Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại hy lạp...

Tài liệu Hình tượng người anh hùng trong thần thoại hy lạp

.PDF
58
1451
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN LÊ HUỲNH NHƯ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ANH HÙNG TRONG THẦN THOẠI HY LẠP Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG Cần Thơ, 05 - 2013 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong kho tàng văn học dân gian thế giới, thần thoại được xem là một thể loại độc đáo và đặc sắc không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật. Và thần thoại Hy Lạp được xem là một đỉnh cao xán lạn nhất trong kho tàng văn học dân gian nhân loại. Thần thoại được xem như là kho sử thiêng liêng, kho kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu tiêu biểu cho trí tuệ của một thị tộc, một bộ lạc. Mỗi khi đọc và suy ngẫm về thần thoại là dịp để chúng ta tìm về quá khứ xa xưa của xã hội loài người, một xã hội với trình độ nhận thức còn hạn chế. Bước ra từ những câu chuyện thần thoại không chỉ là những vị thần uy nghi, oai dũng mà còn có những người anh hùng với những chiến công hiển hách. Trong xã hội nguyên thủy, khi mà con người phải đương đầu với nhiều thử thách nguy hiểm, đặc biệt là các thế lực tự nhiên, con người đã gửi gắm những ước mơ của mình qua những hình tượng nhân vật trong thần thoại. Mỗi hình tượng nhân vật hiện lên đều mang tầm vóc kì vĩ, tài năng bao quát nét đẹp của con người xưa, họ là những người có công ơn được người dân tôn sùng. Đi sâu vào nghiên cứu thần thoại Hy Lạp để chúng ta càng hiểu rõ hơn tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại về vũ trụ, tự nhiên và con người mà tập trung tiêu biểu trong đó là hình tượng người anh hùng thời cổ. Với mong muốn hiểu rõ hơn những tư tưởng của người Hy Lạp xưa đã gửi gắm khi xây dựng hình ảnh người anh hùng Hy Lạp uy dũng với những chiến công hiển hách, có những đóng góp to lớn cho quá trình xây dựng và bảo vệ quê hương, cũng như những giá trị mà thần thoại Hy Lạp đã đóng góp cho nền văn học nhân loại, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Người viết hy vọng rằng sau khi hoàn thành luận văn “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” sẽ có thể đóng góp một phần cho bé cho các bạn sinh viên có chung niềm đam mê nghiên cứu về thần thoại Hy Lạp. 1 Luận văn tốt nghiệp II. GVHD Trương Thị Kim Phượng LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Thần thoại Hy Lạp được xem như là di sản văn hóa của nhân dân Hy Lạp nói riêng, của toàn nhân loại nói chung. Từ lâu nó đã trở thành một giá trị vô cùng phổ biến và quý giá của gia tài văn hóa nhân loại. Không có thần thoại dân tộc nào lại có sức sống mạnh mẽ như thần thoại Hy Lạp. Nó đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của các nghành điêu khắc, hội họa, triết học,…như Mác khẳng định “ Không có thần thoại Hy Lạp thì không có nghệ thuật Hy Lạp, thần thoại Hy Lạp không những là kho vũ khí mà còn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp” [18; tr36]. Thần thoại Hy Lạp cũng giống như các thể loại văn học dân gian khác đều được lưu truyền bằng miệng qua các thế hệ, cho đến khi văn học viết xuất hiện, những người thi sĩ dân gian đã dựa vào đó mà sáng tác nên những bài ca bất tử về các vị thần, các anh hùng thành bang,…Đặc biệt, hình ảnh những người anh hùng thành bang trong thần thoại Hy Lạp đã trở thành chất liệu, nguồn cảm hứng tuyệt vời cho những loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội họa, sân khấu,…,là cơ sở để Hôme sáng tác hai thiên anh hùng ca nổi tiếng Iliat và Ôđixê, hai thiên anh hùng ca được xếp vào hàng hay nhất thế giới. Thần thoại Hy Lạp đã trở thành đề tài hấp dẫn cho nhiều công trình nghiên cứu đi từ những cái khái quát đến cụ thể. Vấn đề “Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Thần thoại Hy Lạp đã được các tác giả Việt Nam dịch ra và nghiên cứu. Cụ thể ta có: 1) Tác phẩm: Thần thoại Hy Lạp, Trần Văn Khỏa dịch, Nhà xuất bản Văn học, 2004. 2) Tác phẩm: Thần thoại Hy Lạp, Nhữ Thành dịch, Nhà xuất bản Văn học, 1983. 3) Tác phẩm: Thần nhân và thần thoại Tây Phương, Mặc Nhân dịch, Nhà xuất bản Sài Gòn, 1974. 4) Tác phẩm: Truyện thần thoại Hy Lạp, Đoàn Doãn biên soạn và sưu tầm, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 1997. 5) Tác phẩm: Truyện kể thần thoại Hy Lạp, Huỳnh Phan Thanh Yên sưu tầm và kể, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007. 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Đối với những tác phẩm dịch lại truyện Thần thoại Hy Lạp, những tác phẩm này chỉ dừng lại ở mức kể lại những chiến công của người anh hùng. Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu, người viết nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về thần thoại đi từ khái quát đến cụ thể nhưng còn ở mức độ tương đối. Sau đây là những công trình nghiên cứu liên quan đến thần thoại, đồng thời hỗ trợ người viết trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp”. Giáo trình Văn Học Châu Âu của nhiều tác giả. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội- 2002. Khi đề cập đến huyền thoại về các anh hùng, các tác giả chỉ giới thiệu sơ lược về những những người anh hùng với những chiến công hiển hách nhưng lại chưa đi sâu vào phân tích những nét nổi bật của mỗi nhân vật anh hùng. Giáo trình Văn học phương Tây giản yếu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia2002, Minh Chính cũng đã trình bày sơ lượt về thần thoại Hy Lạp. Giáo trình Văn học phương Tây giản yếu, Nhà xuất bản Trung tâm thông tin trường Đại học Sư phạm- 1992 của Lê Văn Chín, tác giả đã nêu khái quát về lịch sử phát triển của nền văn học Hy Lạp cổ đại, phân tích một vài nét cơ bản về hình tượng người anh hùng. Trong quyển Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào, Hoàn Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu. Nhà xuất bản Giáo dục- 1997. Các tác giả đã nêu ra được rất nhiều tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng. Giáo trình văn học phương Tây của Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi, các tác giả dừng lại ở việc đưa ra nhận xét một cách chung nhất về hình ảnh người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp: “ Trong cuộc đọ sức với Đất trời, với thú dữ,…ấy. Chiến thắng thuộc về con người. Vì vậy loại thần thoại này nhằm bất tử hóa các chiến công của con người, “con người sánh tựa thần linh”, một thước đo mới để thể hiện phẩm chất con người” [2; tr.12]. Qua các công trình nghiên cứu trên, ta nhận thấy thần thoại Hy Lạp đã được rất nhiều nhà nghiên cứu qua tâm, tìm hiểu. Trong đó thường là tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thần thoại nói chung, cụ thể là đi vào 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng phân loại thần thoại Hy Lạp, trình bày một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thần thoại Hy Lạp. Đề cập đến thần thoại qua nhiều phương diện, khía cạnh, nhưng ít có công trình nào chú ý đến một khía cạnh cụ thể. Nhìn chung, một số công trình ít nhiều đã đi vào từng nội dung cụ thể, điểm qua về hình tượng người anh hùng.Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của các tác giả, họ chỉ dừng lại ở những nhận xét chung nhất hoặc có những đoạn có nói gián tiếp đến chứ chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng. Ở đây, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này là vô cùng cần thiết, người viết mong rằng qua việc nghiên cứu đề tài “ Hình tượng anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” sẽ mang lại cái nhìn rõ hơn về hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp nói riêng, thần thoại các dân tộc khác nói chung. Từ đó thấy được rằng thần thoại Hy Lạp, tuy chỉ là những câu chuyện mang tính chất hoang đường, không phải là tài liệu lịch sử thật sự, nhưng qua những hình tượng người anh hùng trải dài trong tác phẩm, người đọc như hiểu rõ khá nhiều về cuộc sống, sinh hoạt, những tâm tư, tình cảm nguyện vọng mà người Hy Lạp cổ đại gởi gắm trong nhân vật của mình. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” được đặt ra không ngoài mục đích đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng những người anh hùng qua đó góp phần cho ta thấy được cách nhìn, cách nhận thức vấn đề của người Hy Lạp cổ khi cố gắng lý giải những hiện tượng tự nhiên, cũng như khát vọng chinh phục tự nhiên. Mục đích nghiên cứu đề tài “Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” góp phần giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tư tưởng của người Hy Lạp cổ. Qua đó, tôi có thể biết được phần nào về nguồn cội phát triển quá trình hình thành của đất nước Hy Lạp cổ đại. Mỗi nhân vật anh hùng Hy Lạp trong thần thoại Hy Lạp khi đến với người đọc đều để lại ấn tượng sâu sắc bởi những vẻ đẹp kỳ vĩ, những cuộc phiêu lưu, những chiến công hiển hách. Bên cạnh đó giúp người viết hiểu rõ hơn vì sao những người nghệ sĩ dân gian Hy Lạp lại chọn chất liệu là người anh hùng trong 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng thần thoại Hy Lạp để sáng tạo nên những bản trường ca anh hùng nổi tiếng, hay những bức tượng điêu khắc nghệ thuật đi cùng năm tháng. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp” là thần thoại Hy Lạp, cái nôi của nền văn minh nhân loại hay còn gọi là thần thoại cổ điển, một gia tài thần thoại phong phú, giàu giá trị hiện thực, nhân văn. Phạm vi nghiên cứu là “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp”, người viết tập trung vào tìm hiểu sự thể hiện hình tượng người anh hùng trong thần thoại. Sau đó tiến hành phân tích ý nghĩa và giá trị của việc xây dựng hình tượng các anh hùng này. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Để hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: Trước tiên, người viết tiến hành tập hợp tài liệu: tác phẩm thần thoại Hy Lạp, từ điển thuật ngữ và những tài liệu liên quan đến “ Hình tượng người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp”, làm cơ sở cho bài viết. Kế đến là việc tập hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề có liên quan tới đề tài làm cơ sở định hướng cho người viết trong việc nghiên cứu. Sau đó bổ sung những phát hiện mới trong quá trình tìm hiểu của người viết để luận văn hoàn thành được tốt hơn. Sau đó, người viết sử dụng những phương pháp thích hợp như phân tích, chứng minh, tổng hợp nhằm phân tích hình ảnh người anh hùng với những vấn đề liên quan, đưa ra những nhận định với những lý lẽ, dẫn chứng thích hợp để làm rõ vấn đề sau đó tổng hợp, khái quát những vấn đề trên để làm sáng tỏ những gì mà ta đề cập đến. Với khả năng còn hạn chế, kiến thức ít ỏi nên trong quá trình làm bài vẫn có nhiều sơ sót. Người viết rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài hoàn thành tốt hơn. 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng PHẦN NỘI DUNG 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Chương I KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI HY LẠP 1.1. Bối cảnh lịch sử Hy Lạp thời cổ đại 1.1.1 Địa lý và điều kiện tự nhiên Đất nước Hi Lạp cổ đại nằm về phía nam bán đảo Bancăng của Châu Âu. Lãnh thổ Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm lãnh thổ Hy Lạp ngày nay, các đảo trên biển Êgiê và vùng tây Tiểu Á, phía đông giáp biển Êgiê, tây bắc giáp Albanie, đông nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ, bắc giáp Nam Tư và Bungari. Diện tích khoảng 133.000km, thủ đô là Aten. Hy Lạp cổ đại được chia làm ba xứ: - Hy Âu: Ở miền nam bán đảo Bancăng, hơn 80% là núi, có dãy núi Pinde phân miền này ra thành hai vùng phía Tây là vùng biển Êpia, phía Đông là bình nguyên Thessalie. Do địa hình nơi đây đa phần là núi nên chia cắt khu vực này thành nhiều vùng hẹp hầu như tách biệt lẫn nhau. Đặc biệt ở phía nam có bán đảo Pêlôpône có hình bàn tay với bốn ngón xòe gồm nhiều vúng đất phì nhiêu. - Hy Á gồm: những tỉnh ở những bình nguyên hẹp ven bán đảo Tiểu Á. Đây là một vùng giàu có và là cầu nối liền Hy Lạp với các nước phương Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm. - Quần đảo và đảo: Hy Lạp có rất nhiều đảo. Những đảo lớn và có vị thế quan trọng nhất nằm rải rát trên biển Êgiê hợp với những đảo nhỏ khác thành dãy đảo. Quan trọng nhất là đảo Cret ở phía nam là trung tâm của nền văn minh tối cổ Cret- Mixen. Bờ biển phía đông và tây bán đảo Bancăng va Tiểu Á có hình răng cưa gồ ghề, lởm chởm, có nhiều vịnh và hải cảng an toàn, thuận lợi cho sự phát triển nghành hàng hải. Địa hình phức tạp đó của Hy Lạp đã ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của lịch sử xã hội Hy Lạp thời cổ đại. Cái phải nói đến đầu tiên là ngành hàng hải. Người Hy Lạp đã biết lợi dụng mặt biển Êgiê phẳng lặng để ra khơi, đổ bộ lên các đảo và miền ven biển Tiểu Á, vượt qua các eo biển Dardanien và Bospho lên tận miền Hắc Hải hay vượt biển đi khắp các miền thuộc khu vực Địa Trung Hải như Tiểu Á, Ai Cập, Ý, Tây Ban Nha và Bắc Phi. 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Bên cạnh đó, Hy Lạp còn có vị trí thuận lợi nằm án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sử cổ đại của các dòng người từ Châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ Châu Âu xuống. Hy Lạp có nhiều khoáng sản như Sắt, đồng, vàng và bạc. Đó là những điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm. Khí hậu Hy Lạp ấm áp, trong lành. Cảnh thiên nhiên muôn màu muôn vẻ rực rỡ với bình nguyên xanh mênh mông hòa lẫn với nền da trời trở thành đề tài bất tận cho tâm hồn những người nghệ sĩ Hy Lạp. Với những điều kiện địa lý, tự nhiên ấy đã trở thành những tiền đề để hình thành nền văn minh đại dương của người Hy Lạp, một nền văn minh gắn liền với nghề hàng hải và thương mại buôn bán, trao đổi, một nền công nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng và đồng thời góp phần cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn minh Hy Lạp. 1.1.2 Lịch sử xã hội Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kỳ sau:  Thời kỳ văn hóa Cret- Mixen  Thời kỳ Home  Thời kỳ thành bang  Thời Kỳ Makedonia Trước thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, nền văn hóa Cret- Mixen được biết đến quá mờ nhạt, chủ yếu dựa vào các truyền thuyết hoang đường. Nhờ những kết quả khảo cổ của các nhà khảo cổ học mà đến cuối thế kỷ XIX, lịch sử Hy Lạp từ thế kỷ II đến thế kỷ I trước công nguyên mới sáng tỏ. Trước khi các tộc người Hy Lạp chinh phục và làm chủ bán đảo Bancăng, cư dân vùng này đã xây dựng một nền văn minh rực rỡ- Văn minh Cret- Mixen. Đến thế kỷ II trước công nguyên, một giống dân du mục rời bờ sông Danube, tiến về phía Nam để kiếm những bãi cỏ xanh tốt hơn. Ấy là giống người Hêlen (người Trung Hoa phiên âm đọc thành Hy Lạp). Họ tới bán đảo Gret cướp phá, giết chóc, bắt con gái về làm nô lệ. Họ lang thang từ thung lũng này đến thung lũng khác hàng mấy thế kỷ, dần dần học được nền văn minh Cret, trở nên hùng cường và chiếm trọn bán đảo Gret tàn phá thành Troie. Nền văn minh Cret- Mixen chấm dứt. 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Bản tính thông minh, lại gặp điều kiện thuận lợi, người Helen bỏ nghề gia súc của tổ tiên, học nghề hàng hải, tập tành công nghệ. Cộng thêm sự xuất hiện của các công cụ lao động bằng sắt, tạo điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng, xã hội Hy Lạp ngày càng phát triển thịnh vượng, của cải ngày càng nhiều, chế độ tư hữu phát triển. Nhà nước chiếm hữu nô lệ hình thành. Nhà nước chiếm hữu nô lệ của Hy Lạp chi thành 5 giai cấp: Quý tộc ruộng đất, quý tộc công thương, nông dân tự do, thợ thủ công và nô lệ. Trong xã hội ấy, quyền lực tập trung vào tay quý tộc. Vì có quyền lực nên giai cấp này ra sức cướp bóc ruộng đất, nên ngày càng giàu có. Còn những người dân bị cướp ruộng đất thì trở thành nô lệ. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc, thêm nữa là chế độ chính trị ở mỗi thành bang lại khác nhau từ đó dẫn đến mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt hơn. Xứ Hy Lạp chia thành hàng chục thành thị lớn nhỏ, độc lập và không đoàn kết lẫn nhau. Trong đó có hai thành bang chiếm ưu thế là Aten và Sparte.  Thành bang Aten: Aten là một trong những quốc gia thành thị của Hy Lạp cổ đại, nhưng là một thành bang có chế độ dân chủ cổ đại phát triển nhất. Quyền hành và tài sản tập trung vào tầng lớp quý tộc, thị tộc. Nhân dân bị cai trị dưới một Hội đồng trưởng lão gồm 9 người. Thương nhân, chủ tàu, chủ xưởng giàu có không có quyền tham gia chính quyền. Những người nghèo khổ trở thành nô lệ. Sự bất bình ngày càng tăng. Những người nông dân nghèo đòi chia ruộng đất của những người quý tộc cho những người thiếu ruộng. Những thương nhân, chủ tàu, chủ xưởng đòi tham gia chính quyền. Nhiều cuộc xung đột đổ máu giữa bình dân và quý tộc vì thế mà nổ ra. Mãi đến cuối thế kỷ VI trước công nguyên, nhờ những cải cách của Clisten đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ thị tộc cũng như những ảnh hưởng chính trị của quý tộc.  Thành bang Sparte: Đây là một thành bang có tiềm lực quân sự mạnh nhất ở thời Hy Lạp cổ đại. Cơ quan quyền lực tối cao của thành bang Sparte là Đại hội đồng nhân dân. Cơ quan lập pháp là Hội đồng trưởng lão. Các thành viên trong Hội đồng trưởng lão cử ra hai vua, quyền lực ngang nhau để kìm chế lẫn nhau. Công việc giáo dục 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng quân sự được quan tâm đặc biệt. Nhà nước quản lý và tiến hành huấn luyện quân sự cho những đứa trẻ từ 7 tuổi cho đến trưởng thành. Nhờ thế mà quân đội Sparte trở nên hùng mạnh nhất trong các thành bang Hy Lạp cổ đại. Vua Philippe là người có công thống nhất các lực lượng rời rạc này và trả thù Nước Ba Tư vì những cuộc xâm lăng của ông vua xứ này từ trước. Nhưng ý định ấy không thực hiện được mà phải đến đời con ông là Alêcxăngđrơ đại đế mới hoàn thành. Hy Lạp thống nhất thành một mối, chế độ nô lệ sụp đổ, thời kỳ đế quốc Hy Lạp bắt đầu và chịu sự quản hạt của đế chế Mkedonia. 1.1.3 Văn hóa Hy Lạp cổ Có thể nói đỉnh cao nhất của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp là nền văn học cổ đại (từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ III trước công nguyên). Quá trình phát triển của văn học cổ đại Hy Lạp có thể chia làm ba thời kỳ: 1. Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có văn học đến thề kỷ thú V trước công nguyên. 2. Thời cổ điển: từ chiến tranh Ba Tư thế kỷ IV đến thế kỷ III trước công nguyên. 3. Thời kỳ cuối: từ thế kỷ III đến thế kỷ I trước công nguyên. Hy Lạp cổ đại có một nền văn hóa phát triển rực rỡ, đa dạng, toàn diện và phong phú. Nền văn hóa này đã đạt đến đỉnh cao của văn hóa cổ đại, nhiều thành tựu vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.  Về văn học: Người Hy Lạp đã cải biên và sáng tạo nên hệ thống mẫu tự Hy Lạp dựa trên cơ sở mẫu tự của người Phênixi. Nhờ hệ thống mẫu tự này mà người Hy Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú. Hình thái văn học xuất hiện sớm nhất là dân ca. Cũng như những nền văn học khác trên thế giới, trước khi có sự xuất hiện của văn học viết thì đã tồn tại một nền văn học dân gian. Đặc biệt, đất nước Hy Lạp cổ đại đã sở hữu một kho tàng thần thoại hết sức phong phú vào loại bật nhất thế giới. Đây chính là nguồn chất liệu tốt nhất làm nền tảng cho các thi sĩ dân gian xây dựng nên những bài ca bất tử về các vị thần, các anh hùng… như Iliat, Ôđixê của Hôme, Hêziot… 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Thơ trữ tình ở thời kỳ này cũng phát triển mạnh mẽ với những tên tuổi như Tiêctê, Minnecmơ, Ximonito, Panhđa…Với nội dung chủ yếu là tình yêu, là tinh thần tràn đầy nhiệt huyết chiến đấu, bảo vệ tổ quốc, là niềm tự hào dân tộc… Thời kỳ này, nhiều thể loại văn học mới được ra đời: Bi kịch, hài kịch, văn chương hùng biện,… Văn học Hy Lạp cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người với tất cả những nét xấu xa, tốt đẹp,  Về sử học: Từ thế kỷ V trước công nguyên, người Hy Lạp bắt đầu viết lịch sử của đất nước với nhiều sử gia nổi tiếng như Hêrôđôt (484- 425 TCN), tác giả quyển Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp- Ba Tư, Tuxidit ( 460- 395 TCN), tác giả cuốn Lịch sử cuộc chiến tranh Pêlôpône, Xênôphôn (430-359 TCN) với tác phẩm Lịch sử Hy Lạp, ngoài ra còn có những tác giả khác như Pơlutac, Taxituxơ,… Những tác phẩm này đã cung cấp cho các nhà sử học sau này nhiều tài liệu quý báu về tiến trình lịch sử Hy Lạp cho đến trước thế kỷ V trước công nguyên. Sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương tây.  Về khoa học tự nhiên: Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của khoa học tự nhiên với nhiều thành tựu nổi tiếng về toán, lý, hóa,thiên văn, y dược,… Ở lĩnh vực nào cũng có những nhà bác học uyên bác, tài năng với những đóng góp đáng giá cho kho tàng khoa học, tự nhiên của lịch sử nhân loại. Về toán học và vật lý học, có Talet (624- 547 TCN), Pitago (570- 500 TCN), Ơcơlit,… Những phát minh của các nhà bác học này có ý nghĩa vô cùng trọng đại cho sự phát triển của các ngành toán lý nói riêng và khoa học kỹ thuật nói chung trong lịch sử nhân loại.  Về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các nghệ nhân Hy Lạp đã đạt tới đỉnh cao tuyệt mỹ. Nhờ sự kế thừa và phát triển của nghệ thuật Cret, Ai Cập,… người Hy Lạp đã tạo nên một nền nghệ thuật toàn mỹ, mang tính hiện thực và đậm đà tính dân tộc. Với những nhà cửa, lâu đài, đền miếu,… nguy nga tráng lệ, với những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng Người ném đĩa (Mirông), 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Thần Hecmet, Thần vệ nữ ( Praxiten),… toát lên vẻ đẹp hình thể tuyệt mỹ, hoàn hảo của con người.  Về triết học: Triết học Hy Lạp cổ điển có nhiều trường phái tập trung trong hai phái đối lập nhau: phái duy tâm và phái duy vật. Những nhà triết học phái duy vật cho rằng thế giới là do vật chất tạo thành, có vân động, có biến đổi. Với những nhà triết học tiêu biểu : Talet, Anaximang, Ampedoc,… Prôtagorat, Goocgiat, Xocorat, Platong,… là những người tiêu biểu cho phái duy tâm. Họ quan niệm rằng không có chân lý khách quang, chỉ có nhận thức chủ trương tương đối. Tóm lại, có thể nói,văn hóa Hy Lạp cổ đại đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của văn minh Châu Âu nói riêng, và thế giới nói chung như Ănghen đã từng nhận xét “ Không có cơ sở văn minh Hy Lạp thì không có Châu Âu ngày nay” [9; tr.9]. 1.2 Thần thoại Hy Lạp 1.2.1 Khái niệm thần thoại Từ lâu, thần thoại đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu độc lập, bên cạnh đó mỗi nhà khoa học lại có một cái nhìn khác nhau khái niệm thần thoại do mang dấu ấn cá nhân. Vì vậy mà cho đến nay, khái niệm về thần thoại rất đa dạng và phong phú. Trong khoa học nghiên cứu, thu thâp và giải nghĩa thần thoại, các nhà khoa học đã tùng gặp khó khăn nhất định khi không xác định rõ giới hạn của thần thoại. Như ở Việt Nam, trong cuốn Lược khảo về thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, đã định nghĩa thần thoại như sau: “Thần thoại là một truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: Một thứ nội dung nói hoàn toàn về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít chất hoang đường quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau” [5; tr.9]. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những tài liệu nghiên cứu mang tính chất mở đường về thần thoại. 12 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên cũng đưa ra cách hiểu về thần thoại: “Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người” [8; tr.13]. Với cách hiểu như thế, rõ ràng so với Nguyễn Đổng Chi, ở đây, Chu Xuân Diên đã có sự phân định ranh giới rõ ràng giữa thể loại thần thoại và những thể loại khác. Bên cạnh đó còn góp phần khẳng định vị thế tồn tại của thần thoại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. GS. Lại Nguyên Ân trong công trình nghiên cứu của mình, lại đưa ra một cách hiểu khác về thần thoại: “Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kể dân gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động, trong các bài ca, điệu nhảy,… Đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó, thần thoại là cái tương đương với “ Văn hóa tinh thần” và “ khoa học” của xã hội cận hiện đại. Trong đời sống các cộng đồng nguyên thủy, thần thoại là cả một hệ thống, con người nguyên thủy tri giác và mô tả thế giới bằng các biểu tượng của hệ thống ấy. Thần thoại là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy. Về sau, thần thoại phân chia thành các ý thức xã hội như tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tư tưởng chính trị…thì các hình thái ấy vẫn bảo lưu trong chúng hàng loạt mô hình thần thoại, được chế biến lại để đưa vào cấu trúc mới, thần thoại có cuộc sống thứ hai” [1; tr.653]. Như vậy theo Lại Nguyên Ân thì thần thoại ở đây được hiểu là một hình thức tư duy, tồn tại phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này mà người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người. Đó là lối tư duy thần thoại, được in dấu trong các hình thái ý thức xã hội. Văn học dân gian cổ đại là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy thần thoại. 13 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán làm chủ biên đưa ra khái niệm về thần thoại như sau: “Thần thoại còn gọi là huyền thoại. Là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hôi theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ”[11; tr.243]. Đề tài khái niệm về thần thoại không chỉ được nghiên cứu ở Việt Nam mà còn được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Ở Nga, Enghen nhận thấy: “Thần thoại là sản phẩm tinh thần của người nguyên thủy, nội dung của nó mang nặng tính chất hoang đường ảo tưởng nhưng trong đó cũng chứa đựngnhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt. Sự nhận thức và lý giải sai lầm, ảo tưởng về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không thể tránh khỏi” [18; tr.315]. Ý kiến này của Enghen cũng đề cấp đến mối liên hệ giữa thần thoại và người nguyên thủy giống như Lại Nguyên Ân. Cả hai người đều cho rằng đây đều là dấu hiệu tư suy của người nguyên thủy. Một người nữa cũng đồng ý kiến với Lại Nguyên Ân khi xem xét thần thoại ở mức độ văn học là M. Melentinski khi ông cho rằng: “Từ thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại. Thường người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó- thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại (mythologie) là tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới” [9; tr.653]. Ở đây, cả hai ông đều cho rằng thần thoại có sự đan kết với nghi lễ được thực hiện qua các nghi lễ, âm nhạc, nhảy múa,… Thần thoại không chỉ là một loại hình nghệ thuật ngôn từ mà nó còn pha trộn trong đó nhiều yếu tố của các nghành khoa học, nghệ thuật khác. Từ những cách hiểu trên đây, ta có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về thần thoại: Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các 14 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người xưa theo một phương thức riêng. Như vậy ta hiểu ở đây thần thoại luôn tồn tại trong hệ thống văn học, văn hóa của nhân loại cũng như của từng dân tộc. Nó đã góp phần giúp con người hiện đại nhìn nhận được lịch sử của mình, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố đó là cội rễ để nhân loại sáng tạo ra những giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật mới. Nhìn chung khái niệm về thần thoại còn là một vấn đề hết sức phức tạp, hầu như mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra một quan niệm của riêng mình. Nhưng dù vậy, ở họ vẫn có những điểm chung nhất từ đó giúp chúng ta có cái nhìn về thể loại này được cụ thể và chính xác hơn. 1.2.2 Đặc điểm của thần thoại Người ta biết tới C.Mac không chỉ với tư cách là một nhà tư tưởng lỗi lạc, mà còn là một nhà nghiên cứu có những nhận định rõ ràng về thần thoại: “Thần thoại chính là giới tự nhiên và các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng lên một cách có nghệ thuật không tự giác” [18; tr.9]. Thần thoại mang tính hình tượng một cách vô ý thức. Vì nó là sự sáng tạo của tập thể ở thời kỳ trong ý thức chưa hình thành sự phản tư ( reflexion). Bên cạnh đó, các hình tượng của thần thoại chưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, phúng dụ hay các hình thức chuyển nghĩa khác của văn học. Trong nổ lực tìm về bản chất của thần thoại, học giả Đức E.Cassirer đã phân tích thần thoại theo “ hình thức tượng trưng”. Ông cho rằng thần thoại là một hệ thống phổ quát duy nhất ở từng giai đoạn phát triển nhất của nhân loại. Qua đó cho ta thấy thần thoại là một hệ thống mà nhờ nó con người tri giác, mô tả thế giới bằng các biểu tượng của hệ thống ấy trong đời sống cộng đồng của người nguyên thủy. Một điểm chung cho tất cả thần thoại trên thế giới đó là nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên thành các vị thần như trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus hiện thân cho sấm sét, Pôxêđôn hiện thân của biển cả bao la, Apôlông hiện thân cho mặt trời tỏa ánh sáng soi rọi khắp mặt đất. 15 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Sự cảm quan thần thoại không chỉ thể hiện qua truyện kể mà còn bộc lộ trong những hình thức khác như trong các nghi lễ, điều răn, trong các bài ca, vũ điệu,… 1.2.3 Thần thoại Hy Lạp Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính chất hoang đường về nguồn gốc vũ trụ, loài người, giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và lịch sử các thành bang bộ tộc Hy Lạp, đồng thời kể về các sự tích về các vị anh hùng xa xưa trên đất nước Hy Lạp. Nó là cơ sở của tôn giáo,là nền tảng của văn học, nghệ thuật Hy Lạp, đồng thời là một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa Châu Âu. Từ lâu, thần thoại đã trở thành nguồn cảm hứng bất tuyệt cho các nhà văn phương tây, là một nguồn văn liệu dồi dào, một di sản vô giá đối với văn học và nghệ thuật thế giới. Trần Văn Khỏa nhận định: “Thần thoại, tiếng Hy Lạp cổ là Mithologhia, có nghĩa là một tập hợp, một tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung mà ngày nay chúng ta coi là hoang đường, kỳ ảo, huyền hoặc. Mithologhia được cấu tạo bởi hai từ: Mithox và Logox. Mithox là truyền thuyết, truyện cổ tích, ngày nay chúng ta dịch là huyền thoại. Logox là ngôn từ truyện kể. Mithologhia ra đời trên cơ sở kết hợp, gắn liền Mithox và Logox lại với nhau, góp phần điều chỉnh lại những trật tự vốn được coi là hỗn độn phức tạp của huyền thoại nhằm tạo ra sự hài hòa giữa truyền thống huyền thoại vốn mơ hồ, trái ngược, mâu thuẫn, từ đó tổ chức lại thành từng hệ, từng khối rõ ràng” [16;tr.6]. Do đó, trong nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, thần thoại được xem như là một phương thức cảm nhận thế giới mang tính khái quát, khởi thủy của người Hy Lạp cổ. Với họ những câu chuyện về thần thánh, sự hình thành thế giới là những hiện thực không cần chứng minh, biện luận nhưng vẫn nhận được sự tin cậy của mọi người. Các nhà nghiên cứu chia những tư liệu gốc về thần thoại Hy Lạp ra làm hai loại. Loại thứ nhất là nguồn tư liệu từ những tác phẩm văn học: các bản anh hùng ca, trường ca, kịch và thơ. Loại thứ hai là nguồn tư liệu ở các tác phẩm biên khảo gồm các tác phẩm sưu tầm, biên soạn, bình luận, khảo chứng viết bằng văn xuôi. 16 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Thần thoại Hy Lạp hình thành trong một khoảng thời gian lịch sử khá dài, từ thế kỷ VIII- VI trước công nguyên, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần thoại rất phong phú, gồm những truyện về khai thiên lập địa, về các thần thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội, về các anh hùng dũng sĩ. Thoạt đầu, thần thoại Hy Lạp là những câu chuyện thơ truyền khẩu qua nhiều thế hệ, các câu chuyện đó tồn tại được đến ngày nay là nhờ các ghi chép của nhiều thế hệ người Hy Lạp. Nó được xem như là một di sản văn học của nhân dân Hy Lạp. Từ lâu, thần thoại Hy Lạp đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của văn học nhân loại. Hiếm thấy có thần thoại của dân tộc nào lại luôn được tái sinh như thần thoại Hy Lạp. Từ những bức vẽ, bức tượng của các nhà nghệ sĩ thời cổ đại, thời Phục hưng, thế kỷ XVII, XVIII, XIX và cả thế kỷ XX, từ một vở kịch, cuốn truyện đều lấy đề tài từ thần thoại Hy Lạp. Ngay người La Mã cũng mượn những hình ảnh các nhân vật thần trong thần thoại Hy Lạp để tạo nên thần thoại cho riêng dân tộc mình, chỉ có điều dùng những tên gọi khác mà thôi. Trong văn học, trên báo chí, ta thường thấy những tính hiệu quen thuộc từ thần thoại Hy Lạp được sử dụng dưới dạng thành ngữ và điển tích như: “Con ngựa thành Troie, Quả táo bất hòa, Tai vua Miđax,…”. Kể cả tên các vì sao, chòm sao, đường phố, rạp hát, tàu vũ trụ,…cũng lấy tên từ thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp được chia làm ba loại:  Thần thoại về các gia hệ thần  Thần thoại về các thành bang  Thần thoại về các anh hùng * Thần thoại về các gia hệ thần: Thần thoại về các gia hệ thần giải thích quá trình hình thành, vận động và phát triển của vũ trụ. Gồm 4 gia hệ thần được sắp xếp từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp: i. Gia hệ thần Caôx ii. Gia hệ thần Uranôx và Gaia iii. Gia hệ thần Crônôx iv. Gia hệ thần Zeus 17 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Các vị thần được miêu tả hình dáng giống con người, trừ một số sinh vật nủa người, nửa thú như các nhân sư. Họ là những vị thần bất tử, trẻ mãi không già, không bị ốm đau, bệnh tật, có thể sinh con. Mỗi một vị thần có một hình dáng, nguồn gốc, khác nhau và họ thường được quản lý một lĩnh vực nhất định: Đêmête vị thần nông nghiệp, Hêra thần hôn nhân, bảo vệ hạnh phúc gia đình và là thần sinh nở, Apôlong vị thần ánh sáng và nghệ thuật,… Theo thần thoại Hy Lạp phản ánh, từ gia hệ thần Crônôx đến gia hệ thần Zeus đã phải trải qua một thời kỳ đấu tranh mạnh mẽ, gây xáo động mà từ đó cho ra đời những lực lượng mới. Sự thắng lợi của Zeus trong cuộc đấu tranh đó tượng trưng cho lực lượng mạnh nhất. Sự chuyển tiếp của các hệ gia thần này tượng trưng cho sự phát triển của nhận thức người Hy Lạp cổ đại. * Thần thoại về các thành bang: Khác với thần thoại về sự giải thích thế giới của các gia hệ thần, thần thoại các thành bang đi sâu vào giải thích nguồn gốc, phản ánh phong tục, tập quán, ca ngợi những người con ưu tú của thành bang. Các thành bang đều có thần bảo trợ. Người bảo trợ càng có uy tín lớn thì vị trí thành bang đó càng được tôn vinh như thành bang Aten được nữ thần Athêna bảo trợ là một ví dụ. * Thần thoại về các anh hùng: Thần thoại về các anh hùng có phần giống như thần thoại thành bang, nhưng thần thoại anh hùng tập trung làm nổi bật những chiến công phi thường. Những người anh hùng trong thần thoại được miêu tả là người có sức mạnh vô song, tài trí tuyệt vời đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù hai chân và bốn chân như người anh hùng Hêraclex, Pecxê, Asin,…Những người anh hùng này tuy là người bình thường nhưng lại được sánh ngang với các thần linh bởi những chiến công phi thường, họ đã vượt qua những giang nan thử thách tưởng chừng không thể vượt qua nổi, tiêu biểu là mười hai kỳ công của Hêraclex. Thần thoại về các anh hùng không chỉ hiện diện trong cuộc sống sinh hoạt văn hóa, chính trị, xã hội của người Hy Lạp cổ đại mà những người anh hùng ưu tú ấy vẫn còn sống mãi trong tâm hồn tình cảm của người dân Tây Phương cho đến nay. 18 Luận văn tốt nghiệp GVHD Trương Thị Kim Phượng Như vậy tóm lại ba loại thần thoại Hy Lạp tuy có những điểm tương đồng song mỗi loại lại mang những sắc thái riêng. Thần thoại Hy Lạp phong phú, đẹp đẽ và được các học giả xếp vào hàng những thần thoại hay nhất thế giới. 1.3 Khái niệm “anh hùng” trong thần thoại Hy Lạp Ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau và kể cả mỗi cá nhân của mỗi người điều có những quan niệm khác nhau về người “anh hùng”. Khái niệm “ anh hùng” được Từ điển tiếng Việt định nghĩa khác nhau tùy theo mỗi tác giả. Trong quyển Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên khi đề cập đến khái niệm “anh hùng”, ông đã đưa ra hai cách hiểu sau: 1. “Anh hùng” là một người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước. 2. “Anh hùng” là người có tính chất của người anh hùng, hành động anh hùng. [20; tr.7]. Trong quyển Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu, ông không nêu khái niệm chung về người anh hùng mà cắt nghĩa từ ra. Theo ông “anh hùng” được hiểu theo nghĩa sau: Anh: Hoa của các loài cây cỏ, vì thế nên vật gì cũng đẹp khác thường đều gọi là “anh”. Hùng: Các loài thú có lông thuộc về giống thú đực, vua của các loài thú thì gọi là “hùng”. Còn theo Lê Dân và Thái Xuân Đệ định nghĩa: “anh hùng là bậc tài giỏi xuất chúng” [9; tr.6]. Còn ở phương Tây, khi chỉ người anh hùng người ta thường dùng thuật ngữ “ Hero ” nghĩa là người được thần thánh hóa, người xuất chúng. Họ là những người anh hùng vĩ đại trong thần thoại Hy Lạp như Prômêtê, Hêculơ, Pêrxê, những người hùng Argônôt và những tên tuổi gắn liền với cuộc chiến thành Troa như Asin, Ôđyxê,… Theo những định nghĩa trên ta nhận thấy điểm chung là khi đề cập đến người anh hùng là ta đang nói đến những người có tài năng, khí phách lớn lao, phi thường, đồng thời phải có những kỳ tích, công trạng. Từ đó cho thấy ta nên 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng