Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người phụ nữ trong thơ lý bạch...

Tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong thơ lý bạch

.PDF
71
1363
75

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TÔ THỊ LIỄU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ LÝ BẠCH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, 2011 Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nói đến văn hóa nhân loại thì không thể bỏ qua nền văn hóa Trung Quốc vì được coi là “cái nôi của văn minh phương Đông” và là nơi chứa đựng những gì tinh túy nhất. Trong đó văn học đóng một vai trò hết sức to lớn trong nền văn hóa Trung Hoa. Niềm tự hào của văn học Trung Quốc cho đến nay vẫn là thơ Đường. Giai đoạn (618-907) đây là thời kì cực thịnh của văn học với những thành tựu thơ ca tạo nên thời đại hoàng kim của lịch sử phát triển thơ ca trong xã hội phong kiến. Giai đoạn xã hội này gắn với tên tuổi của một số nhà thơ lớn: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh đặc biệt là “ Thi tiên” Lý Bạch, một ngôi sao sáng trên bầu trời thi ca đời Đường. Ông đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với thành công về nội dung lẫn nghệ thuật. Đây là thời kì nhà Đường phát triển cực thịnh, đất nước phát triển về moiuj mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, nhưng những tư tưởng hủ nho, phong kiến vẫn tồn tại và đè nặng lên con người. Trong xã hội vẫn còn những bất công, có những số phận nhỏ bé, bị chèn ép, bị vùi dập, tiêu biểu là người phụ nữ. Xã hội bước vào thời kì sở hữu tư sản, trong đó người phụ nữ không được coi trọng, mặc dù họ cũng là một lực lượng quan trọng trong xã hội trong mọi thời đại, ở họ có những nét đáng quý về hình thức bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong mà nhiều khi đấng mày râu không thể có được. Lý Bạch đã nhận thấy điều đó và dành cho họ cái nhìn ưu ái, đó là những con người với lòng chung thủy, sắc son, có sức tưởng tượng phi thường, đó chính là người phụ nữ trong thơ Lý Bạch. Chính hình ảnh những người phụ nữ trong thơ ông đã làm cho tôi suy nghĩ về ông cũng như thơ ông. Từ đó người viết đã đi đến quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là tìm hiểu “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch”. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn giúp tôi có những hiểu biết thêm và có những cảm nhận sâu sắc về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hơn nữa, đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, nên chúng tôi hi vọng sẽ mang một số đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu thơ viết về người phụ nữ nói riêng và những vấn đề khác về Lý Bạch nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Trên thi đàn Trung Quốc thơ Đường chiếm một địa vị rất quan trọng, có thể nói rằng ở Trung Quốc trước kia chưa từng thấy một thời đại nào có một nền thơ ca rạng rỡ như đời Đường. Mặc dù bao nhiêu biến cố đã hủy hoại rất nhiều di sản văn học của Trang 2 nhân dân, mà ngày nay họ vẫn còn có được hơn 48000 bài thơ của 23000 thi sĩ. Chừng ấy bài thơ còn sót lại, với nội dung phong phú và nghệ thuật tuyệt thế cũng đủ dánh dấu thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc và làm cho thơ Đường cùng với Kinh thi, Sở từ, Tống từ và thơ ca Trung Quốc hiện nay được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Đặc sắc nhất của thơ Đường là nội dung vô cùng phong phú, phản ánh rộng rãi các mặt hoạt động của đời sống xã hội, điều này có vẻ tiến bộ hơn thơ ca của Lục triều, nó phần lớn chỉ viết về đối tượng vua chúa, quan lại, kể lại những cuộc ăn chơi xa xỉ của giai cấp trên. Chỉ có một vài cá nhân như: Tả Tư, Đào Tiềm, Bảo Chiếu, là người đã miêu tả khá chân thực những hiện thực đen tối của xã hội, đó là do họ xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ nên thơ họ cũng là tiếng nói chung cho những số phận, những tầng lớp dưới. Đến đời Đường, ngoài một số ít nhà thơ con nhà thế tộc, phần đông các nhà thơ là con cái của những người bị áp bức, cho nên lực lượng sáng tác cũng vô cùng phong phú, tác phẩm cũng đề cập được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nhưng cho dù ở thời kì nào, tầng lớp nào các nhà thơ đều lấy nguồn cảm hứng sáng tác từ hiện thực xã hội. Bên cạnh những chủ đề về thiên nhiên như sông, núi, tuyết, trăng, hoa …, thì những đề tài về cuộc đời, con người là một mảng không thể bỏ qua. Thi nhân viết nhiều về con người thời đại, họ luôn có xu hướng đi, phát hiện và ca ngợi cái đẹp của con người đó là giá trị nhân văn của thơ Đường, điều đó giúp ta hiểu được tại sao phụ nữ trở thành một trong những nguồn cảm hứng sáng tác chính của thi nhân đời Đường bởi họ chính là biểu tượng, là hiện thân của cái đẹp, của những gì tinh túy nhất. Đối với thi nhân không chỉ đơn giản là họ có niềm rung cảm sâu sắc đới với phụ nữ mà đa số họ muốn mượn hình ảnh người phụ nữ để nói lên tâm sự của chính bản thân mình, bởi họ còn bị ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, ít coi trọng phụ nữ, họ thiên về những cái riêng của bản thân hoặc viết về những đề tài có ý nghĩa to lớn, có tính triết lý cao thể hiện chí khí, tài năng và hoài bảo của bản thân. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài người phụ nữ như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Đỗ Mục…, người nào cũng khai thác gần như triệt để và thể hiện một cách khá toàn diện các khía cạnh về đề tài này. Trong đó đáng chú ý hơn hết là phải nhắc đến “Thi tiên” Lý Bạch, ông đã rất thành công với những trang thơ viết về người phụ nữ. Ông là người có tư tưởng tự do, không chịu gò bó, thích cái đẹp, yêu đất nước, nguyện cống hiến sức mình để giúp nước. Ông có tình yêu thương vô hạn với những người lao Trang 3 động, những số phận bi thảm dưới đáy xã hội cho nên khi viết về phụ nữ ông tỏ ra rất am hiểu và khá thành công trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của mình thông qua họ. Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, đối với người dân Trung Quốc thì có lẽ ai cũng thuộc không nhiều thì ít bài thơ của Lý Bạch. Còn đối với người Việt Nam chúng ta thì cũng không ít người biết về thơ ông. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường thì ta cũng đã có được những kiến thức căn bản về ông. Tuy nhiên muốn tìm hiểu rõ hơn thì còn cần nghiên cứu nhiều tài liệu hơn. Ta có thể dễ dàng tìm thấy một số tài liệu, bài viết về tác giả ở một số thư viện, nhà sách, thậm chí trên internet cũng có rất nhiều. Những công trình đề cập rõ nhất như: Nhiều tác giả- Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập I)- NXB Giáo Dục, 1997. Ở quyển sách này thì người viết chỉ cung cấp một vài thông tin về tiểu sử cũng như cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch, bên cạnh đó cũng có đề cập đến nhũng vấn đề về tư tưởng, thành công về nghệ thuật của ông và một vài minh chứng cho cảm hứng lãng mạn trong thơ ông. Tài liệu kế tiếp là: Lưu Đức Niệm- Thơ Đường (chuyên luận), Nguyễn Khắc Phi- Lương Duy ThứDiện mạo thơ Đường, cũng chỉ dừng lại ở việc trích thơ, bình giảng một số bài thơ của ông …, và có những công trình rải rác phân tích, bình một số bài thơ của ông: Nguyễn Thị Bích Hải- Bình giảng thơ Đường- NXB Giáo Dục, 2003 cũng chỉ bình giảng một số bài thường xuất hiện trong chương trình phổ thông cũ như: Vọng lư sơn bộc bố, Hành lộ nan, Tĩnh dạ tứ, Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên và một số bài viết về những tác giả khác. Những tác phẩm của ông cũng xuất hiện trong một số sách: Nguyễn Khắc Phi- Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ- NXB Giáo Dục, tác giả quyển sách này chỉ dành cho Lý Bạch một dung lượng không lớn. Trần Trọng Kim tuyển dịch- Đường thi- NXB Văn hóa thông tin, 1995, thì chỉ trích dẫn một số bài thơ của Lý Bạch, đó là những sáng tác viết về nhiều phương diện, đi vào từng khía cạnh của cuộc sống. Tuy nhiên về đề tài “ Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch” đến giờ cũng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu đầy đủ. Một số công trình như: Nhiều tác giả- Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập I)- NXB Giáo Dục, 1997, Nguyễn Thị Bích Hải- Thi pháp thơ Đường- NXB Thuận Hóa- Huế, 1995, trong những tài liệu trên thì vấn đề phụ nữ chỉ được đề cặp một phần nhỏ, chưa được khai thác triệt để, thường chiếm dung lượng vài trang nằm trong phần cảm hứng lãng mạn. Trang 4 Vấn đề người phụ nữ được miêu tả trong thơ Lý Bạch vừa mang yếu tố lãng mạn có cả chất hiện thực, và chưa được các nhà nghiên cứu trình bày rõ. Tóm lại, đề tài “ Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch” vẫn còn nhiều chỗ chưa khai thác hết và người viết bước đầu sẽ đề cặp đến. Thơ Lý Bạch đã phần nào phản ánh được lịch sử Trung Quốc gắn liền với số phận người phụ nữ. Nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch là một hướng mới, nhưng cũng có những tài liệu trích dẫn một vài bài thơ của Lý Bạch viết về người phụ nữ, đó cũng là nguồn tài liệu chính. 3. Mục đích nghiên cứu Có thể nói cả cuộc đời Lý Bạch cống hiến cho cuộc sống, cho sự nghiệp sáng tác, cho sự phát triển của văn học Trung Quốc nói riêng và văn chương nhân loại nói chung. Ông đã để lại những bài thơ có thể nói là xuyên thế hệ làm xao động lòng người. Những sáng tác của ông một phần mang yếu tố lãng mạn nhưng đó cũng là hiện thực mà Lý Bạch muốn phản ánh. Tìm hiểu đề tài để làm rõ hình tượng người phụ nữ thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, với những nét đáng quí, những nỗi đau riêng và cũng giúp ta hiểu thêm về Lý Bạch, về cuộc đời cũng như sáng tác của ông. Đề tài này cũng là minh chứng cho tài năng thơ ca của Lý Bạch thể hiện qua cách xây dựng hình tượng người phụ nữ và có cái nhìn toàn diện hơn về người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc đời Đường. Và một mục đích khác nữa khi người thực hiện đề tài này là muốn hoàn thiện hơn vốn kiến thức về văn học cũng như về lịch sử Trung Quốc, để phục vụ cho việc học trong thực tại và tương lai sau này. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đây là giai đoạn văn học phát triển cao nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các tác giả có nhiều đề tài để lựa chọn: Thiên nhiên, con người, thời thế…, và khi viết về con người thì có một đối tượng ít được xã hội quan tâm nhưng lại được sự yêu mến và được lựa chọn để đưa vào thơ ca đó là người phụ nữ. Khi thể hiện đề tài này thì mỗi người có cách thể hiện sáng tạo riêng, điều đó thể hiện những cái nhìn khác nhau của các nhà thơ. Đặc biệt là với Lý Bạch, ông luôn có sự ưu ái cho người phụ nữ, minh chứng là sự xuất hiện khá dày đặc của họ trong sáng tác của ông, và ông đã viết về họ bằng thái độ trân trọng và sự cảm thông. Lý Bạch đã thể hiện nội dung này trên những Trang 5 trang thơ thật sinh động và giàu hình ảnh. Khi nghiên cứu đề tài này người viết cũng chú ý những điểm trên. Bất kì đề tài nào cũng có phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đối với đề tài hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch thì đối tượng nhiên cứu là thơ của Lý Bạch, phạm vi nghiên cứu là các bài thơ của Lý Bạch đặc biệt là những bài thơ viết về người phụ nữ. Cho nên phạm vi sẽ tập trung chủ yếu vào quyển Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu. Bên cạnh đó còn có một số tài liệu nghiên cứu về thơ Đường cũng góp phần giải quyết các vấn đề của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này tôi áp dụng nhiều phương pháp trong việc nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, chứng minh, bình giảng, so sánh đối chiếu…, nhằm làm rõ luận điểm bằng những lý lẽ đi kèm dẫn chứng cụ thể để giải quyết những yêu cầu của đề tài đặt ra. Trang 6 PHẦN NỘI DUNG Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm “ Hình tượng nghệ thuật” Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệ thống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng, người đọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả với tác giả, tác giả với thời đại. Về vấn đề hình tượng nghệ thuật, có những ý kiến khác nhau. Theo GS Hoàng Ngọc Hiến: “Nghệ thuật nhận thức sự vật bằng hình tượng cụ thể- cảm giác, chúng không có nhiệm vụ phản ánh bản chất của sự vật, chúng tiếp cận tính cách của sự vật”. Theo TS Đỗ Văn Khang: “Hình tượng nghệ thuật rất phong phú, khi thì ước lệ, khi thì tả thực, khi thì huyền ảo chứ không thể lúc nào cũng cụ thể- cảm giác, nghệ thuật phải có nhiệm vụ phản ánh bản chất của sự vật”. Có những ý kiến tiếp theo tranh luận về vấn đề hình tượng nghệ thuật, đa số họ đồng tình với cách nói của GS Hoàng Ngọc Hiến. Bởi nó mang tính cấp tiến hơn, và đây cũng là quan niệm về hình tượng nghệ thuật mà các tác giả hiện đại đang vận dụng và đã được các nhà lý luận nổi tiếng giải thích. Nó khác quan niệm cũ xem hình tượng nghệ thuật là bức tranh vừa khái quát- cụ thể, vừa lý tính- cảm tính … Quan niệm đương đại hình tượng nghệ thuật thiên về cái cảm giác, cụ thể, khước từ lý tính, trừu tượng, tuy nó được thể hiện bằng nhiều hình thức tổng hợp thẩm mĩ từ cụ thể- lịch sử, tượng trưng- ước lệ, đến huyền ảo- vô thức, sắc thái có khác nhưng đều có tính chất chung là trực tiếp, cụ thể, đánh mạnh vào cảm giác, vào nhận thức trực tiếp cảm tính, coi trọng sự biểu hiện ấn tượng, cảm xúc, hơn là sự tái hiện thực tại. Còn ý kiến của Đỗ Văn Khang cũng từng được chấp nhận một thời, có lúc người ta cho rằng: Hình tượng nghệ thuật là cái phương tiện mà khi phản ánh thế giới người nghệ sĩ hư cấu nên, ở nó có sự thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, giữa cái chung và cái riêng, giữa cảm tính và lý tính. Tuy nhiên các định nghĩa trên đã có nhiều thay đổi theo thời gian, các yếu tố lý tính, khái quát giảm dần, nhường cho các yếu tố trực giác, cảm tính và cái nhiệm vụ “phản ánh thế giới” cũng chẳng còn Trang 7 là một chức năng nổi trội. Trong các công trình ngày nay, định nghĩa về hình tượng nghệ thuật thường được xem là phương thức phản ánh hiện thực một cách riêng biệt dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Theo tài liệu Thuật ngữ văn học: “Phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tượng nghệ thuật; thông thường và quan trọng nhất là hình tượng con người (hình tượng nhân vật). Ở hình tượng nghệ thuật có sự hòa trộn nhân tố nhận thức- khách thể và nhân tố sáng tạo chủ thể” [2;tr.142]. Hình tượng nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở phương diện tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời thực” trong tác phẩm mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Thông qua hình tượng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho người đọc không phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người trong gương, như không gian vốn ba chiều nay thu lại trong không gian hai chiều của hội hoạ, như một mái chèo trên hai thước chiếu sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương . Người viết đồng tình với cách định nghĩa trên bởi nó cũng đồng nghĩa với việc cho rằng hình tượng nghệ thuật là sự kết hợp hữu cơ những đặc điểm của trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. nhưng bản chất của nó lại không hề trùng hợp với đặc điểm của loại này hoặc loại kia. Hình tượng nghệ thuật như một khách thể tinh thần đặc thù. Gọi là “khách thể” bởi vì nó là thế giới tinh thần đã được khách thể hóa thành một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan người sáng tạo hay người thưởng thức, tuy nhiên ở đây nó cũng không gắn liền với quá trình tâm lí của tác giả như trong quá trình sáng tạo gọi là “tinh thần” bởi tinh thần là một cấp phản ánh đặc biệt của ý thức con người. Trang 8 Nếu cảm giác, tri giác, khái niệm, phán đoán là những hình thức nhận thức phản ánh từng mặt của khách thể thì cái tinh thần là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tóm lại: Hình tượng nghệ thuật là khách thể tinh thần, mọi phương tiện biểu hiện chỉ có ý nghĩa khi nào làm sống lại các khách thể đó và người đọc tác phẩm chỉ khi nào thâm nhập được vào thế giới tinh thần đó mới nảy sinh được sự thưởng thức đồng cảm. Nó là sự đặc trưng hóa một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn những hiện tượng cuộc sống và nó miêu tả dưới hiện thực cảm tính cụ thể, cá biệt, có ý nghĩa thẩm mỹ và khái quát hóa, được nhà văn thể hiện bằng ngòi bút của mình. 1.2. Khái quát về thơ Đường 1.2.1 Những đặc điểm cơ bản “Thơ Đường chính là hoa thơm trái ngọt trong cái cây thi ca Trung Hoa kể từ sau Kinh Thi” [20; tr.15]. Có thể nói thơ Đường là một hiện tượng thơ ca đặc biệt ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội Trung Quốc từ xưa đến nay. Mặc dù thể thơ này chỉ tồn tại trong khoảng thời gian (618-903 sau CN) nhưng số lượng thì vô cùng đồ sộ với khoảng 2300 bài thơ và xuất hiện một số nhà thơ tài ba như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch… Về đề tài thì rất phong phú, bao gồm tất cả các mặt trong xã hội đời Đường. Thơ Đường được kết tinh, chắc lọc những gì hay nhất, đẹp nhất, tinh túy, ý vị nhất vì thế hầu như thi nhân mọi thời đại đều đánh giá cao thơ Đường, chỉ trong một thời gian mà thơ Đường đã đạt được những thành tựu đáng kể. Khi nói đến thơ Đường là nói đến đỉnh cao của thi ca Trung Hoa và là “thời đại hoàng kim của thơ ca phương Đông” [20; tr.15]. Sự phát triển của thơ ca Đường có thể chia làm bốn giai đoạn theo các mốc lịch sử: - Sơ Đường (618-713): Thơ ở giai đoạn này chủ yếu được làm theo thể tứ tuyệt với những nhà thơ nổi tiếng của phái Tứ Kiệt (Vương Bột, Dương Quýnh, Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân), phái Thẩm Tống (Thẩm Nguyên Kỳ và Tống chi Vấn), phái Ngô trung tứ sĩ (Hạ Chi Trương, Bao Dung, Tương Húc, Trương Nhược Hư) …, riêng Trần Tử Ngang là người có công tìm tòi những nét mới xóa dần đi sự duy mỹ, khuôn khổ đặt ra nền móng để chuẩn hóa thơ, góp phần tạo nên luật thơ cho đời sau. Hai tác phẩm xuất sắc của thơ ca Trang 9 đời sơ Đường là bài “Xuân giang hoa dạ nguyệt” của Trương Nhược Hư và bài “Đằng vương cát” của Vương Bột. - Thịnh Đường (713, -766) Đây là thời kỳ có nhiều trường phái nhiều tác giả được nghìn đời sau ca tụng và ngưỡng mộ nhất. Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng sự phát triển của nó lại vượt bậc chưa từng thấy. Thơ thời kỳ này đa dạng về đề tài, nội dung, chủ đề…, cùng với những tài năng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên…, thơ ca chia thành nhiều trường phái: + Phái sơn thủy điền viên: với các đại biểu như Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy. + Phái lãng mạn: đứng đầu là Lý Bạch. + Phái hiện thực: Đỗ Phủ. Thơ ca đời Đường vượt trội hơn so với các giai đoạn khác chính là ở chổ nhiều về số lượng, đạt về chất lượng, đây là thời đại hoàng kim của thơ ca thời Đường nói riêng và thơ ca Trung Hoa nói chung. Đúng như nhà thơ Việt Nam đã từng nhận xét: “Khen rằng đáng giá thịnh Đường Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân” (Nguyễn Du) - Trung Đường (766- 835) Lúc này thơ ca không còn phát triển như trước bởi những biến cố lịch sử. Xã hội trải qua loạn (An- Sử), những mất mác, sự hoảng loạn trong tinh thần vẫn là vết thương âm ỉ trong lòng mỗi người. Tuy nhiên cũng có một số tác giả và tác phẩm xuất sắc như Bạch Cư Dị với “Trường hận ca” và “Tỳ bà hành”. Ngoài ra còn phải nhắc đến Hạn Dũ và Liễu Tông Nguyên. - Vãn Đường (835-907) Đây có thể coi là buổi chiều tà của thơ Đường. Càng về sau xã hội càng trở nên suy thoái. Nhiều nhà thơ vẫn mang nỗi buồn thời thế. Thế nhưng vẫn có một số tài năng thơ ca xuất hiện như Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục, Ôn Đình Quân, Lý Hạ …, cũng tạo nên nét mới lạ, đặc sắc riêng cho thời kỳ này. Trang 10 1.2.2. Chủ đề người phụ nữ trong thơ Đường Thơ ca Trung quốc phát triển nhất vào đời Đường, trong đó thời kì thịnh Đường được gọi là thời đại hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc. Các nhà thơ Đường đã phản ánh hiện thực xã hội với nhiều chủ đề khác nhau như thiên nhiên, đất nước, thời thế, con người…, trong đó các nhà thơ cũng dành một dung lượng không nhỏ để nói về chủ đề người phụ nữ. Các nhà thơ đã phản ánh hiện thực cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ trong xã hội một cách sinh động, sáng tạo. Thi nhân không chỉ nhận thức được vẻ đẹp về ngoại hình bên ngoài mà còn thấy được phẩm chất bên trong của họ, đặc biệt là nhận thấy được nỗi đau và những nguyên nhân sâu xa đã vùi dập cuộc đời họ. Bên cạnh đó nhà thơ đã thấy được vai trò quan trọng của người phụ nữ, họ là lực lượng sản xuất quan trọng trong bất kì xã hội nào, trong lịch sử cách mạng Trung Quốc nếu không có sự tham gia của phụ nữ thì khó có thể thành công được. Thế nhưng người phụ nữ lại phải sống trong thảm kịch, bị áp bức về mọi mặt và bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài sự áp bức của giai cấp họ còn chịu nỗi đau của những quan niệm thần quyền, phụ mẫu quyền, nam quyền… Người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn phải chịu bao nỗi thống khổ chồng chất. Khổ vì sưu cao thuế nặng khổ vì tình duyên dang dở, khổ vì phận mỏng, vì không con …, các nhà thơ đã rất khéo léo đề cập đến những vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đối tượng được các nhà thơ hướng đến nhiều nhất là những người phụ nữ trong cung cấm. Miêu tả những việc tranh giành sủng ái, khoe khoang giàu có, hào hoa lộng lẫy của những ngươi phụ nữ tầng lớp trên trong cung đình, sự khổ đau, bi thảm của những người phụ nữ ở tầng lớp dưới, những người cung nữ, những nét đẹp về ngoại hình lẫn tâm hồn của những người phụ nữ bình thường, số phận bi thảm của cô gái nghèo, những người phụ nữ lao động. Tất cả đã được các thi nhân phản ánh một cách chân thực trong một mức độ nhất định. Đó như là một bảng cáo trạng về sự tàn bạo của xã hội phong kiến. Tuy nhiên hầu như đó chỉ là cách mượn hình ảnh phụ nữ để than thở cho chính bản thân mình, họ cũng khổ đau, cũng đang bị thất sủng, bị chèn ép và đó cũng là đặc điểm nổi trội của thơ Đường. Viết về phụ nữ thì có rất nhiều nhưng trước hết phải nhắc đến những vần thơ của Bạch Cư Dị: “Nhất sinh mạc tác phụ nhân thân, Bách niên khổ lạc do tha nhân” Trang 11 (Người ta sinh ra chớ nên làm con gái Trăm năm sướng khổ do người khác quyết) (Thái hành lộ- Bạch Cư Dị) Với hai câu thơ trên thì tác giả đã vạch ra một tương lai đen tối cho người phụ nữ. Số phận của họ bị chi phối bởi nhiều thế lực, hạnh phúc sẽ là một thứ ngoài tầm tay của họ. Đặc biệt đối với người phụ nữ bị thất sủng trong cung thì việc tìm hạnh phúc khó như hái sao trên trời. Họ phải chôn chặt cuộc đời nơi cung cấm, chịu sự ghẻ lạnh, mang một nỗi oán trách đến lúc lìa đời: “Lệ thấp la cân mộng bất thành Dạ thâm tiền điện oán ca thanh Hồng nhan vị lão ân tiên đoạn, Tà ỷ huân lung tọa đáo minh”. (Đêm khuya không ngủ lệ thấm đầy Tiếng đàn đã tắt gió mành bay Nhan sắc chưa phai mà ghẻ lạnh Tựa gối đầu nghiên tới rạng ngày) (Hậu cung từ- Bạch Cư Dị) Thi nhân đã viết về họ với cả một sự cảm thông. Họ chính là nạn nhân của chế độ vua chúa. Tuy nhiên họ còn có được chút hạnh phúc là đã từng được vua yêu thương, bên cạnh những con người đáng thương này còn có những số phận còn bi thảm hơn, những bản cáo trạng gay gắt hơn đó là tình cảnh của những cô cung nữ bị đưa vào cung, chôn vùi cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời nơi cung cấm nhưng chưa một lần được gặp mặt vua. Đây là một hiện trạng có thật trong xã hội phong kiến. Dưới thời Đường Minh Hoàng có rất nhiều cô gái trẻ, đẹp được đưa vào kinh đô Lạc Dương và Trường An để làm cung tỳ. Và Bạch Cư Dị đã thể hiện lòng thương tiếc cho phận hồng nhan, tố cáo chế độ tàn bạo qua bài “ Thượng dương bạch phát nhân”, lúc nàng mới vào cung thì: “Kiểm tự phù dung hung tụ ngọc” (Mặt tựa phù dung thân tựa ngọc), nhưng sau bao lần trăng không thâý mặt Hoàng Đế đâu mà chỉ thấy ánh trăng vẫn vô tình xuất hiện rồi biến mất theo tuần hoàn của tự nhiên, và bây giờ thì : “Hồng nhan Trang 12 ám lão bạch phát tân” (Má hồng phai nhạt tóc sương nhuốm màu). Tàn nhẫn hơn đó là việc trói chặt cuộc đời của những cô gái với những cái lăng tẩm, với người chết. “Vũ lộ chi ân bất cập giả Do văn bất cập tam thiên nhân Tam thiên nhân, ngã nhĩ quân ân hà hậu bạc? Nguyên lệnh luân chuyển trực lăng viên, Tam tuế nhất lai quân khổ lạc” ( Mưa móc ơn vua không rưới khắp Vẫn nghe không tới ba ngàn người Ba ngàn người đây đó ơn vua ai nặng nhẹ? Theo lệnh chuyển tới trực lăng viên Ba năm thảy đều cùng sướng khổ) (Lăng viên thiếp- Bạch Cư Dị) “Lăng viên thiếp”, đó là nỗi uất nghẹn của người cung nữ giữ lăng được Bạch Cư Dị thể hiện. Trong cung cấm, đối lập với những người thất sủng, những người chưa từng được sủng ái đó là những cung phi với sắc đẹp mê hồn và đang hưởng ân sủng của Hoàng Đế, đó là thời gian sung sướng cực độ. Trong bài “Ai giang đầu” Đỗ Phủ đã thuật lại cảnh huy hoàng của bậc dương phi: “Ức tinh nghê tinh hạ nam uyển Uyển trung vạn vật sinh nhan sắc Thiều dương điện lý đệ nhất nhân Đồng liễn tùy quân thị quân trác Liễn tiền Tài nhân đới cũng tiễn Bạch mã tước tước hoàng kim lặc Phiên than hướng thiên ngưỡng xạ vân Nhất tiễn chính trị song phi dực” (Nhớ trước kiệu cờ ghê xuống vườn Nam Trong vườn muôn vật thêm nhan sắc Trang 13 Người đẹp bậc nhất điện Chiêu Dương Cùng kiệu cung vua bao nhan sắc Trước kiệu cung nhân đeo Ngựa trắng chuông vàng rung tiếng nhạc Vươn mình bắn tên lên ngang mây Một tên hai chim rơi cùng lúc) (Ai giang đầu- Đỗ Phủ) Thế nhưng cuối cùng nàng cũng trở thành vật hi sinh cho chế độ hậu cung độc ác, đó là qui luật, là số phận không tránh khỏi của kiếp hồng nhan. Bên cạnh đó còn có những cô gái tài sắc vẹn toàn cũng phải cùng chung số kiếp, đã trở thành vật hi sinh cho những mưu đồ chính trị như Vương Chiêu Quân. Nhà thơ Lý Bạch đã mượn sự tích về nàng để tố cáo xã hội phong kiến cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ, đến chết vẫn còn ôm nỗi hận lòng: “ Sinh phạp hoàng kim uổng đồ họa Tửu lưu thanh trủng sử nhân ta” (Sống thiếu cân vàng tranh vẽ nhọ Chết phơi nấm đất cỏ xanh rì) (Vương Chiêu Quân- Lý Bạch) Thi nhân còn dùng ngòi bút của mình để miêu tả tài nghệ của những ca nhi, vũ nữ, họ là những người có tài nhưng lại bị xem thường do định kiến xã hội khắc khe. Tài nghệ của họ chỉ để mua vui cho người khác và được đổi chác bằng tiền. Họ cũng là nhũng người có nhan sắc phải chịu kiếp hồng nhan bạc phận, bị lưu lạc, cô đơn giũa cuộc đời, phải lâm vào cảnh ngộ “Vành rượu bạc gãy tan nhịp gõ; Bức quần hồng hoen úa rượu ơi” đó là cô gái trong bài “Tỳ bà hành”. “Thiên hô vạn hóa thủy xuất lai, Do lão tỳ bà bán gì diện Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh, Vi hành khúc điệu thiên hữu tình Huyền huyền yểm ức thanh thanh tư Tự tố sinh bình bất đắc chí” Trang 14 (Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ Tay ôm đàn che nữa mặt hoa Vặn đàn mấy tiếng dạo qua Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay Nghe não ruột máy dây buồn bực Dương than niềm tấm tức bấy lâu) (Tỳ bà hành- Bạch Cư Dị) Tiếng đàn réo rắc khi trầm lúc bỗng, một mối tơ vò, tâm sự ngổn ngang. Tiếng đàn não ruột, như tiếng lòng của một cô gái, nàng đã trút hết bầu tâm sự của mình, với mong muốn tìm được tri âm, nhưng sự thật diễn ra trước mắt thì quá phủ phàng “Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay”. Bên cạnh những người phụ nữ trong cung cấm, những nàng ca kỉ thì bộ phận những người phụ nữ đời thường được tự do về không gian sinh sống cũng được các nhà thơ chú ý đề cập đến. Đó là những người phụ nữ lao động, những cô gái tầm thường không điểm trang, không son phấn. Họ hiện lên với những vẻ đẹp sống động, những phẩm chất cao quí, nét đẹp của họ được thể hiện trong lao động đó là một sự phát hiện đầy sáng tạo của thi nhân. Lý Bạch với bài “Thái liên khúc” đã khái quát lên điều đó. Chủ đề về người phụ nữ trong thơ Đường rất đa dạng và phong phú, các thi nhân đã thể hiện đề tài khá phong phú với nhiều mặt khác nhau. Các thi nhân nhìn nhận về phụ nữ một cách khá chính xác. Họ không những đẹp mà còn lắm nỗi đau trong cuộc đời mà họ phải gánh lấy, chỉ với ngòi bút của thi nhân thì họ mới giải tỏa được những nỗi u uất, sầu hận. Các nhà thơ đã bênh vực họ, đứng về phía họ để chiến đấu hay đó cũng nhằm mục đích mượn hình ảnh họ để nói lên tâm sự của chính mình “tài cao nhưng phận bạc”. Và những vần thơ đó chính là bản cáo trạng đối với xã hội phong kiến. Trang 15 Chương 2: LÝ BẠCH VÀ THƠ ÔNG 2. 1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê quán ở thành Kỷ, Lũng Tây ( nay ở huyện Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc), tổ tiên vì mắc tội bị đày đến Tây Vực. Ông sinh ở Toái Diệp, trưởng thành ở làng Thanh Liên, huyện Chương Minh thuộc Miên Châu (nay là huện Miên Dương, Tứ Xuyên). Còn trẻ đã thích múa kiếm, khinh tài trọng nghĩa, thích làm hiệp khách, rất giỏi thơ phú. Năm 20 tuổi ông đi du lịch khắp nơi như Thành Đô, núi Nga Mi …và lên núi để đọc sách. Năm 25 tuổi “đeo kiếm rời nước, tù biệt cha mẹ đi xa”, rời quê hương. Năm 27 tuổi ông kết hôn cùng cháu gái quan tể tướng Hứa Vũ Sư ở An Lục (Hồ Bắc) và từ An Lục ông chu du khắp nơi. Thiên Bảo năm đầu (742), Lý Bạch được Ngô Quân tiến cử lên vua Đường, vua đòi ông về Trường An và được đường Minh Hoàng phong chức Cung phụng hàn lâm. Ba năm sống ở kinh đô, ông nhận ra bộ mặt xấu xa thối nát của bọn quyền quý, mộng trở thành người kinh ban tế thế không còn. Năm Thiên Bảo thứ ba (744), ông từ quan, rời Trường An đến Lạc Dương tiếp tục chu du khắp nơi, kết bạn với nhiều người như Đỗ Phủ, Cao Thích … Trong loạn An Lộc sơn, Đường Huyền Tông chạy vào đất Thục. Lúc này Lý Bạch ra giúp sức cho Vĩnh Vương Lí Lân ( con trai thứ 16 của Đường Minh Hoàng, em Đường Túc Tông) để cứu nước. Nhưng Lí Lân bị nghi ngờ và bị quân đội của Túc Tông đánh tan, Lí Lân bị giết, Lý Bạch bị bắt và bị đày đi Dạ Lang, trên đường đi gặp kì đại xá nên trở về quê. Năm 761 ông bị bệnh và mất một năm sau đó, tại nhà của chú họ là Lý Dương Băng, huyện lệnh huyện Đương Đồ (An Huy). Ông mất đi để lại trên 1000 bài thơ. Nội dung thơ lý Bạch rất phong phú nhưng chủ đề chính là thể hiện sự khát khao vươn tới lí tưởng cao cả. Khát vọng giải phóng cá tính, thái độ bất bình với hiện thực tầm thường và thế giới tình cảm phong phú, mãnh liệt, phong cách thơ Lý Bạch rất phóng túng, phiêu dật mà rất tự nhiên, tinh tế và giản dị, thơ ông lại nói về cõi tiên nên mọi người gọi ông là “ Thi tiên”. Cuộc đời của Trang 16 “Thi tiên” là một cuộc hành trình vươn tới cái cao cả của lí tưởng làm người, cũng là một cuộc hành trình đi tìm và thể hiện cái đẹp của tự nhiên, của dời sống và của tình người, đặc trưng mĩ học của thơ Lý Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp. 2.2. Tư tưởng của Lý Bạch Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của văn học Trung Quốc. Chính sự giáo dục của gia đình đến con đường chính trị đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Lý Bạch. Hoàn cảnh xã hội thịnh suy của nhà Đường cũng tác động đến ông. Nó làm cho tư tưởng ông rất phức tạp, phong cách thơ ông không thuần nhất (vừa hào phóng bay bổng, vừa trầm tư u uất), đôi khi có sự kết hợp giữa lãng nạn và hiện thực. Lý Bạch là người chịu ảnh hưởng mạnh của tưởng Nho gia và Đạo gia nhưng Đạo gia chiếm ưu thế hơn trong việc hình thành hệ tư tưởng trong thơ ông. Bản chất ngạo mạn, thích tự do đã ăn sâu và tâm trí ông. Dám đem mình so sánh với những bậc thánh nhân, đem lời giễu cợt: “Sở cuồng chính là ta Hát rong cười ông Khổng” Hoặc: “Sự nghiệp Thuấn, Nghêu chi đáng sợ Lòng ta phơi phới vẫn coi thường”. Lúc còn trẻ đã đeo kiếm đi chu du khắp nơi. Ông ngưởng mộ thái độ sống khẳng khái, tinh thần du hiệp của các hiệp sĩ, châm biếm không chút nể nang bọn nho sinh hủ lậu, bất tài, chính những ý nghĩ đó làm cho những vần thơ của ông vô cùng bay bổng, phóng khoáng : “Nho sĩ đâu bằng người hiệp sĩ Bạc đầu đọc sách có gì hay”. Ông viết rất nhiều bài thơ ca ngợi thái độ sống, tinh thần của các hiệp sĩ bằng thái độ ngợi ca, nể phục: “Tề có ông phóng khoáng, Lỗ Liên thật tuyệt vời, Trăng sáng từ đáy biển, Một sớm chiếu muôn nơi. Tuyệt Tần nổi danh tiếng, hậu thế còn sáng soi. Trang 17 Coi thường nghìn vàng tặng, Ngó nhìn Bình Nguyên cười. Ta cũng người phóng đãng, Phủi áo về mà chơi.” (Cổ phong bài 10) Luồng tư tưởng giận đời ghét tục, trở về với thiên nhiên của đạo gia kết hợp với tinh thần du hiệp, lấy tinh thần phản nghịch đả kích trật tự và lễ giáo xã hội phong kiến, lấy thái độ ngạo mạn mà kinh thường bọn quyền quý trong tập đoàn thống trị. Tìm kiếm sự tự do cá nhân và giải phóng cá tính. Do cơ sở tư tưởng đó mà lí tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ thể hiện trong thơ ông thường phù hợp với yêu cầu của tầng lớp trí thức tiến bộ đương thời và ở một mức độ nào đó nó cũng phù hợp với yêu cầu của nhân dân nói chung, làm cho phần lớn thơ ông chan chứa một tinh thần lãng mạn tích cực và sáng ngời như ngọn lửa chưa bao giờ tắt. Ông cũng đã lấy nền tảng tư tưởng đó làm chuẩn mực cho hoạt động chính trị của mình, theo suy nghĩ “công thành thân thoái”. “ Mong được giúp chúa hiền Công thành về rừng cũ.” Hay: “Công thành phủi áo cút Trở về bến Vũ Lăng.” Ông cũng nhận ra được sự suy đồi của xã hội, sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị và cuộc sống hoang dâm, xa xỉ của bọn thống trị. Ông đã vạch trần và đả kích chúng qua hàng loạt bài thơ, điển hình là qua năm mươi chín bài Cổ phong: “Xe tung bụi mù trời, Giữ trưa mà tối mịt! Hoạn quan lắm bạc vàng, Liền mây nhà cao tít. Lũ chọi gà trên đường, Mũ miện lọng tàn hết! Hơi thở thấu cầu vòng, Người đi đường chết khiếp. Đời thiếu kẻ rửa tai, Trang 18 Nghiêu, Chích nào ai biết!” (Cổ phong- Bài 24) Ông còn là người yêu thiên nhiên và chính thiên nhiên đã tạo nên nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân, dưới đôi mắt thi nhân, thiên nhiên hiện lên với nhiều sắc thái khác nhau, thể hiện sự giao hòa giữa thi nhân và đất trời. Có khi mang một nét đẹp tuyệt vời làm mê hồn người “Chèo thuyền xuống bến Quảng Lăng Trên đình Chinh Lỗ một vừng trăng treo. Hoa đồi như dải gấm thêu Trên sông đốm lửa như chiếu sao sa”. (Dạ hạ Chinh Lỗ đình) Đôi khi thiên nhiên hùng vĩ khiến người ta choáng ngợp, bất ngờ như bài: “Vọng Lư sơn bộc bố, bài 2”. “Nắng rọi Hương lô khói tía bay Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây” Trong bài Tĩnh dạ tư, ông đã kết hợp yếu tố trữ tình và tự sự để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: “Đầu giường ánh trăng rọi Mặt đất ngỡ là sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”. Những bài thơ miêu tả thiên nhiên của ông, dù trong sáng, siêu phàm hay hào phóng, mạnh mẽ, đều có thể đưa lại cho chúng ta một sự hưởng thụ cái đẹp, hung đúc tâm hồn chúng ta và khích lệ lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của Lý Bạch ngoài cách gởi gắm tâm tình, cách miêu tả đối với thiên nhiên, còn được thể hiện ở nỗi đau xót khi đất nước gặp nguy, xót thương cho người dân vô tội phải chụi nhiều mất mát trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, mà bản thân thì không thể xoay chuyển tình thế. Trang 19 “Tháng ba Lạc Dương bụi Hồ bay, Trong thành Lạc dương oán hận đầy. Thiên Tân nước chảy sóng như máu. Xương trắng ngỗn ngang tũa đống cây”. (Mãnh hổ hành) Cho nên lòng ông lúc này: “Ruột đứt không vì nghe nước Lũng Lệ rơi nào phải dạo đàn ung.” (Mãnh hổ hành) Thế nhưng: “Bệ rồng nào dám dâng mưu sách, Đành trốn về Nam lánh giặc Hồ.” (Mãnh hổ hành) Bên cạnh đó, ở Lý Bạch luôn chứa đựng tinh thần nhân đạo, thông cảm cho sự đau khổ của người dân, yêu thương con người, phản ánh một cách khá chính xác hiện thực cuộc sống. Tuy Lý Bạch chưa trải nghiệm đời sống của nhân dân lao động một cách đầy đủ nên số lượng tác phẩm viết về đề tài này không nhiều nhưng như vậy cũng đã thể hiện được sự chân thành của thi nhân đối với người lao động. Ông hiểu: “Nhà nông mùa màng khó nhọc, cô gái hàng xóm đêm khuya giã gạo lạnh lùng.” Cũng là tinh thần nhân đạo, ông cũng dành những vần thơ nói về người phụ nữ, một lực lượng luôn bị xã hội phong kiến xem thường, việc xuất hiện trong thơ ca là rất hạn chế. Đó cũng không nằm ngoài mục đích lên án xã hội, xót thương cho bản thân, cho con người. Trong Lý Bạch ta dễ dàng nhận thấy sự mâu thuẫn đó là ông giận đời, ghét tục, yêu tự do, tinh thần ẩn dật. Một mặt gắn bó với thiên nhiên đất trời, tuy nhiên khi có cơ hội thì ông luôn hăm hở lao vào con đường chính trị, khát vọng lập công danh rất mạnh mẽ trong ông, bởi lòng yêu đất nước yêu quê hương luôn dạt dào trong lòng thi sĩ. Ông mong muốn “đem tài trí năng lực nguyện giúp đỡ nhà vua, làm cho thiên hạ yên ổn, bốn bề thanh bình”, “cứu dân đen”, “làm cho dân an cư lạc nghiệp”. Nhưng chính sự đen tối của xã hội đã khiến ông trở thành người “bất đắc chí” cho nên mới nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan