Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình ảnh cậu bé hữu khánh trong tác phẩm sống của dư hoa...

Tài liệu Hình ảnh cậu bé hữu khánh trong tác phẩm sống của dư hoa

.DOCX
4
254
75

Mô tả:

Hình ảnh cậu bé hữu khánh trong tác phẩm sống của dư hoa.docx Tên tài liệu
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân MSSV: 0856010219 Lớp: Văn 3B HÌNH ẢNH CẬU BÉ HỮU KHÁNH TRONG TÁC PHẨM SỐNG CỦA DƯ HOA. Có lẽ ai đọc Sống của Dư Hoa xong cũng cảm thấy rất cảm động. Sống không chỉ đơn giản là sống thế nào mà Sống còn bao hàm cả một kiếp người, cả những cuộc đời đầy rẫy những đau khổ với số phận nghiệt ngã của những con người đáng thương trong một gia đình nhỏ bé. Tình yêu thương giữa con người ấy không thể khiến cho họ sống những ngày hạnh phúc, bình yên cùng với nhau cho tới cuối đời. Ấn tượng để lại trong tôi khi đọc xong Sống của Dư Hoa một cách mạnh mẽ nhất chính là hình ảnh của cậu bé Hữu Khánh con trai của Phú Quí. Phải nói rằng ngay từ trong bụng mẹ, Hữu Khánh đã cùng với mẹ mình chịu khổ, đó không chỉ đơn giản là nỗi khổ bình thường như bao người là thiếu ăn, thiếu mặc mà Hữu Khánh thiếu sự yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của người cha dành cho mình. Thậm chí sự tồn tại của Hữu Khánh không hề có ý nghĩa với cha mình khi cậu còn trong bụng mẹ. Khi sinh ra, cũng phải đến mấy tháng Hữu Khánh mới được về nhà, mới được cha nhìn mình. Khi Phú Quí trở về, Hữu Khánh không nhận ra cha mình và nấp sau lưng Phượng Hà một cách khép nép “Hữu Khánh liền nấp sau lưng chị, đẩy Phượng Hà bảo: Chúng ta mau về đi.” Và rồi Hữu Khánh tỏ ra sợ cha mình, dù nhận ra cha nhưng cậu vẫn không dám thân thiết với cha. Lên 12 tuổi Hữu Khánh đã phải cùng với cha mẹ và chị gái làm việc gia đình, cậu chăn hai con dê, dù công việc cắt cỏ không mấy nặng nhọc nhưng phải thức dậy sớm, làm việc và sau đó chạy nhanh tới trường, Hữu Khánh lại trong lúc tuổi ăn, tuổi ngủ điều đó là rất cực “Thằng bé quăng liềm vào rổ, một tay cầm rổ, một tay dụi mắt, lật bật bước ra khỏi nhà đi cắt cỏ. Trông nó đáng thương quá, đang ở độ tuổi ăn tuổi ngủ, lại phải thức dậy vào lúc đang ngủ ngon ngủ say hơn cả, nhưng biết làm sao được? Không có Hữu Khánh cắt cỏ thì hai con dê sẽ chết đói. Khi Hữu Khánh bưng rổ cỏ về thì cũng sắp muộn giờ đi học, nó vội vội vàng vàng ăn một bát cơm nguội, vừa nhai vừa chạy đến trường. Buổi trưa đi học về lại phải cắt cỏ nuôi dê rồi mới ăn cơm… Lúc Hữu Khánh lên mười tuổi, một ngày hai lần đi về nó phải cuốc bộ hơn năm mươi dặm.” Không chỉ c cố gắng trong việc phụ giúp gia đình, Hữu Khánh cũng rất thương Phượng Hà. Khi biết vì mình mà Phượng Hà phải đem đi cho người khác cậu đã không muốn đi học và cãi lại lời cha mẹ, dù bị đánh rất đau cậu cũng rất bướng bỉnh, đầy lòng kiên quyết của một người có khí phách “Hữu Khánh cứng rắn hẳn lên, ngẩng cao đầu nói với tôi: Con không đi học đấy… Nó quay ngoắt một cái, chân giẫm bình bịch trên đất đi vào trong nhà, nói vọng ra: Bố có đánh chết, con cũng không đi học.” Phượng Hà đi được hai tháng rồi mà trong lòng Hữu Khánh vẫn còn rất nhớ chị, người mà đã yêu thương, chăm sóc cậu từ nhỏ. Điều đó cho thấy Hữu Khánh sống rất tình cảm, biết yêu thương… Hữu Khánh tuy còn nhỏ nhưng cũng biết tới xấu hổ ngại ngùng, và có lòng tự trọng cao. Khi bị bố đánh ngay trong lớp, cậu đơ ra và sợ hãi. Về nhà, cậu phớt lờ cha mình cho tới cả tháng Nhưng có lẽ tất cả nhưng điều ấy đều không bằng hình ảnh Hữu Khánh tay xách giầy chạy trên tuyết tới trường trong đôi chân trần. Hữu Khánh sợ cha đánh mình vì làm mòn gót giầy nhanh thì không nói làm gì, mà ở đây cậu thương Gia Trân vất vả “Hữu Khánh trên đường đi học thì đi chân không, lúc đến trường mới xỏ giày vào. Có một hôm mưa tuyết, nó vẫn để chân trần chạy bành bạch trong tuyết đến trường… Hữu Khánh quay người chạy lên tỉnh, chạy được một đoạn, nó lại tụt giày ra. Tôi chẳng còn biết làm sao với nó.” Hữu Khánh có ước mơ, có sở thích mà khi bị bố răn đe, cậu cũng ngậm ngùi nghe lời cha vì cậu biết cha nghĩ cho mình. Một đứa bé 12 tuổi biết được những điều như thế thì thật đáng nể, đáng khâm phục. Thế mà rồi, Hữu Khánh – một đứa bé năng động, biết yêu thương, biết suy nghĩ, ngoan ngoãn, đáng yêu như thế mà cái chết đến với cậu quá nhanh chóng, sự sống của cậu quá là ngắn ngủi. Hữu Khánh vui vẻ, phấn khởi chạy thật nhay tới bệnh viện để hiến máu cho vợ chủ tịch huyện “Hữu Khánh của tôi liền tụt giày ra, cầm ở tay, chạy đến bệnh viện, có bốn năm em cũng chạy theo. Con trai tôi chạy tới bệnh viện đầu tiên. Sau khi các em khác đã đến đủ. Hữu Khánh xếp ở vị trí đầu tiên”, bị đối xử lạnh nhạt, bị vứt bỏ qua một bên “Kết quả, thầy giáo đã lôi nó ra, chỉnh cho một mẻ, phê bình nó không tuân thủ kỉ luật. Hữu Khánh đành phải đứng sang một bên, nhìn các bạn mình lần lượt đi hiến máu, thử máu.” Thật tội nghiệp, thật đáng thương. đáng lẽ ra một đứa bé không đáng bị đối xử như thế trong khi cậu tới để hiến máu cho người khác. Tâm hồn trẻ thơ của Hữu Khánh như bị tổn thương nặng nề bởi những con người có học nà vô nhân tâm gây nên. Thế mà khi thấy Hữu Khánh là người duy nhất có cùng nhóm máu với vợ chủ tịch huyện, những con người độc ác ấy lại như “là một tên lưu manh, một kẻ khốn nạn, hắn rút gần như hết máu của thằng con tôi mà vẫn không dừng tay. Đến khi đầu của Hữu Khánh ngoẹo sang một bên, hắn mới cuống quít lên, đi gọi bác sĩ.Bác sĩ ngồi xuống đất đặt ống nghe vào nghe, rồi bảo: Tim ngừng đập mất rồi…”. Và thế là Hữu Khánh chết, cậu chấm dứt cuộc sống của mình ở tuổi 12, cái tuổi mà người ta vẫn luôn được vui đùa, sống yêu đời và được sống hạnh phúc bên gia đình, bên những người mình yêu thương. Hữu khánh chưa hề có được cuộc sống hạnh phúc ấy một cách trọn vẹn nhất. Hữu Khánh chết mà chính cậu cũng không biết mình sẽ chết. Thân thể Hữu Khánh mềm nhũn ra vì “kiệt” máu để lại trong tâm trí người đọc một nỗi thương cảm vô bờ. Và đó cũng là lòng căm phẫn của đọc giả đối với những con người bất lương trong xã hội đã nhẫn tâm giết người có thân phận nhỏ bé. Cái chết của Hữu Khánh âm thầm, lặng lẽ cho tới mãi về sau mới được hé lộ ra cho Gia Trân và Phượng Hà biết. Hữu Khánh nhỏ bé, yếu ớt đối diện cả với một xã hội to lớn đầy rẫy những điều đáng sợ là hình ảnh của những con người nghèo khổ với số mệnh nghiệt ngã của mình. Những con người phải sống và chịu đựng những đau đớn về cả mặt thể xác lẫn tinh thần mà họ không thể tránh được dù có cố gắng tới đâu. Đó phải chăng cũng là nguyên nhân của kết cục bi thảm của gia đình Phú Quí nhỏ bé: Tất cả đều chết hết chỉ còn lại Phú Quí và Phú Quí phải sống trong lẻ loi, cô đơn suốt những cuộc đời còn lại. Cuộc sống và sự tồn tại của Hữu Khánh, Phượng Hà, Gia Trân, Nhị Hỷ, Khổ Căn… chỉ như một cơn gió, cơn gió ấy đến rồi qua đi đã để lại cho bao người những nỗi buồn sâu thẳm mà không thể nào có thể quên được.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan