Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư an phát...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư an phát

.PDF
83
278
116

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THÀNH ĐẠT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AN PHÁT Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG THẾ HÙNG Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát” được hoàn thành cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS.Phùng Thế Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình tôi triển khai đề tài và viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng phản biện đề cương và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội, Văn phòng khoa Kinh tế học đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình theo học tại đây. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Kế hoạch – Tài chính, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc với tôi trong suốt thời gian qua để tôi được tham gia học tập và hoàn thành luận văn của mình. Học viên Hoàng Thành Đạt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... .1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP .......................................................... 7 1.1. Khái niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp .................................................. 7 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. .............. 17 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ............................................. 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AN PHÁT ................................................. 29 2.1. Tổng quan tình hình tại công ty Cổ phần Đầu tư An Phát .................................. 29 2.2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát ............ 37 2.3. Đánh giá chung ................................................................................................... 59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ AN PHÁT ................................................. 63 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty trong giai đoạn 2015 – 2020 ...... 63 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát. ..................................................................................................................... 66 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................. 72 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................. 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 HTK Hàng tồn kho 2 NG TSCĐ 3 NH 4 NVL 5 SXKD 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TSDH Tài sản dài hạn 8 TSLĐ Tài sản lưu động 11 TSNH Tài sản ngắn hạn 12 VAT Thuế giá trị gia tăng 13 VCĐ Vốn cố định 14 VKD Vốn kinh doanh 15 VLĐ Vốn lưu động Nguyên giá tài sản cố định Ngắn hạn Nguyên vật liệu Sản xuất kinh doanh DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 2.1 Nội dung Tổ chức bộ máy của Công ty Trang 27 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Biểu 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 10 11 Nội dung Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát trong năm 2014 – 2015 Số liệu Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần đầu tư An Phát năm 2013-2015 Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát năm 2013 – 2015 Nguồn hình thành vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát năm 2013-2015 Cơ cấu phân bổ tài sản – nguồn vốn của Công ty năm 20132015 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát năm 2013-2015 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát năm 2013 -2015 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát năm 2013 – 2015 Cơ cấu TSCĐ của Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát năm 2013 -2015 Bảng Hiệu quả Cơ cấu vốn cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư 2.10 An Phát năm 2013 -2015 Bảng Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư 2.11 An Phát năm 2013-2015 Trang 32 34 37 39 41 43 45 47 50 52 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế trên thế giới đang ngày càng hội nhập sâu rộng, mạnh mẽ. Việt Nam đã tham gia hầu hết các tổ chức, định chế quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới như: tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015; là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Á – ÂU (ASEM); tham gia tổ chức thương mại WTO; thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia trên thế giới. Điều đó làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP cho thấy tác dụng lớn của hội nhập kinh tế; sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cả về số lượng và quy mô, hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính đã có những bước phát triển nhất định; tỷ lệ thất nghiệp giảm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hội nhập kinh tế cũng tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, cụ thể là: tình hình lạm phát chưa ổn định, các vấn đề về nợ xấu và thanh khoản của ngân hàng gia tăng; sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn, không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trước tình hình đó, một trong những tiêu chí được các doanh nghiệp quan tâm đó là hiệu quả tài chính, vì hiệu quả tài chính là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp và thường được các nhà đầu tư quan tâm. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng là sự sống còn của các doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời trên cơ sở đó cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,... 1 Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị ngành nước, thi công lắp đặt hệ thống M&E các tòa nhà cao tầng, thi công các công trình cấp thoát nước hạ tầng kỹ thuật và cung cấp các giải pháp, tư vấn về ngành điện, nước, gas. Với mong muốn không ngừng phát triển, tối đa hóa lợi nhuận thì việc đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của ban Lãnh đạo Công ty. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Hiện nay có rất nhiều tác giả nước ngoài quan tâm và nghiên cứu đến vốn và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả nhất. Đặc biệt là các tác giả dưới đây: Brendon Tierney “The Efficient use of capital in Farm businesses”, năm 2009. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được vấn đề sử dụng vốn của các doanh nghiệp trang trại (doanh nghiệp trang trại là một phần quan trọng của nền kinh tế Australia). Tác giả đề cập được tình hình sử dụng vốn tại các trang trại, những hiệu quả sử dụng vốn cũng như những khó khăn khi mở rộng quy mô sản xuất. Vốn không chỉ tác động đến lĩnh vực kinh tế - công nghiệp, mà còn là một yếu tố đầu vào quan trọng của ngành nông nghiệp, nó đóng vai trò to lớn để lĩnh vực nông nghiệp thực hiện vệc hiện đại hóa và phát triển xứng tầm hơn. Shilpa & Rakesh HM “Analysis of Effictive Utilization of Funds” trên tạp chí “International Journal of Business and Management Invention” ISSN (Oline), năm 2013. Đưa ra vấn đề về sự cần thiết của việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, quản lý tài chính liên quan đến việc quản lý các quỹ và biện pháp tối ưu hóa nguồn lực tài chính. Xuyên suốt bài viết, tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về quản lý tài chính, chức năng và nhiệm vụ của quản lý tài chính; hiệu quả của việc sử dụng các quỹ; lập kế hoạch tài chính; phân tích việc quản lý tài chính; và cuối cùng tác giả đưa ra những ý nghĩa của việc quản lý tài chính. Tài chính doanh nghiệp là một khái niệm mở rộng, bao gồm cả vốn; quản lý và sử dụng tài chính doanh nghiệp hiệu quả cũng bao gồm việc sử dụng có hiệu quả vốn của doanh nghiệp. Bài viết, đã cho 2 người đọc cái nhìn tổng quát về tài chính doanh nghiệp, dòng tiền của doanh nghiệp, cũng như cách quản lý tài chính hiệu quả. Singidunum Journal “Capital efficiency analysis of Serbian companies” 2012. Với khoảng 53.996 công ty hiện đang hoạt động ở Serbia, bài nghiên cứu giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát nhất về tình hình sử dụng vốn cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn trong hệ thống các doanh nghiệp tại đất nước Serbia. 53.996 doanh nghiệp không phải là một con số nhỏ, mỗi một doanh nghiệp lại có cách quản lý tài chính, quản lý vốn và sử dụng chúng khác nhau. Qua các góc nhìn khác nhau về các doanh nghiệp, tác giả bài nghiên cứu đã hệ thống một cách tổng quát phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn. Steven Byers, John Groth and Tomahiko Sakao “Using Portfolio Theory to Improve Resource Efficency of Invested Capital” tại Đại hội “Conference of the Greening of Industry Network”, năm 2012. Bài viết đã có những tác động hết sức tích cực đối với người đọc về việc sử dụng thuyết Portfolio về cải thiện hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Bài viết cho thấy được tầm quan trọng của vốn, đây là yếu tố được nghiên cứu không chỉ về bề rộng mà còn về chiều sâu của vấn đề - có những thuyết xoay quanh vốn. Và còn rất nhiều đề tài khác cho thấy các góc nhìn khác nhau, đa dạng về vốn, tình hình sử dụng vốn, cũng như hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong các môi trường, bối cảnh kinh tế, cũng như điều kiện nền kinh tế khác nhau. Mỗi một đề tài khác nhau cho người đọc có được góc nhìn tổng thể bao quát được vấn đề, bên cạnh đó cũng đi sâu vào phân tích chi tiết các vấn đề nghiên cứu. Những đề tài nghiên cứu trên được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cho thấy mức độ quan trọng của vốn không chỉ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại, mà là trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Bên cạnh những tài liệu nghiên cứu nước ngoài, trong nước có nhiều đề tài với nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau về vốn của doanh nghiệp. Cụ thể: 3 Đinh Mai Phương “Vốn cố định và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần LILAMA 10”, 2013. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu lý luận về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định; thông qua việc phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần LILAMA 10 tác giả phân tích, làm rõ được hiệu quả của việc sử dụng vốn tại công ty; cuối cùng đưa ra một số giải pháp kiến nghị để Công ty có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn trong thời gian tới. Dương Thị Hoàng Trang “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ”, 2010. Luận văn cũng cho thấy được những mặt lý luận cơ bản nhất về vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Tác giả đi sâu vào phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ để làm rõ hơn về lý luận. Nguyễn Đình Tuấn “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại tỉnh Quảng Bình”, 2013. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề về hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn; đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tại Công ty Lâm Công nghiệp Long Đại; qua đó tác giả cũng đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong thời gian tới. Tóm lại, mặc dù hiện nay có rất nhiều các tác giả ngoài nước và trong nước quan tâm đến Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và đã nghiên cứu rất nhiều đề tài về Hiệu quả sử dụng vốn nhưng nhìn chung một số đề tài nghiên cứu mang tính chất chung chung, một số đề tài lại tập trung vào việc tăng cường hiệu quả cho một doanh nghiệp vốn xác định hoặc nghiên cứu lý luận về các vấn đề liên quan đến vốn. Vì vậy, Luận văn xin tiếp tục nghiên cứu về vốn, nhưng tập trung vào nghiên cứu lý luận các chỉ tiêu, cũng như nhân tố liên quan đến phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn từ tổng quan đến chi tiết của từng loại vốn tại các doanh nghiệp; qua đó hệ thống lại các vấn đề chung liên quan đến vốn và tình hình sử dụng vốn tại các doanh nghiệp; để những lý luận có cơ sở chắc chắn hơn luận văn xin được nghiên cứu ở một doanh nghiệp cụ thể là “Công ty cổ phần đầu tư An Phát” để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng sử dụng vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại 4 Công ty hiện nay; thông qua những số liệu phân tích, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời luận văn cũng chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát giai đoạn 2013-2015; định hướng giải pháp đến năm 2020. - Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015; tầm nhìn đến năm 2020. Về không gian: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát; tầng 4, tòa nhà Ngôi Sao, ô 15, lô B, khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận nghiên cứu, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.... Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp này xem xét sự vận động của các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ chặt chẽ với các sự vật, hiện tượng khác và sự vận động của các sự vật hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau. 5 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp: Các số liệu về tình hình sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư An Phát; một số tài liệu liên quan được thu thập từ các báo, tạp chí, internet… Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh: Đối với dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Công ty Cổ phần đầu tư An Phát, luận văn sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để thấy rõ sự biến động về tình hình sử dụng vốn tại Công ty qua các năm. Phương pháp thống kê và phân tích thống kê: Phương pháp thống kê là việc sử dụng số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thông tin. Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp quan trọng, được sử dụng nhằm phân tích tổng hợp số liệu, thông tin có liên quan nhằm khái quát hơn, mô hình hóa các yếu tố nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư An Phát - Phân tích rõ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư An Phát trong giai đoạn 2010 – 2015, trên cở sở đó luận văn đi vào đánh giá những điểm đạt được và những điểm chưa đạt được và nguyên nhân. - Đề ra các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Đầu tư An Phát đến năm 2020. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cở sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Phát 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 . Khái niệm và phân loại vốn trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm vốn trong doanh nghiệp Để tiến hành một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì đều cần có vốn. Theo quan điểm của Mác thì vốn không phải là vật mà vốn là tư liệu sản xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn. Vốn chính là tư bản, là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Để tiến hành sản xuất nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo nên giá trị thặng dư. Mác chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…) mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm. Còn tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức lao động, trong quá trình sản xuất thay đổi về số lượng, tăng lên do sức lao động tăng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị máy móc hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh. 7 Các đặc trưng cơ bản của vốn: - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn phải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh. - Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khả năng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. - Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này có thể có vai trò quan trọng khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra để đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận. - Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứ hàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường vốn, trên thị trường tài chính. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật (tài sản cố định của doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quản lý,...), của các tài sản hữu hình (các bí quyết trong kinh doanh, các phát minh sáng chế,...). 1.1.2. Phân loại vốn 1.1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. * Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi muốn hình thành doanh nghiệp và số vốn này được Nhà nước quy định tuỳ thuộc vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà Nước, số vốn này được ngân sách Nhà nước cấp. * Vốn tự bổ sung: 8 Thực chất loại vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưu trữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (Quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, . . .). * Vốn chủ sở hữu khác: Đây là loại vốn mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng cơ bản. Vốn huy động của doanh nghiệp: Ngoài các hình thức vốn do Nhà nước cấp thì doanh nghiệp còn một loại vốn mà vai trò của nó khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là vốn huy động. Để đạt được số vốn cần thiết cho một dự án, công trình hay một nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp đòi hỏi trong một thời gian ngắn nhất khi mà doanh nghiệp không đủ số vốn còn lại trong doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu hay huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ hay các hình thức khác. * Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân hay các đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn vốn. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp. Vốn vay trên thị trường chứng khoán. Tại các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Thông qua hình thức này thì doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một hình thức quan trọng để sử dụng vào mục đích vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu giúp cho doanh nghiệp có thể huy động số vốn nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. * Vốn liên doanh liên kết: 9 Doanh nghiệp có thể kinh doanh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác nhằm huy động và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm điều này cũng có nghĩa là uy tín của Công ty sẽ được thị trường chấp nhận. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc và thiết bị nếu như trong hợp đồng liên doanh chấp nhận việc góp vốn bằng hình thức này. * Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một lượng hàng hoá cụ thể, gắn với một hệ thống thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là một phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng cơ hội hợp tác làm ăn của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách có hiệu quả thì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. * Vốn tín dụng thuê mua: Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người cho thuê và doanh nghiệp. Người thuê sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên đã thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản. Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính: - Thuê vận hành: Phương thức thuê vận hành (thuê hoạt động) là phương thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức này có các đặc trưng sau: 10 + Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn. + Người thuê chỉ việc trả tiền theo thỏa thuận, người cho thuê phải đảm bảo mọi chi phí vận hành của tài sản như phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản,. . . cùng với mọi rủi ro vô hình của tài sản. + Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê lợi thế là không phải phản ánh loại tài sản này vào sổ sách kế toán. - Thuê tài chính: Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng thương mại trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau: + Thời hạn thuê tài sản của bên cho thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu ký hợp đồng. + Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên cho thuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của Công ty. Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là tiền đề để cho doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn tài trợ tuỳ theo loại hình sở hữu, nghành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập đến là họat động luân chuyển vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thức khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được nhìn nhận và xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả. 11 1.1.2.2 Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển: Vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Số vốn đầu tư, mua sắm vật tư, thiết bị xây dựng hay lắp đặt,… các tài sản cố định vô hình và hữu hình để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đây là số vốn đầu tư ứng trước, số vốn này nếu sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi nó dần khi chuyển dần một phần giá trị của nó vào sản phẩm hay dịch vụ. Chính vì vậy, quy mô của vốn cố định sẽ ảnh hưởng đến quy mô của tài sản cố định và trình độ trang bị tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về tài sản cố định. Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, trong một quan hệ sản xuất nhất định. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nó không thay đổi hình thái vật chất ban đầu, nó có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó dịch chuyển dần dần từng phần vào giá trị của sản phẩm tùy vào mức độ hao mòn của TSCĐ. Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đáp ứng đủ hai điều kiện sau thì sẽ được coi là tài sản cố định: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị trên 30.000.000 đồng trở lên. + Thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên - Căn cứ vào tính chất tham gia của TSCĐ trong doanh nghiệp thì TSCĐ được phân loại thành: + Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình: 12 Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hình thái vất chất cụ thể như nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải; thiết bị và dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; các loại TSCĐ khác. Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc là cho các đối tượng khác thuê. + Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng... + Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí quan trọng của tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đầu tư vào tài sản một cách hợp lý. - Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mà chúng được chia ra thành: + Tài sản cố định đang sử dụng. + Tài sản cố định chưa cần dùng. + Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý. Cách phân loại này phần nào giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và kiểm soát dễ dàng các tài sản của mình. Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng TSCĐ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất cao trong sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Vốn lưu động. Vốn lưu động bao gồm số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành các tài sản lưu động sản xuất, TSLĐ lưu thông và một phần để trả tiền công cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực 13 hiện thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. TSLĐ bao gồm: nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa,… Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các TSLĐ luôn luôn vận động thay thế và đổi chỗ cho nhau nhằm đảm bảo quá trình hoạt động SXKD được tiến hành liên tục và thuận lợi. Khác với TSCĐ, TSLĐ của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, để phù hợp với các đặc điểm của TSLĐ, VLĐ của doanh nghiệp cũng phải không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này diễn ra liên tục và lặp lại theo chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của VLĐ. Sơ đồ chu chuyển VLĐ: Dự trữ T NVL sản xuất sản phẩm T’ Lao động Trong quá trình vận động, VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, VLĐ lại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm, sau khi các sản phẩm này được tiêu thụ các doanh nghiệp thu lại được số tiền T’ tương ứng, nhưng số tiền này khác với số tiền T đưa vào ban đầu. Từ những đặc điểm của VLĐ đòi hỏi việc quản lý và tổ chức sử dụng VLĐ cần chú ý các vấn đề như: Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp đảm bảo đủ VLĐ cho quá trình SXKD; Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ VLĐ, đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đồng thời phải có giải pháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chu kỳ chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. 1.1.2.3. Phân loại vốn theo thời gian huy động Theo tiêu chí phân chia này, nguồn vốn có thể chia làm 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. 14 Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động SXKD. Nguồn vốn này được dùng cho việc hình thành TSLĐ thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay (trừ nợ dài hạn), trung hạn (trừ vay và nợ quá hạn). Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, được doanh nghiệp sử dụng đáp ứng các nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Việc phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn SXKD và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.1.2.4 Phân loại vốn theo phạm vi huy động Nguồn vốn hình thành bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sử dụng nguồn vốn bên trong giúp cho doanh nghiệp tự chủ được quyền sử dụng vốn cho sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụng vốn. Bên cạnh ưu điểm đó, việc không phải trả chi phí khi sử dụng vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD. Loại nguồn vốn này bao gồm: Vốn vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dung, tổ chức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người bán và các khoản nợ khác,… Nguồn vốn này tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh động hơn, nếu mức doanh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốn càng lớn thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển. Những chi phí tài chính sẽ làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu việc sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro cao. Qua đó sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng kết hợp nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp một cách hợp lý nhất để mang đến hiệu quả kinh tế cao và rủi ro thấp. Việc nghiên cứu các phương pháp phân loại vốn cho thấy ưu điểm, cũng như nhược điểm, từ đó doanh nghiệp có giải pháp huy động và sử dụng vốn phù hợp, có hiệu quả. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan