Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật trọng tình qua một số tác phẩm của quỳnh dao...

Tài liệu Hình tượng nhân vật trọng tình qua một số tác phẩm của quỳnh dao

.PDF
76
518
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐẠIXÃ HỌC CẦN KHOATRƯỜNG KHOA HỌC HỘI VÀ THƠ NHÂN VĂN KHOA KHOA XÃ HỘI VĂN VÀ NHÂN VĂN BỘHỌC MÔN NGỮ BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN THỊ BÍCH HỢP TRẦN THỊ BÍCH HỢP MSSV: 6106394 MSSV: 6106394 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỌNG TÌNH QUA MỘT HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỌNG TÌNH QUA MỘT SỐ SỐ TÁC PHẨM CỦA QUỲNH DAO TÁC PHẨM CỦA QUỲNH DAO Luận văn tốt nghiệp đại học Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, năm 2014 Cần Thơ, năm 2014 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích và yêu cầu của đề tài 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1.1. Giới thiệu về tác giả Quỳnh Dao 1.1.1. Cuộc đời 1.1.2. Sự nghiệp 1.1.2.1. Một nhà văn 1.1.2.2. Một nhà sản xuất phim 1.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiểu thuyết Quỳnh Dao 1.3. Giới thiệu một số tiểu thuyết tiêu biểu của Quỳnh Dao 1.3.1. Tiểu thuyết Dòng sông ly biệt 1.3.2. Tiểu thuyết Xóm vắng 1.3.3. Tiểu thuyết Hoa mai bạc mệnh 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tiểu thuyết Quỳnh Dao CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 2.1. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 2.1.1. Hình tượng nhân vật được khái quát từ hiện thực 2.1.2. Hình tượng nhân vật qua tính chất tưởng tượng và hư cấu trong văn học 2.2. Những quy định chung theo quan niệm cách ứng xử của Nho gia 2.2.1. Mối quan hệ trong xã hội 2.2.2. Mối quan hệ trong gia đình 2.3. Bối cảnh tiểu thuyết của Quỳnh Dao CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂN VẬT TRỌNG TÌNH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA QUỲNH DAO 2 3.1. Khái niệm trọng tình 3.2. Phân loại nhân vật trọng tình 3.2.1. Giai cấp 3.2.2. Trình độ học vấn 3.2.3. Giới tính 3.3. Đặc điểm nhân vật trọng tình trong tiểu thuyết Quỳnh Dao 3.3.1. Tài năng và tâm hồn lãng mạn 3.3.2. Tấm lòng nhân hậu 3.3.3. Ghen ghét, thù địch 3.3.4. Số phận bất hạnh 3.3.5. Khát khao hạnh phúc và đấu tranh cho tình yêu 3.4. Tình yêu- đặc trưng tiểu thuyết Quỳnh Dao 3.4.1. Tình yêu là cơ sở cho sự kết hợp nam nữ 3.4.2. Sức mạnh vô hạn của tình yêu chân thành 3.4.3. Những tiến bộ và hạn chế trong việc xây dựng nhân vật trọng tình của tiểu thuyết Quỳnh Dao 3.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân vật trọng tình qua tiểu thuyết của Quỳnh Dao 3.6. Nghệ thuật 3.6.1. Nghệ thuật xây dựng câu chuyện tình yêu 3.6.2. Nghệ thuật tạo tình huống dẫn đến tình yêu 3.6.3. Nghệ thuật miêu tả nỗi nhớ PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CBHD - CBPB 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “ Học đi đôi với hành” người viết luôn tâm niệm và luôn cố gắng tiếp thu, tích lũy thật nhiều kiến thức để có thể hoạt động tốt trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống. Thế nhưng, kiến thức cũng như bao vấn đề trong cuộc sống nó không tự tìm đến với bất cứ ai. Để có nó, chúng ta phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, có như thế mới mong mở mang kiến thức và tích lũy được kho tài nguyên vô tận ấy. Theo dòng chảy văn học, những tác phẩm, những tiểu thuyết về tình yêu có sức hấp dẫn siêu nhiên một cách vô hình, được đông đảo độc giả đón nhận. Từ những câu truyện tình yêu của những nữ yêu quái và những con người trần tục trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, hay tình yêu thắm thiết, mặn nồng của Thúy Kiều và Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đến tình yêu ngọt ngào và đầy thử thách của anh hùng Lục Vân Tiên và tiểu thư hiền lành và rất chung thủy Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu. Tất cả những mật ngọt của tình yêu đã tạo được sự thu hút, tác động mạnh mẽ đến người đọc, nhất là đối với các bạn trẻ Việt Nam. Những tiểu thuyết tình yêu rơi nước mắt , tràn đầy sự lãng mạn không thể không kể đến nhà văn Quỳnh Dao. Lí do người viết chọn đề tài này là mong muốn được mở mang, tích lũy thêm kiến thức và là cơ hội tốt để người viết rèn luyện, trau dồi kỹ năng viết của mình. Trên thế giới còn biết bao nền văn học lớn, có nhiều thành tựu, tinh hoa để ta học hỏi. Không những thế, trong thời đại hiện nay vấn đề hội nhập, giao lưu quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, hơn bao giờ hết người viết cần không ngừng học hỏi, chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa của các nền văn học khác làm cho nền văn học nước nhà ngày càng phát triển. Hơn thế nữa, người viết chọn đề tài này là vì sự nỗi tiếng của Quỳnh Dao, không chỉ trong nước mà cả thế giới điều biết đến tiểu thuyết của bà và sự hấp dẫn của những trang tiểu thuyết tình cảm lãng mạn đầy lôi cuốn. Quỳnh Dao là một nhà văn hiện đại nổi tiếng, suốt những hơn 50 năm đã qua, bà được biết đến là một nhà văn đắc khách của hàng loạt tiểu thuyết tình cảm đẫm nước mắt, đồng thời bà còn là một đạo diễn xuất sắc, một nhà làm phim bộ nổi tiếng và đầy tài năng. Có thể kể đến các tiểu thuyết được Quỳnh Dao chuyển thể thành phim 4 như: Dòng sông ly biệt, Xóm vắng, Mùa thu lá bay, Tình buồn, Tân Nguyệt cách cách, Hoàng châu công chúa, Hải âu phi xứ, Bên dòng nước,… là những tiểu thuyết nổi tiếng và được dịch ra thành nhiều thứ tiếng, trong đó có Việt Nam. Người Việt Nam phần đông là giới trẻ rất thích và đam mê tiểu thuyết Quỳnh Dao. Người Viết muốn người đọc hiểu rõ và sâu hơn về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật đặc sắc và con người trọng tình trọng nghĩa với những nỗi lòng thầm kín, sâu lắng, đầy lãng mạn và những thân phận đau khổ, đáng thương trong tiểu thuyết Quỳnh Dao. Cho nên người viết đã không ngần ngại chọn đề tài Hình tượng nhân vật trọng tình qua một số tác phẩm của Quỳnh Dao để làm đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó người viết cũng mong muốn tìm hiểu, khám phá sâu sắc hơn về tiểu thuyết Quỳnh Dao với những cung bậc cảm xúc tình yêu sâu lắng. Nắm bắt được những biến đổi, những vấn đề tồn tại trong xã hội hiện nay qua hình ảnh nhân vật trọng tình. 2. Lịch sử vấn đề Tính đến nay, chưa biết chính xác số lượng độc giả của Quỳnh Dao, chỉ biết số lượng rất lớn và đông đảo bạn trẻ yêu thích đối với thể loại tiểu thuyết tình cảm lãng mạn này, nhất là giới nữ sinh, nội trợ và các bạn đọc giả trẻ tuổi, rất say mê chúng. Đây là một thành công lớn, văn chương của bà đã đáp ứng nhu cầu đọc truyện của hàng triệu người trong và ngoài nước. Giới điện ảnh cũng tiếp tục làm phim từ các tiểu thuyết của bà. Thế nhưng, giới nghiên cứu phê bình thì không hào hứng. Những tác phẩm của Quỳnh Dao hiện nay chưa được nghiên cứu một cách sâu rộng và toàn diện và cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu quy mô viết về tiểu thuyết Quỳnh Dao. Bạn đọc chỉ biết đến bà và các tác phẩm qua các bản dịch, những nghiên cứu về tiểu thuyết Quỳnh Dao rất ít. Có thể nói đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết Quỳnh Dao còn rất mới lạ, do tính chất mới lạ và thời gian tồn tại chưa lâu nên cần có thời gian thẩm định và nghiền ngẫm. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tìm hiểu được một số bài viết giới thiệu sơ lượt về tiểu thuyết Quỳnh Dao. Trong Tạp Chí Văn, số 68, ra ngày 15 tháng 10 năm 1966, lần đầu tiên độc giả biết đến tiểu thuyết Quỳnh Dao qua bản dịch của Vi Huyền Đắc, nhờ bài giới thiệu của 5 Sơn Phượng về Quỳnh Dao cùng với bốn truyện ngắn của bà là: Mộng, Cái nốt ruồi, Gét, Chiếc lọ cổ. Trong Hiện tượng đọc truyện Quỳnh Dao, Phan Vĩnh Lộc, văn học số 156, 1972, vẫn tiếp tục giới thiệu về Quỳnh Dao – một nhà văn không ngừng lột xác và giới thiệu thêm hai tiểu thuyết của bà là: Yêu là hi sinh, Hai chuyến xe. Nguyễn Văn Lục trong bài viết 20 năm văn học dịch thuật miền nam, đã đề cập đến hiện tượng sách dịch Quỳnh Dao, đồng thời giới thiệu sơ lược nội dung tiểu thuyết Song Ngoại, có kèm lời bình: “Tất cả những câu chuyện của Quỳnh Dao là vậy. Chuyện tình xoay quanh các cô nữ sinh bậc cao trung, những nữ sinh trẻ đẹp, mơ mộng ở thành phố. Đó là những thứ tình cảm lãng mạn đầu đời, những rung động bày tỏ những khát vọng tuổi trẻ, muốn yêu và muốn được đền đáp. Nhưng thường tình yêu đó gặp những nghịch cảnh, những trái ngang, những éo le, những chồng chéo, áp lực gia đình, xã hội, đạo đức, phong tục, tập quán đã xô đẩy những cảnh đời của những người trẻ đến cảnh tan vỡ, chia lìa và phản bội. Tình yêu những tiếng réo gọi đầy nước mắt, nhớ thương và không khỏi tủi nhục, xót xa” [19; tr.1]. Trong Một giờ nói chuyện với dịch giả Liêu Quốc Nhĩ, Du Tử Lê, giai phẩm văn hiện tượng sách dịch, số ra ngày 08 tháng 06 năm 1973, Liêu Quốc Nhĩ đã nói về sự tình cờ với công việc dịch sách và tiểu thuyết Quỳnh Dao “Quả thực, tôi không dự liệu việc dịch sách. Càng không là dịch sách Quỳnh Dao. Với tôi, việc đó thật là tình cờ. Như một trò chơi. Hồi năm 1958, đại học Khoa Học quyết định ra một đặc san xuân, và anh em bảo tôi viết cái gì cho vui. Tôi nhớ trước không đây không lâu, tôi có đọc một số báo văn, đặc biệt về Quỳnh Dao. Và sẵn có nguyên bản một số truyện Quỳnh Dao trong tay, tôi bèn dịch một truyện và đưa cho họ. Sau đấy, một anh bạn làm tờ Võ Thuật, muốn làm them xuất bản lại bảo tôi chon một truyện của Quỳnh Dao dịch ra, để cho anh ta in. Thế là tôi dịch trọn ven cuốn Song Ngoại” [17; tr.1]. Ở đây tôi xin đưa ra đề tài nghiên cứu:Hình tượng nhân vật trọng tình qua một số tác phẩm của Quỳnh Dao để góp phần hiểu sâu và rõ hơn về tiểu thuyết Quỳnh Dao, đồng thời làm phong phú và đa dạng hơn trong nền văn học. Người đọc biết đến tiểu thuyết Quỳnh Dao rất nhiều, nhất là bạn trẻ Việt Nam, nhưng để có một công trình nghiên 6 cứu lớn và đồ sộ về tiểu thuyết của bà thì rất ít. Theo tôi được biết thì đề tài này chưa có ai nghiên cứu, người viết xin góp một phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu tiểu thuyết Quỳnh Dao. Đồng thời, người viết nghiên cứu đề tài này dựa trên sự cảm nhận và những hiểu biết ban đầu. Trong tương lai có thể đề tài về tiểu thuyết Quỳnh Dao sẽ trở thành một trong những đề tài cuốn hút, được yêu thích và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 3. Mục đích và yêu cầu của đề tài Nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm mục đích: tìm hiểu khám phá những nét mới lạ, độc đáo trong góc nhìn về sự trọng tình trọng nghĩa và diễn biến, bối cảnh sâu sắc, tinh tế ở nhiều khía cạnh trong tình yêu, gia đình, xã hội, và các mối quan hệ khác, với diễn biến, bối cảnh và tâm lý nhân vật,... trong tiểu thuyết Quỳnh Dao. Đồng thời, nghiên cứu giúp chúng ta có những kỉ năng, kiến thức cần thiết về văn học nước ngoài, nhất là văn học hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, người viết phải nghiên cứu nhân vật, phân loại những đặc điểm nỗi bậc của nhân vật trọng tình, về tài năng, tâm hồn lãng mạn, tấm lòng nhân hậu, ghen gét thù địch và những số phận bất hạnh, khao khát hạnh phúc, đấu tranh cho tình yêu,… theo bảng thống kê mà người viết nghiên cứu thì nhân vật trọng tình chiếm tỉ lệ rất cao trong tiểu thuyết Quỳnh Dao. Trong chín tác phẩm mà người viết giới hạn nghiên cứu thì nhân vật trọng tình nữ chiếm 32 người, nhân vật trọng tình nam chiếm 26 người. Từ đó, chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn về tài năng và phong cách nghệ thuật của Quỳnh Dao. Khi nghiên cứu ta sẽ phát hiện ra những cái hay cái đẹp của văn chương, một giá trị tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Yêu cầu của đề tài là tìm hiểu và nghiên cứu sâu, rộng về sự thủy chung, trọng tình trọng nghĩa trong tiểu thuyết Quỳnh Dao. Mặc dù yêu cầu là nghiên cứu: Hình tượng nhân vật trọng tình qua một số tác phẩm của Quỳnh Dao nhưng bên cạnh việc nghiên cứu ta cần phải tìm hiểu đôi nét về nhà văn Quỳnh Dao, bởi bà là một nhà văn lớn, một nhà làm phim nổi tiếng có sức cuốn hút và được đông đảo công chúng, độc giả biết đến. Hơn thế nữa Quỳnh Dao có nhiều thành tựu rực rỡ và đồ sộ trong giai đoạn văn học tiểu thuyết hiên đại. 7 Sau cùng, nghiên cứu đề tài này là cơ hội tốt nhất để người viết bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu và trình bày ý kiến của mình về một vấn đề văn học, đây là công việc mang lại lợi ích thiết thực để phục vụ việc học tập hiện tại và ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Để đi đến sự thành công trong bất kì ngành khoa học hay nghiên cứu khoa học nào cũng có phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhất định. Việc làm này giúp người viết xác định đúng đối tượng và khả năng tìm hiểu của mình về vấn đề được đặt ra. Đồng thời cũng giúp người đọc tiếp xúc với vấn đề một cách chủ động và tăng sức thuyết phục, hấp dẫn ở người đọc. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do nhiều nguyên nhân: thời gian hạn chế, tình hình xuất bản khá phức tạp với nhiều dị bản,… chúng tôi chưa có điều kiện thống kê con số chính xác về số lượng tiểu thuyết của Quỳnh Dao. Tuy nhiên, qua nhiều tài liệu chúng tôi tìm hiểu, thì hiện nay tiểu thuyết Quỳnh Dao có trên 50 tác phẩm. Do số lượng tiểu thuyết Quỳnh Dao khá nhiều, hơn nữa thời gian để người viết nghiên cứu đề tài cũng hạn chế nên để nghiên cứu tốt đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số tác phẩm tiêu biểu sau:  Dòng sông ly biệt, (1964)  Xóm vắng, (1969)  Băng nhi, (1985)  Thiên sứ áo đen, (1977)  Song ngoại, (1963)  Mùa thu lá bay, (1968)  Giai điệu tình yêu, (?)  Hoa mai bạc mệnh, (?)  Tân Nguyệt cách cách, (?) Ngoài những tác phẩm trọng tâm đã chọn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn đề cập đến một số tác phẩm khác, nhưng chỉ ở mức độ sơ lược nhằm làm vấn đề được sáng tỏ và thuyết phục hơn. 8 Ngoài ra người viết sẽ cố gắng tìm tòi và nghiên cứu thật kỹ tiểu thuyết Quỳnh Dao, để từ đó có được sự nhận định chính xác sâu và rộng hơn về đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu người viết cũng gặp nhiều khó khăn, vì Quỳnh Dao là nhà văn hiện đại và cũng rất mới so với các nhà văn nổi tiếng ở các thời đại trước, nên chưa được nghiên cứu nhiều và sâu trong các công trình nghiên cứu lớn, nguồn tài liệu là rất hiếm. Mặc dù vậy, nhưng người viết sẽ cố gắng bằng sự hiểu biết, tìm tòi và cảm nhận sâu sắc, hy vọng sẽ đạt được yêu cầu và kết quả như mong đợi. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu một vấn đề thì trước hết ta phải tìm hiểu vấn đề. Ở đề tài này thì việc đầu tiên là người viết phải tìm đọc nhiều tiểu thuyết tình yêu của Quỳnh Dao, để từ đó người viết mới khái quát lên được nội dung đang nghiên cứu. Muốn có một bài nghiên cứu hoàn hảo và đạt kết quả cao thì đòi hỏi người viết phải có một quá trình làm việc nghiêm túc, cần cù, tận tụy, có cách viết mới mẻ và sâu sắc. Biết bao quát được vấn đề, tránh những lối mòn quen thuộc cứng nhắc về hình thức. Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu và kiến thức vững vàng, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp khác nhau nhằm làm nổi bật được các vấn đề then chốt trong bài nghiên cứu của mình. Đến với phương pháp so sánh: Người viết vận dụng sự xem xét, đối chiếu để so sánh các nhân vật thiện và ác, xấu và đẹp, hay tính tình thùy mị, nhẹ nhàng cổ kính và năng động, hồn nhiên, tây hóa,… hoặc gia cảnh của nhân vật, giàu và nghèo, quan quyền và thứ dân,.. Trong tiểu thuyết Quỳnh Dao phương pháp phân tích sẽ được sử dụng tối đa, muốn hiểu thật sâu thì cần nghiên cứu từng bộ phận: Về gia đình, con người, xã hội, diễn biến nhân vật,…và những mặt, những yếu tố nhỏ: Cảnh vật, dáng đi, lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vât,… tất cả đều được phân tích thâu tóm lại, để hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn và sự phức tạp của vấn đề nghiên cứu. 9 Về phương pháp chứng minh: Người viết sẽ đưa những vấn đề cần giải quyết trong tiểu thuyết ra để giải thích, sau đó dùng nhiều dẫn chứng để minh họa cho điều mình cần chứng minh, tiếp theo phân tích dẫn chứng để làm nỗi bật vấn đề rồi cuối cùng mới dùng lí lẽ để chứng minh điều đó đúng sai thế nào, để từ đó rút ra được nhiều ý nghĩa và kinh nghiệm trong vấn đề đó. Về phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp gắn liền với phương pháp phân tích, tuy tổng hợp là quá trình ngược với phân tích nhưng tổng hợp lại hỗ trợ cho phân tích mục đích và cùng về mục đích chung. Người viết sẽ vận dụng phương pháp tổng hợp một cách triệt để, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và dễ dàng tiếp thu vấn đề hơn. Đến với phương pháp quy nạp: Phương pháp này là đi từ cái riêng đến cái chung, liên hệ cùng phương pháp, người viết sẽ vận dụng vào trong tiểu thuyết. Đi từ những số phận con người này với số phận con người kia, từ gia đình này và gia đình khác,… để đi đến một mối liên hệ chung nhất đó là tình yêu hay sự huyết thống gia đình bền vững, từ những truyện cha con đánh nhau vì mỹ nữ và sau đó là cha con đồng lòng đi chinh chiến,… tất cả sẽ được biểu hiện một cách cụ thể trong quá trình nghiên cứu. Có thể nói bài nghiên cứu này sẽ không thể được gọi là hoàn hảo toàn diện và sẽ có những thiếu sót nhất định, nhưng bằng sự cố gắng và sự nổ lực bản thân của người viết, hi vọng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn học và đem lại cho người đọc một ít kiến thức về văn học Trung Quốc nói chung và tiểu thuyết Đài Loan nói riêng, mà cụ thể hơn là tiểu thuyết tình yêu của Quỳnh Dao. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1.1. Giới thiệu về tác giả Quỳnh Dao 1.1.1. Cuộc đời Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1938. Quê ở huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam. Bút danh: Quỳnh dao, Tâm Như, Phượng Hoàng. Bà là nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn và là nhà sản xuất phim nổi tiếng ở Đài Loan nói riêng và Trung Quốc nói chung. Bà xuất thân trong một gia đình tri thức khá giả. Cha là giáo sư 10 sử học tại trường Đại Học Quốc Lập Sư Phạm, mẹ là môn đệ thư hương và là nhà văn tài hoa, em gái Quỳnh Dao là tiến sĩ ngành vật lý hạt nhân của Đại Học Wisconsin (Mỹ). Quỳnh Dao sinh ra trong cảnh chiến tranh và những hình ảnh khói lửa đó đã lưu lại trong tâm hồn bà nhiều ấn tượng sâu đậm. Năm 1945, Quỳnh Dao lên 7 tuổi, cuộc kháng chiến Trung Quốc bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, bà theo cha mẹ từ Hồ Nam đến Tứ Xuyên lánh nạn và nương tựa ở nhà một người dì. Hai vợ chồng người dì có mở một trường dân lập và Quỳnh Dao theo học ở đó, mẹ Quỳnh dao cũng làm giáo viên ở đây. Thời gian này, mẹ bà đã phát hiện ra năng khiếu thơ văn của bà và bắt đầu dạy Quỳnh Dao học thơ đường. Lần đầu tiên tiếp xúc với văn học, Quỳnh Dao cảm nhận được sức hút và sự lôi cuốn mạnh mẽ của nó, bà bắt đầu tìm tòi, học hỏi và đi sâu khám phá lĩnh vực văn thơ, có thể nói năng khiếu bẩm sinh của Quỳnh Dao là được thừa hưởng từ mẹ. Đến năm 1949, Quỳnh Dao theo cha mẹ di cư tới Đài Loan và cho mãi đến năm 1988, bà mới có dịp trở lại Bắc Kinh gặp người thân. Tại đây, Quỳnh Dao theo học tại trường tiểu học thuộc trường Sư Phạm Đài Bắc và Trung Học Cao Cấp Nữ Sinh Số 1 Đài Bắc. Thời trung học bà luôn dành tâm trí vào môn Trung Văn, ngoài ra đầu óc bà có những tư tưởng, suy nghĩ, ý nghĩ và những lý luận kỳ quái khó giải thích, khiến mọi người phải đau đầu và lo lắng cho bà. Vốn đa sầu, đa cảm bà hay trầm tư và mê đắm trong ảo tưởng. Có đôi lúc bà còn đâm ra hoài nghi về tình cảm, sinh mệnh và lẫn các giá trị sống. Sau khi tốt nghiệp bậc cao trung, Quỳnh Dao có dự hai kỳ thi chuyên khoa trường đại học nhưng đều rớt cả. Chính sự thất bại đó đã khích lệ bà quyết tâm chỉ chuyên vào việc sáng tác văn học, niềm đam mê từ nhỏ của bà. Cuộc sống riêng tư, hạnh phúc lứa đôi của Quỳnh Dao cũng gặp nhiều thăng trầm, sóng gió. Một con người nặng tình cảm thì luôn thiệt thòi và chịu nhiều đau khổ. Năm 1959, bà lập gia đình khi mới 21 tuổi và có một con trai, cái tuổi trẻ trung yêu đời, vô tư, hồn nhiên nhưng lại bị bó buộc bởi hôn nhân gia đình, cuộc hôn nhân kéo dài được 5 năm thì tan vỡ. Đến năm 1979, Quỳnh Dao kết hôn lần thứ hai với ông Bình Hâm Đào từng là tổng biên tập của tạp chí Hoàng Quán. Cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc lứa đôi được vuông tròn. 1.1.2. Sự nghiệp 1.1.2.1. Một nhà văn 11 Từ thuở bé Quỳnh Dao đã mơ ước, có ý định tương lai sẽ trở thành nhà biên kịch. Một vở kịch được bà xem qua là ý tưởng sáng tác đã nảy sinh trong tâm trí bà, thế là bà cầm bút lên viết. năm 1947, khi mới chín tuổi, truyện ngắn Tiểu Thanh đáng thương (Khả lân đích Tiểu Thanh) của bà đã được đăng trên trang nhi đồng tờ Đại công báo ở Thượng Hải. Năm mười bốn tuổi, khi thấy sách giáo khoa lịch sử viết về chín năm kháng chiến, bà đã sưu tầm tư liệu để viết truyện dài song không thành. Nhưng mấy năm sau, cuốn Kỷ độ tịch dương hồng có bối cảnh là chiến tranh chống nhật ra đời. Năm mười sáu tuổi, bà viết bộ tiểu thuyết Vân ảnh (Bóng mây), đăng trên tạp chí Tuần Quang (Ánh sáng ban mai). Từ đó tiểu thuyết và tản văn của bà đều được ra mắt bạn đọc, trong số đó tiểu thuyết Song ngoại đã khiến bà thành danh ở tuổi học sinh trung học. Sau khi sang Đài Loan, bước đầu bà gặp nhiều khó khăn với nghiệp cầm bút và cuộc sống hằng ngày. Nhưng với nghị lực và sự phấn đấu không ngừng nghỉ, bà đã vượt qua và trở nên giàu có với những tiểu thuyết đặc sắc, vang dội của mình. Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu của Quỳnh Dao:  Song ngoại, truyện dài  Hạnh vân thảo, tập truyện ngắn  Lục cá mộng, tập truyện ngắn  Thố ty hoa, truyện dài  Yên vũ mông mông, truyện dài  Triều thanh, tập truyện ngắn  Kỷ độ tịch dương hồng, truyện dài  Thuyền, truyện dài  Nguyệt mãn tây lâu, truyện dài  Hàn yên thúy, truyện dài  Tử bối xác, truyện dài  Tiễn tiễn phong, truyện dài 12  Thái vân phi, truyện dài  Tinh hà, truyện dài  Thủy linh, tập truyện ngắn  Bạch hồ, tập truyện ngắn  Hải âu phi xứ, truyện dài 1.1.2.2 Một nhà sản xuất phim Một người phụ nữ tài ba và giàu tình cảm, tuy chỉ tốt nghiệp cấp ba nhưng những trang tiểu thuyết của bà ngập tràng đầy tình yêu lai láng và cũng đầy sầu muộn chứa đựng trong đó. Quỳnh Dao có sức lay chuyển biết bao thế hệ độc giả ở nhiều nước trên thế. Không chỉ thành công trên con đường văn chương, Quỳnh Dao còn rất thành công trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình với những bộ phim được dựa trên chính tiểu thuyết của mình. Bà cùng chồng thành lập công ty điện ảnh như Cự Tinh và Hỏa Ô, sản xuất hàng loạt phim truyện và truyền hình. Trong vai trò sản xuất phim, bà tổ chức nhiều đoàn phim cùng lúc lên đường thực hiện trong cùng một thời điểm, vừa đảm bảo chất lượng phim, vừa kịp tiến độ cần có. Bà đích thân lựa chọn diễn viên cho từng nhân vật vì hơn ai hết bà hiểu rõ các nhân vật của mình như người mẹ thuộc lòng tính nết từng đứa con. Quỳnh Dao còn được mệnh danh là người mẹ tạo ra các ngôi sao, vì diễn viên nào đã lọt vào mắt xanh của bà thì dù vai chính hay vai phụ cũng đều lập tức trở thành ngôi sao sáng. Tuy nhiên, yêu cầu lựa chọn diễn viên của bà cũng rất khắt khe. Ngoài yêu cầu những yếu tố bên ngoài trẻ trung, hồn nhiên, điển trai, đẹp gái,… các diễn viên bà tuyển chọn đều phải có kỹ năng diễn xuất tinh tế và truyền cảm. Rất nhiều bạn đồng nghiệp phải thừa nhận Quỳnh Dao có con mắt tinh tường như đạo diễn và cái đầu sáng suốt của nhà sản xuất phim. Tất cả những kế hoạch làm phim do bà thiết kế và đạo diễn đều rất tỉ mỉ, tính toán kĩ lưỡng và thành công như mong đợi. Một điều đáng kinh ngạc và khâm phục là người phụ nữ tài ba này chưa từng qua bất kỳ một trường lớp đào tạo nào về kinh tế hoặc quản trị kinh doanh, thậm chí còn chưa từng thi đỗ đại học. Đây là những bộ phim vang dội và rất nổi tiếng, một thời làm điên đảo kháng giả hâm mộ và làm nên tên tuổi Quỳnh Dao đến ngày nay. 13  X óm vắng: Đây là bộ phim Đài Loan thuộc thể loại tâm lí tình cảm, được sản xuất năm 1986, phim dài 40 tập, đây là một trong ba bộ phim dài nhiều tập của Quỳnh Dao. Phim có sự tham gia của các diễn viên nỗi tiếng như: Tần Hán, Lưu Tuyết Hoa, Châu Tuệ Trân, Triệu Vĩnh Hinh,… Phim kể về mối tình đầy éo le và trắc trở của Bách Phối Văn và Phương Tư Oanh. Trong phim Bách Phối Văn, một thanh niên thành đạt, nho nhã nhưng bị mù do một trận hỏa hoạn ác nghiệt đã thiu rụi “ Hàm Yên sơn trang” của gia đình anh. Phương Tư Oanh là một cô giáo và đang dạy học cho Đình Đình con gái của Phối Văn. Phối Văn tái lập gia đình cùng Ái Lâm, cuộc hôn nhân không có tình yêu, vì chàng luôn ôm ấp hình ảnh của Phương Tư Oanh trong lòng. Một tình yêu sóng gió, đau khổ và đầy trắc trở. Bộ phim đã lấy nước mắt của nhiều khán giả hâm mộ và được xem là bộ phim thành công và nổi tiếng vào thời gian đó.  Trâm hoa mai: Bộ phim tình cảm nổi tiếng một thời với sự tham gia diễn xuất của cặp diễn viên Mã Cảnh Đào và Trần Đức Dung, đây cũng là một trong những bộ phim mang dấu ấn của nhà văn Quỳnh Dao. Nội dung phim diễn ra từ thời vua Càng Long – triều đại nhà Thanh, xoay quanh câu truyện tráo đổi con trong phủ đệ Vương Công. Do từ trước tới nay Vương Công không có con trai nối dõi, Phúc Tấn lại hạ sinh toàn con gái, áp lực lên bà nặng nề. Ngày sinh nở đến, Phúc Tấn lại hạ sinh bé gái trước tình thế nguy ngập bà đã tráo đổi cốt nhục của mình thay thế một bé trai, để giữ vững địa vị của mình trong vương phủ. Trước khi trao con, bà đã làm dấu lên vai đứa bé một hình trâm hoa mai. Vô tình lớn lên cả hai đứa bé đó gặp nhau và yêu nhau, rồi những hờn ghen ập đến tạo nên nhiều sóng gió. Sau đó bí mật phơi bày, truyện trộm long tráo phụng bị bại lộ. Phim đã gây tiếng vang lớn, tình tiết và nội dung phim rất hấp dẫn và 14 được nhiều lời khen cũng như cảm tình của khán giả trong và ngoài nước.  Tân nguyệt cách cách: Bộ phim được sản xuất năm 1994, dài 26 tập, cùng sự tham gia của các diễn viên nỗi tiếng: Nhạc Linh, Lưu Đức Khải, Lưu Tuyết Hoa, Vương Chi Hạ, Lưu Tử Úy, Đỗ Văn,… Phim xoay quanh mối tình đau khổ và đầy trắc trở của Nộ Đạt Hải và Tân Nguyệt cách cách. Sau khi giải cứu và cưu mang hai chi em Tân Nguyệt về nhà mình, Nộ Đạt Hải đã yêu Tân Nguyệt và nàng cũng vậy. nhưng cách trở bởi tuổi tác, thời đại và tiếng đời,…Bắt hai người phải gặp nhiều đau khổ, nhưng cuối cùng cái chết cũng đưa hai người đến gần nhau mãi mãi. Truyện Phim dào dạt tình cảm, thắm thiết, nồng nàn hơi ấm của tình yêu, ca ngợi tình yêu không phân biệt tuổi tác. Ngoài ra, còn rất nhiều phim khác nữa của Quỳnh Dao cũng được rất nhiều khán giả yêu thích và hâm mộ: Bên dòng nước, Dòng sông ly biệt, Một thoáng mộng mơ, Tuyết kha, Hải âu phi xứ, Hòn vọng phu, Tình buồn,.. Đặc biệt là bộ phim Hoàng châu cách, đã giành được rất nhiều tình cảm của khán giả truyền hình. Bộ phim đã đoạt bốn giải liền trong LHP truyền hình “Kim Ưng” ở Trung Quốc. Riêng Triệu Vy đoạt hai giải và được bầu chọn là nữ diễn viên xuất sắc thứ ba trong số “mười diễn viên xuất sắc nhất Trung Quốc”. Và bộ phim Nàng dâu câm, với những tình tiết gây cấn, hấp dẫn. Bộ phim đã đoạt ba giải liền trong LHP truyền hình “ Kim Mã” ở Đài Loan. 1.2. Giới thiệu một số tiểu thuyết tiêu biểu của Quỳnh Dao 1.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiểu thuyết Quỳnh Dao Tiểu thuyết của Quỳnh Dao là kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, sâu lắng và đa cảm. Quỳnh Dao với nhiều trải nghiệm, nhiều suy tư về cuộc đời cùng một quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi, bà đã viết nên những án văn bất hủ, tác phẩm của bà đã đi sâu vào lòng độc giả một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc. Nội dung của các tiểu thuyết Quỳnh Dao thường xoay quanh về các câu truyện tình yêu đầy cay đắng, bi lụy và đôi khi ngọt ngào, hạnh phúc, những gia đình dưới chế độ cũ và sự cay nghiệt, thù hận hay sự thủy chung chờ đợi,... với những con người thụ động, cam chịu cho sự uẩn ức, khổ đau không nói nên lời. Sự ảnh hưởng sâu đậm 15 của phong kiến cổ hủ, lạc hậu và những án văn Truyền kỳ, Chí quái và các bộ tiểu thuyết phản ánh xã hội, tình yêu, gia đình,…cổ xưa, đã làm cho Quỳnh Dao in đậm những dấu ấn đó trong lòng. Lễ giáo phong kiến luôn chèn ép con người xuống tận cùng của sự đau khổ và tiểu thuyết Quỳnh Dao cũng phần nào trở nên mềm yếu và ít phản khán với xã hội, gia đình. Mặc khác, Quỳnh Dao cũng ảnh hưởng những tiểu thuyết, Truyền kỳ đầy tiến bộ của các giai đoạn trước. Những nhà văn xưa cũng có những tư tưởng tiến bộ, đã quan tâm và lên tiếng cho những tầng lớp thấp hèn, nhất là người phụ nữ. Truyền kỳ đời Đường đã phản ánh số phận cay đắng của nhiều người phụ nữ tài hoa. Truyện Hoắc Tiểu Ngọc của Tưởng Phòng viết về số phận bi thương của nàng kỹ nữ Tiểu Ngọc. Nhà văn đã đứng về phía người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, đồng thời lên án, tố cáo bọn công tử nhà giàu miệng lưỡi ngọt ngào nhưng bạc tình bạc nghĩa. Một số truyện tiêu biểu khác như Truyện Liễu Nghị của Lý Triều Uy, Truyện nàng Vô Song của Tiết Điều,… tất cả đều phản ánh số phận nghiệt ngã và đầy cay đắng của người phụ nữ bị chèn ép trong xã hội cổ hủ ác nghiệt. Bên cạnh đó, ca ngợi đức tính, tấm lòng và tâm hồn cao thượng, đầy lòng vị tha của người phụ nữ, họ là những mẫu người điển hình cho người phụ nữ Á Đông. Truyền thống Nho giáo của gia đình Quỳnh Dao cũng là một nhân tố quan trọng trong con đường văn học của bà. Người mẹ ân cần, hiền lành và giỏi gian văn chương cũng đã ảnh hưởng sâu đậm đến nguồn cảm thụ của Quỳnh Dao. Hơn hết, điều quan trọng và quyết định cho con đường văn chương của Quỳnh Dao là cái tài thiên bẩm, và sự ưu ái, niềm say mê văn học của bà, đã làm nên tên tuổi Quỳnh Dao như ngày hôm nay. Tiểu thuyết đi vào lòng khán giả chính bằng tâm hồn đa cảm, lãng mạn mà một thời làm người ta rung động về nó. Đa cảm là dấu ấn chung mang đến cho ngòi bút của văn đàn văn học Đài Loan. Đọc tiểu thuyết để cảm nhận về cuộc đời, thế sự ngang trái và ngọt ngào hạnh phúc, tiểu thuyết đi vào thế hệ trẻ của chúng ta để đem đến những hương vị của cuộc đời để rồi mãi là một thoáng thoảng qua lất phất. Mặc khác, cây bút của nữ sĩ Quỳnh Dao có lúc không ăn nhập vào nền văn học chính thống của Trung Quốc, bởi Quỳnh Dao cũng cảm nhận văn hóa phương tây một cách thân thiện, nhiệt tình. Tiểu thuyết Quỳnh Dao mang hơi thở hiện đại với những cách tân và dấu ấn của những tâm tư ngổn ngang của thế hệ đã trải qua và những thế hệ trẻ. 16 1.2.1.1. Tiểu Tuyết Dòng sông ly biệt Tiểu thuyết Dòng sông ly biệt, là tác phẩm nổi tiếng của Quỳnh Dao, một thời làm mưa làm gió trên văn đàn tiểu thuyết Đài Loan và cả Trung Quốc. Một câu truyện đầy nước mắt, bi thương và giàu kịch tính. Tiểu thuyết chất chứa nhiều dư vị của phong kiến, thể hiện qua sự uy nghiêm và quyền lực của Lục Chấn Hoa, lời nói của ông là mệnh lệnh, là thánh chỉ không ai được phép làm trái. Trong Nho giáo, tư tưởng trọng nam khinh nữ, xem thường người phụ nữ và luôn đề cao vai trò người đàn ông trong gia đình. Họ là trụ cột chính, là người có quyền lực cao nhất, những gì họ làm luôn đúng và mọi người trong nhà phải nghe theo. Quỳnh Dao đã thể hiện cái tư tưởng ấy rất rõ nét trong tiểu thuyết này. Câu chuyện kể về nhà họ Lục, một gia đình sống trong thời điểm giao thời nhiều biến động. Cảnh thê thiếp còn sót lại từ thời phong kiến, cảnh con riêng, những khoảng cách và bất đồng giữa hai thế hệ khơi nguồn cho mâu thuẩn, gợi nên những rạn nứt tình cảm giữa các nhân vật trong gia đình. Dòng sông ly biệt, chuyên chở những con sóng mênh mang về cuộc đời, bao hàm trong đó là tình cha con, mẹ con, anh chị em và tình yêu, tình bạn. Y Bình, ương bướng, bản lĩnh, ân đền oán trả, dám yêu dám hận, quậy phá lung tung.. Tính cách mạnh mẽ ương bướng nên đôi khi ngông cuồng dại dột, Y Bình là trung tâm của câu chuyện và luôn lôi cuốn mọi người vào vòng xoáy của mâu thuẩn tình yêu và gia đình trong chuyện. Từ mâu thuẩn của cô với cha cùng mẹ kế kéo theo vòng luẩn quẩn về tình yêu giữa cô, Như Bình, Thư Hoàn, tình yêu của họ và những hậu quả phải trả, do ý nghĩ cướp đoạt để trả thù cho sự thâm độc hoặc ác ý của mẹ con dì Tuyết. Dường như để bù đắp cho cá tính người mẹ nhiều chịu đựng, Y Bình nóng nảy và cương quyết trả thù, cô sống để tranh đoạt và rửa nhục. Cô và mẹ cô bị đuổi khỏi nhà họ Lục vì hành động ghen ghét của bà vợ thứ chín, Tuyết Cầm. Sau một cuộc chạm trán trong cơn mưa cô đã gặp được ký giả tên là Hà Thư Hoàn. Sau khi biết được người em cùng cha khác mẹ của mình là Như Bình cũng yêu Thư Hoàn, cô đã sử dụng Thư Hoàn như một công cụ để trả thù. Tuy nhiên sau đó cô cũng đã yêu Thư Hoàn thật lòng. Sau cái chết của cha mình và trải qua bao nhiêu sóng gió, Y Bình trở thành trụ cột trong gia đình, là người duy nhất trong gia đình có khả năng kiếm tiền để nuôi gia đình họ Lục. Và sự chờ đợi mong manh người yêu Hà Thư Hoàn. 17 Y Bình mạnh mẽ xuất phát từ khao khát được công nhận của người cha. Và cô chỉ muốn phá nát những người đã chà đạp lên cô, mà những người cô muốn phá lại chính là một phần gia đình của cô. Gia đình là chỗ để yêu thương, để che chở, nhưng bên cạnh đó nó cũng là chổ để ghen ghét, để tỵ nạnh, để trả đũa thù. Gia đình là một mái ấm, là nơi hạnh phúc để ta vun vén, bồi đắp ngày thêm hạnh phúc. Dòng sông ly biệt, là một tác phẩm viết về những con người không hoàn mĩ và một gia đình với những biến cố phức tạp. Quỳnh Dao đã trãi lòng mình với những bế tắc của nhân vật cũng như cuộc sống của bà cũng đầy bế tắc trong thời gian đó. Xã hội đen tối còn đắm chìm trong dư âm chiến tranh, Quỳnh Dao vẫn còn in đận trong tâm trí những hình ảnh bi thảm đó. Cuộc sống gia đình họ Lục sau chiến tranh cũng buồn thảm và đầy sầu muộn. Quỳnh Dao cảm thấy mình yếu đuối, bất lực thậm chí chán nản cả cuộc sống hiện tại.Câu chuyện rất sâu sắc và giàu tình cảm, thấm vào lòng khán giả cảm nhận hương vị ngọt ngào và cay đắng của cuộc đời. 1.2.2.2. Tiểu thuyết Xóm vắng Khác với truyện chuyển thể thành phim, tiểu thuyết Xóm vắng, từ ngoại cảnh đến tên nhân vật, diễn biến hành động,… đều khác biệt nhau đôi chút. Số phận bi thương, đầy chắc trở và đau khổ của nhân vật Mai, khiến người đọc không khỏi rơi nước mắt và thương cảm cho thân phận nàng. Một cô gái yếu đuối, hiền lành và đầy lòng vị tha. Nhưng lại bị những định kiến cổ hủ quái ác xô đẩy xuống vựt thẫm không lối. Quan niệm sự trinh bạch của người con gái là vô cùng quan trọng trong lễ giáo phong kiến, nhưng Mai lại đánh mất điều đó và gia cảnh nàng lại nghèo hèn nên lúc nào Mai cũng sống trong đau khổ và mặc cảm. Quỳnh Dao đã miêu tả rõ nét những định kiến khắc khe và đầy ác nghiệt đó đang hành hạ Mai. Bà đã làm nổi bậc lên sự quan trọng của giai cấp và trữ “Trinh” của người con gái. Con người và cuộc sống trong tác phẩm này vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của những định kiến xưa cũ. Câu truyện kể, về sự trở lại của một người vợ bất hạnh sau mười năm lưu lạc ở ngoại quốc. mười năm trước nàng tên Mai là con nuôi của một gia đình nghèo khó, nhưng họ cũng cho nàng ăn học để sau này nhờ vả, rồi họ bắt nàng phải lấy con ruột của họ là một tên dở hơi khùng khùng. Mai không bằng lòng thế là họ đòi Mai trả số tiền nuôi 18 dưỡng bấy lâu. Chấp nhận điều kiện, nàng đi kiếm việc làm để đủ tiền trả công ơn cho họ với số tiền ba trăm ngàn. Cuộc đời éo le của nàng bắt đầu, nàng đã bị một tên giám đốc cưỡng bức, căm hận cuộc đời nàng đi tìm việc khác, đến xưởng trà làm từ đó nàng quen với Trần ông chủ xưởng trà, hai người yêu nhau và Trần cũng biết được cuộc đời bất hạnh của Mai, anh chấp nhận và anh đã lặng lẽ cưới Mai không cho mẹ anh biết. Bà Hai, mẹ Trần là một người cổ lổ xỉ, khi biết truyện về Mai bà đã đâu đớn không thể nào chấp nhận được. Bà hành hạ và dày vò Mai, bà luôn tìm cách chia rẻ đôi uyên. Đến khi Mai có thai bà nói với Trần là Mai và Cao ngoại tình, Trần thấy Mai luôn buồn nên cũng sinh nghi cuối cùng chàng cũng tin lời mẹ, chàng không quan tâm mẹ con Mai đứa trẻ bất hạnh ra đời. Rồi nàng tự tử để minh oan cho mình, từ đây gia đình Trần cũng tan nát, Hoàng Mai Trang cháy, Trần bị mù, bà Hai chết, rồi Trần lấy Lan nhưng lạnh nhạt, Lan đâm thù gét luôn đánh đập hành hạ bé Oanh cho thỏa lòng và để trả thù Trần. Mười năm sau Mai trở về với tên Sương, một cô giáo sư ngoại quốc, nàng đã xin vào làm hiệu trưởng trường tiểu học gần nhà Trần và cũng là nơi bé Oanh đang theo học. Nàng chấp nhận về nhà Trần để dạy kèm cho bé Oanh, tình thương đã kéo gần hai mẹ con lại. Rồi Trần biết ra sự thật Mai còn sống nhờ anh Cao nhận diện dùm. Mai cương quyết không chịu chấp nhận, đau khổ ào đến rồi Trần tự sát nhưng không thành, tình cảm vợ chồng quay về, Lan bỏ đi, hạnh phúc gia đình trở lại với họ. Cuộc sống với biết bao ngang trái, con người luôn bị xã hội kèm cặp, đề nén. Mai là đại diện cho sự chung thủy, chờ đợi, trọng tình,.. Mặc dù phải chịu bao nghiệt ngã, đắng cay trong cuộc sống hôn nhân nàng dâu mẹ chồng. Cái tư tưởng phong kiến cổ hủ, lạc hậu luôn ăn sâu trong bà Hai, bà không thể chấp nhận Mai cũng như xã hội không chấp nhận một người như nàng. Tiểu thuyết Xóm vắng là một tiểu thuyết đặc sắc, giàu tình cảm, chuyện gây cảm xúc mạnh cho người đọc, sự cảm phục và lòng yêu mến đối với nhân vật Mai. Một con người chịu đựng, đầy lòng vị tha, là một viên ngọc sáng giữa khoảng trời nhem nhuốc. Tiểu thuyết cho ta nhiều suy nghĩ và trăn trở về cuộc sống, về gia đình, tình yêu, mẹ chồng nàng dâu,… đọc tiểu thuyết không chỉ để mơ tưởng mà chúng ta còn có thể áp dụng vào thực tiễn trong cuộc sống, sáng tạo cho cuộc sống tốt đẹp của chúng ta. Tiểu thuyết Xóm vắng, cho ta thấy tình yêu không chỉ ngọt ngào tràn ngập niềm vui và 19 hạnh phúc, mà tình yêu còn phải trải qua bao thử thách ác nghiệt từ những định kiến và lễ giáo phong kiến của gia đình và xã hội. Quỳnh Dao đã gọt dũa nhân vật mình thành những con người gần như ngoài cuộc sống, bà luôn thiên về tình yêu cao thượng, luôn bám sát và kéo tình yêu vào những cung bậc của cuộc đời, tình yêu nó không suông như một đường thẳng, nó luốn khiến con người ta phải thăng trầm rồi mới tìm được hạnh phúc đích thực. 1.2.2.3. Tiểu thuyết Hoa mai bạc mệnh Tấn bi kịch tráo đổi con trong gia đình Thân Vương phủ, đã làm nên cục diện hết sức phức tạp khi hai đứ bé lớn lên. Quỳnh Dao đã khéo léo dẫn dắt chúng ta vào một thời đại phong kiến xưa cũ và chứng kiến cảnh đời bi lụy của Ngân Sương và Hạo Trinh. Tiểu thuyết bi đát này làm chúng ta liên tưởng đến truyện Triển ngọc Quan âm, là truyện được lưu truyền ở Trung Quốc. Nội dung cốt truyện của tiểu thuyết trên cũng giống câu truyện lưu truyền này. Câu truyện kể về tình yêu và sự chung thủy của Cừ Tú Tú, một cô gái nhà giàu và chàng trai nghèo Thôi Ninh. Vì phân biệt gia cảnh giàu nghèo nên họ không thể thành đôi, hai người đã cùng chết bên nhau. Câu truyện như lời kêu oán của chế độ phong kiến đương thời, đồng thời là lời ngợi ca tình yêu chung thủy của đôi tình nhân. Tiểu thuyết Hoa mai bạc mệnh, cuốn hút người đọc đến từng chi tiết nhỏ, chuyện đã khắc sâu trong tìm thức của mỗi người, sự thương cảm và cảm thông cho hai nhân vật hạo Trinh và Bạch Ngân Sương. Một mối tình mang nhiều cay đắng và đầy oan nghiệt do xã hội lạc hậu mang đến. Tiểu thuyết lang tỏa nồng nặc mùi của những luật lệ, lễ giáo phong kiến và sự tàn ác của thế lực vua quan. Quỳnh Dao đã làm nỗi bật lên truyện tình bi đát và đầy nước mắt của hai nhân vật chính. Tiểu thuyết lấy bối cảnh từ thời vua Càng Long, nhà Thanh. Trong vương phủ Hạc Thân Vương. Phúc tấn Tuyết Như ba lần đều hạ sinh Công Chúa, Thân Vương nạp thiếp Trắc Phước Tấn Phi Phi cấn thai và Tuyết Như cũng thế. Nỗi lo thất sũng đã đưa Tuyết Như vào con đường tội lỗi. Màng “ đổi phụng tráo rồng” được diễn ra nhờ sự giúp sức của Đô Thống phu nhân Tuyết Tịnh là chị ruột của bà. Trước khi đưa đi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng