Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính ...

Tài liệu Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyến hình bạc liêu

.PDF
106
860
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- CAO HOÀNG PHÚ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH NHẰM NÂNG CAO TÍNH HẤP DẪN CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- CAO HOÀNG PHÚ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH NHẰM NÂNG CAO TÍNH HẤP DẪN CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trần Văn Hải Hà Nội, 2013 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..............................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................9 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 12 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 12 5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 12 6. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 12 7. Mẫu khảo sát......................................................................................................13 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................13 9. Kết cấu của Luận văn ........................................................................................ 14 CHƢƠNG 1. ……………………………………………………………………….15 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN .....................................................................15 1.1. Chính sách khoa học và công nghệ ................................................................ 15 1.1.1. Khái niệm chính sách...............................................................................15 1.1.2. Khái niệm công nghệ ...............................................................................18 1.1.3. Chính sách khoa học và công nghệ ......................................................... 21 1.1.4. Chính sách công nghệ ..............................................................................22 1.2. Chƣơng trình phát thanh, truyền hình ............................................................ 24 1.2.1. Định nghĩa chương trình phát thanh, truyền hình ...................................24 1.2.2. Đặc điểm chương trình phát thanh, truyền hình .....................................24 1.2.3. Phân loại chương trình phát, thanh truyền hình .....................................25 1.2.1. Lịch sử hình thành công nghệ phát thanh, truyền hình ........................... 26 1.3.2. Khát quát công nghệ phát thanh, truyền hình .........................................27 1.3.3. Đặc điểm công nghệ phát thanh, truyền hình .........................................33 1.3.4. Phân loại công nghệ phát thanh, truyền hình .........................................36 1.4. Tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình ................................ 38 1.4.1. Khái niệm tính hấp dẫn chương trình Phát thanh, truyền hình ..............38 1.4.2. Tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của chương phát thanh, truyền hình .....38 * Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................. 40 CHƢƠNG 2. ……………………………………………………………………….42 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG ........................................42 PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH ............................................................................42 CỦA ĐÀI PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU .......................................42 2.1. Giới thiệu tổng quan Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu: ......................... 42 2.2. Nhân lực khoa học và công nghệ của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu 43 2.2.1. Khái quát về nhân lực khoa học và công nghệ của Đài .......................... 43 2.2.2. Tuyển dụng nhân lực khoa học và công nghệ của Đài ............................ 46 2.2.3. Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của Đài .................................47 2.3. Hiện trạng công nghệ sản xuất chƣơng trình Phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu ...................................................................47 2.3.1. Hoạt động khoa học và công nghệ của Đài.............................................47 2.3.2. Hoạt động đổi mới công nghệ của Đài .................................................... 51 2.3.3. Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của Đài .............................. 57 2.4. Hiện trạng tài chính cho công nghệ sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình của Đài ...................................................................................................59 2.4.1. Tài chính cho nhân lực khoa học và công nghệ của Đài ........................ 59 2.4.2. Tài chính cho bảo trì, sữa chữa mua sắm thiết bị ...................................60 2.4.3. Tài chính cho công tác nghiên cứu của Đài ............................................60 2.5. Đánh giá tổng quát ......................................................................................... 61 2.5.1. Đánh giá tính hấp dẫn của chương trình phát thanh, truyền hình của Đài .................................................................................................................61 2.5.2. Đánh giá thực trạng chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình của Đài.....................................................................................................63 * Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 65 CHƢƠNG 3. ……………………………………………………………………….67 HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ ........................................................ 67 TRONG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH ............................................................. 67 CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU ........................................67 3.1. Chính sách liên kết với các tổ chức KH&CN và tích hợp công nghệ phát thanh với công nghệ truyền hình ....................................................................67 3.1.1. Chính sách liên kết với các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực Phát thanh, truyền hình ............................................................................................... 67 3.1.2. Chính sách liên kết tích hợp công nghệ phát thanh với công nghệ truyền hình ..........................................................................................................68 3.1.3. Khắc phục những rào cản khi thực thi chính sách liên kết ..................... 71 3.2. Chính sách xã hội hóa nguồn lực tài chính để nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình ..........................................................................76 3.2.1. Xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình....76 3.3.2. Phát triển dịch vụ để thu hút nguồn lực tài chính ...................................77 3.3. Chính sách nâng cao năng lực nhân lực khoa học và công nghệ của Đài ......79 3.1.1. Nâng cao năng lực quản lý của nhân lực KH&CN .................................80 3.1.2. Nâng cao năng lực của nhân lực KH&CN ..............................................88 3.4. Đánh giá tác động của chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài............................................................................................................96 3.4.1. Tác động dương tính qua các khía cạnh mà giả thuyết nghiên cứu chủ đạo đã đặt ra ............................................................................................ 96 3.4.2. Tác động dương tính về mức độ hấp dẫn qua tính phát hiện và hiệu quả xã hội .......................................................................................................98 3.4.3. Tác động dương tính về mức độ hấp dẫn qua các khía cạnh khác .......100 3.4.4. Tác động âm tính ..................................................................................101 * Kết luận Chƣơng 3 ...............................................................................................102 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................105 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTV: Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh KH&CN: Khoa học và Công nghệ R&D: Nghiên cứu và Triển khai UBND: Ủy ban nhân dân VTV: VOV: Đài Truyền hình Việt Nam Đài Tiếng nói Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Biểu đồ trình độ nhân lực KH&CN………………………..……………......21 Bảng so sánh....………………...………………………..…………………..22 Sơ đồ hệ thống dựng hình phi tuyến...............................................................29 Hình giao diện phần mềm Vectobox..............................................................30 Sơ đồ mạng phát sóng truyền hình.................................................................31 Sơ đồ mạng cộng tác tin.................................................................................32 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại thông tin, phát thanh, truyề n hiǹ h đóng mô ̣t vai trò rấ t lớn không thể thiếu trong đời số ng kinh tế - văn hóa - xã hội của các quốc gia. Tại Việt Nam, bên ca ̣nh các yế u tố văn hóa , kinh tế và chiń h tri ,̣ các chƣơng trình Phát thanh , truyền hình còn đƣơ ̣c xem là mô ̣t công cu ̣ thông tin quan trọng trong công tác xây dựng xã hội thông tin, góp phần phát triển nhanh quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đấ t nƣớc . Các chƣơng trình phát thanh, truyền hình Viê ̣t Nam đã có sƣ̣ phát triể n ma ̣nh mẽ và ngày càng phong phú đa da ̣ng. Song song với sƣ̣ phát triể n kinh tế , văn hóa , xã hội và bùng nổ thông tin là sƣ̣ phát triể n cả về chiề u rô ̣ng lẫn chiề u sâu của khán thính giả phát thanh, truyề n hin ̀ h cả nƣớc. Tính đến tháng 3 năm 2012 nƣớc ta có 786 cơ quan báo chí in (184 báo in, trên 592 tạp chí) với 1016 ấn phẩm trong đó báo có 194 cơ quan gồm 81 báo Trung ƣơng, 113 báo địa phƣơng; tạp chí có 592 cơ quan (475 tạp chí Trung ƣơng và 117 tạp chí địa phƣơng; 1 hãng thông tấn quốc gia; 2 Đài Phát thanh, truyền hình quốc gia; 1 Đài truyền hình ngành; 64 Đài Phát thanh, truyền hình thành phố, 47 đơn vị đƣợc cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nƣớc có 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp... con số đó vừa nói nên sự đa dạng phong phú của truyền thông đại chúng, song cũng nói lên sự cạnh tranh thông tin giữa các loại hình truyền thông và ngay cả trong từng loại hình với nhau ngày càng gay gắt. [17;12] Tƣ̀ đó , đòi hỏi các Đài phát thanh , truyề n hiǹ h ở Viê ̣t Nam phải không ngƣ̀ng nâng cao chấ t lƣơ ̣ng, đa da ̣ng nô ̣i dung các kênh, các chƣơng trình phát thanh, truyề n hin ̀ h . Vì vậy , yêu cầ u nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình chƣơng trin ̀ h phát thanh, truyề n hiǹ h của các đài phát thanh , truyề n hiǹ h ở Viê ̣t Nam thông qua viê ̣c hình thành chính sách nguồ n lƣ̣c xã hô ̣i theo hiǹ h thƣ́c hơ ̣p tác sản xuấ t là vấ n đề tấ t yế u , đă ̣c biê ̣t xét trong mố i quan hê ̣ tƣơng quan với phát thanh, truyề n hiǹ h thế giới hiê ̣n nay . Tuy nhiên, trong nhiề u năm qua các Đài phát thanh , truyề n hiǹ h ở Việt Nam vẫn chƣa thực sự có chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng phát thanh, truyề n hiǹ h cho miǹ h. Đài phát thanh , truyề n hiǹ h Bạc Liêu là mô ̣t trong số các Đài Phát thanh, truyền hình trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nƣớc nói chung nhâ ̣n ra thƣ̣c tế đó , đã và đang thƣ̣c hiê ̣n theo chủ trƣơng của Đảng và sƣ̣ chỉ đa ̣o trƣ̣c tiế p của Tinh ủy , UBND Bạc Liêu. Đài luôn là một trong những đơn vị đi đầu trong cả tỉnh về đầu tƣ và ứng dụng hiệu quả công nghệ mới trong các khâu sản xuất chƣơng trình và truyền dẫn phát sóng. Đây là định hƣớng chung của Đài trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ là tận dụng các phát triển công nghệ mới để đa dạng hóa các phƣơng thức sản xuất và truyền dẫn kênh chƣơng trình, tận dụng các ƣu thế của Đài để đầu tƣ và phát triển hạ tầng của Đài trở thành trung tâm truyền thông lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từng bƣớc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong sản xuất và phát sóng chƣơng trình phát thanh, truyền hình. Từ đầu năm 2010, Đài đã sản xuất và phát sóng chƣơng trình bằng hệ thống kỹ thuật số, chấm dứt việc sử dụng băng Betacam, băng VHS, băng Cassette, đĩa Minidics. Đài đã có rất nhiều cố gắng trong việc sản xuất các chƣơng trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của công chúng. Tuy nhiên, trong việc sản xuất các chƣơng trình phát thanh, truyền hình của Đài đã bộc lộ những khó khăn nhất định, mặc dù đƣợc đầu tƣ tối đa về công nghệ và trình độ phóng viên, biên tập, nhƣng chƣơng trình phát thanh truyền hình Bạc Liêu cho đến nay thực sự chƣa hấp dẫn thu hút bạn nghe và xem Đài sau 15 năm tách tỉnh, đây là vấn đề nhức nhối trong đơn vị. Câu hỏi đƣợc đặt ra là vấn đề mấu chốt nằm ở đâu? Nguyên nhân tại sao? Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chương trình phát thanh truyền hình Bạc Liêu làm Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý KH&CN. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giói nói chung, công nghệ phát thanh, truyền hình trên thế giới nói riêng cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình đã góp phần thúc đẩy ngành phát thanh, truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ và trở thành phƣơng tiện của thông tin đại chúng không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển này đã xuất hiện những bất cập về công tác quản lý của hoạt động phát thanh, truyền hình nói chung và hoạt động KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình nói riêng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, Phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" [17, tr.214]. Chính vì lý do đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền thông, lãnh đạo của các Đài phát thanh, truyền hình trong cả nƣớc, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhân lực KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình… đã bắt đầu có những quan tâm sâu sắc và đầu tƣ nghiên cứu các đề tài khoa học cũng nhƣ tổ chức các hội thảo về hoạt động KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình tiêu biểu, các đề tài nghiên cứu hoạt động KH&CN trong lĩnh vực Phát thanh, truyền hình của các Đài phát thanh, truyền hình tại Việt Nam đƣợc thể hiện qua một số nghiên cứu sau đây: - Xây dựng hệ thống các chức danh trong sản xuất chương trình truyền hình chuyên nghiệp của tác giả Tạ Bích Loan (nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình Việt Nam). Trong đề tài này, tác giả đã mô tả các vị trí công tác để xây dựng các chức danh quản lý trong quá trình sản xuất chƣơng trình truyền hình. - Nghiên cứu của Ngô Huy Hoàng đƣợc thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Đổi mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực KH&CN tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá và chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý nguồn nhân lực KH&CN đồng thời đƣa ra các giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu của Cao Anh Minh đƣợc thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Đổi mới quản lý hoạt động công nghệ ngành truyền hình Việt Nam nhằm đổi mới các quan điểm về cơ chế quản lý hoạt động truyền hình cũng nhƣ hoạt động công nghệ truyền hình để thúc đẩy phát triển các hoạt động công nghệ trên toàn ngành truyền hình Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. - Nghiên cứu của Lê Quang Trung đƣợc thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với hoạt động KH&CN ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá tác động của kinh tế thị trƣờng đối với hoạt động quản lý KH&CN tại Đài Truyền hình TP.HCM khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ về tài chính và đề xuất các giải pháp đổi mới trong công tác quản lý KH&CN tại Đài Truyền hình TP.HCM cho phù với nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa nhƣ nƣớc ta hiện nay. - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền đƣợc thể hiện tại luận văn Tính tương tác trong các chương trình phát thanh trực tiếp của Đài PT- TH Hà Nội. Từ việc đánh giá thành công, hạn chế của tính tƣơng tác trong hai chƣơng trình thuộc diện khảo sát, luận văn đƣa ra giải pháp đổi mới, nhằm nâng cao tính tƣơng tác trong các chƣơng trình phát thanh trực tiếp của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. - Nghiên cứu của Phạm Tuấn Anh đƣợc thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình - Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, Luận văn này đã đề ra mục tiêu nghiên cứu để thúc đẩy hoạt động R&D để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, trong đó đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động R&D tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp trong việc thúc đẩy hoạt động R&D để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. - Các hội thảo khoa học do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức gần đây nhƣ: Hội thảo giới thiệu về thiết bị công nghệ truyền hình của một số hãng nổi tiếng trên thế giới nhƣ Coemar (Ý), BE (Mỹ), Maxtro ( Tây Ban Nha), Sony (Nhật), Panasonic (Nhật Bản). Hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ phát thanh, truyền hình số và ứng dụng tại Việt Nam đƣợc tổ chức trong khuôn khổ các lần Liên hoan phát thanh, truyền hình toàn quốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu mới chỉ đề cập đến việc đổi mới công nghệ sản xuất chƣơng trình phát thanh, truyền hình, nhân lực KH&CN trong phát thanh, truyền hình, chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình. Mặt khác, cho đến thời điểm này, vẫn chƣa có nghiên cứu khoa học nào bàn về việc nhận diện những hạn chế trong công nghệ phát thanh, truyền hình để hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình. Vào năm 2010, với tƣ cách thành viên Hội đồng kỹ thuật và công nghệ của Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu, tác giả của Luận văn này đã trình bày ý tƣởng khoa học nhằm hình thành chính sách công nghệ trong Phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình Phát thanh, truyền hình trƣớc Hội đồng kỹ thuật và công nghệ, nhƣng ý tƣởng này đã bị đa số thành viên Hội đồng bác bỏ. Sau 1 năm bổ sung những luận cứ khoa học cho ý tƣởng trên, vào năm 2011 Hội đồng kỹ thuật và công nghệ của Đài đã chấp nhận cho việc thí điểm áp dụng một số nội dung trong ý tƣởng khoa học trên. Đặc biệt, vào năm 2012 tác giả Luận văn đã trình bày ý tƣởng khoa học này trƣớc Hội đồng thẩm định đề cƣơng Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lý KH&CN và đã đƣợc Hội đồng bổ sung và nâng ý tƣởng khoa học trên thành Luận văn Thạc sĩ khoa học. Nhƣ vậy, việc hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình đã đƣợc áp dụng tại Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu: xây dựng chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh truyền hình Bạc Liêu. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Khảo sát thực trạng chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu. - Đề xuất các giải pháp chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2006-2013 - Phạm vi không gian: Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu. 5. Câu hỏi nghiên cứu a. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Cần phải hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình nhƣ thế nào nhằm nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu? b. Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể: - Thực trạng chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu nhƣ thế nào? - Cần phải có giải pháp chính sách gì để nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu? 6. Giả thuyết nghiên cứu a. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình theo hƣớng liên kết với các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; liên kết tích hợp công nghệ phát thanh và công nghệ truyền hình; xã hội hóa nguồn lực tài chính nhằm nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu. b. Các giả thuyết nghiên cứu cụ thể: - Thực trạng chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh, truyền hình Bạc Liêu đƣợc thể hiện qua các mặt: + Nhân lực KH&CN của Đài hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng nên khó tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). + Hoạt động nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài không đƣợc coi trọng. + Tài chính đầu tƣ cho công nghệ sản xuất chƣơng trình chƣa đóng góp tích cực và hiệu quả. - Để nâng cao tính hấp dẫn của chƣơng trình phát thanh, truyền hình tỉnh Bạc Liêu, cần phải hình thành chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình theo các hƣớng: + Liên kết với các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; + Liên kết tích hợp công nghệ phát thanh và công nghệ truyền hình; + Chính sách đổi mới hoạt động R&D. + Chính sách xã hội hóa nguồn lực tài chính của Đài nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình Bạc Liêu. + Chính sách nâng cao năng lực nhân lực KH&CN của Đài nhằm nâng cao tính hấp dẫn chƣơng trình phát thanh, truyền hình Bạc Liêu. 7. Mẫu khảo sát - Đài Phát thanh , truyền hình Bạc Liêu , bao gồ m : Ban Giám đố c Đài ; Trƣởng/Phó Trƣởng ban của Đài; Các chuyên viên; - Khán, thính giả của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu, bao gồm khán, thính giả tại thành phố Bạc Liêu và khán, thính giả tại các xã thuộc 4 huyện chƣa phủ sóng truyền hình. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tác phẩm khoa học có liên quan đến đề tài; - Phƣơng pháp khảo sát thực địa: quan sát có chuẩn bị trƣớc, quan sát không chuẩn bị trƣớc, quan sát hình thái và quan sát chức năng. - Phƣơng pháp phỏng vấn: + Phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đố c Đài ; Trƣởng/Phó Trƣởng ban của Đài; Các chuyên viên . Cách phỏng vấn: gửi trƣớc câu hỏi, đối tƣợng đƣợc phỏng vấn chuẩn bị trả lời, tác giả trực tiếp nghe và trao đổi ý kiến với ngƣời đƣợc hỏi. + Phỏng vấn khán, thính giả tại thành phố Bạc Liêu và khán, thính giả tại các xã thuộc 4 huyện chƣa phủ sóng truyền hình. Cách phỏng vấn: trực tiếp, không có chuẩn bị trƣớc. - Điều tra bằng bảng hỏi: phát 150 phiếu hỏi khán, thính giả tại thành phố Bạc Liêu và khán, thính giả tại các xã thuộc 4 huyện chƣa phủ sóng truyền hình. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của Luận văn Chƣơng 2: Thực trạng chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu Chƣơng 3: Giải pháp chính sách công nghệ trong phát thanh, truyền hình của Đài phát thanh, truyền hình Bạc Liêu CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 1.1. Chính sách khoa học và công nghệ 1.1.1. Khái niệm chính sách Trong mục này, Luận văn sử dụng tài liệu của Vũ Cao Đàm [11;25]. Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có: tiếp cận chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp cận tổng hợp. Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến những yếu tố sau đây: - Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hoá thành những quy định có giá trị pháp lý, nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của hệ thống theo mục đích mà chủ thể quyền lực mong đợi. - Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ƣu đãi đối với một (hoặc một số) nhóm xã hội nào đó. - Các biện pháp ƣu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động của nhóm đƣợc ƣu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống theo chiến lƣợc mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra. - Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm những bất bình đẳng vốn có, nhƣng cuối cùng phải nhằm mục đích tối thƣợng, là thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ thống (hệ thống xã hội). - Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý. Tổng hợp từ trên tất cả các cách tiếp cận trên, có thể đƣa ra định nghĩa: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” . “Hệ thống xã hội” ở đây đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trƣờng,... Nhƣ vậy, nói về một quyết định chính sách, ngƣời quản lý có thể hiểu theo những khía cạnh nhƣ sau: - Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ƣu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội. - Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dƣới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định, chỉ thị của chính phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức (doanh nghiệp, trƣờng học,...). - Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ quốc, nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế,... Mỗi nhóm đƣợc đặc trƣng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu. Đó là cơ sở tâm lý học giúp chúng ta vận dụng các bậc thang nhu cầu trong việc tạo động cơ cho đối tƣợng chính sách. - Chính sách phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, mục tiêu phát triển của một địa phƣơng, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia,... Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, ngƣời quản lý cần xác định rõ các đặc điểm sau: - Cho ra đời một chính sách chính là tung ra một giải pháp ứng phó trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn thắng trong cuộc chơi, nhƣng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà đối tác cảm thấy đƣợc chia sẻ lợi ích thoả đáng (cân bằng Nash), không dồn đối tác vào đƣờng cùng để đón lấy những mối hoạ tiềm ẩn trong các vòng chơi tiếp sau. - Cuối cùng, một chính sách đƣa ra chính nhằm khắc phục một yếu tố bất đồng bộ nào đó trong hệ thống, nhƣng đến lƣợt mình, chính sách lại làm xuất hiện những yếu tố bất đồng bộ mới. Nhƣ vậy, quá trình làm chính sách thực chất là tạo ra những bƣớc phát triển hệ thống, từ những bất đồng bộ này tới những bất đồng bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao giờ ảo tƣởng sự đồng bộ ổn định tuyệt đối ổn định, có nghĩa là không còn phát triển. - Kết quả cuối cùng cái mà chính sách phải đạt đƣợc là tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm “Mục tiêu biến đổi xã hội” ở đây đƣợc sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung lập, có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhƣng lại là “tồi tệ” theo một nghĩa nào đó. Tất nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hƣớng tiếp cận nhƣ trên, mà chỉ có thể một vài cách tiếp cận trong đó. Định nghĩa của Luận văn: Từ những phân tích trên đây, Luận văn sử dụng định nghĩa Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội. [11; 29] 1.1.2. Khái niệm công nghệ Trên thế giới hiện nay việc đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về công nghệ lại chƣa có đƣợc sự thống nhất, các công nghệ hiện có trên toàn cầu nhiều đến mức không thể thống kê đƣợc. Công nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những ngƣời sử dụng một công nghệ cụ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau sẽ dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển nhƣ mạnh vũ bão của KH&CN làm thay đổi nhiều quan niệm cũ tƣởng nhƣ vĩnh cửu, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trên. Tuy nhiên, xét trên góc độ khoa học quản lý, việc đƣa ra đƣợc định nghĩa khái quát về công nghệ là một việc làm mang tính cần thiết, bởi vì không thể quản lý đƣợc công nghệ khi chƣa biết rõ công nghệ là gì. Hiện nay, công nghệ có rất nhiều khái niệm khác nhau tùy ở mỗi tổ chức mà công nghệ đƣợc định nghĩa ở một dạng khác nhau chẳng hạn nhƣ: Công nghệ có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn". - Là một hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một lớp vấn đề kỹ thuật - Công nghệ là một cơ thể kiến thức: + Một hoặc một số giải pháp để quyết một số vấn đề kỹ thuật + Con đƣờng để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật + Toàn bộ kiến thức đƣợc chuyển vào hệ thống, bất kể từ nguồn nào để luận cứ cho sự phát triển. - Công nghệ là một phƣơng tiện. - Công nghệ gồm bốn phần: + Phần kỹ thuật + Phần thông tin + Phần con ngƣời + Phần tổ chức Khái niệm công nghệ hiện đƣợc dùng không chỉ trong công nghiệp mà đã thâm nhập vào hàng loạt bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣ: công nghệ dạy học, công nghệ quản lý, công nghệ kiểm tra... Theo luật KH&CN (2000) của Việt Nam đƣa ra khái niệm công nghệ: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Để phù hợp với quy định của Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Theo luật KH&CN (2013) của Việt Nam đƣa ra khái niệm công nghệ: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm [15; điều 3.2] Theo J. Baranson (1976) định nghĩa công nghệ nhƣ sau: “Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình hoặc các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoan chỉnh”. Theo R.Jones (1970) đƣa ra, cho rằng: “ Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực chuyển thành hàng hóa”. Theo OECD trong một nghĩa chung nhất đã tập trung vào các hành động và quy tắc nhƣ sau: “ Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và qui tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong hoàn cảnh cụ thể nhất định”. [22;31] Theo tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (United Nations Industrial Development Organization – UNIDO): “công nghệ là hệ thống tập hợp kiến thức và kết quả của khoa học ứng dụng nhằm mục đích biến đổi nguồn lực tự nhiên thành những mục tiêu sinh lợi cho xã hội” [25]. Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP): “công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”. Quan điểm này đã đƣợc thừa nhận là bƣớc ngoặt quan trọng trong khái niệm về công nghệ. Tiến sĩ K. Ramanathan, Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái Bình Dƣơng, đơn vị trực thuộc ESCAP đã chỉ ra rằng: công nghệ có bốn thành phần là thiết bị, con ngƣời, thông tin và tổ chức. + Thành phần thiết bị (Technoware): bao gồm các công cụ, các phƣơng tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong muốn. Thành phần thiết bị gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thông tin. + Thành phần con ngƣời (Humanware): là kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất biểu hiện về mặt con ngƣời của công nghệ. + Thành phần tổ chức (Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực tiễn và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng thành phần thiết bị (Technoware) bởi thành phần con ngƣời (Humanware) nó có thể đƣợc thể hiện thông qua các thuật ngữ nhƣ nội quy công việc, tổ chức công việc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc. + Thành phần thông tin (Inforware): Biểu thị việc nhạy bén nắm bắt thông tin, tích lũy kiến thức bởi con ngƣời. Dù có tổ chức tốt, “con ngƣời” cũng không thể sử dụng “máy móc” hiệu quả nếu không có cơ sở “thông tin, tài liệu”. Định nghĩa này đã đƣợc ESCAP mở rộng thêm: “bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.[25;37] Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Và do vậy, nó đƣợc coi là một bƣớc ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ. Ở Việt Nam, trƣớc đây thƣờng có quan niệm cho rằng: “Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi”.[13;4] Tuy nhiên, cách hiểu phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với các quan điểm, chính sách phát triển và quản lý công nghệ. Tùy theo mục đích, ngƣời ta phân loại các công nghệ nhƣ sau: - Theo tính chất: Công nghệ sản xuất, công nghệ biên tập, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ đào tạo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất