Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần...

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần

.PDF
39
300
87

Mô tả:

Công ty cổ phần
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU TRANG BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU TRANG BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Sơn TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BKS: Ban kiểm soát BLDS 2005: Bộ luật dân sự 2005 CBCNV: Cán bộ công nhân viên CTCP: Công ty cổ phần ĐHCĐ: Đại hội cổ đông ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông HĐQT: Hội đồng quản trị LCK: Luật chứng khoán LDN 2005: Luật Doanh nghiệp 2005 TAND: Tòa án nhân dân TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTCK: Thị trường chứng khoán DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam so sánh với khu vực và thế giới (2006-2013). Bảng 2: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư/ cổ đông của Việt Nam so sánh với các quốc gia khu vực Bảng 3: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam (2006-2013) MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ..........................................................................................................................8 1.1. Khái quát về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần: ..................................8 1.1.1. Khái niệm:...............................................................................................8 1.1.2. Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số: ...........................................................10 1.2. Quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp 2005 .....................................................................................................................13 1.2.1. Nhóm quyền tài sản: .............................................................................13 1.2.2. Nhóm quyền về quản trị: ......................................................................13 1.2.3. Nhóm quyền thông tin: .........................................................................14 1.2.4. Nhóm quyền phục hồi quyền lợi: .........................................................14 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ ...............................................................16 2.1. Nhóm quyền tài sản: .......................................................................................16 2.1.1. Quyền được nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông: ..16 2.1.2. Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán: ..........................................17 2.1.3. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần: ..............................................19 2.2. Nhóm quyền quản trị công ty: ........................................................................21 2.2.1. Quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông: ..........................................21 2.2.2. Quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: ....................23 2.2.3. Quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông và quyền biểu quyết thông qua các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông: .....................................................................................................25 2.2.4. Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát:..............26 2.3. Nhóm quyền thông tin: ...................................................................................27 2.4. Nhóm quyền phục hồi quyền lợi: ...................................................................30 2.4.1. Quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông: .............30 2.4.2. Quyền được khởi kiện: .........................................................................32 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, công ty cổ phần đã trở thành một trong những loại hình doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất. Hầu hết các công ty cổ phần đều có sự tham gia rất đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Cùng với ưu thế vượt trội về khả năng huy động vốn lớn, nhanh chóng, khả năng chuyển nhượng vốn linh hoạt nên công ty cổ phần luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của cả nền kinh tế. Bên cạnh sự phát triển ngày càng nhiều của công ty cổ phần tại Việt Nam thì việc xâm phạm quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông ở Việt Nam diễn ra một cách phổ biến cũng là điều đáng báo động. Điều này sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh, sự phát triển nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở Việt Nam, đồng thời nó sẽ là nguyên nhân làm đẩy lùi sự phát triển các hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam. Trong bối cảnh các công ty cổ phần ngày càng phát triển nhanh về số lượng thì vấn đề thiết lập cơ chế để bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư thiểu số, cổ đông thiểu số là điều rất cần thiết.Việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số là vấn đề rất cần thiết nhằm đảm bảo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư vốn. Để thực hiện tốt yêu cầu này, trước tiên chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu với các yêu cầu từ thực tiễn để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài “ Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hầu hết các vấn đề lý luận về đề tài này đã được các tác giả nghiên cứu trước đây phân tích và làm rõ. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả, giá trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, tác giả đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu của đề tài:  Đối với sinh viên: - Hiểu rõ hơn về các hoạt động quản lí nội bộ của công ty cổ phần. 5 - Nhận thức được vị trí của cổ đông thiểu số trong hoạt động của công ty cổ phần. - Hiểu được các kiến thức pháp lý cơ bản về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần. - Đưa ra được những nhận xét nhằm cải thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số từ những vấn đề thực tiễn hiện nay.  Đối với doanh nghiệp: - Hiểu được các kiến thức pháp lý cơ bản về bảo vệ cổ đông thiểu số trong mô hình công ty cổ phần - Thấy được những bất cập và hạn chế trong quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số để chỉ ra các vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo một hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động quản lý nội bộ 4. Đối tượng nghiên cứu Bài báo cáo tiếp cận và trình bày các vấn đề chủ yếu sau: - Các vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, cổ đông và bảo vệ cổ đông; - Quy định pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần hiện nay; - Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam; - Thực trạng cùng giải pháp và kiến nghị về bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu: Trong khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp, nội dung bài báo cáo không bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ cổ đông thiểu số ở nhiều khía cạnh khác nhau, mà chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ cổ đông thiểu số dưới góc độ pháp lý, cụ thể là nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông thiểu số và một số bất cập trong thực tiễn bảo vệ cổ đông thiểu số hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo sử dụng chủ yếu các phương pháp thu thập thông tin, suy luận logic, so sánh đối chiếu, phân tích và tổng hợp. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của báo cáo: Dựa trên sự nghiên cứu về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số tại công ty cổ phần, thông qua bài báo cáo này tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính chất pháp lý có ý nghĩa định hướng trong công tác lập pháp. Bên cạnh đó, bài báo cáo cũng 6 sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về quyền của cổ đông thiểu số. Vì vậy, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo. 8. Cơ cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần: 1.1.1. Khái niệm: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu dài trên thế giới. Loại hình công ty này đã phát triển ở hầu hết các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia1. Cho đến ngày nay, công ty cổ phần đã trở thành một loại hình kinh doanh phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển 2. Trong công ty cổ phần, dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau mà phân.chia các loại cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số. Trong nhiều năm qua, mặc dù đã cố gắng xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh, pháp luật thực định Việt Nam vẫn chưa có được một định nghĩa về cổ đông thiểu số hay các đặc điểm của cổ đông thiểu số, tuy nhiên trong các văn bản pháp luật cụ thể tồn tại nhiều thuật ngữ dùng để chỉ cổ đông thiểu số như cổ đông ít vốn, cổ đông nhỏ.3 Giáo sư, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “người nắm giữ phần vốn đáng kể trong công ty được gọi là cổ đông đa số, ngược lại các cổ đông nhỏ không có ảnh hưởng đáng kể trong quản lý và điều hành công ty được xem là cổ đông thiểu số”4. Vì ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú nên “cổ đông thiểu số” còn có nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến ý nghĩa nội hàm của cổ đông thiểu số. 1 Đặng Cẩm Thuý (1997), “Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước Tư bản và vận dụng vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, (225), tr.35. 2 Nguyễn Ngọc Bích (2004), “Luật Doanh nghiệp: vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr.18. 3 Bành Quốc Tuấn và Lê Hữu Linh, Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, phát triển & hội nhập (2012). 4 Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, NXB Công an nhân dân 2010. 8 Trước đây, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và TTCK thì “cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biều quyết của tổ chức phát hành”. Theo quy định này thì cổ đông thiểu số được định nghĩa rất cụ thể và rõ ràng nhưng Nghị định này đã hết hiệu lực và phạm vi điều chỉnh chỉ giới hạn trong các quan hệ của CTCP với TTCK, chứ không điều chỉnh hoạt động của CTCP không niêm yết khác. Tại pháp luật hiện hành, có thể thấy các khái niệm về “cổ đông lớn” trong một số văn bản pháp luật. Tại khoản 9 Điều 6 LCK 2006 quy định “ cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành” , khoản 26 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định “Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó”, như vậy 5% là ranh giới để xác định cổ đông lớn và cổ đông còn lại trong CTCP theo Luật chứng khoán và Luật tổ chức tín dụng. Ta tìm thấy một quy định tương tự tại khoản 4 Điều 86 LDN 2005: “cổ đông sở hữu 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan kinh doanh có thẩm quyền….” theo quy định này thì những cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần chính là các cổ đông lớn. Trái lại tại khoản 2 Điều 79 LDN quy định “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty…” căn cứ theo điều này thì chúng ta suy ra rằng cổ đông nhỏ chính là cổ đông sở hữu dưới 10% tổng số cổ phần công ty. Từ những quy định trên, chúng ta có thể thấy được sự không đồng nhất giữa LCK, LDN. Do đó, việc phân định ranh giới giữa cổ đông lớn và các cổ đông khác trong CTCP chỉ dựa vào tỷ lệ cổ phần thì không hợp lý, vì quy mô của mỗi công ty là khác nhau, còn những con số tỷ lệ chỉ là ý kiến chủ quan của nhà làm luật đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông lớn chứ không phản ánh được đầy đủ bản chất của cổ đông lớn hay cổ đông thiểu số. Một cổ đông chiếm 5% vốn điều lệ có thể là cổ đông lớn trong một CTCP có hàng ngàn, hàng vạn cổ đông mà hầu hết sở hữu ít cổ phần, nhưng lại có thể bị coi là cổ đông thiểu số trong một CTCP chỉ có 5 cổ đông mà 4 cổ đông kia đều sở hữu không dưới 20% tổng số cổ phần.5 Do đó, cần xem xét cổ đông thiểu số đưới một góc độ tiếp cận khác, đó là khả năng quản lý và kiểm soát công ty. Như vậy, để có thể đưa 5 Bùi Xuân Hải, Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp 2005, Tạp chí Khoa học pháp lí (2009) 9 ra khái niệm vể cổ đông thiểu số cần dựa vào tỷ lệ cổ phần và các mối quan hệ quyền lực trong công ty bởi lẽ nếu không tính đến khả năng kiểm soát công ty thì bản thân số lượng cổ phần không thể xác định được vị trí của vị trí của cổ đông là cổ đông thiểu số hay cổ đông đa số. Dựa trên nhiều đặc trưng đã nêu ở trên của cổ đông thiểu số có thể hiểu rằng: cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. 1.1.2. Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số: Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam đã được đặt ra trong một thời gian dài trước đây, tuy nhiên chưa bao giờ vấn đề này lại trở nên cần thiết như bây giờ. Điều đó xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu là: mối quan hệ bất bình đẳng giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số đã dẫn đến thực trạng quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị xâm phạm; và với địa vị của mình, các cổ đông thiểu số không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình hoặc họ chưa ý thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ quyền lợi của mình. a) Sự cần thiết của việc bảo vệ cổ đông thiểu số: Trong công ty cổ phần, quyền của các cổ đông tương ứng với số vốn đã góp vào công ty. Do vậy, cổ đông góp nhiều vốn (tức có nhiều cổ phần, cụ thể là cổ phần có quyền biểu quyết) sẽ có nhiều ưu thế hơn đối với hoạt động quản lý công ty. Chính vì ưu thế này mà các cổ đông lớn có thể lạm dụng quyền lực của mình để thực hiện nhiều hành vi xâm hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số trong công ty. Bên cạnh đó, sự khác nhau giữa sở hữu và quản lý là một dấu hiệu đặc trưng của công ty cổ phần. Tuy nhiên, không phải lúc nào người quản lý (bao gồm Hội đồng quản trị, ban giám đốc và các chức danh quản lý khác) cũng hành động vì mục tiêu tối đa lợi nhuận cho các cổ đông. Các xung đột về lợi ích giữa cổ đông và người quản lý luôn hiện hữu, thế nên vì mục đích tư lợi, các cổ đông lớn luôn tìm cách chèn ép các cổ đông thiểu số. Mặc dù cổ đông thiểu số lép vế hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình so với cổ đông lớn, nhưng chắc chắn vấn đề bảo vệ những ông chủ thấp bé hơn sẽ được đặt ra nếu như quyền lợi của họ bị xâm phạm. Trên thực tế hiện nay thì mối quan hệ này có thể được diễn tả một các ví von là như “cá lớn nuốt cá bé”. Trong các báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013 ít được cải 10 thiện, thậm chí tụt hạng (hạng 169 năm 2013 so với 167 năm 2012) và tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam (xem bảng 1 và bảng 2). Đáng chú ý là những chỉ số liên quan đến: Mở rộng trách nhiệm của Giám đốc (người quản lý và điều hành), Dễ dàng khởi kiện của cổ đông của Việt Nam có điểm xếp hạng rất thấp, chỉ từ 1 - 2/10 điểm. Chính vì vậy, mức độ mạnh mẽ của các quy định pháp luật bảo vệ nhà đầu tư/cổ đông của Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa, thậm chí thấp hơn so với các nước trong khu vực và các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) 6 Bảng 1: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam so sánh với khu vực và thế giới (2006-2013). Bảng 2: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư/ cổ đông của Việt Nam so sánh với các quốc gia khu vực 6 Cổ đông thiểu số là ai, được ai bảo vệ?, theo http://www.baodautu.vn/ 11 Bảng 3: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam (2006-2013) Do đó, để cải thiện được chỉ số bảo vệ nhà đầu tư/cổ đông (nhất là cổ đông thiểu số) đang làm suy giảm nghiêm trọng môi trường kinh doanh tại Việt Nam, bên cạnh việc phải có một sự sửa đổi toàn diện LDN hiện hành nhằm bịt kín các lỗ hổng vốn đang bị các cổ đông cá mập lợi dụng triệt để để hợp thức hóa nhằm chiếm đoạt công ty thì cần phải có một sự vào cuộc tích cực của cơ quan quản lý thông qua việc kiểm tra, giám sát các công ty, nhất là các công ty đại chúng hoặc các công ty cổ phần mà nhiều giá trị tài sản chưa được định giá hết trong quá trình cổ phần hóa. b) Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số: Cổ đông thiểu số có vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng như đối với việc huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thành lập, phát triển của CTCP cũng như đầu tư trên TTCK. Khi mà ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình của các cổ đông thiểu số còn hạn chế và bản thân họ không có khả năng giải quyết thực trạng quyền lợi của mình đang bị xâm phạm, thì nhà nước cần phải bằng pháp luật đặt ra các nguyên tắc, xây dựng nên các công cụ pháp lý tạo điều kiện cho các cổ đông thiểu số thực hiện hiệu quả các quyền cổ đông, tạo cho họ vị trí và tiếng nói trong công ty cổ phần. Bản thân điều này không chỉ có giá trị trong việc trực tiếp bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông thiểu số mà hơn thế nữa, nhà nước còn đảm bảo được sự tăng thêm mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quyền của cổ đông là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để bảo vệ cổ đông, là phương tiện để cổ đông có thể sử dụng mà bảo vệ mình. Những yếu tố khác như cơ chế kiểm soát bên ngoài và thiết chế đảm bảo thực thi pháp luật là những yếu tố bổ trợ, yếu tố đảm bảo, là điều kiện cho các quyền của cổ đông được thực thi nhằm bảo vệ cổ đông7. 7 Quách Thúy Quỳnh, Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học (2010) 12 1.2. Quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp 2005 Cổ đông thiểu số cũng là cổ đông phổ thông do đó họ cũng có đầy đủ các quyền giống với cổ đông phổ thông. Luật doanh nghiệp 2005 không chia quyền của cổ đông thành các nhóm quyền mà liệt kê các quyền theo thứ tự tại các Điều 79, 81, 82, 83, 87, 90. Trong giới học thuật còn chia quyền của cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số thành 4 nhóm: (i) Nhóm quyền về tài sản; (ii) Nhóm quyền về quản trị hay quản lý công ty (bao gồm các quyền dự họp, biểu quyết, đề cử ứng cử); (iii) Nhóm quyền về thông tin; và (iv) Nhóm quyền về phục hồi quyền lợi hay nhóm quyền mang tính khắc phục.8 1.2.1. Nhóm quyền tài sản: Đây là nhóm quyền quan trọng nhất của cổ đông, nó gắn liền với mục đích, lợi ích mà các tổ chức, cá nhân khi trở thành cổ đông công ty muốn có được. Các cổ đông khi quyết định đầu tư thì lợi ích đầu tiên họ mong muốn chính là quyền lợi tài sản, lợi nhuận mà họ có thể được trả. Theo LDN 2005 thì nhóm quyền này của cổ đông công ty bao gồm: - Được nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần của từng cổ đông trong công ty - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông trừ trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 84 LDN - Khi công ty giải thể hoặc phá sản được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty. - Yêu cầu công ty mua lại cổ phần của cổ đông. 1.2.2. Nhóm quyền về quản trị: Quản trị công ty là một trong những vấn đề quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nó phản ánh được tình hình phát triển của công ty trong từng giai đoạn, chính vì thế đây cũng là một nhóm quyền cơ bản của cổ đông, nó gắn liền với lợi ích của cổ đông, đặc biệt là những cổ đông khi đầu tư vào công ty mong muốn góp 8 Bành Quốc Tuấn và Lê Hữu Linh, Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, phát triển & hội nhập (2012). 13 tiếng nói trong việc quản trị và điều hành công ty, theo LDN 2005 cổ đông trong CTCP có những quyền sau: - Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện các quyền biểu quyết - Triệu tập họp ĐHĐCĐ - Đề cử người vào HĐQT và BKS - Kiến nghị vấn đề vào nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ 1.2.3. Nhóm quyền thông tin: Thông tin giúp các nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không, đồng thời với những thông tin có được cổ đông công ty có thể biết cách hành động thích hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và là một cách thức buộc người quản lý công ty phải thực thi nhiệm vụ, quyền hạn đúng với pháp luật và Điều lệ công ty. Trong bối cảnh công bố thông tin chưa được rõ ràng minh bạch, LDN 2005 đã có những quy định nhằm đảm bảo quyền được thông tin của cổ đông như sau: - Xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác - Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp và các nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm, hàng năm và các báo cáo của BKS - Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty. - Được nhận tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm 1.2.4. Nhóm quyền phục hồi quyền lợi: Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của cổ đông và được ghi nhận trong pháp luật công ty của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng LDN 2005 không có bất cứ quy định nào về quyền khởi kiện của cổ đông và đến khi được sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng không có quy định này, phải đợi đến sự ra đời của Nghị định số 102/2010/NĐ-CP tại Điều 25 cho phép cổ đông có thể kiện người quản lý công ty khi người quản lý công ty có những hành vi sau: - Không thực hiện đúng quyền và nhiệm vụ được giao. - Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị, nghị quyết của ĐHĐCĐ. 14 - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty. - Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ cho cổ đông quyền yêu cầu Tòa án, Trọng tài hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ khi trình tự, thủ tục triệu tập phiên họp ĐHĐCĐ không thực hiện theo đúng quy định của LDN, Điều lệ công ty hoặc trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung vi phạm pháp luật, Điều lệ công ty. Bên cạnh đó cổ đông sở hữu cổ phần liên tục ít nhất một năm còn có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ quyết định của mình trước khi quyết định đó thông qua trái với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Bên cạnh đó cổ đông thiểu số còn có quyền yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ trong một số trường hợp, vấn đề này sẽ được tác giả đề cập rõ hơn ở Chương 2. Dù pháp luật đã quan tâm tới cổ đông thiểu số và trao cho họ một số quyền với hy vọng cổ đông thiểu số có thể tự bảo vệ mình trước sự lạm quyền của các cổ đông lớn. Nhưng thực tại dù quy định là thế nhưng không có cơ chế đảm bảo thực thi. do đó dẫn đến các cổ đông thiểu số vẫn chịu thiệt thòi, nhắm mắt nhìn lợi ích cùa mình rơi vào tay các ông lớn mà không biết phải làm sao để trả lại sự công bằng. 15 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ Pháp luật về công ty Việt Nam đã có những bước phát triển khá gần so với pháp luật trên thế giới về bảo vệ cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, từ lý luận đến thực tiễn là cả một khoảng cách khá xa khi thực trạng quyền lợi của cổ đông thiểu số ở nước ta hiện nay đang bị xâm phạm ngày càng phổ biến. Thực trạng đáng buồn này xuất phát chủ yếu từ những hạn chế của các quy định pháp lý, làm nản lòng cho nhiều nhà đầu tư. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông thiểu số, chúng ta cần có những động thái tích cực trong việc điều chỉnh các quy định pháp lý phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn sao cho các cơ chế này đảm bảo cho các cổ đông thiểu số có thể thực thi hiệu quả quyền cổ đông. Trong chương này, tác giả chỉ trình bày những quyền đã trình bày ở trên thường xuyên xảy ra vi phạm, có nguy cơ bị xâm hại, khi thực hiện những quyền đó cổ đông thiểu số dễ bị cổ đông lớn xâm phạm 2.1. Nhóm quyền tài sản: Cổ đông thiểu số cũng là cổ đông chính của công ty do đó việc thực hiện quyền tài sản của cổ đông thiểu số cũng giống như các cổ đông khác trong công ty. Trong các quyền tài sản, chỉ có quyền được nhận cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán và quyền yêu cầu mua lại công ty , mua lại cổ phần là hay phát sinh tiêu cực, khi thực hiện quyền đó lợi ích của cổ đông thiểu số rất dễ bị xâm hại 2.1.1. Quyền được nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông: Có thể thấy rằng, trong nhóm quyền về tài sản thì quyền được nhận cổ tức liên quan trực tiếp nhất đến lợi ích vật chất của cổ đông. Pháp luật đã ghi nhận quyền này tại điểm b khoản 1 Điều 79 LDN 2005, theo đó cổ đông được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ và công ty chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Trong cơ cấu hoạt động của mỗi CTCP có các phương án chia cổ tức khác nhau, một là chia bằng tiền hai là chia bằng cổ phiếu. Những tưởng vấn đề này không ảnh hưởng gì tới quyền lợi của các cổ đông, vì chia cổ tức như thế nào phụ thuộc vào nhu cầu của cổ đông và tình hình tài chính của công ty, thế nhưng việc chia cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp sẽ làm giảm đi một lượng tiền tương ứng, điều này sẽ là bình thường nếu doanh nghiệp không có nhu cầu huy động vốn mới 16 để tiếp tục đầu tư, nhưng với các doanh nghiệp có ý định mở rộng kinh doanh rõ ràng đây không phải một lựa chọn tối ưu.9 Trong khi đó việc chia cổ tức bằng cổ phần giống hình thức các cổ đông đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại phần cổ tức của mình để tái đầu tư, mà không có bất kỳ dòng tiền mới nào vào ra doanh nghiệp. Sự khác biệt lúc này sẽ là số cổ phần trong doanh nghiệp sẽ tăng lên nhưng không có thay đổi gì trong cơ cấu tài chính (tỷ lệ chia, giá thị trường,…), báo cáo tài chính của công ty sẽ đẹp hơn. Trên thực tế, nếu trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì khi tăng số cổ phiếu sở hữu lên theo một tỷ lệ nhất định, giá tham chiếu cũng bị điều chỉnh theo. Tuy nhiên việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ gây một rủi ro lớn là yếu tố làm giá trên thị trường, vì khi chia cổ tức bằng cổ phiếu thì thị trường sẽ điều chỉnh giảm giá cổ phiếu một mức tương ứng10. Có thể thấy rằng vấn đề làm giá trong cổ tức bằng cổ phiếu khiến nhiều công ty có cổ đông hướng đến mục tiêu hưởng lợi ngắn hạn mà gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số hoặc những nhà đầu tư đến sau. Những nhà làm luật nên làm sao cho thị trường có đủ thông tin để trừng phạt những công ty chỉ nhắm đến lợi nhuận ngắn hạn của một số thành viên trong công ty mà gây tổn hại đến lợi ích của một số cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Vì vậy,vấn đề ở đây là phải nâng cao chất lượng thông tin, chất lượng quản trị công ty và vai trò cung cấp thông tin của những nhà phân tích thị trường nhằm giúp thị trường ổn định. 2.1.2. Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán: Việc các công ty thường xuyên huy động thêm vốn để kinh doanh hoặc tăng vốn điều lệ diễn ra hàng ngày, không một công ty nào trong quá trình hoạt động mà không cần vốn chính vì lẽ đó mà việc phát hành thêm cổ phần rất hay được sử dụng. Phát hành cổ phần rất ưu thế so với các phương pháp huy động vốn khác và là đặc trưng của CTCP. Theo khoản 1 Điều 79 LDN 2005 thì cổ đông được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. Quy định này nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của cổ đông, bởi vì nếu chào bán với cùng một giá cho tất cả các đối tượng thì sẽ có hai khả năng xảy ra: hoặc là các cổ đông trong công ty không được hưởng lợi từ kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP nếu bán bằng với giá thị trường, hoặc các chủ thể chưa phải là thành viên 9 Bùi Sưởng, Góc nhìn khác về việc trả cổ tức theo thị giá, Đầu tư chứng khoán điện tử (2010) 10 Hà Quốc Tuấn, Coi chừng lợi bất cập hại, theo http://www.doimoi.org/ 17 của CTCP khi mua cổ phần thì mặc nhiên được hưởng lợi từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước đó nếu bán với giá thấp hơn giá thị trường, điều này rõ ràng bất công đối với các cổ đông trong công ty. Trong các lần phát hành thêm cổ phần mới các công ty thường dành một tỉ lệ cổ phần nhất định để bán cho các cổ đông hiện có của công ty với giá ưu đãi. Sẽ không có gì để nói nếu số cổ phần dành riêng bán cho cổ đông hiện hữu với cùng một mức giá, cùng điều kiện như nhau. Các cổ đông lớn thường có những cách thức thủ đoạn khác nhau nhằm quy định có lợi hơn cho mình ví dụ như quy định cổ đông lớn sẽ mua với tỉ lệ khác và cổ đông nhỏ mua với tỉ lệ khác hoặc quy định cả cổ đông lớn và cổ đông nhỏ cùng mua với tỉ lệ như nhau nhưng cổ đông lớn lại được mua với giá thấp hơn so với cổ đông nhỏ. Chẳng hạn như: Công ty cổ phần vận tải xăng dầu (VIPCO) cho phép cổ đông lớn mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu (cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn) hoặc trường hợp công ty cổ phần bê tông X.M khi phát hành cổ phiếu mới, các cổ đông hiện hữu đều được mua với giá bằng nhau 20.000 đồng/cổ phần nhưng tỉ lệ mua lại khác nhau: cổ đông sáng lập mua với tỉ lệ 1:1, cổ đông khác mua với tỉ lệ 2:1(bằng ½ cổ đông sáng lập). Thậm chí rất nhiều trường hợp cổ đông lớn hưởng những đặc quyền vô cùng đặc biệt trong khi các cổ đông nhỏ không có gì đây là trường hợp của Công ty cổ phần giao nhận vận tải &thương mại (Vinalink) khi tăng vốn từ 36 tỉ đồng lên 90 tỉ đồng đã đề ra phương án bán 162.000 cổ phiếu cho Công ty giao nhận kho vận ngoại thương TP.HCM (Vinatrans) với giá bằng mệnh giá 100.000 đồng. Tuy nhiên, lúc đó giá thị trường của Vinalink là 1,5 triệu đồng/cổ phiếu. Việc bán cổ phiếu với giá quá thấp so với giá trị thực này đã khiến cổ đông của Vinalink bất bình và phản đối. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là giá cổ phiếu Vinalink đem bán cho Vinatrans chỉ được tăng lên thành 150.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 10% so với giá thị trường. Cá biệt còn có trường hợp công ty dành cho người quản lý, điều hành mua cổ phiếu công ty với giá chỉ bằng ¼ giá thị trường, thậm chí là tặng luôn cổ phần với số lượng rất lớn cho những người này, ví như trường hợp của Công ty cổ phần dịch vụ Sài Gòn - Savico (SVC) cũng từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo mua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng trong khi đó giá thị trường là 118.000 đồng. Trong sự việc này, bên mua là lãnh đạo SVC đã hưởng lợi nhuận lớn, đồng thời phía chịu thiệt chính là những cổ đông nhỏ lẻ. Và dù những cổ đông nhỏ lẻ phản đối, nhưng với ưu thế cổ đông nhà nước và cổ đông là nhân viên Savico chiếm đa 18 số vốn điều lệ nên việc này vẫn được “đa số” thông qua và trường hợp của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lần đầu tiên đã yêu cầu thay đổi phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động tại Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC - Hose). Hội đồng quản trị SSC đề xuất phương án phát hành nửa triệu cổ phiếu thưởng cho CBCNV (bằng 10% lượng cổ phiếu phát hành thêm để tăng vốn từ100 lên 150 tỉ đồng)11 Các cổ đông lớn có thể làm như vậy là vì cổ đông lớn với số biểu quyết lớn hơn do đó khi họ liên kết với nhau thì tiếng nói của họ sẽ lớn hơn, các quyết địnhsẽ dễ dàng được thông qua và một thực tế nữa là các cổ đông lớn thường nằm trong HĐQT hoặc chí ít cũng có đại diện của mình trong các cơ quan như HĐQT, BKS vì vậy họ dễ dàng thỏa hiệp với nhau mặc kệ các cổ đông nhỏ không biết kêu ai. Cổ đông nhỏ dù không muốn cũng không thể làm gì được, một phần do tiếng nói của họ thấp bé nên có phản đối cũng không thay đổi được gì, mặt khác do tâm lý phó mặc của cổ đông nhỏ và sự thiếu đoàn kết từ chính họ nên mới xảy ra tình trạng này. Cũng là các cổ đông nhỏ nhưng các cổ đông công ty liên doanh quản lý quỹ VN (VFM) lại làm được điều không phải ai cũng làm được. Công ty liên doanh quản lý quỹ VN (VFM) giảm giá phát hành mà không thay đổi ngày chốt quyền khiến nhiều cổ đông nhỏ bị thiệt thòi, những cổ đông này lập tức lên tiếng khiến dư luận chú ý. Cuối cùng ban lãnh đạo công ty liên doanh quản lý quỹ VN phải huỷ quyết định giảm giá. 12 Đây là một sự kiện cho thấy cổ đông thiểu số khi biết liên kết sẽ đảm bảo được phần nào sự công bằng và lợi ích mà mình đáng được hưởng. Điều đó cho thấy nếu những cổ đông nhỏ hiểu biết luật pháp, đoàn kết thì bảo vệ mình tốt hơn, đồng thời phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng có những động thái mạnh dạn, quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ sẽ được đảm bảo tốt hơn. 2.1.3. Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần: Theo khoản 1 Điều 90 LDN 2005, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Đồng thời LDN cũng quy định về giá mua cổ phần trong trường hợp này để tránh tình trạng công ty 11 Bành Quốc Tuấn và Lê Hữu Linh, Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, phát triển& hội nhập (2012) 12 Theo Hà Minh, Bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ: Biết bệnh nhưng chưa tìm thấy thuốc? Tạp chí chứng khoán (2008) 19 ép giá khi mua lại cổ phần, gây thiệt hại cho cổ đông. Theo đó, công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoăc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là là quyết định cuối cùng theo khoản 2 Điều 90 LDN 2005. Tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Vì vậy, mặc dù đây là quyền cơ bản của bất kỳ cổ đông nào trong CTCP nhưng thực chất quy định này là nhằm mục đích bảo vệ cổ đông thiểu số. Bởi lẽ dù dưới góc độ lý luận hay thực tiễn, trong trường hợp này thì đối tượng cần được bảo vệ là cổ đông thiểu số, còn cổ đông lớn là những người chi phối tới các quyết định của công ty và đôi khi chính họ là người tạo ra những quyết định bất lợi cho cổ đông thiểu số, khiến cổ đông thiểu số phải biểu quyết để phản đối các quyết định này. Rõ ràng việc buộc công ty phải mua lại cổ phần của mình sẽ giải thoát cho cổ đông thiểu số khỏi sự ràng buộc khi công ty có những sửa đổi gây bất lợi cho cổ đông như thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tài Điều lệ công ty. Đồng thời, quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông thiểu số về quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần và tránh tình trạng công ty ép giá hay phát sinh thêm nhiều vấn đề gây thiệt hại cho họ. Mặc dù pháp luật đã cho phép cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần khi họ biểu quyết phản đối quyết định của công ty trong một số trường hợp nhất định, nhưng việc mua lại cổ phần của công ty lại có phần phức tạp, kéo dài thời gian và gây bất lợi cho cổ đông. Thông thường chỉ có cổ đông thiểu số mới thực hiện quyền này, vì họ là đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất từ các quyết định của công ty có sự chi phối của các cổ đông lớn. Cổ đông thiểu số sỡ hữu một lượng cổ phần cổ phần không lớn trong công ty, nhưng pháp luật lại quy định thời hạn mà công ty phải mua lại cổ phần trong trường hợp này lên đến 90 ngày. Thời hạn nêu trên là khá dài, một khi cổ đông đã yêu cầu công ty mua lại cổ phần tức là họ không muốn gắn bó lâu dài với công ty, đây là một quyết định có cân nhắc của các cổ đông thiểu số. Do vậy, pháp luật nên điều chỉnh để công ty sớm giải quyết yêu cầu của cổ đông trong trường hợp này, để cổ đông có thể thu hồi vốn một cách 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan