Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho bãi tại công ty cổ phần thươn...

Tài liệu Hoàn thiện chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho bãi tại công ty cổ phần thương cảng vũng tàu

.PDF
99
1
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ***** TRẦN VĂN BÌNH HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC ĐỊNH GIÁ SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG CẢNG VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã ngành : 8340101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 6/2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Văn Bình, học viên cao học lớp MBA20K18 trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu; chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 22 tháng 6 Năm 2022 Học Viên Trần Văn Bình LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi đến gia đình và những người thân yêu luôn đã động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Bằng tấm lòng biết ơn của mình, tôi xin trân trọng gửi đến lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Phú Trần Tình. Với sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và trách nhiệm đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẽ tài liệu, hỗ trợ tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu bài luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG, BIỂU MẪU, HÌNH DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ ............................................................................................................................................ 15 1.1 Những vấn đề lý luận chung về định giá sản phẩm dịch vụ ......................................... 15 1.1.1 Phân loại chi phí ............................................................................................... 15 1.1.2 Định giá theo quan điểm của lý thuyết kinh tế .................................................. 23 1.1.3 Định giá theo quan điểm của marketing ............................................................ 25 1.1.4 Định giá theo quan điểm của kế toán ................................................................ 29 1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến định giá sản phẩm dịch vụ ................................................. 30 1.2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................................... 30 1.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp................................................................... 32 1.3 Các phƣơng pháp định giá sản phẩm dịch vụ ............................................................... 33 1.3.1 Phân biệt chiến lược định giá và phương pháp định giá................................... 33 1.3.2 Phương pháp định giá theo chi phí.................................................................... 34 1.3.3 Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn .................................................. 37 1.3.4 Phương pháp định giá theo giá trị ..................................................................... 38 1.3.5 Phương pháp định giá cạnh tranh ..................................................................... 39 1.4 Chiến lƣợc định giá dịch vụ kho bãi .............................................................................. 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHIẾN LƢỢC ĐỊNH GIÁ KHO, BÃI TẠI VCP ................................................................................................................................. 44 2.1 Tổng quan về VCP ........................................................................................................... 44 2.1.1 Khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VCP ........................ 44 2.1.2 Đặc thù loại hình dịch vụ của VCP ................................................................... 53 2.2 Phân tích thực trạng vận dụng phƣơng pháp định giá kho, bãi tại VCP ................... 54 2.2.1 Thống kê mô tả khảo sát .................................................................................... 54 2.2.2 Phương pháp định giá kho, bãi đang được vận dụng tại VCP .......................... 56 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá kho, bãi tại VCP ................. 60 2.3 Phân tích thực trạng vận dụng chiến lƣợc định giá kho, bãi tại VCP ........................ 61 2.4 Phân tích các yếu tố tác động đến chiến lƣợc định giá kho, bãi tại VCP.................... 66 2.4.1 Các yếu tố tác động đến từ bên trong VCP ....................................................... 66 2.4.2 Các yếu tố tác động từ bên ngoài VCP .............................................................. 68 2.5 Đánh giá chung về thực trạng vận dụng chiến lƣợc định giá kho, bãi tại VCP ......... 68 2.5.1 Những kết quả đạt được ..................................................................................... 68 2.5.2 Những tồn tại , hạn chế ...................................................................................... 70 2.5.3 Nguyên nhân ...................................................................................................... 71 2.5.4 Lựa chọn giải pháp trong tương lai ................................................................... 72 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ KHO, BÃI TẠI VCP .............................................................................................................. 75 3.1 Mục tiêu và định hƣớng hoàn thiện chiến lƣợc định giá kho, bãi tại VCP đến năm 2030 ......................................................................................................................................... 75 3.1.1 Mục tiêu ............................................................................................................. 75 3.1.2 Định hướng ........................................................................................................ 75 3.2 Các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc định giá kho, bãi tại VCP .................................. 77 3.2.1 Các nguyên tắc khi đề xuất giải pháp ................................................................ 77 3.2.2 Nội dung giải pháp ............................................................................................ 77 3.3 Các kiến nghị để hoàn thiện chiến lƣợc định giá kho, bãi tại VCP ............................. 82 3.3.1 Về phía nhà nước ............................................................................................... 82 3.3.2 Về phía hiệp hội ngành cảng biển, logistics, vận tải đa phương thức ............... 83 3.3.3 Về phía VCP....................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU MẨU, HÌNH Bảng 1.1 Bảng phân loại chi phí Bảng 2.1 Hoạt động SXKD trong ba năm 2019,2020,2021 của VCP – XNDV Bảng 2.2 Kinh doanh dịch vụ thuê kho bãi trong ba năm 2019,2020,2021 của VCP – XNDV Bảng 3.1 Tổng hợp bài toán giả định Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận từ năm 2019 – 2021 Biểu đồ 2.2 Kinh doanh DV kho bãi từ năm 2019 – 2021 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ phủ kín kho Hình I. Quy trình thực hiện nghiên cứu Hình 1.1 Đồ thị chi phí cố định Hình 1.2 Đồ thị chi phí biến đổi Hình 1.3 Đồ thị tổng chi phí và điểm hòa vốn Hình 2.1 Bản đồ Công Ty Cổ phần Thương Cảng Vũng tàu Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức công ty DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Break Even Point BEP Business to business B2B Chi phí biến đổi CPBĐ Chi phí cố định CPCĐ Dead weight tonnage DWT Vungtau Commercial Port VCP Xí nghiệp dịch vụ XNDV Xuất nhập khẩu XNK MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một doanh nghiệp cần phải xác định rõ được chiến lược kinh doanh của mình từ đó dựa vào chiến lược kinh doanh này làm tiêu chí để xây dựng phát triển lên chiến lược marketing, trong đó chiến lược định giá bất kỳ một sản phẩm dịch vụ mang tính chất sống còn của doanh nghiệp, quyết định sự tăng trưởng doanh thu, giữ chân khách hàng cũ, săn tìm khách hàng mới và cả danh tiếng của thương hiệu doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là xác định một mức giá hấp dẫn cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ, và mở rộng nhận biết thương hiệu của mình trên thị trường. Công việc định giá sản phẩm là một quá trình không phải dễ dàng cho doanh nghiệp, cần phải nghiên cứu một cách cẩn thận. Ngoài việc doanh nghiệp phải tính toán giá thành làm sao để bù đắp được các chi phí biến đổi và chi phí cố định liên quan tới nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, nhân sự, marketing, quảng cáo, phân phối, bán hàng và chi phí khác; bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải tìm ra mức giá hợp lý để xây dựng hình ảnh và đảm bảo uy tín của thương hiệu của mình trên thị trường, mà còn đủ sức, đủ tiềm lực cạnh tranh với đối thủ. Nếu định giá sản phẩm hoặc dịch vụ quá cao, doanh nghiệp sẽ mất đi những cơ hội bán hàng và bỏ qua cơ hội tiếp cận những khách hàng tiềm năng có giá trị. Nhưng nếu định giá sản phẩm hoặc dịch vụ quá thấp, doanh nghiệp sẽ bỏ qua những khoản doanh thu, lợi nhuận bán hàng quan trọng. Vì vậy, việc lên chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ phù hợp trong từng điều kiện môi trường là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng. Tùy vào các mục tiêu của doanh nghiệp (dựa vào vòng đời của sản phẩm dịch vụ) như muốn bảo vệ thị trường hiện tại; thâm nhập một thị trường mới, tăng thị phần; định vị lại thương hiệu và thuộc tính của sản phẩm dịch vụ thì sẽ cần áp dụng các chiến lược và phương pháp định giá khác nhau. 1 Một doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều phương pháp định giá. Giá có thể được thiết lập để tối đa hóa lợi nhuận hoặc cả một thị trường tổng thể. Cần phải được làm rõ phân biệt chiến lược định giá và phương pháp định giá. Đây là 2 khái niệm rất dễ gây lẫn lộn nếu không xác định rõ vì nó đều nói đến việc định giá cho sản phẩm dịch vụ. Chiến lược định giá chủ yếu nói đến mục tiêu cần đạt được trong tương lai còn phương pháp định giá đề cập đến cách tính giá ở hiện tại để đạt được mục tiêu đó. Công Ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu (Vungtau Commercial Port VCP) được thành lập năm 2003, đến nay có 51% vốn thuộc nhà nước. VCP là một doanh nghiệp hoạt động khai thác cảng biển và cung ứng dịch vụ hàng hải. Doanh thu của VCP chủ yếu là các hoạt động từ cung ứng dịch vụ, biết rõ điều này VCP đề ra các chiến lược của mình là xoay quanh khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm dựa trên các tiêu chí như chăm sóc khách hàng chu đáo, lắng nghe những phản hồi của khách hàng… mục tiêu là để nâng tầm dịch vụ của mình. Tác giả đang công tác và công hiến tại VCP, có cơ hội được làm việc trực tiếp với khách hàng và đã ghi nhận được rất nhiều phản hồi từ những khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Một trong những phản hồi của khách hàng là vấn đề về giá sử dụng dịch vụ của VCP và cụ thể hơn là giá sử dụng dịch vụ kho, bãi của VCP. Dựa vào những phản hồi này, tác giả nhận thấy rằng phương pháp định giá kho, bãi của VCP chưa linh động cụ thể theo từng loại khách hàng đặc trưng vì khách hàng của VCP là rất đa dạng ngành nghề. VCP đang áp dụng chính sách giá dịch vụ chung cho tất cả khách hàng, nhưng đều này là chưa hợp lý, chưa xây dựng được niềm tin từ khách hàng hiện hữu (rất dễ đánh mất khách hàng này) và cũng chưa thu hút được khách hàng tiềm năng về mình (chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức) làm dẫn đến một thực trạng đáng tiếc là việc khai thác kho, bãi chỉ ở mức chưa đến 50% khả năng hoạt động của mình. Từ đó tác giả muốn xây dựng lên một chiến lược định giá sử dụng dụng dịch vụ kho, bãi linh động cho từng loại khách hàng cụ thể, mục tiêu đặt ra là thu hút săn tìm những khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng chính thức cho công ty; và tiếp tục giữ chân được 2 khách hàng hiện hữu. Giúp cho VCP khai thác hết tiềm năng của mình và mục đích cuối cùng là tối đa hoá doanh thu lợi nhuận cho công ty và cổ đông. Việc áp dụng phương pháp định giá dựa theo phương hướng của chiến lược định giá đã vạch ra là một vấn đề then chốt trong việc giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác nhằm vừa có thể chào giá bán sản phẩm dịch vụ ra thị trường một cách hợp lý, và vừa có thể thu được doanh thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ do đó tác giả lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi tại Công ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu” làm đề tài luận văn của mình, nơi mà tác giả đang làm việc và cống hiến. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu chiến lƣợc định giá sản phẩm dịch vụ Các kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ được tác giả tổng hợp và phân tích. Trước tiên tác giả xem xét những nghiên cứu trước đã nghiên cứu về giá và chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ. Sau đó tác giả tiếp tục tóm tắt các công trình liên quan đến việc chiến lược định giá, mục tiêu định giá, các phương pháp định giá, các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Thứ nhất, tổng quan định giá sản phẩm được nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế. Nghiên cứu về định giá, chiến lược định giá thì các chuyên gia kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả hệ thống lại các quan điểm đó qua hai góc nhìn của các chuyên gia kinh tế nghiên cứu về định giá sản phẩm là: mục tiêu định giá và chiến lược định giá. Một là, các nghiên cứu về mục tiêu định giá Phạm Thị Nhung (2006) một doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu khác nhau khi định giá các sản phẩm dịch vụ. Nếu doanh nghiệp có phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và xây dựng chính sách marketing – mix cho 3 từng đoạn thị trường đó thì mục tiêu định giá đã được xác định rành mạch. Như vậy, việc định giá phần lớn là do các quyết định về cách định vị trên thị trường. Một doanh nghiệp xác định được các mục tiêu cần đạt được rõ ràng bao nhiêu, thì việc định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp đó càng dễ dàng bấy nhiêu. Những mục tiêu mà doanh nghiệp có thể đặt ra là: đảm bảo tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tăng tối đa thị phần, và dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Rao Vithala và Benjamin Kartono (2009) nghiên cứu được tiến hành bằng các cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp hoạt động trên mọi vùng lãnh thổ toàn cầu. Việc khảo sát được thực hiện chủ yếu bằng thư và bảng câu hỏi được gửi đến 600 doanh nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề khác nhau. Công trình nghiên cứu này nhằm để khảo sát các mục tiêu liên quan đến việc định giá của các doanh nghiệp mà họ cho rằng là quan trọng nhất thông qua 5 mức độ điểm: từ không quan trọng đến cực kỳ quan trọng; các mục tiêu quan trọng là gia tăng hoặc duy trì thị phần; tiếp đến là duy trì lợi nhuận tăng doanh thu bán hàng. Để thực hiện được các mục tiêu định giá, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược định giá phù hợp với từng mục tiêu đó. Vì vậy, mục tiêu định giá chính là yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược định giá. Hai là, các nghiên cứu về chiến lược định giá Hinterhuber (2008) đã nghiên cứu tổng hợp giai đoạn từ 1983-2006 ở các thị trường trên toàn cầu nhằm nghiên cứu về mức độ vận dụng các chiến lược định giá của các doanh nghiệp. Nghiên cứu kết luận rằng định giá dựa trên cạnh tranh (yếu tố bên ngoài doanh nghiệp), định giá dựa trên chi phí (bên trong doanh nghiệp), định giá dựa trên định hướng giá trị của khách hàng (bên ngoài doanh nghiệp) là ba chiến lược định giá được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất chiếm lần lượt là 44%, 37%, 17% ở các thị trường. Rao Vithala và Benjamin Kartono (2009) nghiên cứu các mối quan hệ giữa chiến lược định giá và các yếu khác liên quan. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của 4 mục tiêu giá và đặc điểm của doanh nghiệp đến chiến lược định giá. Nghiên cứu đã xây dựng lên 19 chiến lược định giá, những chiến lược này bao gồm như định giá cạnh tranh, định giá dựa trên chi phí, định giá cho sản phẩm mới, định giá cho dòng sản phẩm, định giá theo địa lý và định giá dựa trên khách hàng…Kết quả nghiên cứu nói lên rằng chiến lược định giá được các doanh nghiệp lựa chọn dựa trên cơ sở chi phí chiếm 47,2% là cao nhất, chiến lược định giá theo internet chiếm 3% là thấp nhất. Thứ hai, các công trình nghiên cứu ngoài nước về chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ Huda Al-Hussari (2006) nghiên cứu đã khảo sát 1000 doanh nghiệp tại Anh. Kết quả nghiên cứu nói lên rằng khi đinh giá dựa trên chi phí biến đổi được các nhà quản trị sử dụng nhiều hơn bởi vì áp dụng chi phí đầy đủ có thể làm cho các doanh nghiệp phát sinh những chi phí tốn kém trong quá trình sản xuất. Điều này nói lên rằng việc các doanh nghiệp định giá dựa trên chi phí biến đổi và dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Nghiên cứu kết luận rằng phương pháp định giá dựa trên chi phí đầy đủ không còn áp dụng phổ thông như những nghiên cứu trước đó đã nêu, chi phí biến đổi là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Nghiên cứu này cũng cho rằng phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí cũng nên được tích hợp với thông tin xu hướng của thị trường như là phản hồi của khách hàng, giá của đối thủ cạnh tranh cũng cần phải được xem xét. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quan tâm thông tin xu hướng của thị trường nhiều hơn chi phí. Thì doanh nghiệp phải thiết lập một chi phí tinh gọn. Peter Lane và Chris Durden (2013) nghiên cứu tìm hiểu về chi phí thông tin khách hàng trong việc định giá của các doanh nghiệp du lịch của nước Anh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp du lịch xem thông tin chi phí khách hàng là yếu tố quan trọng nhất cho việc thiết lập giá. Kết quả cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp lớn ưa thích thông tin chi phí khách hàng hơn, còn các doanh nghiệp nhỏ thì lại chọn thông tin xu hướng của thị trường. 5 Qua các phần tổng hợp phân tích của các nhà nghiên cứu trãi dài từ quá khứ đến gần đây, tác giả nhận xét rằng phần đông các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn phương pháp định giá dựa trên chi phí. Trong thời kỳ trước những năm 90 của thế kỷ trước thì phương pháp định giá dựa trên chi phí đầy đủ chiếm ưu thế phần đông của các doanh nghiệp. Nhưng sau năm 1990 thì các doanh nghiệp đã quan tâm hơn về định giá dựa trên chi phí biến đổi vì các tác động ảnh hưởng đến từ bên ngoài như phản hồi thông tin của khách hàng (khách hàng yêu cầu về sản phẩm nhiều hơn) và áp lực cạnh tranh giá từ các đối thủ. Như vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải linh hoạt trong việc chọn phương pháp định giá, họ phải vừa định giá dựa trên chi phí biến đổi và còn phải biết kết hợp thông tin đến từ bên ngoài như khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện được điều này thì doanh nghiệp phải tự xây dựng lên một kế hoạch chi phí tinh gọn thì mới có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước về chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ Nguyễn Thị Minh Phương (2013) công trình nghiên cứu của tác giả có đề cập đến định giá sản phẩm. Cụ thể trong phần cơ sở lý luận tác giả đã trình bày ba phương pháp định giá bao gồm phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí; phương pháp định giá dựa trên cơ sở giá thị trường; phương pháp định giá dựa trên cơ sở giá đàm phán. Phương pháp nói lên rằng các doanh nghiệp thép ở Việt Nam hiện nay định giá dựa trên cơ sở chi phí. Với phương pháp định giá này sẽ đẩy sự khó khăn về bộ phận sản xuất. Những yếu kém về quản trị chi phí, lãng phí ở bộ phận trước sẽ được chuyển sang bộ phận sau trong một quy trình công đoạn sản xuất khép kín. Như vậy, phương pháp định giá trên cơ sở chi phí không đánh giá đúng kết quả hoạt động của từng bộ phận sản xuất, không thúc đẩy cải tiến quy trình trên từng bộ phận, chưa cắt giảm chi phí và còn bị động trong sản xuất. Trần Thị Dự (2013) gửi phiếu khảo sát đến 52 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nói lên rằng tất cả các doanh nghiệp 6 chế biến thức ăn chăn nuôi được khảo sát đều định giá dựa trên cơ sở chi phí đầy đủ. Phần đông các doanh nghiệp chọn tiêu thức sản lượng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm tiêu thức phâm bổ chi phí chung. Tác giả đã phân thành những nhóm chi phí hoạt động: hoạt động kiểm nghiệm sản phẩm, hoạt động chạy máy, hoạt động vận chuyển sản phẩm, hoạt động duy trì chung của từng phân xưởng. Xác định định giá chi phí cho từng loại sản phẩm, từng chi nhánh, từng khách hàng. Nguyễn Thị Mai Anh (2014) điều tra gửi phiếu khảo sát đến các công ty sản xuất nhựa đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nói lên rằng các công ty này ra quyết định định giá bán sản phẩm dựa trên thông tin chi phí là 100%. Nếu có một đơn hàng đặc biệt nào đó, cơ sở chi phí không được xem là yếu tố quan trọng nhất thì có đến 66,7% công ty đồng ý thực hiện trường hợp đơn hàng này. Nghiên cứu cũng nói lên là chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu là 57,14%; và chi phí theo nhân công trực tiếp là 42,86 %. Đào Thúy Hà (2015) nghiên cứu về các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, nghiên cứu nói lên rằng việc định giá sản phẩm thép đang dựa trên cơ sở chi phí đầy đủ thực tế vẫn đang được áp dụng phổ biến hơn. Khi tính giá sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất thép đều phân bổ chi phí chung như những phương pháp phân bổ truyền thống như chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý… Nghiên cứu còn đề xuất các doanh nghiệp thép nên áp dụng thí điểm phương pháp định giá theo hoạt động tại giai đoạn luyện thép với mục đích là cung cấp thêm chi phí về các hoạt động nhằm loại bỏ các hoạt động nào lãng phí, quy trình cũ… Hoàng Khánh Vân (2016) giá cả dựa trên sự hiểu biết chi phí và định một mức giá là đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và đủ nhỏ để thực hiện bán. Sử dụng chi phí để định giá là phương pháp nhanh, đơn giản và cần thiết. Chi phí là điểm khởi đầu của giá, và chi phí là mức thấp nhất mà giá không thể giảm trong dài hạn. Các thông tin chi phí là quan trọng, mặc dù không có nghĩa là các thông tin duy nhất mà nên được sử dụng khi quyết định giá cuối cùng. Vì vậy, nhà quản trị nên sử dụng thông 7 tin này, cùng với kiến thức của họ và thị trường và chiến lược giá, trước khi giá được thiết lập. Các công trình nghiên cứu về định giá tại Việt Nam chỉ mới cập nhật vấn đề định giá một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích các phương pháp định giá cho nhiều loại ngành nghề đặc thù khác nhau. Các nghiên cứu này chưa tìm hiểu được mục tiêu chiến lược định giá đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Thứ tư, các nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu (VCP) Về những nghiên cứu khoa học tại VCP thì mới chỉ có một nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài về chiến lược phát triển kinh doanh. Vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học với đề tài là định giá một dịch vụ của công ty hoặc thẩm định giá liên quan đến dự án đấu thầu. Sau hơn 5 năm làm việc tại VCP tác giả đã có nhiều góc nhìn và nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tác giả nhận xét rằng dịch vụ cho thuê kho, bãi của công ty đang trong giai đoạn thứ 3 của định nghĩa vòng đời sản phẩm trong môn học marketing 4P. Phương pháp định giá dịch vụ của VCP là chưa linh động theo từng trường hợp cụ thể của từng loại khách hàng rất đang dạng, VCP đang áp dụng giá dịch vụ chung cho tất cả khách hàng, điều này là chưa hợp lý, chưa xây dựng được niềm tin của khách hàng cũ và không thu hút được khách hàng mới. Thực tiễn cũng chứng minh rằng tình hình khai thác hoạt động của kho chỉ đang ở mức 49% khả năng khai thác (5.869/12.000 m2 tính đến ngày 31/12/2021 – số liệu được lấy từ Xí Nghiệp Dịch Vụ - VCP). Tác giả đã tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, các công trình nghiên cứu này chỉ ở mức khái quát tổng hợp bằng việc gửi phiếu khảo sát và thực hiện những cuộc phỏng vấn đến các doanh nghiệp. Kết quả các công trình nghiên cứu này đều có mẫu số chung là phần đông các doanh nghiệp định giá sản phẩm dịch vụ dựa trên cơ sở chi phí. Nhưng chưa có công trình nào 8 đào sâu nghiên cứu hơn về các yếu tố tác động khác ảnh hưởng lên việc định giá của doanh nghiệp như áp lực cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh và sự phản hồi của khách hàng lên sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Chưa có một chiến lược cụ thể rõ ràng nào phù hợp với từng đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của VCP cần phải có một gì đó mới hơn như một cú hích để tạo động lực cho VCP tiếp tục phát triển, cần phải có những chiến lược mới linh hoạt hơn, phù hợp hơn để thu hút săn tìm những khách hàng mới, chuyển đổi những khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức và mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận cho VCP. Chính vì đó tác giả đã chọn đề tài cho bài luận văn của mình là: “Hoàn thiện chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi tại Công Ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu”. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích thực trạng vận dụng chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi tại Công ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm: Thứ nhất, hệ thống hoá lý luận về chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP. Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: 9 Câu 1: Chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi bao gồm những nội dung nào? Câu 2: Thực trạng vận dụng chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP như thế nào? Câu 3: Những giải pháp nào để hoàn thiện chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng luận văn các vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi tại Công ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi tại VCP trên các nội dung cụ thể sau: (i) Tổng hợp hệ thống hóa những vấn đề về lý luận chiến lược định giá; (ii) Thực trạng vận dụng chiến lược định giá cho dịch vụ kho, bãi của VCP; (iii) Giải pháp hoàn thiện chiến lược định giá cho dịch vụ kho, bãi của VCP. - Về phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Thương Cảng Vũng Tàu – Xí nghiệp dịch vụ. - Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu này sử dụng số liệu của VCP từ năm 2019 đến 2021. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu luận văn bao gồm: 10 Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học, lý thuyết, thực tiễn trong và ngoài nước về chiến lược và phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ. Để phục vụ cho tác giả tổng hợp hệ thống hoá những “cơ sở lý luận về chiến lược định giá sản phẩm dịch vụ”; và giúp cho tác giả trả lời được câu hỏi “chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho, bãi bao gồm những nội dung nào?”. Sử dụng phương pháp thu thập những đánh giá phản hồi của khách hàng về giá dịch vụ thuê kho bãi tại VCP, tác giả đã thực hiện xây dựng phiếu khảo sát với dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở nhằm thăm dò ý kiến của khách hàng hiện hữu đang sử dụng dịch vụ của VCP và những khách hàng tiềm năng mới. Sau đó tác giả dùng phương pháp thống kê, tổng hợp các phản hồi từ các phiếu phỏng vấn, khảo sát. Căn cứ vào các phương án trả lời, các kiến nghị đề xuất của khách hàng từ đó đưa ra nhận xét đánh giá chung về thực trạng vận dụng chiến lược định giá kho, bãi của VCP. Làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu “Xác định thực trạng vận dụng chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP”; và trả lời câu hỏi “Thực trạng vận dụng chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP như thế nào?”. Đồng thời để thực hiện nghiên cứu những vấn đề của đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài (các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí báo cáo khoa học trước đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu) và bên trong (các bảng biểu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu thực tế để tính toán và phân tích) của VCP. Tác giả dùng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, phân tích để xử lý các dữ liệu thứ cấp đã thu nhập được nhằm chứng minh làm rõ hơn về “Thực trạng vận dụng chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP”: Kết hợp nguồn dữ liệu sơ cấp từ việc thu thập các phản hồi kỳ vọng của khách hàng và nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các chiến lược, kế hoạch, chỉ tiêu trong tương lai của VCP. Tác giả nghiên cứu phân tích, đối chiếu lợi ít giữa hai bên khách hàng và VCP tìm ra được lợi ích chung, tiếng nói chung của hai bên. Căn cứ vào đó tác giả “đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP”. 11 Tác giả tiến hành phân tích khảo sát thống kê mô tả từ đó sắp xếp theo thứ tự các dữ liệu đã được thu thập, đưa ra nhận xét kết luận cho vấn đề được nghiên cứu và cuối cùng là đề xuất các giải pháp khuyến nghị. Hình I. Quy trình thực hiện nghiên cứu Mục tiêu đề tài Tham khảo các định nghĩa, lý thuyết liên quan Điều tra khảo sát thực địa tại VCP Đề xuất giải pháp khuyến nghị Nhận xét vấn đề được nghiên cứu Phỏng vấn khảo sát khách hàng 6.2. Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sơ cấp: là thông tin được thu thập từ các phiếu phỏng vấn, khảo sát đến khách hàng. Tác giả tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc những khách hàng hiện hữu và tiềm năng (người được phỏng vấn là đại diện chủ doanh nghiệp hoặc các giám đốc điều hành doanh nghiệp): + Gửi phiếu phỏng vấn, khảo sát khách hàng hiện hữu về giá dịch vụ kho, bãi hiện tại. + Gửi phiếu phỏng vấn, khảo sát khách hàng tiềm năng về giá dịch vụ kho, bãi mà họ kỳ vọng. Các bước thực hiện gửi phiếu phỏng vấn, khảo sát đến khách hàng: + Xác định đối tượng khách hàng được phỏng vấn, khảo sát: gồm 14 khách hàng hiện hữu đang thuê kho ; và 20 đối tượng khách hàng tiềm năng. 12 + Lập phiếu điếu phỏng vấn, khảo sát và thang điểm: bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi mở trong quá trình thực hiện phỏng vấn. Phần trắc nghiệm đưa ra thang điểm đánh giá theo mức độ hài lòng của khách hàng. + Phát, thu phiếu phỏng vấn, khảo sát: tác giả trực tiếp tiến hành thực hiện công việc phát, thu phiếu. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập các nguồn dữ liệu bên ngoài như các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí báo cáo khoa học của các nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, những tài liệu học tập của giáo viên trong quá trình học, sách, internet… Thu nhập các nguồn dữ liệu bên trong như các biên bản hộp giao ban, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCP, kế hoạch, chỉ tiêu giữa các năm. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn đã hệ thống hoá và góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về các phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ. Đồng thời luận văn cũng đã phản ánh và làm rõ thực trạng vận dụng chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi tại VCP; và xác nhận được các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp định giá dịch vụ kho, bãi tại VCP. Trên cơ sở đó, tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn về chiến lược định giá dịch vụ kho, bãi của VCP trong tương lai. Về ý nghĩa thực tiễn, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tại VCP về định giá dịch vụ kho, bãi. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng vào chiến lược định giá dịch vụ mới của VCP; và cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các học viên, nghiên cứu sinh sau này của Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện nghiên cứu đề tài định giá. 8. Kết cấu luận văn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan