với Ngân sách nhà nước. + Tổ Kế toán vật tư: Gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu của công ty và việc hạch toán nội bộ. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 14 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Tổ kế toán tổng hợp và tính giá thành: Gồm 10 người phụ trách việc lập báo cáo tài chính, tính giá thành sản phẩm, theo dõi TSCĐ, theo dõi việc thanh toán với người bán, duyệt giá đối với vật tư đầu vào và sản phẩm bán ra. + Tổ kế toán tiêu thụ sản phẩm: Gồm 6 người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán đối với khâu tiêu thụ sản phẩm và các văn phòng đại diện, đại lý. + Tổ kế toán đời sống: Gồm 5 người có nhiệm vụ làm công tác thống kê tại các bếp ăn của công ty. Ngoài ra còn có các bộ phận kế toán nằm ở các văn phòng đại diện và Trung tâm giao dịch tiêu thụ làm nhiệm vụ kế toán bán hàng và thu chi các khoản được Giám đốc, kế toán trưởng phân cấp quản lý và một bộ phận kế toán ban quản lý dự án chuyên theo dõi công việc cải tạo hiện đại hóa nhà máy và quyết toán công trình. Để giúp cho kế toán trưởng chỉ đạo công việc hàng ngày của phòng, phòng kế toán gồm có 2 phó phòng (một thuộc tổ tổng hợp và một thuộc tổ tiêu thụ) giúp việc cho kế toán trưởng và điều hành lúc kế toán trưởng đi vắng. Mặc dù mỗi nhân viên kế toán phụ trách và tự chịu trách nhiệm về một phần hành nhất định nào đó nhưng tất cả đều chịu sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung của Kế toán trưởng. Kế toán trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên kế toán khác đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm chung trước những sai sót xảy ra trong hạch toán kế toán. Như vậy, công tác kế toán của công ty giảm thiểu được tối đa những sai sót do nhầm lẫn hoặc gian lận gây nên, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. 2. Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán của từng bộ phận 2.1. Hình thức kế toán Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, yêu cầu thông tin kinh tế. Công ty cổ SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 15 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phần xi măng Bỉm sơn đã lựa chọn và vận dụng hình thức nhật ký chung vào công tác kế toán. Đặc điểm chủ yếu của hạch toán sổ kế toán nhật ký chung: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái. Hệ thống sổ bao gồm: + Sổ kế toán tổng hợp: - Sổ nhật ký chung. - Các sổ nhật ký chuyên dùng. - Sổ cái các tài khoản. + Sổ nhật ký chi tiết: - Sổ kế toán nguyên vật liệu. - Sổ kế toán thành phẩm.... Mối quan hệ giữa các sổ kế toán: Căn cứ trực tiếp để ghi Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dung và các sổ chi tiết là các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc. Căn cứ để ghi các Sổ các là nhật ký chung và các nhật ký chuyên dùng.Việc đối chiếu kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện bằng cách đối chiếu giữa bảng đối chiếu số phát sinh (lập trên cơ sở các Sổ cái) và các Bảng tổng Chứng hợp chitừtiết gốc(Lập trên cơ sở các sổ kế toán chi tiết tương ứng). Sổ quỹ Nhật kí chuyên Nhật ký chung Sổ (thẻ)kế toán dùng chi tiếtĐƯỢC TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG BIỂU DIỄN BẰNG SƠ ĐỒ SAU: Sổ cái SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết 16 Báo cáo tài chính Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hàng ngày Cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã ứng dụng kế toán máy nên quan trọng nhất là khâu thu thập, xử lý, phân loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu đầu tiên của quy trình hạch toán trên máy vi tính và là khâu quan trọng nhất vì kế toán chỉ vào dữ liệu cho máy thật đầy đủ và chính xác, còn các thông tin đầu ra như sổ cái, sổ chi tiết, các báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý thông tin, tính toán và đưa ra các bảng biểu khi cần in. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, niên độ kế toán là một năm, kỳ hạch toán tại công ty là một tháng. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hiện tại, phòng Tài chính-Thống kê-Kế toán của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã và đang ứng dụng phiên bản Fast Accounting 2002 vào phục vụ công tác kế toán. Fast Accounting được tổ chức theo các phân hệ nghiệp vụ bao gồm có các phân hệ sau: Hệ thống. Phân hệ kế toán tổng hợp. Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu. SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả.  Phân hệ kế toán hàng tồn kho.  Phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành. Phân hệ kế toán TSCĐ.  Phân hệ báo cáo thuế.  Phân hệ báo cáo tài chính. Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mỗi phần hành ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ nghiệp vụ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể và chuyển sang hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành. Riêng đối với kế toán nguyên vật liệu, phân hệ kế toán hàng tồn kho liên kết số liệu với phân hệ kế toán bán hàng, kế toán công nợ phải trả, kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp, kế toán chi phí giá thành. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập chứng từ Chứng từ kế toán Quy trình xử lý số liệu của phần mềm kế toán FA Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ Sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính Các tệp nhật ký SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 Lên báo cáo Tệp sổ cái 18 Chuyển sang sổ cái Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trình tự kế toán trên máy vi tính được tiến hành theo các bước sau: 1. Chuẩn bị Thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ cần thiết Định khoản kế toán 2. Nhập dữ liệu cho máy Nhập mọi thông tin về các nghiệp vụ phát sinh theo yêu cầu 3. Khai báo yêu cầu với máy 4. Máy tự xử lý thông tin 5. In sổ sách, báo cáo theo yêu cầu 2.2.Đặc điểm tổ chức các phần hành kế toán chủ yếu của công ty * Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay Nhiệm vụ đầu tiên của kế toán là thu thập các chứng từ, các tài liệu khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ khi phát sinh các nghiệp vụ liên SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 19 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quan đến tiền như: Các phiếu thu, phiếu chi tiền, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, giấy ủy nhiệm chi … Kế toán tiền mặt căn cứ vào các chứng từ gốc lập phiếu thu (2 liên), phiếu chi trên máy vi tính. Viết xong kế toán lưu lại trên máy và in ra trình Kế toán trưởng, Giám đốc công ty ký. Sau đó chuyển cho thủ quỹ để thu, chi tiền. Sau khi thủ quỹ thu, chi tiền thủ quỹ phải đóng dấu “ đã thu ” hoặc “ đã chi ” vào các phiếu thu và phiếu chi. Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc chuyển về phòng kế toán. Kế toán tiền mặt có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu lại rà soát lại chứng từ thu chi và ghi nhận số liệu thực tế. Kế toán tiền gửi ngân hàng: Hàng ngày kế toán theo dõi ngân hàng căn cứ vào chứng từ gốc lập ủy nhiệm chi trình kế toán trưởng và giám đốc công ty ký đóng dấu sau đó đưa đến ngân hàng để chuyển tiền. Sau khi chuyển tiền kế toán theo dõi ngân hàng nhận báo nợ, báo có và bảng sao kê của ngân hàng để ghi sổ và đối chiếu với ngân hàng. Kế toán tiến hành nhập các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy tính lên các mẫu chứng từ đã có sẵn trong phần mềm kế toán FA. Sau khi đã khai báo đầy đủ các thông tin trong phần mềm để máy tự động xử lý thông tin và ra các báo cáo cần thiết theo yêu cầu sử dụng. *Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Cũng giống như trình tự chung, trước hết kế toán thu thập các chứng từ kế toán như: Hoá đơn giá trị gia tăng( GTGT), phiếu nhập kho vận chuyển nội bộ, hoá đơn bàn hàng thông thường, phiếu nhập hàng bán bị trả lại, hoá đơn dịch vụ, chứng từ phải thu khác, chứng từ bù trừ công nợ…Căn cứ vào các chứng từ có liên quan phòng tổng kho viết phiếu nhập kho, cán bộ cung ứng vật tư thuộc phòng vật tư thiết bị có trách nhiệm chuyển đến kế toán thanh toán để thanh toán chuyển trả tiền cho đơn vị bán hàng. Kế toán tiến hành nhập các chứng từ vào máy tính, để máy tính tự động xử lý số liệu, đưa ra các báo cáo như: Báo cáo SV: Mai Thị Thu Hà -Kế toán 1- K38 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan