Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi n...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội

.PDF
118
640
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------- TRẦN THỊ THU TRANG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ THU TRANG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ CÔNG TY XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS VŨ CÔNG TY XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn về đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chi nhánh Hà Nội”, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Công Ty đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra những lời khuyên, những chỉ dẫn quý giá trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Đồng thời, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Tài chính Ngân hàng đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích, thực tế về ngành qua các môn học và các giờ giảng dạy quý báu tại giảng đường cũng như đưa ra những lời khuyên quý giá đối với kết quả nghiên cứu sơ bộ của đề tài. Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn Phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Văn phòng Khoa Tài chính Ngân hàng đã không chỉ tổ chức khóa học này để học viên có cơ hội nâng cao hiểu biết, đào sâu nghiên cứu các kiến thức về ngành tài chính ngân hàng mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học viên hoàn thành thành công khóa học. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và Chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình hỗ trợ tác giả về mặt tài liệu, số liệu và những nghiệp vụ liên quan để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Lời cuối cùng, tác giả xin được tri ân sự giúp đỡ, động viên, khích lệ, cổ vũ về mặt tinh thần của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu sâu và hoàn thiện một cách tốt nhất nhưng luận văn khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để hoàn thiện đề tài hơn nữa. Học viên Trần Thị Thu Trang LỜI CAM KẾT Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này do tác giả tự mình thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Công ty, tự mình thu thập các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và đang tin cậy cả về lý thuyết và thực tế tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để đào sâu nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng. Tác giả cam đoan toàn bộ luận văn không hề sao chép từ bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào của người khác. Tác giả xin được chịu hoàn toàn trách nhiệm tính xác thực của bài viết. Ngƣời thực hiện Trần Thị Thu Trang PHẦN TÓM TẮT Tín dụng ưu đãi đã và đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Với tầm quan trọng ngày một gia tăng đó, Ngân hàng Chính sách Xã hội nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã xây dựng và triển khai chiến lược sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi giai đoạn 2011 – 2014 để đem nguồn vốn dành cho mảng tín dụng chính sách được đất nước giao phó cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủy thác để cho vay giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, luận văn trên cơ sở tiếp cận hệ thống và tiếp cận thực tiễn đối với đề tài, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích định tính, định lượng và quy nạp, đã thực hiện được một số nội dung: Về hiệu quả kinh tế, Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tương đối hiệu quả, nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng tương đối ổn định, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, chất lượng tín dụng ủy thác tương đối tốt và tranh thủ được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Về hiệu quả xã hội, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng khả thi, góp phần vào công tác giảm nghèo trên toàn địa bàn thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội vẫn chưa đạt mức tối ưu do còn tiềm ẩn nhiều tồn tại chưa được khắc phục trong hoạt động cũng như trong cơ chế vận hành. Để cải thiện những tồn tại, hạn chế này, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội cần phải có định hướng chiến lược cụ thể, có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế về phía ngân hàng và hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng như các giải pháp khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh đồng thời kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà Nước và NHCSXH Việt Nam cần quan tâm hỗ trợ hơn để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM KẾT PHẦN TÓM TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài: ...............................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài: ...................................................................................1 1.2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .........................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: ......................................................................2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................3 4. Kết cấu của Luận văn: .......................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI .........9 VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI ........................9 2.1. Ngân hàng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng: .........................................9 2.1.1. Ngân hàng và các hoạt động của Ngân hàng: ................................................9 2.1.1.1. Ngân hàng: ..............................................................................................9 2.1.1.2. Các hoạt động của gân hàng:.................................................................10 2.1.2. Ngân hàng Chính sách Xã hội và Tín dụng ưu đãi:.....................................11 2.1.2.1. Ngân hàng Chính sách Xã hội: ..............................................................11 2.1.2.2. Tín dụng ưu đãi: ....................................................................................16 2.2. Nguồn vốn Tín dụng ƣu đãi: ...........................................................................25 2.2.1. Khái niệm và đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi:.............................25 2.2.1.1. Khái niệm nguồn vốn tín dụng ưu đãi: ..................................................25 2.2.1.2. Đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi: ............................................25 2.2.2. Sự hình thành vốn tín dụng ưu đãi: .............................................................26 2.2.2.1. Vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ: ................................26 2.2.2.2. Vốn huy động: .......................................................................................28 2.2.2.3. Vốn đi vay: ............................................................................................29 2.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: ..............................................29 2.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: ............................29 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: ....................................................................29 2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế: ...................................................................................30 2.3.2.2. Hiệu quả xã hội: ....................................................................................37 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi: ...................................................................................................................................38 2.4.1. Nhân tố bên ngoài: .......................................................................................38 2.4.1.1. Các nhân tố về mặt pháp lý: ..................................................................39 2.4.1.2. Tình hình kinh tế: ..................................................................................40 2.4.1.3. Điều kiện tự nhiên: ................................................................................41 2.4.1.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước: .................................41 2.4.2. Nhân tố bên trong: .......................................................................................42 2.4.2.1. Chất lượng nhân sự: ..............................................................................42 2.4.2.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: .....................................................43 2.4.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHCSXH: .......................................................43 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................44 3.1 Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................44 3.2. Cách tiếp cận: ...................................................................................................44 3.2.1 Cánh tiếp cận hệ thống: ................................................................................44 3.2.2 Cánh tiếp cận thực tiễn: ................................................................................44 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................45 3.3.1 Cơ sở phương pháp luận: ..............................................................................46 3.3.2 Những phương pháp nghiên cứu cụ thể:.......................................................46 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG ....................................50 CHÍNH SÁCH Xà HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI .................................................50 4.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hà Nội ................50 4.1.1. Đôi nét về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: ..................................50 4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ...........................................................50 4.1.1.2. Vị trí, vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội: ...........................................................................................................52 4.1.1.3. Những thành tựu đã đạt được của NHCSXH: .......................................53 4.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội:.....................................54 4.1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý: ..................................................................54 4.1.2.2. Các chương trình tín dụng đang triển khai tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội ..............................................................................................55 4.1.2.3. Tình hình hoạt động giai đoạn 2011 – 2014: ........................................56 4.2. Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ................................................................................56 4.2.1. Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: .......56 4.2.1.1. Nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................................56 4.2.1.2. Quy mô nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011 – 2014: .......................................................................................59 4.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ...................................................................................................................59 4.2.2.1. Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ưu đãi: ....................................................59 4.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ..............................................................................................67 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội:......................................................................................82 4.3.1. Những mặt đã đạt được: ..............................................................................82 4.3.1.1. Hiệu quả kinh tế: ...................................................................................83 4.3.1.2. Hiệu quả xã hội: ....................................................................................84 4.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ......................................................84 4.3.2.1. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế: ................................85 4.3.2.2. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội:..................................86 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI ..........................................88 NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI..........................................................................88 5.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ..........................88 5.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội: ................................................................................90 5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: .........................................................................................................................90 5.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tín dụng ưu đãi: ................................90 5.2.1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng: ..............................................................90 5.2.1.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng: ..............................................................91 5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi: .........................................................................................................................92 5.2.2.1. Nghiên cứu đề xuất quy định áp dụng mức lãi suất và cho vay linh hoạt trong hạn mức cho phép: ....................................................................................93 5.2.2.2. Thực hiện tốt công tác tham mưu Ban đại diện HĐQT các cấp: ..........94 5.2.3. Nhóm giải pháp khác: ..................................................................................94 5.2.3.1. Nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự: ..................................................94 5.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ: ..............................96 5.2.3.3. Tăng cường kiểm tra giám sát: ..............................................................97 5.2.3.4. Tăng cường tuyên truyền, mở rộng hợp tác quốc tế: ............................99 5.3. Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội:.............................................................100 5.3.1. Kiến nghị với các Cơ quan quản lý các cấp: .............................................100 5.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: ..............................................................................100 5.3.1.2. Đảm bảo hỗ trợ hoạt động của NHCSXH: ..........................................101 5.3.1.3. Hỗ trợ NHCSXH huy động vốn: .........................................................101 5.3.1.4. Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động: ................................101 5.3.2. Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam ...........................................................101 5.3.2.1.Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành: ..............................................101 5.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách: .............................................................102 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Sự cần thiết của đề tài: Trong tiến trình phát triển của xã hội, ngành ngân hàng ngày càng nắm giữ vị thế và vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới.Ngân hàng có thể được ví như mạch máu của toàn bộ hoạt động kinh tế, điều hòa dòng chảy tiền tệ thông qua những hoạt động dịch vụ vô cùng đa dạng, phong phú.Bên cạnh những hoạt động thuần chất kinh tế, xã hội con người ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi Nhà nước, mỗi Chính phủ - trong đó có Việt Nam - phải ngày càng chú ý đến vấn đề về an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách. Ở nước ta, lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và hiện nay đã trở thành một mục tiêu quốc gia rất được chú trọng.Nhằm cụ thể hóa mục tiêu này một cách thật sự hiệu quả, ngày 04 tháng 10 năm 2002, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc “Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội” ra đời đã tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách với tín dụng thương mại, góp phần đưa chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, tăng cường hiệu quả đồng vốn ngân sách ưu đãi khi đến với người nghèo. Trải qua hơn 10 năm thành lập, hoạt động và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành “cánh tay vươn dài” của Chính phủ đưa hàng trăm ngàn tỷ đồng đã đến với những đối tượng khó khăn trong xã hội. Hiệu quả của các chính sách đó đã được thấy rõ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có đóng góp không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đạt được những thành quả đáng khích lệ.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, do Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, hoạt động không vì lợi nhuận đồng thời do đặc thù về đối tượng Ngân hàng phục vụ nên thực tế hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân sách ưu đãi vẫn còn nhiều hạn chế. 1 Đâythực sự là một vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội, trong đó Chi nhánh Hà Nội lại là một trong những đơn vị có tỷ lệ dư nợ lớn nhất trong toàn hệ thống.Ngoài ra, hiện nay tín dụng là một mảng nghiên cứu khá rộng với nhiều công trình đóng góp, tuy nhiên, chủ yếu những nghiên cứu này vẫn tập trung vào tín dụng thương mại.Trong khi đó, tín dụng ưu đãi hiện đang rất thiếu các công trình nghiên cứu cả về tổng thể lẫn chuyên sâu. Do đó, cần phải nghiên cứu để có được một cái nhìn tổng quan về tín dụng ưu đãi và phân tích, đánh giá để thấy được hiệu quả về nhiều mặt cũng như những hạn chế, khó khăn trong sử dụng nguồn vốn ưu đãi và từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục. Từ những lý do này, đề tài luận văn“Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội”đã được lựa chọn nhằm phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất, kiến nghị một số các giải pháp giúp cho việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách trở nên hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài luận văn “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Thành phố Hà Nội” được lựa chọn phù hợp với chuyên ngành Tài chính Ngân hàng do đề tài không chỉ dựa trên các lý thuyết và chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi mà còn cung cấp mảng kiến thức về tín dụng chính sách mà ngành ngân hàng hiện nay vẫn còn hiếm các nghiên cứu và lý luận đóng góp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? Xu hướng hình thành nguồn vốn tín dụng ưu đãi này có hiệu quả hay không? Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi như thế nào? 2 Thứ ba, những tồn tại và nguyên nhân về hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tại sao những tồn tại này cải thiện chưa đáng kể? Thứ tư, giải pháp nào có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội? Thứ năm, những khuyến nghị nào nên được đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đồng thời đưa ra các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi. Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích về mặt lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, qua đó đánh giá tình hình thực tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội trên giác độ ngân hàng và hiệu quả xã hội trên giác độ tổng thểđồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn dựa trên lý luận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hoạt động tín dụng ưu đãi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Ngân hàng Chính sách Xã hội – Chi nhánh Hà Nội. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011 – 2014. - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng, hiệu quả xã hội trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. 3 4. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần Mở đầu giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu và phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về nguồn vốn tín dụng ưu đãi và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Tín dụng ngân hàng là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng với rất nhiều mô hình, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó, bên cạnh tín dụng thương mại thông thường thì những nghiên cứu về tín dụng vi mô cũng rất được quan tâm. Mô hình tín dụng ưu đãi được triển khai thực hiện tại Việt Nam hiện nay cũng dựa trên mô hình tín dụng vi mô đã được nghiên cứu và ứng dụng từ rất lâu ở một số quốc gia trên thế giới. Từ năm 1976, nhà kinh tế học Muhamnad Yunus đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng mô hình tín dụng vi mô (Microfinance) qua ngân hàng Grameen, Bangladesh do chính ông sáng lập. Tại buổi diễn văn tại Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ năm 2012, Muhammad Yunus đã chia sẻ ý tưởng mô hình tín dụng vi mô khởi nguồn trong thời điểm ông đang đi tìm hiểu về nạn đói ở vùng nông thôn. Lúc này, Muhammad Yunus đã gặp một vài người đang mắc nợ, tổng cộng có 42 người, họ cần 27 đô la để phát triển sản xuất kinh doanh, Yunus đã có ý tưởng mà sau này đã trở thành hiện tượng, một bước ngoặt thay đổi cuộc sống của người nghèo. Ông cho rằng những khoản tín dụng nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt, mỗi người đều có trong họ những ý tưởng kinh doanh sẵn có, tất cả những gì họ cần chỉ là đồng vốn cho họ khởi nghiệp.Và ngân hàng Grameen ra đời, sử dụng nguồn vốn cho người nghèo vay những khoản vay nhỏ không cần tài sản thế chấp, không lãi suất và không ngày đáo hạn. Dựa trên mô hình tín dụng vi mô, ngân hàng Grameen triển khai cho vay những khoản tín dụng nhỏ theo nhóm nhỏ, các thành viên giám sát và quản lý lẫn nhau cùng sự tư vấn của nhân viên ngân hàng và nếu có một thành viên không trả được nợ thì các thành viên khác sẽ bị từ chối cho vay, vì vậy, tạo thành cơ chế ràng buộc và hối thúc thu hồi nợ đúng hạn cho ngân hàng.Cho đến nay, Mohammad Yunus và ngân hàng Grameen đã đạt được nhiều thành công vang đội. Đồng thời, mô hình tín dụng vi mô của Muhammad Yunus đã trở thành một hình mẫu và tiếp tục được nhiều tác giả kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng vào từng quốc gia, từng khu vực khác nhau trên khắp thế giới. 5 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Mosely và Hulme (1998) hay Pitt và Khandker (1996, 1998) đã có những khảo sát cho thấy tác động của doanh số cho vay đã tăng lên cùng với thu nhập của hộ vay. Hay tác giả Mohammad Arifujjaman Khan và Mohammand Anisur Rahaman (2007) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng tín dụng vi mô có ảnh hướng đáng kể tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo cả về mặt kinh tế và mặt xã hội, người nghèo dễ tiếp cận tín dụng ưu đãi, không cần tài sản đảm bảo và thủ tục vay rất đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ thông tin và nhờ có khoản tín dụng vi mô, thu nhập của người nghèo đã có sự gia tăng. Ngoài ra, trên thế giới còn có một số những công trình nghiên cứu của các tác giả như: Robinson Marguerite. 2001. “The Microfinance Revolution: Sustainable Finance for the Poor”; Remenyi Joe and Quinones, Bejamin. 2000. “Microfinance and Poverty Alleviation: Case studies from Asia and the Pacific”. New York; Khandker, Shahid. 2001. “Does Micro-finance really benefit the Poor? Evidence from Bangladesh”, Manila đã kết luận rằng tín dụng vi mô góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo và gia tăng thu nhập cho người nghèo. Những công trình nghiên cứu trên đã bước đầu xây dựng mô hình tín dụng vi mô và triển khai ở một số nước với những thành công nhất định. Tại Việt Nam, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng dựa trên mô hình tín dụng vi mô với những điều chỉnh nhất định theo quy định của Chính phủ sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước nói chung và phù hợp với mục đích thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của đất nước một cách hiệu quả nhất. Đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Namcó một số phân tích và đánh giá về tín dụng ưu đãi, tuy nhiên, hiện chưa có nhiều do đa số các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về mảng tín dụng ngân hàng hiện vẫn tập trung vào tín dụng thương mại thông thường. Tuy vậy những năm qua, đã có một số công trình về tín dụng ưu đãi cùng với những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ. Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” của Hà Thị Hạnh (2004) và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Mô hình Ngân hàng Chính sách và các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính 6 sách” của Nhóm nghiên cứu (2000) đã đưa ra những phân tích về tín dụng đối với người nghèo, nêu bật được vai trò của tín dụng chính sách đã góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2000 và đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả mô hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Năm 2007, Đỗ Thanh Hiền với công trình nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ đã có những phân tích khá chi tiết về tín dụng đối với hộ nghèo thực hiện trong phạm vi NHCSXH Thành phố Hà Nội, thể hiện rõ nét hiệu quả của các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn thành phố và có đề xuất một số giải pháp khá thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối tượng hộ nghèo. Luận văn Thạc sĩ “Tín dụng cho người nghèo ở Hà Nội” của Hoàng Liên Sơn (2008) cũng đã có những đánh giá về tín dụng hộ nghèo trên địa bàn Hà Nội và đưa ra một số nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng với hộ nghèo. Ngoài ra, cũng có khá nhiều những bài báo đăng tải trên đặc san của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các thời báo khác. Vụ tín dụng – TTBC (VP) năm 2013 đã có bài viết “Trên 21 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi” đăng tải trên tạp chí ngân hàng đã đánh giá thực trạng đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, kết quảthực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trong hơn 10 năm thành lập và hoạt động của NHCSXH góp phần xóa đói giảm nghèo của đất nước tương đối khả quan và đề xuất một số giải pháp giúp giảm nghèo đạt kết quả cao hơn. Bài viết “Hành trình của đồng vốn ưu đãi” của tác giả Hữu Hải (2012) đã nêu bật những thành công, những mặt đạt được của NHCSXH trong công cuộc đem đồng vốn ưu đãi đến với người vay và hiệu quả xã hội của đồng vốn ưu đãi. Tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết, chuyên đề nói trên về tín dụng ưu đãi đa phần chỉ tập trung vào nghiên cứu riêng lẻ từng nhóm đối tượng, đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo, cho vay các đối tượng chính sách, cho vay giải quyết việc làm...., nghiên cứu về nguồn vốn của NHCSXH hoặc chỉ đánh giá sơ bộ thực trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi mà chưa nghiên cứu về mặt tổng thể hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay, để đề xuất nhóm giải pháp 7 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nói chung một cách có hệ thống. Vì thế, luận văn trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đi trước sẽ đi vào phân tích một cách tổng thể tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, phạm vi Chi nhánh Thành phố Hà Nội. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI 2.1. Ngân hàng và hoạt động tín dụng của Ngân hàng: 2.1.1. Ngân hàng và các hoạt động của Ngân hàng: 2.1.1.1. Ngân hàng: Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngân hàng làtổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế, đó là các chức năng như chức năng tín dụng, đầu tư, thanh toán, tiết kiệm, quản lý tiền mặt, bảo lãnh, môi giới, bảo hiểm hay ủy thác. Ngân hàng có thể chia thành một số loại khác nhau dựa trên mục tiêu và đặc thù hoạt động.Ngoài Ngân hàng Trung ương, dựa trên tiêu chí mục tiêu hoạt động, có thể chia ngân hàng thành 2 loại: i. Vì mục tiêu lợi nhuận: Ngân hàng thương mại: là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng đầu tư: là một định chế đóng vai trò như một trung gian tài chính để thực hiện hàng loạt các dịch vụ liên quan tới tài chính như bảo lãnh: làm trung gian giữa các tổ chức phát hành chứng khoán và nhà đầu tư; tư vấn: giúp giàn xếp các thương vụ mua lại và sáp nhập cùng các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp khác; môi giới: cho khách hàng là các tổ chức. Đối tượng chính của ngân hàng đầu tư là các tổ chức, công ty và chính phủ, không phải là khách hàng cá nhân. ii. Không vì mục tiêu lợi nhuận: Khác với các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng đặc thù nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Ở Việt Nam, khối ngân hàng đặc thù Nhà nước, hoạt động phi lợi nhuận có 9 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thực hiện mục tiêu đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo. Đối tượng của các ngân hàng này cũng rất đặc thù so với khối NHTM, chủ yếu là các đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn hoặc các doanh nghiệp, dự án triển khai ở vùng khó khăn theo quy định của Chính Phủ. Khối ngân hàng đặc thù Nhà nước thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, hoạt động không vì lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.1.2. Các hoạt động củagân hàng: Mỗi loại hình ngân hàng có những hoạt động khác nhau. Khối ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động huy động tiền gửi, sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. Theo quy định của Pháp luật, hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động dịch vụ thanh toán, hoạt động ngân quỹ và các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt đông ngân hàng. Khối ngân hàng đặc thù nhà nước cũng là một loại hình tổ chức tín dụng đặc biệt, thực hiện huy động nguồn vốn tín dụng ưu đãi và sử dụng nguồn vốn này để thực hiện mục tiêu chính sách quốc gia và thực hiện cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Ở Việt Nam, hai ngân hàng đặc thù nhà nước là Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động vì mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế đất nước thông qua các khoản vay cho các đối tượng khác nhau như hộ nghèo, các đối tượng chính sách, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo quy định của Pháp luật, vay cho các công trình thủy 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan