Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng quản lý HIỆU ỨNG FACEBOOK VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TOÀN CẦU CỦA MẠNG XÃ HỘI...

Tài liệu HIỆU ỨNG FACEBOOK VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TOÀN CẦU CỦA MẠNG XÃ HỘI

.PDF
370
586
150

Mô tả:

Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com Table of Contents HIỆU ỨNG FACEBOOK VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TOÀN CẦU CỦA MẠNG Xà HỘI Lời giới thiệu Mở đầu 1. KHỞI ĐẦU 2. PALO ALTO 3. MẠNG Xà HỘI VÀ INTERNET 4. MÙA THU NĂM 2004 5. C\C NH[ ĐẦU TƯ 6. THÀNH LẬP CÔNG TY 7. MÙA THU NĂM 2005 8. TRỞ THÀNH CEO 9. NĂM 2006 10. TÍNH BẢO MẬT 11. NỀN TẢNG 12. 15 TỶ ĐÔ-LA 13. KIẾM TIỀN 14. FACEBOOK VÀ THẾ GIỚI Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com 15. THAY ĐỔI THỂ CHẾ 16. SỰ TIẾN HÓA CỦA FACEBOOK 17. TƯƠNG LAI Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com HIỆU ỨNG FACEBOOK VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TOÀN CẦU CỦA MẠNG Xà HỘI Bản quyền tiếng Việt © Công ty Sách Alpha Chia sẻ Ebook: http://www.downloadsach.com Follow us on Facebook: https://www.facebook.com/caphebuoitoi Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com Lời giới thiệu Theo kết quả của tổ chức thống kê Internet Hitwise, từ th|ng 1 năm 2010 đến th|ng 11 năm 2010, có tới 8,93% lượng người dùng Internet truy cập Facebook; Google đứng thứ 2 với 7,19%, tiếp theo là Yahoo Mail (3,52%) và Yahoo.com (3,3%). YouTube chỉ đứng thứ 5 với 2,65%. Đ}y l{ lần đầu tiên Facebook nhận danh hiệu “website được truy cập nhiều nhất” của Hitwise. Danh hiệu này từng thuộc về Google nhiều năm liên tục. Làm thế nào mà một trang web nội bộ bắt nguồn từ phòng ký túc x| trường Harvard lại có thể trở thành một mạng xã hội khổng lồ với 500 triệu thành viên, hỗ trợ 75 ngôn ngữ, ngốn 8 tỷ phút mỗi ngày của người dùng toàn cầu? Làm thế nào mà Mark Zuckerberg, một anh chàng hiếu động và ngỗ ngược 19 tuổi lại có thể trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất trong danh sách uy tín của Forbes? Và hiệu ứng facebook lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ như thế n{o để có thể được định giá tới 50 tỷ đô-la v{ được dự đo|n l{ cho đến năm 2013, thậm chí toàn bộ người dùng Internet sẽ dùng Facebook? Đ~ có nhiều cuốn sách và quá nhiều bài báo nói về sự thành công của facebook, nói về ảnh hưởng của nó trên thế giới. Nhưng chúng chủ yếu miêu tả và phân tích về ảnh hưởng và chiến lược của Facebook, thậm chí bộ phim The Social Network dựa trên sự ra đời của facebook cũng d{nh được những thành công vang dội tại giải Quả Cầu Vàng vừa qua. Biên tập viên kỳ cựu David Kirkpatrick là một cây viết mảng công nghệ của Fortune từ năm 1983, ông chuyên trách theo dõi sự phát triển của công nghệ và ảnh hưởng của chúng tới xã hội và doanh nghiệp. Ông được tap chí Marketing Computers đ|nh gi| l{ một trong năm nhà báo có sức ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới. Trước khi viết về Facebook, ông cũng đ~ viết về các công ty công nghệ h{ng đầu thế giới như Apple, IBM, Microsoft, Intel, Sun… Thông qua Hiệu ứng Facebook , tác giả cho chúng ta thấy quá trình phát triển không ngừng nghỉ của mạng xã hội này từ khi nó được thai nghén ý tưởng và từng bước từng bước đạt tới th{nh công ng{y hôm nay cũng như Facebook ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com như thế n{o. Hơn thế nữa, cái nhìn của ông về cách Facebook sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình mà vẫn làm hài lòng 350 triệu người dùng thường xuyên của nó vô cùng thú vị và rất đ|ng quan t}m. Trong cuốn sách này, David Kirkpatrick miêu tả chi tiết cho người đọc lịch sử thú vị của Facebook, tính c|ch v{ con người của người sáng lập và CEO Mark Zuckerberg, nhân vật trung tâm tạo ra hiệu ứng toàn cầu cùng các cộng sự. Những may mắn v{ sơ sẩy của Facebook đ~ tao ngộ trong giai đoạn hình thành và phát triển cũng được tiết lộ chi tiết v{ đầy đủ. Hiệu ứng Facebook quả là một cuốn s|ch độc đ|o chưa từng thấy và không thể bỏ qua đối với những người quan tâm tới Facebook. Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này! NGUYỄN TIẾN QUANG Trưởng Đại diện Văn phòng H{ Nội Tạp chí Thế Giới Vi Tính Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com Mở đầu Oscar Morales cảm thấy rất buồn chán. Tại Barranquilla, Colombia – nơi anh sống – bây giờ l{ đang l{ kỳ nghỉ đầu năm 2008. Ch{ng kỹ sư hiền lành lịch thiệp với t{i năng sử dụng máy tính thiên bẩm đang nghỉ ở một điền viên ven biển cùng gia đình. Nhưng dù đang l{ ng{y nghỉ, cũng như phần lớn người d}n đất nước này, suy nghĩ của anh lại u |m, vướng bận vì nỗi khốn khổ của một cậu bé tên là Emmanuel. Emmanuel là cậu con trai 4 tuổi của Clara Rojas, người từng bị bắt làm con tin trong những khu rừng nhiệt đới ở Colombia trong 6 năm. Con trai cô sinh ra khi cô đang bị lính du kích của Lực lượng Cách mạng Vũ trang Colombia giam giữ, được biết đến với tên viết tắt tiếng Tây Ban Nha là FARC. FARC giam giữ tổng cộng 700 con tin, trong đó có ứng cử viên tổng thống Colombia Ingrid Betancourt, bị bắt cóc cùng Rojas trong cuộc vận động bầu cử năm 2002. Nỗi thương cảm v{ đau buồn về hoàn cảnh những con tin của FARC luôn hiện hữu trên đất nước Colombia, cũng như nỗi lo sợ những cuộc phá hoại của qu}n đội cách mạng đầy sát khí và sức mạnh. Nhưng gần đ}y, trường hợp của Emmanuel đ~ thu hút được sự quan tâm đặc biệt của b|o chí đại chúng. Trong một thời gian, tổng thống Hugo Chavez của nước láng giềng Venezuela đ~ cố gắng thương lượng với FARC về việc thả Betancourt và những người khác. Rồi đột nhiên vào cuối tháng 12, quân du kích tuyên bố họ sẽ sớm giao lại Rojas, Emmanuel và một con tin khác cho Chavez. Ở một đất nước đ~ kiệt sức vì cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ với quân du kích bạo lực, đ}y l{ một tin tốt hiếm hoi. “Mọi người đang mong chờ một món quà, một phép m{u” – Morales, 32 tuổi, nói. “V{ Emmanuel l{ biểu tượng của điều đó. Cả nước đang cảm nhận lời hứa hẹn: ‘L{m ơn h~y để Emmanuel được tự do. Chúng tôi muốn có được điều đó như một món quà Giáng sinh từ FARC.’” Nhưng năm mới đ~ đến, Emmanuel vẫn chưa được tự do. Sau đó, trong những ng{y đầu tiên của tháng 1, Tổng thống Colombia Alvaro Uribe xuất hiện trên truyền hình, mang đến một tin gây sửng sốt rằng có vẻ như Emmanuel đang không nằm dưới sự khống chế của Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com FARC! Hóa ra thời gian trước, Emmanuel bị ốm nặng, FARC đ~ mang cậu bé đi khỏi người mẹ và bỏ cậu lại cho một gia đình nông d}n. Giờ đ}y, ngo{i dự đo|n, cậu đang nằm trong tay chính phủ. Cả nước vẫn đang trong kỳ nghỉ với rất nhiều thời gian xem tin tức mà hầu như đều là về cậu bé Emmanuel khổ sở, ốm yếu bị bỏ rơi. Đại gia đình của Morales rất quan t}m đến chính trị, ngày ngày ra bãi biển và tranh luận xem điều gì sẽ xảy đến tiếp theo. “Mọi người rất vui mừng vì cậu bé đ~ an to{n, nhưng chúng tôi thì vô cùng tức giận”, Morales nói. “Chúng tôi cảm thấy như bị FARC lừa đảo. Sao họ d|m thương lượng về mạng sống của một đứa bé không nằm trong tay họ? Mọi người đều thấy vậy là rất qu| đ|ng. FARC định đùa cợt và nói dối chúng ta đến bao giờ?” Morales thực sự muốn làm một điều gì đó. Vậy l{ anh nghĩ đến Facebook. Dù hệ thống này chưa được dịch sang tiếng T}y Ban Nha, nhưng Morales nói tiếng Anh thành thạo – cũng như nhiều người Colombia có học khác, và anh có một tài khoản ở đó hơn một năm – đ~ đưa lên những thông tin của mình bằng tiếng Tây Ban Nha và giữ liên lạc với bạn bè thời trung học v{ đại học. Dành thời gian truy cập Facebook đ~ trở thành một thói quen hàng ngày của anh. Trong ô tìm kiếm của Facebook, anh gõ bốn chữ c|i “FARC” v{ nhấn enter. Không có kết quả nào. Không một nhóm, một hoạt động tuyên truyền, một sự oán hận nào cả. C|c nhóm được tạo ra cho hầu như mọi thứ trên đời rất phổ biến trên Facebook. Nhưng với FARC, người d}n Colombia đ~ quen với việc tức giận nhưng sợ hãi. Kết quả là cả đất nước trở thành con tin, v{ điều n{y đ~ diễn ra hàng thập kỷ. Morales dành một ngày tự hỏi liệu mình có muốn công khai trên Facebook. Anh quyết đ|nh liều, thành lập một nhóm chống lại FARC v{o ng{y mùng 4. “Nó như một liệu pháp vậy”, anh nói. “Tôi phải bày tỏ nỗi tức giận của mình.” Anh viết một đoạn ngắn miêu tả về mục tiêu đơn giản của nhóm – đứng lên chống lại FARC. Tự nhận là một người nghiện máy vi tính, Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com Morales rất thành thạo các công cụ đồ họa, vậy là anh thiết kế một logo dựa trên ý tưởng lá cờ Colombia. Anh viết đè lên nó bốn lời kêu gọi đơn giản bằng chữ in hoa chạy dọc, câu sau to hơn c}u trước một chút – KHÔNG BẮT CÓC, KHÔNG LỪA DỐI, KHÔNG GIẾT NGƯỜI, KHÔNG FARC. “Tôi cố hét to như thể đang ở giữa một đ|m đông”, anh giải thích. “Đ~ đến lúc chiến đấu với FARC. Những gì đ~ xảy ra đ~ vượt quá sức chịu đựng.” Nhưng anh nên đặt tên cho nhóm này là gì? Trên Facebook, những tên nhóm kiểu “Tôi c| l{ tôi có thể tìm được một triệu người ghét George Bush” rất phổ biến. Nhưng Morales không thích tên gọi kiểu đó. Chúng rất trẻ con. Đ}y không phải một cuộc thi. Đ}y l{ chuyện nghiêm túc. Nhưng anh thích ý tưởng về con số một triệu. Có một bài hát Tây Ban Nha nổi tiếng có tên “Một triệu người bạn”. Một triệu người chống lại FARC? Từ tiếng nói nghe có vẻ đúng hơn. Một triệu tiếng nói chống lại FARC – Un Millon de Voces Contra Las FARC. Chính là nó. Sau nửa đêm mùng 4 th|ng 1, Morales th{nh lập nhóm. Anh để chế độ công khai để bất kỳ th{nh viên Facebook n{o cũng có thể gia nhập nhóm. Mạng lưới bạn bè của anh gồm khoảng 100 người, và anh mời tất cả bọn họ. Anh rất mệt. Anh đi ngủ lúc 3 giờ sáng. 9 giờ sáng hôm sau, anh kiểm tra nhóm. Đ~ có tới 1.500 người tham gia! “Hoan hô!!!” Morales hét lên sung sướng. Mọi người hưởng ứng nhiệt tình hơn anh mong đợi! Ngày hôm đó tại bãi biển, anh nói với gia đình mình về nhóm và nhờ họ mời bạn bè trên Facebook của họ gia nhập. Hầu hết trong số họ đều là những người thích dùng Facebook, và họ cũng ghét FARC. Khi Morales về nhà vào cuối buổi chiều, nhóm của anh đ~ có 4.000 th{nh viên. “Đó l{ lúc tôi tự nhủ: ‘Thôi được, không bãi biển, không dạo chơi gì nữa.’” Anh đ~ sẵn sàng cho một công việc nghiêm túc. “Tôi cảm tưởng, ‘Lạy Chúa! Đ}y l{ điều tôi muốn! Một cộng đồng tận tâm với thông điệp.’” Trên Facebook có wall (tường) – nơi th{nh viên có thể viết lên những suy nghĩ, cũng như các diễn đ{n thảo luận cho những cuộc chuyện trò dài và có trật tự giữa các thành viên. Morales nhanh chóng kết thân với một số người tham gia nhóm rất hăng h|i. Họ trao đổi Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com nickname trò chuyện trực tuyến v{ địa chỉ Skype cùng số điện thoại di động để có thể tiếp tục chuyện trò khi không có trên mạng. Khi ngày càng nhiều người Colombia tham gia nhóm, các thành viên không chỉ nói về việc họ thấy phẫn nộ với FARC như thế nào, mà bắt đầu bàn xem họ nên làm gì. Ngày 6 tháng 1, tức là mới chỉ sang ngày thứ hai, mọi người đ~ nhất trí là nhóm nên xuất hiện công khai. Đến khi nhóm chạm mốc 8.000 thành viên, mọi người đều nói đi nói lại trên trang thảo luận, “H~y L[M gì đó.” Cuối chiều mùng 6, những người bạn mới của anh trên Facebook, nhất l{ hai người đ~ nói chuyện với Morales qua điện thoại, thuyết phục anh nên đề xuất một cuộc biểu tình. Khi anh làm vậy, ý kiến n{y được hưởng ứng nhiệt liệt trên wall và trang thảo luận. Đến cuối ng{y, nhóm người vẫn được điều hành từ phòng ngủ trên g|c nh{ Morales đ~ quyết định tổ chức một cuộc diễu hành quốc gia chống lại FARC. Ngày tuần hành sẽ là mùng 4 tháng 2, một tháng sau ngày thành lập nhóm. Morales, vốn quen bị gạt ra ngoài vì sống ở tỉnh lẻ, khăng khăng rằng cuộc tuần hành sẽ diễn ra không chỉ ở Thủ đô Bogota m{ phải trên khắp cả nước, trong đó tất nhiên có cả thành phố quê anh là Barranquilla. Morales bèn tạo một sự kiện có tên Cuộc tuần hành quốc gia chống lại FARC. Anh và những người đồng tổ chức – một v{i người trong số đó đ~ d{nh nhiều tâm huyết cho kế hoạch như anh, ngay lập tức nhận được phản ứng từ những nơi không ngờ đến. Thành viên ở Miami, Buenos Aires, Madrid, Los Angeles, Paris và những nơi kh|c tranh luận rằng đ}y nên l{ một cuộc biểu tình trên toàn thế giới. Morales thậm chí không nhận ra rằng có người sống ngoài Colombia đ~ gia nhập nhóm. Những người Colombia di cư n{y dùng Facebook một phần là để cập nhật tin tức ở quê hương. Họ cũng muốn tham gia phong trào này. Vậy là nó trở thành một cuộc biểu tình trên toàn cầu. Điều xảy ra sau đó l{ một trong những ví dụ đ|ng kinh ngạc nhất của hoạt động tuyên truyền thời đại số trên thế giới. Ng{y 4 th|ng 2, theo ước lượng của báo chí, khoảng 10 triệu người diễu hành chống lại FARC trên h{ng trăm th{nh phố của Colombia. Thêm 2 triệu người khác diễu hành tại các thành phố trên toàn thế giới. Một phong trào bắt đầu với một Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com bài viết được xuất phát từ nỗi bức xúc với thực tế của một cá nhân trên Facebook lúc nửa đêm trong phòng ngủ đó đ~ dẫn đến một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trên toàn thế giới. Sự mới mẻ của Facebook đ~ giúp cuộc biểu tình của Morales thu hút được sự chú ý tại Colombia. Dù đ~ có v{i trăm nghìn người Colombia sử dụng Facebook, nhưng nó vẫn không phổ biến đối với tất cả người dân. Vì vậy, khi báo chí bắt đầu đưa tin về kế hoạch cho cuộc biểu tình tiếp theo, các câu chuyện tập trung nhấn mạnh v{o t|c động đ|ng ngạc nhiên của thứ hàng nhập khẩu từ Mỹ n{y v{ “những đứa trẻ Facebook” – như c|ch m{ nhiều bài báo hay chương trình tivi v{ radio gọi họ. Tuy Morales và những người đồng tổ chức hầu hết đều mới hơn 30 tuổi, nhưng cả nước đều rất vui mừng trước triển vọng rằng những người trẻ tuổi không hề e sợ FARC. Khi Tổng thống Colombia Alvaro Uribe và giới chức trách biết đến cuộc nổi dậy này, họ làm mọi thứ có thể để nó thành công. Sau một hay hai tuần, chỉ huy qu}n đội địa phương chuẩn bị cho Morales ba vệ sĩ v{ một chiếc ô tô mà anh dùng trong ngày 4 tháng 2. Thị trưởng và chính quyền thành phố trên khắp cả nước kết hợp chặt chẽ với những người tình nguyện biểu tình trong cuộc diễu hành. Nhưng điều đ|ng chú ý chính l{ việc rất nhiều người Colombia trên Facebook đ~ đăng ký vào nhóm bằng tên thật. Đến ngày diễu h{nh đ~ có 350 nghìn th{nh viên. Sau h{ng thập kỷ sợ hãi và bị đe dọa, Facebook đ~ giúp những người Colombia trẻ tuổi cảm nhận sự yên tâm trong số đông để bày tỏ nỗi căm phẫn của mình. Khi tin tức về cuộc diễu hành lan tràn trên mặt báo hàng ngày và Facebook trở thành công cụ tuyên truyền then chốt, trang web này vẫn l{ trung t}m. “Facebook l{ cơ quan đầu não của chúng tôi”, Morales nói. “Nó l{ b|o chí. Nó l{ bộ tư lệnh trung ương. Nó l{ phòng thí nghiệm – là mọi thứ. Facebook là tất cả, cho đến tận ngày cuối cùng.” Tự Morales đ~ tình nguyện sắp xếp cuộc biểu tình địa phương tại Barranquilla. Anh trông đợi khoảng 50 nghìn người đến. Trên thực tế, 300 nghìn người đ~ đến, khoảng 15% số dân Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com trong thành phố. Họ phủ kín hơn mười khu phố. Chính giữa trưa, Morales đọc một bản tuyên bố đ~ được nhóm soạn thảo và nhất trí. Nó được phát trên truyền hình khắp châu Mỹ Latinh. Người biểu tình tập trung tại cả những nơi xa xôi như Dubai, Sydney v{ Tokyo. Trên mục tin tức địa phương, một phụ nữ được phỏng vấn giữa đ|m đông diễu hành ở Bogota. Người phỏng vấn hỏi c| nh}n cô đ~ bị FARC làm tổn thương chưa. Cô trả lời: “Rồi, vì tôi là người Colombia.” Morales v{ c|c th{nh viên trong nhóm đ~ chạm đến nỗi thất vọng chôn sâu trong tinh thần chung của đất nước. Trong khi áp lực từ Tổng thống Uribe đóng vai trò chủ chốt làm FARC yếu đi, thì c|c cuộc biểu tình dường như cũng đ~ gi|ng những đòn của riêng nó. Thể hiện rằng qu}n du kích đ~ nhận thức được sâu sắc về cuộc diễu hành sắp tới, vào ngày thứ bảy trước khi nó diễn ra, họ tuyên bố sẽ thả ba con tin trước đ}y đều l{ đại biểu quốc hội Colombia như một h{nh động “nh}n đạo”. Ingrid Betancourt v{ mười bốn con tin kh|c được qu}n đội Colombia giải cứu trong một cuộc hành quân của lính đặc công v{o th|ng 7 năm 2008. Trong c|c cuộc phỏng vấn, cô nhớ đ~ nghe đ{i trong rừng ngày 4 tháng 2, bao quanh là những kẻ bắt giữ mình. Cô nói cô đ~ vô cùng cảm động khi nghe tiếng người biểu tình đồng thanh hô: “Đả đảo FARC! Tự do! Tự do!” Qu}n du kích không chịu nổi đ~ phải tắt đ{i. Oscar Morales kể điều này với tôi trong một quán cà phê ở Manhattan hồi cuối năm 2008. Giọng anh nghẹn lại. Nước mắt tuôn trào. Nhóm của anh và cuộc biểu tình về sau đ~ khiến anh trở nên nổi tiếng trên cả nước và toàn thế giới. Nhưng lời buộc tội và mối quan t}m đ~ thúc đẩy anh thành lập Un Million de Voces Contra Las FARC vẫn còn đó. Ng{y nay, anh vẫn dành cả đời mình cho cuộc vận động chống lại FARC. Tuy Facebook không phải một công cụ chính trị, nhưng những người sáng lập ra nó đ~ sớm nhận ra nó có tiềm năng lạ kỳ. Vài tuần sau khi nó được tạo ra tại Đại học Harvard v{o năm 2004, sinh viên bắt đầu thể hiện quan điểm chính trị của mình bằng c|ch thay hình đại diện của mình bằng một khuôn chữ chứa đựng một tuyên bố chính trị. “Hồi đó mọi người dùng nó để phản kháng bất kỳ điều gì”, người đồng sáng lập Facebook, Dustin Moskovitz nói. “Dù là họ chỉ thấy khó chịu về một vấn đề ở trường.” Từ đầu mọi người đ~ cảm thấy rằng nếu Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com dịch vụ n{y l{ để cho họ thể hiện bản chất của mình trên mạng thì một yếu tố của bản chất đó l{ quan niệm và niềm say mê của họ với các vấn đề thời đại. Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, nói: “C}u chuyện của Colombia là một biểu hiện sớm rằng sự cai trị đang thay đổi và các tổ chức chính trị quyền lực có thể hình th{nh như thế nào. Những điều này thật sự có thể ảnh hưởng tới nền tự do v{ đặc quyền của các quốc gia, m{ đó chính l{ ý nghĩa của chính phủ… Mười lăm năm tới, những chuyện từng xảy ra ở Colombia có lẽ sẽ diễn ra gần như h{ng ng{y.” Giờ đ}y, hai năm sau th{nh công ấn tượng của Morales, ta có thể thấy hoạt động tuyên truyền và phản kháng bắt nguồn từ Facebook tại mọi đất nước và cộng đồng nơi dịch vụ n{y được ưa chuộng – nghĩa l{ ở hầu như tất cả c|c nước phát triển. Cùng với Twitter, Facebook nổi tiếng với vai trò trong cuộc nổi dậy phản đối kết quả các cuộc bầu cử giữa năm 2009 tại Iran. Người phụ trách mục đối ngoại của tờ New York Times Tom Friedman chỉ ra rằng: “Lần đầu tiên những người có quan điểm ôn hòa, luôn bị kẹt giữa chế độ độc tài với quyền lực nh{ nước và những người theo đạo Hồi với quyền lực của nhà thờ Hồi giáo, giờ đ}y đ~ có một nơi để tụ họp và tập trung sức mạnh: mạng Internet.” Chính trên Facebook, ứng cử viên thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống Iran là Mir Hossein Mousavi đ~ nói với những người ủng hộ mình rằng ông nghĩ đ~ đến lúc họ ra đường biểu tình. Và khi một phụ nữ trẻ bị giết một cách dã man tại một trong những cuộc phản kh|ng đó, chính Facebook l{ nơi m{ video về cái chết của cô được đưa lên, cho cả thế giới thấy như một biểu tượng sự đ{n |p của chính phủ Iran. Chính phủ Iran lúng túng đ~ v{i lần cố ngăn chặn truy cập v{o Facebook. Nhưng nó được dùng quá rộng rãi trong cả nước nên rất khó l{m được điều đó. Làm thế n{o để phong trào chống FARC của Colombia đi từ A đến Z – từ một người trong phòng ngủ của mình đến hàng triệu người trên đường phố – nhanh đến vậy? Tại sao Facebook lại trở thành công cụ hiệu quả kh|c thường để tổ chức chính trị? Những quyết định của người sáng lập Facebook Zuckerberg vào những thời điểm quyết định trong lịch sử công ty đ~ tăng cường t|c động của nó như thế nào? Và những đặc trưng chưa từng thấy Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com của Facebook đ~ giúp giải thích cách nó nhanh chóng trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của h{ng trăm triệu người trên khắp thế giới bằng những cách nào? Phần còn lại của cuốn sách này sẽ cho thấy rằng các câu trả lời nằm trong một tập hợp những hiện tượng mà tôi gọi là Hiệu ứng Facebook. Là một hình thức mới của giao tiếp, Facebook đưa tới những hiệu ứng mới giữa con người và xã hội. Hiệu ứng Facebook xảy ra khi dịch vụ này kết nối mọi người, thường là những người không quen biết, về một trải nghiệm, mối quan tâm, vấn đề hay mục đích. Điều này có thể xảy ra trên quy mô lớn hay nhỏ – từ một nhóm gồm hai hay ba người bạn hoặc một gia đình, tới hàng triệu người như ở Colombia. Phần mềm của Facebook biến thông tin trở thành một thứ virus. C|c ý tưởng trên Facebook có khả năng tr{n v{o c|c nhóm khiến nhiều người nhận ra một thứ gần như cùng lúc, lan truyền nó từ người n{y sang người khác tới rất nhiều người một cách dễ dàng – như một virus, hay meme. Bạn có thể gửi tin tới người khác dù bạn không thực sự muốn làm vậy. Đó l{ c|ch Un Millon de Voces Contra Las FARC đ~ lớn mạnh nhanh chóng chỉ sau đêm đầu tiên. Bất kỳ thành viên nào tham gia đều chỉ nhằm tuyên bố ¬¬“Đúng, tôi phản đối FARC.” Một thành viên mới không nhất thiết phải nói “gửi thông tin này tới bạn bè của tôi”, người đó chỉ cần tham gia nhóm. Khi một người mới tham gia, Facebook sẽ lấy thông tin đó v{ ph|t t|n trên News Feeds (Tin nổi bật) của bạn bè người đó. Rồi khi những người này tham gia nhóm, Facebook lại thông báo trên News Feeds của bạn bè những người đó. Một thứ như chiến dịch chống FARC của Morales chạm vào nhu cầu hay mong muốn âm ỉ có thể được phát tán rộng rãi với tốc độ tên lửa, l{m tăng nhanh số thành viên nhóm chỉ trong một đêm. Truyền tin trên quy mô lớn trước đ}y l{ lĩnh vực của phương tiện truyền thông điện tử – radio v{ tivi. Nhưng với Hiệu ứng Facebook – trong những trường hợp như Colombia hay Iran – thì mỗi cá nhân lại là khởi đầu quá trình truyền tin. Bạn không cần biết điều gì đặc biệt hay phải có kỹ năng n{o đó. Twitter l{ một dịch vụ khác với phạm vi chức năng hạn chế hơn nhưng cũng có thể cho phép bất kỳ cá nhân nào truyền thông tin trên mạng. Nó cũng đ~ có những t|c động chính trị đ|ng kể. Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com Đó có thể l{ t|c động tích cực hoặc tiêu cực. Facebook đang cho c|c c| nh}n trong x~ hội trên toàn thế giới thêm quyền lực liên quan tới các tổ chức xã hội, v{ điều này rất có thể dẫn tới những thay đổi mang tính bứt phá. Trong một số xã hội, nó có thể làm mất ổn định của những tổ chức mà rất nhiều người trong số chúng ta muốn chúng vẫn như cũ. Nhưng nó cũng hứa hẹn – như bắt đầu thấy được ở Ai Cập, Indonesia và những nơi kh|c – sẽ đặt ra thách thức cho những tổ chức và thông lệ Nh{ nước hà khắc, l}u đời. Tất nhiên, chẳng có lý do gì mà chức năng tự tổ chức của Hiệu ứng Facebook chỉ được áp dụng với những cuộc tụ họp nghiêm túc. Giữa năm 2008, một nhóm trên Facebook đ~ tổ chức một lễ hội té nước lớn ở trung tâm thành phố Leeds, Anh. Th|ng 9 năm 2008, hơn một nghìn người đ~ đập nhau bằng gối trong 20 phút tại Grand Rapids, bang Michigan. Họ nghe nói về ngày hội đập gối trên Facebook. Ngày hội đập gối cộng đồng đ~ trở thành một xu hướng nhất thời trên toàn thế giới khi những người trẻ trên Facebook nắm lấy cơ hội này để xả stress. Hiệu ứng Facebook cũng l{ một công cụ đắc lực cho người làm quảng cáo, miễn là họ biết cách sử dụng nó, tuy nhiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề n{y sau. Tương tự, Hiệu ứng Facebook cũng chứa đựng những giá trị tiềm năng đối với giới truyền thông. Trên Facebook, ai cũng có thể là một biên tập viên, một người tạo nội dung, một nhà sản xuất và một nhà phân phối. Giờ đ}y, mọi người đều có thể đảm nhận tất cả những vai trò điển hình của phương tiện truyền thông truyền thống. Hiệu ứng Facebook có thể ngay lập tức thu hút sự chú ý của mọi người vào một tin tức, một bài hát hay một video trên YouTube. C|ch đ}y vài ngày, tôi rất bận rộn với việc viết cuốn sách này và không hề chú ý đến tin tức. Tình cờ tôi thấy News Feed của một người bạn l{ “Dow Jones tăng 3,5%”. Trước đ}y tôi thường nhận được thông tin đó từ Yahoo News, hoặc radio hay tivi. Ng{nh kinh doanh trò chơi, đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Facebook, đ~ hiểu được điều n{y. C|c trò chơi hay nhất tận dụng Hiệu ứng Facebook, với kết quả là một số trò có tới 30 triệu người chơi mỗi tuần. PlayStation, Xbox và Nintendo Wii là những lựa chọn Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com của thế hệ trước. Còn giờ đ}y, tất cả c|c trò chơi video console đều bắt đầu kết nối vào Facebook. Khi Facebook dần phát triển tới hơn 500 triệu th{nh viên, người ta phải đặt ra câu hỏi liệu có một phiên bản vĩ mô của Hiệu ứng Facebook hay không. Liệu nó có thể trở thành một nhân tố giúp gắn kết một thế giới đầy xung đột chính trị và tôn giáo trong sự sụp đổ kinh tế v{ môi trường? Một hệ thống liên lạc bao gồm mọi người từ tất cả các quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hẳn không phải là một ý tồi. Không có ai tin tưởng nhiệt thành vào tiềm năng gắn kết thế giới của Facebook hơn Peter Thiel. Thiel là bậc thầy đi ngược trảo lưu, người đ~ kiếm hàng tỷ đô-la cho quỹ đầu tư phòng hộ của mình nhờ dự đo|n đúng hướng đi của dầu, tiền tệ và cổ phiếu. Ông cũng l{ chủ h~ng, người đồng sáng lập và nguyên Tổng gi|m đốc của dịch vụ thanh toán trực tuyến PayPal (m{ ông đ~ b|n cho eBay). Ông l{ nh{ đầu tư chuyên nghiệp đầu tiên bỏ tiền vào Facebook cuối hè năm 2004, v{ ông trở th{nh th{nh viên ban gi|m đốc của công ty từ đó tới nay. “Chủ đề đầu tư quan trọng nhất trong nửa đầu thế kỷ XXI sẽ là câu hỏi toàn cầu hóa diễn ra như thế n{o”, Thiel nói với tôi. “Nếu không có toàn cầu hóa thì sẽ không có tương lai cho thế giới. Sẽ không có sự leo thang xung đột và chiến tranh, nhưng với trình độ phát triển của công nghệ như ng{y nay, nó sẽ làm nổ tung cả thế giới. Chẳng có c|ch n{o đầu tư v{o một thế giới nếu toàn cầu hóa thất bại.” Đ}y l{ một suy nghĩ tích cực của một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới. “Khi đó, c}u hỏi đặt ra sẽ là những đầu tư tốt nhất nhằm tạo ra sự toàn cầu hóa là gì. Facebook có lẽ là thứ rõ ràng nhất mà tôi có thể nghĩ tới.” Tôi mới chỉ biết rất ít về Facebook cho đến khi một nhân viên PR gọi điện cho tôi vào hồi cuối hè năm 2006 v{ hỏi liệu tôi có muốn gặp Mark Zuckerberg hay không. Tôi nghĩ rằng sẽ rất thú vị nên đ~ đồng ý. Là cây bút chủ đạo về mảng công nghệ của tạp chí Fortune tại New York, tôi thường xuyên gặp l~nh đạo của các công ty công nghệ. Nhưng khi ch{ng trai trẻ này – khi đó mới 22 tuổi – gặp tôi tại nhà hàng Ý sang trọng Il Gattopardo giữa Manhattan, tôi phải công nhận ngay rằng anh ta là Tổng gi|m đốc của một công ty công nghệ đang ng{y Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com c{ng đóng một vai trò quan trọng. Anh ta mặc quần jeans và một chiếc áo thun có hình một chú chim nhỏ đậu trên cây. Trông anh ta trẻ đến không tin nổi! Rồi anh ta bắt đầu nói. “Chúng tôi l{ một nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng”, anh nói bằng giọng nghiêm túc, dùng ngôn từ nghiêm túc. “Chúng tôi đang cố gắng giúp mọi người có một trải nghiệm tốt đẹp và thu được nhiều điều nhất từ khoảng thời gian đó.” Anh ta không hề có ý định đùa cợt. Anh ta rất tập trung thu hút sự chú ý của tôi vào công ty và tầm nhìn của anh ta. V{ anh ta đ~ thành công. Càng nghe tôi càng thấy anh ta giống một Tổng gi|m đốc và ông chủ th{nh đạt – v{ gi{ hơn rất nhiều – m{ tôi thường xuyên nói chuyện cùng trong công việc của mình. Tôi vô tình bảo anh ta rằng tôi nghĩ anh ta giống một CEO thiên bẩm. Trong suy nghĩ của tôi, đó l{ một lời khen lớn mà tôi không hề cho đi hời hợt. Nhưng anh ta tỏ ra như bị xúc phạm. Anh ta nhăn mặt với vẻ không h{i lòng. V{i phút sau anh ta nói: “Tôi chưa bao giờ muốn điều hành một công ty. Với tôi, một doanh nghiệp là một phương tiện tốt để làm việc.” Suốt phần còn lại của buổi phỏng vấn, anh ta tiếp tục nói những điều mà chỉ những nh{ l~nh đạo kinh doanh lanh lợi và nhìn xa trông rộng mới có thể nói được. Từ thời điểm đó, tôi tin chắc rằng tầm quan trọng của Facebook sẽ ngày càng to lớn. Sau buổi gặp, tôi viết một mục có tên “Vì sao Facebook quan trọng”. Năm sau đó, phần tin tức của tôi về công ty trên tờ Fortune tăng lên khi Zuckerberg mời tôi đến công ty để viết một bài về sự biến đổi mới mẻ của nó thành cái nền cho những ứng dụng phần mềm do các thực thể bên ngoài tạo ra. Tuyên bố đó bắt đầu thay đổi cách thế giới nhìn nhận về Facebook. Đến cuối năm 2007, tôi đ~ bắt đầu tin rằng Facebook sẽ trở thành một trong những công ty quan trọng nhất thế giới. Nếu đúng như vậy thì hẳn l{ ai đó nên viết một cuốn sách về nó. Giờ đ}y, l{ một công ty gồm 1400 nhân sự đóng tại Palo Alto, California, lợi nhuận của Facebook có thể đạt tới 1 tỷ đô-la v{o năm 2010. Zuckerberg, giờ đ}y mới 26 tuổi, vẫn là Tổng gi|m đốc. Với quyết tâm, hiểu biết chiến lược và khá nhiều may mắn, anh duy trì quyền kiểm soát tài chính tuyệt đối của công ty. Nếu không, có lẽ Facebook gần như chắc chắn sẽ chỉ là công ty con của một công ty truyền thông hay Internet khổng lồ n{o đó. Người mua đ~ nhiều lần đề nghị trả những món tiền đ|ng kinh ngạc – hàng tỷ đô-la – nếu anh Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com đồng ý b|n nó. Nhưng Zuckerberg tập trung v{o “l{m việc” v{ thuyết phục thêm nhiều người sử dụng dịch vụ của mình, hơn l{ tập trung vào việc làm giàu từ nó. Với việc giữ công ty mình độc lập, anh đ~ giữ cho nó thấm nhuần tư tưởng, cá tính và giá trị của mình. Từ những ng{y đầu ở ký túc x|, Facebook đ~ trông rất đơn giản, c}n đối và gọn gàng. Zuckerberg từ l}u đ~ có hứng thú với thiết kế giao diện thanh lịch. Trên trang Facebook của chính mình, anh kể ra những điều làm anh hứng thú: “cởi mở, phá vỡ mọi khuôn mẫu, cách mạng, dòng chảy thông tin, đơn giản đến mức tối thiểu, tạo ra các thứ, loại trừ mong muốn tất cả những gì không quan trọng.” Tuy người sáng lập có hứng thú với sự đơn giản đến mức tối thiểu, nhưng rất nhiều thứ trên Facebook lại có xu hướng quá nhiều. Facebook lúc n{o cũng l{ thông tin. Mỗi tháng có khoảng 20 tỷ nội dung thông tin được người dùng đăng lên – gồm liên kết web, tin tức, ảnh, v.v... Tới nay nó là trang web chia sẻ ảnh lớn nhất trên mạng Internet, với khoảng 3 tỷ bức ảnh được đăng lên mỗi th|ng. Còn chưa kể vô số những tuyên bố nhỏ nhặt, những tuyên bố quan trọng, khiêu khích chính trị, chúc mừng sinh nhật, những câu tán tỉnh, lời mời, lời xúc phạm, những câu nói hóm hỉnh, nói đùa |c ý, suy nghĩ sâu sắc, và tất nhiên, cả những cú chọc . Có rất nhiều thứ trên Facebook thực sự không hề quan trọng. Dù rất phổ biến nhưng Facebook chưa bao giờ được dự kiến làm vật thay thế cho giao tiếp trực diện. Dù nhiều người không dùng nó theo c|ch n{y, nhưng Zuckerberg v{ đồng nghiệp luôn quan niệm rõ ràng và xây dựng Facebook như một công cụ giúp củng cố mối quan hệ giữa chúng ta với những người ta biết bằng xương bằng thịt – bạn bè, người quen, bạn học hay đồng nghiệp ngo{i đời thật. Như cuốn sách này sẽ giải thích chi tiết, đ}y l{ điểm khác biệt cơ bản giữa Facebook với các dịch vụ tương tự – v{ đ~ mang đến một loạt những thách thức đặc biệt cho công ty tại mỗi bước ngoặt. Hiệu ứng Facebook thường được cảm nhận trong mọi lĩnh vực hàng ngày, ở một mức độ thân mật giữa một nhóm nhỏ. Nó có thể giúp giao tiếp hiệu quả hơn, nuôi dưỡng hiểu biết và củng cố sự thân mật. Ví dụ như bạn bè của bạn sẽ biết rằng bạn sẽ đến trung tâm mua Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com sắm nhờ cập nhật trạng thái của bạn. Bạn không gửi thông tin đó đến họ, mà là phần mềm của Facebook. Họ nói họ sẽ gặp bạn ở đó, v{ họ đến. Khi Facebook được sử dụng như thiết kế ban đầu – xây nên những con đường dễ d{ng hơn để chia sẻ giữa những người vốn đ~ biết nhau ngo{i đời thực – nó có thể có một sức mạnh tình cảm to lớn. Nó là một loại công cụ liên lạc mới dựa trên những mối quan hệ thực giữa c|c c| nh}n, v{ nó đưa đến những loại tương t|c về cơ bản là mới. Điều này có thể dẫn tới kết quả tốt hay xấu, nhưng không thể phủ nhận rằng nó ảnh hưởng tới thói quen hàng ngày trong cuộc sống của những người dùng Facebook. Chuyên gia công nghệ, tác giả v{ nh{ đầu tư Esther Dyson nói: “Facebook l{ nơi đầu tiên cho mọi người.” Còn một số nhân tố khác khiến Facebook không giống bất kỳ hãng kinh doanh Internet nào trước đó. Đầu tiên, trên cả lý thuyết lẫn thực tế, nó dựa trên danh tính thật. Là chính bản thân bạn trên Facebook hôm nay cũng quan trọng như khi dịch vụ này mới ra mắt ở Harvard v{o th|ng 2 năm 2004. Nặc danh, đóng vai người khác, tên giả và biệt hiệu là thường lệ trên mạng – ví dụ như nickname trên AOL. Nhưng chúng không có vai trò gì ở đ}y. Nếu bạn bịa ra một nhân cách khác cho mình hoặc thể hiện mình quá lên, bạn sẽ chẳng được gì từ Facebook. Nếu không l{ chính mình khi tương t|c với mọi người, bạn bè sẽ không nhận ra bạn hoặc sẽ không kết bạn với bạn. Một cách quyết định để mọi người trên Facebook biết bạn có đúng l{ bạn hay không là kiểm tra danh sách bạn bè của bạn. Trên thực tế, những người bạn này sẽ xác nhận bạn. Để bắt đầu quá trình xác nhận vòng tròn này, bạn phải dùng tên thật của mình. Liên kết chặt chẽ với nhân dạng thật là một hệ thống bảo vệ quyền riêng tư v{ cho người dùng quyền kiểm soát. Không phải lúc n{o nó cũng th{nh công, nhưng Zuckerberg và các l~nh đạo khác của công ty đều nói họ quan tâm rất nhiều đến vấn đề này. Chris Kelly, long time head of privacy, người gần đ}y đ~ rời công ty để tranh cử chức chưởng lý bang California, nói: “Có một hệ thống bạn bè và một cơ sở nhân dạng cơ bản l{ điều then chốt cho sự an toàn. Lòng tin trên mạng Internet dựa vào việc có nhân dạng cố định và nhận biết được.” Nếu bạn nghi ngờ về những người mình đang giao thiệp trên mạng, sự riêng tư của Cộng đồng chia sẻ sách hay: http://www.downloadsach.com bạn có nguy cơ bị lộ. Nhưng nếu bạn biết những người xung quanh mình, bạn có thể quyết định một c|ch có căn cứ rằng bạn muốn hay không muốn ai xem được thông tin của mình. Quyền riêng tư, vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở những chương sau, ngay từ đầu đ~ là mối quan t}m h{ng đầu của người sử dụng Facebook. Họ thường không thấy sự riêng tư được bảo vệ đầy đủ, v{ đ~ nổi loạn định kỳ để phản đối. Facebook nhìn chung đ~ vượt qua được những tranh c~i n{y. Nhưng đ}y l{ một vấn đề lớn – nó là mối quan tâm chính của không chỉ người dùng Facebook m{ như chúng ta sẽ thấy là cả Zuckerberg. Anh biết rằng thành công lâu dài của Facebook có thể sẽ được x|c định dựa trên mức độ nó bảo vệ được quyền riêng tư của người dùng. Gần đ}y, công ty đ~ bắt đầu đơn giản hóa và cải thiện quyền kiểm so|t để quyết định ai được thấy gì về bạn. Không phải tất cả những biến đổi xã hội mà Hiệu ứng Facebook mang lại đều là tích cực. Chúng ta đang ng{y c{ng công khai cuộc sống của mình, điều đó nghĩa l{ gì? Liệu chúng ta có đang trở thành một quốc gia – và một thế giới – đầy những kẻ thích phô trương? Nhiều người coi Facebook chỉ là một nơi gi~y b{y những điều vụn vặt trong cuộc sống của mình. Nhiều người đó coi nó l{ nơi để chăm chút hình ảnh của mình hơn l{ một công cụ liên lạc. Những người khác hỏi rằng nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng ph|t triển v{ thay đổi của mỗi cá nh}n như thế nào nếu h{nh động và thậm chí cả suy nghĩ của họ luôn bị bạn bè soi xét. Những người trẻ dùng Facebook liệu có đang mất dần khả năng nhận ra và trải nghiệm những đổi thay và sự sôi nổi trong thế giới thực? Chúng ta có đang dựa quá nhiều vào bạn bè để có được thông tin? Facebook có phải chỉ đang góp phần vào sự quá tải thông tin? Chúng ta có vì vậy mà hiểu biết ít đi? “Bạn” trên Facebook thật ra là gì? Trung bình một người dùng Facebook có khoảng 130 bạn. Bạn có thể thực sự có 500 người bạn như rất nhiều người không? (Tôi có 1028 bạn, nhưng đó l{ vì tôi đang viết sách về công ty.) Còn giới hạn tối đa của Facebook là 5000 thì sao? Với một số người, Facebook có thể tạo ra một ý niệm nhầm lẫn về tình bạn, và sau một thời gian sẽ tăng dần cảm gi|c cô đơn. Cho tới nay, hầu như không có dữ liệu nào về mức độ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan