Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thành cắm mốc biên giới việt – trung – quá trình hình thành và ý nghĩa...

Tài liệu Hoàn thành cắm mốc biên giới việt – trung – quá trình hình thành và ý nghĩa

.PDF
13
250
55

Mô tả:

Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa Tiểu luận HOÀN THÀNH CẮM MỐC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA 1 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 3 TÓM TẮT NỘI DUNG ....................................................................................... 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 5 I. Quá trình hình thành biên giới Việt – Trung ......................................... 5 1. Những động thái đầu tiên..................................................................... 5 2. Hai cuộc đàm phán 1974 và 1977 – 1978 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về biên giới giữa hai nước ....................................................................................................... 5 3. Hiệp ước 1999 về biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc ...6 4. Hoàn thành việc cắm mốc biên giới Việt – Trung ............................... 7 II. Hiệp ước về biên giới đất liền trong mối quan hệ song phương ......... 7 1. Quan hệ chính trị và tổng quan quan hệ song phương....................... 7 2. Vấn đề an ninh...................................................................................... 8 3. Vệc trao đổi người ................................................................................ 8 III. Nội dung của bản Tuyên bố chung....................................................... 9 IV. Ý nghĩa của việc hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung ......... 10 1. Đối với quốc gia dân tộc ..................................................................... 10 2. Đối với mối quan hệ hai nước ............................................................ 10 KẾT THÚC VẤN ĐỀ ........................................................................................ 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 13 2 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam – Trung Quốc, hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông. Hai nước ngăn cách nhau bởi đường biên giới dài 1.400 km, nối liền 7 tỉnh của Việt Nam là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với hai tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây. Xuyên suốt quá trình lịch sử dân tộc và mối quan hệ hai nước, vấn đề biên giới đất liền đã trở thành một trong những điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Trải qua bao biến cố cho đến ngày 31/12/2008, sau khi kết thúc cuộc làm việc tại Hà Nội từ 28 – 31/12/2008 giữa đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới giữa hai nước, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đúng thời hạn lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận. Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Và việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền có ý nghĩa ra sao, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa hai nước? Trong phạm vi nghiên cứu và sự hạn chế về tài liệu tham khảo, bài tiểu luận “HOÀN THÀNH CẮM MỐC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA” sẽ tập trung giải quyết hai câu hỏi trên và không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. 3 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa TÓM TẮT NỘI DUNG 1. Quá trình hình thành biên giới Việt – Trung.  Bắt đầu từ các cuộc đàm phán giữa hai nước về vấn đề biên giới trên đất liền diễn ra từ thời kỳ Pháp thuộc. Đó là các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp nhân danh Việt Nam ký với nhà Thanh, Trung Quốc.  Cuộc đàm phán lần thứ nhất vào năm 1974 và cuộc đàm phán năm 1977 – 1978 giữa Chính phủ hai nước về vấn đề này; tuy nhiên, không đạt được kết quả nào.  Cuộc đàm phán lần thứ ba từ năm 1992 đến 1999. Thông qua cuộc đàm phán này, hai bên đã ký kết với nhau HIỆP ƯỚC VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA. Hiệp ước này có một ý nghĩa to lớn đối với cả hai nước.  Hoàn thành cắm mốc phân giới vào ngày 31/12/2008. 2. Hiệp ước về biên giới đất liền đối với quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc Vị trí của Hiệp ước về biên giới đất liền đối với quan hệ song phương Việt Nam – Trung Quốc về các phương diện chính trị và tổng thể mối quan hệ song phương; vấn đề an ninh và trao đổi người. Xuất phát từ việc nhận thức được vị trí của Hiệp ước về biên giới đất liền 1999 và tầm quan trọng của việc hoàn thành cắm mốc biên giới, việc hoàn thành ấy có một ý nghĩa vô cùng to lớn. 3. Nội dung của Tuyên bố chung 31/12/2008. 4. Ý nghĩa của việc hoàn thành cắm mốc biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc 4 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Quá trình hình thành biên giới Việt – Trung 1. Những động thái đầu tiên Vào thế kỷ XIX, khi thiết lập chế độ thực dân ở nước ta, Chính phủ Pháp nhân danh Việt Nam và triều đình nhà Thanh ký các Công ước 1887 và 1895 giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đường biên giới lịch sử này đã trở thành đường biên giới pháp lý và trên thực địa đã được hai bên phân giới và đã cắm được 310 mốc giới. Tuy nhiên, do điều kiện và những phương tiện thô sơ thời bấy giờ nên nhiều đoạn biên giới không được phân định đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Hơn nữa, trải qua hơn một thế kỷ, nhiều mốc giới bị hư hỏng, thậm chí bị mất, một số mốc bị xê dịch so với vị trí vẽ trên bản đồ, địa hình địa vật cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, do những biến thiên lịch sử, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều bước thăng trầm. Toàn bộ các yếu tố đó đã dẫn tới những nhận thức khác nhau giữa hai bên về hướng đi của đường biên giới, dẫn đến những tranh chấp thường xuyên xảy ra trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, trong đó xung đột lớn nhất được biết đến là chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. 2. Hai cuộc đàm phán 1974 và 1977 – 1978 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc để giải quyết những vấn đề về biên giới giữa hai nước Với mục tiêu xác định lại chính xác đường biên giới giữa hai nước, ngay từ những năm 1950, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán cấp tỉnh để giải quyết những vấn đề cụ thể thuộc về dân sinh và trật tự trị an ở vùng biên giới hai nước. Ngày 15/8/1974, vòng đàm phán Việt – Trung về biên giới lần thứ nhất được tiến hành tại thủ đô Bắc Kinh. Trong cuộc đàm phán này, mặc dù phía Việt 5 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa Nam tuyên bố sẵn sàng nghe ý kiến của phía Trung Quốc, nhưng họ chỉ nói một cách chung chung là nếu phân chia theo đường kinh tuyến cũ thì Trung Quốc “được phần nhỏ quá, còn phía Việt nam được phần lớn quá”1; tuy nhiên, phía Trung Quốc không đưa ra một phương án nào cụ thể. Vòng đàm phán thứ hai được bắt đầu từ ngày 7/10/1977 đến tháng 6/1978, được tiến hành ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, cuộc đàm phán bị gián đoạn do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ; đến ngày 18/04/1989 thì được nối lại tại Hà Nội. Việt Nam tái khẳng định việc hai bên cần triệt để tôn trọng Công ước 1887 và 1895; đồng thời, Việt Nam đưa ra văn bản dự thảo HIỆP ĐỊNH VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BỘ GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đưa ra một đề nghị khác; cuộc đàm phán kéo dài và không đạt được kết quả. 3. Hiệp ước 1999 về biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, cuộc đàm phán lần thứ ba được tiến hành bắt đầu từ tháng 10/1992. Đây là cuộc đàm phán dài nhất, kéo dài đến 7 năm. Đến cuối năm 1999, hai đoàn đàm phán đã giải quyết xong toàn bộ và ký Hiệp ước 1999 về biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiệp ước biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn ngày 9/6/2000 và chính thức có hiệu lực ngày 6/7/2000. Hai bên đã nhất trí các nguyên tắc đối chiếu xác định trên đất liền trên cơ sở lấy các Công ước Pháp – Thanh năm 1887 và 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới theo cũng như các mốc giới cắm theo quy định để xác định lại đường biên giới trên đất liền. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với cả hai nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có một đường biên giới rõ ràng ổn định và một hệ thống mốc giới quốc gia chính quy hiện đại, phù hợp với luật pháp và 1 Vấn đề biên giới của Việt Nam và Trung Quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979, trang 20 6 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa tập quán quốc tế, tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, góp phần giữ gìn ổn định ở khu vực biên giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hợp tác đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế thương mại2. 4. Hoàn thành việc cắm mốc biên giới Việt – Trung Ngày 31/12/2008, hai trưởng đoàn đàm phán chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc đã ra thông cáo chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc với chiều dài gần 1.400 km. Tổng số mốc giới cắm được là 1971 cộc mốc, trong đó có 1549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. II. Hiệp ước về biên giới đất liền trong mối quan hệ song phương 1. Quan hệ chính trị và tổng quan quan hệ song phương Hiệp ước biên giới 1999 là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài với sự nổ lực to lớn từ cả hai phía trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tập quán quốc tế và sự nhượng bộ từ cả hai phía. Nhìn chung, việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ tạo ra một lực đẩy cho cả hai quốc gia để đi đến ký kết Thỏa thuận về phân định ranh giới và hợp tác đánh bắt cá ở Vịnh Bắc bộ một năm sau đó, do đó đã giải quyết được hoàn toàn hai trong số ba tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc phân định ranh giới rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và duy trì sự ổn định của khu vực biên giới cũng như tạo ra một môi trường oonr đnhj thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực hai bên biên giới. Sự phát triển này giúp xây dưgj một đươgf biên giới giữa Việt nam và Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và ổn định; góp phần tăng cườn sự tín nhiệm giữa hai quốc gia. Vì vậy, việc giải quyết các vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một sự kiện đặc biệt và mang tính lịch sử trong mối quan hệ song phương, đồng thời cũng là một nhân tố đóng góp vào hòa 2 http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1026/Mot-su-kien-trong-dai-trong-quan-hehuu-nghi-viet-trung.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 7 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa bình và an ninh khu vực. Quan trọng hơn, việc giải quyết các tranh chấp trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc góp phần tích cực vào khả năng của hai nước trong việc đảm bảo và thực thi quyền chủ quyền của mình đối với khu vực biên giới, đặc biệt là Việt Nam. 2. Vấn đề an ninh Việc buôn lậu hàng hóa Trung Quốc, vận chuyển thuốc và ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế Việt Nam là một nguyên nhân tranh cãi trước khi hai quốc gia ký kết Hiệp ước biên giới. Một vấn đề an ninh khác liên quan đó là việc buôn người qua biên giới mà trong vài năm gần đây đã trở nên phức tạp. Vì chính sách một con của Trung Quốc dẫn đến một sự thiếu hụt tương dối phụ nữ ở Trung quốc, phụ nữ và những bé trai nhỏ, đặc biệt là ở khu vực gần biên giới trở thành đối tượng chính cho những tên buôn người. Hơn nữa, cảnh sát và quân đội ở vùng biên giới với sự kết hợp với Interpol đã cổ vũ những hành động chung, đặc biệt là chia sẻ thông tin và việc tuần tra và kiểm soát chung đường biên giới. Hiển nhiên, với một đường biên giới được phân định rõ ràng thì việc tuần tra và kiểm soát sẽ dễ dàng hơn. Việc hợp tác an ninh cũng có thể được tăng cường, mở rộng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, một lợi ích chiến lược nữa đó là những biện pháp hiệu quả có thể được thực hiện để chống lại việc buôn lậu qua biên giới đất liền. 3. Vệc trao đổi người Mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới của hai nước cũng được thúc đẩy thông qua các cuộc viếng thăm thường xuyên của các nhà lãnh đạo để đàm phán về hợp tác đầu tư, thươg mại, du lịch cũng như giữ gìn an ninh biên giới. Các địa phương cũng tăng cường các mối quan hệ trực tiếp theo hình thức đa dạng hóa, bao gồm trao đổi các phái đoàn đại biểu cho các chuyến nghiên cứu, ký kết các tài liệu hợp tác, tổ chức các hội thỏa và triển lãm. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa và thể thao cũng được xúc tiến mạnh mẽ. Hợp tác về lĩnh vực du lịch cũng là một tiềm năng lớn đối với sự phát triển bởi lẽ khu vực này có rất nhiều phong cảnh đẹp mà cần được khám phá để đẩy mạnh ngành du lịch. 8 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa Cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhìn nhận tầm qua trọng to lớn của việc làm cho tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng kiên cố và phát triển và hợp tác toàn diện; do đó việc hoàn thành cắm mốc biên giới đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ hợp tác song phương, hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng Việt Nam – Trung Quốc. Xuất phát quan điểm đó, việc hoàn thành cắm mốc biên giới có một ý nghĩa vô cùng to lớn. III. Nội dung của bản Tuyên bố chung Căn cứ theo Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa ký năm 1999, xuất phát từ lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước và việc phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt – Trung, hai bên đã hiệp thương hữu nghị, thẳng thắn, chiếu cố thích đáng đến các mối quan tâm của nhau, cố gắng hết sức giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sản xuất của người dân vùng biên giới hai nước và đã đạt được giải pháp hai bên đều chấp nhận được, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc theo đúng thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Tuyên bố chung nhấn mạnh “Việc hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong qua hệ Việt Nam – Trung Quốc”.3 Hai nước lần đầu tiên xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại, mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị; tạo tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới việt – Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài. Hai nước khẳng định “Công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Trung – Việt kết thúc tốt đẹp, là biểu hiện sinh động của mối 3 https://www.mofa.gov.vn/tt_baochi/nr041126171753/ns090102153405, cập nhật ngày 23/04/2009. 9 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, cũng là sự đóng góp tích cực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”4. Hai bên khẳng định sớm hoàn tất và ký kết Nghị định thư về phân giới cắm mốc Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền à các văn kiện liên quan khác nhằm đưa Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt – Trung đi vào cuộc sống, khẳng định tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ để giữ gìn hòa bình, ổn định và cùng phát triển ở khu vực biên giới. IV. Ý nghĩa của việc hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung 1. Đối với quốc gia dân tộc Trước tiên là các lực lượng tham gia phân giới cắm mốc Việt – Trung đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Quốc gia, dân tộc giao cho. Việc hoàn thành phân giới cắm mốc là sự kiện lịch sử trọng đại của quốc gia và dân tộc, có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Lần đầu tiên trong lịch sử hai nước độc lập, có chủ quyền có được một đường biên giới rõ ràng, được đánh dấu bằng các cột mốc hiện đại, hoành tráng, thuận tiện cho quản lý. 2. Đối với mối quan hệ hai nước - Việc hoàn thành cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là một trong những mốc son chói lọi, đánh dấu sự lớn mạnh trong quan hệ hai nước, khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”5 vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định của khu vực và thế giới. - Cơ bản chúng ta đã giải quyết được hai vấn đề lớn về biên giới lãnh thổ trong quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc, tạo điều kiện tập trung giải 4 https://www.mofa.gov.vn/tt_baochi/nr041126171753/ns090102153405, cập nhật ngày 23/04/2009. 5 http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1026/Mot-su-kien-trong-dai-trong-quan-hehuu-nghi-viet-trung.html, cập nhật ngày 23/04/2009 10 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa quyết các vấn đề trên Biển Đông, tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, thúc quan hệ hai nước. - Mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị. - Tạo tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt – Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài. - Đây là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác – hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và cũng là thông điệp quan trọng khẳng định với thế giới về mối quan hệ hợp tác đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sự kiện đã chứng tỏ với nhân dân hai nước và thế giới rằng, đối với vấn đề tồn tại giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu hai nước có ý chí chính trị, có thiện chí, cùng tiến hành đàm phán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng lẫn nhau, có lý có tình thì nhất định tìm ra những giải pháp thỏa đáng, được nhân dân hai nước đồng tình ủng hộ. - Đây là bước phát triển quan trọng, mở ra cơ hội mới trong giao lưu kinh tế, thương mại giữa hai nước, đặc biệt là góp phần tăng cường quan hệ giữa các địa phương giáp biên giới. - Hoàn thành phân giới cắm mốc là việc làm thiết thực từng bước cụ thể hóa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển khu vực. 11 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với nhiều khó khăn, việc phân định và cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cuối cùng cũng đã hoàn thành. Điều này đánh một mốc mới trong quan hệ giữa hai nước. Với tất cả những ý nghĩa to lớn mà sự kiện này mang lại, hy vọng Đảng và Nhà nước tiếp tục đưa ra được những chính sách và biện pháp phù hợp để có thể tăng cường bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền Quốc gia, dân tộc; đồng thời phát triển các mối quan hệ kinh tế, thương mại mới với Trung Quốc, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 12 Hoàn thành cắm mốc biên giới Việt – Trung – Quá trình hình thành và ý nghĩa DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vấn đề biên giới của Việt Nam và Trung Quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1979. 2. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1029/Bien-gioi- viet-trung-va-thong-diep-moi.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 3. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1023/Bien-gioi- viet-trung-va-nhung-nguyen-tac-cong-bang.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 4. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1026/Mot-su-kien- trong-dai-trong-quan-he-huu-nghi-viet-trung.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 5. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1027/Thang-loi- cua-tinh-huu-nghi-viet-trung.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 6. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1018/Viet-trung- va-duong-bien-gioi-phap-ly-cong-bang-huu-nghi.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 7. http://ngoaivuhagiang.gov.vn/home/nc75/tintuc-1025/Xay-dung- duong-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-hoa-binh-huu-nghi-hop-tac-va-on-dinhlau-dai.html, cập nhật ngày 23/04/2009. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất