Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng anh hùng trong tác phẩm tây sở bá vương hạng võ (thường vạn sinh)...

Tài liệu Hình tượng anh hùng trong tác phẩm tây sở bá vương hạng võ (thường vạn sinh)

.PDF
97
152
145

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN PHẠM TRƯƠNG THẾ VY MSSV: 6106373 HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG TRONG TÁC PHẨM TÂY SỞ BÁ VƯƠNG HẠNG VÕ (THƯỜNG VẠN SINH) Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, năm 2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Phần mở đầu 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. Tác giả 1.2. Tác phẩm 1.2.1. Thời đại tác phẩm 1.2.2. Tóm tắt tác phẩm 1.2.3. Giá trị tác phẩm Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm hình tượng 2.2. Khái niệm hình tượng nhân vật 2.3. Quan niệm anh hùng 2.3.1. Quan niệm anh hùng thời trước đó 2.3.2. Quan niệm anh hùng thời Hạng Võ 2.3.3. Quan niệm anh hùng thời kì sau Chương 3. HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG TRONG 2 TÂY SỞ BÁ VƯƠNG HẠNG VÕ (THƯỜNG VẠN SINH) 3.1. Hình tượng anh hùng Hạng Võ 3.1.1. Ngoại hình 3.1.2. Quan niệm 3.1.3. Hành động thể hiện tài năng, khí phách anh hùng 3.1.4. Một con người có hiếu 3.1.5. Tình cảm chung thủy 3.1.5.1. Với Ngu Cơ 3.1.5.2. Với ngựa Ô Truy 3.1.6. Một con người bao dung rộng lượng 3.1.7. Sự ca ngợi của nhân vật khác dành cho Hạng Võ 3.1.8. Khuyết điểm của Hạng Võ 3.2. Hình tượng Lưu Bang 3.2.1. Ngoại hình 3.2.2. Tính cách 3.2.3. Hành động nghĩa khí 3.2.4. Một con người có ý chí kiên cường 3.2.5. Giỏi dùng nhân tài và nghe lời khuyên tướng sĩ 3.2.6. Lấy đức phục nhân, biết lấy lòng bá tánh 3.2.7. Khuyết điểm của Lưu Bang 3.2.7.1. Vong ân bội nghĩa 3.2.7.2. Bất tín 3.2.7.3. Bất hiếu, bất nghĩa 3 3.2.7.4. Tham tài háo sắc, thích hưởng thụ 3.2.7.5. Sát hại công thần 3.3. Hình tượng Hàn Tín 3.3.1. Ngoại hình 3.3.2. Hành động thể hiện tài năng, khí khái 3.3.3. Khuyết điểm của Hàn Tín 3.3.3.1. Bất trung 3.3.3.2. Bất tín 3.3.4. Cái chết của Hàn Tín 3.4. Hình tượng Anh Bố 3.5. Hình tượng Hạng Bá 3.6. Hình tượng Phạm Tăng 3.7. Hình tượng những anh hùng khác 3.8. Số phận, bi kịch của người anh hùng 3.8.1. Cuộc đối dầu giữa đức và dũng 3.8.1. cuộc đối đầu giữa trí và dũng Chương 4. NGHỆ THUẬT 4.1. Miêu tả 4.1.1. Miêu tả trực tiếp 4.1.2. Miêu tả thông qua nhận xét của nhân vật khác 4.1.3. Miêu tả thông qua thậm xưng 4.2. Nghệ thuật mở đầu truyện 4.3. Nghệ thuật kết thúc truyện 4 4.4. Nghệ thuật giới thiệu nhân vật 4.5. Nghệ thuật kể chuyện PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CBHD-CBPB 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôi đọc được những quyển sách nói về Hạng Võ như Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, Hán Sở tranh hùng và có xem cả những bộ phim về Hạng Võ, tôi không dấu được nỗi niềm ngưỡng mộ của mình dành cho Hạng Võ, cũng như những băn khoăn, có rất nhiều cách nghĩ và bình luận về Hạng Võ, nhưng có một số cách nghĩ mà tôi cảm thấy không hài lòng về điều đó, nên tôi cần phải có những suy nghĩ, nghiền ngẫm về Hạng Võ nhiều hơn nữa, để phần nào đó thỏa lòng với những gì mà mình dành cho nhân vật này. Thử thách nhằm mục đích cho chúng ta biết chắc chắn giá trị của con người. Thử thách là cơ hội. Từ cơ hội đó con người có thể xác định được những giá trị tốt xấu, biết được tài sức của mình. Dù cơ hội ấy đầy những cam go, tạo nên những khó khăn gian khổ, để kiễm tra chính xác tài năng và đạo đức của mỗi con người nào đó là rất cần thiết cho công việc. Biết được khó khăn gian khổ đã trải qua để đánh giá về họ, bản thân của mỗi cá nhân chấp nhận thử thách và vựơt qua dù thành công hay thất bại chỉ là yếu tố khách quan, thực tế với bản thân họ là một thành công, vì vượt qua được thử thách cũng đã là một thành công và tích cực hơn họ có thể đánh giá về bản thân mình, có những phương pháp cách thức để lấp đầy những khiếm khuyết về kiến thức, những hạn chế của bản thân. Với tôi có thể nói may mắn luôn mỉm cười, từ khi chuẩn bị nhận đề tài tôi cũng như những sinh viên khác rất hồi hợp, nhưng may mắn tôi có thể tự đề xuất cho mình một đề tài mà mình yêu thích. Tôi chọn cho mình một đề tài cũng đồng nghĩa vơi việc chọn cho mình một cơ hội để thử thách bản thân, có dịp thử sức vơi chính mình. Chăc chắn là công việc nào cũng có những khó khăn và vất vả nhưng vượt qua nó sẽ giúp chúng ta biết được khả năng của mình và tự tin hơn. Dù thành công hay thất bại cũng có được những kinh nghiệm cho riêng mình. 6 Xã hội ngày nay có nhiều công việc mỗi công việc cần một tài năng và tiêu chuẩn khác nhau, ngay cả trong công việc mức độ tài năng của mỗi người cũng khác nhau. Muốn thành đạt cần phải có thử thách, biết tạo những thử thách và vượt qua nó. Chọn đề tài hình tượng anh hùng trong tác phẩm Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, đó là niềm đam mê và say sưa nghiên cứu để khám phá tài năng của Hạng Võ, và những anh hùng khác trong tác phẩm cũng như những uẩn khúc đằng sau sự thành công cũng như sự thất bại của họ. 2. Lịch sử vấn đề Quan niệm anh hùng ở đây đã để con người xã hội con người cộng đồng lấn át ý niệm con người cá nhân, điều này thể hiện căn nguyên từ quan niệm “khắc kỉ, phục lễ” và chịu ảnh hưởng của đặc truyện kể truyền miệng của dân gian.[6; tr. 156] Vì vậy nổi bật trong Tây Sở Bá Vương Hạng Võ là quan niệm nghệ thuật về các kiểu anh hùng, phương châm hành động là để hoàn thiện nhân cách của nho gia “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đây là con đường để trở thành người anh hùng. Quan niệm về người anh hùng Trung Hoa đã tạo nên vẻ hào sảng cho Tây Hán chí, xả thân vì nghĩa lớn là hành động không hề được tính toán mải may. Có nhiều những bài viết bài nghiên cứu nói về Hạng Võ cũng như Lưu Bang. Đã nhắc đến Lưu Bang thì sẽ có Hạng Võ. Có những cái nhìn thiển cận cũng như những cái nhìn chưa toàn diện. Nhưng dù sao điều đó cũng cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Rất nhiều những tác giả nói về hai nhân vật này. Trong quyển Vương triều Hoàng đế Trung Quốc do Tương Tự Văn biên soạn có nói đến Lưu Bang như sau: “Sự thành công của Lưu Bang và những người bạn của ông ta không phải là chỗ lật đổ vương triều nhà Tần mà lại là ở chỗ họ đã chiến thắng Tây Sở Bá Vương Hạng Võ”[22; tr.121]. Điều này cũng có cái lí của nó, bởi tiêu diệt vương triều nhà Tần là Hạng Võ chứ không phải là Lưu Bang, nhưng cái thành công của Lưu Bang là đánh bại được Hạng Võ. Cũng trong quyển này lại có đoạn cho rằng: “Lưu Bang chỉ tồn tại trong lịch sử với tư cách là một chư hầu được Hạng Võ cắt đất phong vương mà thôi. Giai đoạn đó, người có danh nghĩa trong lịch sử vương Trung Quốc chính là Hạng Võ 7 với địa vị Tây Sở tự lập”[22; tr.124]. Lại có một đoạn cho rằng Hạng Võ: “là con người thiển cận, nóng giận và tàn bạo, chém giết không nương tay nên đã làm mất lòng dân, lại không biết cách dùng người”[22; tr.125]. Nhận định này không phải hiếm gặp, hầu hết những đánh giá về Hạng Võ đều nói Hạng Võ tàn bạo. Khác hơn trong quyển 100 sự kiện Trung Quốc của Trương Tú Bình – Vương Hiểu Minh có nói đến sự kiện Hán Sở tranh hùng, truyền thuyết Sở hà, Hán giới trên bàn cờ tướng từ cuộc đấu tranh này mà ra. Kết cuộc thì không có gì thay đổi. Tác giả đã có nhận định về hai nhân vật chính này rằng: “Hạng Võ biểu lộ tính chất quý tộc cũ rất mạnh mẽ, không biết dùng người, không xây dựng được một vương triều thống nhất. Lưu Bang biết cách dùng người, dần tạo được lợi thế, cuối cùng chiến thắng Hạng Võ lên ngôi hoàng đế”[5; tr.168]. Chưa hết trong quyển Tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc (Sử ký- cơ cấu lớn của lịch sử) của Nguyễn Văn Ái biên soạn cũng không bỏ qua hai nhân vật Hạng Võ và Lưu Bang. Đây là sử ký nên có thể nói tương đối chính xác, hầu hết các sự kiện lớn đều được ghi chép lại, chẳng hạn như Trần Thắng khởi binh, Hạng Võ chống Tần, Lưu Bang tạo phản, Hạng Võ nắm quyền, Lưu Bang tiến vào Hàm Dương trước, bữa tiệc Hông môn… Không chỉ thế trong quyển Những mẩu chuyện lịch sử nổi tiếng Trung Quốc – Mười Đại Hoàng Đế Trung Quốc của Lưu Huy chủ biên có nhắc đến Lưu Bang với tư cách là vị Hoàng đế khai sáng vương triều đại Hán. Cũng như quyển Sử ký hầu hết những sự liện trong cuộc đời Lưu Bang đều được nói đến. Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu là hình tượng anh hùng trong tác phẩm Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, có nhiều quyển sách bình luận nhắc đến những nhân vật thời Tần- Hán, nhưng đó chỉ là những cung cấp về mặt thong tin lịch sử, còn đánh giá hình tượng những anh hùng thì còn thiếu xót. Bởi lẻ khi bàn đến anh hùng thì có quá nhiều thứ cần nói đến chẳng hạn như lấy cái thiện cái đức để đánh giá anh hùng, lấy cái thành bại để luận anh hùng, lấy cái tài năng để nói đến anh hùng… Trong tác phẩm Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, Ngu Cơ liều thân nơi Cai Hạ để Hạng Võ không vướn bận phá vòng vây, đó là sự hi sinh. Phạm Tăng cả đời phò tá cho Hạng Võ dẫu biết rằng chân mệnh thiên tử là Lưu Bang nhưng ông vẫn đến chết trung thành với 8 Hạng Võ, đó là “trung”. Hay trong Hán Sở tranh hùng Thượng Hải Công thích khách Tần Thủy Hoàng, sự hi sinh vì nghĩa lớn. Vương Mẫu tự vẫn khuyên con... tất cả họ đều hiện lên vẻ đẹp lấp lánh đủ màu sắc đó là những người xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Từ nhân vật Hạng Võ nhân vật chính trong tác phẩm cũng là nhân vật mở đầu cho hệ thống nhân vật anh hùng tráng mĩ, trong Sử Kí của Tư Mã Thiên, Tây Hán Diễn Nghĩa, Bài Ca Cai Hạ, Hán Sở Tranh Hùng,... Hạng Võ là hóa thân của dũng và lực đến các nhân vật sau này như Trương Phi trong Tam quốc diễn nghĩa, Lý Quỳ trong Thủy Hử, Trình Giảo Kim trong Tùy Đường diễn nghĩa... loại hình nhân vật anh hùng tráng mĩ không ngừng được cải biến và đạt nhiều thành tựu. 3. Mục đích, yêu cầu Mục đích là điều mà người ta nhắm vào đó mà dõi theo và phấn đấu trong đời sống. Không có việc nào trong đời sống mà không có mục đích cả, mục đích của việc học tập nghiên cứu là sự hiểu biết tiến bộ. Không có mục đích là không có định hướng trong công việc, việc gì cũng làm không có việc gì thành công cả. Việc xác định hình tượng anh hùng Hạng Võ cũng quan trọng như vậy. Với đề tài này chúng tôi muốn giới thiệu lại cho người tiếp nhận khái quát hơn về hệ thống nhân vật dưới cái nhìn truyền thống của văn học Trung Hoa. Trong bất cứ chuyện gì cũng cần có cái nhìn chính xác và tìm hiểu về hình tượng anh hùng cũng vậy cần có cái nhìn chính xác để từ đó hiểu rõ hơn về hình tượng Hạng Võ nói riêng cũng như các hình tượng nhân vật khác trong tác phẩm nói chung. Đã có những nghiên cứu về Hạng Võ cũng như những bình luận về nhân vật này. Bởi nhân vật này không đơn thuần là nhân vật văn học mà còn là nhân vật có thật trong lịch sử, nên những nhìn nhận đánh giá về nhân vật này chỉ ở mức độ khái quát, những cái nhìn hạn hẹp của cá nhân đã không đem lại tính toàn diện cho nhân vật này. Để từ đó chúng ta hiểu rõ hơn và chính xác hơn về nhân vật này dù những nhân vật này có cách xa thời đại của chúng ta. 9 Mặt khác chúng tôi muốn giới thiệu thêm cho người tiếp nhận thấy được tài năng, khí phách của những người anh hùng, cũng như sự thấp kém về tài năng, hèn hạ của những người tham sống sợ chết, xem tiền tài, địa vị hơn sinh mạng của mình, nhưng trớ trêu thay thiên hạ nằm trong tay họ. 4. Phạm vi nghiên cứu Văn học Trung Quốc một mảnh đất vừa quen thuộc vừa cổ điển, nhưng lại ẩn chứa rất nhiều bí mật chờ những ai có đam mê khám phá. Trong lịch sử phát triển văn học Trung Hoa hình thành một thế giới nhân vật vô cùng phong phú. Chúng tập hợp lại khái quát nên thành một hệ thống nhân vật tiêu biểu cho các quan niệm sáng tác truyền thống. Dưới cái nhìn của các quan niệm sáng tác truyền thống thế giới nhân vật được chia thành hai hệ thống đối lập: anh hùng và tiểu nhân, thiện và ác, xấu tốt. Hình tượng nhân vật anh hùng cũng nằm trong hệ thống đó. Về đề tài này chúng tôi chủ yếu đề cập đến loại hình nhân vật anh hùng Trung Hoa trong một số tác phẩm cụ thể là Tây Sở Bá Vương Hạng Võ của Thường Vạn Sinh. Đó là đối tượng chính để chúng tôi khảo sát. Bên cạnh đó, cũng cùng chung một nhân vật nhưng chúng tôi khảo sát trên nhiều tác phẩm để việc đánh giá được chính xác hơn. Chẳng hạn như với nhân vật Lưu Bang chúng tôi so sánh trên hai tác phẩm đó là Tây Sở Bá Vương Hạng Võ của Thường Vạn Sinh và Hán Sở tranh hùng. Dù cùng là một sự kiện lịch sử, kết cuộc không thể thay đổi, nhưng khi đi vào tác phẩm nó rất khác, trong Tây Sở Bá Vương Hạng Võ, Hạng Võ rất được ca ngợi, nhưng với Hán Sở tranh hùng thì cái đức của Lưu Bang được đề cao, nó gần như lấn át cả tài năng của Hạng Võ. Tóm lại, với đề tài Hình tượng anh hùng trong tác phẩm Tây Sở Bá Vương Hạng Võ (Thường Vạn Sinh) thì những vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu luôn bám sát tác phẩm này, tuy nhiên với những nhân vật trong tác phẩm quá ư là nổi tiếng trong lịch sử nên khi 10 nghiên cứu đến những nhân vật này chúng tôi có mở rộng phạm vi ra các tác phẩm khác nói về những nhân vật nổi tiếng này. 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các bước như sau: đầu tiên chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu từ sách, Internet… Đọc lấy thông tin và dẫn chứng minh họa. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn học để phân tích làm rõ vấn đề. Chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích chứng minh tính cách và làm rõ hình tượng nhân vật. So sánh nhân vật Hạng Võ với những nhân vật khác của tác phẩm khác và so sánh Hạng Võ với những nhân vật khác trong tác phẩm, hay so sánh giữa các nhân vật trong cùng tác phẩm với nhau. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp liệt kê, liệt kê xem có bao nhiêu nhân vật, hay liệt kê những hành động lời nói để làm rõ tính cách, bản chất của các nhân vật. Cũng xin nói thêm rằng khi nói đến nhân vật nào chúng tôi không chỉ dùng một phương pháp để làm rõ vấn đề mà có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Nghĩa là khi nói đến Hạng Võ chúng tôi không chỉ vận dụng phương pháp diễn dịch thôi mà còn có cả phân tích so sánh nữa, tương tự như thế các nhân vật khác cũng vậy. 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1.Tác giả Tác giả của tiểu thuyết dã sử Tây Sở Bá Vương Hạng Võ là Thường Vạn Sinh, ngoài ra Thường Vạn Sinh còn có bộ tiểu thuyết dã sử khác là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn. Hiện tại tài liệu về tác giả này còn khiếm khuyết. Ở đây chúng tôi chỉ vận dụng những lí thuyết như khái niệm hình tượng, hình tượng nhân vật tác phẩm, và quan niệm về người anh hùng để nghiên cứu, lí giải về những vấn đề thông qua tác phẩm của ông. Nếu quý đọc giả có biết gì về tác giả thì xin góp ý bổ sung. 1.2. Tác phẩm 1.2.1. Thời đại tác phẩm Văn học không có khả năng thay đổi lịch sử, nhưng văn học được xem là phương tiện phản ánh lịch sử chân thật qua các thời đại. Văn học sẽ là nguồn tư liệu lịch sử phong phú cho các thế hệ sau này. Tây Sở Bá Vương Hạng Võ lấy bối cảnh lịch sử từ những năm 221 TCN, khi Tần Vương Doanh Chính thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ chia năm xẻ báy của các nước chư hầu phong kiến. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã xây dựng nên một đại đế quốc phong Kiến chuyên chế tập quyền trung ương. Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Hoa, thẳng tay bốc lột nhân dân. Sau đó là ách thống trị của Tần Nhị Thế Hồ Hợi. Nhân dân Trung Hoa không ngừng rên xiết trước ách thong trị của nhà Tần. 12 Trước sự bóc lột và cai trị ác nghiệt đó, cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng đã nổ ra. Đây được xem là hai cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân trong lịch sử phong kiến Trung Hoa lúc bấy giờ, tuy không lật đổ được ách thống trị của nhà Tần nhưng ít nhiều cũng làm lung lay bộ máy thống trị của vương triều nhà Tần. Cùng với cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng còn có nhiều đạo quân chống lại nhà Tần nổi lên. Trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hạng Võ và Lưu Bang. Hạng Võ vốn là một quý tộc cũ của nước Sở. Hạng Võ cùng chú mình là Hạng Lương hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng , ra tay giết chết Thái thú ở Cối Kê, rồi khởi nghĩa ở đất Ngô. Lưu Bang làm đình trưởng ở huyện Bái, có Tào Tham và Tiêu Hà giúp đỡ, họ giết chết quan huyện đất Bái, sau đó Lưu Bang tự xưng Bái Công. Ban đầu Hạng Võ và Lưu Bang cùng hợp sức đánh Tần. Năm 208 TCN, quân đội nhà Tần cùng Sở giao tranh tại Cự Lộc. Nghĩa quân của Sở anh dũng chiến đấu. Một người đấu với mười người, tiếng hò tiếng hét vang cả đất trời, khiến cho quân Tần vô cùng khiếp đảm. Quân sở dành thắng lợ lớn. Trận chiến Cự Lộc đã làm thay đổi hẳn cục diện của cuộc chiến, tiêu diệt được quân chủ lực nhà Tần. Khi Hạng Võ dẫn quân lên phía bắc cứu Triệu thì Lưu Bang dẫn quân về phía Tây. Năm 207 TCN, Lưu Bang đại phá Vũ Quan chẳng mấy chốc tiến vào Hàm Dương. Năm 206 TCN, sự thống trị của quân nhà Tần hoàn toàn chấm dứt. Nhưng lại xảy ra cuộc giao tranh giữa Hạng Võ và Lưu Bang. Bấy giờ quân Lưu Bang liệu thế không chống nổi quân Hạng Võ nên đành thoái lui. Hạng Võ cho đày Lưu Bang vào đất Ba Thục ở Hán Trung. 13 Tại Ba Thục, Lưu Bang theo kế sách của Trương Lương, Tiêu Hà, chiêu mộ anh tài, xây dựng một căn cứ địa vững chắc đợi ngày tranh thiên hạ với Hạng Võ. Tháng 5, 206 TCN Lưu Bang lợi dụng sự kiện Hạng Võ đánh nhau với Điền Vinh. Lưu Bang thừa cơ hội này xuất quân. Trong vòng một tháng, Lưu Bang đã chiếm toàn bộ Quan Trung. Tiếp đó là đi về phía Đông đánh chiếm Bành Thành, kinh đô của Hạng Võ. Chiến tranh Hán, Sở đã thật sự nổ ra. Từ năm 206 TCN, trong vòng bốn tháng Lưu Bang và Hạng Võ không ngừng đánh nhau để tranh giành thiên hạ. Ban đầu, Lưu Bang có vẻ yếu thế nhưng sau đó dần dần chuyển sang thế chủ động tấn công. Hòa ước Hồng Câu được xác lập chia đôi thiên hạ. Theo đó Hán Sở sẽ lấy Hồng Câu làm giới tuyến, từ Hồng Câu trở về phía Đông là của Sở, từ Hồng Câu trở về phía Tây là của Hán. Cuối năm 203 TCN Lưu Bang bội ước, tấn công và bao vây Hạng Võ ở Cai Hạ. Lúc này tình thế của quân Sở vô cùng nguy cấp. Quân của Hạng Võ vừa hết lương thực vừa bị cắt mất đường tiếp tế. Trong một đêm đông giá rét, Hạng Võ bị bao vây trên một ngọn núi, nhìn xuống thấy cờ Hán cấm la liệt, quân Hán không ngừng reo hò. Nghe quân sĩ than thở, Hạng Võ biết lòng quân đã tan rã. Tình thế đã thay đổi, Hạng Võ vội vàng từ biệt Ngu Cơ, cùng quân sĩ mở đường huyết lộ mà thoát thân. Hạng Võ vượt qua sông Hoài. Quân sĩ lúc này chỉ còn lại 100 người, đằng sau quân Hán không ngừng đuổi giết. Cuối cùng Hạng Võ chỉ còn lại 28 tàn binh. Họ chạy đến bến Ô Giang, phía trước gió cát mù mịt, phía sau quân Hán không ngừng reo hò. Hạng Võ đành rút kiếm tự vẫn. Tháng 6 năm 212 TCN, Lưu Bang thành lập nhà Tây Hán. Chiến tranh Hán Sở chấm dứt. 14 1.2.2. Tóm tắt tác phẩm Tây Sở Bá Vương Hạng Võ là tiểu thuyết dã sử kể về cuộc đời của Hạng Võ (Hạng Vũ). Năm 232 TCN Tần Doanh Chính đã chính thức làm vua cai trị đất nước đã được năm năm. Lúc này trong gia đình quý tộc họ Hạng ở nước sở cũng vang lên tiếng khóc oa oa của một hài nhi, một đá bé trai bụ bẫm đã chào đời. Đó chính là Hạng Võ. Gia Đình họ Hạng có dòng dõi là nhưng danh tướng của nước Sở, ông nội Hạng Võ là Hạng Yến là một danh tướng nước Sở. Hạng Võ sớm mồ côi cha mẹ, được chú là Hạng Lương nuôi dạy, Hạng Võ được chú kể cho nghe nhiều chuyện về lịch sử hào nhùng của nước Sở. Hạng Võ chỉ mới 10 tuổi nhưng được chứng kiến các nước Hàn, Yên, Ngụy, Tề bị quân Tần thâu tóm, và cả nước Sở cũng không ngoại lệ. Khi Lý Tín tấn công nước Sở thì bị Hạng Yến đánh bại, nước Sở rất hân hoan. Nhưng khi Vương Tiễn tấn công Nước Sở lần thứ hai, vì quá nôn nóng Phụ Sô đốc thúc Hạng Yến chiến đấu nên quân Sở đã thất bại Hạng Yến chết. Mối thù đó đã gieo sâu vào lòng Hạng Võ. Trước cảnh nước mất nhà tan chú cháu họ Hạng sống cuộc sống lưu lạc ở Lịch Dương rồi Ngô Huyện… Tần Thủy Hoàng băng hà, trước lúc chết ông có để lại di chiếu là truyền ngôi lại cho Phù Tô, nhưng thừa tướng Lý Tư và Triệu Cao đã không làm theo di chiếu mà ban chết cho Phù Tô và Mông Điềm, đưa Hồ Hợi lên ngôi. Hồ Hợi là người thích hưởng lạc nên khi lên ngôi đã thực hiện những quy định mới nhầm thỏa mãn nhu cầu nên đời sống bá tánh càng thêm khốn khổ. Tháng 7 năm 209 TCN một cuộc khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã diễn ra. Đây là cuộc bạo động mang đậm nét truyền kỳ. Người lãnh đạo đội ngũ này là hai đồn trưởng Trần Thắng và Ngô Quảng. Cuộc khởi nghĩa này đã đánh chiếm được thôn Đại Trạch, Trần huyện. Ở Trần huyện có hai người là Trương Nhĩ và Trần Dư, họ là bạn thân với nhau là người Đại Lương nước Ngụy. Họ xin gia nhập vào hàng ngũ của Trần Thắng. 15 Trần Thắng tự phong Vương. Ngô Quảng làm Giả Vương (phó Vương), Quốc hiệu là Trương Sở. Trần Thắng phong Võ Thần làm tướng quân, Thiệu Tao làm Hộ quân, Trương Nhĩ, Trần Dư làm tả hữu Hiệu úy dẫn ba nghìn quân tấn công đất Triệu cũ. Trần Thắng sai Ngô Quảng tán công Huỳnh Dương, sai Đặng Tông đánh quân Cửu Giang, sai Châu Thị đánh đất Ngụy cũ, sai Tống Lưu đánh Nam Dương và tiến về Võ Quan đánh quân Tần, sai Châu Thị tiến về Quan Trung đánh Hàm Dương. Chú cháu họ Hạng cũng giết chết Quận thú Ân Thông ở Hội Kê rồi chính thức khởi nghĩa. Hạng Võ nêu cao tín nghĩa nên rất được mọi người ủng hộ. Tử đệ Ngô Trung đua nhau đến tham gia vào đội ngũ chú cháu họ Hạng gồm tất cả là tám nghìn tinh binh, thân thế thật là lừng lẫy. Trong số đó có hai cánh quân của Chung Ly Muội và Quý Bố là danh sĩ Ngô Trung nổi tiếng vũ dũng. Trong lúc đó Thiệu Bình là người của Trần Thắng đến mang chiếu dụ mời Hạng Lương ra giữ chức Thượng Trụ Quốc và lệnh cho Hạng Lương tiến quân về phía tây đánh quân Tần. Chú cháu họ Hạng không được biết sự thật về Trần Thắng và quân khởi nghĩa đã bị trấn áp. Khi Châu Văn đánh tới Hí Hạ áp sát Hàm Dương Tần Nhị Thế hốt hoảng, thiếu phủ Chương Hàm kiến nghị nên thả hết tù ở Ly Sơn cho họ đánh quân khởi nghĩa, Châu Văn do không chuẩn bị nên đã bị Chương Hàm đánh bại cà đã tự tử. Trong khi đó quân của tướng Tần là Vương Ly tiến xuống phía nam sáp nhập vào quân của Chương Hàm làm cho đội quân này càng thêm mạnh. Cánh quân của Ngô Quảng tấn công Huỳnh Dương nhưng không hạ được, nội bộ xảy ra mâu thuẫn, Ngô Quảng bị bộ tướng của mình là Điền Tạng giết chết và Điền Tạng cũng bị quân Tần đánh bại và chết trong chiến đấu. Tống Lưu sau khi chiếm được Nạm Dương nhưng bị cô lập nên cũng bị đánh bại và đầu hàng quân Tần và bị Tần Nhị Thế xử xé xác để thị chúng ở Hàm Dương. Tần Nhị thế còn phái thêm Đổng Ế và Tư Mã Hân chi viện thêm cho Chương Hàm để tấn công Trần quận. Trương Hạ và Trần Thắng bị đánh bại, Trương Hạ chết trong chiến đấu, Trần Thắng bị tên xa phu Trang Giã giết chết, sau sáu tháng tồn tại thì quân khởi nghĩa do Trần Thắng dẫn đầu đã bị trấn áp. Lữ Thần đã giết chết được Trang Giã và chiếm lại Trần quận nhưng do lực lượng yếu nên đã rút lui củng cố đội ngũ để tiếp tục đánh nhau với quân Tần. 16 Hạng Lương rời Hội Kê tiến về phía Tây đánh Tần. Tại huyện Đông Dương chú cháu họ Hạng có thêm hai vạn quân do Trần Anh dẫn đầu gia nhập, quân của Anh Bố và Bồ tướng quân cũng gia nhập vào. Lúc này tổng số quân lính lên đến bảy vạn. Tại Bành Thành, Tần Gia lập Cảnh Câu làm Vương tạo nên chướng ngại cho chú cháu họ Hạng. Hạng Võ đánh bại Tần Gia, giết chết Cảnh Câu và sáp nhập quân Tần Gia vào đội ngũ, lực lượng đã mở rộng thêm rất nhiều. Hàn Tín cũng gia nhập quân của Hạng Võ. Tại Tiết Thành Lưu Bang xin gia nhập. Lưu Bang là người huyện Bái, ông đã giết chết huyện lệnh và cùng Tiêu Hà, Tào Sâm, Phàn Khoái khởi nghĩa. Khi Trần Thắng bị giết Châu Thị là viên tướng của Trần Thắng làm phản tấn công Phong ấp nơi mà Ung Sĩ thuộc hạ của Lưu Bang đang giữ, Ung Sĩ đầu hàng, Lưu Bang lui về đất Bái. Khi Lưu Bang gia nhập quân Hạng Võ, ông đã mượn quân về đánh Ung Sĩ, Hạng Võ bằng lòng cho mượn quân. Lưu Bang đã chiếm lại được Phong ấp, Ung Sĩ bỏ trốn sang đất Ngụy. Cùng lúc khi Lưu Bang đánh Phong ấp, thì Hạng Võ đánh Tương thành, Huyện lệnh Tương thành là tên quan ngoan cố trung thành với nhà Tần nên gây cho Hạng Võ rất nhiều khó khăn. Sự sống chết với ngôi thành của Huyện lệnh làm cho Hạng Võ vô cùng tức giận. Khi hạ được thành Huyện lệnh đã tự sát, Với cơn tức giận Hạng Võ dẫn quân vào thành chém giết thẳng tay, những binh sĩ đầu hàng thì chôn sống. Chú cháu họ Hạng được Phạm Tăng kiến nghị là nên tìm cháu của Sở Hoài Vương bị thất lạc về để khôi phục nước Sở. Hạng Lương cho là phải, Ông đã tìm đứa cháu thất lạc đó về và cũng lấy Vương hiệu là Sở Hoài Vương. Hạng Lương cử Trần Anh làm Thượng Trụ Quốc và phụ trách xây kinh đo ở Hu Di. Hạng Lương tự xưng là Võ Tín Quân, Anh Bố được cử làm Đương Dương Quân… Phạm Tăng được mời lại làm mưu sĩ trong nghĩa quân. Sau khi Chương Hàm đánh bại nghĩa quân Trần Thắng thì tiếp tục đánh Ngụy Vương Cửu và Tề Vương Điền Đam, Tề Vương Điền Đam và Ngụy Tướng Châu Thị đều bị giết. Ngụy quân đầu hàng Chương Hàm, Ngụy Vương Cửu thì tự thiêu. Em của Ngụy Vương Cửu là Ngụy Báo chạy đến nước Sở, Sở Hoài Vương cấp cho 1000 quân để chiếm 17 lại đất Ngụy. Người Tề nghe Điền Đam chết bèn đưa Điền Giả lên làm vương, Điền Giác làm Thừa Tướng, Điền Gián làm Tướng quân. Nhưng Điền Giả không chi viên cho Điền Vinh mà tự bảo vệ mình. Do đó Điền Vinh ở Đông A hết sức nguy hiểm. Trước tình hình đó Hạng Lương vô cùng lo lắng, tạm thời không tấn công Cang Phụ mà xua quân cứu Điền Vinh. Quân Sở đi bất kể ngày đêm và mở cuộc tấn công vào quân Tần, giải vây cho Điền Vinh. Điền Vinh rất cảm kích nhưng không đánh Tần với Hạng Lương mà phải quay về Tề đánh duổi Điền Giả rồi mới hợp lực với Hạng Lương sau. Sau khi Điền Vinh đánh đuổi Điền Giả xong thì không chịu hợp lực với Hạng Lương. Hạng Lương quyết định đơn độc tiến xuống phía nam tấn công Chương Hàm ở Định Đào. Chương Hàm cố thủ Định Đào, Hạng Lương do không có Hạng Võ bên cạnh, gặp thời tiết bất lợi, chủ quan khinh địch, hấp tấp vội vàng, nên đã thất bại và tử trận. Ngụy Báo sau khi được Sở Hoài Vương che chở và cấp cho binh lính quay về nước Ngụy đã đánh và thu hồi hơn hai mươi ngôi thành. Chương Hàm rời khỏi đất Sở tấn công nước Triệu, và đã dành chiến thắng, xua quân tiến thẳng vào thành Hàm Đan thẳng tay chém giết biến Hàm Đan thành bể máu. Quân Triệu bị đánh bại Triệu tướng Quốc Trương Nhĩ phụng mệnh Triệu Vương Yết rút lui vào Cự Lộc. Chương Hàm cho bộ tướng là Vương Ly, Thiệp Gián bao vây Cự Lộc, Triệu đại tướng quân Trần Dư thu gom tàn binh được mấy vạn đóng quân tại phía bắc thành Cự Lộc. Tình hết sức nguy cấp khi lương thực trong thành sắp hết, Trương Nhĩ đã cầu cầu cứu Sở, Tề, Yên. Sở cứu Triệu, nhưng Sở Hoài Vương sợ mất đi quyền hạng vì Hạng Võ, nên không để Hạng Võ làm Thượng tướng quân mà để Tống Nghĩa làm, Hạng Võ làm phó tướng. thế nhưng Tống nghĩa đã không cứu Triệu mà trì trệ 46 ngày không xuất quân, còn cấu kết với Tề, cho con trai là Tống Tương sang Tề làm Tướng quốc. Chính vì điều đó đã làm cho Hạng Võ vô cùng bất mãn nên Hạng Võ đã giết chết Tống Nghĩa và Tống Tương, rồi nắm binh quyền xua quân cứu Triệu. 18 Hạng Võ lệnh cho Anh Bố và Bồ tướng quân dẫn hai vạn quân đi đánh Vương Ly đang vây thành Cự Lộc. Trần Dư có hai vạn quân đóng quân ở phía bắc nhưng không giải cứu cho thành Cự Lộc. Trương Nhĩ sai Trương Yểm và Trần Trạch đến gặp Trần Dư nhưng Trần Dư vẫn không xuất quân mà chỉ cấp cho họ năm ngàn quân, với năm ngàn quân không thể địch nổi với Vương Ly, Trương Yếm và Trần Trạch đều tử trận. Tình bạn sống chết có nhau của Trần Dư và Trương Nhĩ đổ vỡ vì thử thách đó. Yên, Tề, Trương Ngao đem quân đến cứu Triệu nhưng họ sợ quân Tần không xuất chiến mà hạ trại gần Cự Lộc. Anh Bố, Bồ tướng quân thì đã phá đường vận lương của quân Tần. Hạng Võ sai Quý Bố chuẩn bị để vượt sông Chương Hà. Tiến thẳng về Cự Lộc, sau khi vượt sông, để tăng sĩ khí chiến đấu Hạng Võ đã ra lệnh cho quân sĩ đập nồi niêu, nhấn chìm ghe thuyền, chỉ đem lương thực đủ dùng trong ba ngày. Quân Hạng Võ tiến sát Cự Lộc, bao vây Vương Ly, và đã dùng kế bắt sống được Vương Ly. Quân Sở và quân Tần của Chương Hàm đã chin lần mở cuộc giao tranh lớn và đều thủ thắng. Tướng Tần là Tô Giác và Thiệp Gián đều bị chết. Chương Hàm bỏ chạy về Cức Nguyên. Tình trạng bao vây của Cự Lộc đã được giải tỏa, tình trạng nguy cấp của nước Triệu cũng đã chuyển nguy thành an, Triệu Vương Yết và Trương Nhĩ mở toang cửa thành ra tạ ơn Hạng Võ. Họ cảm động đến rơi lệ. Trương Nhĩ cũng đã gặp được Trần Dư, liền lên tiếng trách cứ Trần Dư. Trần Dư đã trả lại ấn tín cho Trương Nhĩ và họ từ bạn thân cùng sống chết trở thành kẻ thù không đội trời chung. Trần Dư ra đi và sau đó tìm đến Hạng Võ, Hạng Võ nhận. Trần Dư thảo thư dụ hàng Chương Hàm. Các tướng Tần thà chết trung thành không phản lại nhà Tần. Chương Hàm thấy tình thế không khả quan và vì lẻ Triệu Cao gian ác nên đã lập ước hàng với Hạng Võ. Do điều kiện quá cao nên Hạng Võ không đồng ý. Trong triều Tần, Triệu Cao lộng quyền, cùng em là Triệu Thành, con rễ là Diêm Lạc âm mưu giết chết Hồ Hợi và đưa Tử Anh (con của Phù Tô) lên ngôi. 19 Sau khi ước hàng của Chương Hàm bị bãi bỏ, Hạng Võ đã chuẩn bị và tấn công Chương Hàm ở phía nam Chương Thủy, Chương Hàm thất bại hoàn toàn, long quân tan rã, Chương Hàm đầu hàng vô điều kiện và được Hạng Võ phong làm Ung Vương, và sáp nhập hai mươi vạn quân Tần. Trong khi Hạng Võ đánh Chương Hàm thì Lưu Bang đã tến về Quan Trung, hai tướng nước Ngụy là Hoàng Hân và Vũ Mãn kéo quân đến gia nhập. Khi đánh đến Xương ấp thì Bành Việt người Xương ấp cũng gia nhập, đội quân càng thêm lớn mạnh. Khi đến Cao Dương có Lệ Thực Kỳ gia nhập, khi đến Trần Lưu có em trai Lệ Thực Kỳ là Lệ Thương và bốn ngàn quân gia nhập. Trước khi lên ngôi Tử Anh đã giết chết và tru di ba họ Triệu Cao, mặt khác chuẩn bị những chính sách chống lại quân khởi nghĩa. Nhưng khi lên ngôi mới được 46 ngày thì Tử Anh đã đầu hàng và dâng Ngọc Tỉ cho Lưu Bang. Năm 206 TCN nhà Tần diệt vong. Sau khi sáp nhập 20 vạn quân Tần của Chương Hàm do có những nghi ngờ nên Hạng Võ đã chôn sống tất cả ở Tân An. Sau đó tiến quân về Quan Trung. Lưu Bang sau khi tiếp Ngọc Tỉ, trước sự nguy nga của nhà Tần, Lưu Bang với Bang với bản tính tham tài háo sắc đã sa vào hưởng lạc ở thành Hàm Dương. Các tướng Phàn Khoái, Trương Lương khuyên ngăn nên Lưu Bang đã rời khỏi Hàm Dương kéo quân về Bá Thượng lúc này Lưu Bang đang có 10 vạn quân. Hạng Võ lúc này đang có 40 vạn quân đang đóng quân ở Hồng môn. Thuộc hạ của Lưu Bang là Tào Vô Thương vì bất mãn Lưu Bang nên đã tìm đến Hạng Võ trình bày về việc Lưu Bang muốn làm Quan Trung Vương, Hạng Võ vô cùng tức giận và ráo riết chỉnh trang đội ngũ chuẩn bị tấn công Lưu Bang. Thế nhưng điều đó chưa xảy ra thì Hạng Bá (chú của Hạng Võ) đã tìm đến Trương Lương nói cho Trương Lương nghe, vì Trương Lương là bạn thân và đã từng cứu Hạng Bá nên Hạng Bá không muốn Trương Lương chết. Thế là Trương Lương và Lưu Bang đã kịp thời tìm ra đối sách để làm giảm cơn nóng giận của Hạng Võ. Lưu Bang đã đích thân đến Hồng môn dự tiệc và giải thích về 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan