Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm màn chống muỗi...

Tài liệu Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm màn chống muỗi

.PDF
43
375
59

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM VẢI MÀN CHỐNG MUỖI Mã số dự án: 06.09.SXTN /HĐ-KHCN Chủ nhiệm dự án: ThS. BÙI TIẾN THANH Cơ quan chủ trì dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ DỆT MAY 8308 Hà Nội, tháng 12 - 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ DỆT MAY BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ CÔNG THƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM VẢI MÀN CHỐNG MUỖI Thực hiện theo Hợp đồng số 06.09.SXTN /HĐ-KHCN ký ngày31 tháng03 năm 2009 giữa Bộ Công Thương và Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ Dệt may Cơ quan chủ trì dự án Hà Nội, tháng 12 - 2010 Chủ nhiệm dự án MỤC LỤC Trang PHẦN I PHẦN II PHẦN III PHẦN IV MỞ ĐẦU 1 HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẢI MÀN CHỐNG MUỖI TRÊN MÁY DỆT KIM ĐAN DỌC 3 1.1 - Tình hình xuất khẩu màn chống muỗi 3 1.2 - Yêu cầu chất lượng màn chống muỗi 4 1.3 - Hoàn thiện công nghệ sản xuất màn tuyn chống muỗi 4 XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGÂM TẨM CHẤT CHỐNG MUỖI 15 2.1. Chuẩn bị vải cho quá trình ngâm tẩm chất chống muỗi 15 2.2. Xây dựng đơn, công nghệ ngấm chất chống côn trùng 17 2.3. Triển khai sản xuất thử nghiệm 27 QUY TRÌNH KỸ THUẬT CẮT MAY MÀN TUYN 30 3.1. Quy trình kỹ thuật cắt màn thông thường 30 3.2 Quy cách kỹ thuật cắt màn tròn 32 3.3. Quy trình may màn 37 TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 38 4.1. Giá thành sản phẩm cho vải màn và màn chống muỗi sợi polyeste 38 4.2. Sản lượng và kết quả thu được trong quá trình triển khai dự án của vải màn và màn tuyn chống muỗi 39 KẾT LUẬN 40 MỞ ĐẦU Muỗi là loại côn trùng gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản. Bên cạnh các thiết bị chống muỗi hiện có, màn tuyn đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian gần đây với sự tăng trưởng kinh tế và mức sống, điều kiện sinh hoạt tốt hơn nên nhu cầu sử dụng màn chống muỗi tại các đô thị có xu hướng giảm. Tuy nhiên tại các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, nhất là các đối tượng được Nhà nước trợ cấp như các chương trình phòng chống sốt rét, màn Quốc phòng… thì nhu cầu sử dụng màn tuyn càng cần thiết hơn bao giờ hết đặc biệt là màn chống muỗi. Hiện tại trên cả nước đã có một số công ty sản xuất màn tuyn chống muỗi đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Nhưng để nghiên cứu một cách có hệ thống và đưa ra một quy trình công nghệ hoàn chỉnh thì hiện tại chưa có. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài độc lập cấp Nhà nước: “ Nghiên cứu sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu dệt trong nước (bông và tơ tằm) để sản xuất mặt hàng dệt chất lượng cao phục vụ xuất khẩu” đã được hội đồng cấp Nhà nước nghiệm thu. Là một đơn vị tham gia thực hiện đề tài, công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Dệt May đã đăng ký và được Bộ Công thương giao nhiệm vụ thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm : “Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm vải chống muỗi” Mục tiêu của dự án là: - Hoàn thiện công nghệ và dây chuyền dệt vải màn chông muỗi 100% polyeste công suất 150 tấn/năm. - Hoàn thiện công nghệ tẩm hóa chất chống côn trùng cho vải màn nội địa và xuất khẩu . - Góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa các loại màn chống muỗi. Nội dung của dự án là: - Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn chống muỗi trên máy dệt kim đan dọc 1 - Xây dựng quy trình công nghệ ngâm tẩm hóa chất chống côn trùng bằng phương pháp thủ công và quy trình công nghệ tẩm hóa chất chống côn trùng trên máy định hình nhiệt độ cao. - Thiết kế và cắt may các loại loại màn chống muỗi nội địa và xuất khẩu. - Hoàn thiện công nghệ và dây chuyền dệt vải màn chống muỗi 100% polyeste công suất 150 tấn/năm. 2 PHẦN I HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẢI MÀN CHỐNG MUỖI TRÊN MÁY DỆT KIM ĐAN DỌC 1.1 Tình hình xuất khẩu màn chống muỗi Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng và phát triển của ngành nghề. Song song với sự gia tăng của các ngành công nghiệp đã xuất hiện nhiều sự ô nhiễm về môi trường sống xung quanh chúng ta. Môi trường và khí hậu thay đổi dẫn đến xuất hiện nhiều loại côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi,…gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đã gây ra nhiều dịch bệnh. Muỗi là loài côn trùng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và đã gây ra nhiều đại dịch như: sốt xuất huyết, sốt rét… Hiện nay, sử dụng màn tuyn chống muỗi hiện đang là một trong những phương pháp chống muỗi hữu hiệu. Ngoài việc phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh trong nước, màn tuyn chống muỗi hiện đang là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao trong số các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này không ngừng tăng trong nhiều năm qua. Màn tuyn chống muỗi là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao và chiếm tới hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang khu vực thị trường châu Phi. Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại, xuất khẩu màn của Việt Nam tám tháng đầu năm 2010 đạt 62,1 triệu cái, trị giá 172,8 triệu USD, tăng 105,3% về lượng và 119,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Tám tháng năm 2010, xuất khẩu màn sang châu Phi tiếp tục tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2009, trong đó xuất khẩu màn sang Nigenia đạt 25 triệu cái, trị giá 65,9 triệu USD, tăng tới 617% về lượng và 671,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 45,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam như Công cổ phần dệt 10/10, Công ty TNHH TM SX và DV Tấn Quang và một số đơn vị khác đang đẩy 3 mạnh xuất khẩu màn sang một số thị trường mới như: Burundi, Malawi, Saudi Arabia, Guinea, Comoros. Ngoài việc sản xuất phục vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt nam còn sản xuất hàng triệu cái màn để cung cấp cho người dân VN ở vùng sâu, vùng xa phòng chống bệnh sốt rét, ngăn chặn côn trùng tấn công trong mọi trường hợp. 1.2 Yêu cầu chất lượng vải màn chống muỗi Để hoàn thiện công nghệ sản xuất vải màn chống muỗi, nhóm dự án xác định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của tiêu chuẩn vải màn chống muỗi. Với mục tiêu sản xuất màn cung cấp cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, nhóm đề tài đã tham khảo tiêu chuẩn vải màn chống muỗi của công ty Bảng 1 : Yêu cầu kỹ thuật của vải màn chống muỗi TT Chỉ tiêu Chất lượng yêu cầu Tiêu chuẩn kiểm tra 1 Số lỗ (lỗ/cm2) tối thiểu 35 2 Khối lượng (g/m2) 75 Den: 36 g/m2 ± 10% 3 Độ bền nổ (kPa) (Tối thiểu) 75 Den: 250 kPA ISO 13938 4 Loại vải Dệt kim đan dọc ISO 8388 5 Độ ổn định kích thước (%) ± 5% ISO 6330, 8A, + Với ánh sáng ≥4 ISO 105 (B02) + Với giặt ≥4 ISO 105 C06 A25 SO 3801 6 Độ bền màu (với màn màu): 1.3 Hoàn thiện công nghệ sản xuất vải màn tuyn chông muỗi Quy trình công nghệ sản xuất vải tuyn như sau: Chuẩn bị sợi → Mắc sợi → Dệt vải → Kiểm tra, bao gói vải mộc. Các nội dung cần hoàn thiện trong sản xuất vải màn gồm: 1. Xác định yêu cầu kỹ thuật của sợi nguyên liệu 2. Hoàn thiện thiết kế vải 3. Hoàn thiện công nghệ dệt kim 4. Tổ chức sản xuất vải màn chống muỗi trên máy dệt kim dọc. 4 Sơ đồ công nghệ sản xuất vải màn chống muỗi 100% PE Chuẩn bị sợi Mắc sợi Dệt kim Kiểm tra-bao gói (vải mộc) Nhuộm Lơ-Định hình Định hình Kiểm tra-bao gói (vải thành phẩm) 1.3.1 Lựa chọn nguyên liệu dùng cho sản xuất màn tuyn Nguyên liệu dùng cho dệt may rất đa dạng có thể là sợi len, sợi bông, sợi pha hay sợi tổng hợp. Tính chất hóa lý của sợi cũng ảnh hưởng đến tính chất hóa lý của sản phẩm tạo ra. Để lựa chọn nguyên liệu cho mặt hàng dệt kim làm ra đạt chất lượng theo yêu cầu người ta cần dựa vào một số yếu tố: - Nguyên liệu phải phù hợp với yêu cầu sản xuất - Đặc tính sử dụng của mặt hàng - Chất lượng của mặt hàng yêu cầu - Khả năng công nghệ của các thiết bị trên dây truyền - Khi lựa chọn kết hợp với khả năng cung cấp và giá thành nguyên liệu để sản xuất mang lại hiệu quả cao. 5 Khi sử dụng sợi dùng cho dệt kim ta nên lưu ý đến những yêu cầu riêng biệt của sợi như: Độ nhỏ sợi: Độ mảnh đo bằng Denier độ nhỏ của sợi càng nhỏ ( sợi càng mảnh ) đòi hỏi dệt trên máy có cấp máy càng lớn, sản phẩm tạo ra càng mỏng, càng mịn. Sai lệch chi số ∆N ( % ): Sai lệch chi số càng thấp thì sản phẩm làm ra càng mịn đẹp, sự sai lệch chi số lớn sẽ gây ra những sọc mỏng, dày trên vải, khó tạo vòng khi qua kim dệt, có thể làm rách vải do đứt sợi, dẫn đến năng suất dệt thấp do phải dừng máy xử lý nhiều. Độ săn ( K ): Sợi dùng cho dệt kim cần có độ mềm mại, độ săn của sợi chỉ yêu cầu đảm bảo cho sợi có đủ độ bền trong quá trình dệt. Nếu độ săn càng cao sợi càng bị cứng, khi độ săn quá lớn sẽ gây ra hiện tượng xoắn kiến gây khó khăn cho quá trình tạo vòng trên máy dệt và dễ làm xiên lệch cột vòng trên vải, có khi làm gãy kim thủng vải. Muốn tạo cho vải có cấu tạo mềm, xốp và có đàn hồi lớn có thể giảm độ săn của sợi tới mức thấp nhất. Với cấu tạo mềm xốp sẽ mang những ưu điểm nổi bật sau cho vải dệt kim: Tăng độ che phủ bề mặt của vải Giảm khối lượng của vải, cải thiện chất lượng vải Tăng khả năng giữ nhiệt Độ bền tương đối: Sợi có độ bền cao sẽ cho ta sản phẩm có độ bền cao, sợi dùng cho máy dệt kim không đòi hỏi có độ bền cao như sợi dọc trên máy dệt thoi. Độ đều: Độ đều về chi số và độ đều săn của sợi rất quan trọng trong dệt kim. Sự không đồng đều về độ mảnh dù trên đoạn ngắn hay trên đoạn dài đều thể hiện rất rõ trên vải gây nên những hiện tượng lỗi trên vải như: sọc ngang, các vết thưa dày không đều… Ngoài ra nó còn gây nên sự biến thiên các thông số kỹ thuật như trọng lượng g/m2 , mật độ . Độ ẩm: Độ ẩm tiêu chuẩn của sợi tùy thuộc vào từng loại sợi được sử dụng để làm nguyên liệu dệt. Nếu độ ẩm thấp sẽ gây ra hiện tượng xù lông, tăng hệ số ma sát gây ra đứt sợi trong khi dệt, gây ra hiện tượng xù lông trên bề mặt vải, 6 mặt vải kém mịn. Ngoài ra đối với sợi pha và sợi tổng hợp, độ ẩm thấp sẽ gây ra hiện tượng tích điện do ma sát, khó khăn trong quá trình mắc sợi và dệt. Nếu độ ẩm quá lớn sẽ gây ra hiện tượng mốc sợi làm ảnh hưởng tới khối lượng và chất lượng của vải. Theo tiêu chuẩn qui định thì nhiệt độ ẩm trong phân xưởng dệt kim là : Nhiệt độ: 22 ÷ 25 0 C; Độ ẩm: 65 ÷ 70 % Độ sạch: Sợi dệt kim yêu cầu sạch, ít tạp chất, vón gút để đảm bảo chất lượng vải và thuận tiện cho quá trình dệt trên máy. Màn tuyn là mặt hàng truyền thống được dệt trên máy dệt kim đan dọc và sử dụng sợi Polyeste nên trong dự án này chúng tôi sử dụng sợi Polyeste dùng làm màn chống muỗi. Sợi polyeste có những ưu điểm nổi trội sau: - Độ bền sử dụng: Tuổi thọ của màn tuyn được sản xuất từ sợi polyeste cao hơn rất nhiều so với màn từ sợi bông và polyamid (màn polyamid bị ố vàng, lão hoá nhanh do tác động của ánh sáng và thời gian do tính chất của sợi PA) - Sử dụng, bảo quản: Màn polyeste giặt mau khô, có thể phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và gió do sợi polyeste có khả năng giặt dễ dàng, độ ẩm thấp (W=0.4%) và bền dưới ánh sáng mặt trời. Ngoài ra màn polyester ít bị nấm mốc, lâu bị cũ bẩn hơn so với màn từ bông và sợi Polyamid… Trên cơ sở phân tích mặt hàng vải tuyn dùng làm màn chống muỗi đã xác định yêu cầu chất lượng sợi dùng cho dệt vải màn như nêu trong bảng 2. Bảng 2 : Yêu cầu chất lượng sợi Polyeste 100% TT Chỉ tiêu 1 Chi số sợi (Den) 2 Loại sợi Chất lượng yêu cầu 75±5% hoặc 100±5% 100% Polyeste 3 Số Filament Tiêu chuẩn kiểm tra Tiêu chuẩn Tùy chọn ISO 2060 ASTM D1907 ISO 1833 ASTM D276 36 Để đảm bảo không đưa sợi chưa đạt chất lượng vào sản xuất gây lãng phí cũng như ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng dệt vải. Một số công việc cần thực hiện trong tổ chức sản xuất: 7 - Sợi trước khi đưa lên máy mắc cần phải được hồi ẩm trong môi trường sản xuất tối thiểu 24 giờ - Công nhân kiểm tra và loại bỏ các côn sợi không đủ tiêu chuẩn để xử lý sau. Các côn sợi không đạt chất lượng là các côn sợi như sau: Côn sợi bị bẹp đầu; côn sơi bị bẹp đuôi; côn sợi bị hỏng lõi giấy; côn sợi bị tổn thương thân côn sợi; côn sợi bị chằng đầu, chằng đuôi; côn sợi có thân côn sợi quá mềm hoặc quá cứng; côn sợi dính dầu, bẩn trên sợi… - Các côn sợi phải cùng hãng sản xuất, cùng chủng loại, cùng chi số, cùng lot, cùng mầu ống giấy - Các côn sợi bị loại bỏ do không đạt chất lượng phải được đánh dấu và để riêng để tránh nhầm lẫn lại với sợi đạt chất lượng 1.3.2. Lựa chọn thiết kế vải Với chất lượng sợi đã đã được xác định , nhóm dự án đã tiến hành triển khai thiết kế một số mẫu vải màn tuyn chống muỗi trên máy dệt kim đan dọc 2 giường kim Mẫu 1- Kiểu dệt đơn Xâu sợi: L1= L2 xâu đầy kim Cam dệt: L1 = 00/11/22/11// L2 = 10/10/12/12// Kích thước vải mộc: 106 cm Kích thước vải thành phẩm: 202 ± 2 cm Trọng lượng: 35 ± 2 g/m2 Mẫu 2- Kiểu dệt kép tứ giác Xâu sợi: L1=L2 1 có, 1 không Cam dệt: L1 = 10/12/23/21// L2 = 23/21/10/12// Kích thước vải mộc: 152 cm 8 Kích thước vải thành phẩm: 195cm ± 5cm Trọng lượng: 39 ± 1g/m2 Mẫu 3- Kiểu dệt lưới Xâu sợi: L1 3 có, 1 không Cam dệt: L1 = 10/12/10/12/23/21/23/21// Kích thước vải mộc: 175 cm Kích thước vải thành phẩm: 182cm ± 2cm Trọng lượng: 66 ± 2 g/m2 Triển khai dệt thử nghiệm Trên cơ sở các thiết kế trên, nhóm dự án đã tổ chức dệt thử nghiệm trên máy dệt kim đan dọc tại xưởng thực nghiệm. Quá trình thực hiện như sau: ¾ Mắc sợi Với công nghệ dệt kim đan dọc, chất lượng mắc sợi có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất tiếp theo. Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn mắc sợi: + Các trục sợi phải có cùng chiều dài mắc sợi. + Đồng đều lực căng giữa các sợi trên 1 trục và giữa các trục sợi. + Các trục sợi sau khi mắc xong được bao bọc để tránh va đập, cọ xước và phải ghi rõ ngày, người mắc sợi, số thứ tự để phục vụ cho lên trục sợi trên máy dệt kim. + Trước mỗi lần thay sợi, nhất thiết phải làm vệ sinh các bộ phận lẫy sợi trên máy mắc như bộ sức căng đồng tiền, cặp trục điều chỉnh cấp sợi, khuyên dẫn sợi trên máy tách sợi… + Cơ sở để tính toán số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi dựa trên chiều dài của máy dệt, khổ rộng của vải màn yêu cầu và kích thước trục sợi. Với 3 thiết kế trên ta có thiết kế mắc sợi như sau: Mẫu 1: + Nguyên liệu : Polyeste texture 75D/36F 9 + Tốc độ mắc : 400 m/ph + Kích thước trục sợi : 14 inch. + Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi : 294 sợi/trục. + Số lượng trục sợi : 08 trục/hệ (02 hệ). + Chiều dài mắc sợi : 4.000 m/trục + Sức căng sợi : 11gr/sợi + Nguyên liệu : Polyeste texture 75D/36F + Tốc độ mắc : 400 m/ph + Kích thước trục sợi : 21 inch. + Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi : 280 sợi/trục. + Số lượng trục sợi : 06 trục/hệ (02 hệ). + Chiều dài mắc sợi : 18.000 m/trục + Sức căng sợi : 11gr/sợi + Nguyên liệu : Polyeste texture 75D/36F + Tốc độ mắc : 400 m/ph. + Kích thước trục sợi : 14 inch. + Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi : 441 sợi/trục. + Số lượng trục sợi : 10 trục/hệ (01 hệ). + Chiều dài mắc sợi : 10.000 m/trục. + Sức căng sợi : 11gr/sợi. Mẫu 2: Mẫu 3: ¾ Triển khai dệt Thực hiện trên máy dệt kim đan dọc LIBA(CHLB Đức) , Model: Cop Centra 2K. Các thông số kỹ thuật chính: + Khổ rộng máy : 170 inch (tương đương 432 cm) + Số lượng giàn kim lỗ : 2 (L1 và L2) + Tốc độ máy (max) : 2500 vòng/phút + Số lượng trục sợi/giàn kim : 8 trục (loại 21 inch), 12 trục (Loại 14 inch) 10 Thiết kế công nghệ dệt kim Mẫu 1 Xâu sợi: L1= L2 xâu đầy kim Cam dệt: L1 = 00/11/22/11// L2 = 10/10/12/12// Mật độ: 16 hàng/cm Tốc độ: 1000 vòng/phút. Lượng cấp sợi: L1= 300 mm/Rack L2= 1200 mm/Rack Kích thước vải mộc: 106 cm Kích thước vải thành phẩm: 202 ± 2 cm Trọng lượng: 35 ± 2 g/m2 Cấp máy: E28. Mẫu 2 Xâu sợi: L1=L2 1 có, 1 không Cam dệt: L1 = 10/12/23/21// L2 = 23/21/10/12// Mật độ: 15 hàng/cm Tốc độ: 1900 vòng/phút. Lượng cấp sợi: L1= L2= 1260 mm/Rack Kích thước vải mộc: 152 cm Kích thước vải thành phẩm: 195cm ± 5cm Trọng lượng: 39 ± 1g/m2 Cấp máy: E28. Mẫu 3 Xâu sợi: L1 3 có, 1 không. Cam dệt: L1 = 10/12/10/12/23/21/23/21// Mật độ: 16 hàng/cm Tốc độ: 1500 vòng/phút. Lượng cấp sợi: L1= 1340 mm/Rack Kích thước vải mộc: 175 cm Kích thước vải thành phẩm: 182cm ± 2cm Trọng lượng: 66 ± 2 g/m2 Cấp máy: E28. 11 Triển khai tổ chức dệt thử: - Vệ sinh máy sạch sẽ - Đưa 16 trục sợi lên 2 giàn kim lỗ - Chạy thử, điều chỉnh mặt vải để đảm bảo đạt chất lượng và đúng thông số vải yêu cầu. - Bàn giao từ công nhân bảo toàn cho công nhân công nghệ - Hạ vải theo chiều dài cuộn vải đúng với qui định. Kiểm tra, bao gói vải mộc - Kiểm tra, xử lý các vết lỗi - Đầu và cuối cuộn vải ghi: Trọng lượng, ký hiệu, ngày sản xuất, số công nhân - Buộc chặt cuộn vải bằng dây nylông hoặc dây vải khôsau đó bao bọc bằng bao vải Nhận xét: Qua quá trình sản xuất thử nghiệm 3 mẫu vải với 3 thiết kế khác nhau, trên cơ sở các mẫu vải đã sản xuất thử, có một số nhận xét sau: + Mẫu số 1 - Vải quá mỏng không phù hợp cho sản xuất màn tuyn - Kết cấu dệt không bền chắc. - Không được khách hàng chấp nhận + Mẫu số 2 - Độ ổn định bề mặt và đạt được các yêu cầu đặt ra - Thao tác đơn giản, dễ dệt - Đảm bảo trọng lượng hợp lý theo yêu cầu khách hàng - Phù hợp với nhu cầu thị trường và thói quen tiêu dùng. + Mẫu số 3 - Thao tác khó. - Cấu trúc dày, độ thoáng kém, không phù hợp sản xuất màn tuyn, thích hợp cho sử dụng vải lót. - Tiêu tốn nhiều nguyên liệu, giá thành sản phẩm cao. Qua những phân tích trên, và tham khảo ý kiến của khách hàng, nhóm dự án quyết định lựa chọn mẫu thiết kế số 2 dùng để sản xuất đại trà. 12 1.3.3 Tổ chức sản xuất thực nghiệm công nghệ dệt vải tuyn chống muỗi Quy trình công nghệ sản xuất vải tuyn chông muỗi như sau: Chuẩn bị sợi → Mắc sợi → Dệt vải → Kiểm tra, bao gói vải mộc. 1.3.3.1 Thiết kế mẫu - Kiểu dệt kép tứ giác Xâu sợi: L1=L2 1 có, 1 không Cam dệt: L1 = 10/12/23/21// L2 = 23/21/10/12// Kích thước vải mộc : 152 cm Kích thước vải thành phẩm : 195cm ± 5cm Trọng lượng : 39 ± 1g/m2 1.3.3.2 Mắc sợi Quá trình mắc sợi được thực hiện trên máy mắc LIBA, CHLB Đức Model: 23AW, với các thông số kỹ thuật chính như sau: + Tổng số cọc sợi : 600 + Kích thước trục sợi : 21”x 21” + Nguyên liệu : Polyeste texture 75D/36F + Tốc độ mắc : 500 m/ph + Kích thước trục sợi : 21 inch. + Số lượng sợi mắc trên 1 trục sợi : 280 sợi/trục. + Số lượng trục sợi : 06 trục/hệ (02 hệ). + Chiều dài mắc sợi : 18.000 m/trục + Sức căng sợi : 11gr/sợi 1.3.3.3.Tổ chức dệt vải tuyn Thực hiện trên máy dệt kim đan dọc 2 giường kim LIBA, CHLB Đức, với các thông số chính như sau: + Khổ rộng máy : 170 inch ( tương đương 432 cm) + Số lượng giàn kim lỗ : 2 (L1 và L2) + Tốc độ máy (max) : 2300 vòng/phút 13 + Số lượng trục sợi/giàn kim : 8 trục. + Xâu sợi: L1=L2 1 có, 1 không + Cam dệt: L1 = 10/12/23/21// L2 = 23/21/10/12// + Mật độ : 16 hàng/cm + Tốc độ : 1900 vòng/phút. + Lượng cấp sợi : L1= L2= 1260 mm/Rack + Kích thước vải mộc : 152 cm + Kích thước vải thành phẩm : 195cm ± 5cm + Trọng lượng :39 ± 1g/m2 + Cấp máy : E28. Triển khai sản xuất - Vệ sinh máy sạch sẽ - Đưa 16 trục sợi lên 2 giàn kim lỗ - Chạy thử, điều chỉnh mặt vải để đảm bảo đạt chất lượng và đúng thông số vải yêu cầu. - Bàn giao từ công nhân bảo toàn cho công nhân công nghệ - Hạ vải theo chiều dài cuộn vải đúng với qui định. Kiểm tra, bao gói vải mộc - Kiểm tra, xử lý các vết lỗi - Đầu và cuối cuộn vải ghi: Trọng lượng, ký hiệu, ngày sản xuất, số công nhân - Buộc chặt cuộn vải bằng dây nylông hoặc dây vải sau đó bao bọc bằng bao vải 14 PHẦN II XÂY DỰNG QUY TRÌNH NGÂM TẨM CHẤT CHỐNG MUỖI 2.1. Chuẩn bị vải cho quá trình ngấm tẩm chất chông muỗi Trong quá trình sản xuất vải màn tuyn, theo nhu cầu thị trường, dự án đã sản xuất 02 loại vải màn khác nhau: vải màn tuyn trắng và vải màn nhuộm màu rêu. Hai loại màn này có quy trình công nghệ khác nhau: Quy trình công nghệ hoàn tất vải màn trắng và màu rêu đã được công ty áp dụng trong quá trình sản xuất của công ty để đáp ứng về yêu cầu của màu mẫu của khách hàng. Các quy trình đã áp dung như sau: 2.1.1.Quy trình hoàn tất vải màn tuyn trắng Quy trình chung cho xử lý trước, tăng trắng quang học sản xuất vải tuyn trắng như sau: Vào vải → Giặt lạnh 15’ → Giặt nóng 70oC trong 10’ (Na2CO3: 0,5% + Merscour EX: 0,5% so với khối lượng hàng xử lý) → Giặt lạnh 5’ → ngấm ép chất tăng trắng, sấy văng định hình ở nhiệt độ 200oC- 15” → chuyển đi xử lý ngấm chất chống muỗi hay kiểm gấp ( với hàng không yêu cầu xử lý chống muỗi) a. Nấu giặt sản phẩm Màn tuyn được dệt từ nguyên liệu sợi tổng hợp PET có chứa các tạp chất uyn chủ yếu là các dầu bôi trơn trong quá trình sản xuất kéo sợi và dệt vải. Bên cạnh đó cũng có một số chất bụi bẩn cơ học khác dây lên vải trong quá trình sản xuất. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm sau để trắng hay nhuộm màu mà có thể tiến hành xử lý giặt sạch các tạp chất nêu trên ở các mức độ khác nhau. Đối với màn tuyn để trắng thông thường phải được xử lý giặt sạch triệt để các tạp chất và bụi bẩn để quá trình tăng trắng đạt được hiệu quả cao nhất. Cũng có thể tiến hành tẩy trắng cho mà tuyn khi yêu cầu độ trắng thật cao bằng các tác nhân tẩy trắng thích hợp. Thực tế , chỉ cần giặt sạch và ngấm ép tăng trắng quang học là đáp ứng yêu cầu về độ trắng của mẫu do khách hàng yêu cầu. 15 Đơn xử lý giặt màn tuyn ở 70oC: Na2CO3: 0,5% + Merscour EX: 0,5% so với khối lượng hàng xử lý. Nhận xét: Qua quá trình giặt mẫu được kiểm tra: các vết bẩn dầu mỡ trên vải đã được giặt sạch đáp ứng yêu cầu b. Ngấm ép tăng trắng sản phẩm Như đã phân tích ở trên, để đạt được độ trắng của sản phẩm có thể xử lý với chất tăng trắng quang học phù hợp cho xơ sợi PET. Quá trình xử lý tăng trắng có thể theo phương pháp tận trích ở nhiệt độ > 100oC hoặc phương pháp ngấm ép xử lý nhiệt. Đối với màn tuyn nhất cần phải xử lý định hình ở nhiệt độ cao để ổn định hình dạng và kích thước vải. Để rút ngắn công đoạn xử lý và tăng hiệu quả sản xuất, chúng tôi lựa chọn phương pháp kết hợp ngấm ép chất tăng trắng và xử lý nhiệt trên máy văng sấy định hình. Đơn ngấm ép tăng trắng quang học: 1. Chất tăng trắng quang học : 5 g/l 2. CH3COOH : 1 ml/l Mức ép : 80%; sấy khoang đầu ở 120oC, 5 khoang ở 200oC Tốc độ máy sấy đạt 70 m/ph để đảm bảo thời gian nhiệt định hình đạt 15 giây. Nhận xét: Mẫu vải đạt độ trắng theo yêu cầu mẫu thiết kế. 2.1.2. Quy trình giặt, nhuộm cho mặt hàng vải màn màu rêu Vào vải → Giặt lạnh 15’ → Giặt dầu bôi trơn ở 70oC trong 10’ → Giặt lạnh 5’ → Bổ sung hóa chất, tuần hoàn dung dịch 15’ → Bổ sung thuốc nhuộm ( đã phân tán đều bằng nước lạnh ở ngoài và lọc ) → Nâng nhiệt nhiệt độ từ nhiệt độ phòng đến 120oC trong 30 phút → nhuộm ở 120oC trong 40 phút → Hạ nhiệt xuống tới 70o C→ Giặt khử → Giặt nóng → Giặt lạnh ra vải → Văng sấy, định hình (nhiệt độ 200oC/15”) → Ra vải. 1. Đơn giặt dầu sử dụng như đơn giặt đã áp dụng cho màn trắng • Nhuộm màu: Do nhu cầu khách hàng, vải màn được nhuộm màu rêu. Các thuốc nhuộm cho màn tuyn dệt từ sợi PET yêu cầu phải có độ bền màu thăng hoa cao bền với 16 quá trình định hình nhiệt. Căn cứ vào màu mẫu của khách hàng nhóm dự án đã thực hiện ghép màu và rút ra đơn công nghệ nhuộm màu rêu như sau: Đơn nhuộm: 1. Disperse Blue 79 : 0,56% 2. Disperse Yellow RGFL : 2,6% 3. Terasil Brown 3R 100% : 0,7% 4. CH3COOH : 1 ml/l 5. Disperse PE : 1 ml/l 6. Dung tỷ nhuộm: 1: 10 Đơn giặt khử: 1. Na2S2O4 : 1,5 g/l 2.NaOH 30oBe : 2ml/l Giặt khử ở 70oC trong 15 phút * Sấy văng định hình ở nhiệt độ 200oC/15 giây Nhận xét: Qua thí nghiệm cho thấy: mẫu màu và độ bền màu đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 2.2. Xây dựng đơn, công nghệ ngấm chất chống côn trùng: 2.2.1. Lựa chọn hoá chất chông côn trùng ™ Đánh giá các hóa chất chống côn trùng. Để khống chế muỗi truyền bệnh, phát triển và lây lan bệnh, ngoài biện pháp sử dụng màn lưới chắn muỗi thông thường thì biện pháp can thiệp bằng các loại hóa chất diệt muỗi phun tồn lưu trên tường hay tẩm vào màn ngủ có hiệu quả rất tốt. Mặc dù trong nghiên cứu thực nghiệm, một số loại hóa chất diệt muỗi truyền bệnh đã được xác định có hiệu lực tốt và được Bộ y tế chỉ định cho dùng nhưng thực tế hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất diệt muỗi và côn trùng trong đó có rất nhiều loại có chứa các chất độc hại, không đảm bảo cho người sử dụng. Để diệt các loại côn trùng truyền bệnh, một số hóa chất đã được ngành y tế dự phòng sử dụng can thiệp nhằm mục đích làm giảm mật độ hoạt động của côn trùng. Các loại hóa chất dùng để tẩm màn phải đảm bảo được các yêu cầu: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan