Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện gia lâm...

Tài liệu Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện gia lâm

.PDF
116
368
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHI LONG HÒA GIẢI CƠ SỞ QUA THỰC TIỄN Ở HUYỆN GIA LÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHI LONG HÒA GIẢI CƠ SỞ QUA THỰC TIỄN Ở HUYỆN GIA LÂM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tất Viễn Hà nội - 2012 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục 1 MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÒA GIẢI 8 CƠ SỞ 1.1. Xung đột xã hội và giải quyết xung đột xã hội bằng hòa giải 8 1.1.1. Xung đột xã hội và phương thức giải quyết xung đột xã hội 8 1.1.2. Triết lý hòa giải trong giải quyết tranh chấp, xích mích 10 1.2. Khái niệm, đặc điểm, phạm vi của hòa giải ở cơ sở 14 1.2.1. Khái niệm "hòa giải ở cơ sở" 14 1.2.2. Đặc điểm hòa giải ở cơ sở 20 1.2.3. Phạm vi hòa giải ở cơ sở 22 1.3. Khái quát thể chế hòa giải ở cơ sở ở Việt Nam 27 1.3.1. Thời kỳ trước năm 1945 27 1.3.2. Thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1998 30 1.3.3. Thời kỳ từ năm 1998 đến nay 35 1.4. Hòa giải của một số nước trong khu vực và kinh nghiệm đối với Việt Nam 41 1.4.1. Hòa giải ở Trung Quốc 41 1.4.2. Hòa giải ở Thái Lan 42 1.4.3. Hòa giải ở Singapore 44 3 1.4.4. Hòa giải ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 44 1.4.5. Hòa giải ở Nhật Bản 46 1.4.6. Những kinh nghiệm cho Việt Nam 48 Chương 2: 49 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 2.1. Những điều kiện lịch sử, văn hóa chi phối và ảnh hưởng đến hoạt động hòa giải của huyện Gia Lâm 49 2.2. Việc áp dụng các quy định về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm 55 2.2.1. Những quy định chung về hòa giải ở cơ sở 55 2.2.2. Những quy định của thành phố Hà Nội 61 2.2.3. Những quy định của huyện Gia Lâm 65 2.3. Thực trạng về tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm và những vấn đề đang đặt ra 66 2.3.1. Về tổ chức thực hiện hòa giải cơ sở trên địa bàn huyện 66 2.3.2. Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn 71 2.3.3. Đánh giá chung 78 2.3.3.1. Kết quả 78 2.3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 79 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT 83 LƯỢNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 3.1. Phương hướng 84 3.1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về hòa giải, xác định đó là một định chế xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở 84 3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp huyện và 84 4 đội ngũ cán bộ tư pháp xã, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở 3.1.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải 85 3.1.4. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp của chính quyền với các đoàn thể, tổ chức chính trị trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở 86 3.2. Giải pháp 87 3.2.1. Hoàn thiện thể chế pháp lý về hòa giải ở cơ sở 87 3.2.2 Những giải pháp khác 92 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 110 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ. Các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột xã hội có chiều hướng gia tăng với những diện mạo mới, đòi hỏi phải được giải quyết bằng những phương thức thích hợp. Hòa giải ở cơ sở là một trong những hình thức góp phần giải quyết hài hòa và có hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp đó. Hòa giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Công tác hòa giải ở cơ sở góp phần giữ ổn định trật tự xã hội, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa hàng xóm, láng giềng, giữa những người thân trong gia đình, dòng họ nhờ được kịp thời can thiệp, dàn xếp của những cán bộ hòa giải mà giải tỏa được những bức xúc, giữ được "tình làng, nghĩa xóm" và sự bình yên trong mỗi mái ấm gia đình. Hơn nữa việc thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ có tác dụng tích cực trong việc xây dựng xã hội bình yên, giàu mạnh, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân. Tại lớp tập huấn cán bộ tư pháp toàn quốc năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Các cô, các chú xét xử đúng là tốt, nhưng không phải xét xử thì càng tốt hơn". Hiểu đúng và đầy đủ lời dạy của Người thì hòa giải có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và cộng đồng dân cư. Hòa giải có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hướng dẫn các bên có xích mích, va chạm hay tranh chấp trở lại trạng thái quan hệ bình thường, tránh việc nhỏ trở thành việc lớn trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện với tinh thần "chín bỏ làm mười", nhằm hướng tới sự đoàn kết gắn bó bền vững, lâu dài trong mỗi cộng 6 đồng dân cư và toàn xã hội. Vấn đề này đã được Đảng ta quan tâm và đã có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, được thể hiện rõ trong Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa VII) đó là: "Coi trọng vai trò hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở". Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, tại Điều 127 quy định: "Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" [46]. Hòa giải ở cơ sở thể hiện tính dân chủ trong giải quyết tranh chấp; thông qua hòa giải ở cơ sở nhân dân thể hiện làm chủ của trong quá trình giải quyết các tranh chấp, xây dựng và củng cố tình làng, nghĩa xóm, góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật và những vấn đề bức xúc dễ dẫn đến "điểm nóng". Với phương châm giải quyết "thấu tình, đạt lý", hòa giải cơ sở là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình, giữa đạo đức và pháp luật, là phương thức thể hiện dân chủ và sự thể hiện tư tưởng "lấy dân làm gốc". Quá trình tổ chức thực hiện công tác hòa giải trên phạm vi cả nước, trong đó có địa bàn huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) cho thấy ở những xã, thị trấn nào làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những "điểm nóng" về khiếu kiện. Vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở quan trọng như vậy, song thể chế pháp lý, cơ chế, chính sách cho tổ chức, hoạt động hòa giải còn nhiều bất cập. Thực tế tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và trong phạm vi huyện Gia Lâm nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề trên cả 7 phương diện lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở từ đó đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết, góp phần thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, duy trì, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng quê hương Gia Lâm dân chủ, văn minh, giàu đẹp. Là một cán bộ của huyện Gia Lâm, có nhiều năm gắn bó với công tác hòa giải ở cơ sở, tác giả nhận thấy những giá trị to lớn mà công tác hòa giải đã mang lại. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, được sự gợi ý của Khoa Luật và Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hòa giải cơ sở - qua thực tiễn ở huyện Gia Lâm" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, cụ thể: "Một số tham luận và kinh nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở năm 1996" của Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (1997), "Công tác hòa giải ở cơ sở" do Luật gia Nguyễn Đình Hảo chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997), "Vì hạnh phúc của mọi nhà" do Phó tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Oánh và Luật gia Trần Thị Quốc Khánh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, nội dung mới chỉ đề cập những vấn đề về thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, chưa đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận của công tác hòa giải ở cơ sở. Ngoài ra, còn một số sách hướng dẫn về nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở mới chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở với tính chất hướng dẫn nghiệp vụ chứ không đi vào nghiên cứu thực trạng, 8 phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về lĩnh vực hòa giải ở cơ sở như: "Hướng dẫn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở (tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn)" - Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, năm 2000 do Tiến sĩ Dương Thanh Mai chủ biên, "Công tác hòa giải ở cơ sở" - Bộ tài liệu tập huấn thống nhất về công tác hòa giải ở cơ sở dành cho cán bộ tư pháp và các hòa giải viên do Bộ Tư pháp xây dựng trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010" do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Thụy Điển (Sida), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Na Uy và Chính phủ Ai Len tài trợ. Một số cuốn sách khác chỉ đề cập đến một khía cạnh con người của công tác hòa giải ở cơ sở như: cuốn "Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở", trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010", Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005, cuốn "Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật" do Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội ấn hành năm 2006,... Một số nhà nghiên cứu về xã hội học cũng có những công trình nghiên cứu liên quan đến hòa giải ở cơ sở như Giáo sư Tương Lai với bài viết "Đồng thuận xã hội" trên Tạp chí Tia sáng, tháng 11 năm 2005; tác giả Nguyễn Thị Lan với bài viết "Đồng thuận xã hội và việc xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay" đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 6 năm 2006; các bài viết của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Dũng về "Giải quyết xích mích trong nhóm gia đình: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính", "Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính", "Hòa giải ở nông thôn miền Bắc Việt Nam (giả thuyết dành cho một cuộc nghiên cứu)" đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 4 năm 2001, số 1 và số 3 năm 2002. 9 Một số các bài viết trong Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 7 năm 2006 về công tác hòa giải ở Hải Phòng mới chỉ đề cập đến thực tiễn công tác hòa giải như kết quả, một số tồn tại cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả và chỉ trong phạm vi một địa bàn nhất định. Còn đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài, cũng đã có những công trình nghiên cứu, khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp về hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam với tư cách là một phương thức giải quyết xung đột xã hội dưới dạng những tranh chấp, xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư, hoặc cũng có thể coi hòa giải là một khía cạnh của đời sống xã hội dân sự truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đó là các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả về "Đánh giá xã hội dân sự ở Việt Nam"; Dự án điều tra của Viện Xã hội học Viện Khoa học xã hội Việt Nam; hoặc là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc về vấn đề này. Tuy nhiên đến nay chưa có những công trình nghiên cứu nào về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm. Do đó, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và việc áp dụng chúng trên một địa bàn huyện ven đô, từ thực tiễn đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở là rất cần thiết. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: làm rõ vai trò và đặc điểm hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết những vấn đề sau: + Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở, khái quát thể chế hòa giải ở cơ sở ở Việt Nam và tìm hiểu những điểm ưu việt của công tác hòa giải của một số nước trong khu vực. 10 + Nêu, phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. + Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học. 5. Những điểm mới của luận văn - Nghiên cứu về xung đột xã hội và nhu cầu giải quyết xung đột xã hội bằng hòa giải, khái niệm, đặc điểm, phạm vi của hòa giải ở cơ sở nhằm góp phần hoàn thiện những cơ sở lý luận về hòa giải ở cơ sở. - Phát hiện những điểm còn bất cập trong quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, những tồn tại trong tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được khai thác, sử dụng trong nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở của các cơ quan tư pháp và có thể làm tài liệu tham khảo trong xây dựng Luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở đang được Bộ Tư pháp chủ trì trình Quốc hội. - Về mặt thực tiễn: Các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp, hòa giải viên trong huyện Gia Lâm và những quận huyện khác của Hà Nội có thể khai thác, vận dụng những kết quả nghiên cứu của luận văn để tham mưu đề xuất những giải pháp với cơ quan có chức năng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của 11 công tác hòa giải ở cơ sở, vận dụng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở như: quản lý nhà nước, tập huấn nghiệp vụ, xây dựng các chương trình phối hợp,... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hòa giải cơ sở. Chương 2: Thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác hòa giải trên địa bàn huyện Gia Lâm. 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÒA GIẢI CƠ SỞ 1.1. XUNG ĐỘT XÃ HỘI VÀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI BẰNG HÒA GIẢI 1.1.1. Xung đột xã hội và phương thức giải quyết xung đột xã hội Trong xã hội luôn luôn tồn tại những mặt đối lập và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, đó là động lực của sự phát triển. Con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, gắn kết với nhau bởi những mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nhiều chiều cạnh. Bên cạnh xu hướng đồng thuận trong xã hội, xung đột xã hội là một xu hướng khác, diễn ra theo chiều "âm bản", là một trong trong những hệ quả của sự đa dạng phức tạp đó. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về xung đột xã hội. Có quan điểm cho rằng: xung đột xã hội là sự mâu thuẫn căng thẳng nhất thể hiện sự xung khắc giữa các cộng đồng xã hội khác nhau - các giai cấp, các quốc gia, các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội,… do sự đối lập hoặc sự khác biệt đáng kể về lợi ích, mục đích, khuynh hướng phát triển của chúng quyết định. Xung đột xã hội nảy sinh và giải quyết trong tình huống xã hội cụ thể do xuất hiện vấn đề xã hội đòi hỏi phải được giải quyết. Xung đột xã hội có các nguyên nhân, những người đại diện của mình (các giai cấp, các nhóm xã hội,…), có các chức năng, độ dài và mức độ căng thẳng nhất định. Quan điểm khác lại cho rằng, xung đột xã hội là tình trạng mâu thuẫn hoặc ngấm ngầm của các cấu thành xã hội có sự đối lập khách quan về các lợi ích, các mục đích và các khuynh hướng phát triển vốn không phù hợp với nhau, là sự đụng độ trực tiếp hay gián tiếp giữa các lực lượng xã hội trên cơ sở phản kháng hay ủng hộ trật tự xã hội hiện tồn, là hình thức đặc biệt về mặt lịch sử của sự thống nhất mới về mặt xã hội. 13 Xung đột xã hội, theo quan điểm khác - đó là tình huống khi các bên tác động lẫn nhau, theo đuổi những mục đích nào đó của mình mà những mục đích đó đối lập hoặc loại trừ nhau. Những khái niệm trên nhìn chung là phù hợp nhưng rộng và trừu tượng. Trong những khái niệm đó không có chỗ cho những xung đột xã hội "có quy mô hẹp hơn" chẳng hạn như các xung đột xã hội trong đời sống hàng ngày, các xung đột trong lao động, sản xuất, kinh doanh… Trong khi đó những hiện tượng xung đột này không thể không nói đến. Như vậy, xung đột xã hội là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người đại diện (các bên) của chúng. Trong xã hội, những lực lượng đó là những chủ thể của xã hội: những con người cụ thể như các cá thể (cá nhân), các nhóm, các tầng lớp xã hội, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội… Khi những xung đột xã hội diễn ra dưới dạng các mâu thuẫn, tranh chấp, cần có phương thức điều hòa, giải quyết để xã hội trở lại một trật tự nhất định. Về nguyên lý, cơ chế giải quyết xung đột xã hội có thể được phân thành hai loại: a) cơ chế tự giải quyết xung đột xã hội (việc giải quyết xung đột do chính các bên xung đột thực hiện); b) cơ chế giải quyết xung đột xã hội có sự can thiệp của bên thứ ba. Hòa giải là một trong những phương thức có hiệu quả để giải quyết các xung đột đó. Thực tế cho thấy, không thể tránh được mọi xung đột xã hội, nhưng yêu cầu quản lý xã hội và quản lý phát triển xã hội đặt ra là phải tránh được những thiệt hại mà các sự kiện xung đột xã hội có thể mang lại do không được kiểm soát. Có nhiều cách tiếp cập giải quyết xung đột xã hội bằng con đường hòa giải, trong số đó có những cách tiếp cận sau: - Cách tiếp cận giải quyết xung đột căn cứ vào các quy định pháp luật. Theo cách tiếp cận này, trong xã hội cần phải có các cơ chế tiến hành các 14 cuộc tư vấn, các cuộc thương lượng tìm kiếm các quyết định có lợi cho tất cả các bên xung đột, tranh chấp, trong đó có các cơ chế hoạt động trong khuôn khổ của quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Cách tiếp cận giải quyết xung đột bằng sự đồng thuận. Theo cách tiếp cận này, khi có sự bất đồng giữa các bên xung đột về một vấn đề nào đó, xung đột cần được giải quyết theo sự chấp nhận của các bên. Các xung đột ở mức độ cao hay thấp đều có thể điều chỉnh và giải quyết được một khi cả hai bên xung đột đều có hệ thống các giá trị chung. Việc tìm kiếm một quyết định mà cả hai bên xung đột đều chấp nhận được có khả năng trở thành hiện thực trên thực tế. - Cách tiếp cận tâm lý. Có rất nhiều điều phụ thuộc vào những đặc điểm nhân thân của những người tham gia vào việc đưa ra một quyết định trong thời gian xảy ra xung đột. Đối với các chủ thể của cuộc xung đột, nếu nhận thức được việc mình thực hiện là không có triển vọng hoặc thiếu kinh nghiệm (thiếu hiểu biết), họ điều chỉnh hành vi của mình chủ yếu theo hướng làm giảm sự căng thẳng xã hội do tình huống xung đột gây ra. 1.1.2. Triết lý hòa giải trong giải quyết tranh chấp, xích mích Hiện nay ở Việt Nam có nhiều hình thức hòa giải khác nhau: hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án, hòa giải lao động, hòa giải thương mại, kể cả thỏa thuận trong tố tụng hành chính và tố tụng hình sự cũng được coi là một biểu hiện của hòa giải. Những cơ sở lịch sử - nhận thức của hòa giải ở Việt Nam có thể phân tích dưới các biểu hiện sau: Thứ nhất: Xét từ góc độ lịch sử - truyền thống và tâm lý xã hội, đối với Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hòa giải là một hiện tượng văn hóa. Theo Hồ Chí Minh: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [37, tr. 431]. 15 Lịch sử cho thấy xã hội cổ truyền Việt Nam được mở rộng theo công thức Nhà - Làng - Nước. Làng là đơn vị cơ sở cấu thành nên quốc gia, mang tính khép kín, tự quản rất cao. Trong một cộng đồng làng xã khép kín, "phép vua thua lệ làng", người Việt xưa có thói quen ứng xử theo đạo đức, phong tục tập quán hơn là theo pháp luật. Cách sống duy tình hơn duy lý đã làm cho họ rất ngại kiện tụng, coi việc phải đến chốn công đường là một điều bất đắc dĩ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta thường dĩ hòa vi quý, hòa giải được xem là phương án tối ưu. Nước có thời mất nhưng làng xã và truyền thống làng xã, trong đó có truyền thống hòa giải không bao giờ mất. Đó là tiền đề lịch sử rất quan trong của việc tồn tại ý thức hòa giải trong tâm lý người Việt. Thứ hai: Hòa giải "là một nhu cầu của xã hội tự quản, hay nói đúng hơn là nhu cầu của xã hội dân sự, hòa giải dễ được chấp nhận vì không có người thắng người thua" [38], nếu có "thua thiệt" thì cũng là thua ít nhất, nhưng lại chính là thắng nhiều nhất. Hòa giải giúp cho việc giải quyết các tranh chấp, xích mích, vi phạm pháp luật vừa tiết kiệm thời gian, chi phí xã hội. C. Mác đã từng nói: Nếu xem xét mức độ phát triển nhất định của sản xuất, trao đổi và phân phối, các anh sẽ thấy một chế độ xã hội nhất định, một tổ chức nhất định của gia đình, các tầng lớp, giai cấp, một xã hội dân sự. Điều đó hoàn toàn phù hợp với định chế hòa giải. Theo những quan niệm chung nhất, thì xã hội dân sự bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây: a) Đó là tập hợp những cơ cấu tách khỏi phạm vi các thiết chế nhà nước. Nó bao gồm rất nhiều các hội, các đoàn thể được hình thành trên cơ sở tự nguyện của công dân; b) Đó là lĩnh vực thể hiện các lợi ích của xã hội nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của nhà nước; (quan hệ gia đình, đạo đức, văn hóa tinh thần, thông tin không mang tính chất chính trị). c) Đó là tập hợp tất cả những người có quan hệ nhất định với nhau theo sự tự do thỏa thuận mà không có sự can thiệp của nhà nước. 16 Xã hội dân sự đó chứa đựng những yếu tố, những hạt nhân hợp lý như hòa giải. Thứ ba: Hòa giải góp phần khôi phục, duy trì, củng cố sự đồng thuận, đoàn kết trong xã hội. Bởi lẽ hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp mà mỗi bên đều chấp nhận nhượng bộ một phần quyền lợi của mình để đạt được thỏa thuận. Mặt khác, hòa giải thành là dựa trên sự tự nguyện của các bên, không do ai áp đặt, cưỡng ép nên các bên sẽ tự giác thực hiện cam kết của mình. Tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh nếu được giải quyết bằng con đường hòa giải thì kết quả của hòa giải thường mang tính bền vững. Thứ tư: Hòa giải góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các thành viên trong xã hội. Khi hòa giải (dù là hình thức nào) đều phải vận dụng các quy định pháp luật để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên tranh chấp, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó có xử sự phù hợp với quy định pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh do các bên không hiểu biết pháp luật, nên lầm tưởng rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, hoặc cho rằng hành vi của mình là đúng pháp luật. Nếu các bên được giải thích pháp luật một cách cặn kẽ, tranh chấp có thể sẽ được giải quyết dứt điểm và nhanh chóng. Thứ năm: Hòa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Khi tiến hành hòa giải không chỉ dựa trên các quy định pháp luật, mà còn phải dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, truyền thống để tác động tới các bên tranh chấp. Trong lịch sử nước ta, hòa giải được xem như một phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột trong xã hội, được nhìn nhận như một nét văn hóa truyền thống của cộng đồng người Việt cần được bảo tồn và phát huy. Đây là một hiện tượng xã hội - pháp luật - văn hóa đã thấm vào đời sống của nhân dân hàng thế kỷ nay, chi phối và tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động 17 của xã hội và nhà nước. Tìm hiểu về cội nguồn, nhất là các truyền thống tốt đẹp, để từ đó có cách thức bảo tồn và phát huy, phát triển đã trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi dân tộc, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế - xã hội của người Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ. Các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột xã hội có diện mạo mới, và như vậy đã và đang tạo tạo ra nhiều khả năng và cơ hội cho hòa giải trong điều kiện mới. - Trong một xã hội dân chủ, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều loại quan hệ xã hội đan xen, nhiều nhóm lợi ích xã hội (cá nhân, tập thể, giai tầng, ngành nghề, địa phương...) cùng tồn tại. Một xã hội phát triển bền vững, nhất thiết phải có sự tham gia và tác động cùng chiều của nhiều loại định chế, thể chế xã hội khác nhau. Do đó, nghiên cứu để củng cố, phát triển hoạt động hòa giải với tư cách là một định chế giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột trong xã hội ngày càng trở nên cấp bách. - Trong đời sống quốc tế, xu hướng chung của thế giới hiện nay là muốn định chế hòa giải phải được tăng cường hơn nữa, thâm nhập sâu hơn nữa vào đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Trong khoảng mấy chục năm trở lại đây, nhất là những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều học giả trên thế giới rất chú trọng nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Hòa giải trở thành một hướng nghiên cứu rất cần thiết trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, hướng nghiên cứu của thế giới về hòa giải bao gồm: Một là, nghiên cứu về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp nói chung; Hai là, nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; 18 Ba là, nghiên cứu so sánh về hòa giải và xu hướng phát triển của hòa giải trên thế giới. Do đó, phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột trong xã hội thông qua con đường hòa giải có chiều hướng trở thành xu thế của thời đại. Ở Việt Nam, những năm gần đây, hòa giải đã được quan tâm hơn rất nhiều. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đòi hỏi: Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý;... Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó [29]. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHẠM VI CỦA HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 1.2.1. Khái niệm "hòa giải ở cơ sở" Hòa giải cơ sở là một trong các hình thức hòa giải. Vậy nên, để tìm hiểu khái niệm "hòa giải ở cơ sở" cần tìm hiểu về "hòa giải" theo nghĩa chung. Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hòa giải: - Quan điểm thứ nhất: Hòa giải như một hình thức, một quá trình giải quyết tranh chấp; hòa giải được coi là một chế định pháp luật, coi hòa giải như trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động (nghiêng về giới luật gia). 19 - Quan điểm thứ hai: Hòa giải được coi là hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xóa bỏ những bất đồng, mâu thuẫn (nghiêng về những nhà thực tiễn). Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa và Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp xuất bản năm 2006 thì hòa giải "là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa" [68, tr. 365]. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1995, hòa giải được hiểu là "hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa" [70]. Theo quan niệm dân gian thông thường thì: hòa giải được coi là hành vi hàn gắn rạn nứt, mâu thuẫn giữa các bên có mâu thuẫn. Trên thế giới cũng có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải. Hòa giải được coi là hành vi của người trung gian giúp hai bên có mâu thuẫn giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên cơ sở tự nguyện: "Hòa giải là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ" [Dẫn theo 2]. Theo đây, người hòa giải không tham gia, can thiệp vào việc thỏa thuận các giải pháp mà để các bên tranh chấp tự thỏa thuận, chọn lựa giải pháp. Từ điển thuật ngữ của ILO/EASMAT về quan hệ lao động và các vấn đề có liên quan thì cho rằng: Hòa giải là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hòa những ý kiến bất đồng. Bên thứ ba đóng vai trò người trung gian hoàn toàn độc lập với hai bên..., không có quyền áp đặt..., hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thỏa thuận được [Dẫn theo 2]. Quan niệm khác thì cho rằng: "Mục đích của hòa giải là chuyển cuộc đấu tranh hai bên thành cuộc khảo cứu ba bên, nhằm kiến tạo một kết quả chung" [Dẫn theo 2]. Như vậy, trên thế giới cũng như trong nước, về phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn có rất nhiều quan niệm về hòa giải. Dựa trên những 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan