Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người anh hùng trong truyện cách mạng giải phóng miền nam...

Tài liệu Hình tượng người anh hùng trong truyện cách mạng giải phóng miền nam

.PDF
81
285
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN MAI THỊ HIẾU HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG TRUYỆN CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Cần Thơ, 4 - 2011 TRẦN VĂN MINH A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua 4000 năm lịch sử, nhân dân ta đã viết nên nhiều trang vàng chói lọi. Việt Nam, một miền đất nhỏ ở vùng Đông Nam Á, từ xa xưa đã là mục tiêu xâm lược của các cường quốc trên thế giới. Có thể nói, lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với những năm tháng chiến tranh. Từ buổi sơ khai đến thời kỳ chế độ phong kiến phát triển và bắt đầu có dấu hiệu chấm dứt, cha ông ta đã trải qua bao cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để đánh đuổi quân thù, bảo vệ từng tấc đất, giữ gìn nền văn hóa dân tộc. Sang thế kỷ XIX, thực dân Pháp bắt đầu đặt chân vào Việt Nam, ngay từ đầu, chúng đã gặp sự chống cự quyết liệt. Nhân dân ta phải đối phó với kẻ thù mà nền kinh tế lẫn sự phát triển về khoa học kỹ thuật đều vượt trội hơn ta. Bằng ý chí, nghị lực và truyền thống yêu nước, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Thế nhưng, niềm vui chiến thắng chưa được bao lâu, đế quốc Mỹ và tay sai, ngay sau đó, đã có âm mưu thôn tính Việt Nam. Chúng từng bước can thiệp quân sự, dã tâm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, lần lượt phá hoại miền Bắc và thâm độc hơn khi chúng muốn dùng miền Nam làm bàn đạp để tấn công các nước trong khu vực lân cận. Tuy nhiên, dã tâm trên đã không thể thành hiện thực khi chúng gặp sự kháng cự của nhân dân miền Nam nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung. Nhân dân miền Nam, bất chấp sự khủng bố ngày càng dã man của kẻ chuyên xâm lược, đã quyết tử để giành lại từng tấc đất quê hương. Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, tuy nhiên những gian lao, mất mát, hi sinh không thể nào kể xiết. Trong chiến đấu, phẩm chất đáng quý của một dân tộc anh hùng, một dân tộc giàu truyền thống yêu nước lại càng hiện lên một cách đậm nét nhất. Chọn đề tài “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Văn học Cách mạng giải phóng miền Nam” vì chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về một giai đoạn có một không hai trong lịch sử, một giai đoạn đầy máu và nước mắt nhưng cũng là giai đoạn hào hùng nhất của dân tộc. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về phẩm chất của con người Việt Nam trong chiến tranh qua những hình ảnh tiêu biểu nhất, những nhân vật anh hùng. Mặt khác, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ được cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Thật ra những kiến thức đó không phải mới lạ, nó được phản ánh khá nhiều trong phim ảnh, phóng sự tài liệu, những bài nghiên cứu lịch sử... Nhưng không phải ai cũng được tiếp xúc một cách tập trung nhất. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ có dịp tiếp thu một cách có hệ thống và tập trung những vấn đề trong đời sống chiến đấu, được phản ánh trong các tác phẩm văn học chống Mỹ thời kỳ 1954 – 1975. Một lý do nữa khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ được cung cấp kiến thức về truyện ký - một thể loại được xem là phát triển nhất trong văn học chống Mỹ, song hành với những sự kiện trong đời sống chiến đấu của dân tộc ta. Tất cả những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu có được qua luận văn này sẽ là những hành trang quý báu phục vụ cho công tác giảng dạy của một giáo viên. Vì tất cả những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài:“Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giải phóng miền Nam” 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giải phóng miền Nam” thật ra không phải là đề tài mới lạ trong giới nghiên cứu văn học. Tuy chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung khai thác về vấn đề hình tượng người anh hùng của các tác phẩm truyện ký viết về chiến tranh, nhưng rải rác trong các công trình văn học sử, các nhà nghiên cứu đã có đề cập đến vấn đề này. Đầu tiên, có thể nhắc đến tập tiểu luận: “Ký viết về chiến tranh Cách mạng và xây dựng Chủ nghĩa xã hội” của Hà Minh Đức, một công trình nghiên cứu có giá trị định hướng trong việc tìm hiểu các thể loại ký phát triển trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đây là một công trình nghiên cứu có chiều sâu, thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về sự phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Bài nghiên cứu có hai phần : Phần một bao gồm những vấn đề lý luận như xác định vị trí và quan niệm về các thể ký văn học và sự phân loại các thể ký. Trong phần hai, tác giả nghiên cứu các thể ký văn học trong những năm đầu Cách mạng và thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sự phát triển của thể ký trong những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội và ký trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong phần hai này, tác giả đã điểm qua các tác phẩm tiêu biểu nhất và đưa ra những đặc điểm chính về vấn đề miêu tả nhân vật và nhân vật anh hùng trong ký văn học. Tác giả nhận xét: “ Trên cơ sở chọn lọc được những điển hình xã hội tiêu biểu, người viết không rơi vào lối kể thụ động hoặc tình trạng ghi chép tự nhiên chủ nghĩa. Các tác giả chủ động trên sườn của sự kiện và cốt truyện đã tái hiện những bức tranh cụ thể và sinh động. Người anh hùng không phải là những điển hình xã hội được khâm phục bằng hàng loạt những thành tích cộng lại theo hướng thống kê số học, mà hiện ra như một tính cách có bản lĩnh độc đáo, có phẩm chất cao đẹp và nhiệt tình tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội hết sức mình. [6 : tr.217] Trong phần này Hà Minh Đức cũng đã đưa ra những nhận định về những nét tiêu biểu của nhân vật anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ: “Nhân vật anh hùng của thời đại Cách mạng vô sản xuất hiện từ trong quần chúng lao động và chiến đấu cho lý tưởng giải phóng con người khỏi áp bức giai cấp. Nó hiểu rõ quy luật vận động và phát triển của lịch sử, tin tưởng và nắm chắc thắng lợi tương lai. Nó mang trong mình ánh sáng và trí tuệ của giai cấp tiên tiến và Cách mạng nhất của thời đại nên luôn sáng suốt, kiên trì và giàu sức sáng tạo” [6 :tr.216]. Nguyễn Văn Long trong bài nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người và những đặc điểm về sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975”, đã đưa ra những khái luận chung trong sự thay đổi quan niệm về con người sau Cách mạng tháng Tám. Tác giả khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chống Mỹ cứu nước là tiếp tục của quan niệm con người trong văn học thời kỳ chống Pháp, nhưng được phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi đến đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi. Con người trong văn học chống Mỹ cứu nước vẫn chủ yếu được khai thác và thể hiện trên phương diện con người chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá nhân được thể hiện như là sự tập trung của ý chí, khát vọng, và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thậm chí của thời đại, của nhân loại. Tác giả viết: “Cùng với tầm cao nhận thức, lý tưởng, con người của văn học chống Mỹ là con người của ý chí lớn, của Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Lý tưởng và nhận thức đã thể hiện thành ý chí và hành động, mỗi con người được thể hiện như là đại diện trọn vẹn cho sức mạnh và quyết tâm của cả dân tộc, của đất nước. Ý chí ấy đã thấm sâu vào mọi hành động và suy nghĩ của con người.” [17: tr.39]. Phan Cự Đệ trong bài viết “Hình tượng người phụ nữ miền Nam trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức” đã chỉ ra những ưu điểm trong cách xây dựng nhân vật của Anh Đức và khẳng định Hòn Đất là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền văn học Cách mạng miền Nam, có tác dụng nâng cao phẩm chất đạo đức và tâm hồn người đọc. Nhận xét về người anh hùng trong tác phẩm, ông có nhận xét: “Cái sức hấp dẫn của nhân vật Sứ là sức hấp dẫn của lý tưởng đẹp đẽ, của nhiệt tình anh hùng, của ước mơ về tương lai, của chất lãng mạn Cách mạng. Ở cuốn tiểu thuyết “Hòn Đất”, lãng mạn Cách mạng là một nét khá đậm trong phong cách của tác giả. Nó thể hiện ở chỗ nhà văn hướng về những gì cao cả, đẹp đẽ, hướng về lý tưởng, chất anh hùng trong cuộc sống. Một đôi chỗ trong tác phẩm, Anh Đức nói đến những chuyện “kỳ lạ”, “một không khí linh thiêng kỳ diệu”, gây nên “những nỗi xúc động thần thánh”, “những giọt lệ lạ lùng nhất”…. Trong tiểu thuyết “Hòn Đất”, nhà văn đặt hình tượng người anh hùng trong những bình diện khác nhau: trong mối quan hệ với chồng, với những đồng chí già dặn kinh nghiệm chiến đấu, chị Sứ là một người em gái dịu hiền, đáng yêu, ở một bình diện khác, chị lại hầu như bé bỏng trong sự vỗ về âu yếm của bà mẹ. Nhưng đứng trước quân thù thì hình tượng nhân vật này lại hiện lên cao vòi vọi, với những lý tưởng, chất anh hùng, chất lãng mạn Cách mạng. Anh Đức không chỉ nhìn người anh hùng ở khía cạnh dũng cảm, gan dạ, bất khuất mà nhà văn còn thấy họ là những đại biểu ưu tú cho những gì tốt đẹp nhất của tâm hồn con người. [2: tr.82] Về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong “Hòn Đất”, Thành Duy có bài viết đăng trên tạp chí văn học, số 1, năm 1968. Trong bài viết này ông đưa ra ý kiến về cách xây dựng hai nhân vật Sứ và Cà Xợi. Ở phần đầu, Thành Duy khái quát cách mở đầu câu chuyện của Anh Đức và cách xây dựng những hình tượng nữ anh hùng. Qua đánh giá của Thành Duy, Anh Đức đã sáng tạo được những nhân vật đẹp đẽ, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả và đã biết lựa chọn những chi tiết để không rơi vào lối kể lể dài dòng cuộc đời của nhân vật chính. Anh Đức tập trung tập trung miêu tả những giây phút quyết liệt nhất của người anh hùng, qua đó thấy hết phẩm chất của họ. Thành Duy nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong “Hòn Đất” của Anh Đức như sau: “Một vấn đề khá nổi bật trong nghệ thuật thể hiện con người mới, người anh hùng của Anh Đức mà chúng ta dễ nhận thấy trong “Hòn Đất” là trong khi miêu tả Sứ cũng như nhiều nhân vật tích cực khác, tác giả không chú ý khai thác những xung đột có tính chất tiêu cực của nhân vật. Ngòi bút của Anh Đức nhằm thẳng vào việc thể hiện những cái mới, cái anh hùng. Điều đó trước hết phản ánh hiện thực của chúng ta mà Anh Đức đã miêu tả đúng đắn, nhưng điều đó cũng thể hiện một quan điểm đáng chú ý trong nghệ thuật miêu tả con người mới, người anh hùng của Anh Đức” [2: tr.149] Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết “Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Nam” đã nêu lên những nét khái quát nhất về văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Theo tác giả, văn học Việt Nam sau Cách mạng gồm 3 đặc điểm chính: phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu; hướng về đại chúng, trước hết là công nông binh; chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, đối với một giai đoạn văn học phục vụ kháng chiến, nhân vật trung tâm của nó phải là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường: bộ đội, giải phóng quân, dân quân du kích, dân công, giao liên, thanh niên xung phong…, những con người đứng ở mũi nhọn nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu. Tác giả khẳng định “đại chúng công nông binh là đối tượng phản ánh, ngợi ca của văn học” [18 :tr.57]. Trong đặc điểm thứ hai: “ Một giai đoạn văn học hướng về đại chúng, trước hết là công nông binh”, khi đề cập đến vấn đề đường lối của Đảng, giáo sư đã điểm qua nhiều tác phẩm trực tiếp ca ngợi quần chúng, và những tác phẩm thành công khi xây dựng các nhân vật anh hùng: “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc, “Người mẹ cầm súng”, “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, “Hòn Đất” của Anh Đức, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân….Tác giả nhận định hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là: “Những nhân vật anh hùng kết tinh những phẩm chất cao đẹp của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc” [18: tr.54]. Lê Thành Nghị khi nghiên cứu những vấn đề về văn học chiến tranh đã đưa ra nhiều nhận định bổ ích góp phần định hướng trong việc tìm hiểu những tác phẩm viết về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong bài tiểu luận “Tiểu thuyết về chiến tranh, mấy ý nghĩ góp bàn”, Lê Thành Nghị đã điểm qua một số khó khăn trong việc sáng tác của các nhà văn thời bấy giờ. Từ đó, ông khẳng định những đóng góp lớn lao, những nổ lực đáng trân trọng của những người cầm bút viết nên những tác phẩm có giá trị cho nền văn học Cách mạng. Ông đề cao những đóng góp về cách xây dựng nhân vật trong các tác phẩm giai đoạn này: “Nhiều nhân vật tiểu thuyết từng làm say mê độc giả một thời. Có nhân vật là anh hùng trong đời sống đã bước vào trang tiểu thuyết, trở thành nhân vật tiểu thuyết. Những nhân vật nữ đậm đà như chị Tư Hậu, Mẫn, Sứ, Lành, Xiêm, Quỳ, những cụ già đầy tính cách như ông Tư Trầm, ông Tám Xẻo Đước, ông già U Minh, ông lão vườn chim, những gương mặt chiến sĩ rất gần gũi như Trần Văn, Sản, Lữ, Khuê, Lê Mã Lương…vẫn còn in đậm trong ký ức độc giả. Đôi khi có những tên tuổi tồn tại trong đời sống với hai tư cách là người anh hùng, đồng thời là nhân vật tiểu thuyết như Núp, Kan Lịch…” [18: tr.163]. Tuy nhiên tác giả cũng nhìn nhận rằng tiểu thuyết viết về chiến tranh của ta, nhìn chung vẫn thiếu một số phận điển hình tiêu biểu, trọn vẹn của một cuộc đời cụ thể. Theo tác giả, giai đoạn văn học này, các tác phẩm quá nặng việc ký họa các hình ảnh, gương mặt, chân dung mà thiếu đào sâu một cách hệ thống số phận, tính cách, lịch sử của nhân vật. Trong bài tiểu luận của mình, Lê Thành Nghị đã nêu lên những quan niệm riêng khi đã xem xét vấn đề từ nhiều chiều hướng khác nhau. Những quan niệm này rất có ích trong việc nghiên cứu nền văn học Cách mạng giải phóng miền Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giai đoạn văn học thời chống Mỹ khi đề cập đến vấn đề xây dựng nhân vật đã ít nhiều đề cập tới những vấn đề có liên quan đến hình tượng người anh hùng. Mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận riêng và đưa ra những quan niệm riêng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, những quan niệm này ít khi đối lập nhau, mặc dù, xét về mức độ đánh giá của các nhà nghiên cứu còn có đôi chỗ hơi khác nhau. Việc tiếp xúc với các công trình nghiên cứu trên rất bổ ích trong khi thực hiện đề tài này, vì nó cung cấp những kiến thức tiền đề góp phần định hướng cho chúng tôi khi tiếp xúc với các tác phẩm truyện ký viết về các nhân vật anh hùng trong chiến tranh. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giải phóng miền Nam”, chúng tôi muốn khảo sát những nét khái quát nhất về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Và thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn muốn khẳng định lại những đóng góp lớn lao của những con người biết hi sinh vì một sự nghiệp chung của cả dân tộc. Từ đó tác đông đến tình cảm, sự trân trọng của tuổi trẻ hôm nay đối với những cống hiến của thế hệ cha anh chúng ta ngày trước. Ngoài ra, việc thực hiện đề tài nghiên cứu này còn làm cho chúng tôi quen dần với một phương pháp làm việc mới, khám phá vấn đề bằng những phương pháp khoa học nhất; rèn luyện thêm những kỹ năng cơ bản của một người làm công tác nghiên cứu như: tìm kiếm tài liệu, phân tích, xử lý, tổng hợp, đánh giá tài liệu… Đây là những bước cơ bản đầu tiên rất có ích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Để tìm hiểu về vấn đề “Hình tượng người anh hùng trong truyện ký Cách mạng giải phóng miền Nam”, chúng tôi sẽ nghiên cứu trong phạm vi các tác phẩm truyện ký viết về người anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Trong đó tập trung khảo sát hình tượng người anh hùng trong 4 tác phẩm chính: “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, “Hòn Đất” của Anh Đức, “Mẫn và Tôi” của Phan Tứ, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân và những tác phẩm có liên quan trong cùng đề tài viết về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Từ đó, chúng tôi rút ra những đặc điểm chung và khái quát nhất về hình tượng người anh hùng trong chiến tranh. Ngoài ra, với mục đích chính là tìm hiểu người anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi còn có sự liên hệ, mở rộng thêm về các vấn đề có liên quan đến hình tượng người anh hùng, bằng việc tìm hiểu quan niệm về người anh hùng qua các thời kỳ văn học. Điều đó với mục đích làm rõ thêm vấn đề hình tượng người anh hùng trong thời đại ngày nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, công việc đầu tiên là lựa chọn các tài liệu có liên quan và phục vụ cho vấn đề nghiên cứu văn học Việt Nam 1954 – 1975. Trong đó, tập trung nhất là các tác phẩm truyện ký viết về người anh hùng trong văn học Cách mạng giải phóng miền Nam. Sau đó, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Đầu tiên, có thể kể đến phương pháp xã hội học. Chúng tôi đã nghiên cứu sự tác động của hoàn cảnh xã hội Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đến sáng tác văn học thời kỳ này. Từ đó tìm hiểu sự tương quan giữa các sự kiện lịch sử có thật đối với các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm truyện ký viết về người anh hùng và sự ảnh hưởng của các tác phẩm đó đó với tâm lý công chúng tiếp nhận thời bấy giờ. Chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự khác nhau giữa hình tượng người anh hùng trong văn học dân gian, văn học trung đại với hình tượng người anh hùng trong văn học thời kỳ chống Mỹ. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1. 1 Khái niệm anh hùng Để hiểu thế nào là anh hùng, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm “anh hùng” được giải thích như thế nào trong từ điển Tiếng Việt và Từ điển Hán Việt. Sau đó là việc tìm hiểu quan niệm của con người trong đời sống hằng ngày về hai chữ “anh hùng”. Từ đó rút ra khái niệm chung và hợp lý nhất. Trong “Tự điển Việt Nam”, do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1995, khái niệm “anh hùng”, được hiểu theo hai nghĩa sau: 1. Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước. Ví dụ: Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc. 2. Có tính chất của người anh hùng, hành động anh hùng. Như vậy, theo tác giả “anh hùng” là danh từ chỉ người có công lao to lớn với đất nước, nhân dân, nếu là tính từ, “anh hùng” chỉ những hành động, tính chất đặc biệt của một con người. Trong “Đại từ điển Tiếng Việt”, do Nguyễn Như Ý chủ biên, khái niệm “anh hùng” được giải thích đầy đủ hơn theo ba nghĩa: 1. Người có tài năng nổi bật và khí phách đặc biệt to lớn, làm nên những việc phi thường: “Ở đời muôn sự của chung Hơn nhau hai tiếng anh hùng mà thôi” (Ca dao) 2. Người có công lao đặc biệt đối với đất nước và nhân dân: Ví dụ: Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc. 3. Danh hiệu cao quý của nhà nước tặng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích đặc biệt với đất nước: đơn vị anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang. Trong “Hán – Việt từ điển” của Thiều Chửu, tác giả không nêu lên khái niệm chung về hai chữ “anh hùng”. Tác giả giải thích “anh hùng” theo cách chiết tự: - Anh ( 英 ) : Hoa của các loài cây cỏ. Vì thế hiểu rộng ra vật gì đẹp khác thường đều được gọi là “anh”. - Hùng ( 熊 ) : Con gấu. - Hùng ( 雄 ) : 1. Con đực. 2. Mạnh. Như vậy theo “Hán – Việt từ điển” của Thiều Chửu, “anh hùng” là danh từ để chỉ những người tài hoa xuất chúng, có sức mạnh phi thường. Bùi Văn Nguyên cũng có cách hiểu tương tự như trên. Theo ông hai chữ “anh hùng” có nghĩa gốc ở Hán văn: - Anh ( 英 ):là tên chung của các loài hoa, theo nghĩa hẹp là thứ hoa tốt nhất, đẹp nhất, theo nghĩa bóng là người có tài năng xuất chúng. - Hùng ( 雄 ): Con chim trống, sóng đôi với Thư ( 雌 ) là con chim mái; theo nghĩa rộng là đực cái âm dương. Theo cách hiểu trên, “anh hùng” là từ để chỉ người đàn ông xuất chúng, “anh thư” là để chỉ người đàn bà xuất chúng. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta hay nghe những cụm từ như: “hành động anh hùng”, “nghĩa cử anh hùng”, thường chỉ những việc làm của những người không nghĩ đến nguy hiểm hay lợi ích của bản thân mà làm một việc có ý nghĩa đặc biệt. Người anh hùng đươc nhân dân ta ngày nay quan niệm là người có những việc làm, hành động mang tính chất tốt đẹp, mà không nhấn mạnh yếu tố phi thường, siêu phàm. Ta thấy rằng, ở mỗi thời đại khác nhau, ở mỗi dân tộc khác nhau, và mỗi cá nhân con người có quan niệm riêng về người anh hùng. Nhưng có một đặc điểm chung mà mọi người đều công nhận là người anh hùng trước hết phải có phẩm chất đạo đức và có những hành động, việc làm mang lại lợi ích cho cộng đồng, dân tộc. Từ những khảo sát trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm “anh hùng” như sau: “Anh hùng là người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tài năng và khí phách nổi trội hơn những người bình thường. Họ là người có hành động, việc làm, đóng góp đặc biệt trong chiến đấu cũng như trong đời sống hằng ngày, mang lại lợi ích cho cộng đồng hoặc nhân dân, đất nước”. 1. 2. Quan niệm về người anh hùng qua các thời kỳ văn học 1. 2. 1 Người anh hùng trong văn học dân gian Hình tượng người anh hùng xuất hiện từ thời rất xa xưa, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Ở thời cổ, nhân vật anh hùng được quan niệm là người có tài năng phi thường, làm những việc lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Khi nói đến nhân vật anh hùng, người ta thường nói đến những đặc điểm phi thường, siêu phàm mà những người bình thường không có được. Những nhân vật anh hùng trong trong dân gian thường được người xưa khoác cho chiếc áo “hoang đường” kỳ lạ, từ nguồn gốc xuất hiện, quá trình lớn lên, quá trình lập công và kết thúc. Trong thần thoại, các vị anh hùng đều có đặc điểm khác thường, được dân gian nhào nặng theo trí tượng, đúng với khát vọng, ước mơ của chính mình. Một mặt thể hiện tư tưởng quan niệm của người xưa về người anh hùng, mặt khác thể hiện tình cảm của họ dành cho những người có kì tích, công trạng đối với cộng đồng hay cụ thể hơn là thị tộc, bộ lạc. Các tác giả dân gian xây dựng nên hình tượng người anh hùng để thể hiện ước mơ nào đó của mình. Đó có thể là ước mơ chinh phục thiên nhiên hay ước mơ diệt trừ tai họa, mang lại cuộc sống bình yên cho con người. Phản ánh quá trình, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên theo ý muốn con người được gởi gắm qua các nhân vật anh hùng. Các câu chuyện dân gian từ cốt truyện đến nhân vật đều mang yếu tố thần kỳ. Nên các nhân vật trong các câu chuyện này nói chung và những nhân vật anh hùng nói riêng đều mang tính chất thần bí. Từ những hiện tượng tự nhiên, con người muốn tìm ra nguyên nhân để giải thích. Các tác giả dân gian đã xây dựng nên một câu chuyện, đồng thời bằng trí tưởng tượng và quan niệm của mình họ cũng xây dựng nên một vị anh hùng. Trong thần thoại “Sơn Tinh – Thủy Tinh” hay còn gọi là “Thần núi Tản Viên” các tác giả dân gian đã xây dựng nên hình ảnh người anh hùng có công giúp dân chống lụt. Chuyện xảy ra từ việc vua hùng kén rễ cho con gái là Mỵ Nương. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh với sự kiện là những cuộc giao tranh quyết liệt. Từ đó nổi bật lên tài năng, trí tuệ và phẩm chất của nhân vật Sơn Tinh. Xây dựng hình tượng nhân vật Sơn Tinh, một người có tài năng siêu thường, các tác giả dân gian làm cho câu chuyện trở nên hoang đường, kỳ lạ và đây là một đặc điểm không thể thiếu của một câu chuyện thần thoại. Không lấy được Mỵ Nương, Thủy Tinh nổi trận lôi đình, hô mưa gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tìm đánh Sơn Tinh. Để đối phó với Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn đứng dòng nước lại. Nước dâng lên bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi bốc cao bấy nhiêu. Đó là hình tượng người anh hùng chinh phục thiên nhiên, được dân gian xây dựng thành một nhân vật có tài năng phi thường. Người anh hùng được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng và qua đó thể hiện tinh thần chiến đấu của người xưa. Cũng giống như Sơn Tinh, Lạc Long Quân là hình tượng nhân vật anh hùng được dân gian sùng bái, suy tôn, mang tính chất thần linh và đại diện cho thế lực siêu nhiên, có công diệt trừ yêu quái đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh: con cá đã sống từ lâu đời, mình daì hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Trừ xong Ngư Tinh, Lạc Long Quân lại giúp dân giết chết con cáo chín đuôi, sống hơn nghìn năm đã thành tinh, được gọi là Hồ Tinh, thường quấy nhiễu dân làng. Sau đó Lạc Long Quân giao chiến với Mộc Tinh cả trăm ngày trăm đêm, long trời lở đất. Cuối cùng đã diệt trừ được loài yêu quái, đem lại bình yên cho dân làng. Lạc Long Quân còn được xem như một vị thần có công giúp dân mở mang nền văn hóa, dạy dân trồng lúa, nấu cơm, xây dựng nhà cửa. Lạc Long Quân còn được đề cập đến như một vị thần bảo hộ luôn có mặt để giúp đỡ con người khi họ gặp những khó khăn. Nên dân chúng lúc khi gặp điều nguy kịch chỉ cần gọi “Bố ơi về cứu chúng con!”, Lạc Long Quân sẽ hiện ra ngay để giúp. Từ những chi tiết trên, ta thấy nhân vật anh hùng trong các thần thoại vừa đề cập thật ra là sản phẩm của ước mơ và trí tưởng tương của người xưa. Qua chiều dài thời gian, tầm nhận thức của con người càng được nâng cao. Để bảo vệ địa bàn sinh sống, ngoài công cuộc chinh phục thiên nhiên, chống những loài thú dữ, con người còn phải đối mặt với kẻ thù xâm lược. Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Việt không những là các vị thần chinh phục thiên nhiên, giúp dân trừ họa, mà còn là các nhân vật tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, giữ nước ở buổi đầu sơ khai. Đó là các vị anh hùng bộ tộc, bộ lạc chống kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu là nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ địa bàn cư ngụ. Nếu như giai đoạn đầu những nhân vật anh hùng mà dân gian sùng bái, suy tôn là những vị thần, đại diện cho các thế lực siêu nhiên, thì càng về sau, bóng dáng con người xuất hiện một cách rõ nét hơn. So với giai đoạn trước, người anh hùng có vẻ gần gũi hơn, nhưng vẫn mang yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Xuất phát từ lòng yêu kính, ghi nhớ công ơn những vị anh hùng có công giữ nước, người xưa đã thêu dệt thành những yếu tố thần kì, nhưng khá độc đáo, ấn tượng. Người mẹ có mang mười hai tháng sinh ra Gióng đã ba tuổi mà chưa biết nói, chưa biết cười và đặt đâu nằm đấy. Khi giặc Ân vào, nghe tiếng rao cầu hiền tài, đứa trẻ lên ba cất tiếng nói đầu tiên là xin đi đánh giặc. Gióng ăn uống rất khỏe và trở nên to lớn kì lạ. Vè cổ có câu thể hiện sức ăn khác thường của Gióng: “Bảy nông cơm, ba nông cà Uống một hơi nước cạn đà khúc sông” (Vè cổ) Gióng lớn nhanh như thổi và trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Khi ra trận, Gióng có sức khỏe và nhanh nhẹn khác thường: Gióng thúc chân ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Khi gươm gãy, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quạt tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng nhào tới theo chủ tướng. Trong quá trình giao tranh với giặc Ân, Gióng cùng nhân dân thắng lợi lẫy lừng. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả là giết giặc mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, Gióng “tiến đến chân núi Sóc Sơn”, “cởi áo giáp, bỏ nón lại”, rồi “cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời”. Nhìn chung khi khảo sát hình tượng người anh hùng trong thần thoại Việt, ta thường bắt gặp những yếu tố hoang đường mà các tác giả dân gian đã cố tình gắn cho nhân vật của mình. Người xưa đã phóng đại nhân vật anh hùng thành những hình tượng mang tầm vóc vũ trụ, có tài năng phi thường, công lao vĩ đại. Họ xây dựng hình tượng nhân vật theo quan điểm riêng, dựa vào trí tưởng tưởng tượng của mình nên những hình tượng này có vẻ xa lạ với hiện thực cuộc sống . Trong truyền thuyết, cũng có khá nhiều hình tượng nhân vật anh hùng để lại ấn tượng sâu sắc. Truyền thuyết nói chung được xây dựng dựa vào cốt lõi của sự thật lịch sử. Mỗi nhân vật gắn liền với một giai đoạn, một sự kiện lịch sử nhất định. Nhưng trong truyền thuyết, các tác giả dân gian đã thêm nhiều chi tiết hư cấu, làm cho nhân vật mang nhiều tính chất hoang đường, kỳ lạ. Trong truyền thuyết, Hai Bà Trưng xuất thân trong một gia đình Lạc tướng ở Mê Linh, thuộc dòng dõi họ Hùng Vương, mẹ là bà Man Thiện, nuôi hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị khi chồng mất. Lúc lớn lên, cả hai chị em đều tài đức song toàn, có tiết nghĩa, tính khí hùng dũng, quyết tâm vì dân cứu nước. Sau khi đánh tan giặc nhà Hán, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua. Trưng Nhị được phong tước, cai quản vùng xung yếu. Về cái chết của hai vị nữ anh hùng này có nhiều dị bản. Có nơi cho rằng, để giữ vững khí tiết, không muốn rơi vào tay giặc, Hai Bà Trưng đã nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Ở chỗ khác nói rằng bà lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu mất. Sau khi chết hai bà còn linh ứng, giúp dân khi có họa, và giúp Lý Anh Tông làm mưa khi gặp đại hạn. Ta thấy nhân vật anh hùng trong truyền thuyết thường có lai lịch xuất thân không bình thường và luôn có tài năng đặc biệt. Họ là những người có tài trí hơn người, sức mạnh phi thường và lập nên những chiến công hiển hách. Những nhân vật này thường có cái chết thần kì, hóa thân vào sông núi, đất trời. Khi dân chúng gặp họa thì linh ứng giúp đỡ. Xây dựng các nhân vật lịch sử có thật, nhưng do sự lý tưởng hóa, các tác giả dân gian đã thêm nhiều chi tiết kỳ vĩ đến hoang đường. Và chính những tính chất đó đã tạo nên một khoảng cách rất xa giữa cuộc sống thực và các nhân vật anh hùng. Thế giới của các anh hùng không gần gũi đối với đời thường. Khoảng cách này được hình thành một phần do sự ngưỡng mộ của nhân dân, họ đã thể hiện sự tôn thờ, ngưỡng mộ hết mực với những công đức mà các vị anh hùng đã làm nên. Văn học dân gian hay văn học truyền miệng phát triển qua nhiều thời kì. Trải qua từng thời kỳ nhất định, hình tượng các nhân vật anh hùng cũng có nhiều biến đổi. Thêm vào đó, ở các thể loại văn học dân gian với các đặt trưng riêng của nó đã tạo nên các hình tương nhân vật anh hùng có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, “văn học dân gian” trong phần khảo sát trên đây được xem là nền văn học xuất hiện sớm nhất, khi con người chưa có chữ viết, và chủ yếu lưu truyền các câu chuyện bằng cách truyền miệng. Khảo sát hình tượng nhân vật anh hùng trong các tác phấm văn học dân gian, ở phần này xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể trong thần thoại và truyền thuyết người Việt, để có thể thấy được những đặc điểm chung nhất về quan niệm người anh hùng trong thời kì đất nước mới hình thành và còn sơ khai. Điều đó nhằm sáng rõ thêm sự chuyển biến về quan niệm người anh hùng qua các thời kì và sự chuyến biến đó được thể hiện trong văn học như thế nào. Chính vì thế, trong phạm vi phần này sẽ không không đi quá sâu vào các thể loại văn học dân gian với các giai đoạn của nó. 1. 2. 2. Người anh hùng trong văn học trung đại Ở Việt Nam, hình tượng người anh hùng đã xuất hiện từ thời xa xưa và được nhân dân phản ánh trong các tác phẩm văn học dân gian. Đến thời kỳ trung đại, với những cuộc chiến đấu trường kỳ chống thù trong giặc ngoài qua các thời đại với những tên tuổi của những người anh hùng như: Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... Chúng ta có thể nhìn khái quát hơn về những người anh hùng này qua đoạn thơ sau: “Bạch Đằng một cõi chiến tràng. Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông. Trần Hưng Đạo đã anh hùng. Mà Trần Nhật Duật kể công cũng nhiều. Hoài Văn tuổi trẻ chí cao. Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công. Trần Bình Trọng cũng là trung. Đành làm Nam quỷ, không làm Bắc Vương.” (Đại Nam quốc sử diễn ca) Những nhân vật anh hùng này ít nhiều được phản ánh trong văn học, nền văn học trung đại. Ở mỗi thời kỳ có sự khác nhau về cách thể hiện hình tượng người anh hùng và quan niệm về người anh hùng có sự chuyển biến qua chiều dài thời gian. Nhưng nhìn chung tất cả đều công nhận người anh hùng là những người có tài năng xuất chúng, nổi bật hơn người khác và có đóng góp lớn lao đối với đất nước. Ở thời Trần, trong ba lần kháng chiến chống Nguyên – Mông, hình tượng người anh hùng Trần Quốc Tuấn hiện lên tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu giết giặc bất khuất: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) Và ý chí quyết tử, sẵn sàng đánh đổi mạng sống để quét sạch bóng quân thù: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ – Tần Quốc Tuấn) Lời kêu gọi trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn như một lời chuyện trò thân mật của một vị chủ soái với các tướng sĩ của mình. Qua đó, ta thấy được tấm lòng và nét đẹp trong tâm hồn của một của một vị tướng hào kiệt. Người anh hùng này rất lo cho đất nước, dám xả thân vì đất nước. Nhưng ở đây trong lời kêu gọi vẫn mang một chút gì lo lắng cho bản thân mình, sợ rằng khi giặc xâm lược thì: “Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các người cũng mất, chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con cua các người cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các người cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhuc, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ không rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng mang tiếng là tướng bại trận. (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) Trong tất cả các lý do kêu gọi chiến đấu ấy, người anh hùng Trần Quốc Tuấn chưa đề cập đến quyền lợi nhân dân. Trần Quốc Tuấn, qua “Hịch tướng sĩ” đã thức tỉnh các tướng lĩnh, nhưng qua đó cũng thấy được phần nào quan điểm của Trần Quốc Tuấn về nghĩa vụ của một người anh hùng khi đất nước đang lâm nguy. Trong tình thế đất nước đang gặp lúc khó khăn, người anh hùng phải biết đứng ra gánh vác những gian lao, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhưng trong lời kêu goi của Trần Quốc Tuấn có phần hạn chế là chưa nhắc đến mục đích chính của cuộc chiến đấu là nhân dân. Sang thế kỷ XV, bằng thơ văn, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan niệm về một người được gọi là “anh hùng”. Phẩm chất ấy trước hết gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ và ý thức của người anh hùng đối với nhân dân, đất nước: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng”. (Bảo kính cảnh giới 5) Người anh hùng được quan niệm là người có trách nhiệm “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”. Điều đó phù hợp với quan niệm: người anh hùng phải là người có đóng góp cho đất nước, cho nhân dân. Phẩm chất của người anh hùng có thể khái quát trong câu: “Có nhân, có trí, có anh hùng”. Người anh hùng phải có “nhân”, tức là lòng thương người, đó là một phẩm chất đáng quý đối với con người nói chung nhưng đối với người anh hùng phẩm chất này càng phải được phát huy vì đó là nhân tố chi phối đến sự suy nghĩ và quyết định đến hành động của một con người. Ngoài lòng thương người, người anh hùng phải có tài trí, và lấy tài trí đó giúp ích cho đời. Sự dung hòa giữa “nhân” và “trí” sẽ hình thành nên nhân cách và tài năng của một người anh hùng. Trong “nhân” và “trí”, Nguyễn Trãi lại khẳng định vị trí của “nhân” lên hàng đầu: “Tài đức thì cho lại có nhân Tài thì kém đức một hai phần”. (Bảo kính cảnh giới 57) Ở thời trung đại, khi nhắc đến người anh hùng, người ta thường nhắc đến người đứng đầu, những người lãnh đạo chiến đấu. Nhờ sự chỉ huy của Ngô Quyền mà ta đánh thắng quân Nam Hán oanh liệt trên sông Bạch Đằng vào năm 938, cuộc chiến đấu chống quân Nguyên – Mông xâm lược thành công là nhờ những nhà quân sự thiên tài như Trần Hưng Đạo. Và đến thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi đã đề cập đến vai trò của Lê Lợi, người chỉ huy và trực tiếp lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa: “Lam Sơn sự tích ngọa thần long Thế sự huyền tri tại chưởng trung Đại nhiệm hữu quy thiên khải thánh Xương kỳ nhất ngộ hổ sinh phong”. (Đề kiếm – Nguyễn Trãi) Nguyễn Trãi nhấn mạnh sứ mệnh lịch sử của Lê Lợi là do trời giao phó và đặc biệt đề cao vai trò của Lê Lợi. Chính vì thế, ở đây ta thấy sứ mệnh người anh hùng mang một chút màu sắc của thiên mệnh. Người anh hùng dẹp giặc đã được một đấng linh thiêng sắp đặt trước nên mang tính chất suy tưởng. Tuy nhiên quan niệm về người anh hùng của của Nguyễn Trãi có tiến bộ hơn khi ông thấy được tài năng của người anh hùng phải cộng thêm phần đóng góp của nhân dân thì mới làm nên nghiệp lớn: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.” (Bình Ngô đại cáo) Đây là một trong những hình ảnh đẹp đẽ nhất về tình quân dân, thể hiện tình quân dân trên dưới một lòng, chia ngọt, sẻ bùi trong kháng chiến gian khổ. Ta thấy, trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi, ông đã dùng một bộ phận lớn để nói về người anh hùng Lê Lợi. Dành nhiều thiện cảm cho nhân vật này, Nguyễn Trãi đã nói lên hành động chính nghĩa, chính vì yêu thương nhân dân, đau đớn khi chứng kiến nhân dân trong cảnh lầm than mà Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa: “Ức tích Lam Sơn ngoạn võ kinh Đương thời chí dĩ tại thương sinh”. (Hạ quy Lam Sơn 2) Hình tượng người anh hùng ở đây gần gũi hơn khi đã nghĩ đến lợi ích của nhân dân: “chí dĩ tại thương sinh”. Người anh hùng trong thơ Nguyễn Trãi hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, luôn đặt nhân nghĩa lên hàng đầu, và xem lòng nhân là tiêu chí cho mọi hoạt động. Đặc biệt người anh hùng Lê Lợi hiện lên như một người tài đức song toàn. Nhưng đây vẫn mang dáng dấp của một người anh hùng cá nhân, một người lãnh đạo thiên tài, và trở thành đối tượng phản ánh trong văn học. Hình ảnh Lê Lợi có gần gũi hơn so với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn nhưng vẫn mang vẻ đẹp đặc trưng của người anh hùng trung đại. Trong thời kỳ trung đại, nhiều hình tượng anh hùng có thật trong đời sống hiện thực xã hội được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX là một giai đoạn phát triển rực rỡ khi chế độ phong kiến đang khủng hoảng một cách trầm trọng. Giai cấp thống trị phong kiến giai đoạn này tỏ ra không còn năng lực quản lý và lãnh đạo nhà nước, mà lao vào cảnh ăn chơi trụy lạc và tranh giành quyền lợi, sinh ra đâm chém lẫn nhau. Nông nghiệp đình đốn, kinh tế hàng hóa manh nha từ sớm không có điều kiện phát triển, công thương nghiệp giẫm chân tại chỗ, đời sống nhân dân đói kém…Tất cả tình hình ấy đưa đến cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt chưa từng có, mà biểu hiện cụ thể là phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ liên tiếp trong suốt giai đoạn này, từ Nam chí Bắc, với đỉnh cao của nó là cuộc Cách mạng Tây Sơn. Thể hiện rõ các diễn biến lịch sử đó, tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của Ngô Gia Văn Phái là một tập ký sự ghi lại tất cả các sự kiện trên. Các tác giả của “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” trong khi phản ánh phong trào Tây Sơn, đặc biệt đã ghi lại được những hình ảnh đẹp của Nguyễn Huệ, người thủ lĩnh nghĩa quân, người anh hùng dân tộc. Nguyễn Huệ là một người anh hùng đã có công dẹp loạn trong nước, đánh đuổi quân Thanh, bảo vệ nền tự chủ cho dân tộc. Viết “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, các tác giả không chú ý tập trung miêu tả hình tượng nhân vật Nguyễn Huệ, mà trong các sự kiện lịch sử thể hiện bức tranh rộng lớn, phức tạp và chân thật của xã hội nước ta khoảng trên ba mươi năm đầu thế kỷ XIX, hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ hiện ra một cách sinh động. Qua “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” Nguyễn Huệ hiện lên là một người cẩn trọng, cơ mưu, trí dũng song toàn. Ông là người có thiên chất làm lãnh đạo. Ông có tài dụng người, gần gũi với các tướng lĩnh. Khi nhà Thanh kéo sang nước ta với danh nghĩa giúp vua Lê, ông đã hiểu rõ bản chất của chúng là “muốn lấy nước Nam ta làm quận huyện”. Người anh hùng của dân tộc này còn là một người sâu sắc, có tầm nhìn xa trông rộng. Đây là lời nói của Bắc Bình Vương – Nguyễn Huệ: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy [9: tr.357]. Cho nên sau khi đánh thắng quân Thanh, một mặt Nguyễn Huệ sai cấp lương thực cho bọn tàn quân, đưa lên ải trả về nước, một mặt sai Ngô Thì Nhậm viết thư sang nhà Thanh trần tình là mình không có ý định trừng phạt thiên triều. Chẳng qua kéo quân trong Nam ra là để “biện bạch lòng thành thật với ngài tổng đốc họ Tôn, nhưng không ngờ đường sá dài đồn nhảm, làm to thanh thế khiến cho mọi người nghi ngờ, sợ hãi, bỏ đội ngũ mà chạy trước, để đến nỗi cầu phao bị đứt, quân lính thiên triều phải chết đuối, những kẻ tranh đường chạy trốn giày xéo lẫn nhau, nhiều người bị thương chết. Đó thật là do ngài Tổng đốc họ Tôn gây nên, không phải là tội của nước nhỏ dám giao chiến” [9: tr.367]. Đó là lời nói khôn khéo của một người lãnh đạo nắm rõ thời thế và rất giỏi ngoại giao. Nguyễn Huệ còn là người anh hùng rất được lòng binh lính, ông luôn lấy lời lẽ chân tình để động viên lòng quân, làm cho họ thấy rõ bản chất của cuộc đấu tranh chính nghĩa mà họ đang thực hiện: “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, ắt giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi” [9: tr.356]. Vị lãnh đạo phong trào Tây Sơn là người có tài mưu lược, quân đội nhà Thanh đông đảo, hùng hổ vậy mà Nguyễn Huệ đã đánh một trận không còn mảnh giáp, quân Thanh không chống cự nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Phong trào Tây Sơn không những lật đổ được tập đoàn phong kiến thống trị thối nát, và phản động lúc bấy giờ mà còn đánh bại một đội quân hùng mạnh của nước ngoài, giữ vững nền độc lập cho tổ quốc. Mà người có công lớn nhất là người anh hùng Nguyễn Huệ. Các tác giả Ngô gia Văn phái có người từng quan cho nhà Lê, có tình cảm đặc biệt với nhà Lê. Mặc dù vậy, tình cảm và những thiên kiến giai cấp không hề che lấp cái nhìn hiện thực tỉnh táo của họ. Nhất là trước những vấn đề sống còn của dân tộc, như trước nạn ngoại xâm thì lập trường dân tộc lại làm cho cái nhìn của họ thêm đúng đắn, sắc sảo. Tác giả đã phản ánh lại những mặt tiến bộ của phong trào Tây Sơn. Và khi phong trào Tây Sơn vốn là một cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình phong kiến thối nát, chuyển thành một phong trào giải phóng dân tộc thì hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ lại nổi lên với vẻ đẹp rực rỡ. Qua “Hoàn Lê Nhất Thống Chí”, Nguyễn Huệ hiện lên là một người có ý thức sâu sắc về bản chất của kẻ thù và là người đề ra những chiến lược, sách lược thông minh khôn khéo để đảm bảo thắng lợi. Trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, Nguyễn Huệ được xây dựng khá sinh động, nhưng dù sao các tác giả còn chịu ảnh hưởng của một thứ tư tưởng duy tâm về lịch sử, cho nên trong tác phẩm chưa miêu tả đậm nét phong trào, do đó mà hình tượng anh hùng của Nguyễn Huệ mặc dù tiêu biểu cho ý chí của dân tộc, nhưng vẫn mang xu hướng anh hùng cá nhân. Nếu như hình ảnh của Nguyễn Huệ là hình ảnh người anh hùng có thật trong lịch sử, được các tác gia họ Ngô đưa vào tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, một tác phẩm ít nhiều mang tính chất ký sự thì Từ Hải trong Truyện Kiều là một người anh hùng được xây dựng chủ yếu bằng sự ước mơ và thể hiện cho ước mơ của chính tác giả. Tuy dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng về nội dung tư tưởng, Nguyễn Du đã xuất phát từ hiện thực xã hội Việt Nam đương thời mà sáng tạo nên tác phẩm bất hủ của mình. Đặc biệt là nhân vật Từ Hải, từ một tướng cướp, là loại giặc cỏ trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du trong tác phẩm của mình đã thể hiện nên một bậc anh hùng “đội trời đạp đất”, cầm quân khởi nghĩa chống triều đình. Từ Hải là hiện thân của một con người yêu tự do, không có một sức mạnh nào ràng buộc nổi: “Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” (Truyện Kiều) Từ Hải có bề ngoài phi thường, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ về một người quân tử: “Râu hùm, hàm én, mày ngài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng