Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng đôi mắt trong truyện mắt sói của daniel pennac...

Tài liệu Hình tượng đôi mắt trong truyện mắt sói của daniel pennac

.PDF
58
290
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ----------  --------- PHÙNG THỊ QUỲNH HÌNH TƯỢNG ĐÔI MẮT TRONG TRUYỆN MẮT SÓI CỦA DANIEL PENNAC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi ng viên : Lê Kim Nhung Người hướng dẫn: ThS.GVC. NGUYỄN NGỌC THI HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: ThS - GVC Nguyễn Ngọc Thi. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này. Dù đã có cố gắng nhưng khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô để tiếp tục hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh Viên Phùng Thị Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của Daniel Pennac” là kết quả tôi trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Phùng Thị Quỳnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Cấu trúc khoá luận ........................................................................................ 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG ĐÔI MẮT TRONG TRUYỆN MẮT SÓI......................................................................................... 7 1.1. Khái quát về hình tượng nghệ thuật ........................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về hình tượng nghệ thuật ....................................................... 7 1.1.2. Vai trò của hình tượng nghệ thuật........................................................... 8 1.1.3. Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật ........................................................ 9 1.2. Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói .................................................. 9 1.2.1. Đôi mắt qua cuộc gặp gỡ kì lạ .............................................................. 11 1.2.2. Mắt sói qua cái nhìn của người ............................................................. 14 1.2.3. Mắt người qua cái nhìn của sói ............................................................. 19 1.2.4. Hình tượng đôi mắt - nơi đoàn tụ của tình bạn, tình thân. .................... 22 TIỂU KẾT...................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG TRONG TRUYỆN MẮT SÓI....................................................................................... 26 2.1. Kết cấu...................................................................................................... 26 2.1.1 Kết cấu hình tượng ................................................................................. 27 2.1.2. Kết cấu văn bản ..................................................................................... 29 2.1.2.1. Kết cấu cốt truyện .............................................................................. 29 2.1.2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................... 33 2.2. Giọng điệu trần thuật................................................................................ 38 2.2.1. Đôi nét về giọng điệu ............................................................................ 38 2.2.2. Giọng điệu nổi bật trong truyện Mắt sói ............................................... 40 2.2.2.1. Giọng điệu hài hước ........................................................................... 41 2.2.2.2. Giọng điệu trữ tình ............................................................................. 43 2.3. Điểm nhìn ................................................................................................. 46 TIỂU KẾT...................................................................................................... 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khách quan Daniel Pennac sinh năm 1944 tại Casablanca (Ma Rốc) là nhà văn lớn của Pháp hiện nay.Thuở nhỏ, ông theo chân bố mẹ đi khắp nơi trên thế giới: châu Âu, châu Á, châu Phi…Trải nghiệm sống phong phú có được qua những chuyến phiêu lưu ấy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng về thể loại trong sáng tác của nhà văn: tiểu luận, tiểu thuyết trinh thám, sách cho thiếu nhi, truyện tranh, tự truyện…Là một nhà văn lớn của Pháp hiện nay, Daniel Pennac đặc biệt ghi dấu ấn với những câu chuyện viết cho thiếu nhi. Giọng văn hài hước mà không kém phần sâu lắng, tình bạn giữa con người và loài vật, những khám phá vô cùng thú vị về thế giới “bốn chân” đã đem lại cho từng trang viết của ông có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với độc giả ở mọi lứa tuổi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nice (Pháp) ông làm nghề dạy học và thời gian còn lại ông dành cho công việc viết văn. Deniel Pennac cho xuất bản cuốn tiểu luận đầu tiên của mình vào năm 1973. Năm 1992, trong khi không ngừng viết (sách cho trẻ em, trinh thám, tiểu thuyết…), ông đã đạt thành công to lớn qua tác phẩm Như một cuốn tiểu thuyết (Comme un roman), là một tiếng kêu từ tâm nhằm bảo vệ việc đọc sách. Bên cạnh đó, Au bonheur des orges, La fée carabine, La Petite Macande de prose, thiên tiểu thuyết về gia đình Malassène được đón nhận rất nồng nhiệt và nhận được vô số giải thưởng, trong đó có giải Đọc sách quốc tế năm 1990. Hơn nữa ông còn là tác giả những chuyện phiêu lưu của cậu bé Kamo, một nhân vật rất quen thuộc với các em nhỏ. Năm 2005, Mắt sói - bản dịch ra tiếng Anh của Sarah Adams, đã nhận được Giải Marsh Award (Anh), bản dịch Mắt sói là tác phẩm kinh điển viết cho thiếu nhi của Daniel Pennac. Năm 2007, cuốn tiểu thuyết - tự truyện Chagrin d’école của ông được vinh danh trong lễ trao giải Renaudot, 1 giải thưởng danh giá nhất của văn đàn Pháp chỉ xếp sau Goncourt. Năm 2008, ông đã giành được giải “Grand Prix Metropolis bleu”. Truyện của Daniel Pennac có nhiều sắc thái đa dạng, phong phú, thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau. Đa số độc giả đọc truyện của ông chủ yếu là câu chuyện cảm động về tình bạn bè giữa con người với loài vật hay những câu chuyện về chính cuộc đời của tác giả… Với bút pháp vừa trữ tình, cảm xúc, u sầu, tha thiết vừa hiện thực các tác phẩm của ông đã đề cập đến những vấn đề của cuộc sống. Là một người có kinh nghiệm đã tạo nên những ý tưởng tuyệt vời trong sáng tác của ông đó là cuộc phiêu lưu đậm màu sắc cổ tích trong hai nhân vật chính trong truyện Mắt sói để tìm đến sự đồng cảm giữa muôn loài trong thế giới này tạo một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, tình anh em cũng như sự cưu mang đùm bọc không toan tính giữa người với người. Đó là cuộc hành trình để thực hiện khát khao quyền lực của mình trong truyện Kẻ độc tài và chiếc võng… hay chính là cuộc đời của chính tác giả được chưng cất trong Nỗi buồn thời cắp sách bằng nỗ lực của bản thân đã đưa một ông vua “zéro” trở thành một thầy giáo giàu kinh nghiệm và một nhà văn nổi tiếng của Pháp … Nhìn chung truyện của ông đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Các nhân vật trong tác phẩm của ông từ thế giới loài vật cho đến con người đều có một cuộc sống riêng và một tâm hồn phong phú. Những nhân vật ấy để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc sống mãi với tâm trí chúng ta không thể nào quên. 1.2. Lý do sư phạm Tìm hiểu truyện Mắt sói có rất nhiều vấn đề hay. Các nhân vật trong truyện sinh động, nhiều màu sắc, mang nét đặc sắc riêng. Trong đó “Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu đề tài “Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của nhà văn Daniel Pennac” có ý nghĩa lớn đối với tôi trong công tác giảng dạy sau này. Nó giúp 2 tôi hiểu sâu sắc hơn về truyện Mắt sói về cuộc sống con người trong xã hội từ đó hiểu được giá trị to lớn về nội dung cũng như nét đặc sắc trong cách thể hiện của câu chuyện mà Daniel Pennac đã đóng góp cho nền văn học thiếu nhi Pháp nói riêng và kho tàng văn học Pháp nói chung. Hiểu được cả 2 mặt này của tác phẩm giúp cho việc cảm thụ sâu sắc hơn, từ đó việc truyền đạt tới học sinh sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.Tuy nhiên trong một tác phẩm văn học tập trung nhiều nhân vật, “nhân vật chính, nhân vật phụ”, hay các hình tượng tạo nên điểm nhấn của truyện nhưng trong đề tài này tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu đến hình tượng đặc sắc đó là đôi mắt của các nhân vật. Từ đó giúp tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về một hiện tượng điển hình trong tác phẩm truyện thiếu nhi. Là một giáo viên tương lai, tôi mong muốn mình không chỉ làm cho các em thêm hiểu biết về kiến thức mà còn giúp các em biết cái hay của tác phẩm văn chương trên nhiều phương diện khác nhau. Do đó việc lựa chọn đề tài “Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của Daniel Pennac” theo chúng tôi là việc làm thiết thực và hữu ích. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu mảng văn học dành cho thiếu nhi, đặc biệt là mảng truyện của Daniel Pennac, các nhà văn, nhà phê bình, tạp chí sách thiếu nhi ít nhiều khẳng định rằng “Không nhiều tác giả biết cách làm bật giá trị riêng của một văn bản tĩnh lặng, không ồn ào, không kỹ xảo vô ích như Pennac, ông biết cách thu hút sự chú ý của người nghe và biết chưng cất cảm xúc”. Trải qua các cuộc hành trình khám phá khác nhau với những trải nghiệm thú vị các vùng miền, Pennac với những tác phẩm về cuộc đời thời thơ ấu của tác giả (Nỗi buồn thời cắp sách), tình bạn giữa loài vật với con người (Cún bụi đời), hay những câu chuyện dệt lên một cuốn tiểu thuyết (Như một cuốn tiểu thuyết)… 3 Ở truyện, bản thân việc mở rộng cái thế giới mà nhân vật đi vào, theo dòng chảy của một cuộc đời, hoặc sự đổi thay các ấn tượng về những cảnh và người mà nhân vật tiếp xúc - đó là mục đích của trần thuật, của sự thể hiện nghệ thuật (1; 350). Chính vì lẽ đó mà nhà văn Pennac bằng chính sự trải nghiệm của bản thân dệt lên những tác phẩm nghệ thuật mang nhiều màu sắc khác nhau. Trong những tác phẩm của Pennac, Mắt sói là một trong những câu chuyện gây ấn tượng mạnh với lứa tuổi thiếu nhi. Câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát. Có lẽ vì vậy mà nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lí. Năm 2005, Mắt sói - bản dịch ra tiếng Anh của Sarah Adams, đã nhận được Giải Marsh Award (Anh) cho bản dịch Mắt sói là tác phẩm mới nhất viết cho thiếu nhi của Daniel Pennac. Cuốn tiểu thuyết dày hơn 100 trang kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Sói Lam và Phi Châu tại một vườn bách thú nọ.Và xuyên suốt tác phẩm là cái nhìn bằng một con mắt từ ngày này qua ngày khác để trở về với ký ức xa xưa của bạn mình. Dưới đây là một số bài viết liên quan tới bài viết: “Mắt sói - đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ, được kể lại một cách xuất sắc” (Astrapi). Hội đồng nghệ thuật giải Marsh Award đã nhận xét về tác phẩm như sau: “Daniel Pennac đã dệt nên một câu chuyện kỳ diệu, bí ẩn và chắc chắn không dễ quên... một câu chuyện độc đáo về tình bạn đầy xúc động, cam đảm và ngày càng sâu đậm giữa một con sói trong vườn thú với một chú bé lang thang có tên Phi Châu. Đồng thời, đây còn là câu chuyện về sức mạnh của việc kể chuyện và những câu chuyện”. Lịch sử vấn đề được xây dựng bằng tiếng việt, ở đây không đề cập trong các bài viết, các công trình nghiên cứu nào. Từ tìm hiểu chúng tôi nhận thấy không có bài báo, tạp chí nào đăng về hình tượng đôi mắt trong truyện 4 Mắt sói của nhà văn Pennac. Trên cơ sở kế thừa những ý kiến trên, chúng tôi mong muốn tập trung nghiên cứu “Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của Daniel Pennac” 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về truyện viết về loài vật của Pennac, đặc biệt là hình tượng đôi mắt trong tác phẩm Mắt sói . Qua đó phục vụ thiết thực cho tôi trong việc tiếp cận tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài và giảng dạy sau này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của nhà văn Daniel Pennac”. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sự thể hiện của hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của nhà văn Daniel Pennac. Từ đó người viết cũng muốn khẳng định về vị trí và những đóng góp của Pennac trong nền văn học thiếu nhi Pháp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận tập trung tìm hiểu vấn đề sau: - Khái quát về hình tượng nghệ thuật - Chỉ ra và phân tích những đặc điểm của hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói của nhà văn Pennac. - Thấy được nghệ thuật tiêu biểu mà nhà văn đã sử dụng góp phần thể hiện thành công hình tượng trên trong tác phẩm. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học - Phương pháp tổng hợp 5 7. Cấu trúc khoá luận Khoá luận gồm: Mở đầu Nội dung Chương 1: Đặc điểm của hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện Mắt sói Kết luận Tài liệu tham khảo 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG ĐÔI MẮT TRONG TRUYỆN MẮT SÓI 1.1. Khái quát về hình tượng nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm về hình tượng nghệ thuật Nghệ thuật là phản ánh cuộc sống và nó lấy hình tượng làm phương tiện thể hiện. Ở bất cứ loại hình nào, từ kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ đến văn học đều dùng đến hình tượng nghệ thuật nhằm dựng lên bức tranh đời sống với những cảnh đời riêng biệt. Tất cả đều nhằm khơi dậy trong lòng người đọc, người xem những ý nghĩ đối với đời sống, bằng một tác động tổng hợp cả lý trí lẫn tinh thần. Hình tượng nghệ thuật được coi như là “tế bào” của tác phẩm. Không có hình tượng nghệ thuật thì không có cơ sở để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Vậy hình tượng nghệ thuật là gì? Theo Lí luận văn học của Hà Minh Đức: “Hình tượng là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan, bày tỏ tư tưởng tình cảm con người; là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống theo quy luật tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật” [2, 30]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” [3, 147]. Như vậy hình tượng nghệ thuật có thể hiểu là phương tiện đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống một cách sáng tạo, bằng những hình thức sinh động, cảm tính, cụ thể như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm lý giải, khái quát về đời sống gắn liền với một ý nghĩa, cảm xúc nhất định xuất phát từ lí tưởng thẩm mĩ của mỗi nghệ sĩ. 7 1.1.2. Vai trò của hình tượng nghệ thuật Văn học nhận thức đời sống, thể hiện tư tưởng tình cảm, khát vọng và ước mơ của con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượng chính là phương thức phản ánh thế giới của văn học. Trong một tác phẩm văn học, hình tượng nghệ thuật đóng một vai trò vô cùng quan trọng. “Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu, muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách, về số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể” [3, 147]. “Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt, không lặp lại, lại vừa khái quát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật không phản ánh các khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc mà, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân đạo và thẩm mĩ của nghệ thuật” [3, 147 - 148]. “Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng được xác định không chỉ ở việc nó phản ánh và lý giải hiện thực tại, mà còn bởi việc nó tạo ra một thế giới mới, khác thế giới thường- thế giới mang tính hư cấu” [9, 594]. Hình tượng nghệ thuật có chức năng tái hiện đời sống, nhưng nó là sự tái hiện có chọn lọc, có sáng tạo nhằm thể hiện một cách cụ thể, chính xác, và sâu sắc nhất những tư tượng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. 8 1.1.3. Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của trí tượng tượng và sự sáng tạo của nhà văn nhằm thể hiện những quan niệm sáng tạo của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Chính vì vậy mà hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là: “Sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: Chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình” [3, 148]. Ngoài ra, hình tượng nghệ thuật cũng chính là: “Một quan hệ xã hội thẩm mĩ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ đến là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh… Đó còn là quan hệ giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm… Và cuối cùng là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ thuật, giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hoá” [3, 148]. Như vậy, ta có thể thấy hình tượng nghệ thuật có một cấu trúc phức tạp, nó là sự tổng hợp trong nhiều mối quan hệ khác nhau, nhưng luôn luôn thống nhất với nhau trong một chính thể nhất định để góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. 1.2. Hình tượng đôi mắt trong truyện Mắt sói Nghiên cứu tác phẩm của các tác giả văn học, ta thường thấy trong thế giới nghệ thuật của mình các nhà văn thường có một số hình tượng tâm huyết cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như một “ám ảnh” đối với nhà văn ấy. Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thường thấy ông hay nói đến trăng nên trăng trở thành hệ thống hình tượng ám ảnh trong thế giới nghệ thuật của ông.Với Hàn Mặc Tử, trăng trở thành người bạn tâm tình an ủi xoa dịu nỗi đau thể xác và trăng là đối tượng để Hàn Mặc Tử vươn tới cõi đẹp vĩnh hằng quên đi mọi bất hạnh mà chính mình phải chịu. Với Vũ Trọng Phụng, nhân vật thầy tướng số bói 9 toán có mặt trong hầu hết tác phẩm của ông. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Đó là yếu tố tư tưởng nghệ thuật cơ bản của Vũ Trọng Phụng có nội dung triết lí bi quan định mệnh chủ nghĩa nảy sinh như là một điều tất yếu của con người thông minh sắc sảo, ham triết lí thích khái quát, ráo riết đi tìm nghĩa lí của cuộc đời mà bất lực”. Nhà văn có thể thu hút được độc giả nhí không nếu trong tác phẩm vắng bóng phù thuỷ, siêu nhân, vắng bóng những cuộc giao chiến nảy lửa, những phép thuật biến hoá khôn lường? Daniel Pennac - một trong những tác giả viết cho thiếu nhi đương đại Pháp được yêu thích nhất - đã biến điều không tưởng ấy thành sự thực chỉ bằng Mắt sói - cuốn tiểu thuyết nhỏ xinh, trong trẻo như một bông hoa bé xíu giữa khu rừng văn học của con trẻ luôn bạt ngàn yêu ma và đao kiếm. Với Daniel Pennac thì hệ thống hình tượng ám ảnh trong thế giới nghệ thuật của ông là hình tượng đôi mắt - khắc hoạ đầy xúc động về tình cảm gia đình, tình anh em cũng như sự cưu mang đùm bọc không toan tính giữa người với người trong tác phẩm Mắt sói. Hình tượng đôi mắt trong tác phẩm Mắt sói xuất hiện như một yếu tố trung tâm của tác phẩm làm cho người đọc như đang đắm mình trong cuộc phiêu lưu đậm màu sắc cổ tích đem đến một cái nhìn đa chiều về thế giới loài vật và thế giới loài người. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú nọ. Cả hai câm lặng nhìn nhau nhưng điều đặc biệt ở đây Sói Lam chỉ có một con mắt, bằng sự đồng cảm cậu bé đã nhắm một con mắt của mình lại và giao tiếp với nhau từ ngày này qua ngày khác. Chính cách giao tiếp kì lạ này đã đưa họ lần ngược dòng thời gian trở về với ký ức xa xưa của bạn mình. Tác phẩm như đang kể về một cuộc phiêu lưu đậm màu sắc cổ tích giữa hai nhân vật chính. Điều đọng lại sâu sắc hơn cả trong mỗi trang truyện là niềm tin và sự đồng cảm giữa muôn loài trong thế giới rộng lớn này. Nếu như Phi Châu có tài kể chuyện cho người ta mơ ước thì Daniel Pennac có tài viết văn khiến người 10 đọc, đặc biệt là các em nhỏ biết tin và yêu hơn cuộc sống quanh mình. Với thành công trong xây dựng tác phẩm, Mắt sói trở thành một tác phẩm kinh điển trong nền văn học thiếu nhi Pháp và năm 2005 bản dịch Mắt sói ra tiếng Anh của Sarah Adams, đã nhận được Giải Marsh Award (Anh). 1.2.1. Đôi mắt qua cuộc gặp gỡ kì lạ Cuộc gặp gỡ tình cờ nơi vườn bách thú nọ đã tái hiện cuộc sống chân thực của sói và cậu bé Phi Châu. Đó là cuộc gặp gỡ khi cậu bé Phi Châu nhìn chằm chằm vào sói. Sự im lặng của cậu bé trước chuồng sói khiến cho sói cảm thấy khó hiểu: “Thằng bé này khó chịu thật…” [5, 7] ………………………………………. “Thằng bé muốn gì ở ta nhỉ? [5, 7]. Cái nhìn đầu tiên của cậu bé Phi Châu đã làm cho sói phải tự hỏi chính mình. Chính cái nhìn ấy khiến cho nó phải suy nghĩ: - “Những đứa trẻ khác thì chạy nhảy, la hét, khóc lóc, chúng lè lưỡi về phía con sói rồi núp vào váy mẹ. Đứa thì làm trò trước chuồng con tinh tinh và gào thét trước con sư tử có cái đuôi cứ vung vẩy hất lên hất xuống… [5, 8]. - Thằng bé này chưa hề thấy sói thì phải ?” [5, 8]. Những câu hỏi đặt ra trong đầu sói với cái nhìn của cậu bé khiến cho nó ý thức được rằng mình còn một mắt, con mắt kia của nó bị mất trong cuộc giao tranh với con người khiến cho nó chỉ có thể nhìn thấy được bên trong khu chuồng của mình. Trong cái lạnh buốt nơi Châu Phi Xanh hình ảnh một con sói đi đi lại lại nhiều lần còn cậu bé vẫn đứng yên nhìn sói lại khiến cho sói như muốn thách thức với cái nhìn của cậu bé: “Thằng bé sẽ phải thua ta” …………………….. “Ta lì hơn nó” “Ta là sói cơ mà” [5, 9]. 11 Đôi mắt của sói và cậu bé trong cái nhìn đầu tiên đó không phải là cái nhìn của sự gặp gỡ vui mừng, phấn khởi mà đó là cái nhìn khó hiểu, đầy thắc mắc của sói. Cái nhìn ấy cũng chính tạo nên những mảnh ghép tiếp theo cho câu chuyện. Những tưởng cuộc gặp gỡ kết thúc, nhưng ngày thứ hai, cái nhìn ấy lại tiếp diễn khi mở mắt ra lại một lần nữa vẫn là hình ảnh cậu bé Phi Châu hôm qua. Cuộc gặp gỡ lần thứ hai này không phải là một cái nhìn hoài nghi, thắc mắc mà đó là cái nhìn đầy bất ngờ: “Thằng bé không thể đứng đây suốt đêm” [5, 11]. …………………………………………………. “Ta làm thằng bé chú ý ghê vậy sao” [5, 12]. Những câu hỏi hoài nghi lại một lần lần nữa hiện lên trong đầu của sói và “Đôi mắt cậu bé thì đưa qua đưa lại chậm rãi như đang xem một trận tennis quay chậm” [5, 12]. Nhà văn Pennac đã khéo léo xây dựng nên hình ảnh đôi mắt của sói đó là cái nhìn đầy thắc mắc. Cái nhìn ấy khiến cho sói Alaska, miền Baren Lands phải bực mình bởi nó đã thề không bao giờ thèm quan tâm tới con người nữa. Và ngày hôm nay, nơi vườn thú này, cậu bé Phi Châu đã đánh thức điều đó trong tiềm thức của sói bởi: “Từ mười năm nay, nó đã giữ đúng lời thề của mình: không một ý nghĩa mảy may về con người, không một cái nhìn, tuyệt nhiên không có gì. Nó không hề để ý tới lũ trẻ đùa nghịch trước chuồng của nó, cũng chẳng thèm quan tâm tới nhân viên vườn thú hàng ngày đem thịt tới cho nó nhưng phải đứng từ xa, cả những tay hoạ sĩ Chủ nhật nào cũng tới đây vẽ nó, và những bà mẹ ngốc nghếch hay chỉ vào nó để doạ nạt mấy đứa con nhỏ”. Hay những câu hỏi của khách tham quan: “Đấy, con sói đấy, nếu con không ngoan là nó sẽ ăn thịt ngay! Nó tuyệt nhiên không hề để ý tới bất cứ điều gì” [5, 13-14]. 12 Chính cái nhìn của cậu bé Phi Châu làm cho sói phải bực mình và nó quyết định lùi bước, không quan tâm, không thắc mắc: “Mặc xác thằng bé” [5,15]. Cuộc gặp gỡ lần thứ ba cũng là lần thứ ba sói lại bắt gặp cái nhìn đó của cậu bé tiếp tục được diễn ra vào sáng hôm sau đó rồi nhiều ngày hôm sau nữa cũng vậy. Những câu hỏi lại tiếp tục dồn dập hiện lên trong đầu khiến sói nặng nề và mệt mỏi: “Nhưng thằng bé là ai?” “Nó muốn gì ở ta?” “Ban ngày nó không làm gì à?” “Rỗi việc hay sao?” “Không đi học à?” “Không có bạn sao?” “Không cha mẹ à?” “Hay sao nữa?” “Thật không tưởng tượng nổi” [5, 17- 18]. Một loạt câu hỏi không có câu trả lời, dường như mọi thắc mắc đang ngày càng tăng lên. Khi không thể chịu đựng, không thể không quan tâm đến con người được nữa thì cái nhìn của cậu bé Phi Châu khiến cho sói mới thật sự đối diện với cậu nhưng cái nhìn ấy lại đặc biệt bởi “nó không nhìn cậu với cái nhìn xuyên thủng mà nó thường nhìn”. Đó là cái nhìn thẳng vào mắt của nhau để có thể thấu hiểu mà những gì đối phương đang thắc mắc, hoài nghi. Cuộc gặp gỡ giờ đây không còn xa lạ, lạ lẫm hay khó chịu như cái nhìn đầu tiên nữa. Sự đối diện này làm cho cả hai cảm thấy giữa sói và người không còn khoảng cách như nó vẫn thường nghĩ đến. Nhưng cái nhìn đối diện ở đây lại làm cho nó hơi khó chịu đó là “nó còn mỗi một mắt, trong khi cậu bé còn nguyên cả hai mắt”, “con mắt nó nhảy nhót: phải - trái, trái phải”.Và cuối cùng là cảm giác bất lực và tức giận. Cái nhìn bất lực, cái nhìn 13 tức giận như vậy lại nhanh chóng trở thành cái nhìn của sự bình tĩnh và tin tưởng khi cậu bé nhắm một con mắt lại. Cuộc gặp gỡ kì lạ từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai rồi đến ngày thứ ba và nhiều ngày sau đó tưởng chừng như nhanh chóng kết thúc nhưng chính nó đã tạo nên một cuộc gặp của tình bạn. Chính cái nhìn bằng một con mắt của cả sói và cái nhìn của cậu bé tạo nên sự kì lạ của cuộc gặp gỡ này. Từ cái nhìn của sự hoài nghi, khó chịu đó giờ đây cả hai đã thực sự tin tưởng để bắt đầu trở về kí ức xưa của bạn mình để thấu hiểu và đồng cảm thế giới của sói và người. 1.2.2. Mắt sói qua cái nhìn của người “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó, mà vẫn ở ngoài sự thật, bảo lưu sự toàn vẹn sự thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật” [7, 130]. Đôi mắt của sói qua cái nhìn của cậu bé hiện lên với nhiều màu sắc về thế giới loài sói. Xuôi theo đường mắt ấy, những kí ức xa xưa, những kỉ niệm của sói dường như đang mở ra. Điều đầu tiên hiện lên trong cái nhìn của cậu bé là“một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen, một con mắt không bao giờ chớp” [5, 23], “con mắt như càng lúc như càng to hơn, tròn hơn, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, và chính giữa, một con ngươi như càng đen hơn” [5, 23]. Nơi đây có thể thấy được đôi mắt của sói hiện lên thật cô đơn, đó là điều mà cậu bé nhìn thấy đầu tiên trong đôi mắt của sói. Điểm nhấn đặc biệt trong đôi mắt của sói đó chính là con ngươi - loé lên một tia sáng khủng khiếp, hệt một ngọn lửa và cậu bé nghĩ đó chính là ngọn Hắc Hoả. Từng khoảnh khắc thời gian qua đi, khi mọi thứ đang dần trở lên tĩnh lặng, tối sầm và đen thẫm lại thì cũng là lúc cậu bé Phi Châu lại phát hiện ra một điều đặc biệt trong mắt sói - con ngươi có sự sống. Trong con ngươi ấy 14 “chính là một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình, nó vừa gầm gừ nhìn cậu bé. Nó không hề nhúc nhích, nhưng dưới bộ lông bóng loáng, người ta có cảm giác có một cơn dông sắp nổ ra. Đầu ngón chân nó run rẩy. Nó như sắp chồm lên” [5, 24-25]. Trong đôi mắt ấy hiện lên sự giận dữ của mẹ Hắc Hoả trước cái nhìn của cậu bé. Thời gian trôi đi, mẹ Hắc Hoả dần chùng xuống và rồi cũng đành thôi để ý đến cậu bé nữa. Cái nhìn tiếp theo của cậu bé đó là trong đôi mắt sói là hình ảnh con ngươi có sắc cầu vồng. Màu lông của năm sói con, đó là Sói Lam với màu xanh lam như nước đóng băng dưới bầu trời, hay những tia vàng lấp lánh như tráng kim của Ánh Vàng. Tất cả hiện lên như một bức tranh sắc màu trong con ngươi ấy. Lửa mắt lại đưa cậu bé tiếp tục cuộc hành trình của mình đi tìm hiểu thế giới loài sói. Trong cái lạnh của tuyết nơi vùng Alaska, miền Cực Bắc Cannada, nơi đây là câu chuyện của mẹ Hắc Hoả kể cho các con nghe về con người với thoảng chút nghiêm trang trong nhưng bầy sói lại không mảy may nghe về những câu chuyện đó: “Con người ư? - Lại chuyện này? - Không đâu! - Mẹ suốt ngày chỉ kể chuyện con người thôi - Chán lắm rồi! - Chúng con đâu còn bé nữa! - Thà mẹ kể về tuần lộc, hay về thỏ tuyết, hay về cách săn vịt còn hơn…” [5, 29]. Trong tiềm thức của sói con, những câu chuyện về con người là không có thật. Những câu chuyện từ mẹ Hắc Hoả chẳng bao giờ làm chúng quan tâm. Nhưng trong những đứa con của mình chỉ có Sói Lam là yên lặng khi 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan