Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh hưng thịnh đến năm 2016 và địn...

Tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh hưng thịnh đến năm 2016 và định hướng đến 2020

.PDF
100
298
67

Mô tả:

Header Page 1 of 126. HỌ VÀ TÊN: ĐỖ TẤT THẮNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐỖ TẤT THẮNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH ĐẾN 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Ngành Quản trị kinh doanh KHOÁ: 2011 - 2013 Hà Nội – Năm 2013 Footer Page 1 of 126. Header Page 2 of 126. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐỖ TẤT THẮNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH ĐẾN 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Ngành Quản trị kinh doanh NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. Nguyễn Ngọc Điện Hà Nội – Năm 2013 Footer Page 2 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 3 of 126. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo và số liệu từ Công ty TNHH Hưng Thịnh, không sao chép của bất kỳ luận văn nào trước đó. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn này./. Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Đỗ Tất Thắng Footer Page 3 of 126. Đỗ Tất Thắng -I- Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 4 of 126. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa kinh tế và quản lý, trung tâm sau Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Thịnh, bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn này. Đặc biệt em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện - giảng viên khoa kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song khả năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận văn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý trân thành của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Đỗ Tất Thắng Footer Page 4 of 126. Đỗ Tất Thắng -II- Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 5 of 126. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................... I LỜI CẢM ƠN........................................................................................... II DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................... VI DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................... VII PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………... VIII Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH.......................................................................... 1 1.1. Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh.................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh........................ 1 1.1.2. Quản trị Chiến lược....................................................................... 2 1.1.2.1. Định nghĩa về quản trị chiến lược........................................... 2 1.1.2.2. Mô hình quản trị chiến lược.................................................... 3 1.1.2.3. Ý nghĩa của việc quản trị chiến lược....................................... 4 1.1.2.4. Vai trò của quản trị chiến lược............................................... 5 1.1.3. Hoạch định chiến lược................................................................... 5 1.1.3.1. Định nghĩa về hoạch định chiến lược...................................... 5 1.1.3.2. Mục đích và ý nghĩa của hoạch định chiến lược..................... 6 1.1.4. Các cấp của quản trị chiến lược.................................................... 6 1.2. Các bước của quá trình quản trị chiến lược................................... 8 1.2.1. Phân tích môi trường..................................................................... 9 1.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô..................................................... 10 1.2.1.2. Phân tích môi trường tác nghiệp............................................. 12 1.2.1.3. Phân tích môi trường bên trong.............................................. 18 1.2.2. Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu................................... 22 1.2.2.1. Khái niệm chức năng nhiệm vụ............................................... 22 1.2.2.2. Mục tiêu................................................................................... 23 1.2.3. Phân tích và lựa chon chiến lược................................................... 23 1.2.3.1. Chiến lược cấp công ty............................................................ 24 1.2.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh........................................... 26 1.2.3.3. Chiến lược bộ phận chức năng............................................... 27 1.2.3.4. Quy trình lựa chọn chiến lược................................................. 27 1.3. Các công cụ phục vụ hoạch định chiến lược................................... 29 1.3.1. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh......................................... 30 Footer Page 5 of 126. Đỗ Tất Thắng -III- Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 6 of 126. 1.3.2. Ma trận cơ hội, ma trận nguy cơ................................................... 1.3.2.1. Ma trận cơ hội......................................................................... 1.3.2.2. Ma trận nguy cơ...................................................................... 1.3.3. Ma trận SWOT.............................................................................. 1.3.4. Ma trận BCG................................................................................. 1.3.5. Ma trận Mc. Kinsey – GE............................................................. 1.3.6. Ma trận QSPM.............................................................................. KẾT LUẬN CHƯƠNG I………………………………………………. Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH…………………………………………………………. 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Hưng Thịnh……………………… 2.1.1. Giới thiệu về Công ty…………………………………………… 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty……………………………… 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty…………………………….. 2.2. Một số kết quả kinh doanh của Công ty từ 2010 – 2012……….... 2.3. Đánh giá khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2012…………………………………………………… 2.3.1. Về hoạt động sản xuất…………………………………………... 2.3.2. Về tiêu thụ sản phẩm……………………………………………. 2.3.3. Về hoạt động Tài chính…………………………………………. 2.4. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Thịnh………………………… 2.4.1. Công tác quản trị chiến lược……………………………………. 2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị chiến lược……….. KẾT LUẬN CHƯƠNG II……………………………………………… Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HƯNG THỊNH ĐẾN 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020……………………………………………………………….. 3.1. Định hướng phát triển…………………………………………….. 3.1.1. Định hướng phát triển của ngành giấy Việt Nam………………. 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Hưng Thịnh………………... 3.2. Phân tích cơ sở cho hoạch định chiến lược……………………… 3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô……………………………………... 3.2.1.1. Phân tích môi trường kinh tế………………………………... 3.2.1.2. Ảnh hưởng các yếu tố chính trị, pháp luật………………… Footer Page 6 of 126. Đỗ Tất Thắng -IV- Luận văn thạc sĩ 30 31 32 33 34 36 37 39 40 40 40 41 42 44 45 45 45 46 46 46 47 49 50 50 50 51 51 51 51 56 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 7 of 126. 3.2.1.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ……………………… 3.2.1.4. Ảnh hưởng của xã hội………………………………………. 3.2.1.5. Các yếu tố quốc tế hoá – Toàn cầu hoá…………………….. 3.2.2. Phân tích môi trường ngành…………………………………….. 3.2.2.1. Phân tích áp lực khách hàng……………………………….. 3.2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh………………………………... 3.2.2.3. Phân tích áp lực từ nhà cung cấp…………………………… 3.2.2.4. Phân tích áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế…………. 3.2.2.5. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn……………………….. 3.2.3. Phân tích các yếu tố bên trong của Công ty…………………….. 3.2.3.1. Hoạt động Marketting………………………………………. 3.2.3.2. Hoạt động Tài chính………………………………………… 3.2.3.3. Hoạt động sản xuất và nghiên cứu phát triển………………. 3.2.3.4. Nguồn nhân lực……………………………………………... 3.2.3.5. Về tổ chức quản lý chung…………………………………… 3.2.4. Ma trận cơ hội…………………………………………………... 3.2.5. Ma trận nguy cơ…………………………………………………. 3.2.6. Bảng phân tích SWOT………………………………………….. 3.2.7. Dự báo về thị trường giấy Việt Nam đến 2016…………………. 3.3. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020…………………………… 3.3.1. Chức năng nhiệm vụ…………………………………………….. 3.3.2. Mục tiêu…………………………………………………………. 3.4. Lựa chon chiến lược tại Công ty Hưng Thịnh đến 2016………… 3.4.1. Phân tích QSPM nhóm chiến lược S- O………………………… 4.4.2. Lựa chọn chiến lược...................................................................... 3.5. Xây dựng các chiến lược chức năng................................................ 3.5.1. Chiến lược Tài chính..................................................................... 3.5.2. Chiến lược Marketting.................................................................. TỔNG KẾT CHƯƠNG III...................................................................... KẾT LUẬN............................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHỤ LỤC Footer Page 7 of 126. Đỗ Tất Thắng -V- Luận văn thạc sĩ 57 57 58 59 59 59 60 61 61 62 62 63 64 66 68 70 71 72 73 75 75 75 76 77 78 78 78 80 85 86 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 8 of 126. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh........................................ Bảng 1.2. Ma trận phân tích SWOT............................................................. Bảng 2.1. Tóm tắt kết quả kinh doanh từ 2010-2012.................................. Bảng 3.1. Bảng tổng hợp tốc độ tăng trưởng GDP từ 2010-2012............... Bảng 3.2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 2010-2012................................ Bảng 3.3. Lãi suất tiền gửi của Việt Nam từ 2010-2013............................. Bảng 3.4. Tỷ giá hối đoái giữa USD?VNĐ từ 2010-2013........................... Bảng 3.5. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ 2009-2013............................ Bảng 3.6. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 2009-2012… Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các yếu tố môi trường vĩ mô............................... Bảng 3.8. Đánh giá vị thế cạnh tranh của công ty Hưng Thịnh với đối thủ cạnh tranh Công ty TNHH Đại An.............................................................. Bảng 3.9. Giá một số nguyên vật liệu đầu vào của Công ty........................ Bảng 3.10. Bảng tổng hợp môi trường ngành của Công ty......................... Bảng 3.11. Tổng hợp một số chỉ tiêu của Công ty Hưng Thịnh năm 20102012.............................................................................................................. Bảng 3.12. Phân loại lao động theo trình độ.............................................. Bảng 3.13. Phân loại lao động theo độ tuổi............................................... Bảng 3.14. Tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong............................. Bảng 3.15. Ma trận SWOT rút gọn của công ty Hưng Thịnh.................... Bảng 3.16. Dự báo tăng trưởng Giấy đến 2016......................................... Bảng 3.17. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2013-2016........... Bảng 3.18. Phân tích QSPM nhóm chiến lược S-O................................... Bảng 3.19. Mục tiêu chỉ số Tài chính đến 2016........................................ Bảng 3.20. Lượng vốn cần bổ sung từ 2013-2016..................................... Bảng 3.21. Dự tính mở thêm đại lý bán sản phẩm tại thị trường truyền thống............................................................................................................. Bảng 3.22. Mở các đại lý tại thị trường mới................................................ Bảng 3.23. Ước bổ sung về lao động đến 2016........................................... Bảng 3.24. Ước chi phí cho chiến lược Marketting..................................... Footer Page 8 of 126. Đỗ Tất Thắng -VI- 30 33 44 51 53 53 54 55 56 58 60 60 62 63 66 67 69 72 73 76 77 79 79 83 83 84 84 Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 9 of 126. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình quản trị chiến lược...................................................... 3 Hình 1.2. Các bước chủ yếu của quá trình hoạch định chiến lược............ 8 Hình 1.3. Định nghĩa và mối quan hệ giữa các cấp độ môi trường........... 9 Hình 1.4. Các yếu tố môi trường ngành................................................... 13 Hình 1.5. Ma trận nội dung và ưu thế cạnh tranh của Porter..................... 26 Hình 1.6. Ma trận cơ hội............................................................................ 31 Hình 1.7. Ma trận nguy cơ......................................................................... 32 Hình 1.8. Ma trận BCG.............................................................................. 35 Hình 1.9. Ma trận Mc. Kinsey (GE).......................................................... 36 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Hưng Thịnh........................................... 42 Hình 2.2. Doanh thu của Công ty Hưng Thịnh từ 2010-2012................... 44 Hình 2.3. Lợi nhuận sau thuế của Công ty Hưng Thịnh từ 2010-2012..... 44 Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 2010-2012.............. 52 Hình 3.2. Tốc độ lạm phát của Việt Nam từ 2010-2012........................... 53 Hình 3.3. Lãi suất tiền gửi ngân hàng........................................................ 54 Hình 3.4. Tỷ giá hối đoái giữa USD?VNĐ từ 2010-2013......................... 54 Hình 3.5. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ 2009-2013.......................... 55 Hình 3.6. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam từ 2009-2012.. 56 Hình 3.7. Giá một số nguyên vật liệu đầu vào của Công ty...................... 61 Hình 3.8. Sơ đồ kênh phân phối một cấp của công ty............................... 63 Hình 3.9. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm............................................ 65 Hình 3.10. Ma trận cơ hội áp dụng cho công ty........................................ 70 Hình 3.11. Ma trận nguy cơ áp dụng cho công ty...................................... 71 Hình 3.12. Dự báo tăng trưởng về thị trường giấy Việt Nam đến 2016............................................................................................................ 74 Hình 3.13. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2013-2016.......... 76 Hình 3.14. Chỉ số ROA và ROE................................................................ 79 Hình 3.15. Lượng vốn hàng năm cần bổ sung từ 2013-2016.................... 80 Footer Page 9 of 126. Đỗ Tất Thắng -VII- Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 10 of 126. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, đối với một doanh nghiệp nói chung để có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững trong tuơng lai thì việc xác định chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Những chiến lược kinh doanh dài hạn này nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và được vạch ra dựa trên sự phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong cùng những phương pháp đánh giá chuyên môn khác. Đây là một công việc đòi hỏi sự đầu tư đúng mức và những nguời thực hiện cần nắm rõ tình hình của doanh nghiệp cũng như những yếu tố bên ngoài tác động vào doanh nghiệp. Từ đó mới có được những thông tin chính xác để thực hiện việc phân tích và đưa ra các chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp. Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên ngành giấy cũng đã và đang phát triển khá mạnh. Có nhiều doanh nghiệp đã gia nhập vào ngành này, vì vậy sức cạnh tranh của ngành ngày một khốc liệt. Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Thịnh chuyên sản xuất các sản phẩm giấy vở, tem nhãn nhãn mác và sản xuất kinh doanh các sản phẩm về in ấn. Trong những năm qua, Công ty có những tăng trưởng và vị thế nhất định của Tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, Công ty đang đứng trước những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu giảm sút. Nguyên nhân cơ bản là do Công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh một cách cụ thể và chi tiết. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty vào giai đoạn này, trong khuôn khổ thời hạn và quy định của chương trình, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lược Footer Page 10 ofĐỗ 126. Tất Thắng -VIII- Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 11 of 126. kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020” để nghiên cứu với mong muốn đóng góp phần nào những kiến thức đã được đào tạo nhằm ứng dụng vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hoá những cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung và kinh doanh sản phẩm đặc thù nói riêng. - Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty TNHH Hưng Thịnh. - Hoạch định chiến lược cụ thể cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020 dựa vào những thông tin, dữ liệu thu được. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Hưng Thịnh. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Thịnh trong những năm gần đây (2010 – 2012). Nghiên cứu các vấn đề có liên quan tác động đến ngành Giấy Việt Nam nói chung và của Công ty Hưng Thịnh nói riêng, từ đó Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp đánh giá để xác định các yếu tố thích hợp khi thiết lập chiến lược kinh doanh cho Công ty. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu: - Tập hợp cơ sở lý luận và quá trình quản trị chiến lược, áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Footer Page 11 ofĐỗ 126. Tất Thắng -IX- Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh Header Page 12 of 126. - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty TNHH Hưng Thịnh. - Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến năm 2016 và định hưóng 2020. 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược trong kinh doanh Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị chiến lược tại Công ty TNHH Hưng Thịnh. Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Hưng Thịnh đến 2016 và định hướng đến 2020. Footer Page 12 ofĐỗ 126. Tất Thắng -X- Luận văn thạc sĩ Header Page 13 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh ------------------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH 1.1. Các khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược trong kinh doanh: 1.1.1. Khái niệm chung về chiến lược trong kinh doanh: Chiến lược là thuật ngữ, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, được dùng trong lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Ngày nay thuật ngữ chiến lược được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nhưng có thể hiểu: “Chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến mục tiêu đó”. Về chiến lược kinh doanh: Thuật ngữ chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh được các chuyên gia kinh tế đưa ra như sau: - Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston thì: “Chiến lược kinh doanh là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. - Theo giáo sư Alfred Chandler thuộc đại học Havard định nghĩa: “Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, cách lựa chọn phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu đó”. - Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược kinh doanh là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng danh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn mạnh “không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi”. ===================================================== Footer Page 13 ofĐỗ 126. Tất Thắng -1Luận văn thạc sĩ Header Page 14 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh ------------------------------------------------------------------------------------------ Theo Alain Thretaet: “Chiến lược kinh doanh đó là việc xác định các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản”. - Theo Micheal E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Từ các quan điểm trên ta có thể hiểu: “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn con đường đi đến tương lai cho doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra dựa trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp”. 1.1.2. Quản trị chiến lược: 1.1.2.1. Định nghĩa về quản trị chiến lược: có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chiến lược: Theo Alfred Chander: “Quản trị chiến lược là tiến trình xây dựng các mục tiêu cơ bản và dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo Fred R. David: “ Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra”. Theo John Pearce II & Richard B.Robison: “Quản trị chiến lược là một hệ các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”. Một khái niệm về quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi và được nhiều nhà kinh tế chấp nhận: “Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu đó” hoặc “Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức”. ===================================================== Footer Page 14 ofĐỗ 126. Tất Thắng -2Luận văn thạc sĩ Header Page 15 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh -----------------------------------------------------------------------------------------Trong khuân khổ luận văn này, dựa trên quan điểm của Garry D.Smith và các cộng sự, tác giả dùng định nghĩa sau để làm cơ sở: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”. 1.1.2.2. Mô hình quản trị chiến lược: Mô hình 1.1 là mô hình quản lý chiến lược cơ bản, trong đó được bố trí các phần chủ yếu của quy trình quản lý chiến lược. Mỗi lĩnh vực chủ yếu này được cụ thể như sau: Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược Phân tích môi trường Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá và kiểm tra thực hiện (Nguồn: Garry D. Smith – Danny R. Arnold – Boby R. Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2007) ===================================================== Footer Page 15 ofĐỗ 126. Tất Thắng -3Luận văn thạc sĩ Header Page 16 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh -----------------------------------------------------------------------------------------1.1.2.3. Ý nghĩa của quản trị chiến lược: Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Quản trị chiến lược như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính nỗ lực và khả năng của chính các tổ chức đó. Nó thực sự là một sản phẩm của khoa học quản lý, bởi lẽ nếu các tổ chức xây dựng được một quá trình quản trị tốt, họ sẽ có một chỗ dựa tốt để tiến lên phía trước. Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng cho môi trường nó hoạt động (thay vì chỉ phản ứng lại một cách yếu ớt), và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát môi trường, vượt khỏi những gì thiên kiến. Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người những nhận thức hết sức quan trọng. Mục tiêu chủ yếu của quá trình này chính là đạt được sự thấu hiểu và cam kết thực hiện cả trong ban giám đốc cũng như trong đội ngũ người lao động. Vì lẽ đó, lợi ích quan trọng nhất mà quản trị chiến lược đem lại chính là sự hiểu thấu đáo, và kế đó là sự cam kết thực sự. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy, họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp. Họ sẽ tự cam kết ủng hộ nó. Người lao động và ban giám đốc sẽ trở nên năng động lạ thường và họ hiểu, ủng hộ những việc, sứ mệnh các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp giúp cho mọi người tăng thêm sức lực và nhờ đó họ phát huy hết những phẩm chất và năng lực cá nhân của mình, đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp. Quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp, những người quản lý cũng như nhân viên có cách nhìn dài hạn và hướng thiện hơn, nó cũng có thể làm sống lại niềm tin vào chiến lược đang áp dụng hoặc chỉ ra sự cần thiết phải có sự sửa đổi. Quá trình quản trị chiến lược còn cung cấp cơ sở cho việc vạch ra và lý giải về nhu cầu cần có sự thay đổi cho ban giám đốc và mọi người trong công ty. Nó giúp cho họ nhìn nhận những thay đổi như là cơ hội mới chứ không phải mối đe dọa. ===================================================== Footer Page 16 ofĐỗ 126. Tất Thắng -4Luận văn thạc sĩ Header Page 17 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh -----------------------------------------------------------------------------------------1.1.2.4. Vai trò của quản trị chiến lược: - Giúp nhận dạng, sắp xếp ưu tiên và tận dụng các cơ hội; Đưa ra các cách nhìn thực tế về khó khăn của công tác quản trị; Đưa ra một đề cương cho việc phát triển đồng bộ các hoạt động và điều khiển. - Làm tối thiểu hoá các rủi ro; Giúp cho các quyết định chủ chốt phục vụ tốt hơn cho việc đề ra các mục tiêu; Giúp cho sự phân bổ tốt hơn thời gian và nguồn lực cho cơ hội đã được xác định. - Cho phép giảm thời gian và nguồn lực cần thiết để sửa đổi những lỗi lầm và các quyết định thời điểm; Tạo ra khung sườn cho mối liên hệ giữa các cá nhân trong nội bộ công ty. - Giúp kết hợp những hành vi đơn lẻ thành một nỗ lực chung; Cung cấp cơ sở cho việc làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân; Đem lại sự khuyến khích cho những suy nghĩ tiến bộ; Mang lại cách thức hợp tác, gắn bó, và hăng say trong việc xử lý các vấn đề cũng như các cơ hội. - Khuyến khích thái độ tích cực đối với sự thay đổi; Đem lại một mức độ kỷ luật và sự chính thức đối với công tác quản trị trong công ty. 1.1.3. Hoạch định chiến lược: 1.1.3.1 Định nghĩa về hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định. - Hoạch định chiến lược là đảm bảo sự thực hiện lâu dài những mục đích và mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp. - Hình thành chiến lược dựa trên cạnh tranh nội bộ thì không phải là hoạch định chiến lược kinh doanh. - Phân tích và định hướng chiến lược phải có tính chất lâu dài. ===================================================== Footer Page 17 ofĐỗ 126. Tất Thắng -5Luận văn thạc sĩ Header Page 18 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh ------------------------------------------------------------------------------------------ Hoạch định chiến lược kinh doanh được tiến hành trong toàn bộ công ty hoặc ít ra cũng là những bộ phận quan trọng nhất. - Năng lực và trách nhiệm của hoạch định chiến lược thuộc về những nhà quản lý cao nhất của Công ty. 1.1.3.2. Mục đích và ý nghĩa: Hoạch định chiến lược thực chất là hướng vào trả lời 4 câu hỏi quan trọng sau:  Hiện nay doanh nghiệp đang ở đâu?  Doanh nghiệp muốn đến đâu?  Doanh nghiệp sẽ đến đó bằng cách nào?  Làm thế nào để kiểm soát được tiến triển của doanh nghiệp? - Khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động, sáng tạo; ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tăng cường tính tập thể. Tăng vị thế cạnh tranh, cải thiện các tiêu trí về doanh thu, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên; đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh. - Phối hợp một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các hoạt động khác nhau. - Nhận thức rõ mục đích hướng đi, làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể. Nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai; thích nghi, giảm thiểu sự tác động xấu từ môi trường, tận dụng những cơ hội của môi trường khi nó xuất hiện. 1.1.4. Các cấp của quản trị chiến lược: Có 3 cấp quản trị chiến lược cơ bản, gồm: Chiến lược cấp Công ty, chiến lược cấp cơ sở kinh doanh và chiến lược cấp bộ phận chức năng. * Chiến lược cấp công ty: Đây chính là cấp chiến lược tổng quát nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược cấp công ty xác định ngành kinh doanh (hoặc các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành. Tại mỗi ngành kinh doanh, xác định đặc trưng, đề ra các chính sách phát triển và những trách nhiệm đối với cộng đồng của doanh nghiệp. ===================================================== Footer Page 18 ofĐỗ 126. Tất Thắng -6Luận văn thạc sĩ Header Page 19 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh -----------------------------------------------------------------------------------------Chiến lược cấp công ty hướng tới việc phối hợp các chiến lược kinh doanh trong mối tương quan với những mong đợi của người chủ sở hữu. Với một triển vọng dài hạn, chiến lược cấp công ty luôn hướng tới sự tăng trưởng và phát triển trong dài hạn, do vậy chiến lược cấp công ty được đề cập tới những thể thức khác nhau mà theo đó, ngành đang tăng trưởng, ổn định hoặc suy giảm. Có các chiến lược cấp công ty như sau: Các chiến lược tăng trưởng tập trung gồm: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm. - Các chiến lược phát triển hội nhập gồm: Chiến lược hội nhập ngược chiều (về phía sau), chiến lược hội nhập thuận chiều (về phía trước). - Các chiến lược đa dạng hoá gồm: Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm, chiến lược đa dạng hoá hàng ngang, chiến lược đa dạng hoá - hốn hợp. Chiến lược liên doanh, liên kết. - Chiến lược thu hẹp. * Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh: Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp dành được lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những sản phẩm thị trường cụ thể. Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh xác định từng cơ sở có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình như thế nào (và vì vậy góp phần hoàn thành chiến lược công ty) trong lĩnh vực của mình, liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (phân đoạn thị trường) cụ thể. Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh bao gồm các chiến lược sau: Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp. Chiến lược khác biệt hàng hoá. Chiến lược tập trung. ===================================================== Footer Page 19 ofĐỗ 126. Tất Thắng -7Luận văn thạc sĩ Header Page 20 of 126. Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Hưng Thịnh -----------------------------------------------------------------------------------------Chiến lược cấp bộ phận chức năng: Chiến lược cấp bộ phận chức năng nhằm tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Đây là chiến lược hướng đến cải thiện hiệu lực của các hoạt động cơ bản trong phạm vi công ty, liên quan tới việc từng bộ phận chức năng như (Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, công nghệ, Nghiên cứu và phát triển …). Các chức năng này phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo nên lợi thế cạnh tranh chung thông qua các khối cạnh tranh cơ bản đó là: Hiệu quả vượt trội, đáp ứng khách hàng vượt trội và cải tiến vượt trội. Như vậy, các chiến lược của ba cấp cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới thành công và đạt hiệu quả cao. 1.2. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược: Theo hình 1.1 là mô hình quản trị chiến lược. Để hoạch định chiến lược cần thực hiện 3 bước của mô hình 1.2 dưới đấy: Hình 1.2: Các bước chủ yếu của quá trình hoạch định chiến lược Phân tích môi trường Xác định nhiệm vụ và chiến lược Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược (Nguồn: Garry D. Smith – Danny R. Arnold – Boby R. Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2007) ===================================================== Footer Page 20 ofĐỗ 126. Tất Thắng -8Luận văn thạc sĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan