Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn...

Tài liệu Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài

.DOC
117
803
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ LỆ THƯƠNG HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ TRI THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ LỆ THƯƠNG HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ TRI THỨC LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60. 14. 01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH NGHỆ AN - 2014 BẢNG QUY ƯỚC VIẾẾT TẮẾT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên PPDH Phương pháp dạy học NXB Nhà xuất bản GD Giáo dục THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TPVH Tác phẩm văn học TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng KT Kiểm tra SL Số lượng TL Tỉ lệ VHNN Văn học nước ngoài LLVH Lí luận văn học MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6. Cấu trúc Luận văn...................................................................................... Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................... 1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................... 1.1.1. Mục tiêu giáo dục THPT............................................................... 1.1.2. Khả năng tiếp nhận tri thức lý luận của học sinh THPT............... 1.1.3. Lợi thế của VHNN trong việc hình thành, củng cố tri thức lý luận cho học sinh THPT......................................................... 1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 1.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của việc dạy học VHNN................. 1.2.2. Nhận thức của giáo viên, học sinh về tính cần thiết của việc hình thành, củng cố tri thức lí luận qua giờ dạy, học văn............. 1.2.3. Vị trí, vai trò của VHNN trong chương trình Ngữ văn THPT ..................................................................................................... 1.2.4. Những khó khăn về phương pháp hình thành, củng cố tri thức lý luận cho học sinh qua giờ dạy, học VHNN ở THPT ..................................................................................................... Chương 2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH, CỦNG CỐ TRI THỨC LLVH CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VHNN.......................................................................................... 2.1. Những nguyên tắc cơ bản.................................................................... 2.1.1. Tuân thủ quy luật nhận thức....................................................... 2.1.2. Tích hợp linh hoạt, sáng tạo........................................................ 2.1.3. Dạy học văn bản văn học dịch.................................................... 2.2. Những nội dung tri thức lý luận chủ yếu cần được hình thành, củng cố qua dạy học VHNN ở trường THPT............................................. 2.2.1. Các khái niệm lý luận cơ bản...................................................... 2.2.2. Tri thức thể loại........................................................................... 2.2.3. Quá trình văn học và phong cách văn học.................................. 2.3. Một số phương pháp chủ yếu............................................................... 2.3.1. Các phương pháp vận dụng trong giờ dạy, học.......................... 2.3.2. Các phương pháp bổ trợ.............................................................. Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 3.1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm................. 3.1.1. Mục đích thực nghiệm................................................................ 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm.................................................................. 3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian và quy trình thực nghiệm...................... 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.............................................. 3.2.2. Thời gian thực nghiệm................................................................ 3.2.3. Quy trình thực nghiệm................................................................ 3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm.............................................................. 3.3.1. Giáo án TN1: "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng", Lí Bạch (SGK 10, tập 1)................................. 3.3.2. Giáo án TN2: "Tình yêu và thù hận", Sếch-xpia (SGK 11, tập 1)........................................................................................... 3.3.3. Giáo án TN3: "Số phận con người", Sô-lô-khốp (SGK 12, tập 2)........................................................................................... 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................. 3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá.................................................................... 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía giáo viên........................ 3.4.3. Đánh giá thực nghiệm từ phía học sinh...................................... 3.4.4. Đánh giá chung........................................................................... 3.5. Kết luận thực nghiệm........................................................................... KẾT LUẬN.................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... PHỤ LỤC..................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Với mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển xã hội, nhất là giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, việc dạy học trong nhà trường phổ thông không chỉ thuần túy trang bị kiến thức cho học sinh mà còn hướng dẫn cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trong yêu cầu đó, việc hình thành củng cố tri thức lý luận cho học sinh THPT qua dạy học văn, trong đó có văn học nước ngoài là hết sức cần thiết. Song cho đến nay, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. 1.2. Nhận thức rõ mục tiêu trên, các môn học trong nhà trường nói chung và môn Văn nói riêng có vị trí quan trọng trong việc trang bị cho học sinh các tri thức về văn hóa, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật... nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện. Trong đó các tác phẩm VHNN đóng vai trò không nhỏ trong việc cung cấp tri thức, rèn luyện tư duy và kỹ năng sống, bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đó là những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, là đỉnh cao của văn chương nhân loại ở các thời đại khác nhau. Ở đó không chỉ có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ mà còn có giá trị lý luận. 1.3. Lý luận văn học là một phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn. Đây là môn cơ sở của ngành, cung cấp những tiền đề, kiến thức cơ bản để thâm nhập tác phẩm văn học. Ở trường Trung học phổ thông phân môn LLVH đã được đưa vào giảng dạy và bước đầu cung cấp cho học sinh những nền tảng tri thức cơ bản. Các em được trang bị cho mình "chìa khóa" để mở cánh cửa rộng lớn của văn chương nhân loại. Chính vì vậy việc hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN là 2 một vấn đề cần được quan tâm và thực hiện, nhằm cung cấp cho học sinh tri thức về LLVH, tạo cơ sở cho việc phân tích, lý giải và cảm thụ các vấn đề của tác phẩm văn học. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài làm đề tài luận văn Thạc sĩ, với hy vọng góp một phần nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường THPT. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề phương pháp dạy học văn nói chung và dạy học văn học nước ngoài nói riêng ở nhà trường phổ thông đã có nhiều nhà giáo học pháp và nhà nghiên cứu đề cập đến. Chúng ta nhận thấy có nhiều cách thức và phương pháp khác nhau nhằm phát huy hiệu quả giờ dạy học văn. Trong đó phương pháp hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học tác phẩm văn học nước ngoài đã được một số tác giả đề cập đến ở các công trình nghiên cứu. Cuốn Phương pháp dạy học văn , tác giả Phan Trọng Luận chủ biên và nhóm tác giả Trương Dĩnh - Nguyễn Thanh Hùng - Trần Thế Phiệt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1998 đã nêu lên tầm quan trọng của lí luận văn học đối với việc dạy học văn. Nguyên tắc dạy học lí luận văn học ở THPT là "cần làm sao cho học sinh có thể vận dụng những tri thức ấy vào sự phân tích, đánh giá tác phẩm, tác giả, vào sự tìm hiểu các trào lưu, các trường phái, các quy luật phát triển trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Tùy trình độ lứa tuổi và khả năng tư duy của học sinh mà nguyên tắc trên được tiến hành theo những phương pháp khác nhau...từ cụ thể đến trừu tượng (ở cấp II và III). Vì vậy việc hình thành lí luận văn học cho học sinh cấp THPT cần được xuất phát từ việc phân tích cụ thể các bài văn, bài thơ, tác phẩm, tác giả, sự kiện văn học". [3; 363]. 3 Các tác giả cũng khẳng định, nắm vững khái niệm là yêu cầu quan trọng trong giảng dạy văn học cũng như lý luận văn học đối với mỗi học sinh THPT. Song khái niệm không phải chỉ có thể hình thành một lần qua 4 tiết lý luận hàng năm cho mỗi lớp. Không thể có ảnh hưởng về kết quả như trên trong khuôn khổ 4 tiết học. Khái niệm lý luận văn học chỉ thực sự hình thành, khắc họa và củng cố thông qua hệ thống bài tập ứng dụng trong hoạt động nội khóa và ngoại khóa. Thông qua những bài học về lịch sử văn học, giảng văn, việc hình thành khái niệm luôn gắn liền với việc minh họa, phân tích các dẫn chứng cụ thể. Do đó việc học lý luận văn học sẽ không trừu tượng mà có được tính chất cụ thể, ứng dụng. Những bài tập văn định kỳ hàng tháng cũng là cơ hội dù là hiếm hoi nhưng cũng là bổ ích để khắc họa, củng cố, đào sâu lý luận văn học. Bên cạnh đó, tận dụng vốn hiểu biết văn học của học sinh làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm và chỉ ra phương pháp hình thành khái niệm lí luận văn học [3; 370]. Đặc biệt các tác giả chú ý tới phương pháp tiếp cận từ gốc nhìn lý luận, tiếp cận văn học qua gốc nhìn nghệ thuật, điểm sáng thẩm mỹ. Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về phương pháp dạy học văn. Tuy nhiên, phần hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học qua dạy học văn học nước ngoài nhóm tác giả chưa đề cập đến một cách cụ thể. Mặt khác, cuốn sách này xuất bản khá lâu, trong khi chương trình phổ thông đã qua nhiều lần cải cách, chỉnh lí nên có những nội dung chưa bám sát chương trình. Các tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn, Nguyễn Doanh Nghiệp trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, 1971 đã đề cập một cách trực tiếp việc dạy học tác phẩm theo loại thể: "nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại thể và người dạy cũng giảng dạy theo loại thể" [5; 30], "loại thể văn học là một thành phần quan trọng của hình thức nghệ thuật tác 4 phẩm". Giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm văn học trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất" [5; 44]. Các tác giả đã đi sâu vào những đặc điểm của ba thể loại đó là tự sự, trữ tình, kịch đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng của từng thể loại gắn với một phương pháp dạy học phù hợp. Đây là công trình đi sâu nghiên cứu về loại thể văn học và giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Điều này gợi mở cho chúng tôi hướng khai thác vấn đề trong việc hình thành và củng cố tri thức lí luận theo đặc trưng thể loại. Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010 đã nêu ra các phương pháp, biện pháp trong dạy học văn, trong đó có biện pháp khởi động và kết thúc trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. Theo tác giả, hoạt động "Củng cố, dặn dò" không nên xảy ra như một giai điệu cũ mèm thường nhật đối với một giờ dạy học văn chương vì dễ gây sự nhàm chán... Giờ dạy học văn chương ở lớp ấy, trò ấy, thầy ấy có thể đã kết thúc nhưng những vấn đề từ hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển "nổ vỡ lặng im" trong tâm hồn các em. Công việc kết thúc giờ dạy học tác phẩm văn chương bên cạnh việc tổng hợp lại vấn đề, còn phải tạo được những "dư âm", "dư vị"...[ 3; 54]. Như vậy, việc khởi động vào bài và củng cố, dặn dò có vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học. Điều này cũng tạo cơ sở cho việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho các em trong quá trình đọc hiểu văn bản VHNN. Tác giả Phùng Văn Tửu trong cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài đã đưa ra một số nguyên tắc khi dạy văn học dịch qua ba thể loại tự sự, trữ tình, kịch. Trong đó tác giả cũng lưu ý khi giảng dạy thơ phải bám sát bản dịch để đối chiếu và thấy những chỗ khác biệt mà cân nhắc cho phù hợp khi phân tích. Đồng thời chúng ta cần căn cứ vào sách giáo khoa, từ điển 5 thuật ngữ văn học làm định hướng cho việc khai thác nhằm giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản thông qua các đặc trưng nghệ thuật và sắc thái riêng của mỗi dân tộc mà bản dịch giữ lại được. SGK và SGV Ngữ văn THPT vừa là công cụ dạy học, vừa là tư liệu tham khảo rất hữu ích đối với chúng tôi. Bộ SGK Ngữ văn chương trình chuẩn do Phan Trọng Luận tổng chủ biên và bộ SGK Ngữ văn nâng cao do Trần Đình Sử tổng chủ biên đã định hướng cho giáo viên và học sinh tìm hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, yêu cầu cần đạt và ghi nhớ ở mỗi bài học. Phần yêu cầu cần đạt giúp giáo viên xác định được trọng tâm kiến thức của bài học và việc tiếp thu của học sinh. Phần hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài giúp học sinh từng bước khám phá, tiếp cận văn bản và hướng dẫn giáo viên tổ chức giờ học. SGV ở phần 2 gồm phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học các tác giả đã đưa ra những phương pháp để dạy bài lí luận văn học, tuy nhiên đây chỉ là định hướng cho từng bài riêng chứ chưa phải là phương pháp luận mang tính khái quát. Ngoài ra có các sách tham khảo, hướng dẫn dạy học văn như: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,11,12, Tập 1, 2 của tác giả Nguyễn Văn Đường; Để học tốt ngữ văn 10, 11,12 ... Tuy nhiên, tất cả những tài liệu này đều mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn, gợi mở chứ chưa đi sâu vào phương pháp cụ thể nhằm hình thành và củng cố tri thức lí luận cho các em, đặc biệt đối với phần VHNN. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về lí luận phương pháp dạy học bộ môn Văn nói chung. Các công trình chưa đề cập nhiều cũng như chưa chuyên sâu vào việc hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài. Do đó, đề tài chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu việc hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi kế 6 thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước và tiếp tục đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc hình thành và củng cố tri thức lý luận cho học sinh qua dạy học VHNN ở trường THPT. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Trên cơ sở xác định cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất nguyên tắc, phương pháp hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Từ đó có kết luận bước đầu về tính khả thi và hiệu quả ứng dụng của đề tài. 3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra cơ sở lý luận, thực tiễn của việc hình thành và củng cố tri thức lý luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN. Thứ hai, đề xuất nguyên tắc, phương pháp hình thành và củng cố tri thức lý luận văn học qua dạy học VHNN. Thứ ba, thiết kế giáo án thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tâm sinh lý học sinh THPT và tính đặc thù của VHNN trong việc hình thành, củng cố tri thức lý luận cho học sinh qua dạy học VHNN ở trường THPT 4.2. Phạm vi khảo sát của đề tài là phần văn học nước ngoài trong chương trình THPT và thực tế giảng dạy của một số trường THPT ở Tỉnh Quảng Bình 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ khoa học của đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp thống kê - phân loại; Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh - đối chiếu. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra - khảo sát; Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Cấu trúc Luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Hướng hình thành, củng cố tri thức lý luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Và cuối cùng là Tài liệu tham khảo và Phụ lục. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Mục tiêu giáo dục THPT Mục tiêu giáo dục phổ thông đã được UNESCO xác định là: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đó là 4 trụ cột của Giáo dục thế kỷ XXI mà bất kỳ chương trình đào tạo nguồn nhân lực nào cũng hướng đến. Trong đó nhân tố giao tiếp, hợp tác quản lý làm việc và khả năng học tập suốt đời là các mục tiêu nhân văn cơ bản bên cạnh những mục tiêu giáo dục truyền thống. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục phổ thông đã được xác định rõ trong Luật giáo dục (2005). Điều 27 Luật Giáo dục đã chỉ rõ "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Điều 28, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông: phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học. Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh... Trong đó nhấn mạnh đến phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả 9 năng làm việc theo nhóm, đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đạt được những mục tiêu chung đó, phân môn Ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản và hiện đại về văn học Việt Nam và VHNN. Hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, khả năng tiếp nhận văn học, phương pháp học tập tư duy, năng lực đọc - hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa nhân loại. Điều quan trọng của việc dạy học văn là đánh thức ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp của tác phẩm văn học, qua đó giúp các em hiểu những điều mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Qua bài học các em được rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp. Các em không chỉ được trang bị những tri thức về VHVN mà còn được cung cấp những tri thức văn hóa, văn học, về lý luận độc đáo mang đậm chất nhân văn trong văn chương nhân loại. Thông qua đó rèn luyện tư duy, kỹ năng sống, giúp các em hiểu hơn về VHVN trong cách nhìn đối sánh với nền văn hóa, văn học các dân tộc trên thế giới. 1.1.2. Khả năng tiếp nhận tri thức lý luận của học sinh THPT Học sinh THPT ở nước ta hiện nay đều nằm trong khoảng tuổi từ 1618, lứa tuổi thanh niên. Đó là lứa tuổi mà trí tuệ các em đã có tính chủ định và phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Về tri giác, các em có độ nhạy cảm, tri giác có mục đích đạt tới mức độ cao. Quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn. Các em có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến mọi khâu. Tuy nhiên tri giác của học sinh THPT cần có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần hướng dẫn các em 10 quan sát vào một nhiệm vụ nhất định và yêu cầu các em không nên kết luận vội vàng khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát. Về trí nhớ, ở tuổi thanh niên, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, mặt khác vai trò của ghi nhớ lôgíc trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần nhớ chính xác, tài liệu nào chỉ cần hiểu mà không cần nhớ. Về chú ý, học sinh THPT có nhiều thay đổi. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, các em không phải bao giờ cũng đánh giá đúng đắn ý nghĩa quan trọng của tài liệu nên các em không chú ý khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống. Về tư duy, do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển nên hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo. Các em thích khái quát hóa, thích tìm hiểu những quy luật và những nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm này tạo điều kiện cho học sinh THPT thực hiện các thao tác tư duy lôgíc, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay số học sinh THPT đạt mức độ tư duy như trên chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản trong tư duy của các em là thiếu tính độc lập. Giúp các em phát triển khả năng độc lập là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Lí luận văn học là một chuyên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống, quan hệ giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, từ đó làm nổi bật đặc trưng, vị trí của văn học. LLVH đi sâu khám 11 phá cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học với các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện, kết cấu, đặc trưng thể loại, quá trình vận động hay còn gọi là tiến trình văn học, đặc trưng thi pháp của các xu hướng, trường phái và trào lưu văn học qua các thời kì lịch sử. Nhìn chung, kiến thức lí luận văn học mang tính chất tổng kết, khám phá những vấn đề cốt lõi, bản chất của văn học. Chính vì thế, nắm kiến thức cơ bản của lí luận văn học là cách giúp người học tự nghiên cứu và trang bị cho mình cẩm nang để chủ động, tự tin trong mọi tình huống nhằm giải mã, cắt nghĩa tác phẩm văn học một cách hiệu quả. Quá trình tiếp nhận tri thức lí luận văn học trong nhà trường phổ thông của học sinh gắn liền với nhiệm vụ học tập, định hướng nghề nghiệp và ước mơ tương lai. Vì vậy, đa số các em có những đặc điểm tâm lí phù hợp với hoạt động tiếp nhận tri thức lí luận văn học. Đó là sự nhạy bén trong xúc cảm, tình cảm, là khả năng tư duy, tưởng tượng linh hoạt, phong phú, ghi nhớ, tái hiện hình tượng nghệ thuật. Thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo, khám phá cái mới để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Dễ hứng thú với những vấn đề mới lạ trong tác phẩm, nhất là các tác phẩm văn học nước ngoài. Năng lực tư duy đang dần phát triển, thuận lợi cho việc tiếp nhận những vấn đề về tri thức lí luận văn học. Khi tìm hiểu đánh giá của giáo viên về khả năng tiếp nhận tri thức LLVH của học sinh qua dạy học VHNN, có 29. % GV cho rằng khả năng tiếp nhận của học sinh ở mức rất tốt. Mức độ này dành cho những học sinh có năng khiếu, đam mê văn chương và có khả năng cảm thụ tốt. Bên cạnh đó, có 43.1 % GV cho rằng khả năng tiếp nhận tri thức lí luận văn học của học sinh ở mức tốt. Qua đó cho thấy học sinh có khả năng tiếp nhận tri thức lí luận văn học để làm phong phú thêm vốn kiến thức văn học cho mình. (Xem phụ lục). Nắm được ưu thế đó, trong quá trình giảng dạy, nhiều GV đã có ý thức bổ sung, nâng cao tri thức LLVH cho học sinh qua dạy học văn bản VHNN bên 12 cạnh tri thức văn hóa, ngôn ngữ. Nắm tri thức lí luận văn học giúp ích cho học sinh rất nhiều trong việc khám phá, phát hiện những tầng nghĩa mới mẻ, thú vị, giàu sức thuyết phục. Vì vậy, khi đọc hiểu văn bản văn học nói chung, VHNN nói riêng, học sinh sẽ nắm bắt được tư tưởng, trào lưu, phong cách sáng tác của tác giả. Chẳng hạn, khi tìm hiểu văn bản Ông già và biển cả của Hê - minh - uê học sinh hiểu được phương pháp sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi". Học bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ, học sinh nắm được những nét đặc sắc của bút pháp đường thi... Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các em dễ chán nản khi gặp những vấn đề lý luận trừu tượng, khô khan, khó hiểu. Vì thế làm thế nào để giúp các em tìm thấy được ý nghĩa, niềm yêu thích, sự đam mê trong việc bổ sung, củng cố những tri thức lý luận là điều mà mỗi giáo viên phải suy nghĩ để có những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để làm được điều đó, ngoài kiến thức và kỹ năng, phương pháp đóng một vai trò quan trọng. 1.1.3. Lợi thế của VHNN trong việc hình thành, củng cố tri thức lý luận cho học sinh THPT So với nhiều năm trước đây, giảng dạy văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông hiện nay có nhiều thuận lợi. Trước hết, đó là không khí cởi mở, thông thoáng của thời đại hội nhập, toàn cầu hoá. Chưa bao giờ trong đời sống văn hoá xã hội Việt Nam lại có một sự bùng nổ thông tin nhanh, mạnh như bây giờ. Sự rộng lớn của thế giới đã trở nên nhỏ bé, gần gũi hơn nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn. Tính biệt lập, khép kín của các nền văn hoá ngày càng bị phá vỡ. Thay vào đó là sự hội nhập và toàn cầu hóa. Bàn về nền văn hóa hiện đại, Lê Nin cho rằng "Văn hóa hiện đại phải thâu thái tinh hoa của mọi nền văn minh trước nó". Từ cách nhìn ấy, có thể thấy, học sinh THPT hôm nay được hình thành tri thức, kỹ năng trên cơ sở tổng hợp những tri thức văn hóa nhân loại. Theo đó, trong 13 chương trình Ngữ văn THPT, phân môn VHNN có vị trí đặc biệt quan trọng. Về điều này, Phùng Văn Tửu trong bài viết Chỗ đứng của văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông đã chỉ rõ vị trí của văn học nước ngoài trong chương trình THPT. Theo ông, VHNN không chỉ cung cấp tri thức văn học mà còn gợi mở một số vấn đề về văn hóa, văn học nhân loại. Nhìn vào cấu trúc chương trình VHNN ở trường THPT có thể thấy, các văn bản được chọn học đã giới thiệu một cách tương đối hệ thống về diễn tiến của văn học nhân loại từ cổ đại đến hiện đại, với nhiều thể loại khác nhau. Các văn bản được lựa chọn kỹ càng về chất lượng bản dịch, đặc sắc nội dung và nghệ thuật, thể hiện được đặc điểm của thể loại. Chẳng hạn, hai đoạn trích Rama buộc tội (Ngữ văn 10), Uylixơ trở về (Ngữ văn 10) được rút từ hai sử thi Ramayana và Odixê. Đây là hai trong bốn sử thi (Ramayana, Mahabharata, Iliat, Odixê) được xem là đạt đến độ mẫu mực của thể loại sử thi cổ đại. Cũng tương tự như vậy là các bài thơ của Đỗ Phủ, Vương Duy, Thôi Hiệu, Lý Bạch trong chương trình Ngữ văn THPT tiêu biểu cho đặc trưng thi pháp Thơ Đường... Kết quả thăm dò ý kiến GV cho thấy, có 72.3 % GV được hỏi cho rằng, VHNN có khả năng rất tốt trong việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh, 24.6 % GV cho là tốt. Với kết quả đó, có thể thấy, hầu hết GV được hỏi đều đánh giá cao ưu thế của văn học nước ngoài trong việc hình thành, củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh (xem phụ lục). Điều này là có cơ sở. Bởi lẽ, các tác phẩm VHNN được chọn học trong chương trình THPT đều thuộc những tác phẩm đỉnh cao của văn chương nhân loại ở các giai đoạn phát triển, có ý nghĩa điển hình về mặt thể loại. Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với các văn bản VHNN được chọn học trong chương trình Ngữ văn, có 29.9 % học sinh được hỏi yêu thích các tác phẩm VHNN, vì đó là những tác phẩm hay; có 33.6 % học sinh được hỏi cho rằng thích VHNN vì tác phẩm mang đến những kiến thức mới,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất