Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vât trung lưu, trí thức trong tiểu thuyết hồ biểu chánh...

Tài liệu Hình tượng nhân vât trung lưu, trí thức trong tiểu thuyết hồ biểu chánh

.PDF
95
454
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN LÂM THỊ HỒNG THU HÌNH TƯỢNG NHÂN VÂT TRUNG LƯU, TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG Cần Thơ, 5 - 2013 2 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nổ lực, cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến cô Huỳnh Thị Lan Phương, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đến những điều mà Cô cùng với toàn thể quý Thầy Cô bộ môn khoa Sư phạm - Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bè bạn, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh. Cần Thơ, tháng 5 năm 2013. 3 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. 5. Lý do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh 1.1.2 Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 1.1.2.1. Đặc điểm nội dung 1.1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật 1.1.2.3. Phóng tác các tác phẩm nước ngoài 1.2. Hệ thống nhân vật trung lưu, trí thức trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong tiểu thuyêt Hồ Biểu Chánh 1.2.1 Nhân vật trung lưu 1.2.1.1. Nhân vật trung lưu ở nông thôn 1.2.1.2. Nhân vật trung lưu ở thành thị 1.2.1.3. Nhân vật trung lưu xuất thân từ dân nghèo 1.2.2 Nhân vật trí thức 1.2.2.1. Nhân vật trí thức Tây học 1.2.2.2. Nhân vật là trí thức Nho học 1.2.3 Nhân vật trung lưu trí thức CHƯƠNG 2 CUỘC SỐNG VÀ TÍNH CÁCH CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU, TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH 2.1. Cuộc sống của tầng lớp trung lưu, trí thức 2.1.1. Cuộc sống sung túc, vương giả, nhàn hạ 2.1.2. Cuộc sống khốn khó, bấp bênh, đau khổ 2.2. Tính cách của những người thuộc tầng lớp trung lưu, trí thức 2.2.1. Tính cách của những người tốt 2.2.1.1. Trọng đạo nghĩa 2.2.1.2. Ý thức cao về bổn phận đối với xã hội, gia đình 2.2.1.3. Chuộng vẻ đẹp tâm hồn 4 2.2.2. Tính cách của những người xấu 2.2.2.1. Trọng phú, khinh bần 2.2.2.2. Kiêu căng, hách dịch, ích kỉ 2.2.2.3. Xa rời đạo đức truyền thống CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRUNG LƯU, TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYÊT HỒ BIỂU CHÁNH 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình Nghệ thuật miêu tả hành động Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ nhân vật Nghệ thuật miêu tả tâm lí PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam – những thập niên đầu của thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh có một vị trí quan trọng. Đứng trên lập trường chính trị người ta có thể không tán thành hoặc bài bát tư tưởng của Hồ Văn Trung. Nhưng đó chỉ là một trong những khía cạnh thuộc về quá khứ cá nhân, ông được nhớ đến nhiều hơn với bút danh Hồ Biểu Chánh, tư cách là một nhà văn lớn của miền Nam và đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định vị trí của ông. Ngoài những thể loại truyện ngắn, bút kí, phê bình,... thì tiểu thuyết là một thế mạnh của tác giả trong việc ghi lại rõ nét hiện thực đời sống. Với những trang viết có giá trị, Hồ Biểu Chánh đã phản ánh hiện thực một cách sinh động và chân thực qua các tác phẩm. Từ những biến động của cả đất nước vào đầu thế kỉ XX đến những rung động nội tâm phong phú và phức tạp của con người đương thời đều được các tác giả ghi lại trong tác phẩm của mình. Đọc những tác phẩm này, chúng ta không những nắm bắt được những thăng trầm đổi thay của thời đại mà còn thấy được một cách tương đối đầy đủ các khía cạnh đa dạng và phức tạp của cuộc sống và cả tâm tư tình cảm của gần như bao gồm mọi tầng lớp. Chính vì lẽ đó mà tiểu thuyết của ông đã đi vào lòng độc giả một cách tự nhiên, đi sâu trong sự đồng cảm của những trái tim chân thành. Gấp trang sách đang đọc lại chúng ta miên man suy ngẫm vấn đề cùng tác giả và khó có thể quên được những hình tượng nhân vật đã làm nên sức sống và ý nghĩa cho tác phẩm. Những hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh rất đa dạng và đặc sắc. Đó là một giáo viên mẫu mực với lí tưởng cao, bên cạnh một thầy kí tham đó bỏ đăng; đó có thể là một người nông dân thật thà, chất phác, sống chí tình chí nghĩa. Bên cạnh những địa chủ lòng tham che khuất nghĩa nhân thì vẫn có những người giàu sang bố đức... Trong số những nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nhân vật trung lưu, trí thức xuất hiện với số lượng khá nhiều. Chúng ta nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật này được khắc hoạ một cách chân thực. Từ những điều trên, người viết nhận ra rằng việc tìm hiểu hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một vấn đề rất thú vị. Và cụ thể là làm nổi bật hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật trung lưu lại càng cần thiết hơn. Bởi lẽ, 6 hai dạng nhân vật này từ trước đến nay chỉ mới được khai thác ở mức độ được đề cập chứ chưa xem như môt vấn đề trọng tâm. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Biểu Chánh bước vào làng văn từ rất sớm, ở tuổi 26 ông bắt đầu văn nghiệp bằng tập U tình lục (1909) và tiếp đó là hàng loạt các tác phẩm khác với đa dạng các thể loại. Từ ấy đến nay, chỉ xét riêng về tiểu thuyết đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu hoặc làm vấn đề nghiên cứu trọng tâm hoặc có liên quan đến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Tuy Hồ Biểu Chánh buộc xếp vào số những nhà văn “bị xét lại” nhưng với những áng văn chương mang đậm giá trị về đạo đức lẫn giá trị hiện thực, ông vẫn chiếm được thiện cảm trong lòng công chúng tiếp nhận. Và đó là cơ sở tiền đề cho những công trình nghiên cứu, bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Càng về sau, khi mà những sáng tác của Hồ Biểu Chánh được trả về với giá trị tương xứng vốn có, kéo theo sự ra đời hàng loạt là những chuyên luận, công trình nghiên cứu, tựu chung lại trên những phương diện về tác giả, đặc điểm tiểu thuyết và đánh giá, phê bình phong cách nhà văn.  Giai đoạn trước năm 1945 Đây là giai đoạn hiện đại hóa văn học Viêt Nam, nhiều nhà văn, nhiều tác phẩm văn học xuất hiện trên văn đàn kéo theo đó là sự xuất hiện của các nhà phê bình văn học. Ta có thể kể đến Thiếu Sơn, một nhà phê bình mở đầu cho một nền phê bình văn học nước nhà. Ông có những công trình nghiên cứu như là: Văn học Tùng thư, Phê bình và cảo luận được in năm 1933. Trong Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn đã có đề cập Hồ Biểu Chánh và là người đầu tiên nhìn nhận Hồ Biểu Chánh với tư cách là một nhà văn mà không nói tới vấn đề chính trị: “ta cũng không cần chi phải biết Văn Trung là ai, mà người ta muốn biết đây chỉ là Biểu Chánh”. Khi nói đến Hồ Biểu Chánh, Thiếu Sơn bộc bạch: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Tôi để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi những loại sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ 4 cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó. Khi tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả những tiểu thuyết của cụ cho in lại, trình bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn của Tao Đàn hay Tân Dân. Cụ nghe ý kiến của tôi một cách chăm chú có vẻ tán thành nhưng rồi lại bỏ qua cho đến 7 nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.( Hoài Anh, Nguyễn Tý, Hồ Biểu Chánh cây cầu nối những giá trị cổ truyền với con người hiện tại). Mặc dù có đánh giá cao, nhưng “Thiếu Sơn đã vạch ra các nhược điểm của tác phẩm Hồ Biểu Chánh: Tâm lí nhân vật đơn giản, cốt truyện ít li kì, đã là tiểu thuyết tả chân lại còn có những anh hùng lí tưởng, nghệ thuật tả tình còn chất phác, quan điểm sáng tác còn bị trói buộc trong vòng luân lí”(Nguyễn Thị Thanh Xuân, Thiếu Sơn, Nghệ thuật và nhân sinh). Lại một lần nữa nhà văn Hồ Biểu Chánh được nhắc đến trên tờ Tân Dân, năm 1942. Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã so sánh Hồ Biểu Chánh với Hoàng Ngọc Phách. Qua đó công nhận những đóng góp của Hồ Biểu Chánh và khẳng định trong những năm đầu của thế kỉ XX không chỉ có những nhà văn miền Bắc mới có tiểu thuyết hiện đại mà ở miền Nam cũng đã có tiểu thuyết hiện đại với Hồ Biểu Chánh. Vũ Ngọc Phan còn đưa ra nhận xét: “Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia dồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng kì thú. Nếu đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mà lại chê là kém mặt tả tình, và về tưởng tượng không được dồi dào, thì thật không biết xét nhận”.  Giai đoạn 1945 – 1975 Trong giai đoạn này, Hồ Biểu Chánh đã có được vị thế trong lòng độc giả và có mặt trong nhiều bài nghiên cứu, nhưng tiêu biểu đó là Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê năm 1974. Một bài nghiên cứu chỉ nói riêng cho Hồ Biểu Chánh, trong bài này Nguyễn Khuê đã nghiên cứu tất cả từ sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn, trong bài nghiên cứu của mình, Nguyễn Khuê cũng đã thể hiện những câu nói của chính nhà văn Hồ Biểu Chánh, qua đó thể hiện được một cách khách quan về con người của Hồ Biểu Chánh: “Hồi làm quan thì ta chăm nom giúp đỡ người nghèo nên ta được tiếng thương dân, mà viết tiểu thuyết ta cũng cố giữ vẹn đạo hiếu và luôn binh vực hạng bình dân nghèo hèn nên ta được thiện cảm của quần chúng” (trang 295). Cũng trong giai đoạn ấy, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ra đời. Không còn tranh cãi về công nhận hay không công nhận, vì cái tên Hồ Biểu Chánh đã trở nên quá quen thuộc trên văn đàn. Dựa trên cơ sở của những nghiên cứu khách quan Phan Cự Đệ đưa ra nhận xét về nội dung : “Khuynh hướng đạo lí giúp cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh giữ được những truyền thống tốt đẹp của tiểu thuyết Việt Nam cổ điển” nhưng cũng 8 không quên nêu những điều mà Phan Cự Đệ thấy chưa hợp lí: “Khuynh hướng đạo lí đồng thời làm hạn chế nội dung hiện thực của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”.  Giai đoạn sau 1975 Sau năm 1975, tuy đất nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn của thời hậu chiến nhưng về văn học vẫn được sự quan tâm và tìm hiểu. Các công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh và tác phẩm của ông, mà chủ yếu là tiểu thuyết vẫn có thể tìm thấy trên văn đàn và ngày càng phong phú hơn về nội dung, đối tượng nghiên cứu. Trước tiên thì ta có thể nói đến Hội thảo khoa học về Hồ Biểu Chánh được tổ chức ngày 17 và 18 tháng 11 năm 1988. Hội thảo tập trung rất nhiều giáo sư, nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu nổi tiếng như: nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Ngọc Hiếu, giáo sư Cù Đình Tú,.. Trong hội thảo, các vấn đề về Hồ Biểu Chánh dường như đều được đưa ra bình luận. Về giá trị tư tưởng tác phẩm Hồ Biểu Chánh giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng: “… Thái độ của ông là tìm cách dung hòa cái mới và cái cũ, theo ông cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó…”. Và theo tiến sĩ Lê Ngọc Trà: “Cái độc đáo nhất và giá trị nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhằm chủ yếu không phải ở chỗ nó mô tả phong tục hay tuyên truyền đạo lí, mà ở chỗ nó thông qua mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng là chủ nghĩa hiện thực…”. Về giá trị hiện thực của tác phẩm Hồ Biểu Chánh, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thạch viết: “Trên nửa thế kỉ trước, Hồ Biểu Chánh đã phác họa được bức tranh hiện thực về kiếp sống người bần cố nông dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, ở một vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hồ Biểu Chánh đã dựng lại cảnh sống vất vả, cực nhọc đói cơm, rách áo, bị đàn áp nhục mạ... của người nông dân nghèo. Cũng mới chỉ có một số nét phác họa, giá trị của nó thật đáng trân trọng. Hơn ai hết, Hồ Biểu Chánh khắc họa được nhiều khuôn mặt đầy tình nghĩa, giàu nhân ái... của tầng lớp nông dân nghèo, tất nhiên cũng trong những chuẩn mực đạo lí đã nói trên”. Ngoài ra còn nói về những phương diện khác: về giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hồ Biểu Chánh, về ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh và về sự đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào việc xây dựng nền văn học hiện đại. Cũng trong năm 1988, Trần Hữu Tá cũng đã có một bài viết về Hồ Biểu Chánh với Một vài cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong bài viết, Trần Hữu Tá không đi vào nghiên cứu công trình văn học của Hồ Biểu Chánh mà tác 9 giả tổng kết lại về cuộc đời của nhà văn trong cả chính trị lẫn văn chương, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để cảm thông, bênh vực cho một người đáng trân trọng: “Trong lĩnh vực chính trị, ông đã đi những bước đi lầm lạc đáng trách. Thế nhưng, ta cũng không quên những sự thật khác. Ông luôn giữ cho mình một nếp sống giản dị, thanh bạch. Và thật đáng quý, bằng sức lao động cần mẫn ngay cả trong ba mươi lăm năm hoạt động trên chính trường, ông đã không ngừng sáng tạo nghệ thuật. Chỉ riêng khối lượng tác phẩm ông để lại cũng làm chúng ta kinh ngạc: 134 cuốn dài ngắn khác nhau và rất đa dạng về mặt thể loại.”. Khi nói đến nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thì sẽ nghĩ ngay đến người nông dân và hình tượng về người nông dân được đề cập đến rất nhiều trong các bài viết của Huỳnh Thị Lan Phương. Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về nông dân Nam Bộ là bài viết của tác giả trong Bình luận Văn học. Trong bài nghiên cứu, Hồ Biểu Chánh là người rất am hiểu và tỏ lòng thông cảm cũng như yêu thương người nông dân Nam Bộ, tuy nhiên ông vẫn chưa có sự tin tưởng về khả năng của nông dân mà “Họ thật thà, chân chất đến ngờ nghệch, ngây ngô. Ông thường nhấn đi, nhấn lại các tính cách ấy ở người nông dân”. Đến năm 2009, tác giả có bài viết: Tính cách người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ). Trong bài viết này tác giả đi sâu hơn vào từng tính cách của người nông dân, những đức tính tốt như: cần cù nhẫn nại, trọng nghĩa khinh tài, bình dị, hiền lành chất phát, bộc trực thẳng thắn. Tuy nhiên trong tính tốt cũng có những điều không được, tính bộc trực thẳng thắn không phải lúc nào cũng phù hợp trong mọi tình huống. Qua đó tác giả khẳng định lại cái nhìn của nhà văn đối với người nông dân Nam Bộ. Sự kế thừa và đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh (Bài đã đăng trên tạp chí Khoa học số 17b, 2011, Trường Đại học Cần Thơ) là bài viết nói về bổn phận và chức năng của mỗi con người, mỗi người đều phải có chức năng phận vị của mình. Tác giả đưa ra dẫn chứng theo hai hướng, đó là những nhân vật làm theo bổn phận và những nhân vật không làm theo bổn phận với những kết cục mà chính họ phải gánh chịu khi từ bỏ phận vị của mình. Ngoài ra, thạc sĩ còn có một bài nghiên cứu cùng với PGS.TS Nguyễn Văn Nở với Thân phận người nông dân Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh (Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3(163), 2012). Trong bài nghiên cứu, hai tác giả đã nói đến thân phận thấp cổ bé họng của người nông dân với cuộc 10 sống trong cảnh nghèo khổ, dốt nát, mà người nghèo lúc bấy giờ thì không có vị trí xứng đáng trong xã hội, người nông dân còn phải chịu bao cảnh lầm than khi họ còn thiếu ý thức phản kháng, đấu tranh và qua thân phận của họ thì cũng thể hiện được cái nhìn của nhà văn đối với người nông dân: “Nhưng nếu nói ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX “chưa có ai đi sâu vào đời sống cùng khổ của nhân dân lao động để moi ra sự áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến, của tư bản đế quốc” [5, tr.115], là bỏ qua những đóng góp đáng trân trọng của Hồ Biểu Chánh. Mặc dù còn hạn chế nhất định trong cái nhìn về người nông dân Nam bộ, Hồ Biểu Chánh vẫn chứng tỏ được sự thấu hiểu đối với những con người chân lấm tay bùn, quanh năm nghèo khó”. Qua giai đoạn từ 1945 cho đến sau năm 1975, các bài nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh xuất hiện ngày càng tăng thêm về số lượng cùng với sâu sắc hơn về nội dung. Trong đó, cũng có những chuyên luận, bài nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mà chủ yếu tập trung khai thác từ nhân vật xuất thân từ tầng lớp bình dân, nông dân nghèo .Vấn đề nhân vật trung lưu, nhân vật trí thức tuy có được nhắc đến song chỉ mới dừng lại ở sự “đề cập đến” của mức độ bài viết mang tính khái lược. Có thể nói, việc người viết chọn “Hình tượng nhân vật trung lưu, trí thức trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” như một bước đầu của quá trình nghiên cứu hai dạng hình tượng nhân vật này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vât trung lưu, trí thức trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” người viết hướng vào những mục tiêu sau: - Tìm hiểu tính cách, vai trò của loại nhân vật trung lưu, trí thức trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh để nhận ra quan điểm của nhà văn về thành phần này trong xã hội đương thời. - Trên cơ sở đó, khám phá và hiểu rõ được những sáng tạo của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đồng thời nhận thấy được những giá trị nhân văn trong tác phẩm. - Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 Đối tượng nghiên cứu là đi sâu vào tìm hiểu tính cách và đời sống sinh hoạt hai dạng nhân vật nhân vật trí thức và trung lưu, cũng đồng thời khai thác các hình thức nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật được nêu trên. Hồ Biểu Chánh là một nhà văn đa tài, ông viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết và nhiều tác phẩm khác, sản phẩm văn học của ông rất phong phú. Để có thể biết hết tất cả những tác phẩm của ông thật sự là một vấn đề không dễ dàng. Trong điều kiện giới hạn khả năng, người viết không khảo sát toàn bộ 64 tiểu thuyết của nhà văn mà chỉ tập trung khai thác chủ yếu vào một số tác phẩm : Ai làm được (Cà Mau 1912), Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941), Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938), Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938), Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953), Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923), Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929),…lấy nguồn tác phẩm từ hobieuchanh.com. Tuy không tìm hiểu ở phạm vi tất cả 64 tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, người viết vẫn sẽ cố gắng mở rộng thêm những tác phẩm ngoài danh mục để đề tài của mình được hoàn thiện với số lượng tiểu thuyết tương đối nhằm mang tính toàn diện hơn cho vấn đề nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm luận văn của mình, người viết áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để đáp ứng được nhu cầu thực tế của đề tài: Việc tìm hiểu và tổng hợp lại những nguồn tài liệu mà người đọc tìm được để có những cơ sở lí luận cũng như dẫn chứng sát đáng cho bài luận văn. Sau khi làm rõ vấn đề thì người viết tiến hành đối chiếu, so sánh với những tài liệu mình tìm được để bài viết của mình có sức thuyết phục hơn. Người viết thống kê và phân loại nhân vật trung lưu và nhân vật trí thức theo các chỉ tiêu đã được đặt ra. Các biện pháp người viết đưa ra không phải là bất biến, có thể thêm hoặc bớt đi một số trong những phương pháp, mục đích cũng để nhằm làm cho bài viết được tốt hơn. 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 01/10/1885) tại làng Bình Thành, huyện Kiến Hòa, tỉnh Gò Công. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch kí lục của Soái phủ Nam Kì; làm kí lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lí thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt. Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, thực dân Pháp lập "Nam Kì Quốc", ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp. Văn nghiệp Hồ Biểu Chánh gồm có 134 tác phẩm dài ngắn khác nhau, bao gồm nhiều bộ môn chuyên ngành, nhiều thể loại và thể tài, nhiều hình thức và phương thức sáng tác. Hồ Biểu Chánh bước vào làng văn từ rất sớm, truyện dài đầu tay của ông là “U tình lục” viết năm 1909, cuộc trải nghiệm lần thứ nhất theo thể lục bát. Tiếp đó là khoảng thời gian tại chức, ông ngưng viết gần 10 năm, rồi từ 1922, chuyển sang viết tiểu thuyết và sáng tác đều đặn, liên tục cho đến khi qua đời. Say mê với ngòi bút sáng 13 tác trong suốt nửa thế ki, Hồ Biểu Chánh không chỉ là một tiểu thuyết gia mà ông còn rất thành công trong nhiều lĩnh vực: Thơ, dịch thuật, tùy bút phê bình, hồi kí, tuồng hát, đoản thiên, biên khảo. Với số lượng tác phẩm trong các lĩnh vực nêu trên ở thời kì mà nhà văn đang sống ta thấy Hồ Biểu Chánh thật sự một nhà văn đa tài. Thế nhưng, thành công của nhà văn không chỉ dừng lại ở đó, khi nhắc đến Hồ Biểu Chánh, phần đông công chúng chủ yếu nhớ đến với “kho tiểu thuyết khổng lồ của đất phương Nam” với 64 tác phẩm (chữ dùng của Huỳnh Mẫn Chi). 1.1.2. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 1.1.2.1 Đặc điểm nội dung Như chúng ta đã biết, Hồ Biểu Chánh để lại một sự nghiệp văn chương phong phú và đa dạng trên các thể loại: thi ca, tiểu thuyết, tuồng hát, biên khảo, báo chí, dịch thuật. Nhưng trước sau ông vẫn là một nhà tiểu thuyết và dành gần trọn đời để viết thể loại loại này, viết một cách say mê cho đến những phút cuối đời. Nói tới Hồ Biểu Chánh, người ta nghĩ ngay đến một nhà tiểu thuyết tiêu biểu của miền Nam với những khuynh hướng sáng tác rất riêng. Với nhận định: “Hồ Biểu Chánh tiêu biểu cho khuynh hướng hiện đại hóa văn chương theo con đường của chủ nghĩa hiện thực” của Trần Thanh Đạm và “tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh phản ánh nhiều mảng hiện thực khác nhau trong xã hội Nam Bộ ở những năm đầu thế kỉ XX” của Huỳnh Thị Lan Phương đủ để khẳng định ngòi bút phản ánh hiện thực của tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh. Vì là một người có điều kiện đi nhiều nơi, với tâm hồn của người nhân hậu và yêu thương con người, Hồ Biểu Chánh không ngại ngần tìm hiểu đời sống của nông dân, của những tầng lớp khác nhau. Với chức vị của mình, Hồ Biểu Chánh cũng rất am hiểu hiện thực chốn quan trường. Chính vì thế mà trong sáng tác của mình Hồ Biểu Chánh đã thể hiện những gì mắt thấy tai nghe trong suốt quảng đời của mình. Ông phản ánh từ cuộc sống ở nông thôn đến thành thị, phản ánh những mặt tiêu cực ở những nơi ông đi qua, tiêu cực trong các mối quan hệ gia đình, quan hệ với xã hội và những mảng tối, khuất trong xã hội cũng được nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Trên một phương diện nhìn nhận khác, người đọc nhận ra Hồ Biểu Chánh muốn duy trì và bồi đắp nền luân lý đạo đức cổ truyền. Tiếp thu những giá trị của văn học 14 cũ, văn dĩ tải đạo, tuy nhiên Hồ Biểu Chánh cũng đã vận dụng có sự tiếp biến và sáng tạo khi truyền tải đạo lí vào văn chương. Mỗi tiểu thuyết là một bài học đạo lí cho người đọc với những triết lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo nhằm khuyên răn con người hãy sống tốt hơn. Cũng để phục vụ cho khuynh hướng đó, tiểu thuyết của ông thường chia hệ thống nhân vật làm hai loại người khác nhau, người tốt và người xấu, người thiện và người ác nhằm khẳng định thiện luôn thắng ác. Khuynh hướng đạo lí của Hồ Biểu Chánh biểu lộ rõ rệt qua nội dung của truyện và cách xây dựng nhân vật. Chỉ cần lướt qua những nhan đề như Vì nghĩa vì tình, Cha con nghĩa nặng, Ở theo thời, Đại nghĩa diệt thân… cũng có thể biết chủ đích đề cao giá trị của luân thường đạo lí của tác phẩm. Hầu hết truyện của ông đều dẫn đến một kết cục có hậu, thiện bao giờ cũng thắng ác đúng theo sự tin tưởng của nhiều người: “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” hay “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Lại nữa, lòng thương người, sự rộng lượng, sự tu thân lập chí, sự hiếu hạnh, sự cải tà quy chánh của các nhân vật và cả những lời giảng giải luân lí của tác giả trong những truyện. Tóm lại, sáng tác của Hồ Biểu Chánh theo khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng đạo lí nhìn vẻ ngoài thì tách bạch với nhau. Tuy nhiên, nó luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ hiện thực đời sống để thể hiện đạo lí và những bài học đạo lí cũng nhằm phục vụ lại đời sống hiện thực. 1.1.2.2 Đặc điểm nghệ thuật - Ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh là một nhà văn của Nam Bộ, tiểu thuyết của ông luôn được độc giả miền Nam đón nhận nồng nhiệt, không chỉ là trong thời gian tiểu thuyết ra đời mà qua nhiều thế hệ, nhiều năm và kể cả hiện nay thì tiểu thuyết của ông vẫn được độc giả Nam Bộ và cả nhiều nơi khác biết đến và đồng cảm, đồng tình. Một phần của thành công đó chính là cách dùng ngôn ngữ của nhà văn. Hồ Biểu Chánh luôn tìm cho mình một hướng đi riêng biệt, khác lạ. Văn của Hồ Biểu Chánh thường dùng nhiều từ Hán Việt, những cách viết của văn học cũ đan xen vào câu văn. Có thể thấy được trong Ở theo thời những câu “đỗ bát môn trung mạt khứ thân, đăng sử anh hùng chí hà tiện”, “tiền tài như phấn thể, nhân nghĩa thắng thiên kim” hay “hoàng thiên bất phụ hảo tâm”. Hoặc đồng dạng như thế ở Chị đào, chị lý: “vật hoán tinh di, tang điền thương hải”. Không chỉ có vậy, độc giả còn tìm thấy ở 15 cách viết của Hồ Biểu Chánh theo lối biền ngẫu “Mùa thu vừa qua, mùa đông đã tới. Cỏ đổi xanh ra đỏ, cây rụng lá phơi nhành...Mưa phùn phay pháy, cảnh thêm buồn, đường sá bẩy lầy đi lấm cẳng.” là không gian của buổi chia tay vợ với chồng, cha với con của gia đình Lê Hiển Vinh trong Chút phận linh đinh hoặc “Cuộc đời trông thấy bắt nát ruột ứa gan! Thân phận kẻ nghèo nghĩ thiệt là chí khổ! (Ngọn cỏ gió đùa), “Thủ Nghĩa xem vườn xưa cảnh cũ như vậy thì lòng như dao cắt, ruột tợ kim châm, đau đớn thay dâu bể cuộc đời, ngao ngán nỗi thung huyên xiêu lạc”(Chúa tàu Kim Quy). Những đoạn văn vần vô lối cũng thường xuất hiện trong tác phẩm của ông. Người đọc lại thấy hay, thấy thích thú theo lối chơi chữ đó của Hồ Biểu Chánh trong tác phẩm. Có lẽ, Hồ Biểu Chánh là người đầu tiên phá vỡ cái khuôn khổ văn chương vốn đài các và sang trọng trước đó để mở lời thoại cho những nhân vật của mình bằng những ngôn ngữ đơn sơ, chất phác. Hồ Biểu Chánh là một trong những văn sĩ miền Nam dùng nhiều ngôn ngữ đời thường, những kiểu nói đặc sắc của người Nam Bộ vào trong tác phẩm của mình. Một phần do cách dùng từ láy rất riêng và đầy lí thú của người Nam bộ được Hồ Biểu Chánh phát hiện và đưa vào tác phẩm: Ngồi chồm hỗm, nằm dàu dàu, nằm không cục cựa, ngồi ngó cững, đầu chơm bơm, đứng dụ dự, đứng chần ngần, đi lầm lũi, xung xăng đi về, ngó chừng xăn văn xéo véo, rụt rịt bên chơn, mạch chảy xoi xói, đôi mắt láo liên, trong nhà nhô nháo, lỗ tai lùng bùng, đốt dầu leo heo. Đọc là hiểu và tiếp nhận được nội dung và thông điệp mà nhà văn gửi gấm trong tác phẩm. Lời văn mà như lời ăn tiếng nói hàng ngày, gần gũi và dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với mọi tầng lớp, mỗi con người Nam Bộ. Có sao nói vậy và biết gì nói đấy như tính cách thẳng thắn, bộc trực của người dân. Nhà văn luôn thể hiện nét đặc trưng của ngôn ngữ người Nam Bộ, không lẫn vào đâu được. Trước nhất ta nhận ra những biến từ mà chỉ có người Nam Bộ mới sử dụng những biến âm trong lời nói như: Hôn nhơn: “Trong cuộc hôn nhơn điều cần nhứt là vợ chồng thương yêu nhau, còn sự giàu nghèo không quan hệ gì lắm” (Ái tình miếu); Chơn chất: “Hình dáng chơn chất của cô Huyền với hình dáng sang trọng của cô Hương cứ chàng ràng trong óc thầy hoài, làm cho lòng thầy xao xuyến không định.”(Bỏ vợ); Ở trên nầy: “Năm ngoái chỉ về, tôi gặp chỉ tôi hỏi thăm, thì chỉ lấy anh Sáu Nhỏ dọn nhà ở trên nầy”(Ai làm được); Ở trển: “Hữu Nhơn cười và nói: “Đi dọc 16 đường con buồn ngủ lắm chớ không đói. Ở trển con ăn cơm rồi lên xe đi về liền.”. Hoặc những lối diễn đạt bình dị như câu biện minh của Ba Thời với chồng thật sự là câu nói chỉ có ở người Nam Bộ mà thôi: “Tôi nói con tôi xí được tôi để tôi nuôi chớ không phải con tôi đẻ” trong Cay đắng mùi đời (trang 10) hay Chút phận linh đinh, để thể hiện rõ và chân thực về lời ăn tiếng nói của nhân vật mà là lời nói của kẻ thô lỗ Hồ Biểu Chánh đã để nhân vật Hai Rỗ mắng vợ: “Phải giống gì? Thứ đàn bà hư, hễ nằm xuống thì ngủ như chết. May lắm, chớ phải ăn trộm nó lột quần mầy cũng không hay” (trang 38). Là một người con của Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đã đưa cảnh và người Nam Bộ cùng nhiều mặt khác của cuộc sống vào tác phẩm văn chương của mình. Hiểu được tác dụng gợi hình, gợi cảm của thành ngữ cũng như phù hợp với mục đích diễn đạt nên đôi khi nhà văn dùng rất nhiều câu thành ngữ để thể hiện quan niệm, sự chiêm nghiệm về cuộc sống hay nhằm làm cho câu nói có tính thuyết phục hơn và đây là một số câu trong một số tác phẩm có đặc điểm như vậy: “Nay trí cháu bình tĩnh nên cháu vội vã viết bức thơ nầy mà cáo lỗi với cậu và xin cậu tin chắc rằng bắt đầu từ nay thân cháu bơ vơ vất vả, phận cháu trở ra một đứa vô gia đình, vô thân tộc mà chẳng bao giờ cháu quên được cái đời cháu vẫn còn một bà mẹ banh da xẻ thịt đẻ cháu ra, vẫn còn một người chị thuở nay cháu vẫn hết lòng yêu mến, vẫn còn một ông cậu thấu hiểu tâm hồn cháu nên biết thương cháu” (Tại tôi, trang 25). Trong quá trình sử dụng thành ngữ Hồ Biểu Chánh đã vận dụng một cách linh hoạt. Có những câu thì nhà văn sử dụng nguyên mẫu nhưng cũng có khi tác giả sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của câu văn: “Thưa Chúa tàu, em mang ơn chúa tàu tế độ, cải tử huờn sanh, mà lại còn chiếu cố làm ơn cho em no cơm ấm áo, em chẳng biết làm sao mà đền bồi ơn ấy cho được” (Chúa tàu Kim Quy, trang 58). Thay vì cải tử hoàn sinh thì Hồ Biểu Chánh đã tạo thành cải tử hườn sanh cho phù hợp với thời bấy giờ. Cũng trong tác phẩm và câu nói của Thu Thủy: “Thiệt em chẳng dám tọc mạch đèo bồng hỏi thăm đến việc riêng của Chúa tàu, song em xin Chúa tàu một điều này là Chúa tàu nghĩ coi phận em đây có thể chi mà giúp cho Chúa tàu bớt buồn được hay không, ví như em có thể giúp được, thì dầu tan xương nát thịt em cũng vui lòng chẳng hề chi mà Chúa tàu ngại” (trang 58). 17 Với tài năng của mình, Hồ Biểu Chánh không chỉ đi đầu trong việc sáng tạo nên tiểu thuyết hiện đại mà còn là người lưu giữ, bảo tồn vốn từ tiếng Việt, mà cụ thể hơn là vốn thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Việt Nam. - Kết cấu Việc tạo nên sự thành công của một tác phẩm tiểu thuyết, ngoài cốt truyện hay thì kết cấu cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Hồ Biểu Chánh có sự chuẩn bị chu tất cho kết cấu tác phẩm, các phần của nội dung, các tình tiết sắp xếp khá chặt chẽ, liên tục, hợp lí làm cho tình tiết truyện phát triển khá tự nhiên, mạch lạc. Trong cách tổ chức kết cấu tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh có sự kế thừa những kết cấu truyền thống đồng thời với những tiếp nhận, học tập kỉ thuật tiểu thuyết phương Tây. Kết cấu trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh giai đoạn kế thừa truyện Nôm nói chung vẫn chia theo hai tuyến đối lập thiện và ác theo loại hình nhân vật tư tưởng nhằm phản ánh khuynh hướng tư tưởng đề cao luân li nhân nghĩa. Vì vậy, nhân vật của ông thường tập trung một loại phẩm chất, tính cách của một loại người trong xã hội. Quyển tiểu thuyết bằng thơ đầu tiên mang tên U tình lục hoàn toàn kết cấu theo kiểu truyện thơ Nôm của văn học cổ điển. Truyện được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc và cốt truyện tài tử giai nhân quen thuộc. Đề tài và nhân vật của tác phẩm cũng không khác các truyện thơ của thế kỷ XIX, vẫn là trung hiếu tiết nghĩa của Nho giáo. Nhân vật của U tình lục có phức tạp hơn các truyện thơ trước đó nhưng vẫn chưa vượt khỏi quan niệm ác giả ác báo, ở hiền gặp lành truyền thống. Kết thúc câu truyện vẫn là một kết thúc có hậu với việc Tấn Nhơn và Cúc Hương tái hợp và nên duyên chồng vợ, hưởng hạnh phúc. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm bằng phân thành các tuyến nhân vật đối lập về tính cách, phẩm chất tốt – xấu cũng nhằm để tạo xung đột đối kháng trong tình huống. Việc xây dựng đó nhằm phản ánh khuynh hướng tư tưởng đề cao luân lí nhân nghĩa mà nhà văn theo đuổi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Tiểu thuyết Chúa tàu Kim Quy, nhân vật Thủ Nghĩa, Trần Mừng, Kỉnh Chi,…là những nhân vật thuộc tuyến nhân vật chính nghĩa và ngược lại với Trần Tấn Thân, ông tri huyện là nhân vật gian ác. Trong Ai làm được, tuyến nhân vật phiếm diện được thể hiện qua nhân vật bà phủ Nguyễn Thị Phường qua việc Bạch Tuyết thuật lại câu chuyện cho Chí Đại nghe: “Thầy nghĩ đó mà coi có phải bà kế mẫu tôi tráo thuốc đặng giết má tôi mà giựt chồng hay 18 không?”(trang 20), “miễn là làm cho ra lẽ dì tôi thuốc má tôi chết cho cha tôi biết” (trang 21). “Dì tôi muốn gả tôi cho thằng cháu là con Xã trưởng Tân Thuận, đặng ngày sau đoạt gia tài của ông ngoại tôi” (trang 19). Việc chia nhân vật với kết cấu theo tuyến nhân vật của Hồ Biểu Chánh là nhằm mục đích thể hiện bài học đạo lí chánh luôn thắng tà, thiện thắng ác vì tác phẩm của ông hầu như kết thúc đều có hậu, người tốt thì được hạnh phúc, người xấu bị trừng trị. Bên cạnh đó là hình thức kết cấu theo trình tự thời gian, phân cách chương hồi. Tiểu thuyết Bỏ chồng là tác phẩm có kết cấu như vậy: Từ lúc cô Oanh ở chung với chồng là thầy Thiện cùng đứa con cuộc sống êm ấm, sau đó là cô Oanh ham vui nhiều đến lạc lối bỏ chồng, bỏ con theo ông Hội đồng Đàng, ở cuộc sống sung sướng theo ý của cô chẳng được bao lâu thì ông Hội đồng bỏ cô mà đi lấy vợ giàu. Cô ăn năn hối hận và dính vào tội giết người cuối cùng phải sống cuộc đời xám hối. Tác phẩm Bỏ vợ cũng tương tự, ông Võ Như Bình cùng vợ con và ông nhạc gia ở một mái nhà rất hạnh phúc nhưng vì tính tham phú phụ bần của mình đã khiến cho ông thành con người bất nghĩa và sau đó nhận quả báo nhãn tiền để rồi ông ân hận và phải chuộc lại lỗi lầm của mình cho đến cuối đời. Sự việc cứ thế diễn ra từ một Võ Như Bình là con người bình thường cho đến đỉnh cao của danh vọng để rồi già một mình nơi quê người, thời gian ấy không có sự biến đổi hay đảo lộn mà lại theo một trật tự của một đời người. Tuy là theo kết cấu trình tự thời gian là thời gian quyết định của những tiểu thuyết trên nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn cho nhân vật có những lúc hồi tưởng, nhớ lại quá khứ tạo nên nét hấp dẫn cho tác phẩm, ông kế thừa nhưng kế thừa không rập khuôn, khuôn mẫu. Tác giả để nhân vật Võ Như Bình hồi tưởng lại thời đã qua của mình sau khi đã bị hai người con riêng của vợ sau chiếm hết tài sản “Lúc nhỏ có hai bàn tay trắng, lao thân mệt trí, lập kế lo mưu, lướt hổ dằn lòng, khum lưng uốn lưỡi mà làm cho trở nên giàu sang, rồi đến ngày già hai bàn tay trắng cũng trở lại hai bàn tay trắng, sự nghiệp chỉ có ít trăm đồng bạc với cuốn sổ hưu trí mà thôi” (trang 47) hay lúc về quê nhà và thấy cảnh con ruột nên duyên cùng con ghẻ: “Quan Phủ Bình thấy cảnh cũ đường xưa thì ngài bồi hồi trong lòng. Cách hai mươi mấy năm trước, mỗi buổi chiều ngài đều đi qua quãng đường nầy, tuy hồi đó thiên hạ qua lại ít hơn, nhà cửa hai bên đường thưa thớt hơn song mùi danh lợi chất chứa đầy lòng, tranh tương lai chớn chở trước mắt. Bây giờ ngài trở lại đường nầy, tuy dân cư đông đảo hơn, nhà cửa tốt đẹp hơn, song 19 thấy cảnh ấy lòng lại lạnh tanh, trí lại chán ngán.…Đi gần tới nhà ông Ba Chánh. Quan Phủ thấy bên lề đường có một gốc xoài thiệt lớn. Ngài nhớ gốc xoài ấy đứng ngay sân của cha vợ ngài hồi trước thì trong lòng càng thêm ngần ngại” (trang 52). Trong Bỏ chồng thì cô Oanh nhớ lại về chồng con khi biết ông Hội đồng Đàng bỏ mình: “Từ hồi sớm mơi tới bây giờ, tôi nằm suy nghĩ, tôi thấy cái đời của tôi tới đây đã cùng đường rồi. Chị nghĩ lại mà coi hồi trước chồng tôi trọng tôi, con tôi thương tôi mà tôi phủi hết thảy, đặng đi theo nó” (trang 46). Qua những lần hồi tưởng ấy càng làm thấm thía sự đời đối với nhân vật mà cũng thấm thía đối với người đọc. Nguyên tắc kết cấu chương hồi kế thừa từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vẫn được Hồ Biểu Chánh tuân thủ. Chẳng hạn với Ai làm được, ở lần xuất bản đầu tiên, Hồ Biểu Chánh chia tác phẩm ra làm 27 hồi, mỗi hồi bắt đầu bằng một nhan đề tóm tắt những sự việc sắp xảy ra như “Ông cháu gặp nhau”, “Phu phụ tương ly”, “Tái đáo Sài Gòn”... Đến lần xuất bản thứ hai năm 1922, đã được bố cục lại thành 6 chương; Nam cực tinh huy (1924) ba mươi bốn hồi, trước mỗi hồi có hai câu thơ đề dẫn; đến Nhân tình ấm lạnh (1925), Từ hôn (1937) 5 chương, Tân Phong nữ sĩ (1937) 10 chương, Hạnh phúc lối nào (1957) chia từ số 1 đến số 10. Có thể nói, trong quá trình viết văn xuôi tự sự theo kiểu tiểu thuyết hiện đại của phương Tây, Hồ Biểu Chánh vẫn giữ lại lối kết cấu chương hồi của tiểu thuyết truyền thống phương Đông. Có lẽ kiểu phân chia chương hồi này thuộc về sở trường giúp nhà văn thể hiện luận đề tư tưởng đạo lý rõ ràng hơn , khúc chiết hơn. Hồ Biểu Chánh còn lồng vào tiểu thuyết chương hồi cách thể hiện tình cảm, nội tâm của nhân vật qua không gian bối cảnh. Đó là môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên. trong đó có đủ cả thiên nhiên, xã hội, con người. Bối cảnh thiên nhiên một mặt gắn với nhân vật và những hoạt động của nhân vật, mặt khác gắn với tâm trạng người kể. Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, bối cảnh thiên nhiên tác động đến tâm trạng nhân vật bằng cách thường gắn liền với những kỉ niệm. Nhìn cánh đồng xanh xen lẫn chút đỏ bước qua Ất Ếch đương vào độ tiết tháng mười mà lòng Chánh Tâm bùi ngùi trong nước mắt “Năm tôi mới cưới vợ, tôi dắt vợ tôi xuống dưới này chơi. Chiều mát vợ chồng tôi dắt nhau ra đứng hứng gió lối này, tình lai láng, nghĩa mặn nồng, vợ chồng vui vẻ không biết chừng nào. Bây giờ tôi ra đứng đây tôi thương vợ tôi quá”. 20 Tuy nhiên, ở một số tác phẩm, nhà văn cũng có sử dụng những kết cấu khác, không theo trật tự thời gian mà cũng không phân chia theo tuyến nhân vật như tác phẩm Chút phận linh đinh, Bức thư hối hận, Cay đắng mùi đời,… Nhìn chung, các tác phẩm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chủ yếu vẫn là lối kết cấu song tuyến thiện - ác, chính diện - phản diện. Nhiều tác phẩm vẫn chưa thoát khỏi dấu vết của tiểu thuyết chương hồi. Nhưng đặt trong bối cảnh tình hình văn học thời ấy, đó là một thành công, một đóng góp lớn của Hồ Biểu Chánh vào sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. - Nhân vật Cần khẳng định rằng trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có hệ thống nhân vật rất đa dạng, rất đông đảo, đủ các thành phần trong xã hội miền Nam đầu thế kỷ XX. Việc đi nhiều nơi trong giai đoạn đương chức đã tạo điều kiện cho nhà văn có dịp tiếp xúc với nhiều hạng người, nhiều tầng lớp trong xã hội. Cần nhắc rằng chính khả năng quan sát, ánh mắt biết nhìn người của nhà văn mới là yếu chính tích lũy cho một thế giới nhân vật đa dạng trong tiểu thuyết Hồ biểu Chánh. Ở các đô thị nhộn nhịp ở miền Nam giai đoạn đầu thế kỉ ấy luôn là chốn phồn hoa đông đúc mà vốn là nơi dựng nghiệp của nhiều đối tượng: Thông ngôn kí lục, trưởng giả thượng lưu, nghệ sĩ, thợ thuyền, trẻ em bán báo, con sen, gái điếm,...Trong đó nổi bật nhất chính là thành phần thông ngôn, kí lục, trí thức thành thị. Họ là những người được trang bị kiến thức về Tây học. Tuy cùng một nghiệp nhưng với mỗi nhân vật lại là một cảnh đời riêng. Chẳng hạn Võ Chí Đại trong Ai làm được, cha mất khi tuổi lên năm, mẹ vì u uất, bệnh tình rồi cũng đành bỏ anh lại trong cảnh khốn khó, sự học dở dang, bước đường lưu lạc. May thay, nhờ trời thương xót kẻ hiền mới dung cho gặp Bạch Khiếu Nhàn dẫn dắt vào làm thầy kí bạ điền và nhựt kí trát giấy cho con rể ông là quan phủ Lê Xuân Thới. Hay Chí Thiện trong Bỏ chồng “năm nay đã được 28 tuổi, làm thơ kí toán cho một hãng buôn lớn tại đường Kinh Lấp”. Vốn người chú trọng vào nhân cách hơn là vật chất “Sang trọng hay không là tại mình, chớ đồ mình dùng có thể gì nó làm mình sang trọng được. Ví như một tên xa phu may được trúng số rồi mua xe hơi mà đi, cái xe hơi có làm cho nó sang trọng được đâu”. Hay Cao Vĩnh Xuân trong Tân phong nữ sĩ gia thế vững chắc, học nghiệp thành đạt, lấy bằng đốc tơ. Tuy thụ giáo tư tưởng văn minh nhưng tư tưởng chuộng về truyền thống, lề thói cổ 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan