Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954...

Tài liệu Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954

.PDF
103
591
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------- PHẠM NGUYÊN PHƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC 1945 - 1954 CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. LÊ MẬU HÃN HÀ NỘI, 2007 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1. HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC 1 4 DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA (1945-1946) 4 1.1. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp 1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân 9 chủ những năm 1945-1946 1.2.1. Quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh 9 1.2.2. Chỉ đạo xây dựng nền giáo dục mới 11 Chương 2. HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC (1946-1954) 21 2.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng nền giáo dục kháng chiến 21 kiến quốc những năm 1946-1950 2.1.1. Chủ trương chuyển hướng giáo dục phù hợp với hoàn cảnh kháng 21 chiến 2.1.2. Chỉ đạo xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc 23 2.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo củng cố và phát triển nền giáo dục kháng chiến kiến quốc những năm 1951-1954 2.2.1. Nhiệm vụ mới của kháng chiến và kiến quốc 2.2.2. Chỉ đạo củng cố và phát triển nền giáo dục kháng chiến kiến quốc 44 44 45 Chương 3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN TỪ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC CỦA HỒ CHÍ MINH 3.1. Ý nghĩa thực tiễn 3.2. Ý nghĩa lý luận 3.3. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 59 69 61 63 67 70 74 MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc (1945-1954)” để thấy được quan điểm và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào. Trên cơ sở nghiên cứu như vậy, tìm hiểu giá trị thực tiễn và lý luận từ sự nghiệp xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là sự nghiệp xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945-1954 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc nói cách khác là, sự ra đời, phát triển và thành tựu đạt được của nền giáo dục Việt Nam từ 1945 đến 1954 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên 50 năm qua, nhiều tác giả, phần lớn là cán bộ cao cấp ngành giáo dục đã nghiên cứu về hoạt động giáo dục ở nước ta từ năm 1945 trở lại đây. Điểm tên một số công trình theo thời gian: Năm 1946, Vũ Đình Hòe có bài "Chính sách giáo dục mới và sự tổ chức các bậc học” (in trong quyển “Khoa cử và giáo dục”, Nxb.Văn hoá, Hà Nội, 1993, do Nguyễn Q Thắng soạn); Năm 1947, Nguyễn Khánh Toàn viết cuốn "Giáo dục dân chủ mới" do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản; năm 1968, Hoàng Ngọc Dy có tập "Giới thiệu mấy nét về đường lối giáo dục của Đảng" NXB Giáo dục phát hành; năm 1990, NXB Giáo dục cho in cuốn "Những bài nói và viết về giáo dục" của Nguyễn Văn Huyên, và cuốn "45 năm phát triển giáo dục Việt Nam" của Phạm Minh Hạc; năm 1992, Phạm Minh Hạc (chủ biên) viết "Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam", NXB Giáo dục phát hành. Viết về giáo dục thời kỳ kháng chiến 1945-1954, có bài "10 năm xây dựng nền giáo dục phục vụ nhân dân" của Nguyễn Văn Huyên in trong tin Thông tấn xã Việt Nam tháng 12/1955 và chuyên đề "Quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam mới từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954" của Đỗ Thị Nguyệt Quang (làm luận án tiến sỹ) năm 1996. Những tác phẩm trên nghiên cứu về sự phát triển của nền giáo dục mới của nước ta ở những phương diện tương đối rộng theo phương pháp chung là mô tả và phân tích lịch sử. Đề tài "Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945-1954", với góc độ của Bộ môn Lịch sử Đảng, sẽ nghiên cứu sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với một nhiệm vụ cách mạng quan trọng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là nhiệm vụ xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc. Như vậy, đề tài lấy sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với giáo dục kháng chiến kiến quốc làm chủ thể. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Tài liệu: Gồm các văn bản viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và có liên quan đến giáo dục, các báo cáo, thống kê, ghi chép về giáo dục thời kỳ 1945-1954, các giáo trình và tác phẩm nghiên cứu về giáo dục… Phương pháp: Theo phương pháp lịch sử, mô tả, phân tích các sự kiện về giáo dục theo trình tự thời gian, theo một hệ thống biện chứng, có sự đối chiếu, so sánh để làm rõ logic của mối quan hệ giữa Lãnh tụ và hoạt động giáo dục. 5. Những đóng góp khi nghiên cứu Luận văn mong muốn đóng góp: - Làm rõ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục kháng chiến kiến quốc 1945-1954. - Nêu những bài học có giá trị lý luận về giáo dục trên cơ sở tìm hiểu quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2 - Nêu những kiến nghị khả dĩ là giải pháp cho những hạn chế của hoạt động giáo dục hiện nay. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần trung tâm của Luận văn có 3 chương: Chương 1. Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ ở nƣớc ta (1945-1946) Chương 2. Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc (1946-1954) Chương 3. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận từ sự nghiệp xây dựng nền giáo dục kháng chiến kiến quốc của Hồ Chí Minh. 3 Chƣơng 1 HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở NƢỚC TA (1945-1946) 1.1. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp đã đưa hạm đội nổ súng tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Quân đội của chúng lần lượt chiếm Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ. Triều đình Nhà Nguyễn bạc nhược không thể tổ chức được cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Trái lại, họ phản bội dân tộc, từng bước thoả hiệp, đầu hàng kẻ xâm lược bằng những hiệp ước bán nước. Nhân dân Việt Nam với truyền thống bất khuất, đã đứng lên chiến đấu dưới ngọn cờ nghĩa của các sỹ phu yêu nước ở cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đó chưa có một đường lối chính trị đúng đắn để phát huy sức mạnh của dân tộc, nên chưa giành được thắng lợi. Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp. Nhân dân Việt Nam mất hết quyền độc lập, tự do, và phải chịu những chính sách thống trị của thực dân Pháp vô cùng xảo quyệt và tàn bạo. Trong đó, ngu dân là một chính sách thống trị độc ác, nham hiểm của thực dân Pháp đối với dân tộc ta. Chính sách này, chúng thực hiện chủ yếu bằng việc kìm hãm và nô dịch nền giáo dục ở Việt Nam. * Dưới thời phong kiến tự chủ, nhân dân ta đã cố gắng tự thu xếp việc học hành của con em mình bằng những trường tư trong dân gian và đã đóng góp nhiều trí thức tài năng cho đất nước. Nhưng “Người Pháp đến đã làm thay đổi tất cả. Đời sống càng ngày càng khó khăn. Thuế má nặng nề, phu dịch thường xuyên. Các gia đình khá giả nay bị sa sút, không còn có thể nuôi thầy đồ dạy học cho con cái mình và con cái những người láng 4 giềng như xưa nữa. Những kẻ nghèo đói thì bị bần cùng, nên họ phải chống đói đã rồi mới có thể nghĩ đến chuyện học hành ” [34,398]. Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Pôn Bô đã ban hành một Nghị định về cải cách giáo dục. Mục đích của cuộc cải cách này là tìm cách xây dựng một nền giáo dục thực dân, dần dần thay thế nền giáo dục bản địa là nền giáo dục mà người Pháp khó kiểm soát. Ở Nam kỳ (theo chế độ thuộc địa của Pháp), đa số các tổng, xã đều có trường tiểu học Pháp-Việt dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Chữ Hán hầu như bị bãi bỏ. Ở Trung kỳ và Bắc kỳ là hai xứ thuộc chế độ chính trị bảo hộ và nửa bảo hộ của Pháp, số trường dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ còn thưa thớt, trong khi đó, trường dạy chữ Hán còn khá nhiều, nhất là ở Trung kỳ. Để lợi dụng phong kiến trong hệ thống cai trị và bóc lột, thực dân Pháp để tồn tại chế độ khoa cử của nhà Nguyễn đến gần hết thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX. Năm 1906, Pháp đã mở Đại học Đông Dương, song chỉ đào tạo được một năm, sau ngừng đào tạo. Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương Anbesarô mở đầu cho cuộc cải cách giáo dục tiếp theo bằng việc ban hành Nghị định “Học chính tổng quy” (gồm 7 chương với 538 điều). Bộ tổng quy về học chính này can thiệp sâu hơn vào hoạt động giáo dục, thâu tóm quyền lực và biểu đạt ý chí nô dịch giáo dục của thực dân Pháp: xoá bỏ nền giáo dục phong kiến, xác lập mô hình giáo dục phổ thông và thực nghiệp ở Việt Nam do thực dân quản lý. Chúng lập ra trường Pháp để dạy học sinh người Pháp theo chương trình của “Chính quốc”, lập ra trường Pháp - Việt dạy cho học sinh người Việt theo chương trình dành cho “bản xứ ” . Năm 1919, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh bãi bỏ thi hương, thi hội và cấm các trường tư hành nghề (trừ trường tư Thiên chúa giáo của các cố đạo phương Tây). Chúng cho một số xã đông dân được mở trường sơ học với một vài lớp đầu cấp, một số huyện lỵ, thị trấn, thị xã được mở trường tiểu học 6 năm, một số thành phố lớn mở trường cao đẳng tiểu học 4 năm (như 5 phổ thông cơ sở ngày nay), Hà Nội, Huế, Sài gòn mỗi thành phố được mở một trường cao trung (như trường trung học phổ thông ngày nay). Việc quy định mở trường như vậy là rất độc đoán, ngặt nghèo. Năm 1923, Toàn quyền Đông Dương Méclanh lại thực hiện một cuộc cải cách giáo dục nữa. Cuộc cải cách này thắt chặt hơn, bộc lộ đầu óc thực dân thâm hiểm hơn về chính sách giáo dục. Chúng nói rằng người Việt Nam rất hạn chế về sức học, nên chỉ cần mở trường sơ học là đủ (!). Ở Bắc kỳ cho mở trường “hương học”, ở trung kỳ cho mở trường “dự bị”, ở Nam kỳ cho mở trường “phù trợ dự bị”, ở thị trấn, thị xã được mở lớp “kiêm bị”. Tất cả các hệ thống trường lớp này, về chương trình đều không quá trình độ lớp 4 hiện nay. Còn các trường cao đẳng tiểu học, trường trung học chỉ có ở những thành phố lớn, nhưng số lượng trường hết sức ít ỏi. Ví dụ, ở thành phố Huế có trường Cao đẳng tiểu học Quốc học Huế, ở thành phố Hà Nội có trường Trung học Anbe sarô. Rõ ràng, thực dân Pháp cố tình kìm hãm giáo dục ở nước ta bằng cách hạn chế tối đa việc mở trường. Năm 1921, theo một thống kê được đưa ra công luận là ở xứ An Nam cứ trung bình 1000 làng thì có 10 trường học (trong khi đó lại có 1500 đại lý rượu và thuốc phiện cũng cho bấy nhiêu làng ấy) [34,25]. Năm 1923, nạn thiếu trường học vẫn diễn ra “một cách tệ hại”, “mỗi năm, cứ đến ngày khai trường, các bậc cha mẹ dù có đi gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp đỡ, thậm chí xin nộp gấp đôi tiền ăn học mà họ vẫn không gửi được con cái đến trường... Người ta nói rằng ngân sách không đủ cho chính phủ xây thêm trường mới. Không hẳn thế đâu.” [34,154] Năm 1939, được coi là năm đỉnh cao của sự phát triển kinh tế và xã hội ở Đông Dương, mà ở nước ta cũng chỉ có hơn 400.000 học sinh tiểu học, 3000 học sinh trung học, 582 học sinh đại học trên tổng số 23 triệu dân lúc đó [52,160]. Năm học 1941-1942, tức là vào thời điểm sau hơn 80 năm được “khai hoá” về giáo dục, theo Niên giám thống kê Đông Dương, tập 7, năm 1942, người Pháp mới đầu tư mở được 8.775 trường sơ học với 486.362 học sinh, 6 503 trường tiểu học với 58.629 học sinh, 16 trường cao đẳng tiểu học với 5.521 học sinh, 3 trường trung học với 652 học sinh. Năm 1942, bậc sơ học gồm cả trường công và trường tư có 535.037 học sinh, trong khi đó, bậc trung học (không có trường tư vì trường tư không được mở) chỉ có 652 học sinh. Nghĩa là cứ 100 người đi học thì 99 người phải bỏ dở giữa chừng! Việc mở trường cao đẳng và đại học có tính chuyên nghiệp thì nhà cầm quyền lại càng tính toán và hạn chế. Đến cuối năm học 1943-1944, cả Đông Dương chỉ có 1259 sinh viên cao đẳng và đại học ở các trường Y dược, Thú y, Sư phạm, Nông lâm, Công chính, Thương mại, Khoa học, Luật khoa. Trong số 1259 sinh viên, thì sinh viên Luật khoa là 394, Cao đẳng khoa học là 175, Cao đẳng công chính 84, Nông lâm 63, Thú y 39… [14,137]. Rõ ràng người Pháp có dụng ý về mục tiêu đào tạo. Họ cần nhiều sinh viên Luật để bổ sung vào đội ngũ công chức hành chính của bộ máy cai trị. Việc đi du học lại càng ngặt nghèo và thu hẹp. Toàn quyền Đông Dương trực tiếp phê học bạ, xét hồ sơ và quyết định từng trường hợp học sinh An Nam sang học tại Pháp. “Điều 500 (Bis) của nghị định ngày 20 tháng 6 năm 1921 về học chính ở Đông Dương nói như sau: Mọi người bản xứ, vô luận là dân thuộc địa Pháp hay dân do Pháp bảo hộ, muốn sang chính quốc tiếp tục học tập, đều phải được phép của quan toàn quyền. Quan toàn quyền sẽ quyết định sau khi hỏi ý kiến quan thủ hiến và quan giám đốc Nha học chính. Trước khi đi, đương sự phải có một học bạ đại học do Nha học chính cấp, có dán ảnh và ghi rõ lý lịch, địa chỉ cha mẹ, những trường đã học, các học bổng hoặc trợ cấp đã được hưởng, các bằng cấp đã có và địa chỉ người bảo lãnh ở Pháp. Học bạ đó phải được quan toàn quyền phê chuẩn...” [34,155 ]. 7 * Thực dân Pháp chẳng những đã hạn chế việc học hành của dân chúng bằng cách chỉ phổ cập nền giáo dục sơ đẳng “một cách quá bủn xỉn và nhỏ giọt” mà còn chú trọng đưa nội dung nhồi sọ vào chương trình và hoạt động giáo dục “làm cho u mê để thống trị” . Đó là thực trạng và bản chất của nền giáo dục ở Việt Nam thời Pháp thống trị. Nhà cầm quyền Pháp đã cố tâm hủy bỏ Hán học vì chúng thấy Hán học có thể đưa vào Việt Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây qua Trung Quốc và Nhật Bản, Hán học đã đào tạo một lớp sỹ phu lãnh đạo phong trào chống Pháp đầy dũng khí. Do đó, chúng đẩy mạnh việc chiếm độc quyền về giáo dục, để gạt bỏ cái gì là bản lĩnh dân tộc và nhào nặn tinh thần vong bản cho người dân thuộc địa. Nhồi sọ là nội dung căn bản nhất của nền giáo dục nô lệ, của chính sách ngu dân. “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tùy phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược, người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nó làm cho thanh niên trở nên ngu ngốc. Điều gì có thể rèn luyện được cho học sinh biết suy nghĩ, biết phân tích thì người ta không dạy ở nhà trường. Vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi ” [34,399]. Những thủ đoạn độc ác của thực dân Pháp làm cho nhân dân ta bần cùng, khốn khổ không thể đi học được, và cố tình thu hẹp trường lớp để gạt ra hàng loạt những học sinh có năng lực học tập mà không có chỗ học đã dẫn đến một hậu quả hết sức đen tối. “Nạn mù chữ và thất học trầm trọng khắp trong nước: 95% dân chúng không biết đọc, biết viết, số học sinh tiểu học chỉ bằng 0,80% dân số, số học sinh trung học chưa đầy 0,30% dân số” 8 [29,1117]. “Còn đối với trí thức thì tuy rằng thực dân và phong kiến cũng trực tiếp bóc lột về vật chất, song chúng dành một tí ti cái chúng bóc lột được để mua chuộc trí thức. Nhưng chúng áp bức bóc lột trí thức tàn tệ về mặt tinh thần. Chúng đã làm cho trí thức xa rời thực tế, xa rời nhân dân. Chúng đã làm cho một số trí thức mơ màng đến nỗi quên nước mình bị nô lệ, quên tự mình là nô lệ, không phân biệt được ai là bạn, ai là thù, không phân biệt được thế nào là sai, là đúng. Đó là một thủ đoạn vô cùng thâm độc của thực dân và phong kiến” [40,146]. Tuy nhiên, nền giáo dục ở nước ta trong thời Pháp thống trị cũng làm nảy sinh những hệ quả ngoài mong muốn của kẻ thù. Đó là sự xuất hiện một bộ phận trí thức tân học có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, trong đó có những người rất tiên tiến, đã biết chớp thời cơ học tập, rèn luyện văn hoá, để khi có điều kiện thì đem tài năng và nhiệt tâm đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Họ tự nguyện tham gia các phong trào yêu nước như phong trào đòi ân xá chính trị phạm, phong trào để tang nhà ái quốc Phan Châu Trinh. Họ theo tiếng gọi của Hồ Chí Minh làm cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và kiến thiết nước nhà. * * * Tóm lại, nền giáo dục ở Việt Nam dưới thời Pháp thống trị là nền giáo dục nô dịch do thực dân Pháp chủ trương và kiểm soát. Chúng kiềm chế việc mở mang trường lớp, và nhồi sọ về nội dung giảng dạy với mục đích làm cho nhân dân ta u mê, cam chịu, mất ý thức tự chủ, giảm sút tinh thần đấu tranh tự giải phóng. Nền giáo dục nô dịch ấy đã được xoá bỏ từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, và được thay bằng một nền giáo dục mới, nền giáo dục dân tộc, dân chủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo, đã đem lại các giá trị tinh thần tốt đẹp, mới mẻ cho nhân dân Việt Nam. 1.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ ở nƣớc ta những năm 1945-1946 9 1.2.1. Quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi đau khổ của người dân mất nước, thấu hiểu tầm quan trọng của trình độ văn hóa đối với một dân tộc nhược tiểu. Người quan niệm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì thế, sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập, tự do. Đó là một nền giáo dục mới, gồm nhiều ngành học, xuất phát từ hoàn cảnh và yêu cầu của dân tộc, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài phục vụ sự nghiệp kháng chiến cứu nước và xây dựng Tổ quốc. Quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở để xác định tính chất, hướng đi và cách thức tổ chức nền giáo dục mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để lừa dối dân ta và bóc lột dân ta”, “muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người dân Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[37,36]. Người lại nói: “Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh” [38,60]. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nền giáo dục mới của dân tộc Việt Nam dưới chính thể dân chủ cộng hoà là nền giáo dục phải mở mang dân trí, phải làm cho đồng bào bị áp bức, bị nô lệ thoát khỏi nạn dốt, nạn thất học do hậu quả của chính sách ngu dân của bọn thực dân Pháp thống trị, đem lại hiểu biết và năng lực cho quần chúng nhân dân, để quần chúng nhân dân xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chủ trương nền giáo dục mới phải đào tạo được nhiều nhân tài cho kiến quốc. Vì rằng “sau 80 năm bị bọn Pháp thực dân dày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là 10 rất cao. Nay muốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kiến quốc có thắng lợi thì kháng chiến mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài” [37,99]. Cho nên, Đảng và Chính phủ ta cần phải xây dựng trên đất nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ “một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”, “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” của con người Việt Nam, nền giáo dục ấy sẽ góp phần xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm cho nước ta theo kịp các nước phát triển trên hoàn cầu, làm cho nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra: “trước học một đường, hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để học thì hành được ngay”[38,59] và “làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc” [39,266]. Các quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh về mục đích và phương châm giáo dục, nhưng ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, bao giờ Người cũng chỉ ra cho giáo dục những mục đích cụ thể, và theo đó phương châm cũng cụ thể. 1.2.2. Chỉ đạo xây dựng nền giáo dục mới Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người lãnh đạo và quản lý điều hành cao nhất của đất nước từ khi nhân dân ta giành được chính quyền đã giải quyết gánh nặng “nội ưu ngoại hoạn, đủ sự gay go” [38,200] và xây đắp nên những thành tựu vẻ vang cho đất nước dân chủ cộng hoà non trẻ, trong đó có việc kiến thiết nền giáo dục mới, nền giáo dục dân tộc, dân chủ của Việt Nam. * Chống nạn mù chữ Ngày 3/9/1945, chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ tại Thủ đô Hà Nội, một hội nghị do tình hình khẩn cấp, được tiến hành rất đơn giản, không có nghi thức, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: 11 “Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính. Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sữa chữa khuyết điểm. Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công” [37,7]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tất cả có 6 vấn đề. Về giáo dục, Người nói: “Vấn đề thứ hai là nạn dốt”. Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ ” [37,8]. Để thực hiện nhiệm vụ “chống nạn mù chữ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 20/SL quy định việc bắt buộc học chữ quốc ngữ trong toàn quốc, như sau: “1. Trong khi đợi lập được nền tiểu học cưỡng bách, việc học chính quốc gia từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. 2. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ. Quá hạn đó, một người dân Việt Nam nào trên 8 tuổi mà không biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ sẽ bị phạt tiền. 3. Các khâu chi phí sẽ chia cho quỹ hàng tỉnh và hàng xã phải chịu” [57] . Ngày 8-9-1945, Chính phủ đã ra sắc lệnh số 19/SL quy định tổ chức các lớp học buổi tối cho công nhân và nông dân. Sắc lệnh 19/SL ghi rõ: “1. Trong toàn cõi nước Việt Nam, sẽ thiết lập cho công nhân và nông dân những lớp học bình dân buổi tối. 2. Trong hạn sáu tháng, làng nào và đô thị nào cũng đã phải có một lớp học dạy được ít nhất là 30 người.” [57] 12 Để thống nhất nhiệm vụ chống nạn mù chữ, ngày 8-9-1945 Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 17/SL thành lập Ban Bình dân học vụ thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Sắc lệnh 17/SL ghi rõ: “1. Đặt ra một Bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam. 2. Cử ông Nguyễn Công Mỹ làm giám đốc Bình dân học vụ”. [57] Ngày 4-10-1945, nhân danh người đứng đầu Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân Việt Nam tham gia “chống nạn thất học” Người nói: “Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí. Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng… Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ ...” [37,36] . Chủ trương “mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Hội đồng Chính phủ thông qua ngày 3-9-1945, lời kêu gọi “Chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 4-10-1945 cùng những sắc lệnh do Chính phủ ban hành nói trên đã tạo nên một sức mạnh tinh thần và tổ chức cho giáo dục Bình dân học vụ. Phong trào Bình dân học vụ do vị Lãnh tụ tối cao của dân tộc phát động và nhân dân toàn quốc tham gia đã trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin vào anh chị em giáo viên Bình dân học vụ. Họ là hội viên Hội truyền bá chữ quốc ngữ trước đây, là nam nữ thanh niên, là tất cả những người đã biết chữ, dù là vợ hay là chồng, là anh hay là em, là cha mẹ hay con cái, là chủ nhà, chủ ấp ..., những người “đã chịu cực khổ khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc” [37,220]. 13 Đối với những người đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất mực qúy trọng, ca ngợi. Người nói: “Anh em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người “vô danh anh hùng”. Tuy vô danh nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em. Tôi mong rằng trong một thời kỳ rất ngắn, lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả rất vẻ vang, đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng ” [37,220]. Người đã viết vào đầu cuốn sách “Phương pháp và cách thức dạy vỡ lòng chữ quốc ngữ” do Nha Bình dân học vụ xuất bản năm 1946 những lời căn dạn cụ thể: “Anh chị em giáo viên Bình dân học vụ cố gắng đọc kỹ sách này, rồi tận tâm dạy bảo đồng bào thất học, làm cho nạn mù chữ chóng hết. Thế là làm tròn một nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc” [37,234] Đồng thời, Người khuyên bảo học viên Bình dân học vụ một cách ân cần. Người nói: “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi... Phụ nữ lại càng phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng” [37,37]. Kết quả của chiến dịch diệt dốt từ mùa đông năm 1945 và trong năm 1946 mới là kết quả bước đầu nhưng hết sức vang dội. Ở Trung ương, Nha Bình dân học vụ đã mở các khoá huấn luyện để thống nhất quán triệt đường lối, phương châm, phương pháp, biện pháp giáo dục Bình dân học vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn: Khoá “Hồ Chí Minh”, tháng 11 năm 1945, học viên từ Thanh Hoá trở ra, 79 đại biểu, huấn luyện 17 ngày; Khóa “Phan Thanh”, tháng 11 năm 1945, học viên Trung bộ, 67 đại biểu, huấn luyện 7 ngày; Khoá “Đoàn kết”, tháng 7 năm 1946, học viên của 14 dân tộc thiểu số, 75 đại biểu, huấn luyện 30 ngày. 14 Ở địa phương, các Ty Bình dân học vụ tỉnh, Ban Bình dân học vụ huyện và Uỷ ban hành chính kiêm kháng chiến xã, phường tổ chức các lớp Bình dân học vụ ở các làng xóm, khu phố. Mọi địa bàn đều có lớp sơ cấp dành cho người bắt đầu học (còn gọi là lớp i tờ) học từ a b c . Chỉ sau hơn một năm thực hiện giáo dục Bình dân học vụ, chúng ta đã mở được 75.805 lớp học, có 97.604 người tham gia dạy học và hơn 2,5 triệu học viên đã biết đọc, biết viết [26,32]. * Xây dựng nền giáo dục Phổ thông Ngay trong tháng 9-1945, Chính phủ đã cho khai giảng các trường học trong hệ phổ thông, đồng thời chuẩn bị chương trình cải cách hệ thống giáo dục cũ, từng bước phát triển giáo dục phổ thông thành một nền giáo dục đại chúng, đặt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ Việt Nam, những người công dân hữu ích của đất nước. Tháng 9-1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho học sinh cả nước. Người đã dành tình cảm nồng hậu của “một người anh lớn” đối với “các em” là những người chủ tương lai của nước nhà. Và, quan trọng hơn, Người đã chỉ ra cho học sinh các giá trị đích thực của một nền giáo dục có được “nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào”. Người nói: “từ giờ phút này giở đi các em được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [37,32]. Người lại chỉ ra cho học sinh thấy rõ mục đích và ý nghĩa của nền giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn 15 cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [37,33]. Bức thư đã chứa đựng những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nền giáo dục mới, một nền giáo dục “hoàn toàn Việt Nam”. Nền giáo dục ấy phải là một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh, phải nhằm mục đích xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho toàn dân tộc, phải làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu, phải hỗ trợ trong công cuộc phòng thủ đất nước. Từ năm học 1945-1946 trở đi, học sinh các trường phổ thông được tiếp tục học theo chương trình giáo dục cải cách của ông Hoàng Xuân Hãn đã vạch ra trong thời kỳ Chính phủ Trần Trọng Kim, với một số điều chỉnh cần thiết do tình hình và yêu cầu mới (theo kế hoạch đến năm học 19511952, sẽ có chương trình cải cách giáo dục phổ thông thay thế chương trình này). Ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 44/SL về việc thành lập “Hội đồng Cố vấn học chính”. Hội đồng Cố vấn học chính do Luật sư Vũ Đình Hoè, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục làm Chủ tịch gồm khoảng 30 thành viên là những vị có kiến thức và lịch duyệt về vấn đề giáo dục đã giúp Bộ Giáo dục lĩnh hội và cụ thể hoá những tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nền giáo dục kháng chiến kiến quốc trong việc hoạch định công việc và tổ chức trường lớp, chương trình cho giáo dục. Hội đồng cố vấn học chính đã thảo luận về những dự án của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục hoặc dự án của các tiểu ban (nghiên cứu về đại học, trung học, tiểu học, giáo dục chuyên nghiệp, bình dân học vụ, v..v..), và khẩn trương nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục. Song, vì hoàn cảnh của đất nước, phải tiến hành chống thực dân Pháp ở miền Nam, phải giải quyết nhiều nhiệm vụ cấp bách có ý nghĩa sống còn của chế độ mới, nên đến cuối năm 1950 mới có đề án cải cách giáo dục đệ trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt. 16 Theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc gia Giáo dục đã tích cực thực hiện kế hoạch trong tháng 9-1945 khai giảng các trường phổ thông trong cả nước. Kết quả, ở Bắc bộ và Trung bộ, trong năm học 1945-1946 đã mở được 5654 trường tiểu học với 206.784 học sinh, 25 trườn trung học với 7.514 học sinh [26,32]. Trường Trung học phổ thông ở tỉnh lỵ Hải Dương và Trường Trung học phổ thông ở tỉnh lỵ Thái Nguyên (thuộc Bắc bộ) là hai trường mới được thành lập ngày 11-11-1946 theo Nghị định 553/NĐ và 554/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi, các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.” [37,32] * Xây dựng nền giáo dục Đại học và Cao đẳng Trước yêu cầu đào tạo nhân tài để phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, Nhà nước ta quyết định tiếp thu các cơ sở của Đại học Đông Dương, kế thừa và cải tổ các trường đại học và cao đẳng cũ, phát triển thêm một số trường đại học mới, nhằm xây dựng một nền giáo dục đại học dân tộc, dân chủ của một nước Việt Nam độc lập, tự do. Dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phiên họp ngày 22-9, ngày 4-10, ngày 8-10 và ngày 8-11 năm 1945 của Hội đồng Chính phủ đã liên tiếp bàn định chủ trương khai giảng các trường Đại học, Cao đẳng cũ và thành lập thêm các trường Đại học mới, bàn định việc lựa chọn, bổ nhiệm giám đốc, giáo sư, giảng viên, và việc dùng tiếng mẹ đẻ để giảng dạy cho các trường đại học và cao đẳng ngay từ niên khoá 1945-1946. Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hoè, theo lệnh của Chính phủ đã công bố bằng một Nghị định của Bộ, từ ngày 15-11-1945 sẽ khai giảng các trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội: Đại học Y khoa, Dược khoa, Nha khoa, Cao đẳng Khoa học, Mỹ thuật, Canh nông, Thú y để đón sinh viên trở 17 lại trường học tập, tiếp nhận sự đào tạo, rèn luyện của nhà trường theo những yêu cầu mới của đất nước, của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Các trường Đại học được lập quỹ tự trị theo Sắc lệnh số 43/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10-10-1945. Quỹ này được Chính phủ trợ cấp hằng năm, và có thể tiếp nhận sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. “Với tầm nhìn đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội của một quốc gia độc lập, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Trường Đại học Văn khoa ở Hà Nội do ông Đặng Thai Mai làm giám đốc, Trường Đại học Văn khoa Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo giáo sư văn học cho các trường trung học và nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng với một nước độc lập, để theo kịp các nước tiên tiến trên hoàn cầu” [25.84]. Trường Đại học Văn khoa Hà Nội có các khoa Triết lý, Việt học, Hán học, Sử ký, Địa dư. Chính phủ cũng quyết định mở Lớp Cao đẳng Chính trịXã hội đặt tại Trường Đại học Văn khoa trong khi chưa cải tổ được Trường Đại học luật khoa cũ. Ngoài các nhà luật học, triết học, sử học, văn học, Bộ Quốc gia Giáo dục còn mời các nhà hoạt động chính trị đến giảng tại Trường Đại học Văn khoa và Lớp Cao đẳng Chính trị-Xã hội, trong số đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Văn Đồng giảng về Khoa Hiến pháp, đồng chí Võ Nguyên Giáp giảng về Khoa kinh tế. “Quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thành lập Đại học Văn khoa theo Sắc lệnh số 45/SL, ngày 10-10-1945, là một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử ra đời của các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam.” [25,85]. Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng ngày 15-11-1945, lễ khai giảng khoá học đầu tiên của Trường Đại học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà đã được tổ chức tại cơ sở Trường Đại học Đông Dương số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ toạ buổi lễ. Một số quan khách quốc tế đại diện cho phái bộ cường quốc đồng minh cũng tham dự. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan