Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk

.DOC
116
596
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THÀNH TUẤN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẮK LẮK, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THÀNH TUẤN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.62.01.15 Người hướng dẫn khóa học : TS. Nguyễn Văn Hóa ĐẮK LẮK, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho sự hoàn thành khoá luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Đắk Lắk, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Tuấn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận thạc sĩ này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Hóa đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt qúa trình viết khóa luận. Tôi cũng xin cảm ơn quý Thầy, quý Cô trong khoa Kinh tế trường Đại Học Tây Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập. Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong NHNN&PTNT huyện Lắk đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình. Đặc biệt, tôi xin được gởi lời cảm ơn tới các Bác trong UBND huyện Lắk và các hộ nông dân huyện Lắk đã hết lòng giúp đỡ, cung cấp tài liệu và hoàn thành phiếu điều tra để tôi được hiểu thêm về quê hương mình cũng như có đủ số liệu để làm bài. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, quý Cô, Ban lãnh đạo và tập thể nhân viên của NHNN &PTNT huyện Lăk cũng như các chú, các bác trong UBND huyện Lăk luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đắk Lắk, ngày 03 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thành Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................viii MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3.1. Mục tiêu chung......................................................................................................2 3.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................2 4. Các đóng góp của luận văn.......................................................................................3 5. Các nghiên cứu liên quan.........................................................................................3 6. Kết cấu luận văn.......................................................................................................5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................6 1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân...............................6 1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân.................................................................6 1.1.2. Vốn và tín dụng..................................................................................................8 1.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay................................................................................15 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dung vốn vay của các nông hộ........17 1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................19 1.2.1. Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới........................19 1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân Việt Nam............................21 1.2.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động vay vốn tín dụng của nông dân......................................................................................................................25 TÓM TẮT CHƯƠNG I.........................................................................................28 iii CHƯƠNG II:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................30 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................30 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.............................................................................30 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................35 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân...............................................................39 2.2. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................40 2.2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................40 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................40 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................41 2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................41 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.............................................................41 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu............................................................43 2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................................43 2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân...............................................................................................................................44 TÓM TẮT CHƯƠNG II.......................................................................................44 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................46 3.1. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiên cứu.............................46 3.1.1 Các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Lắk.................................46 3.1.2. Tình hình chung về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng...................47 3.2. Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu..................................................................................................................51 3.2.1. Khái quát chung của các hộ điều tra................................................................51 3.2.2. Tình hình vay vốn từ các nguồn của các hộ điều tra.......................................58 3.2.3. Sử dụng vốn và vốn vay của các nông hộ........................................................60 3.2.4. Tình hình trả nợ vốn vay của các hộ nông dân................................................63 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ........................................................64 3.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế....................................................................................64 iv 3.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội.....................................................................................67 3.3.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk...................................................................................................................71 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ......73 3.4.1. Nhóm nhân tố phía nông hộ.............................................................................74 3.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng...................................................76 3.4.3. Các chính sách của nhà nước đối với hoạt động cho vay................................79 3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nông dân...............................................................................................................................80 3.5.1. Nhóm giải pháp về phía các nông hộ...............................................................80 3.5.2. Nhóm giải pháp thuộc về các tổ chức tín dụng................................................81 3.5.3. Nhóm giải pháp từ phía chính phủ, nhà nhước................................................82 TÓM TẮT CHƯƠNG III......................................................................................83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................85 1. Kết luận...................................................................................................................85 2. Kiến nghị.................................................................................................................85 2.1. Đối với các cấp chính quyền và các tổ chức tín dụng........................................85 2.2. Đối với hộ nông dân............................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................87 PHỤ LỤC...............................................................................................................89 v DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 CHỮ VIẾT TẮT BQ CN-TT-NTTS CNH – HĐH CTTDƯĐ DH ĐVT HĐND – UBND HND HTX KHKT LĐ NH NH NHNN NHNN NHNN & PTNT NHCSXH NNDV NN-NT NTTS PTSX SX SXNN TH NHTM TLSX TSCĐ TSLĐ NGUYÊN NGHĨA Bình quân Chăn nuôi- Trồng trọt- Nuôi trồng thủy sản Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá Chương trình tính dụng ưu đãi Dài hạn Đơn vị tính Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân Hộ nông dân Hợp tác xã Khoa học kỹ thuật Lao động Ngân hàng Ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nông nghiệp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng chính sách xã hội Nông nghiệp dịch vụ Nông nghiệp nông thôn Nuôi trồng thủy sản Phương tiện sản xuất Sản xuất Sản xuất nông nghiệp Trung hạn Ngân hàng thương mại Tư liệu sản xuất Tài sản cố định Tài sản lưu động DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Hiện trạng dân số huyện Lắk năm 2014.....................................................36 Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất đai huyện Lắk 2013-2015......................................37 Bảng 3.1 Số lượng vốn vay theo thời hạn của hộ nông dân huyện Lắk....................47 vi Bảng 3.2 Tình hình vay theo nguồn vốn của hộ nông dân huyện Lắk......................49 Bảng 3.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra......................................52 Bảng 3.4 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra............................................53 Bảng 3.5 Tình hình giá trị phương tiện sản xuất và phương tiện sinh hoạt..............55 hộ điều tra...................................................................................................................55 Bảng 3.6 Tình hình vay vốn lưu động bằng hiện vật của các hộ điều tra.................57 Bảng 3.7 Mục đích vay vốn của các hộ điều tra........................................................59 Bảng 3.8 Tỷ lệ vốn vay và kết quả đầu tư vốn vay vào các ngành sản xuất của hộ điều tra........................................................................................................................61 Bảng 3.9 Kết quả sử dụng vốn vay của các nhóm hộ................................................62 Bảng 3.10 Tình hình trả nợ vốn vay của hộ điều tra..................................................73 Bảng 3.11 Nguyên nhân mất khả năng trả nợ............................................................74 Bảng 3.12 Cách giải quyết để trả nợ..........................................................................74 Bảng 3.13 Thu nhập của hộ có sử dung vốn vay vào các ngành sản xuất trước và sau khi vay vốn..................................................................................................................64 Bảng 3.14 Sự thay đổi về nhóm hộ sau khi vay vốn..................................................68 Bảng 3.15 Đánh giá về thủ tục vay vốn.....................................................................72 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng của hộ điều tra.........................................60 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ mức sống của hộ sau khi vay vốn.................................................70 Biểu đồ 3.3 Sự thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ sau khi vay vốn.......................................................................................................................70 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) sơ bộ năm 2014, nước ta có khoảng 67% lao động sống tại các vùng nông thôn và hơn 60% hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp thì người nông dân cần phải có vốn và phải biết sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Qua cuộc điều tra kinh tế xã hội do các tổ chức kinh tế khác nhau tiến hành thì đều thu được kết quả chung là có tới 70 - 90% số hộ ở nông thôn có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh. Từ đó ta thấy số hộ nông dân trong nông thôn có nhu cầu vay vốn cao, trong khi số vốn tích luỹ được là rất ít. Trên thực tế chúng ta thấy nông dân chủ yếu là sử dụng vốn vay từ ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CSXH, tổ chức tín dụng nhân dân và các tổ chức cho vay khác để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng khi có vốn trong tay, vấn đề đặt ra là: các hộ sử dụng vốn vay ra sao cho nó có hiệu quả mới là điều đáng quan tâm. Vốn có vai trò rất quan trọng tạo thêm ngành nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và tăng thu nhập cho hộ gia đình. Đối với các hộ nông dân vốn vay đã giúp hộ đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mùa vụ, tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Sử dụng vốn vay tốt có hiệu quả thì kinh tế hộ sẽ phát triển ngược lại nếu sử dụng vốn vay không tốt không những làm cho hộ gặp khó khăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới các tổ chức tín dụng cho vay vốn. Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được xem là một trong những địa phương luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới kinh tế của tỉnh. Có nhiều hộ trong huyện đã sử dụng vốn vay có hiệu quả không những thoát nghèo mà còn trở thành những hộ 1 nông dân khá giả. Tuy nhiên một thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn nghiên cứu việc vay vốn của hộ nông dân còn gặp một số khó khăn: các tổ chức tín chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn tín dụng ở khu vực kinh tế nông thôn, đã vô tình tạo điều kiện cho tình trạng “cho vay nặng lãi“ tồn tại và ngày càng ăn sâu bén rễ vào từng ngõ ngách của địa bàn nông thôn. Điều đó dẫn đến hiệu quả của đồng vốn vay thấp, tình trạng dư nợ vẫn còn. Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk như thế nào? 2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu? 3. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại huyện Lắk trong thời gian tới thì cần thực hiện các giải pháp nào? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ trên địa bàn huyện Lắk trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân; Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay đối với hộ nông dân tại địa bàn huyện Lắk; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lắk trong thời gian tới. 2 4. Các đóng góp của luận văn Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ, bao gồm các khái niệm về hộ nông dân, vốn, tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn vay và một số bài học kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay. Thông qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay, vai trò của vốn vay đối với phát triển kinh tế hộ nông dân, luân văn đã chỉ ra những khó khăn và thuận lợi trong việc sử dụng vốn vay của các nông hộ, từ đó luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 5. Các nghiên cứu liên quan Kim Thị Dung (1999) đã có nghiên cứu về “Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Gia lâm – Hà Nội” . Qua nghiên cứu, tác giả nghiên cứu chủ yếu đến lĩnh vực vốn tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Qua việc phân tích và làm rõ các vấn đề liên quan đến vốn tín dụng nông nghiệp và noog thôn từ đó đề ra các biện pháp nhằm naanh cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn [3]. Phạm Vũ Lửa Hạ (2000) với nghiên cứu “Phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam” đã đưa ra một số hướng phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam [10]: - Xác định đúng hình thức của Chính phủ. Chính phủ cần can thiệp trực tiếp trong những trường hợp đặc biệt như khắc phục hậu quả thiên tai hay ưu tiên hỗ trợ vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, Chính phủ không nhất thiết phải cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ. - Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. - Ở những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay một cách hợp lý và có hiệu quả. 3 - Quan tâm nhiều hơn đến các hộ Phụ nữ nghèo. Cấp tín dụng trực tiếp cho Phụ nữ để tăng cơ hội giúp họ tham gia hoạt động kinh tế, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc, nâng cao lòng tự trọng và sự tự chủ trong gia đình. - Đẩy mạnh phong trào huy động tiết kiệm của hộ nông dân nghèo. Xoá bỏ sự ngộ nhận là người nghèo không thể tiết kiệm. Điều này khuyến khích các hộ nghèo không chỉ trả nợ đúng hạn mà sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. Nguyễn Ngọc Anh (2001) đã tiến hành nghiên cứu về định chế tín dụng nông thôn Việt Nam. Với Nghiên cứu này, tác giả cho rằng hoạt động của hệ thống tín dụng chính thức đang rầm rộ trở lại trên địa bàn nông thôn với sự tham gia không ngừng của Chính phủ (Thông qua Ngân hàng NN, Ngân hàng phục vụ người nghèo), mà còn có các chương trình viện trợ Quốc tế có mục tiêu (hoạt động không thông qua hệ thống Ngân hàng mà sử dụng các tổ chức quần chúng nhân dân, các đoàn thể hiệp hội); Các quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng cổ phần thương mại trong nước. Trong đó, đặc biệt hoạt động của Ngân hàng có cải tiến hơn so với những chương trình có cải cách như: chương trình tín dụng cho tầng lớp người dân nghèo, Ngân hàng di động, cho vay theo nhóm hộ...[2]. Lâm chí Dũng (2005) đã có công trình nghiên cứu về “ hoạt động tín dụng phi chính thức ở nông thôn miền Trung” . Qua cuộc khảo sát này, ông đã đưa ra được khái niệm tín dụng phi chính thức. Đó là một thuật ngữ dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai, ở đó có một, một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành. Tuy nhiên trong thực tế nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn lãi suất thị trường chính thức và những quan hệ này phát sinh trên cơ sở quan hệ tình cảm (bạn bè, làng xóm,...) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác [9]. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2008) với đề tài “ thực trạng hoạt động tín dụng của hội Phụ nữ thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, đã chỉ ra rằng Phụ nữ là đối tác quan trọng của tổ chức chương trình tài chính tín dụng là phương pháp hiệu quả trong các chương trình tín dụng nông thôn. Đồng thời một lần nữa tác giả khẳng 4 định vai trò của người phụ nữ trong công cuộc “xoá đói giảm nghèo” đặc biệt trong các chương trình tín dụng nông thôn [23]. Dương Thị Thuỳ Dung (2009) với đề tài “ thực trạng hoạt động tín dụng tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh”, đã đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn nghiên cứu. Đi sâu vào phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân và cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân xã Tượng sơn. Đồng thời đưa ra được một số giải pháp sát với tình hình thực tế tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trên địa bàn nông thôn. Tuy nhiên khoá luận chưa phản ánh được đầy đủ về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã nhất là hình thức phường hụi, vay nặng lãi...Ngoài ra còn chưa làm rõ tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng cũng như khả năng tiết kiệm của người dân [8]. Đánh giá chung: Có thể thấy rằng, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ cung cấp những thông tin, dữ liệu về phương thức, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, tình hình vay vốn và kết quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân mà chưa đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Như vậy, mục tiêu của khoá luận này bên cạnh có đề cập đến tình hình vay vốn của hộ nông dân chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được bố cục theo ba chương: Chương I: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả và thảo luận 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân 1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 1.1.1.1. Hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt cá.c hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988) [24]. 1.1.1.2. Kinh tế hộ nông dân Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm: + Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất. + Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân. 6 + Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động). + Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp. + Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra. + Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường. Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn). Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân 7 thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định. Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. 1.1.2. Vốn và tín dụng 1.1.2.1. Vốn Vốn là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển, có nhu cầu vốn lớn để đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, do tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân thấp, khả năng thu hút vốn từ nước ngoài còn hạn hẹp nên lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế rất thấp. Vì vậy, nhận thức và vận dụng đúng đắn phạm trù vốn sẽ là tiền đề thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng, hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới.Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.Trước Các Mác, các nhà kinh tế học khi nghiên cứu vốn thông qua phạm trù tư bản đi đến kết luận: Vốn là phạm trù kinh tế. Các Mác khi nghiên cứu sự chuyển hoá của tiền thành tư bản đã khẳng định: "Như vậy là giá trị ứng ra lúc ban đầu không những được bảo toàn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy đã biến nó thành tư bản [15]. Sau Mác, phạm trù vốn trong phát triển kinh tế vẫn được các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận nó trên nhiều bình diện khác nhau. 8 Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, trong ấn phẩm "Chú giải thuật ngữ kế toán Mỹ", tác giả Hồ Văn Mộc và Điêu Quốc Tín cho rằng. Vốn là "Tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của TS được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức" [16]. Dưới góc độ TS, cuốn "Dictonary of Economic" của Penguin Reference, do Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch lại đưa ra khái niệm: "Vốn là những TS có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân của nó cũng được cái khác tạo ra" [21]. Ở Việt Nam, cuốn "Từ điển tiếng Việt" của Viện ngôn ngữ học cũng chỉ ra "Vốn là tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu sinh lời" [28]. Như vậy, "Vốn sẽ bao gồm bất cứ thứ gì đưa lại một luồng thu nhập qua thời gian", "Sự phát triển có thể coi như là một quá trình khái quát của sự tích luỹ vốn".Như cách tiếp cận trên đây về vốn đã nêu rõ tính đa dạng, về hình thái tồn tại của vốn. Vốn có thể là tiền hay tài sản được giá trị hoá. Mặt khác, với tư cách là vốn thì tiền hay tài sản phải được đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh để tạo ra hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu có thu nhập trong tương lai. Nghĩa là, vốn luôn gắn với sự vận động và đảm nhiệm chức năng sinh lời. Từ những phân tích trên đây, ta có thể hiểu, vốn là tổng giá trị của những tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình và tài sản chính) tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh nhằm mục tiêu thu nhập trong tương lai. 1.1.2.2. Tín dụng a, Khái niệm Xuất phát từ chữ Latinh Creditum, thuật ngữ “tín dụng” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, trong tiếng Anh gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam tín dụng có nghĩa là sự vay mượn có tín nhiệm, tin tưởng nhất định. 9 Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự kiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay mượn để thanh toán. Cùng với sự phát triển xã hội thì hình thức tín dụng ngày càng hoạt động rộng khắp và phổ biến hơn. Như vậy theo nghĩa hẹp, tín dụng là một quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình chuyển hóa giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chức này hay người này sang tổ chức hay người khác theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Nói cách khác tín dụng là sự chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị được dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Theo nghĩa rộng, quan hệ tín dụng gồm hai mặt: huy động vốn và tiến hành cho vay [26]. Theo nhà kinh tế Pháp ông Lois Bandin thì tín dụng được hiểu như là một sự trao đổi tài hóa hiện vật lấy một tài hóa tương lai. Theo trường phái Trọng cung (hay còn gọi là trường phái “ Học thuyết phát triển”) cho rằng: Tín dụng là đầu vào quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói. Tín dụng được coi là công cụ để đạt được mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế. Trong khi đó trường phái Trọng cầu (hay còn gọi là trường phái “ Sòng bạc”) lại cho rằng, tín dụng là kết quả của sự phát triển kinh tế và không có bằng chứng hay căn cứ nào chứng minh ảnh hưởng tích cực của phát triển tín dụng lên quá trình tăng trưởng kinh tế về mức độ, thời điểm và khu vực [9]. Theo Nguyễn Ngọc Hùng (2003): Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng với một thời gian nhất định và khi đến hạn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan