Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng trẻ em trong tập thơ trăng non...

Tài liệu Hình tượng trẻ em trong tập thơ trăng non

.PDF
66
403
73

Mô tả:

Hình tượng trẻ em trong tập thơ “T LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “HÌNH TƯỢNG TRẺ EM TRONG TẬP THƠ TRĂNG NON “ răng non” của thi hào R.Tagore NGUYỄN THỊ THƠM LỚP ĐH4C1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN Bìa "Trăng non" MUC LỤC Luận văn được bố cục theo các phần sau: Phần mở đầu bao gồm các mục: Lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Phần nội dung chia làm hai chương. Chương I: Khái quát văn học hiện đại Ấn Độ. 1. Những đặc điểm văn học Ấn Độ 2. Nhà thơ Rabindranath Tagore 2.1.Cuộc đời một thiên tài 2.2.Chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ Tagore 2.2.1.Tình yêu con người và cuộc sống 2.2.2. Lòng ưu ái phụ nữ 2.2.3. Thơ Tagore về tình yêu nam nữ 2.2.4. Tình yêu hòa bình và tinh thần chống chiến tranh 2.2.5. Tình yêu thương trẻ em 3. Đặc điểm nghệ thuật trong thơ Tagore Chương II: Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non 1.Quan niệm của Tagore về trẻ em 1.1. Tìm hiểu thế giới tâm hồn của trẻ em 1.1.1.Tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của trẻ em 1.1.2.Trí tưởng tượng phong phú của trẻ em 1.1.3.Sự khao khát bước vào khám phá thế giới củe tâm hồn trẻ thơ 1.2. Quan niệm của Tagore về trò chơi trẻ em 1.3. Niềm tin và tình yêu của trẻ đối với cha mẹ 2. Thái độ của người lớn cần có khi đối xử với trẻ em 2.1. Nhận thức của người lớn về trẻ em 2.2. Thái độ đối xử cần có đối với trẻ em 2.2.1. Thương yêu và quí trọng bản chất tâm hồn trẻ em trước giai đoạn trưởng thành 2.2.2. Khoan dung và cảm thông với trẻ em khi họ đang bước vào giai đoạn trương thành 3. Đặc sắc của nghệ thuật xây dựng hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” 3.1. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trẻ em theo thủ pháp tương phản 3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trẻ em theo phương pháp hiện thực kết hợp huyền ảo 3.3.Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ trong việc xây dựng hình tượng trẻ em Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. Giảng viên hướng dẫn: Ths.Phùng Hoài Ngọc MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ấn Độ là đất nước có nền văn học phát triển rực rỡ từ thời cổ đại. Nó đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nền văn học trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nền văn học Việt Nam đã tiếp thu nhiều thành tựu của nền văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những cái riêng cho dân tộc mình. Vì vậy, việc học tập nghiên cứu văn học Ấn Độ là rất cần thiết, góp phần phổ biến rộng rãi văn học Ấn Độ vào Việt Nam. Khi nói đến văn học Ấn Độ, ngoài thành tựu nổi bật là sử thi Ramayana vàMahabharata trong thời cổ đại, chúng ta còn phải khẳng định một đóng góp quan trọng của nền văn học Ấn Độ thời hiện đại qua những sáng tác có giá trị của các nhà văn, nhà thơ Ấn Độ, tiêu biểu là Rabindranath Tagore. Tagore là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Ông thành công nhiều nhất là lĩnh vực thơ ca. Những sáng tác của ông thường thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Tấm lòng nhân đạo ấy được thể hiện ở nhiều biểu hiện khác nhau. Một trong những biểu hiện của tấm lòng nhân đạo ở Tagore là tình yêu thương trẻ em. Ông đã dành tình cảm thương yêu trân trọng trẻ em. Điều này được thể hiện qua nhiều sáng tác thơ ca của ông. Trong đó có một tập thơ Tagore dành riêng viết về trẻ em. Đó là tập thơ tiếng Ấn với nhan đề là Sisu, tiếng Anh là The Crescent Moon và được dịch sang tiếng Việt là Trăng non. Hình tượng trẻ em trong tập thơ được ông khắc họa hiện lên với nhiều vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, những ước mơ giản dị mà chân thành sâu lắng. Thông qua hình tượng đó, nhà thơ muốn bày tỏ quan niệm của mình về trẻ em. Hình tượng trẻ em qua ngòi bút giàu tình thương của ông đã để lại ấn tượng tốt trong lòng người đọc. Vì vậy, nghiên cứu đề tài hình tượng trẻ em trong thơ Tagore là rất cần thiết và có ý nghĩa. Bên cạnh tập thơ “Trăng non” còn nhiều tập thơ khác của Tagore cũng có một số bài viết về trẻ em. Tuy nhiên ở tập thơ “Trăng non” thì hình tượng trẻ em được tác giả khắc họa đầy đủ và rõ nét nhất. Mặt khác, do hạn chế bởi nhiều vấn đề mà người viết không thể đi vào tìm hiểu hình tượng trẻ em rải rác ở các tập thơ khác. Vì vậy, người viết chỉ có thể quan tâm đến vấn đề hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non” của Tagore. Trên đây là lý do người viết chọn đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore. II. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam, hầu hết những sáng tác của Tagore từ tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch đến thơ đều được nhiều dịch giả và giới phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm, đặc biệt là thơ. Tagore thành công nhiều nhất ở lĩnh vực thơ ca. Ông đạt được giải thưởng Nobel văn học năm 1913 với tập Thơ Dâng (Gitanjali). Tập Thơ Dâng ra đời khẳng định tài năng ngày càng mạnh mẽ của Tagore. Nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tagore lần lượt ra đời, chẳng hạn như “Chất trữ tình – triết lí trong Thơ Dâng” của tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh, “Một số đặc điểm nghệ thuật thơ tình Tagore qua hai tập “Người làm vườn” và “Tặng phẩm của người yêu”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Thúy, “Thi pháp thơ Tagore”- chuyên đề sau đại học của giáo sư Lưu Đức Trung… Bên cạnh đó, còn có một số bài tiểu luận, bài viết trên các báo cũng nghiên cứu về thơ Tagore. Chẳng hạn như Nguyễn Thị Bích Thúy với “Chất trí tuệ – điểm sáng thẩm mỹ trong thơ Tagore”- Tạp chí văn học số 4/1994. Riêng tập thơ “Trăng non” – Tagore dành riêng viết về trẻ em – cũng có một vài công trình nghiên cứu. Đa số những công trình này đều đề cập đến nghệ thuật trong tập thơ. Điển hình như đề tài “Nghệ thuật tương phản trong Trăng non” của Nguyễn Thị Thu Hương, “Không gian nghệ thuật trong Trăng non” của Trần Thị Thanh… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả sẽ giúp người viết có được sự định hướng ban đầu. Trên cơ sở đó, người viết sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể và trọn vẹn tập thơ “Trăng non” để làm nổi bật vấn đề người viết cần đề cập. Đó là vấn đề hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”. Tập thơ “Trăng non” được in trong “R. Tagore- tuyển tập tác phẩm”- tập 2 của Nhà xuất bản Lao Động- Trung tâm văn hóa Đông Tây- là đầy đủ và trọn vẹn nhất. Người viết sẽ dựa vào bản dịch thơ này để đi vào tìm hiểu hình tượng trẻ em. Vấn đề hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non” chưa được giới nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Nó chỉ được nhắc đến thông qua việc tìm hiểu nội dung khái quát của tập “Trăng non” như trong quyển “Văn học Trung Quốc, văn học Ấn Độ”- trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An. Hoặc nó chỉ được nhắc đến như một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo trong Tagore như trong giáo trình “Văn học Ấn Độ” của Lưu Đức Trung đã nhắc đến. Dù chưa đi sâu nghiên cứu nhưng những ý kiến, những định hướng của các tác giả về hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non” sẽ là những gợi ý quan trọng, giúp đỡ rất nhiều cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này. Tất cả những công trình sẽ là cơ sở để tôi đi vào tìm hiểu hình tượng trẻ em trong tập thơ. Trên cơ sở thành tựu của những người nghiên cứu trước, tôi sẽ tiếp thu có hệ thống và chọn lọc những ý kiến đó để tiếp tục đi sâu tìm hiểu làm rõ quan niệm của nhà thơ thông qua việc khắc họa hình tượng trẻ em. Với đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R. Tagore”, tôi đi vào tìm hiểu một cách cụ thể về hình tượng trẻ em. Hình tượng ấy được tác giả khắc họa như thế nào, mang những nội dung ý nghĩa gì, giá trị nghệ thuật của hình tượng này ra sao. Có thể nói ở đề tài này, hình tượng trẻ em được nghiên cứu là nhân vật chính, chi phối toàn bộ tập thơ “Trăng non”. Vì vậy, việc chọn hình tượng trẻ em trong thơ “Trăng non” là đối tượng nghiên cứu. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu nó, tôi hi vọng rằng hình tượng trẻ em được tác giả Tagore khắc họa nên với bao tâm huyết và tình cảm yêu thương trong tập “Trăng non” sẽ được trình bày trọn vẹn và sâu sắc hơn nữa. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore. Vì vậy đối tượng nghiên cứu ở đây tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore. 2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R. Tagore”, luận văn chỉ khảo sát sâu vào tập thơ “Trăng non” của nhà thơ Tagore do nhiều dịch giả dịch, chẳng hạn như: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Phạm Hồng Nhung và Phạm Bích Thủy, Lưu Đức Trung. Tất cả được in trong “R. Tagore – tuyển tập tác phẩm” gồm hai tập (Nhà xuất bản Lao Động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây” giới thiệu). Luận văn sẽ khảo sát toàn bộ tập thơ “Trăng non” của Tagore để thấy được hình tượng trẻ em được tác giả khắc họa như thế nào. Bên cạnh đó, luận văn sẽ đi sâu vào khảo sát chuyên biệt quan niệm của Tagore và những đặc sắc nghệ thuật của hình tượng trẻ em thông qua một số bài tiêu biểu trong tập thơ như bài “Mây và Sóng”, “Trên bờ biển”, “Món quà”, “Người phán xử”, “Bờ bên kia”… IV. Mục đích nghiên cứu Tagore là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ được nhiều người biết đến. Những sáng tác của ông, nhất là ở lĩnh vực thơ ca, đã góp phần làm phong phú cho nền văn hóa Thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng. Và ít nhiều những sáng tác ấy cũng ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam. Vậy nên việc nghiên cứu “hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R.Tagore” của người viết nhằm: Trước hết, những sáng tác của Tagore thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông. Nghiên cứu hình tượng trẻ em để thấy được tấm lòng nhân đạo của Tagore được biểu hiện thông qua việc khắc họa hình tượng trẻ em với đầy lòng thương yêu và quý mến của nhà thơ. Thông qua việc khắc họa hình tượng trẻ em trong tập thơ “Trăng non”, Tagore muốn thể hiện một quan niệm của mình về trẻ em, đồng thời ông còn muốn nhắn nhủ các bậc làm cha làm mẹ phải hiểu biết trẻ em, phải yêu thương và quí trọng trẻ em. Vì vậy, việc nghiên cứu hình tượng trẻ em để thấy được quan niệm của nhà thơ về trẻ em và ý thức được ở người lớn lòng thương yêu và quí trọng trẻ em mà nhà thơ đã gửi gắm thông qua hình tượng này. Mặt khác, nghiên cứu hình tượng trẻ em để thấy được bản chất tốt đẹp của trẻ em. Từ đó giáo dục lòng yêu thương của người lớn dành cho trẻ em. Đồng thời, qua đó còn giáo dục tính trung thực cho trẻ em. Và cuối cùng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần thiết thực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam và phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu giảng dạy văn học Ấn Độ ở các trường trung học. V. Đóng góp mới của đề tài “Trăng non” là tập thơ có giá trị, thể hiện được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. Trước đây, trong các luận văn tốt nghiệp, các bài nghiên cứu khoa học của những người đi trước, cũng chú ý nghiên cứu về tập thơ “Trăng non”. Tuy nhiên, mỗi người nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau của tập thơ. Chẳng hạn như cô Nguyễn Thị Thu Hương với đề tài “Nghệ thuật tương phản trong Trăng non”, Trần Kim Dung với “Yếu tốt huyền ảo trong Trăng non” và Trần Thị Thanh với “Không gian nghệ thuật trong Trăng non”…chưa có ai nghiên cứu về hình tượng trẻ em trong Trăng non”. Mặt khác, hiện nay tuy có công trình nghiên cứu về trẻ em, nhưng họ nghiên cứu trẻ em dưới góc độ xã hội học, tâm lý học…Vì vậy, việc nghiên cứu hình tượng trẻ em dưới góc độ văn học và đặt vào trong tác phẩm cụ thể, hi vọng sẽ là một đóng góp mới của đề tài. Ở đề tài này, hình tượng trẻ em bộc lộ quan niệm của nhà thơ. Quan niệm ấy sẽ được khai thác khám phá để đem lại cho người đọc thấy được quan niệm của Tagore được thể hiện như thế nào. Từ đó người đọc có thể đồng tình hoặc phủ nhận quan niệm của nhà thơ về trẻ em. Đồng thời với đề tài “Hình tượng trẻ em trong tập thơ Trăng non của nhà thơ R.Tagore”, tôi mong muốn góp thêm một phần công sức ít ỏi của mình để giúp cho việc nghiên cứu và phổ biến nền văn học Ấn Độ vào Việt Nam. VI. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tôi đã sử dụng một hệ thống phương pháp, cụ thể như sau: 1. 1. Phương pháp khảo sát văn bản Hình tượng trẻ em được tác giả khắc họa trong tập “Trăng non” nằm rải rác ở tất cả các bài trong tập thơ. Do đó, với một tập thơ gồm nhiều bài như vậy, tôi cần phải sử dụng phương pháp này để phát hiện hình tượng trẻ em được tác giả thể hiện trong tập thơ. 2. Phương pháp phân tích tổng hợp Để làm sáng rõ các luận điểm cần triển khai trong bài luận văn, tôi sẽ đi vào phân tích các dẫn chứng bằng một số bài thơ tiêu biểu, sau đó, tôi tiến hành tổng hợp khái quát lại và đi đến khẳng định vấn đề. 3. Phương pháp so sánh Trong quá trình xác định thành công của nhà thơ Tagore về nghệ thuật khắc họa hình tượng trẻ em trong tập “Trăng non”, cần phải đặt tập thơ này vào trong mối quan hệ với các tập thơ khác của ông hoặc các tác phẩm cùng thời viết về trẻ em để so sánh thì mới thấy được sự sáng tạo của tác giả. *** PHẦN NỘI DUNG ‫ھھھ‬ CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ẤN ĐỘ 1. Những đặc điểm văn học Ấn Độ hiện đại Sau khi thực dân Anh tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị trên đất nước Ấn Độ, khoảng từ đầu thế kỷ XIX trở đi nền văn học Ấn Độ có những chuyển biến sâu sắc. Sự chuyển biến đầu tiên của nền văn học hiện đại Ấn Độ bắt đầu từ một phong trào cải cách đạo Hindu mà thủ lĩnh là Ram Mohan Ray (1772 – 1833) – người cha đẻ về tinh thần của đất nước Ấn Độ mới. Mohan Ray đã bảo vệ và cách tân đạo Hindu, gạn lọc các giá trị truyền thống của tôn giáo này, loại trừ các hủ tục tệ lậu, tiếp thu và hình dung nó với những tinh hoa văn hóa Phương Tây đậm tính duy lý. Về văn học và ngôn ngữ, ông dịch các bộ kinh Vedanta và Upanisad ra tiếng Bengali, chủ trương phổ biến văn xuôi vốn đang bị hạn chế. Mohan Ray chính là người đặt nền móng cho nền văn học mới Ấn Độ về mặt tư tưởng. Sau giai đoạn chuyển tiếp khoảng nửa thế kỷ, nền văn học Ấn Độ mới có những bước tiến lớn lao vào cuối thế kỷ XIX. Văn xuôi ngày càng phát triển. Các tiếng dân tộc địa phương cũng góp mặt vào văn học. Xứ Bengal trở thành trung tâm lớn và tiếng Bengali đi đầu trong các phong trào văn học. Một số tác giả người Ấn Độ bắt đầu viết văn bằng tiếng Anh. Văn sĩ đấu tranh chính trị do Gandhi khởi xướng. Mặt khác, ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân Ấn Độ, nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã là những nhân tố tác động đến tư tưởng và nội dung tác phẩm của nhiều nhà văn Ấn Độ. Vallahton (1878 – 1958) là nhà thơ Ấn Độ đầu tiên chào mừng Cách mạng vô sản Nga với bài thơ Ngày 7 tháng 11. Một số tác giả đã đi sâu vào vấn đề quan hệ truyền thống và đổi mới, giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, phân tích những vấn đề đó dưới những góc độ mới. Nét đáng chú ý trong nền văn học cận hiện đại Ấn Độ là sự tồn tại song song nhiều dòng văn học có những khuynh hướng tư tưởng khác nhau Bên cạnh dòng văn học mang tính tôn giáo truyền thống, thời kì này ở Ấn Độ còn xuất hiện một số dòng văn học mới. Chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn Tây Âu thế kỷ XIX, trước hết là chủ nghĩa lãng mạn Anh, một dòng văn học lãng mạn nhân đạo cũng xuất hiện ở Ấn Độ từ nửa sau thể kỷ XIX, với các gương mặt tiêu biểu như Madusudan Datta và Bankim Sandra. Tình yêu thiên nhiên và con người, tình yêu đất nước, chủ nghĩa anh hùng mã thượng…là những đề tài ưa thích của các nhà văn này. Một dòng văn học khác ngày một lớn mạnh là dòng văn học hiện thực phê phán.Các tác giả này một mặt đề cập và phân tích những vấn đề xã hội truyền thống Ấn Độ. Mặt khác họ đã miêu tả đời sống cực khổ về vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động. Đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học này là Prem Chand. Một số tác giả trong dòng văn học này ngày càng đi đến lập trường của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Một dòng văn học mới có tính chất chủ đạo và ảnh hưởng quan trọng đến các dòng khác là dòng văn học yêu nước – dân tộc. Qua văn thơ, tác giả khơi dậy tâm hồn Ấn Độ, những giá trị văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, sức mạnh tiềm tàng của nền văn hóa cổ kính và niềm tin vào tương lai. Ông Mahatma Gandhi lãnh tụ chính trị vĩ đại của Ấn Độ, người suốt đời đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của nhân dân Ấn Độ, đồng thời cũng là một người viết văn. Nữ thi sĩ Sarojini Naidu được mệnh danh là “con chim họa mi Ấn Độ” đã viết về những vần thơ yêu nước cháy bỏng để phục vụ cho các hoạt động chính trị xã hội của bà. Tất cả những tinh hoa của các dòng văn học nói trên đã được tổng hợp lại trong một hiện tượng văn học độc đáo mang tầm cỡ quốc tế ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ XX. Đó là Rabindranath Tagore. Ở Tagore có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa tâm linh, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực xã hội, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế. Với Tagore, văn học hiện đại Ấn Độ đã chiếm được vị trí xứng đáng trong nền văn học thế giới. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu một số nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác và tư tưởng của thi hào R.Tagore 2. Nhà thơ Rabindranath Tagore (1861-1941) 2.1. Cuộc đời một thiên tài Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một họa sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một vị hiền triết và một nhà hoạt động xã hội. Đó là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại thành phố Cancutta, bang Bengan giàu đẹp. Tagore xuất thân trong gia đình quí tộc Bà la môn, về sau gia đình ông vì chống lại đẳng cấp đó mà bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp. Cha của Tagore là Devendranath Tagore (1817-1905) triết gia và nhà cải cách xã hội nổi tiếng, trở thành lãnh tụ của phong trào Barahma somaj. Gia đình Tagore có 15 anh chị em ruột. Ông là con thứ 14. Tagore được cha quan tâm và chăm sóc nhiều nhất. Ông thường theo cha đi du lịch khắp đất nước từ rừng núi Himalaya có nhiều thắng cảnh đẹp đến tận bờ biển phía nam lộng gió tràn ngập ánh mặt trời. Tagore còn theo cha tham dự các cuộc mít tinh, hội thảo của các nhà cải cách xã hội về các đề tài chính trị, thời sự và văn hóa nghệ thuật. Đó là những dịp tốt tạo cho Tagore thêm lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình một cách sâu sắc. Tagore là cậu bé thông minh, chăm chỉ , hiếu học, ba lần gia đình gửi đến ba trường khác nhau nhưng Tagore không chịu ngồi yên ở một trường nào cả, vì Tagore không chịu nổi cảnh thầy giáo người Anh đánh đập, hành hạ học trò bắt học trò hát những bài hát tiếng Anh vô nghĩa. Tagore chỉ thích tự học. Ông đã tự học lấy tiếng cổ Sanskrit và đọc được các tác phẩm văn học cổ, tự trau dồi ngôn ngữ và chẳng bao lâu đã nổi tiếng là cậu bé giỏi văn Bengan. Tagore cũng tự học tiếng Anh, đến năm 11 tuổi đã dịch được kịch Macbeth của Shakespeare ra tiếng Bengan. Đến tuổi thanh niên Tagore đã thông thạo trong việc dịch thuật thơ ca của Schille, Byron, Browning, Victor Hugo… Tagore còn chú trọng học hỏi những người xung quanh, những người lao động giúp việc trong gia đình mà ông gọi họ là “Vương quốc của những người đầy tớ” [4; 144]. Tagore thường chăm chú nghe họ kể truyện, ngâm vịnh bản trường ca Ramayana, nghe hát những bài dân ca trữ tình giàu tình yêu con người. Là cậu bé hay xúc động, khi lớn lên Tagore gặp cảnh đau buồn của gia đình, trong vòng bốn năm trời, người thân cứ lần lượt vĩnh biệt ông (Năm 1902 vợ chết, 1904 con gái thứ hai chết, 1905 cha và anh chết, 1907 con trai đầu chết). Từ đó Tagore càng buồn phiền. Ông thích vào rừng ngồi ngắm nhìn cảnh đẹp của cây cối hoa lá hoặc ngồi trên bờ sông ngắm nhìn dòng nước lững lờ trôi trong buổi hoàng hôn. Tagore bước vào cuộc đời hoạt động xã hội và chính trị khá sớm. Năm 1877, cha cho qua học luật ở Anh, không thích, ông lại trở về. Từ đó ông lại bắt tay vào hoạt động xã hội và tích cực sáng tác văn học- nghệ thuật, ông say mê hăng hái sáng tác và hoạt động xã hội. Từ năm 1916 trở đi, Tagore lần lượt đi thăm một số nước trên thế giới như :Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Trung Quốc….Ông đi thăm không phải để du lịch mà là nhiệm vụ con ong đi hút mật ngọt bồi bổ cho dân tộc mình, để ông được “tái sinh mãi mãi” trên quê hương Ấn Độ nghèo khổ và đau thương của mình. Sau khi đi thăm một số nước về, ông lại lập ra trường Visua Bharati (Đại học thế giới) vào năm 1922 để thu hút thanh niên quốc tế đến học tập văn hóa Ấn Độ trên tinh thần hòa hợp dân tộc- ông đã từng mong mỏi mỗi sinh viên đều là Visuamana (người rộng rãi) với tư tưởng “cả thế giới là nhà của tôi, tất cả mọi người là bạn của tôi”. Sự nghiệp văn học nghệ thuật của Tagore rất lớn, ông để lại Ấn Độ và thế giới 52 tập thơ, 42 vở kịch, trong đó vở kịch “Sự trả thù của tự nhiên” (1883), “Lễ máu” (1890) là nổi tiếng hơn cả, 12 tập tiểu thuyết trong đó “Gora”(1808), “Nhà thế giới”(1916) là tác phẩm ưu tú, gần 100 truyện ngắn khác…. Ngoài ra Tagore còn để lại nhiều tập ca khúc. Quốc ca của nước cộng hòa Ấn Độ hiện nay là ca khúc của Tagore và hàng nghìn bức tranh do ông vẽ đang được giữ gìn ở viện bảo tàng. Ngày 7 tháng 8 năm 1941, Tagore kết thúc cuộc đời mình như kết thúc một bảng hợp tấu hùng hồn vĩ đại- bản hợp tấu mang ý chí và nghị lực của một thiên tài lớn lao. 2.2. Chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ Tagore Tagore là nhà “nhân đạo chủ nghĩa” (lời Nehru), tinh thần nhân đạo của ông kế thừa truyền thống nhân đạo của nhân dân Ấn Độ qua nền văn học cổ điển từ kinh Veda, Upanisad, cho đến Kalidsa. Ông còn chịu ảnh hưởng chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp tư sản và nền văn hóa phục hưng phương Tây. Tagore tiếp thu những nét tích cực như đòi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác, đấu tranh cho tự do và công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người và tình yêu con người. Tagore đã kết hợp nhuần nhuyễn các truyền thống nhân đạo cổ kim đông tây rồi biến thành chủ nghĩa nhân đạo riêng của mình. Tagore ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân thành với lòng thiện, với đức tin, với lòng từ bi của tôn giáo Ấn Độ. Ông chủ trương muốn giải phóng đất nước, trước hết phải giải phóng con người, giải phóng bản chất tự nhiên của con người, là tinh thần và ý thiện. Mặc dù trong chủ nghĩa nhân đạo của Tagore còn để lại dấu ấn của tư tưởng duy tâm siêu hình và huyền bí, nhưng nội dung căn bản là lòng yêu nước, yêu nhân dân, đặc biệt là yêu nhân dân lao động cùng khổ- điều đó khiến cho Tagore vĩ đại. Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của Tagore được thể hiện sâu sắc và cụ thể trong toàn bộ thơ ca của ông. Sau đây chúng ta lần lượt tìm hiểu nội dung thơ ca của ông. 2.2.1. Tình yêu con người và cuộc sống Con người đối với Tagore là vĩ đại, là ánh sáng thiêng liêng, là lòng khoan hồng rộng mở, là tâm hồn thanh thản, là tình yêu, là kẻ thù của kêu ngạo và bạo tàn. Trong tác phẩm triết học Sadhana (có nghĩa là: thực hiện toàn diện, toàn mỹ), Tagore viết “chúng ta không bao giờ có một quan niệm chân chính về con người nếu chúng ta không chứng tỏa tình yêu đối với nó” [4; 64]. Thơ của Tagore chan chứa lòng tin yêu con người. Con người trong thơ ca của ông có lúc chung chung nhưng có lúc cụ thể, có lúc trừu tượng lại có lúc thật rõ ràng. Dù là miêu tả hình ảnh gì, cuối cùng Tagore cũng nói tới con người Ấn Độ nghèo khổ và đau thương của mình. Tagore quan niệm rằng, trước hết phải giải phóng con người ra khỏi những chổ ẩn náu trong hang động, sau những tượng đá trong bóng tối âm u ở các góc đền. Con người muốn giải thoát ra khỏi khổ đau chỉ có lao động: “Muốn giải thoát ư, anh muốn tìm đâu ? Chính thượng đế cũng vui vẻ tự đem mình ràng buộc với trần thế và đời đời quyến luyến chúng ta Thôi đừng trầm tư mặc tưởng cất đi cả hương hoa quần áo rách bẩn, mặc đến gặp thượng đế thôi cứ đứng bên Người trong lao động cùng cực khi trán đổ mồ hôi”. (Thơ Dâng, 1913) Tagore đòi tự do cho tổ quốc, tự do cho nhân dân, cho con người Ấn Độ của ông. Ông mong con người sẽ được sống trong sự hòa hợp và bình đẳng với nhau: “Trong sân chầu vũ trụ chiếc lá cỏ bình thường cùng ngồi chung một mâm với ánh sáng mặt trời và sao sáng trong đêm” (Người làm vườn, 1914) Tagore tin tưởng rằng “trên quê hương tự chủ”, “hạnh phúc ca khải hoàn” sẽ đến với nhân dân Ấn Độ yêu thương, sẽ không còn tiếng ai oán rên xiết đau khổ nữa. Tagore vốn là người trầm lặng suy tư, có buồn riêng trong lòng nhưng không sầu muộn rên rỉ bi ai như các nhà thơ lãng mạn tiêu cực khác. Âm điệu buồn trong thơ ông là cái buồn của dân tộc ông. Ông tin rằng con người có thể làm thay đổi cuộc sống ngột ngạt, đói khổ bệnh hoạn của xã hội ông- xã hội thuộc địa. Vì vậy ông vẫn yêu cuộc sống, lạc quan, tin tưởng và hòa mình với cuộc sống. Ông coi cuộc sống như “li rượu tràn đầy” luôn luôn nồng nàn: “Người đã tạo cho tôi vô tận, đó là ý thích của người cái li mảnh khảnh này, người không ngớt rót vơi đi mà không ngớt lại rót đầy sự sống tươi mới” Cuộc sống tràn đầy như vậy, nhưng ông tiếc rằng đôi bàn tay của mình quá nhỏ hẹp không đủ sức ôm vào lòng những cái mà cuộc sống cho mình: “Những của vô tận người cho, tôi chỉ có đôi tay hẹp để mà bắt lấy Nhưng thời gian qua người còn rót và mãi mãi còn chỗ để rót cho đầy” Đó là những câu thơ trong bài thơ mở đầu của tập Thơ Dâng, tập thơ mà ông muốn dâng cho đời, cho con người. Và cũng bởi yêu cuộc sống, nhà thơ Tagore yêu cả cái chết. Chết là một qui luật không ai tránh khỏi, cho nên không cần phải sợ sệt, lo lắng, hoảng hốt trước cái chết. Con người cần bình thản, ung dung bước vào cõi chết như đi trên chiếc cầu bắc qua sông, từ bờ này sang bờ khác. Trước khi bước vào cõi chết, phải tự xem mình đã làm được gì cho cuộc đời và để lại cái gì mình đã có và làm ra: “Sẽ có một ngày ngày tử thần đến rõ cửa anh Anh sẽ có món chi làm tặng vật ? trước vị khách đến thăm, tôi sẽ đặt cái li rượu tràn đầy cuộc sống tôi dâng tôi đâu chịu để khách về với những tay không tôi sẽ đặt, cuộc đời tôi tất cả khi tử thần tới đây và rõ cửa”. (Bài thơ số 90- tập Thơ Dâng) Nếu không có trách nhiệm với cuộc đời thì cũng khó mà có một thái độ đúng đắn về lẽ sống, chết như vậy. 2.2.2. Lòng ưu ái phụ nữ Người phụ nữ Ấn Độ cũng có những nỗi đau khổ giống như phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Họ là loại người bị chà đạp nhân phẩm triền miên qua nhiều chế độ. Tagore rất quan tâm đến số phận phụ nữ Ấn Độ và biểu lộ lòng ưu ái sâu sắc. Ông đã dành nhiều trang thơ ca ngợi họ. Trước hết Tagore tìm thấy ở phụ nữ Ấn một sắc đẹp tự nhiên, được đất trời tô thắm và được bàn tay con người tô vẽ thêm: “Không chỉ riêng thượng đế đã thêu dệt nên nàng mà cả loài người nữa Nhà thơ dùng sợi vàng dệt nên hình dáng nàng họa sĩ tô đường nét cho nàng đẹp vạn đời” (Người làm vườn, 1914) Phụ nữ chẳng những chỉ đẹp hình dáng bên ngoài mà còn đẹp cả trong tâm hồn nữa. Tagore thấy “lòng người phụ nữ là ngai vàng”[1;67] như trong truyện ngắn Minu mà ông tả. Tagore thương xót những người phụ nữ đẹp cả sắc và tình nhưng không được hạnh phúc xứng đáng. Cuộc đời họ cũng giống như một cô gái mù: “Một buổi sáng trong vườn hoa có một cô gái mù đến tặng tôi một vòng hoa bọc kín trong lá sen. Tôi quàng vòng hoa vào cổ, nước mắt rưng rưng. Tôi hôn nàng và nói: Nàng mù đúng lúc những bông hoa nở, chính nàng cũng không rõ quà tặng của mình đẹp biết chừng nào” (Bài thơ số 58-tập Người làm vườn) Thơ Tagore giàu tính triết lý, “cô gái mù” cần được hiểu là những người phụ nữ vô tư không tự biết mình đã đem cho mọi người bao nhiêu vẻ đẹp và niềm hạnh phúc. Cuộc đời người phụ nữ Ấn Độ bị kìm hãm bởi cái vòng xiềng đeo ở chân và chiếc khăn trùm mặt, bị ngăn cách giao tiếp với mọi người …Cuộc đời họ cần được giải phóng- đó là nguyện vọng, là tình cảm, là mối quan tâm hàng đầu của nhà nhân đạo chủ nghĩa Tagore Bài “Nữ quyền” viết năm 1928 có thể xem là “chiến lệnh”, là lời kêu gọi giục giã phụ nữ Ấn Độ xông ra chiến trường nhằm thẳng số mệnh, nhằm thẳng xiềng xích mà đập phá, giành lấy tự do nữ quyền: “Không đời nào ta lẩn trốn vào buồng đâu với đôi kiềng chân rụt rè kêu lẻng xẻng trong bóng tối âm u Không, ta hiên ngang xông pha vào chốn hiểm nghèo đầy tuyệt vọng của tình yêu trong bể cồn cuộn sóng; Nơi bão tố cuồn say giật ngay cái khăn trùm lên mặt ta là phận héo hon của đàn bà và giữa tiếng chim bể rùng rợn, nhức nhói giọng ta truyền chiến lệnh vang vang: anh là của riêng em.” Đó là “chiến lệnh”của hàng triệu phụ nữ Ấn Độ giành tự do cho tình yêu, hôn nhân, gia đình và tự do trong xã hội. Tagore không chỉ đấu tranh cho phụ nữ bằng thơ văn mà bằng cả hành động thiết thực của mình nữa. Khi Gandhi đề xướng cuộc vận động giải phóng phụ nữ và tầng lớp cùng đinh thì Tagore nhiệt tình ủng hộ ngay. Qua tập thơ ngắn Patataca, ông phê phán xã hội khắc nghiệt đối với phụ nữ nông thôn, đòi hủy bỏ tục tảo hôn, xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp, đòi tự do hôn nhân. Bài thơ Raida người phu quét rát bẩn thể hiện chủ trương nam nữ tự do yêu đương và hôn nhân không kể đẳng cấp, giàu nghèo, sang hèn và lên án lễ giáo Bà la môn: Nàng công chúa yêu người phu quét rát bẩn. Thầy tu Bà la môn kết tội nàng vi phạm lễ giáo. Nàng kiên quyết bảo vệ tự do và công lí: “Thầy tu cứ kêu ngạo thắt dây nữa đi cho thỏa thích, thắt bao nhiêu nút nữa cũng vô ích. Thầy cứ việc chà xát trái tim khắc khổ của thầy nữa đi. Còn tôi, người con gái hành khất, tôi vẫn sung sướng nhận của yêu, nhận quà dính bụi của chồng tôi là người phu quét rát”. Tagore tích cực đóng góp tiếng nói nghệ thuật vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ bằng trái tim, bằng lòng yêu thương thắm thiết của nhà thơ: “Hãy lấy tình thương và từ thiện bao la mà tẩy sạch bao hoen mờ trong lòng trái đất” 2.2.3. Thơ Tagore về tình yêu nam nữ Thơ tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của Tagore. Thơ tình Tagore thể hiện một quan niệm yêu đương đúng đắn và tiến bộ. Nhà thơ cho rằng tình yêu là một nhân tính thiêng liêng. Con người, ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, là nhu cầu của sự sống, cần thiết như ánh lửa và mặt trời vậy. Những kẻ nói không cần tình yêu là kẻ giả dối. Tình yêu đã từng lung lay biết bao trái tim kẻ theo chủ nghĩa khổ hạnh, từng thề thốt không bao giờ yêu và căm ghét tình yêu. Nhà thơ cảm thấy thỏa mãn là suốt đời đã từng yêu và mong muốn cuối cùng là được nói lên điều đó trước khi bước vào cõi chết: Cõi đời ơi khi tôi đã chết rồi thì trong cõi vắng lặng của người chỉ một lời náy còn lại “tôi đã từng yêu”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng