Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng bác hồ trong thơ tố hữu...

Tài liệu Hình tượng bác hồ trong thơ tố hữu

.PDF
50
1008
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHUẤT THÚY HOÀN HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ TỐ HỮU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHUẤT THÚY HOÀN HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ TỐ HỮU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Tho SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Nguyễn Công Tho, đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành khoá luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầ y cô giáo trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suố t quá trình hoàn thành khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban quản lý thư viện Trường Đại học Tây Bắc, phòng Nghiên cứu khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Tôi chân thành cảm ơn tập thể lớp K52 CĐSP Văn - GDCD đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2014 Tác giả Khuấ t Thúy Hoàn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu ...................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6 1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu .......................................... 6 1.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu ............................................................................ 6 1.2. Sự nghiệp sáng tác ....................................................................................... 7 1.3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu ............................................................. 8 1.4. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ của một số tác giả khác .................................. 13 CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ TỐ HỮU............... 17 2.1. Từ Hồ Chí Minh đến Việt Bắc - sự chuyển biến về hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu ....................................................................................................... 18 2.2. Hình tượng Bác Hồ qua Bác ơi, Theo chân Bác và một số bài thơ khác của Tố Hữu ............................................................................................................. 26 2.3. Bác Hồ sống mãi – một cách nhìn truyền thống mà sáng tạo độc đáo trong thơ Tố Hữu ....................................................................................................... 35 2.4. Nghê ̣ thuâ ̣t thể hiê ̣n hình tươ ̣ng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu ......................... 40 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 46 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Trong số các nhà văn cách ma ̣ng , Tố Hữu là mô ̣t cây đa ̣ i thu ̣ của nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam hiê ̣n đa ̣i . Thơ Tố Hữu gắ n liề n với sự nghiê ̣p cách ma ̣ng của dân tô ̣c, có sức đô ̣ng viên to lớn và lắ ng sâu trong lòng quần chúng nhân dân . Ngay từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Trần Minh Tước đã gọi "Tố Hữu là nhà thơ của tương lai". Cách mạng tháng Tám thành công, tập thơ Từ ấy được giới thiệu và Đặng Thai Mai xem tập thơ là "bó hoa lửa lộng lẫy". Suốt nhiều thập kỷ, Tố Hữu vẫn được thừa nhâ ̣n là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng". Chế Lan Viên viế t : "Anh là người mở đường, dẫn đường và hiện nay vẫn trên đường". Hơn sáu mươi năm sáng tác thơ Tố Hữu đã chinh phục nhiều bạn đọc qua giọng điệu trữ tình cách mạng ấm áp tình đời, tình người. 2. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị, tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành một đề tài, một cảm hứng dạt dào. Cùng chung nỗi đau, niề m vui của dân tô ̣c , Tố Hữu và thơ của ông hướng về đồng bào - tầng lớp cần lao: như anh vệ Quốc quân, những người mẹ, người phụ nữ, em nhỏ. Và đặc biệt Tố Hữu là nhà thơ vô cùng yêu kính , viế t nhiề u và rấ t thành công về hình tượng Bác Hồ, lãnh tụ cách mạng, vị Chủ tịch vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc. 3. Có thể nói, trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là người có nhiều tác phẩm sâu sắc và cảm động về Bác Hồ: Hồ Chí Minh, Sáng Tháng Năm, Cánh chim không mỏi, Theo Chân Bác, Ta đi tới,…những tác phẩm ấy không phải chỉ là cảm xúc riêng của nhà thơ mà còn là tấm lòng của những người con Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, mà qua những bài thơ đó, Tố Hữu đã thể hiện tập trung những suy nghĩ, cảm xúc của mình về hình tượng Hồ Chí Minh với tất cả lý tưởng, lẽ sống, niềm vui và những ân tình cách mạng. Có lẽ chưa bao giờ trong văn học Việt Nam hình ảnh vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu của dân tộc hiện lên như một chủ đề sáng tác chính trong thơ văn Việt Nam rõ ràng mà sâu sắc đến vậy. Hình tượng Bác Hồ là ngọn nguồn 1 của yêu thương, của sức mạnh để dân tộc ta vững bước trên con đường đấ u tranh cho độc lập, tự do. Hồ Chí Minh trong thơ Tố Hữu thật đẹp, giản dị, gần gũi. 4. Thơ Tố Hữu sớm đươ ̣c giảng da ̣y trong nhà trường từ Phổ thôn g đế n Đa ̣i ho ̣c... Là một người ngưỡng mộ tài năng của Tố Hữu và sự say mê hứng thú khi đọc các tác phẩm của Tố Hữu, nhất là những tác phẩm thơ viết về Bác Hồ kính yêu, tôi mong muốn được mở mang, hiểu sâu sắc hơn về những tác phẩm này, có điều kiện so sánh nét hấp dẫn của thơ Tố Hữu với các nhà thơ khác khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời để có cơ sở vững chắc trong việc học tập và giảng dạy các tác phẩm thơ Tố Hữu, dựa trên những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và sự say mê của mình khi tiếp cận thơ Tố Hữu nên tôi chọn vấn đề "Hình tƣợng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu" làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tố Hữu gắn bó rất sâu sắc với hoạt động cách mạng và sáng tạo thơ ca. Thơ ông đã thực sự tạo được niềm yêu mến, nỗi đam mê trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Tố Hữu đã góp phần đem đến cho công chúng tình yêu cách mạng, tình yêu thơ ca, yêu con người, yêu sự sống. Và ông cũng nhận lại từ bạn đọc một sự đồng điệu, đồng tình. Thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng, một vùng đất nghiên cứu vô cùng màu mỡ của các học giả, các nhà nghiên cứu phê bình văn học như: Trần Minh Tước, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Hà Xuân Trường, Trần Đình Sử... Chẳng hạn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh giá về tập Từ ấy: "Từ ấy là tập thơ đầu lòng của Tố Hữu, của một người thanh niên, một người cộng sản. Con người ấy trong một hoàn cảnh gay go và tuy bản thân không phải vướng nhiều thứ nợ nần của cuộc đời cũ nhưng đã dứt khoát vùng dậy theo tiếng gọi của Đảng, đã băng mình vào nơi sóng to gió lớn và từ trong sóng gió đã không ngừng cất lên tiếng hát khi hữu tình đằm thắm, khi sôi nổi say sưa." [8, 489] 2 Cũng về tập Từ ấy Hoàng Minh Châu đã nhìn nhận về phương pháp sáng tác của tập thơ này: "Chắc không ai phủ nhận luật kế thừa trong sáng tác văn học và ảnh hưởng qua lại giữa ý thức hệ đương thời nhưng tôi thấy Từ ấy có kế thừa. Chẳng là kế thừa cái truyền thống thơ ca cách mạng của dân tộc, kế thừa những hình ảnh đất nước, quê hương… Ta có thể nói tác giả chịu ảnh hưởng những hịch tướng sĩ đời Trần, lời gọi da diết quyền sống trong truyện Kiều, lời êm ái dịu dàng của miền núi Ngự sông Hương… Lại có thể nói người thanh niên hồi đó chịu ảnh hưởng văn chương của Huygo, Gorki, Ôxtơrôpski và đặc biệt là của thơ ca cách mạng bí mật, công khai trong nước." [1, 432] Lê Đình Kị cảm nhận về tập Gió lộng: "Gió lộng đã kết tinh được chất trữ tình sôi nổi của Từ ấy và chất cụ thể của Việt Bắc, thêm vào đó là một ý thức sâu sắc hơn về cuộc sống, về con người, một sự thành thạo chủ động, phóng khoáng hơn về nghề nghiệp. Với Gió lộng Tố Hữu trở lại nhiều với bút pháp tự biểu hiện vốn là chủ đạo trong Từ ấy, kết hợp với bút pháp dựng người, dựng cảnh vốn là mặt sở trường của Việt Bắc, có thể là cái phần xông sáo, bồng bột không còn được như Từ ấy, có thể là cái chất thực tế tươi thắm so với Việt Bắc có kém phần trực tiếp, nhưng rõ ràng sáng tác của Tố Hữu sau hòa bình đã đạt tới quy mô mới, tâm tình ý tứ có cao rộng hơn, chủ nghĩa trữ tình thêm đậm đà dào dạt đã có những cố gắng đổi mới cảm hứng, đã thêm phần sáng tạo trong nhịp điệu và thể hiện." [6,165] Về tập Ra trận Hà Minh Đức đã viết: "Ra trận đánh dấu một bước phát triển mới trong thơ Tố Hữu. Những suy nghĩ và cảm xúc của anh về đất nước về Bác Hồ bộc lộ sâu sắc chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Anh vẫn thiết tha đằm thắm như xưa nhưng anh trầm tư, rắn chắc hơn. Thơ anh không mất đi phần tươi trẻ, non tơ, mà lại có thêm chiều cao của một tầm vóc mới."[1, 685] Đến tập Máu và Hoa, Giáo sư Trần Đình Sử đã viết: "Phải đến Máu và hoa ta mới thấy hình bóng của cuộc chiến tranh bằng vũ khí hiện đại, mới thấy con người Việt Nam bằng xương thịt bám trụ vững vàng trên đất nước đau thương, thấy anh hùng và nỗi đau, tự tin và trầm tĩnh." [7, 152] 3 Tuy nhiên trong khuôn khổ khoá luận này tôi xin đề cập tới một số ý kiến tiêu biểu sau đây: Hà Xuân Trường trong Tập thơ Việt Bắc viết: Tố Hữu để hết tấm lòng yêu nước, yêu Đảng, yêu dân vào một con người, người anh hùng kiệt xuất, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng: Hồ Chủ Tịch... Lãnh tụ của chúng ta là biểu hiện tập trung nhất những đức tính cao quý của dân tộc: giản dị, yêu thương, biết yêu thương, cần cù, sáng tạo... [1, 624] Nhị Ca trong Dọc đường văn học đánh giá rất cao hai bài thơ Bác ơi và Theo chân Bác của Tố Hữu vì Tố Hữu “đã dựng lại toàn bộ cuộc đời của Bác, cuộc đời của vị lãnh tụ mong manh áo vải hồn muôn trượng gắn với lịch sử dân tộc". [1, 180] Chuyên luận về thơ Tố Hữu của Lê Đình Ky ̣ đã đề cập tới thơ Tố Hữu một cách đầy đủ và hệ thống. Khác với các hình ảnh khác (như bà me ,̣ anh bộ đội, thiếu nhi…), hình ảnh Bác trong thơ Tố Hữu được tác giả chuyên luận nghiên cứu một cách đầy đủ ở khía cạnh con người Bác. [6, 68] Một số bài viết khác của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh (Theo chân Bác, một thành công mới của Tố Hữu) cũng đã đề cập về hình ảnh Bác Hồ trong thơ Tố Hữu. Như vây, tính đến thời điểm này các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về Tố Hữu và hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu là rất nhiều. Trong pha ̣m vi của đề tài , với khả năng của mình , tôi đi vào tìm hiểu một số ý kiến về hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu để hiểu sâu sắc hơn về đề tài ca ngợi Bác Hồ. 3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng Nghiên cứu hình tượng Bác Hồ trong thơ của Tố Hữu. 3.2. Phạm vi Nghiên cứu hình tượng Bác Hồ qua những bài thơ viết về Bác Hồ của Tố Hữu. 4 3.3. Mục đích Nghiên cứu đề tài giúp chúng tôi hiểu thêm về đề tài ca ngợi Bác Hồ trong thơ Tố Hữu và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ cho việc giảng dạy sau này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó chú trọng đến phương pháp: 4.1. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp quan trọng thống kê các bài thơ Tố Hữu viết về Bác làm tư liệu cho việc phân tích, đánh giá vấn đề mà khoá luận đặt ra. 4.2. Phương pháp so sánh Thao tác so sánh sẽ giúp cho chúng ta hiểu, mở rộng sâu sắc hơn về hình tượng Bác Hồ trong mối tương quan với các hình tượng khác trong thơ Tố Hữu. Đồng thời so sánh hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu với hình tượng Bác Hồ trong sáng tác của các nhà thơ khác. 4.3. Phương pháp phân tích, bình giảng văn học Đây là phương pháp chủ đạo quan trọng trong việc đánh giá, khẳng định những thành công của nhà thơ để về nội dung xây dựng hình tượng Bác Hồ. 5. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung nghiên cứu của đề tài khoá luận gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Hình tượng Bác Hồ trong thơ Tố Hữu 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu 1.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920 tại làng Phù Lai (nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo nhưng rất yêu thơ, ham sưu tầm ca dao tục ngữ. Từ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ, phải chăng vì thế thơ ông đã luôn phảng phất một chút hương vị truyền thống, một chút hương đồng gió nội và rất nhiều bài thơ của ông được làm theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc. Mẹ của nhà thơ cũng là con của một nhà nho, rất yêu và thuộc nhiều ca dao , dân ca xứ Huế, rấ t giàu lòng thương con. Nhà thơ mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi, một năm sau lại phải xa gia đình vào trường Quốc học Huế. Quê hương xứ Huế đã góp phần quan trọng vào sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Huế tuy là một vùng đất nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên, sông núi lại rất nên thơ. Có lẽ bởi thế mà quê hương, gia đình có một ảnh hương rất lớn tới tâm hồn thơ của Tố Hữu. Năm 13 tuổi, Tố Hữu vào học trường Quốc học Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ. Trong thời kỳ cách mạng dân chủ, Tố Hữu sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên Cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Năm 1937, ông bắt đầu có thơ đăng báo. Năm 1938, Tố Hữu gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tháng 4 – 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhiều nhà lao các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Trong thời gian ấy, Tố Hữu vừa rèn luyện ý chí vừa làm nhiều thơ cách mạng. Những bài thơ ấy sau này được tập hợp trong tập thơ "Từ ấy". Tháng 3 – 1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay, trở về gây dựng cơ sở và hoạt động bí mật tại Thanh Hoá. 6 Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Tố Hữu được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa - Thiên Huế và sau đó là Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Tố Hữu được điều động ra Thanh Hoá, rồi lên Việt Bắc công tác ở cơ quan trung ương Đảng, đặc trách về văn hoá, văn nghệ. Từ đó ông luôn giữ những tro ̣ng trách trong công tác văn nghê ̣, trong bô ̣ máy lañ h đa ọ Đảng và Nhà nước. Năm 1948 ông là Phó tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam ; 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ; 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên Truyền; 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ; tại đa ̣i hô ̣i Đảng lầ n II , ông đươ ̣c bầ u là Ủy viên dự khuyế t Trung ương ; 1955 là Ủy viên chính thức; tại đa ̣i hô ̣i Đảng lầ n III , vào ban Bí thư; tại đại hội Đảng lần IV là Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị , Bí thư Ban chấp hành Trung ương, năm 1980 là Ủy viên chí nh thức Bô ̣ chiń h tri ̣ ; 1981 ông giữ chức Phó Chủ tịch hội đồ ng Bô ̣ trưở ng. Ông được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt I – 1996). Ông từ trầ n ngày 9/ 12 /2002 tại Hà Nội. 1.2. Sự nghiệp sáng tác Tố Hữu cầm bút ngay khi còn là một chàng thanh niên trẻ tuổi. Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu gần như cùng lúc với con đường hoạt động cách mạng. Thơ ông gắn bó chặt chẽ với các cuộc đấu tranh cách mạng nên chặng đường thơ của ông cũng song hành với các giai đoạn cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động về tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Chặng 1: Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là tập thơ đầu tay của tác giả thể hiện niềm vui sướng của một thanh niên giác ngộ lý tưởng cách mạng, quyết hy sinh phấn đấu cho lý tưởng. Tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửa, vượt qua xiềng xích để đến ngày giải phóng cùng đất nước. Chặng 2: Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954) là tiếng ca hùng tráng về cuộc kháng chiến chống Pháp, những con người kháng chiến và chiến khu Việt Bắc. 7 Nhà thơ ca ngợi những con người bình thường, các bà mẹ, các anh vệ Quốc quân... làm những việc phi thường bảo vệ Tổ Quốc. Chặng 3: Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961) tràn đầy niềm vui trước cảnh miền Bắc là ngày hội lớn đầy sức sống, sức vươn lên trong tự do, độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời tập thơ cũng bộc lộ nỗi đau chia cắt đất nước, tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt, niềm tin bất diệt vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông. Chặng 4: Hai tập thơ Ra trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) sáng tác trong kháng chiến chống Mĩ, là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến vĩ đại với những con người bất khuất kiên cường, ca ngợi chiến thắng của dân tộc. Chặng 5: Hai tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) sáng tác khi đất nước đang đổi mới, bộc lộ những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống, lẽ đời, bộc lộ niềm tin vào lý tưởng, con đường cách mạng. Nhà thơ đã được trao tặng nhiều giải thưởng: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 ( tập thơ Việt Bắc). Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 1 (1996) Huân chương Sao Vàng (1994) 1.3. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu 1.3.1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ, thơ ông nhằm mục đích trước hết là phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng đồng thời Tố Hữu cũng là một nhà thơ trữ tình kiểu mới tạo sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm hứng trữ tình. Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ. Sự nghiệp thơ Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận 8 của sự nghiệp cách mạng. Với tám mươi mốt tuổi đời, sáu mươi tư tuổi thơ, Tố Hữu đã đi qua một chặng đường lớn của cách mạng nước ta. Trong quá trình ấy ông đã giữ vững vị trí tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Có thể nói ông là một trong những nhà thơ xứng đáng tiêu biểu cho dòng thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung, lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc và cách mạng. Cái tôi nếu có là cái tôi của người chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc, vì thế có ý nghĩa khái quát, rộng lớn. Cảm hứng thơ Tố Hữu thường bắt đầu từ cảm hứng chính trị, từ những tình cảm lớn lao, cao cả, tiêu biểu: tình yêu lý tưởng, lãnh tụ, đồng bào, đồng chí... Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi: Đối tượng thể hiện chủ yếu trong thơ Tố Hữu là những sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính chất toàn dân, những biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc, cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử dân tộc, là vận mệnh cộng đồng. Trầ n Điǹ h Sử cho rằ ng muố n có thơ hay trước hế t phải ta ̣o lấ y tiǹ h . Nhà thơ chân chiń h phải không ngừng phấ n đấ u , tu dưỡng về lâ ̣p trường tư tưởng ; xác định thật rõ ràng tầm nhìn , cách nhiǹ . Tự nguyê ̣n gắ n bó chân thành là yêu cầ u cao nhấ t đố i với người nghê ̣ si ̃ trong quan hê ̣ với đấ t nước , với nhân dân . Ngoài ra các nhà thơ cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh , không khoan nhươ ̣ng trước biể u hiê ̣n lê ̣ch lạc, với cái xấ u cái ác . Tóm lại phải xứng đáng là người chiế n si ̃ xung kić h trên mă ̣t trâ ̣n văn hóa tư tưởng. "Văn học không chỉ là văn chương mà thực chấ t là cuộc đời . Văn học sẽ không là gì cả nế u không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuấ t phát , cũng là nơi đi tới của văn học " [1, 66]. Với Tố Hữu , thơ là tiế ng nói đồ ng ý , đồ ng tình, tiế ng nói đồ ng chí ; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câu chữ , khi cái tình thật mãnh liê ̣t. Màu sắc dân tộc đậm đà cũng là yêu cầu hàng đầu đối với thơ hay cả về nô ̣i dung tư tưởng lẫn hiǹ h thức nghê ̣ thuâ ̣t . Dân tô ̣c mà hiê ̣n đa ̣i , hiê ̣n đa ̣i trên cơ sở truyề n thố ng. 9 Sự đóng góp của Tố Hữu vào nền thơ ca cách mạng rất to lớn. Với bẩy tập thơ Từ ấy (trước cách mạng), Việt Bắc (trong kháng chiến chống Pháp), Gió lộng (trong hoà bình), Ra trận và Máu và hoa (trong kháng chiến chống Mỹ), Một tiếng đờn và Ta với ta (sau 1975), thơ Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường Cách mạng đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc, đồng thời nó cũng là những chặng đường thể hiện sự vận động trong quan điểm tư tưởng và trình độ nghệ thuật của chính nhà thơ. Trên những chặng đường ấy, đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là luôn có sự thống nhất hài hoà giữa cái tôi nhà thơ với cái ta chung, giữa tuyên truyền cách mạng với cảm hứng trữ tình. Vì thế Tố Hữu chiếm được sự mến mộ của độc giả và ông trở thành nhà thơ được quý mến bậc nhất của nhiều thế hệ. Đối với Tố Hữu, thơ là tiếng nói của cách mạng qua tâm hồn dân tộc, là sức sống không nén nổi của dân tộc trong đấu tranh cách mạng đã cất thành lời ca. Tố Hữu là một nhà thơ kiểu mới, sáng tác đối với Tố Hữu không phải là một ''nghề'' riêng, mà là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động cách mạng. Tố Hữu sáng tác nhằm phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước. Thơ Tố Hữu mang ý nghĩa thời sự chính trị rõ ràng. Nó không đơn thuần là một bức tranh của đời sống mà là sự tổng hợp cả chất liệu thực tế và tâm hồn trước những vấn đề lớn lao, nóng bỏng của dân tộc và thời đại. Tố Hữu ý thức sâu sắc về mục đích và nội dung của sự sáng tạo, do đó mà không hề gò bó hoặc làm cho những vần thơ khô khan. Ở Tố Hữu chính trị là ý tưởng, đồng thời cũng là tình cảm: "Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa Bốn nghìn năm chan chứa ân tình" [5, 438] Và trước những chiến công kỳ diệu của Tổ quốc và dân tộc anh hùng của chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những ngày chống Mỹ, nhà thơ tràn ngập niềm tự hào và tin tưởng hướng lời cảm ơn về Đảng ta: "Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng làm ra ánh sáng Người chưa đưa ta lên được sao Kim Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim Biết lẽ phải, biết yêu thương, căm giận Biết đi tới và làm nên thắng trận!" [5, 442] 10 Tim Đảng cho ta cũng là trái tim biết lẽ phải và biết yêu thương căm giận. Giây phút được đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhà thơ đã trực tiếp miêu tả thế giới tâm hồ n của mình: "Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim" [5, 67] Tố Hữu viết nhiề u về Tổ quốc Việt Nam. Mô ̣t Tổ quốc đẹp vô cùng với mùa thu xanh thắm, với mây nhởn nhơ bay, khi nhà thơ say mê với những màu sắc hồng, xanh, vàng, lam trắng, với lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi, lược Hàng Đào chải mái tóc xanh... và Tổ Quốc đang hàng ngày thay đổi: "Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hồn thời đại bay cao... Xuân đã đến rồi... Hối hả tương lai Khói những nhà máy mới ban mai..." [5, 347] Nói đến Tố Hữu tức là nói đến nhà thơ của lý tưởng Cộng sản. Hơn nửa thế kỉ qua, ông đã gắn bó với cuô ̣ c đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân. Tố Hữu đã dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Nói đến Tố Hữu là nói đến một nhà thơ lớn. Tiếng thơ của Tố Hữu là tiếng thơ tiểu biểu cho dân tộc anh hùng của dân tộc chúng ta. Dân tộc ta, thời đại ta tự hào có một nhà thơ lớn đó là nhà thơ Tố Hữu. Thơ ông lại có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta . Thơ Tố Hữu được đánh giá là tấm gương phản chiếu cách mạng. Ngoài các đề tài gắn với cách mạng Việt Nam: hình tượng Tổ quốc, hình tượng anh bộ đội, người phụ nữ, người công nhân; Tố Hữu cũng rất quan tâm đến đề tài quốc tế: nhà thơ viết về về Đảng Cộng sản Anh, về đất nước Cu Ba anh hùng, về xứ sở Ba Lan, về các danh hoạ nước Áo... đặc biệt về nước Nga, về Liên bang Xô viết. Ông thành công tuyệt vời với bài thơ Đợi anh về của Xi-mô-nốp trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp đã góp phần thắt chặt thêm tình cảm giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô. 1.3.2. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền 11 với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng thành cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc đến cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên thành hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, do khuynh hướng cảm hứng ấy mà Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ. 1.3.3. Thơ Tố Hữu mang giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu rất riêng, rất dễ nhận ra đó là giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do thừa hưởng từ tâm hồn của người con xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ, nhà thơ đặc biệt rung động với tình nghĩa cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, liền mạch. 1.3.4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó hoà nhập với truyền thống tinh thần, tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Về thể thơ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh 12 trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm, dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hoá. 1.4. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ của một số tác giả khác 1.4.1. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Chế Lan Viên Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Chế Lan Viên trước hết là một người yêu nước hết mình. Người chưa bao giờ quên nghĩ về vận mệnh đất nước, dân tộc dù là trong những bữa ăn, giấc ngủ. "Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa" [1] Đọc những vần thơ ấy mỗi người dân Việt lại rưng rưng nước mắt vì thương Bác. Người đã hy sinh cho cả dân tộc, Người không chỉ vĩ đại trong những điều lớn lao mà còn vĩ đại trong những điều bình dị nhất. Tiếp đó Chế Lan Viên đã miêu tả một thước phim ngắn quay chậm tả niềm hạnh phúc vô bờ bến của Bác khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lê nin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc. "Luận cương đến với Bác Hồ. Và người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười" [1] 13 Trong bài thơ Cách mạng - chương đầu, tái hiện những tháng năm Bác về Pác Bó, Chế Lan Viên có những khổ thơ: "Dân tộc rét chưa che Người đủ ấm Hang đá này Bác đắp chiếc chăn sui Khớp xương buốt vì hơi rêu lạnh thấm Gió rừng đừng thổi nữa, gió rừng ơi Những đêm ấy Bác thức cùng ngọn lửa Thảo từng trang sử lớn cho đời Tượng Mác trầm ngâm trong hình thạch nhũ Rồi từng dòng từng chữ qua vai" [1] Lối sống giản dị của Người trong những năm gian khổ cũng như khi hoà bình lập lại ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã trở thành huyền thoại. Thơ Chế Lan Viên thiên về triết lí khó nhớ, nhưng có thể nói thơ viết về Bác Hồ của Chế Lan Viên là những bài thơ chân thực, sâu sắc và có tầm tư tưởng cao. Trong thơ ông, Bác như bông hoa sen thơm ngát, như cây xanh toả bóng mát cho đời, Người ra đi nhưng tình cảm và tư tưởng vẫn còn mãi. "Bác vĩnh cửu muôn đời không thể mất Người ở trong lăng và Người ở ngoài lăng" [1] Bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn có bài thơ Ta nhận vào ta phẩm chất của Người là những vần thơ tiếp tục phát hiện tầm lớn lao của trí tuệ và lòng nhân ái bao la của trái tim và Người sống mãi trong những trang thơ và trong trái tim nhân loại. 1.4.2. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Minh Huệ Khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh thì trong tâm trí Minh Huệ hiện rõ lên hình ảnh Người cha già dân tộc với dáng hình bình dị và tâm hồn ấm áp. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" đã nói lên tất cả: "Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ 14 …Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng. …Bác thương đoàn dân công Đêm nay ngủ ngoài rừng Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thâm Làm sao cho khỏi ướt!" [1] Hình ảnh Bác Hồ - vị cha già của dân tộc thật gần gũi, giản dị. Bác quan tâm đến mọi người như những đứa con, đứa cháu của mình. Bác quan tâm từ trong những suy nghĩ đến hành động. Hồ Chí Minh người cha yêu kính, gần gũi. Dòng thơ cuối cùng nhấn mạnh Bác không ngủ vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh. Trong những năm tháng sau này, Minh Huệ đã làm cho hình ảnh Bác Hồ trong thơ của ông trở lên đầy đặn hơn. Ông có thêm các bài hay như: Bác về sáng nay, ... Bác Hồ trong thơ Minh Huệ có vẻ đẹp giản dị: "Áo xanh cũ, dép quai đen Bác đi trìu mến, thân quen lạ thường Quần xoăn thoăn thoắt bờ mương Nâng từng ngọn lúa, hỏi từng lão nông" [1] Minh Huệ viết về Bác Hồ với một tấm lòng thành kính và yêu thương vô hạn, đã làm sống dậy hình tượng Bác Hồ thêm phong phú, đặc sắc và chân thực. 15 Tiểu kết: Ngay từ đầu viết về lãnh tụ, tuy Bác là Chủ tịch nước, uy tín lớn lao, nhưng Bác vẫn là người chiến sĩ trong hàng ngũ, một con người từng trải, giản dị, có tình yêu thương chan hoà với đồng chí, đồng bào của mình. Bác không chỉ yêu nước thương nòi mà còn là "bạn muôn đời của thế giới đau thương". Cái nhìn của nhà thơ về Bác đã phản ánh được sự kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và dân tộc, thấm nhuần tính chất dân chủ trong con người Bác. Chắc ai cũng hiểu được sáng tác để ca ngợi Hồ Chủ tịch là một chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu. Trong những bài thơ đã viết về Bác, ông đã đạt được những thành công lớn. Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Tố Hữu cũng có sự thay đổi theo sự nhận thức của ông về Bác được nâng lên, qua cuộc sống được gần gũi với Bác, qua tiếp xúc với tình cảm của quần chúng đối với Bác. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan