Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công nghê bảo quản nhằm kéo dài thời giantoonf trữ đồng thời duy trì ...

Tài liệu Hoàn thiện công nghê bảo quản nhằm kéo dài thời giantoonf trữ đồng thời duy trì chất lượng thương phẩm quả vải

.PDF
70
148
148

Mô tả:

BNN&PTNT VNCRQ BNN&PTNT VNCRQ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ Trâu Quì - Gia Lâm - Hà Nội BNN&PTNT VNCRQ Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật nhiệm vụ: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN NHẰM KÉO DÀI THỜI HẠN TỒN TRỮ ĐỒNG THỜI DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG THƯƠNG PHẨM CỦA QUẢ VẢI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ ĐỊNH THƯ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GS. TS. Trần Văn Lài 5763 12/4/2006 Hà Nội, 12/2005 Bản quyền nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu rau quả Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả trừ trường hợp sử dụng với mục đích học tập và nghiên cứu BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ Trâu Quì - Gia Lâm - Hà Nội Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật nhiệm vụ: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN NHẰM KÉO DÀI THỜI HẠN TỒN TRỮ ĐỒNG THỜI DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG THƯƠNG PHẨM CỦA QUẢ VẢI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ ĐỊNH THƯ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GS. TS. Trần Văn Lài Hà Nội, 12/2005 Bản quyền nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu rau quả Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả trừ trường hợp sử dụng với mục đích học tập và nghiên cứu -2- TRÍCH LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA THUYẾT MINH NHIỆM VỤ (Theo biểu B1-2-TMĐT) I. Thông tin chung về nhiệm vụ 1. Tên nhiệm vụ: Hoàn thiện công nghệ bảo quản nhằm 2. Mã số: kéo dài thời hạn tồn trữ đồng thời duy trì chất lượng thương phẩm của quả vải 3. Thời gian thực hiện: 48 tháng 4. Cấp quản lý: (Từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 12 năm 2005) 9 NN Bộ Tỉnh CS 5. Kinh phí: (do phía Việt Nam đóng góp) Tổng số: 700 triệu đồng. 6. Thuộc chương trình (nếu có) : Nghị định thư Việt Nam – Ấn Độ trong lĩnh vực Khoa học công nghệ và Bảo vệ môi trường. 7. Chủ nhiệm dự án: Phía Việt Nam: Họ và tên: Trần Văn Lài Học hàm/học vị: GS Chức danh khoa học: TS Điện thoại: CQ: 8276 257 ; Fax: 8276 148 E-mail: [email protected] Địa chỉ cơ quan: Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội. Phía Ấn Độ: Họ và tên: Ramana K.V.R Học hàm/học vị: Chức danh khoa học: TS Điện thoại: Fax: 91-821-517233/515453. E-mail: [email protected] Địa chỉ cơ quan: Mysore 570 013, Bang Karnataka, India. 8. Cơ quan chủ trì dự án: Phía Việt Nam: Tên tổ chức khoa học & công nghệ: Viện nghiên cứu rau quả Điện thoại: 8276 275; Fax: 8276 148 -3- E-mail: [email protected] Địa chỉ: Trâu Quì, Gia Lâm, Hà Nội Số tài khoản: 431101-00098 tại Ngân hàng nông nghiệp Gia Lâm. Phía Ấn Độ: Tên tổ chức khoa học & công nghệ: Viện nghiên cứu công nghệ thực phẩm Trung tâm (Central Food Technological Research Institute – CFTRI) Điện thoại: Fax: 91-821-517233/515453. E-mail: [email protected] Địa chỉ: : Mysore 570 013, Bang Karnataka, India. II. Nội dung KH&CN của nhiệm vụ 9. Mục tiêu nhiệm vụ: Xác định được công nghệ bảo quản vải quả nhằm kéo dài thời hạn bảo quản lên hơn 30 ngày với tỷ lệ quả đạt giá trị thương phẩm hơn 90% và vỏ quả không bị biến màu sau khi đưa ra ngoài môi trường không khí bình thường trong thời gian ít nhất 2 ngày. 12. Nội dung nghiên cứu (Liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu, nêu bật được những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, kể cả những dự kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng): Chuyên đề 1: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và tồn tại của công nghệ bảo quản vải, các kết quả nghiên cứu đã đạt được của Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực bảo quản vải Chuyên đề 2: Xác định và đánh giá các đặc tính sinh hoá cũng như các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của vải Việt Nam và vải Ấn Độ. Chuyên đề 3. Nghiên cứu thiết lập qui trình công nghệ bảo quản quả vải có sử dụng các kết quả nghiên cứu của phái đối tác Ấn Độ. Chuyên đề 4: Tiến hành bảo quản qui mô pilot tại Viện nghiên cứu rau quả. Chuyên đề 5: Đánh giá kết quả bảo quản thử nghiệm, sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế và kỹ thuật nhằm xác định công nghệ bảo quản tích hợp cho quả vải của Việt Nam đảm bảo hiệu quả bảo quản cao. Trên cơ sở đó sẽ thiết lập mô hình bảo quản theo công nghệ mới với qui mô 3-5 tấn/lượt tại Viện nghiên cứu rau quả.. Nội dung 6: Trao đổi cán bộ nghiên cứu (01 cán bộ Viện Nghiên cứu rau quả đến CFTRI trong 2 tháng và 01 cán bộ của CFTRI đến Viện nghiên cứu rau quả trong 2 tháng) -4- III. Kết quả dự kiến của nhiệm vụ 15. Dạng kết quả dự kiến của đề tài I II III 9 Sơ đồ 9 Mẫu (model, maket) 9 Sản phẩm 9 Thiết bị, máy móc 9 Phương pháp 9 Báo cáo phân tích 9 Dây chuyền công 9 Tiêu chuẩn 9 Tài liệu dự báo nghệ 9 Qui phạm 9 Đề án qui hoạch, triển khai 9 Qui trình công 9 Bảng số liệu nghệ 9 Giống cây trồng 9 Luận chứng KTKT, nghiên cứu khả thi 9 Giống gia súc 9 Chương trình máy tính 9 Khác (các bài báo, đào tạo NCS, SV ...) 16. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả III) TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học Chú thích 1 2 3 4 Các bài báo 03 bài được đăng trên các tạp chí chuyên 01 bài đăng ở ngành trong và ngoài nước. Việt Nam và 02 bài đăng ở ấn Độ. 17. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả I, II) Mức chất lượng TT Tên sản phẩm và chỉ Đơn vị tiêu chất lượng chủ đo Cần đạt yếu 1 2 3 1. Qui trình công nghệ Qui trình 4 - Bảo quản vải tươi bảo quản vải của 25-30 ngày Việt Nam - Tỷ lệ quả thương phẩm hơn 90%. - Quả không bị biến màu sau khi ra kho ít nhất 2 ngày. -5- Dự kiến Mẫu tương tự số lượng trong thế sản phẩm nước giới tạo ra 5 6 7 1 2 Mô hình bảo quản Mô hình và ra kho 3 Vải sản phẩm sau Qui mô tối thiểu 3-5 tấn/lượt. tấn bảo quản Tiêu chuẩn TCN 204- 3-4 tấn 94. Màu sắc, trạng thái và mùi vị của vỏ và thịt quả gần như vải tươi trước khi đưa vào bảo quản. V. Kinh phí thực hiện dự án và nguồn kinh phí (Có giải trình chi tiết kèm theo) Đơn vị tính: triệu đồng 23. Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi Trong đó TT Nguồn kinh phí 1 2 Tổng kinh phí, Tổng số Thuê Nguyên, Thiết bị, Xây khoán vật liệu, máy móc dựng, sữa chuyên năng môn lượng 3 4 5 6 700.0 119.0 151.5 100.0 30.0 299.5 700.0 119.0 151.5 100.0 30.0 299.5 Chi khác chữa nhỏ 7 8 trong đó: 1. Ngân sách SNKH -6- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ Trâu Quì - Gia Lâm - Hà Nội Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật nhiệm vụ: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN NHẰM KÉO DÀI THỜI HẠN TỒN TRỮ VÀ DUY TRÌ CHẤT LƯỢNG THƯƠNG PHẨM CỦA QUẢ VẢI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ ĐỊNH THƯ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GS. TS. Trần Văn Lài Hà Nội, 12/2005 -7- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 1. GS.TS. Trần Văn Lài1, Chủ trì nhiệm vụ 2. KS. Nguyễn Đình Hùng2 3. TS. Nguyễn Thị Xuân Hiền3 4. TS. Chu Doãn Thành4 5. TS. Hoàng Thị Lệ Hằng5 6. ThS. Nguyễn Thị Diệu Thúy6 7. KS. Đào Công Khanh7 8. ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh8 9. KS. Trần Duy Long9 10. ThS. Đào Thị Hằng Vân10 11. ThS. Lê Thị Bích Thu11 12. KS. Nguyễn Tuấn Minh12 13. ThS. Lê Thanh Tú13 14. KS Lương Thị Song Vân14 15. KS. Nguyễn Đức Hạnh15 1 NCVCC, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả. NCV, Phó trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Viện nghiên cứu rau quả - Thư ký dự án. 3 NCVC, Trưởng Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả. 4 NCVC, Phó trưởng Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả. 5 NCV, Phó trưởng Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả. 6 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 7 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 8 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 9 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 10 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 11 CV, Cục Chế biến NLS và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và PTNT 12 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 13 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 14 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 15 NCV, Phòng nghiên cứu Bảo quản và chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả 2 -8- LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các vụ chuyên ngành, các nhà khoa học trong nước cũng như các nhà khoa học Ấn Độ, Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ (DST) và Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hợp tác toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn: - Viện nghiên cứu thực phẩm Trung ương Ấn Độ (CFTRI). - Lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả và Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế. - Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội - UBND huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang - UBND xã Quí Sơn – huyện Lục Ngạn Đã hợp tác chặt chẽ, đóng góp các tiềm năng sẵn có về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu và thử nghiệm các kết quả nghiên cứu. -9- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ CHÚ GIẢI 1. CA: Controlled Atmosphere - Môi trường khí quyển điều chỉnh, ở đó thành phần không khí có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. 2. MA: Modified Atmosphere - Môi trường khí quyển cải biến, ở đó thành phần không khí không giống với thành phần không khí của môi trường bình thường (20.97% O2, 0.03% CO2 và 79% N2). 3. Topsin M: Thiophanate metyl hay còn có các tên khác là Fungo, Cercobin-M, có công thức hóa hoạc là C12H14N4O4S2. Có tác dụng phòng trừ nhiều chủng nấm bệnh như: Venturia spp. trên táo, lê; mốc trắng (Podosphaera sp., Erysiphe spp. và Sphaerotheca fuliginea) trên táo, lê, nho và dưa chuột); bệnh đốm lá do Cercospora spp., Botrytis spp. và Sclerotinia spp. trên nhiều loại cây trồng khác. 4. PPO: PolyPhenol Oxidase - Enzyme ô xy hóa các chất phenols. 5. Hedonic Scale: Thang đánh giá thị hiếu sản phẩm bằng cách cho điểm từ 1 đến 9, trong đó điểm 9 là cao nhất (Extremely like), điểm 1 là thấp nhất (Extremely dislike), điểm 5 là trung bình (Neither like nor dislike). 6. Munsell color: Bảng gồm nhiều mẫu màu khác nhau được biểu hiện thông qua 3 thông số là mã màu (ví dụ, 2.4R, 7.5YR, 5G v.v…), độ sáng (Value) và độ bão hòa màu (Chroma). Ví dụ, theo Munsell chuối chín thông thường có màu sắc là 5Y 8/12. 7. APEDA: Agricultural Produce Export Development Authority – Cục xúc tiến xuất khẩu nông sản Ấn Độ. 8. TSS: Total Soluble Solids – Tổng các chất rắn hòa tan. - 10 - TÓM TẮT Dự án “Hoàn thiện công nghệ bảo quản nhằm kéo dài thời hạn tồn trữ và duy trì chất lượng thương phẩm của quả vải” là nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc chương trình Nghị định thư Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2002-2005. Các nội dung chính của dự án là trao đổi chuyên gia, các cán bộ khoa học; hợp tác nghiên cứu và triển khai trên cơ sở tận dụng các thế mạnh của đối tác nhằm rút ngắn quá trình nghiên cứu trong nước. Trên cơ sở các nội dung hợp tác với phía đối tác Ấn Độ là Viện nghiên cứu thực phẩm trung ương Ấn Độ (CFTRI) Viện nghiên cứu rau quả đã bố trí 2 lượt cán bộ đi tìm hiểu tình hình thực tế và làm việc tại Ấn Độ trong năm 2003 và đồng thời đã tiếp nhận 2 đoàn chuyên gia của Ấn Độ đến làm việc và trao đổi học thuật tại Viện nghiên cứu rau quả trong các năm 2003 và 2004. Trong quá trình hợp tác về nội dung hoàn thiện công nghệ bảo quản quả vải trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong nước như kỹ thuật xử lý hóa chất, chế độ bảo quản lạnh, Viện nghiên cứu rau quả đã ứng dụng có chọn lọc các nghiên cứu của đối tác như kỹ thuật làm lạnh sơ bộ, xông SO2, xử lý ổn định màu của vỏ quả, sử dụng các loại bao gói đục vi lỗ (Micro-perforated films) cho bảo quản quả vải. Kết quả ứng dụng qui trình công nghệ mới cho thấy quả vải có thể bảo quản được trên 4 tuần với tỷ lệ quả thương phẩm đạt trên 95%, chất lượng sản phẩm sau bảo quản được người tiêu dùng chấp nhận. Hiệu quả kinh tế tăng hơn 20%. Các kết quả nổi bật của nhiệm vụ sẽ được trình bày trong Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Báo cáo tóm tắt, Báo cáo thống kê và các báo cáo khác. - 11 - MỞ ĐẦU Cây vải (Litchi chinensis Sonn) có nguồn gốc từ miền Nam Trung quốc. Hiện nay vải được trồng ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới cũng như á nhiệt đới. Các nước có diện tích và sản lượng vải chủ yếu gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Australia. Ngoài ra vải còn được trồng nhiều ở Nam Phi, Brazin, New Zealand. Theo số liệu của FAO, sản lượng vải năm 2004 của thế giới đạt hơn 3,0 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó quốc gia dẫn đầu là Trung Quốc - 1,3 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ - 430 ngàn tấn, Việt Nam - 250 ngàn tấn, Thái Lan - 80 ngàn tấn v.v… Cây vải được bắt đầu trồng ở miền Tây Ấn Độ vào thế kỷ 18 và sau đó được mở rộng ra nhiều bang khác. Diện tích và sản lượng vải của ấn Độ tăng đáng kể trong vòng 50 năm qua. Hiện nay vải có sản lượng xếp hàng thứ 7 trong các cây ăn quả ở Ấn Độ. Vải là một trong các loại quả có khả năng bảo quản và vận chuyển rất kém. Ở điều kiện thường quả vải chỉ có thể bảo quản được không quá 3 ngày. Vì lẽ đó nên quả vải chủ yếu được tiêu thụ tươi ở thị trường nội địa với giá bán rất thấp đưới 0.5 USD/kg, tỷ trọng trao đổi ở thị trường quốc tế với giá bán hơn chỉ chiếm khoảng 5% so với tổng sản lượng. Hồng Kông, Mỹ, Nhật, Pháp là những nước dẫn đầu về nhập khẩu quả vải. Tuy nhiên, để được các thị trường này chấp nhận quả vải phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như hàng rào kiểm dịch nghiêm ngặt của các các nước nhập khẩu. Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong cả nước như Viện nghiên cứu rau quả, Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, trường Đại học nông nghiệp I v.v… đã và đang tham gia nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp bảo quản vải khác nhau nhưng tất cả đều ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm ở qui mô nhỏ, chưa có ứng dụng lớn. - 12 - Việc bảo quản và vận chuyển quả vải vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công là chính, tổn thất sau thu hoạch còn cao, thời gian bảo quản ngắn, không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi các thị trường xa và thị trường xuất khẩu. Vì lẽ đó, việc tiếp tục ngiên cứu hoàn thiện công nghệ bảo quản thông qua hình thức hợp tác nghiên cứu với các đối tác có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Ấn Độ sẽ đem lại ý nghĩa thiết thực. Mục tiêu chung của dự án: Xác định được công nghệ bảo quản vải quả nhằm kéo dài thời hạn bảo quản lên hơn 4 tuần với tỷ lệ quả đạt giá trị thương phẩm hơn 90%, vỏ quả không bị biến màu sau khi đưa ra ngoài môi trường không khí bình thường trong thời gian ít nhất 2 ngày. - 13 - Phần I TỔNG QUAN 1. 1. Tình hình sản xuất và đặc điểm các giống vải ở Việt nam và Ấn Độ 1.1.1. Thực trạng sản xuất và đặc điểm các giống vải ở Việt Nam Ở Việt Nam từ xa xưa vải thiều đã được coi là cây ăn quả đặc sản ở vùng Thanh Hà, Hải Dương. Ngày nay ngoài giá trị đặc sản, vải thiều còn là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ trồng vải, đặc biệt là vùng Lục Ngạn (Bắc Giang). Bảng 1. Diện tích, sản lượng vải của Việt Nam TT 1996 Vùng 1 2 3 DT, ha du 7.247 1997 2000 2002 SL, tấn 7.991 DT, ha 15.085 SL, Tấn 11.427 DT, ha 37.200 SL, Tấn 39.130 DT, ha 47.542 SL, Tấn 60.475 Trung phía Bắc Thái Nguyên - - - - 5.616 3.970 7.268 6.500 Tuyên Quang - - - - 302 1.419 - - Quảng Ninh 1.097 1.118 3.077 1.925 4.925 4.276 6.500 8.500 Phú Thọ - - - - 803 4.095 - - Bắc Giang 6.099 6.774 11.785 9.282 20.275 20.248 33.774 45.475 ĐB S. Hồng 10.029 16.973 10.029 15.766 11.292 32.517 11.200 35.000 Hải Dương 9.325 12.500 9.325 11.294 7.268 17.219 11.200 35.000 - - - - 1.580 2.664 - - 17.276 24.964 25.114 27.193 50.072 74.331 58.740 95.475 Khu Bốn cũ Tổng số (Nguồn: Số liệu của tổng cục Thống kê, 2002) Ở miền Bắc Việt Nam, vải thiều là giống vải phổ biến nhất và chín vào cuối tháng 5 đến cuối tháng 6. Khoảng 70-75% sản lượng vải của Việt Nam được tiêu thụ trong nước, phần còn lại được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, các nước ASEAN và một số nước châu Âu như Pháp, Nga. Có nhiều giống vải thiều như: Vải thiều Thanh Hà, Phú Hộ, Xuân Đỉnh, Bố Hạ. Việc tuyển chọn thành công các giống vải ngon, chất lượng cao, chín sớm - 14 - (từ giữa tháng 5) và chín muộn (đến giữa tháng 7) góp phần rải vụ thu hoạch và tăng hiệu quả kinh tế của cây vải. 1.1.2. Các đặc tính sinh lý, sinh hoá và các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của quả vải ở Việt Nam Cho đến thời điểm hiện nay, Viện nghiên cứu Rau Quả đã thu thập được 33 giống vải, trong đó có 8 giống được cho là có triển vọng và được phát triển ở qui mô thương mại ở các vùng trồng sản xuất vải chính. Đó là các giống: Hoa Hồng, Hùng Long, Lai Yên Hưng, Lai Bình Khê, Thiều Thanh Hà, Thiều Lục Ngạn. Một số đặc điểm chính về hình thái và chất lượng của các giống vải này được trình bày ở bảng 2. Bảng 2 : Một số đặc tính sinh hoá của các giống vải của Việt Nam Giống Khối lượng quả (g) Tỷ lệ thịt quả (%) Màu sắc vỏ quả Hình dạng quả Đặc điểm của thịt quả TSS ( brix) Đường TS (%) Axit TS (%) Hoa hồng 24,54 65,48 Đỏ sẫm Hình trái tim Ngọt nhẹ, mềm 17,7 15,08 0,54 Hùng long 23,47 73,01 Đỏ sẫm Hình trái tim Ngọt, chắc, hương vị tốt 16,8 12,96 0,20 Lai Yên Hưng 30,10 73,18 Vàng đỏ Hình trái tim với đáy bằng Ngọt, hương vị tốt 17,5 13,75 0,57 Lai Bình Khê 33,47 71,46 Đỏ sẫm Hình trứng Ngọt, mềm 17,4 15,36 0,21 Thiều Thanh hà 22,70 75,48 Đỏ sáng Hình cầu Ngọt, hương vị tốt, chắc 20,5 18,24 0,28 0 (Nguồn: Vu Manh Hai, Nguyen Van Dzung. Lychee production in Vietnam. http://www.fao.org/DOCREP/005/AC684E/ac684e0d.htm#fn13) Trong các giống nói trên thì giống vải thiều Thanh Hà là giống chính vụ và cho chất lượng cao hơn, còn các giống khác thuộc nhóm giống vải lai: quả to hơn, chín sớm hơn, độ đường thấp hơn nhưng hương vị cũng rất tốt và đặc biệt đây là những giống vải chín sớm nên có tác dụng rải vụ thu hoạch. Ở Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, giống vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được đưa đến trồng ở Lục Ngạn, Bắc Giang đã tỏ ra rất thích hợp - 15 - với vùng đất này, cây phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng quả cao. Thanh Hà và Lục Ngạn là 2 vùng trồng vải chủ yếu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2004, sản lượng vải của tỉnh Bắc Giang là 120.000 tấn (chiếm gần 50% sản lượng vải toàn quốc), của Thanh Hà là 36.000 tấn (chiếm 14,4%). Chất lượng của vải thiều Thanh Hà và Lục Ngạn nói chung gần tương đương nhau. Sản lượng vải hiện nay của nước ta chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên do thời vụ vải quá ngắn cho nên hàng năm vẫn có hiện tượng “ùn tắc” trong khâu tiêu thụ, đặc biệt là lúc đỉnh vụ, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng vải. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu bảo quản kéo dài thời hạn tồn trữ của vải để góp phần điều tiết việc sản xuất và tiêu thụ vải có ý nghĩa quan trọng. 1.1.3. Một số khó khăn và triển vọng sản xuất vải ở Việt nam Vì tính đặc thù trong việc ra hoa, đậu quả phụ thuộc chủ yếu vào yêu cầu về nhiệt độ thấp cần thiết nên năng suất và sản lượng vải hằng năm không ổn định. Hơn nữa một trong các nhược điểm chính của cây vải đó là thời vụ cho quả rất ngắn (khoảng 1-1,5 tháng), điều này đã gây khó khăn cho người trồng vải trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình trong một thời gian ngắn. Ngoài ra còn một số các vấn đề tồn tại và ưu diểm như sau: Tồn tại: - Chưa có bộ giống tốt, chống chịu sâu bệnh và thời vụ cho quả dài. - Thiếu các công nghệ, thiết bị và bao bì bảo quản hữu hiệu cho quả vải. Thuận lợi: - Điều kiện khí hậu một số vùng ở nước ta rất thích hợp cho việc trồng vải, thậm chí ở các vùng đất đồi gò bạc màu cây vải vẫn phát triển tốt. - Nhu cầu thị trường đối với quả vải tương đối lớn: ngoài nhu cầu nội địa (ở miền Trung và miền Nam), quả vải còn có nhu cầu xuất khẩu sang các tỉnh miền Nam Trung Quốc, Cambodia. - 16 - - Nhiều triển vọng cho chế biến: Quả vải có mùi vị hấp dẫn kể cả khi ăn tươi hoặc đã được chế biến (đóng hộp, nước uống từ vải). Các sản phẩm này đang được thị trường ưa chuộng. - Phát triển cây vải đang là một trong các ưu tiên hiện nay của các cấp chính quyền. Tóm lại: Việt Nam nói chung và đặc biệt là một số tỉnh miền Bắc có triển vọng rất lớn trong việc phát triển sản xuất vải. Trên thực tế thì cây vải cũng đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống cho nông dân địa phương. Mặc dù đã đạt được một số các kết quả nhất định trong nghiên cứu và phát triển cây vải, tuy nhiên cũng cần phải giải quyết kịp thời các tồn tại. Để giải quyết các mặt tồn tại và cải thiện tình hình cần phải chú ý các điểm sau đây: - Củng cố quan hệ quốc tế trong lĩnh vực trao đổi gen và công nghệ chọn tạo giống để áp dụng và sản xuất đại trà. - Xúc tiến và hoàn thiện nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch, trong đó có việc tăng cường đầu tư xây dựng các nhà đóng gói và phòng lạnh cho bảo quản vải. 1.2. Tình hình sản xuất và đặc điểm các giống vải ở Ấn Độ Diện tích và sản lượng vải của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể trong vòng mấy thập kỷ qua. Diện tích tăng từ 9.400 ha (năm 1949-1950) đến 56,000ha (năm 1998-1999). Tỷ trọng về diện tích trồng vải so với tổng số diện tích trồng cây ăn quả cũng tăng tương ứng từ 0,75 đến 1,5%. Trong vòng 7 năm, từ năm 1992 đến 1999 diện tích trồng vải đã tăng 14,3% và sản lượng tương ứng tăng 75%. - 17 - Sự sinh trưởng và phát triển của cây vải yêu cầu các điều kiện nhất định về khí hậu và đất đai nên chỉ được trồng ở một số bang như Bihar, Tripura, West Bengal, Uttar Pradesh, Punjab và Haryyanna, trong đó sản lượng vải hàng năm của bang Bihar chiếm khoảng 74% sản lượng toàn Ấn Độ, sau đó là các bang West Bengal, Tripura và Assam (Bảng 3). 1.2.1. Tình hình sản xuất vải ở Ấn Độ Số liệu thống kê về diện tích và sản lượng vải phân theo các bang của Ấn Độ trong thời gian gần đây được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Diện tích và sản lượng vải theo các bang của Ấn Độ Bang 91-92 Bihar Diện tích, Sản lượng, (ngàn ha) (ngàn tấn) 96-97 98-99 91-92 96-97 98-99 19,14 23,5 25,8 191,15 282,4 309,6 3,25 3,4 3,7 14,49 17,9 36,0 Tripura 11,87 3,5 4,7 5,65 22,1 26,6 Assam 3,96 4,1 4,0 11,92 17,6 16,8 Uttar Pradesh 9,12 8,7 8,8 10,89 13,2 13,7 Punjab 1,52 2,2 2,3 9,13 13,0 13,2 Orissa - 2,1 3,2 - 7,3 8,6 0,42 3,7 3,7 0,58 4,1 4,4 49,28 51,2 56,2 243,81 377,6 428,9 West Bengal Các bang khác Tổng cộng (Nguồn: Singh H.P. and Babita S. Lychee production in India. http://www.fao.org/DOCREP/005/AC684E/ac684e08.htm#fn7) Như vậy, có thể thấy rằng bang Bihar có năng suất cao nhất, tiếp theo đó là bang West Bengal. Mùa thu hoạch vải được bắt đầu ở bang Tripura, sau đó là đến các bang West Bengal và Bihar. Mùa thu hoach vải của các bang ở miền Đông Ấn thông thường là váo nửa đầu tháng 5, trong khi ở bang Bihar vải bắt đầu chín vào tuần nửa cuối tháng 5 và kéo dài cho đến hết tuần đầu của tháng 6. Ở bang Uttar Pradesh và Punjab vải bắt đầu cho thu hoạch từ tuần thứ 2 và thứ 3 - 18 - của tháng 6. Ở bang Himachal Pradesh, vải được thu hoạch vào các tuần cuối của tháng 6. Điểm đặc biệt ở Ấn Độ là hầu hết các vùng trồng vải nổi tiếng đều nằm ở vùng chân dãy núi Hymalaya và dọc theo các con sông lớn. Hiện nay có khoảng 33 giống vải khác nhau được trồng ở các bang Ấn Độ và được đề cập ở bảng 4. Bảng 4. Sự phân bố các giống vải theo các bang ở Ấn Độ Bang Bihar Giống Deshi, Purbi, China, Kasba, Bedana, early Bedana, Late Bedana, Dehra Rose, Shahi, Manragi, Maclean, Longia, Kaselia và Swarna Rupa Utta Pradesh early Large Red, early Bedana, Late Large Red, Late Bedana, Rose Scented, Calcuttia, extra early, Gulabi, Pickling, Khatti, Dehra Dun West Bengal Bombai, Ellaichi early, China, Deshi, Purbi và Kasba Haryana/Punjab early Seedless, Late Seedless, Seedless-1, Seedless-2 (Nguồn: Singh H.P. and Babita S. Lychee production in India. http://www.fao.org/DOCREP/005/AC684E/ac684e08.htm#fn7) Giống Shahi Là giống phổ biến nhất được trồng ở miền Bắc Birha, Jharkhand, Uttaranchal và Utta Pradesh. Giống này có chất lượng cao và hương thơm như hoa hồng nên còn được gọi là "Rose Scented". Khối lượng quả từ 20-25g. Đây là giống chín sớm và chín từ tuần thứ 2 của tháng 5 tới tuần đầu của tháng 6 ở các địa phương khác nhau. Quả có hình trái tim, thịt quả màu trắng xám, mềm, ngọt, chất khô hoà tan từ 19-220Bx. Kích cỡ hạt to nhỏ khác nhau: quả to thì hạt to còn quả nhỏ thì hạt cũng nhỏ lại. Giống vải này nổi tiếng vì có hương vị, chất lượng rất tốt và cũng là giống vải chính được trồng ở ấn Độ. Giống China: - 19 - Đây là giống chịu được khí hậu nóng và sự giao động thất thường của độ ẩm đất (là những nguyên nhân chính gây nứt quả). Giống còn có tên địa phương là Purbi, Calcuttia, Bengalia, Bombaiya, Manragi tuỳ theo vùng trồng. Đây là giống chín trung và muộn. Quả chín vào cuối tháng 5 ở West Bengal, đầu tháng 6 ở Jharkhand, Bắc Bihar và chín vào gần cuối tháng 6 ở Uttar Pradesh. Quả có hình quả trám, thịt quả màu trắng sữa, mềm, chất khô hoà tan từ 17-180Bx, hạt trung bình. Hương vị không thơm ngon bằng Shahi nhưng vì nó có năng suất cao và không bị nứt vỡ quả nên nó cũng được trồng phổ biến. Giống Early Bedana: Đây là giống chín sớm, có hạt rất nhỏ nên còn được biết đến với cái tên Early Seedless. Giống này rất phổ biến ở Uttar Pradesh và Punjab. Giống này cho năng suất trung bình (50-60kg quả/cây/năm) và cho quả đều đặn, không có hiện tượng mất mùa cách năm như một số giống khác. Quả cỡ trung bình, khối lượng từ 15-18g có hình ô van hay hình trái tim, hạt quả như bị teo và rất bé có màu sô côl la, bề mặt vỏ quả xù xì. Thịt quả trắng sữa, mềm, chất khô hoà tan từ 17,2-19,80Bx. Nói chung đây là giống có chất lượng tốt. Giống Late Bedana: Giống này cũng được biết đến với cái tên Late Seedless. Đây là giống chín muộn vào cuối tháng 6 ở Uttaranchal, vào cuối tháng 5 ở Jharkhand và đầu tháng 6 ở Muzaffarpur. Năng suất trung bình đạt 60-80kg/cây/năm. Quả có hình côn và có màu nâu sẫm khi chín. Mặc dù cỡ quả trung bình nhưng tỷ lệ thịt quả cao và hạt rất nhỏ. Thịt quả màu trắng sữa, mềm, chất khô hoà tan từ 18-200Bx, hàm lượng axit rất thấp. Hạt teo, rất nhỏ và có màu sô cô la sẫm. Giống Bombai: Đây là giống chủ yếu được trồng ở bang West Bengal. Đây là giống chín sớm (trung tuần tháng 5). Năng suất trung bình 80-90kg/cây/năm. Quả to, hình tim, màu sắc đỏ đẹp, khối lượng quả 15-20g. Thịt quả màu trắng xám, mềm, mọng, ngọt, chất khô hoà tan 17oBx, đường tổng số 11%, axit 0,45%. Giống Dehra Dun: - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan