Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho khu du lịch hải tiến, huyện hoằng hóa, tỉnh...

Tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho khu du lịch hải tiến, huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa

.PDF
96
283
63

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG PHẠM VĂN CHINH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO KHU DU LỊCH HẢI TIẾN, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2017 CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN Luận văn tựa đề : "HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO KHU DU LỊCH HẢI TIẾN, HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA ’’công trình đƣợc PHẠM VĂN CHINH thực hiện và nộp nhằm thỏa một phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh. Chủ tịch hội đồng Giảng viên hƣớng dẫn TS. CẢNH CHÍ HOÀNG PGS.TS.NGUYỄN VĂN NGÃI -i- TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạch Định Chiến lƣợc kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của khu du lịch Hải Tiến, ,Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. . Sự thành công của một khu du lịch mới vào hoạt động đƣợc quyết định bởi một hoạch định chiến lƣợc kinh doanh hợp lý. Luận văn sử dụng hệ thống cơ sở lý thuyết về chiến lƣợc kinh doanh và các kiến thức của khóa học, kết hợp vận dụng nghiên cứu, phân tích thình hình hoạt động của khu du lịch Hải Tiến ,huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, đồng thời phân tích, đánh giá các yếu tố môi trƣờng liên quan và xu thế vận động của nó để nêu ra một số giải pháp chiến lƣợc kinh doanh phù hợp có thể áp dụng cho khu du lịch mới vào hoạt động Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đƣợc chia thành các bƣớc sau: (1) cơ sở lý luận, (2) tầm nhìn, (3) sứ mệnh, (4) mục tiêu, (5) phân tích các môi trƣờng kinh doanh, (6) đề xuất chiến lƣợc, (7) kết luận. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, thống kê, mô tả, phân tích, lấy ý kiến chuyên gia bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát đánh giá từ các chuyên gia bên trong và bên ngoài. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất lựa chọn xây dựng chiến lƣợc kinh doanh đến 2030 cho khu du lịch Hải Tiến nhằm giúp khu du lichj vƣợt qua khó khăn, phát triển ổn định và bền vững và nhiều khách hàng biết đến nơi này . Chiến lƣợc kinh doanh là một phần tài sản không thể thiếu cho doanh nghiệp, không có chiến lƣợc thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tế hiện nay.Xây dựng chiến lƣợc đòi hỏi một quá trình lâu dài, tốn thời gian, công sức, kinh nghiệm.Đề tài cũng có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các hoạch định chính sách cho lĩnh vực điện tử, laptop hoặc các đơn vị, cá nhân quan tâm đến hoạt động của ngành. ABSTRACT Business Planning Strategy has an important role for the development and survival of resorts Hai Tien, Hoang Hoa District, Thanh Hoa Province. . The success of a new resort in operation is determined by a business strategy right. Thesis system using the theoretical basis of the business strategy and the knowledge of the course, which combines applied research, Analysis of the Situation of resort operations Hai Tien, Hoang Hoa district, Thanh Hoa province over the years, and analyze and evaluate environmental factors and trends relating to its campaign to - ii - raise a number of strategic business solutions suitable can apply for a new resort on stream Dong The process of business strategy development is divided into the following steps: (1) the rationale, (2) vision, (3) the mission, (4) goals, (5) analysis of the economic environment business, (6) the proposed strategy, (7) concluded. Thesis using qualitative research methods, statistics, description, analysis, expert opinions using the survey questionnaire assessment experts from inside and outside. From the research results, the proposed option trading strategy to 2030 for Hai Tien resort to help resorts lichj overcome difficulties and develop stable and sustainable and more customers know about this place The business strategy is a part of company assest and very important for company. Without the business strategy, the company is difficult to exist and develop in the changing economic situation today. Building business strategy requires a prolonged process, cost time, money and experience. This thesis is also used as a reference for business man in eletronic and laptop field. - iii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm văn chinh - iv - LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các Quý Thầy Cô công tác tại khoa quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Quốc Tế Hồng Bàng Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến thầy PGS.TS.Nguyễn Văn Ngãi, thầy đã có những gợi ý, hƣớng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Đại học Quốc Tế Hồng Bàng đã cung cấp kiến thức, nền tảng cơ bản để tôi có thể ứng dụng vào luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã có những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Trân trọng. Tphcm , ngày 01 tháng 01 năm 2017 Học viên Phạm văn Chinh -v- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLKD : Chiến lƣợc kinh doanh DN : Doanh nghiệp KD : Kinh doanh NLCT : Năng lực cạnh tranh SX : Sản xuất SWOT : Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats - vi - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi MỤC LỤC .................................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................... xi CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ....................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài ............................................................. 3 6. Kết cấu của luận văn........................................................................................... ... .3 Chƣơng 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..... 4 2.1. Đặc điểm, khái niệm, đặc điểm nền du lịch..................................................... ... .4 2.1.1. Khái niệm về du lịch...................................................................................... ... 4 2.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch........................................................................... .. 4 2.1.3. Khái niệm tài nguyên du lịch......................................................................... ... 5 2.1.4. Vị trí, vai trò của kinh doanh du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội........... .. 6 2.2. Lý thuyết liên quan............................................................................................ .. 8 2.3. Công cụ Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh................................................. ... .24 2.3.1. Ma trận môi trƣờng bên ngoài EFE và ma trận môi trƣờng bên trong IFE............. ... 24 2.3.2. Ma trận điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – đe dọa (SWOT) [6].................. ... 25 2.3.3. Ma trận QSPM.............................................................................................. ... 25 2.4. Các nghiên cứu trƣớc liên quan...................................................................... ... 26 2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết.................................................... ... 26 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... ... 30 3.1. phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu............................................ ... 30 3.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu.......................................................................... .... 30 - vii - 3.3 Thu thập dữ liệu................................................................................................ .. 32 3.3.1 Dữ liệu thứ cấp.............................................................................................. .. 32 3.3.2 Dữ liệu sơ cấp................................................................................................. . 33 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ .. 35 4.1. Tổng quan về ngành du lịch huyện Hoằng Hoá............................................... .. 35 4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên ngành du lịch Hoằng Hoá giai đoạn 20132015.......................................................................................................................... 35 4.1.2. Phân tích cơ sở hạ tầng du lịch..................................................................... .. 40 4.1.3. Tài nguyên du lịch........................................................................................ .. 41 4.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch và cơ sở hạ tầng.................................... .. 42 4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc kinh doanh khu du lịch Hải Tiến........................................................................................................... .. 43 4.2.1. Phân tích môi trƣờng bên ngoài.................................................................... .. 43 4.2.2 Phân tích môi trƣờng ngành........................................................................... .. 47 4.2.3. Phân tích cơ hội và thách thức...................................................................... .. 53 4.3. Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong...................................................... .. 54 4.3.1. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của ngành................................................... .. 54 4.3.2. Nguồn nhân lực............................................................................................. .. 56 4.3.3. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch............................................................... .. 58 4.3.4. Đầu tƣ phát triển du lịch............................................................................... .. 58 4.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.......................................................... .. 59 4.3.6. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu................................................................ .. 62 4.4. Đề xuất chiến lƣợc cho Khu du lịch Hải Tiến (phân tích SWOT)................... .. 63 4.4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.... .. 63 4.4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển ngành du lịch huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.............................................................................................................. ... 64 4.4.3. Mục tiêu phát triển....................................................................................... ... 66 4.4.4. Đề xuất phƣơng án chiến lƣợc kinh doanh................................................. ... 66 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. ... 73 5.1 Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu........................................................................ ... 73 - viii - 5.2Giải pháp............................................................................................................ .. 73 5.2.1. Giải pháp về nguồn lực tài chính.................................................................. .. 73 5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực........................................................................ .. 75 5.2.3. Giải pháp về xúc tiến và quảng bá du lịch.................................................... .. 77 5.2.4. Các giải pháp khác........................................................................................ .. 78 a) đa dạng và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch....................................... .. 78 b) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh............ .. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ .. 83 - ix - DANH MỤC BẢNG Biểu 2.3. hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter ............................................. 13 Biểu 3.2: Mô hình ma trận EFE [11] ........................................................................ 24 Biểu 4.1. PMa trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................... 51 Biểu 4.4. Ma trận đánh giá tác động các yếu tố bên ngoài Công ty ......................... 53 Biểu 4.5. Hiện trạng cơ sở lƣu trú của Hoằng Hóa giai đoạn 2011-2015 ................. 54 Biểu 4.6: Trình độ lao động ngành kinh tế du lịch (2011- 2015) ............................. 57 Biểu 4.7: Vốn đầu tƣ phát triển vào Hoằng Hóa giai đoạn 2011-2015 .................... 58 Biểu 4.8. Khách du lịch đến Hoằng Hóa (2011-2015).............................................. 59 Biểu 4.9: Doanh thu du lịch Thanh Hoá (2011-2015) .............................................. 61 Biểu 4.10. Ma trận IFE của Khu du lịch Hải Tiến .................................................... 62 Biểu 4.11. Ma trận SWOT của Khu du lịch Hải Tiến. .............................................. 67 Biểu 4.12. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lƣợc S-O ................................................. 68 Biểu 4.13. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lƣợc S-T .................................................. 70 Biểu 4.14. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lƣợc W-O ................................................ 71 Biểu 4.15. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lƣợc W-T ................................................ 72 -x- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 13 Hình 3.1: Ma trận SWOT [11] 25 Hình 2.1. Vị trí huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá 36 Biểu 4.1. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá 39 Biểu đồ 4.1.Tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai doạn 2010-2015 45 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2006-2015 46 Biểu đồ 4.3: Tình hình đầu tƣ cơ sở lƣu trú và số phòng nghỉ ở Hoằng Hóa từ năm 2011-2015 55 Biểu đồ 4.5. Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch của huyện giai đoạn 2011-2015 60 Biểu đồ 4.6. Cơ cấu doanh thu năm 2015 61 - xi - CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Đối với Việt Nam, du lịch là một trong những ngành có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc thực hiện Chiến lƣợc kinh doanh du lịch, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch, các chƣơng trình, kế hoạch, đề án, dự án đƣợc triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc. Hệ thống quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng tới địa phƣơng không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nƣớc về du lịch. Thanh Hoá là một tỉnh giàu tài nguyên du lịch, cả về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn với những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đẹp. Du lịch Thanh Hoá đã sớm hình thành và đồng hành cùng du lịch cả nƣớc phục vụ cho hàng chục nghìn lƣợt khách quốc tế, chuyên gia nƣớc ngoài đến công tác và làm việc tại Thanh Hoá. Du lịch phát triển đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho các tầng lớp dân cƣ, nâng cao dân trí, cải thiện môi trƣờng sinh thái, tăng thêm vẻ đẹp bộ mặt cảnh quan đô thị và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Khu du lịch Hải Tiến thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa là khu du lịch sinh thái biển mới hình thành ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá). Nơi đây đƣợc biết tới với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết. Định hƣớng kinh doanh Khu du lịch Hải Tiến trong những năm tới là tập trung phát triển du lịch theo hƣớng có chất lƣợng, có thƣơng hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ƣu nguồn lực và lợi thế của tỉnh. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trƣng và chất lƣợng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc. Tuy nhiên, trong thời gian qua Khu du lịch chƣa có chiến lƣợc kinh doanh, mới chỉ có kế hoạch hoạt động hàng năm. Để phát triển ngành du lịch huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá là một huyện với lợi thế du lịch gắn với khu du lịch Hải Tiến. Trong thời gia tới để phát triển một cách bền vững đòi hỏi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh nhằm xây dựng một lộ trình phát -1- triển và hƣớng đi đúng là một vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay. Với những lý do trên đây, cùng với sự ham thích và mong muốn đóng góp vào công tác phát triển vào ngành du lịch của huyện Hoằng Hoá nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung, tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Vận dụng những lý thuyết về hoạch định chiến lƣợc để phân tích đánh giá thực trạng môi trƣờng nội bộ và tác động môi trƣờng bên ngoài đến quá trình kinh doanh Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá nhằm Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. - Đánh giá, phân tích thực trạng hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho Khu du lịch Hải Tiến - Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của Khu du lịch Hải Tiến 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh? - Thực trạng kinh doanh của Khu du lịch Hải Tiến 2013-2015 và các yếu tố môi trƣờng tác động đến chiến lƣợc kinh doanh? - Chiến lƣợc kinh doanh Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 sẽ đƣợc hoạch định nhƣ thế nào? và những giải pháp nào để thực hiện chiến lƣợc đƣợc lựa chọn? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Những luận cứ khoa học và thực tiễn để Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh du lịch,toàn bộ hoạt động kinh doanh của khu du lịch: Tổng giám, giám đốc tài chính -2- nhân viên phòng kinh doanh, và nhân viên các phòng ban trong khu du lịch , du khách . - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Hệ thống ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá + Thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thời kỳ 2013-2015 nhằm đề xuất định hƣớng và Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh du lịch đến năm 2020 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận cho chiến lƣợc kinh doanh ở Việt Nam. - Góp phần hệ thống hoá cơ cở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là tài liệu tham khảo danh cho Khu du lịch Hải Tiến và các công ty trong việc Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh. Ngoài ra là nơi đảm bảo chất lƣợng về mọi mặt cho du khách xa đến nới đây du lịch . 6. Kết cấu của luận văn Chƣơng 1. Mở đầu Chƣơng 2. Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan Chƣơng 3. phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị -3- Chƣơng 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Đặc điểm, khái niệm, đặc điểm nền du lịch 2.1.1. Khái niệm về du lịch Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trƣờng sống thƣờng xuyên của con ngƣời và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm. Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nhƣ vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao. 2.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phƣơng, một cơ sở nào đó mà du khách đến hƣởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo. -4- Quan điểm kinh tế hiện đại cho rằng sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm phi hình thể và sản phẩm hình thể vì đây là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời đi du lịch. Cho nên sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng phong phú, luôn phát triển đổi mới theo sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, lãnh thổ. Nhƣ vậy sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết tạo thành, làm thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch dựa trên cơ sở là nhu cầu của khách du lịch, khai thác điểm mạnh của khách thể du lịch (danh lam thắng cảnh,...), từ đó đáp ứng tốt nhu cầu của chủ thể du lịch (khách du lịch). - Những nét đặc trưng của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một loại hàng hoá đặc biệt, bao gồm những thành phẩm hiện hữu và không hiện hữu do con ngƣời tạo ra. Vì thế, nếu chúng ta xem sản phẩm du lịch đơn thuần hiện hữu nhƣ tour du lịch, quà lƣu niệm hay những dịch vụ kèm theo nhƣ nhà hàng khách sạn…thì rất phiến diện. Sản phẩm du lịch còn là những giá trị vô hình cũng do chính con ngƣời tạo ra nhƣ thái độ phục vụ, phong cách phục vụ…của đội ngũ những ngƣời làm du lịch, sản phẩm du lịch phụ thuộc vào cảm nhận và tính chủ quan của du khách. Việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Sản phẩm du lịch thì không thể hoán chuyển để thoả mãn nhu cầu của du khách, khách du lịch phải luôn tìm đến những khu vực có sản phẩm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải không ngừng sáng tạo, cải tiến, phát triển các loại sản phẩm dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. 2.1.3. Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch đƣợc ngành du lịch khai thác mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo -5- của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Du lịch là một ngành có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phƣơng. Số lƣợng tài nguyên vốn có, chất lƣợng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn của một địa phƣơng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phƣơng đó. - Những đặc điểm của tài nguyên du lịch Khối lƣợng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ, nghỉ ngơi, du lịch. Thời gian khai thác xác định tính mùa vụ của du lịch và nhịp điệu của dòng khách. Tính bất biến về mặt lãnh thổ của đa số các loại tài nguyên tạo nên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó. Vốn đầu tƣ tƣơng đối thấp, chi phí sản xuất không cao, xây dựng tƣơng đối nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cũng nhƣ khả năng sử dụng độc lập từng loại tài nguyên. Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quy định về sử dụng một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao. 2.1.4. Vị trí, vai trò của kinh doanh du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, đóng góp quan trọng cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế, làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ, góp phần tích cực trong việc cân -6- bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cƣ, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân, mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền trong nƣớc và nƣớc ngoài, điều tiết phân phối lại thu nhập, tăng cơ hội việc làm cho ngƣời lao động, khôi phục các làng nghề thủ công và lễ hội truyền thống có nguy cơ bị mai một, phát huy đƣợc thuần phong mỹ tục, giải quyết nạn thất nghiệp và giảm bớt tình trạng đói nghèo, góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn đƣợc chỉnh trang sạch đẹp hơn. Du lịch là một ngành đƣợc mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” đã giúp nhiều quốc gia có nguồn thu ngoại tệ hàng tỷ USD mỗi năm, bởi du lịch là hoạt động xuất khẩu hiệu quả nhất. Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch đƣợc thể hiện chỗ Du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” rất hiệu quả những dịch vụ, hàng hoá công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ,…với giá bán lẻ cao hơn giá bán buôn thông qua con đƣờng du lịch. Du lịch không chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch. Đó là danh lam thắng cảnh, giá trị di tích lịch sử - văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán…Sản phẩm này không bị mất đi qua mỗi lần đƣa ra thị trƣờng mà uy tín ngày càng tăng khi chất lƣợng dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu của du khách. Trong môi trƣờng phát triển kinh tế hội nhập cùng với xu hƣớng thay đổi cơ cấu nền kinh tế trên thế giới hiện nay, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng lên trong GDP. Du lịch là một trong những ngành kinh doanh dịch vụ có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ cao hơn so với các ngành kinh tế khác xét về hiệu quả vốn đầu tƣ. Mặt khác du lịch cũng là ngành đƣợc khuyến khích và thu hút vốn đầu tƣ, bởi vì vốn đầu tƣ bỏ ra tƣơng đối thấp hơn so với các ngành công nghiệp, điện năng, giao thông vận tải,…mà khả năng hoàn vốn nhanh, lợi nhuận cao. Du lịch góp phần kích thích sự tăng trƣởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn. -7- Du lịch góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phƣơng thông qua việc thu thuế các cơ sở và hoạt động trên địa bàn. Du lịch phát triển làm cho nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tăng lên, góp phần mở ra thị trƣờng tiêu thụ tại chỗ các loại hàng hoá dịch vụ này. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu thị trƣờng, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, kinh doanh các ngành kinh tế khác. Ngoài những ảnh hƣởng tích cực nhƣ phân tích ở trên, thì phát triển du lịch cũng có những tác động tiêu cực nhƣ gây ra các xung đột do sự khác nhau về lối sống của du khách và ngƣời dân bản địa, xung đột trong nội bộ cộng đồng hoặc giữa các cộng đồng với nhau do quyền lợi kinh tế cũng là các nguy cơ tiềm tàng. Mặt trái khác của phát triển du lịch là hiện tƣợng gia tăng các tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, cƣớp giật, móc túi, ăn xin, chèo kéo khách mua hàng, mê tín dị đoan, cờ bạc…Giá cả hàng hoá và dịch vụ ở địa phƣơng ngày càng tăng cao, kéo theo sự gia tăng giá nhà đất và các dịch vụ đi kèm nhƣ nƣớc, năng lƣợng, xử lý rác thải.... Nhu cầu lao động tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lao động di cƣ, xuất hiện nhiều hơn các công việc thời vụ có kỹ năng và thu nhập thấp. Việc gia tăng các dịch vụ du lịch làm tăng sức ép lên các nguồn tài nguyên đất, nƣớc, năng lƣợng...làm giảm diện tích đất nông - lâm nghiệp do việc xây dựng các khách sạn, khu nghỉ mát... 2.2. Lý thuyết liên quan 2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển của DN 2.2.1.1 Khái niệm chiến lược phát triển của DN * Khái niệm về chiến lƣợc Thuật ngữ chiến lƣợc có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp và đƣợc sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn đƣợc đƣa ra trên cơ sở tin chắc cái gì đối phƣơng có thể làm, thông thƣờng ngƣời ta hiểu chiến lƣợc là kế hoạch và nghệ thuật chỉ huy quân sự. Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển Tiếng Việt đã viết: Chiến lƣợc là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Nhƣ vậy trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lƣợc nói chung đã đƣợc coi nhƣ một nghệ thuật chỉ huy để giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh [20]. -8-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan