Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng những người khổng lồ trong ba vở bi kịch hamlet, ôtenlô, macbeth của ...

Tài liệu Hình tượng những người khổng lồ trong ba vở bi kịch hamlet, ôtenlô, macbeth của shakespeare

.PDF
107
2791
73

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp đại học TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN KIM LOAN MSSV: 6095790 HÌNH TƯỢNG NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ TRONG BA VỞ BI KỊCH HAMLET, ÔTENLÔ, MACBETH CỦA SHAKESPEARE Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG Cần Thơ, 05- 2013 CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 1 Luận văn tốt nghiệp đại học ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT HÌNH TƯỢNG NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ TRONG BA VỞ BI KỊCH HAMLET, ÔTENLÔ, MACBETH CỦA SHAKESPEARE PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương một: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1 Lí luận chung về kịch 1.1.1 Bi kịch 1.1.2 Hài kịch 1.1.3 Chính kịch 1.2 Lí luận chung về lí tưởng anh hùng 1.2.1 Lí tưởng anh hùng 1.2.2 Lí tưởng anh hùng qua một số thời đại 1.3 Thời đại, cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Sếchxpia CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 2 Luận văn tốt nghiệp đại học 1.3.1 Thời đại 1.3.2 Cuộc đời 1.3.3 Sự nghiệp văn chương Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ TRONG CÁC BI KỊCH HAMLET, ÔTENLÔ, VÀ MĂCBET CỦA SẾCHXPIA 2.1 Hamlet- hình tượng người khổng lồ của lí trí 2.1.1 Hamlet – con người đi từ nhận thức sang hành động 2.1.2 Ý nghĩa hình tượng người khổng lồ Hamlet 2.2 Ôtenlô – hình tượng người khổng lồ của niềm tin 2.2.1 Ôten lô – con người đi từ niềm tin đến sự tan vỡ niềm tin 2.2.2 Ý nghĩa của hình tượng người khổng lồ Ôtenlô 2.3 Măcbet – hình tượng người khổng lồ của dục vọng 2.3.1 Măcbet – con người đi từ đỉnh cao của dục vọng đến bi kịch của tội ác 2.3.2 Ý nghĩa hình tượng người khổng lồ Măcbet CHƯƠNG 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT CỦA SẾCHXPIA TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNGNGƯỜI KHỔNG LỒ 3.1 Nghệ thuật kể chuyện 3.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật 3.3 Nghệ thuật kề chuyện PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 3 Luận văn tốt nghiệp đại học PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một tác phẩm văn học ra đời bao giờ cũng có nhận xét đánh giá hay khen chê phía người tiếp nhận. Song, tác phẩm văn học ấy có thể chìm vào quên lãng và cũng có thể tồn tại lâu dài dưới lưỡi kéo kiểm duyệt gay gắt của thời gian, đó là những tác phẩm mà tiếng vang không chỉ một thời. Quả nhiên khi tiếp xúc trực tiếp với nền văn học Anh thời kì Phục Hưng tôi đã nhận thấy rõ điều vừa nói trên. Vào đầu thế kỉ XVI, một thời đại lịch sử mà chế độ phong kiến ở nước Anh đang xế bóng và tư bản chủ nghĩa đang dần vươn lên. Thời bấy giờ sự tích lũy nguyên thủy đang gia tăng tốc độ, phong trào khoanh đất tràn lan khắp cả nước, quần chúng nhân dân hết sức nghèo khó đã làm nảy sinh hàng loạt những mâu thuẫn gay gắt và phức tạp. Lúc này bi kịch muôn màu muôn vẻ của cuộc sống được phơi bày một cách chân thực. Hiện thực đó rất cần đến một loại hình nghệ thuật mới để phản ánh một cách đắt nhất, nêu rõ được bản chất của những xung đột gay gắt, quyết liệt “ không sao hòa hoãn được” của cuộc sống. Với thể loại kịch truyền thống, văn học Anh đã khái quát hình ảnh, tiếng nói, con người, ý nghĩa của cả một thời đại bằng những tác phẩm văn học kinh điển của nhà thơ, nhà viết kịch Wiliam Shakespeare – một kì tài sáng tạo của sân khấu, ngôi sao rực rỡ chiếu sáng trên văn đàn văn học thế giới. Như một chứng nhân lịch sử, Sếchxpia đã kể lại một cách trọn vẹn những biến cố xã hội trong chuỗi ngày hưng thịnh và suy đồi của thời đại Phục Hưng bằng những tác phẩm văn học mà trong đó hình tượng nhân vật rất giàu cá tính và tâm hồn phức tạp. Nhân vật do Sếchxpia xây dựng là những con người khổng lồ đại diện cho tập thể nói lên nỗi thống khổ và nguyện vọng của nhân dân bằng dáng vẻ, cốt cách, hành động, ngôn ngữ vượt lên trên cái tầm thường. Đặc biệt Sếchxpia đã đưa lên sân khấu cả một thời đại mà hai mặt sáng tối đối lập rõ rệt với nhau với đủ loại con người: con người của niềm tin, con người của lí trí, con người của tội ác... mà ta chưa từng thấy ở những tác giả khác. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 4 Luận văn tốt nghiệp đại học Người viết rất ngưỡng mộ tài năng viết kịch của Sếchxpia và những tác phẩm kịch kinh điển của ông. Người viết có lòng hiếu kì muốn phát hiện, tiếp cận để lí giải, so sánh những nhân vật khổng lồ do Sếchxpia xây dựng nhằm khẳng định giá trị vượt thời gian của tác phẩm. Kịch được đánh giá là một lĩnh vực thành công tuyệt đỉnh của Sếchxpia. Kịch đã đánh dấu một mốc son chói lọi tô điểm cho sự tài hoa của người nghệ sĩ này, cho nên tiếp cận và nghiên cứu về Sếchxpia và kịch của ông là một điều cần thiết và quan trọng trên hành trình đưa Sếchxpia đến mọi nẻo đường của văn học nghệ thuật. Vì những lẽ trên, người viết quyết định chọn đề tài: “Hình tượng những người khổng lồ trong ba vở bi kịch Hamlet, Ôtenlô, Macbeth của Shakespeare” để làm mục đích nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình sau thời gian bốn năm học tập ở giảng đường. 2 . Lịch sử vấn đề Nghiên cứu đề tài “Hình tượng những người khổng lồ trong ba vở bi kịch Hamlet, Ôtenlô, Macbeth của Shakespeare”, bản thân người viết đã tiếp xúc với một khối lượng tư liệu khổng lồ về ba tác phẩm “Hamlet, Ôtenlô, Măcbet” nói riêng và tác giả Sếchxpia nói chung. Trong đó người viết lọc ra được một số nhận định quan trọng có liên quan đến việc khai triển đề tài của bản thân người viết như sau : Trước hết khi nói đến thời đại Phục Hưng, thời đại mà con người nỗ lực khôi phục lại những giá trị văn hóa cổ đại nhằm tạo ra một sự kết hợp giữa các giá trị nhân văn cổ đại với tinh thần hướng tới tự do và khát vọng, muốn được giải phóng khỏi mọi thiết chế áp bức của phong kiến và nhà thờ. Ăng-ghen đã đánh giá rằng: “Đó là một cuộc mạng vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những con người khổng lồ, và sản sinh ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ” [2;8]. Đây là ý kiến gần sát nhất với đề tài luận văn của người viết. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 5 Luận văn tốt nghiệp đại học Quả nhiên là như vậy, điều đầu tiên mà con người nhận thức được là một quan niệm khác về vũ trụ, về thế giới. Đó là thuyết Nhật tâm của Nicôla Côpecnic - nhà thiên văn học tài ba và dũng cảm người Ba Lan, nêu trong quyển Về sự xoay chuyển của các thiên thể (1543). lí thuyết này tạo ra một cách nhìn mới về thế giới, nó làm sụp đổ quan niệm về thế giới được xây dựng trên thuyết Địa tâm do C. Ptôlêmê đề xướng. Quan niệm của N. Côpecnic tạo ra “một cuộc cách mạng trên trời” làm đảo lộn thế giới quan của thời đại, quan niệm này đả phá cái nhìn lạc hậu về sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến. Thứ hai, việc người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ Cônxtantinôp – cắt đứt con đường tơ lụa Âu – Á dẫn đến việc xuất hiện các đoàn thám hiểm bằng đường biển tìm đường đi tới Ấn Độ. Kết quả không ngờ là năm 1492 Crixtôp Côlông đã tìm ra một châu lục mới chưa từng được Châu Âu biết tới đó là Châu Mĩ ... Tiếp theo đó là các nhận thức về tinh thần thời đại. Tư tưởng nhân văn là tư tưởng cơ bản của thời kì Phục Hưng, là yếu tố then chốt tạo ra giá trị cho các tác phẩm văn học nghệ thuật thời kì này. Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm của một thời kì lịch sửcụ thể, thời kì Phục Hưng, thời kì khổng lồ, thời kì bước ngoặt. Nó là sự kết tinh cao nhất tinh thần thời đại. Trong bài viết chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội của nhà nghiên cứu V.P.Vôn- ghin thuộc Liên Xô cũ đưa ra nhận định : “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn không phải từ các gì siêu nhiên, kì ảo, từ những nguyên lí ngoài đời sống của nhân loại mà từ đời sống của con người tồn tại trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn” [2;11]. Với niềm tin mãnh liệt nhưng ngây thơ, đầy tính lí tưởng và mộng mơ, các nhà nhân văn chủ nghĩa hi vọng sẽ tạo ra được một xã hội mới. Nhưng họ quên rằng khi phế bỏ quyền sở hữu phong kiến thì giai cấp mới đó là giai cấp tư sản cũng sẽ xác lập quyền sở hữu của nó một cách “ trắng trợn hơn, công nhiên hơn và vô liêm sỉ ” hơn. Do vậy, sang thế kỉ thứ XVI khi giai cấp tư sản đã có một vài chỗ đứng chân, đặc biệt khi đồng tiền tư sản đã bắt đầu bộc lộ sức mạnh và bản chất của nó thì chủ nghĩa nhân văn lâm vào tình trạng khủng hoảng. Tomat Môrơ trong quyển không tưởng (Utopie) đã thừa nhận “con đường duy nhất để mưu cầu hạnh phúc cho xã hội là thừa nhận nguyên lí bình đẳng về mặt của cải. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 6 Luận văn tốt nghiệp đại học Nhưng bình đẳng và tư hữu là những cái không thể dung hòa nhau được” [2;14] cuối cùng nó rơi vào tình trạng khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Đứng trước thời thế “đảo lộn tiến bộ” trên, Sếchxpia viết kịch nhằm để diễn, để “chìa ra một tấm gương tự nhiên nhằm làm cho đạo đức thấy hình ảnh của nó, thói vô đạo đức tự biết khinh bỉ và mỗi thế kỉ, cả thời đại có thể nhận ra tính cách bộ mặt của nó” [4;198]. Còn về tác giả Sếchxpia, ông là nhà viết kịch thiên tài, đỉnh cao nghệ thuật sân khấu thế giới, xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ông đã vươn lên tự giải phóng mình để thoát khỏi sự rẻ khinh về đẳng cấp trong xã hội. Bêlinxki từng nhận xét về ông “có được cái sáng tạo ở bật cao nhất và được phú bẩm một trí tuệ bao trùm cả thế giới” [7;75] và thực tế Sếchxpia đã chứng minh điều đó qua những áng văn chương bất hủ của mình. Đi vào các ý kiến có liên quan đến nhân vật của Sếchxpia, người viết đã gặp được một số nhận định đáng chú ý như: “ hình tượng nhân vật của Sếchxpia vừa có tính điển hình, vừa cá nhân hóa. Mỗi nhân vật có một nét riêng biệt của mình mà không thể lầm lẫn giữa người này với người kia” [7;122] v.v..., một Rômêô và Juliet cuồng nhiệt say đắm trong tình yêu, dũng cảm vượt lên mối thù gia tộc. Một vua Lia độc đoán tự kiêu. Hay dạng người khổng lồ đa màu sắc, đa phương diện như: Hamlet huyền thoại, con người của lí trí, của tư duy, là con người mang “vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài ”. Ôtenlô bi hùng cả tin, sẵn sàng đánh đổi sinh mạng để khôi phục và khẳng định lòng tin với nhân loại. Hoặc trái chiều hơn nữa là một Măcbet tham vọng và tội ác với tấn bi kịch “Muốn được tự do thì phải có ngai vàng, mà muốn ngai vàng thì phải phạm tội ác” [9;173] , leo lên đỉnh vinh quang và quyền lực bằng thủ đoạn tàn nhẫn và đẫm máu. Tiếp theo, khi đi vào nghiên cứu riêng từng hình tượng nhân vật khổng lồ trong ba tác phẩm của Sếchxpia, người viết đã chắt lọc được một số ý kiến của các nhà phê bình trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến đề tài như sau: Ở Hamlet trong quyển Văn học phương tây có trích dẫn lời của Lecmôntôp: “nếu Sếchxpia vĩ đại thì đó là ở Hamlet” [4;216]. Quả thật lời nhận xét ấy không ngoa, Hamlet đã trở nên bất tử, sức sống của nhân vật đã vượt không gian, thời gian và tồn tại vững chắc cho tới ngày nay. Hamlet là biểu tượng cho sức mạnh công lí, đại diện cho chủ CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 7 Luận văn tốt nghiệp đại học nghĩa nhân văn thời Phục Hưng, thể hiện “tinh thần chống chủ nghĩa ngu dân, chủ nghĩa giáo điều kinh viện Trung cổ nhằm giải phóng cho trí tuệ con người, tinh thần khẳng định cuộc đời trần thế, sự đòi hỏi quyền tự do cho cá nhân con người ” [4;91]. Nhà phê bình Nguyễn An Thảo trong quyển Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường do Lê Nguyên Cẩn biên soạn đã có bài phê bình rất sâu sắc về vấn đề này: “ Đối với Hamlet, sống là phải hành động, là phải cầm vũ khí để tiêu diệt cái ác, nghĩa là chấp nhận cái chết. Như vậy, trong quan niệm Hamlet, sống đích thực đồng nghĩa với chết vinh quang, chết để tái tạo lại sự sống, để bảo vệ lí tưởng nhân văn. Còn không sống đồng nghĩa với không chết, đồng nghĩa với sống trong nhục nhã, sống đê tiện, là chịu đựng mọi ô nhục, bán rẻ mình, bán rẻ lương tâm” [2;96]. Từ đó trong quyển Văn học phương tây của nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân... các nhà phê bình đi đến nhận định: “ đây là lần đầu tiên trong văn học thế giới, xuất hiện một con người tự mổ xẻ để giúp cho người hiểu biết về chính nó” [4;221]. Thật vậy, Hamlet là nhân vật có tính cách khá phức tạp, cùng một con người nhưng tồn tại nhiều trạng thái khác nhau, cũng trong quyển Lịch sử sân khấu thế giới (tập 2) đã trích dẫn lời nhận xét của Bêlinxki: “ Sự phát hiện ra điều bí mật, điều khủng khiếp. Đáng lẽ làm cho Hamlet chìm đắm trong một tình cảm, một suy nghĩ đó là sự trả thù, từng giây từng phút, sẵn sàng biến thành hành động, nhưng sự phát hiện khủng khiếp đó buộc anh không phải đi ra bản thân mình, mà lại đi vào chính bản thân mình và tập trung vào nội tâm của chính mình, đánh dậy ở trong đó những vấn đề về sự sống và cái chết, về thời gian và vĩnh cửu, về nghĩa vụ và ý chí yếu mềm, khiến anh ta lưu ý đến phẩm chất cá nhân mình ” [7;125]. Sếchxpia đã thổi vào Hamlet tinh thần của người anh hùng thời đại. Người anh hùng mang nhiệm vụ to tát “ sống là phải hành động, hành động để tái tạo thế giới” [4;61]. Trong vở Ôtenlô, Sếchxpia đặt tác phẩm mình giữa bầu không khí hận thù đáng ghê tởm về tôn giáo, màu da và chủng tộc. Ông không chỉ lên án các tệ nạn ấy mà ông còn ca ngợi sự hòa hợp cái có thể có giữa những con người khác biệt nhau về những thứ đó. Và chính Sếchxpia cũng khẳng định rằng: “ Ôtenlô là một bản tình ca đẹp nhất bởi lẽ nó đã góp phần xóa đi nỗi ô nhục cho các tệ nạn nói trên gây ra đối với loài người” CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 8 Luận văn tốt nghiệp đại học [4;227]. Sếchxpia đã đặt vào Ôtenlô một danh hiệu là “dũng tướng”, một vị dũng tướng da đen có tài thao lược chiến sự cho toàn kinh thành Vơnizơ, với những chiến công lẫy lừng thì chàng đã chinh phục hoàn toàn nàng tiên Đexđêmôna da trắng và cuộc hôn nhân đẹp như trong mơ của một kẻ bị kì thị về sắc tộc. Trong quyển Văn học phương tây giản yếu do Minh Chính biên soạn có một nhận định của Cymbert: “Đó là con người cao thượng nhất xưa nay do chính bàn tay con người tạo nên, là kiểu mẫu của cái đẹp bên trong, cái đẹp của một trái tim bình dị và một tâm hồn trong sạch” [3;94]. Sự nhầm lẫn cả tin của Ôtenlô đã đưa chàng tới một tấn bi kịch khóc không thành tiếng mà theo Marx trong quyển Văn học phương tây giản yếu đánh giá rằng: “ Đó không phải là sự sai lầm cá nhân mà là sự sai lầm lịch sử toàn thế giới, sai lầm đó mang tính bi kịch” [3;97]. Trong quyển Văn học phương tây của nhóm soạn giả Đăng Anh Đào, Đặng Hoàng Nhân... đã khẳng định: “ Ôtenlô đau khổ không phải vì ghen. Nỗi đau của anh còn to lớn hơn thế nữa, nỗi đau của anh trước hết là ở trên đầu, và nỗi đau này thật là khủng khiếp: Anh ta nghi ngờ rằng trên đời này mọi sự đều dối trá, càng có vẻ bề ngoài tốt đẹp bao nhiêu thì lại càng dối trá bấy nhiêu” [4;228]. Người tỉnh táo khôn ngoan nhưng trong những trường hợp như vậy, trước những đối tượng cụ thể, bọn người dối trá xảo quyệt như Iago luôn khéo che đậy âm mưu của chúng nên nhiều người lầm nó là thật, nó là trung thực. Sếchxpia đã đưa vào Ôtenlô một bản tính rất hùng nhưng cũng rất bi. Cái hùng ở Ôtenlô là những chiến công vang dội, tinh thần tự lực tự cường. Còn về cái bi là sự tự ti về màu da, về tuổi tác, về sự vụng về trong phép tắc xã giao...nên khi có mầm mống về sự xúc xiểm, sự xúc xiểm mà chàng cho là lừa dối thì chàng lại càng điên cuồng ghen tuông. Trong quyển Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường do Lê Nguyên Cẩn biên soạn có khẳng định rằng: “Coi bi kịch Ôtenlô là bi kịch của lòng ghen, nếu hiểu như thế thì giá trị của vở bi kịch sẽ không lớn, bởi lẽ ghen tuông thì cũng người ta thường tình, cái lớn của vở kịch ở đây là bi kịch của niềm tin bị lừa dối” [2;35]. Tấn bi kịch này phơi bày ra ánh sáng nguy cơ và tai họa khi những con người trung thực, ngay CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 9 Luận văn tốt nghiệp đại học thẳng, cao thượng, lại vấp phải lũ gian manh, hèn hạ rắp tâm hãm hại mình. Một lần nữa nhóm Đặng Anh Đào, Đặng Hoàng Nhân cũng khẳng định rằng: “Ôtenlô là hình tượng con người cao quý nhất, đồng thời cũng đau khổ nhất trong văn học xưa nay” [4;229]. Còn về nhân vật Măcbet - mặt trái của thời đại, mặt trái này nhất thiết phải có trong tiến trình phục hưng. Trong quyển Văn học phương tây giản yếu do Minh Chính biên soạn có ý kiến như sau: “ Việc chủ nghĩa nhân văn đòi giải phóng bản năng sinh lý, ca ngợi những khoái cảm vật chất, xác thịt thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến chủ nghĩa bản năng phản nhân văn, hạ thấp con người xuống hàng sinh vật” [3;61]. Chứng minh cho lời tiên đoán ấy là sự xuất hiện của Măcbet – ông trùm tội ác. Trong quyển Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường do Lê Nguyên Cẩn biên soạn đã có một nhận định: “Măcbet là một tác phẩm mà cái ác mang trong nó sức hủy diệt vô cùng to lớn. Bản thân Măcbet với khát vọng quyền lực vô cùng, được củng cố bằng sức khỏe và tài năng chiến trận thiên phú, đẩy hắn tới vực thẳm không cùng của tội lỗi” [2;40]. Tuy nhiên trong quyển kể chuyện Sếchxpia của Vũ Đình Phòng cho rằng tội ác của Măcbet là một bi kịch, sự trượt dài trên tội lỗi của hắn sâu xa là có nguyên nhân: “Bản chất Măccbet không phải là kẻ ác, hắn chỉ muốn khẳng định bản thân, phát huy những ưu điểm của mình. Nhưng khốn nỗi, muốn thế phải có quyền. Bi kịch của Măcbet là ở chỗ: Muốn được tự do thì phải có ngai vàng, mà muốn có ngay vàng thì phải phạm tội ác” [9;173]. Cũng trong quyển sách này Sếchxpia mong muốn vạch rõ sự “ trượt chân” của những con người khổng lồ, con người khổng lồ về ý chí đem thanh bình và hạnh phúc thực sự cho dân chúng, nhưng đã không trụ được trước sự cám dỗ của quyền lực và ám ảnh về tội ác. “Mawcbet là một hung thủ, nhưng hung thủ có tâm hồn sâu sắc và mạnh khỏe, do đó mà thay vì sự ghê tởm lại khiêu gợi sự cảm thông” [7;137]. Trong hoàn cảnh lúc này rất cần, rất cần đến những “chiến hữu” như Hamlet, Ôtenlô xuất hiện để kéo “đồng minh” của mình trở về với nguyên dạng. Sự sụp đổ của một tư tưởng lớn trong “bộ ba hoàn hảo” thì hai tư tưởng còn lại phải là nơi nương tựa dìu dắt cho một một tư tưởng CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 10 Luận văn tốt nghiệp đại học vừa “sa chân” kia để cải tạo một xã hội trong sạch, bền vững hơn. Đó cũng chính là tư tưởng của Sếchxpia khi xây dựng những con người khổng lồ đa tính cách, đa phương diện. Trên đây là một số ý kiến của các nhà phê bình, bình luận, các học giả và các nhà Sếchxpia học đã dày công nghiên cứu về tác giả Sếchxpia cũng như ba tác phẩm Hamlet, Ôtenlô và Măcbet của ông. Ngoài ra người viết còn sưu tầm thêm một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên qua các luận văn tốt nghiệp của sinh viên khóa trước là: Lâm Kim Chiều với đề tài “Nhân vật Hamlet trong tác phẩm cùng tên của Sếchxpia”, Nguyễn Thị Thu Hồng với “ Măcbet và đóng góp của Sếchxpia về cái bi ”. Thậm chí có thể xa xôi hơn là tiểu luận tốt nghiệp của Trang Bảo Thanh với đề tài “ Con người cá nhân và con người xã hội trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe”, đề tài này có thể có tầm ảnh hưởng không trực tiếp đến đề tài mà người viết đang nghiên cứu nhưng ít nhiều nó cũng nêu lên được bản chất của hai kiểu con người cá nhân và xã hội ở nước Anh thời điểm tư bản sơ khai. Tiêu điểm chính mà khi chọn đề tài “Hình tượng những người khổng lồ qua ba vở bi kịch Hamlet, Ôtenlô, Macbeth của Shakespeare” người viết đã đặt ra rằng: Phải làm nổi bật tính chất cá nhân và xã hội trong một nhân vật để tăng sức thuyết phục về hình tượng con người to lớn khổng lồ, nhằm đáp ứng cho điều kiện cần và đủ của thời đại khổng lồ mà Sếchxpia đang sống. Có thể còn nhiều ý kiến quan trọng khác nữa nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên người viết xin dừng lại ở đây và bắt đầu bước vào nội dung phân tích chi tiết từng nhân vật. Khi chọn đề tài “ Hình tượng những người khổng lồ qua ba vở bi kịch Hamlet, Ôtenlô, Macbeth của Shakespeare ”, người viết biết rằng mình sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều ở các ý kiến của các nhà phê bình học giả. Tuy nhiên người viết vẫn có niềm tin mình sẽ phát hiện ra những vấn đề mới trong những vấn đề đã cũ, và hi vọng sẽ góp một phần nào đó dù rất bé nhỏ cho công trình nghiên cứu chung về kịch tác gia vĩ đại của nước Anh nói riêng và văn nghệ thế giới nói chung. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 11 Luận văn tốt nghiệp đại học 3. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu về ba vở kịch Hamlet, Ôtenlô và Măcbet người viết thấy mình giống như một hạt cát giữa sa mạc rộng lớn hay một giọt nước yếu ớt hòa chung trong dòng chảy mênh mông của các nhà nghiên cứu phê bình về Sếchxpia, nhưng không vì thế mà lòng hiếu kì, sự thích thú của người viết khi chọn đề tài này bị suy giảm đi. Người viết nhận thấy rằng, nhà khoa học phát minh ra cái mới để cho toàn nhân loại tiến bộ, còn người viết thì tìm ra cái mới để chính bản thân mình tiến bộ. Tiến hành làm đề tài “Hình tượng những người khổng lồ qua ba vở bi kịch Hamlet, Ôtenlô, Macbeth của Shakespeare ”, mục đích nghiên cứu của người viết là muốn đi sâu, tìm hiểu tính cách, biểu hiện của ba nhân vật điển hình Hamlet, Ôtenlô và Măcbet mà Sếchxpia đã đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu của một thời đại khổng lồ. Thông qua đó người viết được nâng cao kiến thức của mình và hiểu rõ hơn về thời đại mà tác giả đang sống, từ đó có thể khẳng định giá trị vượt thời gian của các tác phẩm do Sếchxpia sáng tác - các tác phẩm đã thỏa mãn nhu cầu về tinh thần mà thời đại tích lũy tư bản ở nước Anh rất cần. 4. Phạm vi nghiên cứu Ba tác phẩm Hamlet, Ôtenlô, Măcbet là những kiệt tác của nhân loại, đặt ra cho giới phê bình nghiên cứu rất nhiều suy ngẫm. Riêng trong luận văn này, do yêu cầu của đề tài, người viết chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong những vấn đề có liên quan đến ba nhân vật Hamlet, Ôtenlô, Măcbet trong ba tác phẩm mà thôi. Người viết chủ yếu bám sát vào ba tác phẩm Hamlet, Ôtenlô, Măcbet do Bùi Anh Khoa, Bùi Phụng, Bùi Ý dịch. Đồng thời người viết còn tham khảo các sách “Lý luận văn học” của Phương Lựu, Trần Đình Sử...viết, “ Văn học phương tây” của Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung...dịch, “ Lịch sử sân khấu thế giới (tập 2)” do Đức Nam, Hoàng Oanh, Hải Dương dịch để làm cơ sở lí luận cho đề tài của mình. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 12 Luận văn tốt nghiệp đại học 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, người viết đã cố gắng tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình bằng cách thu thập tài liệu, sách báo, tác phẩm có liên quan. Từ đó tiến hành sắp xếp các tư liệu, các tác phẩm để phục vụ cho luận văn của mình. Trong quá trình thực hiện đó người viết có nhiều lần tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn để hoàn thành bài viết. Trong quy trình làm việc, người viết đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội nước Anh thời kì Phục Hưng. Nghiên cứu tiểu sử tác giả Sếchxpia. Phương pháp so sánh và một số thao tác: Liệt kê, phân tích, đối chiếu, chứng minh, liên hệ, bình luận và tổng hợp... . Công việc cuối cùng là sửa chữa in ấn để tạo ra một luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 13 Luận văn tốt nghiệp đại học PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1 Lí luận chung về kịch 1.1.1. Bi kịch Bi kịch là một thể của loại hình kịch. Thường được coi như là đối lập với hài kịch. Về bản chất là ca ngợi, khẳng định sự bất tử của con người và phát hiện những phẩm chất cao đẹp, anh hùng của nó. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn v.. v... diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ với công chúng. Trong quyển từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên có đề cập đến học thuyết của Arixtốt (384 – 322 trước CN) “Bi kịch là sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn nhằm dùng hành động chứ không phải bằng kể chuyện. Bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ hãi để thực hiện, thanh lọc những nỗi xúc động tương tự” [5;20]. Như vậy bi kịch sẽ không còn là bi kịch nữa nếu người xem không bị rung động bởi những hành động của nhân vật và nếu toàn bộ sự rung động và khiếp sợ không dẫn tới một sự giải quyết nào đó về tình cảm theo hướng tích cực. Nhân loại tìm thấy ở bi kịch những gì khủng khiếp mà cái ác có thể gieo rắc, áp đặt cho mình, do đó không thể bàng quan và chịu khuất phục trước sức mạnh tàn bạo của nó được. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người. Trong bi kịch, qua cái chết của nhân vật chính, người ta tìm thấy cái thiêng liêng vô giá của sự sống chân chính và sự bất tử của cộng đồng. Vì thế nhân vật chính của bi kịch thường là những nhân vật anh hùng với ý nghĩa tích cực cao cả. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 14 Luận văn tốt nghiệp đại học Bi kịch ra đời rất sớm ở Hi Lạp cổ đại, bắt nguồn từ nghi lễ thờ cúng thần rượu nho Điônidốt. Ở đây, vào thế kỉ thứ V trước công nguyên, bi kịch là một thể loại sân khấu rất thịnh hành với nhiều tác giả nổi tiếng như Etsilơ, Xophôklơ, Ơripit và những tác phẩm bất hủ còn lưu giữ đến ngày nay như : Prômêtê bị xiềng, Antigôn, Orext v.v.... Trong văn học – nghệ thuật ngày nay, bi kịch được khám phá và thể hiện trên nhiều khía cạnh và từ trong cội nguồn lịch sử của nó. Ở đây cái bất tử của nhân vật được thực hiện trong cái bất tử của nhân dân, vì thế bi kịch mang tính chất lạc quan lịch sử. 1.1.2 Hài kịch Hài kịch là một thể loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời, để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội. Hài kịch được coi như là thể loại đối lập với bi kịch và tác phẩm của nó kết thúc nhất thiết phải có hậu. Nhân vật của hài kịch theo nguyên tắc thuộc về tầng lớp bình dân. Trong quyển thi pháp Nghệ thuật thi ca của Boalô (1636- 171) đã xác định hài kịch là một “ thể loại bậc thấp ( đối trong với bi kịch là thể loại bậc cao)” [5;114]. Như đã nói hài kịch hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối với lý tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật hài kịch thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch, cái tính cách trong hài kịch thường được mô tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây cười. Phạm vi phản ánh của hài kịch hết sức rộng lớn từ những vấn đề chính trị xã hội đến những thói xấu trong sinh hoạt hằng ngày. Trong hài kịch cũng có thể miêu tả nỗi khổ của con người, song chỉ cho phép ở mức độ nhật định sao cho nỗi đau không lấn át cái cười để hài kịch chuyển thành chính kịch. Do nội dung, tính chất, cung bậc của tiếng cười mà hài kịch chia thành nhiều tiểu loại khác nhau như : Hài kịch tính cách, hài kịch tình huống, hài kịch sinh hoạt, CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 15 Luận văn tốt nghiệp đại học hài kịch trào phúng v.v... 1.1.3 Chính kịch Chính kịch hay còn gọi là kịch đram, nay thường gọi là kịch. Nếu như nói bi kịch là sự hủy diệt, hài kịch là sự tương phản thì ở chính kịch là sự đào sâu thêm vấn đề. Sự phân chia rạch ròi giữa bi kịch và hài kịch có đã có từ thời Hi Lạp nhưng trong thực tế có những xung đột không mang những tính chất thuần túy một bên như vậy, thậm chí cũng không cả tính bi và tính hài. Dần sau đó loại hình chính kịch ra đời vào thế kỉ XVIII nhưng nó không hẳn là sự phối hợp giữa cái bi và cái hài. Khác với bi kịch của chủ nghĩa cổ điển là chính kịch khai thác đề tài ở cuộc sống hiện đại. Phạm vi bao quát của chính kịch rất rộng lớn : Cuộc sống riêng tư thường ngày của con người, những quan hệ phức tạp do những đối kháng hoặc khác biệt về tài sản và đẳng cấp. Nhân vật của chính kịch cũng không nhất thiết phải là những ông hoàng bà chúa mà là những con người bình thường. Đặc biệt chính kịch thường mô tả những nhân vật vươn lên làm chủ số phận của mình. Trong chính kịch không có sự chi phối số mệnh như trong bi kịch Hi Lạp, sự ràng buộc của nghĩa vụ đối với quốc gia và dòng dõi như trong chủ nghĩa cổ điển. Xung đột trong chính kịch không phải thường chứa đựng những dằn vặt nội tâm của nhân vật như trong bi kịch mà là những xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, chính vì thế mà mặc dù xung đột trong chính kịch có thể rất gây cấn, thậm chí dẫn đến hi sinh nhưng không phải là kết quả của sự bế tắc trong nội tâm của nhân vật. Với tất cả những đặc điểm nói trên, cộng với thể văn xuôi và ngôn ngữ bình dị thì chính kịch thích hợp hơn với cuộc sống – hiện đại và là thể loại phổ biến nhất ngày nay. 1.2 Lí luận chung về lý tưởng anh hùng 1.2.1 Lý tưởng anh hùng Lý tưởng anh hùng được xem là lý tưởng thẩm mĩ của thời đại. Coi thường sống chết, xông lên hàng đầu, chiến đấu vô cùng dũng cảm và lập được những chiến công CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 16 Luận văn tốt nghiệp đại học vô cùng hiển hách để lưu danh hậu thế, đó là khát vọng lý tưởng của người anh hùng thời đại. Lý tưởng anh hùng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, tạo nên khí thế hào hùng, không khí say sưa bay bổng, nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật và nâng họ lên ngang hàng với thần thánh. Ngay khi quả địa cầu còn nhiều vùng trũng ọp ẹp hoang sơ với sự xuất hiện hàng loạt biến cố tự nhiên do những cuộc đọ sức của các vị thần linh như : Thần mưa, thần gió, thần nước v.v... . Khi xã hội còn là những bộ tộc ngày ngày sống và chiến đấu với những cuộc chiến tranh giành đất đai, giành phụ nữ và đấu tranh để chinh phục các hiện tượng siêu nhiên. Lúc này tưởng anh hùng xuất hiện để đại diện cho một tập thể, một lãnh thổ, đứng trước đầu sóng ngọn gió lập nên những chiến công lưu danh muôn thuở, để đưa bộ lạc của mình đến một chân trời mới, đó chính là những đứa con ưu tú của bộ lạc. Xuất phát từ sử thi và thần thoại xa xưa của Hi Lạp, lý tưởng anh hùng đòi hỏi một con người hay một tập thể người (nhóm xã hội giai cấp, dân tộc) phải gồng lên mức cao nhất những sức lực thể chất và tinh thần, lòng dũng cảm, sự hi sinh để khắc phục những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hòa, và để khắc phục chúng đôi khi người anh hùng phải trả giá bằng sinh mạng. Lý tưởng anh hùng thể hiện một lý tưởng thẩm mĩ rất cao trước hết là thông qua hình tượng người anh hùng, những biểu hiện anh hùng. Lý tưởng anh hùng mà bất kì người anh hùng nào cũng cần phải có đó là : Lý tưởng cuộc sống và giá trị cuộc sống của cá nhân mình phải gắn liền với tập thể, cá nhân hi sinh vì cộng đồng. Những người anh hùng luôn mang lý tưởng tập thể thị tộc, bộ lạc, người anh hùng tràn đầy sức sống, nhiệt tình sôi nổi, khát khao hiểu biết và chinh phục thế giới. Đó là con người của những chiến công và chiến thắng. Những hình tượng đó là hiện thân của xu thế tiến bộ xã hội, của sự kiên cường về đạo đức, sự lớn lao của tinh thần. Nó có tác dụng giáo dục đạo đức và bồi dưỡng lý tưởng thẩm mĩ cho con người lúc bấy giờ và cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. 1.2.2 Lý tưởng anh hùng qua một số thời đại Trước tiên, ta đi vào tìm hiểu lý tưởng anh hùng trong thời cổ đại. CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 17 Luận văn tốt nghiệp đại học Thần thoại Hi Lạp được xếp vào hàng những thần thoại hay nhất thế giới. Trước khi có chữ viết thì nhân dân Hi Lạp đã sáng tác ra hàng loạt những câu chuyện kì diệu để gửi gấm vào đó những nhận thức về thế giới, kinh nghiệm sống, ước mơ khát vọng của mình trong hoàn cảnh xã hội cộng đồng thị tộc, do đó “bản chất của thần thoại Hi Lạp là tự nhiên và chính là các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một các có hệ thống, có nghệ thuật nhưng không tự giác” (Mac) [4; 21]. Mặc dầu còn hoang sơ nhưng những giai thoại về người anh hùng và lý tưởng anh hùng đã khẳng định cho mình những đặc điểm riêng không nhầm lẫn với các giai thoại cùng thời khác như: Giai thoại về các gia hệ thần hay giai thoại về các thành bang. Thần thoại về lý tưởng anh hùng, nó biểu dương những đại diện ưu tú của công dân thành bang, đó là những người giỏi dang, dũng cảm trong lao động sản xuất cũng như trong chiến đấu. Những nhân vật anh hùng như Hêraklex, Pecxê, Belêrôphông, Jazông, Asin... là những người có sức mạnh vô địch, trí tuệ tuyệt vời, đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù “hai chân và bốn chân”, bất chấp những khó khăn gian lao tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi. Chính vì vậy chiến công của họ thật phi thường và họ là những con người trần tục nhưng “sánh tựa thần linh”. Điểm qua một vài tài liệu quý giá còn lưu giữ ta sẽ thấy quan niệm về lý tưởng anh hùng thời kì thần thoại Hi Lạp thể hiện rất rõ qua hai bản trường ca nổi tiếng là Iliat và Ôđixê của soạn giả lừng danh Hôme. Ở Iliat, bản trường ca đã giới thiệu với chúng ta tất cả những tình huống của chiến trận cổ đại từ cảnh một anh hùng dũng tướng tay nghiêng tay giáo “ tả xung hữu đột” (Asin, Điômet) cho đến những cuộc đấu tay đôi ( Mênêlax – Parix, Hector – Ajăc, Asin – Hector) và những cuộc giáp chiến vang trời của hai đội quân hùng hậu. Cảnh chiến trận này được xã hội đương thời ca ngợi bởi vì chiến tranh bộ lạc là “cách kiếm lợi thông thường” của “tập thể chúng ta” trong quá trình đấu tranh với “ tập thể chúng nó”. Cho nên bộ lạc cần những con người ưu tú, những anh hùng dũng sĩ có tài năng, chiến đấu giỏi, lập chiến công hiển hách giành chiến thắng cho bộ lạc. Mặc dầu họ là những con người khác nhau nhưng họ giống nhau một điểm là người anh hùng mang lý tưởng của tập thể thị tộc, bộ lạc. Lý tưởng của con người tràn đầy sức sống và nhiệt tình sôi nổi, khát khao chiến công và vinh quang “lập chiến công để CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 18 Luận văn tốt nghiệp đại học lưu danh muôn thuở ”, để “ tên tuổi ghi lại muôn đời ”. Hector trước lúc ra trận, gặp lại vợ là nàng Andromaque đang bồng đứa con thơ với những lời lẽ da diết: “Hector chàng ơi ! Với em, chàng là tất cả. Chàng vừa là người cha, vừa là người mẹ đáng kính, vừa là người chồng đang độ thanh xuân. Chàng hãy thương em và ở lại trên thành này để cho con chàng không phải mồ côi, vợ chàng không phải thành góa bụa” [3;18]. Tuy có làm cho chàng ngậm ngùi xúc động nhưng cũng không ngăn được những gì đang thôi thúc chàng: “ Nàng ơi ! Chính ta đây, ta cũng rất lo điều đó, nhưng nếu lẩn trốn không ra trận thì còn mặt mũi nào nhìn những người đàn ông và đàn bà Troie trùm khăn dài tha thướt. Vả chăng lòng ta cũng không muốn làm như vậy, vì ta đã quen bao giờ cũng anh dũng chiến đấu ở hàng đầu quân Troie để giữ gìn danh tiếng lẫy lừng của phụ thân ta và của ta...Ta biết rằng một ngày kia Ilion sẽ bị tiêu diệt... Ta chỉ lo nhất nỗi khổ của nàng bị bắt mang đi... Trông thấy nàng nước mắt đầm đìa người ta bảo: Đó là vợ của Hector, người thiện chiến nhất trong những người Troie luyện chiến mã...”. Dù cho cái chết đã đến gần, không sao tránh được nhưng Hector đã nói lên những lời có cánh “ dù có có chết cũng chết cho gan dạ, chết vinh quang, ta phải lập chiến công oanh liệt để lưu danh hậu thế ” [3;18]. Người anh hùng không chỉ sống với niềm vinh quang trước mắt mà còn cảm thấy được sống trong niềm vinh quang vĩnh cửu, bởi lẽ sự nghiệp người anh hùng bao giờ cũng sống dài hơn bản thân người anh hùng đã tạo ra sự nghiệp ấy. Có thể nói rằng người anh hùng sống thêm đời sống thứ hai là đời sống bất tử, người anh hùng cảm thấy cái bất tử trước khi bước vào cái chết. Ở Asin “ một người con ưu việt, một đứa con lỗi lạc, sức lực phi thường, xuất sắc hơn các vị anh hùng” ( thétis) [3;19] cũng đã khẳng định với nữ thần Thétis: “Nếu số con phải chết, con cũng xin chịu chết. Nhưng trước giờ phút bất hạnh đó, con phải chiếm được một chiến công hiển hách, không bao giờ phai mờ ” [3;19]. Dẫu biết rõ số mệnh của mình phải chết nhưng Asin không sợ chết, “không sợ cái tất yếu đó” đang chờ đợi mình mà sợ không được vinh quang. Nếu như ở Iliat là bản anh hùng ca về lí tưởng người anh hùng chiến trận với sức mạnh “sánh tựa thần linh” thì ở Ôđixê lại ca ngợi lý tưởng người anh hùng thời kì xây dựng cuộc sống hòa bình với chàng dũng tướng Uylix trí tuệ thông minh “sánh tựa CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 19 Luận văn tốt nghiệp đại học thần linh”. Mười năm chinh chiến, mười năm phiêu bạt khắp nơi để tìm về quê hương với vợ và con, Uylix đã làm bè vượt biển, vượt qua muôn trùng sóng bể, gian nan, vượt qua hàng vạn tử thần đang rình rập, sức mạnh để vượt qua những gian nan ấy dựa trên nghị lực phi thường do một lý tưởng cao quý thôi thúc đó là lý tưởng của tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình gắn bó. Trong những cuộc phiêu lưu này, nghị lực của Uylix thật phi thường, lòng dũng cảm, ý chí sắt thép, chịu đựng mọi thử thách khó khăn, đáng kể nhất là thử thách của biển cả và sức chịu đựng của người anh hùng, điều đó đã giúp Uylix chiến thắng mọi trở ngại và đạt được mọi ước vọng đẹp đẽ của mình. “Hỡi thần linh! Hãy ca lên bài ca về người anh hùng muôn vàn trí xảo, sau khi dùng mưu kế hạ thành Troie thần thánh, đã phiêu bạt khắp nơi, đã đặt chân lên nhiều đô thị, am hiểu nhiều phong tục” [3;23], đó là khúc ca mà tác giả đã ưu ái dành cho người anh hùng trí tuệ này. Có thể nói trí thông minh, lòng quả cảm, sự kiên trì đồng hành với nghĩa vợ chồng, tình cha con, lòng yêu thương đất nước, yêu thương đồng loại đã hợp lại làm cho “ người anh hùng trí dũng song toàn” này càng thêm chan chứa tình người . Mặt khác, trong quyển Văn học phương tây Nguyễn Văn Khỏa cùng các tác giả khác đã có lí cho rằng: “Trong hình tượng người anh hùng sử thi có hai mặt dường như đối lập nhau” [4;48]. Một mặt là tính tự do cá nhân trong ý chí, trong hành động, mặt khác là ý thức kỉ luật tự giác. Sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này được mệnh danh là “tính hài hòa sử thi” có cơ sở xã hội cụ thể. Khi hoàn cảnh xã hội chưa hình thành áp bức bốc lột giai cấp, chưa có sự đối lập giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cho nên nói đến người anh hùng sử thi là phải nói đến tính cách tự do phóng khoáng, tính chất “nổi loạn” của những con người tràn đầy sức sống, khát vọng vươn tới những chiến công hiển hách phi thường. Và theo cách nói của thần thoại Hi Lạp thì người anh hùng không bao giờ chết, những người ưu tú của sự nghiệp dựng nước, giữ nước sẽ sống mãi. Vì vậy khi nhắc đến thần thoại Hi Lạp thì những cái tên người anh hùng đã gắn liền với những “ định ngữ” “định tố” giúp ta hình dung được chân dung của người anh hùng mang lý tưởng cao cả, ví dụ: “Asin chạy nhanh như gió”, “Hector mũ trụ long lanh”, “Mênêlat kiêu hùng”, “Uylix trí tuệ sánh tựa thần linh”, “Điômet dũng cảm” v.v... Thông qua những vấn đề vừa liệt kê trên ta thấy lý tưởng người anh hùng CBHD: Ths. Trương Thị Kim Phượng SVTH: Nguyễn Kim Loan 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan