Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện châu thành – t...

Tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện châu thành – tỉnh tiền giang

.PDF
62
425
149

Mô tả:

Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang
Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Chăn nuôi gà là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề chăn nuôi gà từng bước mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản với những giống gà ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều giống gà nuôi theo nhiều mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Cùng với những tiến bộ trong các lĩnh vực di truyền, hóa sinh, dinh dưỡng… đã góp phần phát triển nghề chăn nuôi gà, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, là sự phát triển song song của dịch bệnh. Ngày càng có nhiều bệnh mới phát sinh đe dọa đàn gia cầm. Do tính chất ảnh hưởng rộng khắp và sự nguy hiểm của nó nên gọi là đại dịch cúm gia cầm. Đại dịch cúm đi qua để lại hậu quả thật nặng nề. Trước sự nguy hại của nó, các nhà khoa học ở các nước như Trung Quốc, Mỹ… đang nghiên cứu về các loại văc-xin phòng ngừa để có thể ngăn chặn đại dịch cúm gia cầm bùng phát trong tương lai. Đại dịch cúm gia cầm đang xảy ra hiện nay có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong nước, khu vực và thế giới. Riêng ở Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang nơi có hoạt động nuôi gà công nghiệp lấy trứng diễn ra sôi động đã gây thiệt hại to lớn cho nông hộ chăn nuôi, làm cho bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn về đời sống. Trong khi đó chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra vì thiếu luận cứ khoa học kinh tế. Vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ trở nên bức xúc và cần thiết. Bởi lẽ dịch cúm gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến người chăn nuôi và kinh tế - xã hội của huyện. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ xác định được những thiệt hại, mất mát của người nông dân đồng thời tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ để các cấp chính quyền có biện pháp 1 hỗ trợ đúng đắn và hướng đi đúng để phát triển đàn gia cầm một cách bền vững, tăng thu nhập cho nông hộ, cải thiện đời sống người chăn nuôi đồng thời phát triển kinh tế - xã hội huyện. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Gà là một trong những loại gia cầm được nhân dân ta chăn nuôi từ lâu đời theo phương thức thả tự do trong sân, vườn để tận dụng những thức ăn sẵn có trong thiên nhiên, và các sản phẩm dư thừa từ mùa màng, sinh hoạt. Về sau, tiếp thu cách nuôi công nghiệp từ các nước phương Tây, việc nuôi gà đã mang một diện mạo mới. Ngày nay trong phạm vi xã hội và trong khuôn khổ từng gia đình, gà công nghiệp đã thực sự là một ngành sinh lợi. Trong điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh như nước ta, việc nuôi gà công nghiệp còn có ý nghĩa lớn nhằm góp phần tạo ra sự cân bằng trong cơ cấu kinh tế, tránh việc người nông dân chỉ độc canh cây lúa hoặc một loại cây trồng khác. Với ưu thế của một ngành kinh tế kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm gà công nghiệp nhanh chóng được người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận. Đặc biệt trong vài năm gần đây, gà công nghiệp đã trở thành một nghề sản xuất chính, sản xuất thịt trứng có hiệu quả kinh tế cao. Nhiều gia đình đã làm giàu một cách nhanh chóng từ nuôi gà công nghiệp. Tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang, hoạt động nuôi gà công nghiệp tại nông hộ rất phổ biến do hiệu quả kinh tế của nó mang lại. Kinh tế gia đình phát triển nhanh chóng từ việc nuôi gà công nghiệp, nhiều nông hộ chăn nuôi không ngừng mở rộng quy mô nuôi hiện tại. Nhiều nông hộ khác cũng bắt đầu xây dựng chuồng trại để chăn nuôi bởi vì việc nuôi khá dễ dàng. Đặc biệt, đa phần các hộ trong huyện nuôi gà công nghiệp chủ yếu nuôi lấy trứng vì tính hiệu quả của việc nuôi gà này so với các loại gà khác. Tuy nhiên khi đại dịch cúm gia cầm xảy ra, người nuôi gà khắp nơi bị thiệt hại nặng nề và dĩ nhiên là những hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều nông hộ bị mất trắng và lâm vào tình trạng cùng cực. Trước những tổn thất nặng nề của dịch cúm gia cầm gây nên, do đó việc nghiên cứu “Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang” để từ đó có thể đưa ra 2 những giải pháp khả thi để phát triển đàn gà công nghiệp lấy trứng theo hướng bền vững là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành để nắm được mức độ thiệt hại đồng thời đưa ra giải pháp phát triển nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng dựa trên cở sở khoa học và tính hiệu quả kinh tế qua thực tiễn nghiên cứu. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ● Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang cùng những thiệt hại trong chăn nuôi khi dịch cúm gia cầm xảy ra. ● Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ trước và sau khi dịch cúm xảy ra. ● Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tái đàn. ● Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đàn gà trong tương lai, mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. 1.3 Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu  Đối với mục tiêu 1: + Tổng số hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại địa bàn huyện. + Quy mô chăn nuôi của từng hộ trong huyện. + Kinh nghiệm chăn nuôi. + Cơ sở vật chất trong chăn nuôi. + Lao động cần thiết phục vụ cho chăn nuôi. + Đàn gà có bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm không?  Đối với mục tiêu 2: + Chi phí đầu tư. + Doanh thu từ bán trứng gà. + Thu nhập từ chăn nuôi gà. 3 + Chi phí cơ hội: tại sao nông hộ trong huyện Châu Thành quyết định nuôi gà công nghiệp lấy trứng mà không nuôi để lấy thịt hay không nuôi một loại gia cầm hay gia súc nào khác. + Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng.  Đối với mục tiêu 3: + Các hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ: bao gồm các hoạt động từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. + Thu nhập từ nuôi gà công nghiệp lấy trứng chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu thu nhập của gia đình. + Hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi so với các hoạt động sản xuất khác của nông hộ. + Tìm hiểu nguyên nhân không tái đàn ở một số hộ.  Đối với mục tiêu 4: Từ thực tế điều tra, nắm được thực trạng về tình hình thiệt hại của nông hộ cũng như những hỗ trợ trong thời gian qua của địa phương, qua đó tìm hiểu về mong muốn của người chăn nuôi để từ đó có thể đưa ra giải pháp để tái đàn trong tương lai. 1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định ► Giả thuyết 1: Khi dịch cúm gia cầm xảy ra đàn gà của nông hộ bị thiệt hại do chết hoặc tiêu hủy. ○ Kiểm định: Thực tế có đàn gà nào trong huyện không bị thiệt hại, không bị tiêu hủy khi có dịch không? ► Giả thuyết 2: Các đàn gia cầm bị tiêu hủy đều được hỗ trợ từ chính quyền địa phương. ○ Kiểm định: Thực tế có hộ nào không nhận được tiền hỗ trợ không? ► Giả thuyết 3: Người nông dân gặp khó khăn tài chính trong việc tái đàn. ○ Kiểm định: Ngoài nguyên nhân tài chính có nguyên nhân nào khác ảnh hưởng làm cho người nông dân không muốn tài đàn không? 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian - Các nông hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng thuộc các xã trong huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang. 4 - Số liệu được sử dụng trong đề tài là các số liệu được thu thập tại các cơ quan ban ngành của tỉnh Tiền Giang gồm: Phòng Nông – Lâm – Ngư thuộc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang, Trạm thú y huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành. Do tính chất của hoạt động nuôi gà công nghiệp thường chăn nuôi tập trung. Do đó các số liệu sơ cấp trong đề tài là các số liệu thu thập tại các hộ nuôi có quy mô tập trung từ 200 con trở lên. 1.4.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007. - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2003 đến năm 2007. + Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 4 và tháng 5 năm 2007. + Số liệu thứ cấp là các số liệu từ năm 2003 đến cuối năm 2006 và số kế hoạch năm 2007. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu - Hiệu quả sản xuất của việc nuôi gà công nghiệp lấy trứng của các nông hộ chăn nuôi tập trung dạng cơ sở chăn nuôi. - Các nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Hiệu quả sản xuất là vấn đề được nhiều người sản xuất đặc biệt quan tâm, vì nó thể hiện kết quả của quá trình lao động sản xuất. Qua đó có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp cũng có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc xác định hiệu quả sản xuất, cụ thể như sau: Mai Văn Nam (2004); “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long”: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế 5 biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nguyễn Trung Cang (2004); “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế chính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn trên 03 hecta. Nguyễn Thị Thanh Giang (2006); “Phân tích hiệu quả của các trại nuôi gà công nghiệp gia công tại tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp khoá 28 khoa Kinh tế - QTKD trường đại học Cần Thơ; phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí; kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức nuôi gia công có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt các trại nuôi theo hình thức chuồng kín mang lại hiệu quả cao hơn so với các trại nuôi theo hình thức chuồng hở. Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ do tác động của dịch cúm gia cầm tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hiện chưa có nghiên cứu cụ thể. Cho nên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu vấn đề này trong thời gian thực tập tốt nghiệp đại học của mình. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 6 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ... hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông lâm - ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ. 2.1.1.2 Khái quát về chăn nuôi Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững. Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung tĩnh tại theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp là phương thức chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích lũy năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp thức ăn chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp có sử dụng các 7 kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ nuôi ngắn nhất. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi mức đầu tư thâm canh rất cao, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng kém hơn chăn nuôi chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá trị dinh dưỡng hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội. Mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi để đến năm 2010 sẽ có tổng đàn đạt 275 đến 280 triệu con, tốc độ tăng trưởng 6% đạt 42 đến 43 vạn tấn thịt, 5,5 đến 6 tỷ quả trứng. Năng suất: trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng năng suất trong chăn nuôi chính là lượng trứng thu được ở mỗi con gà trong một lứa nuôi. 2.1.1.3 Chi phí Trong các hoạt động sản xuất nông nói chung cũng như trong chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng các nhà quản lý thường chia theo mức độ hoạt động kinh doanh, đó là cách ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí người ta chia toàn bộ chi phí thành 3 loại: a) Chi phí khả biến: là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động. Trong nuôi gà công nghiệp chi phí khả biến bao gồm chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí điện, chi phí nước và một số chi phí khác như chi phí gas… b) Chi phí bất biến: là những chi phí có tổng số của nó không thay đổi khi có mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí bất biến có thể chia thành hai loại: chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc. Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng chi phí bất biến là các chi phí chuồng trại, chi phí lồng nuôi, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí trang thiết bị và một số chi phí cố định khác… phục vụ cho chăn nuôi như thiết bị vận chuyển 8 thức ăn, máng ăn, máng uống, dụng cụ làm vệ sinh, quạt, moteur dùng phun xịt nước cho gà khi trời nóng… c) Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. d) Chi phí cơ hội: Ngoài ra đối với các nhà kinh tế, một trong những chi phí quan trọng nhất là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản xuất đều có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng. Khi một đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn sàng để sử dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị mất đi. Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách: Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu vào đã được sử dụng cho một mục đích khác. Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất. 2.1.1.4 Thu nhập Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian của hộ vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ các hoạt động chính này. Bên cạnh đó một số hộ có một số nguồn thu nhập từ các nguồn khác như từ các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, tiền lương và các khoản trợ cấp… 2.1.1.5 Hiệu quả sản xuất Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên qua đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản đó là:hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. 9 a) Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả. b) Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. c) Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói các khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. 2.1.1.5 Các chỉ tiêu tài chính + Doanh thu = số lượng sản phẩm (chính, phụ) x giá bán tương ứng với loại sản phẩm đó. + Chi phí = chi phí cố định + chi phí lao động + chi phí biến đổi khác Trong đó: • Chi phí cố định = chi phí chuồng trại + chi phí trang thiết bị + chi phí dụng cụ chăn nuôi + chi phí cố định khác. • Chi phí biến đổi = chi phí thức ăn + chi phí thuốc thú y + chi phí điện +chi phí nước + các loại chi phí biến đổi khác • Chi phí lao động = (số lao động nhà + số lao động thuê) x công nhật + Doanh thu/ chi phí đo lường tổng số tiền thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư. + Lợi nhuận/ chi phí đo lường lợi nhuận của hộ thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư. + Lợi nhuận/ doanh thu đo lường trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.1.2 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí 10 Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước lượng sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. 2.1.3 Phương pháp phân tích hồi quy nhiều chiều Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó. Xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy có dạng: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+…+βk Xk Trong đó: Y: biến phụ thuộc. Xi ( i = 1,2,…,k) là các biến độc lập. Các tham số β0, β1…, βk được tính toán bằng phần mềm SPSS. Kết quả in ra từ SPSS có các thông số sau: Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi, R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ. ( -1 ≤ R ≤ 1) Hệ số xác định đã điều chỉnh R2 (Adjusted Corfficient of Determination), đây là một chỉ số quan trọng để chúng ta nên thêm một biến độc lập mới vào phương trình hồi quy hay không. Giá trị Significance F, giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó, và giá trị Significance F cũng là cơ 11 sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H 0 trong kiểm định bao quát các tham số của mô hình hồi quy. Nói chung F càng lớn, khả năng bác bỏ giả thuyết H0 càng cao - giả thuyết H0 cho rằng tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0, nghĩa là các biến độc lập (Xi) không liên quan tuyến tính tới biến phụ thuộc Y. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Chăn nuôi là một trong hai ngành nông nghiệp phát triển nhất của nền nông nghiệp Việt Nam. Nó góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành quan trọng, đóng vai trò cung cấp thịt trứng cho nhu cầu thực phẩm của con người. Tuy nhiên khi dịch cúm gia cầm xã hội Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả nặng nề. Cụ thể số lượng gia cầm bị mắc bệnh chết và tiêu hủy theo từng đợt trên cả nước như sau: Bảng 1: Số lượng gia cầm bị cúm trên toàn quốc trong 3 đợt dịch ĐVT: con ĐỢT DỊCH GÀ VỊT, CÚT NGAN I (cuối 2003 đầu 2004) II (giữa 2004) III (cuối 2004 đầu 30,41 triệu 59.999 470.490 13,53 triệu 8.132 825.689 TỔNG CỘNG 14,76 triệu 19.947 551.689 60,70 triệu 88.078 1,85 triệu 2005) Nguồn: Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm Qua đó có thể thấy số lượng gia cầm bị thiệt hại trong 3 đợt dịch cúm trên cả nước là rất lớn, trong đó đợt đầu tiên là lớn nhất. Tình hình dịch cúm đã làm giảm số lượng gia cầm trên cả nước đồng thời gây thiệt hại lớn đến kinh tế - xã hội. Tiền Giang là một trong những tỉnh có số lượng gia cầm khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghề nuôi gia cầm của tỉnh không ngừng phát triển với số lượng hộ nuôi và qui mô nuôi liên tục tăng lên với các loại gia cầm rất phong phú như gà thị, gà chuyên trứng, gà ri, vịt, cút, bồ câu… Tuy nhiên, năm 2003 cùng với cả nước bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện và bộc phát thành dịch tại tỉnh Tiền Giang, làm thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và có khả năng đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Tính đến nay ở tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 3 đợt dịch cúm gia cầm, cụ thể như sau: 12 Bảng 2: Số lượng gia cầm bị cúm ở Tiền Giang trong 3 đợt dịch ĐVT: con ĐỢT DỊCH I (29/12/2003 – 30/03/2004) II (01/04/2004 – 10/11/2004) III (29/12/2004 – 06/02/2005) GÀ 1.025.424 7.860 77.556 VỊT 466.374 2.650 15.418 CÚT, BỒ CÂU 175.610 0 51.850 Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang Qua đó có thể thấy tại Tiền Giang số lượng gia cầm bị thiệt hại trong 3 đợt dịch cúm là rất lớn, trong đó thiệt hại nhiều nhất đó là gà bao gồm cả gà công nghiệp, bán công nghiệp, thả vườn. Nếu xét về giá trị kinh tế, dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế hộ và cả nền kinh tế của tỉnh Tiền Giang. Chỉ tính riêng đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên Tiền Giang đã bị thiệt hại kinh tế khoảng 329 tỷ đồng. Sau các đợt dịch này, tổng đàn gia cầm của Tiền Giang biến động rõ rệt; nếu năm 2003, toàn tỉnh có 5.801.000 con gia cầm thì năm 2005, con số này chỉ còn lại 2.915.225 con, giảm 49,75% (số liệu của Cục Thống kê Tiền Giang); trong đó, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ cao (64,61%). Điều này làm ảnh hưởng kinh tế đời sống của nhân dân trong huyện. Đặc biệt nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng là một trong những nghề phát triển tại Châu Thành tuy số lượng con thấp hơn các huyện khác trong tỉnh như Chợ Gạo. Nhưng từ việc nghiên cứu ở một huyện có số lượng không thuộc vào hạng nhiều nhất trong tỉnh để có thể thấy được thiệt hại của hộ nuôi của huyện để từ đó có cái nhìn khái quát hơn về tác động của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ khi dịch cúm gia cầm xảy ra trước đây cũng như hiện tại. Chính vì lẽ đó trong luận văn tốt nghiệp của mình tôi quyết định chọn địa bàn huyện Châu Thành làm vùng nghiên cứu để thực hiện đề tài của mình. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại các xã trong huyện Châu Thành. Những số liệu được thu thập ít nhất trong 3 năm từ năm 2004-2006. 13 Để đảm bảo mẫu phỏng vấn mang tính phân tầng và đại diện tôi tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp tại 50 hộ nuôi gà thuộc 7 xã trong huyện gồm: Bình Đức, Long An, Phước Thạnh, Phú Phong, Tân Hội Đông, Tân Hương, Thạnh Phú. Sau đó phân theo hộ nuôi qui mô lớn, qui mô vừa và qui mô nhỏ để phỏng vấn tương đương với % hộ nuôi theo quy mô đó. Các xã được chọn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp của đề tài đó là: + Xã Bình Đức (ấp Đồng) 1 hộ, đây là hộ duy nhất của xã hiện đang nuôi gà công nghiệp lấy trứng. + Xã Long An (ấp Long Thạnh, Long Hưng) 3 hộ, gồm 2 hộ tái đàn sau cúm và 1 hộ không tái đàn. Đây là xã chỉ có 3 hộ nuôi gà công nghiệp. + Xã Phước Thạnh (ấp Phước Thuận, Phước Hòa) 3 hộ hiện đang nuôi theo quy mô vừa. + Xã Phú Phong (ấp Phú Hòa) 1 hộ, đây là hộ nuôi quy mô lớn nhất huyện Châu Thành trước cũng như sau cúm. + Xã Tân Hội Đông (ấp Tân Thuận, Tân Hòa, Tân Xuân) 19 hộ, gồm 1 hộ hiện đang nuôi, 18 hộ không tái đàn. Qua đó để thấy được thiệt hại nghiêm trọng của hộ chăn nuôi khi đây là xã xuất hiện dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Tiền Giang vào cuối năm 2003. + Xã Tân Hương (ấp Tân Phú, Tân Hòa) 7 hộ, gồm 1 hộ mới nuôi vào năm 2006 và 6 hộ không tái đàn để phản ánh tác hại của dịch cúm khi đây là xã thứ 2 của huyện phát hiện dịch cúm gia cầm do bị lây nguồn bệnh từ Tân Hội Đông. + Xã Thạnh Phú (ấp Cây Xanh, Bờ Xe, Xóm Vong)16 hộ hiện đang nuôi, đây là xã có nhiều hộ chăn nuôi gà công nghiệp nhất ở huyện Châu Thành hiện nay. - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ những cơ quan, ban ngành có liên quan trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Đó là các cơ quan: Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục thú y Tiền Giang, Phòng Kinh tế huyện Châu Thành, Phòng Thống kê huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 14 Mục tiêu 1: Thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang cùng những thiệt hại trong chăn nuôi khi dịch cúm gia cầm xảy ra. Sử dụng số liệu thứ cấp và Phương pháp thống kê mô tả. Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ trước và sau khi dịch cúm xảy ra. Phân tích chi phí – lợi ích. Mục tiêu 3: Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và hiệu quả sử dụng vốn trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Qua đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tái đàn. Phân tích nhân tố. Phân tích hồi quy tương quan nhiều chiều. Phân tích hàm thu nhập. Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đàn gà trong tương lai, mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT. Tất cả số liệu trong luận văn được nhập vào từ phần mềm Excel và xử lý trên phần mềm SPSS và Excel 15 Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỘ NUÔI GÀ CÔNG NGHIỆP LẤY TRỨNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG 3.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Vị trí địa lý Huyện Châu Thành là cửa ngõ tỉnh Tiền Giang đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ theo hướng Quốc lộ 1, đồng thời có ĐT864 và tuyến sông Tuyền nối kết các huyện trong tỉnh với Thành phố Mỹ Tho trung tâm kinh tế - văn hóa chính trị của tỉnh. Với vị trí thuận tiện về giao thông thủy bộ và cở hạ tầng bến bãi, điện, nước… đất đai lại phù hợp để bố trí các công trình xây dựng cơ bản nên địa bàn đã và đang là nơi lý tưởng cho các công ty xí nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đây sẽ là địa bàn năng động của tỉnh để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vị trí địa lý của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Tân Phước. - Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre. - Phía Tây giáp huyện Cai Lậy. - Phía Đông giáp huyện Chợ Gạo và Thành phố Mỹ Tho. Tổng diện tích tự nhiên 25.376 ha, chiếm 10,90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Huyện được chia thành 25 đơn vị hành chánh bao gồm 24 xã và 1 thị trấn, trong đó thị trấn Tân Hiệp và 23 xã thuộc vùng đất liền, còn 1 xã Thới Sơn thuộc cù lao. 3.1.2 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống a) Khí hậu Huyện Châu Thành nằm trong chế độ khí hậu chung của miền Tây Nam Bộ. + Nền nhiệt đó cao và ổn định quanh năm. + Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch. + Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau. 16 b) Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình hằng năm 27,90C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn khoảng 3-50C. c) Độ ẩm - lượng bốc hơi Độ ẩm không khí trung bình 82,5% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa ẩm độ cao và cao nhất vào tháng 9 (86,8%). Mùa khô ẩm độ thấp (tháng 3 còn 71%). d) Mưa Lượng mưa biến thiên từ 1.400 - 2.200, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch. e) Gió Có 2 mùa gió chính: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. f) Thủy văn Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển đông qua 2 con sông chính là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây. g) Địa hình Huyện Châu Thành có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần theo hướng Nam Bắc và Đông Tây xen kẽ những giồng cát gò cao và những vùng trũng, gồm có 3 dạng chính sau: địa hình cao, địa hình trung bình, địa hình thấp. h) Địa chất - thổ nhưỡng Địa bàn hyện có các nhóm đất sau: nhóm đất phù sa phát triển trên trầm tích sông biển, nhóm đất phèn, đất cát biển đã phân hóa phẩu diện. 3.1.3 Dân số lao động Huyện Châu Thành có tổng dân số là 256.072 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 160.665 người với 158.362 người có khả năng lao động. Ngoài ra cũng có một đội ngũ ngoài tuổi lao động gồm những người trên và dưới tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động là 7.551 người. Về vấn đề phân phối nguồn lao động, hiện tại huyện Châu Thành có số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 137.580. Huyện hiện có số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 12.192 người. Tuy nhiên hiện tại huyện cũng có 3.135 người trong độ tuổi lao động hiện không có việc làm và 925 người có trong độ tuổi có khả năng lao động những không làm việc, 925 người trong độ tuổi có khả năng lao động đang làm nội trợ. 17 Thực trạng dân số và lao động hiện nay tại Châu Thành đa phần dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn 76% dân số và 64,6% lao động xã hội, do đó huyện hiện đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tác động tích cực hơn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế dân số của khu vực công nghiệp, dịch vụ. 3.1.4 Phát tiển kinh tế xã hội Giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện Châu Thành hiện tại 3.211.559 triệu đồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư trong nước chiếm 67,70%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 32,30% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Ngành nông nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện với giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 1.239.230,9 trong đó trồng trọt là 965.658,5 triệu đồng bao gồm trồng lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu gia vị… giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 181.310,3 triệu đồng gồm nuôi gia súc, gia cầm và các loại khác. Ngành dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi là 92.262,1 triệu đồng. Ngành thủy sản hàng năm mang lại cho huyện 40.514,8 triệu đồng chủ yếu từ nuôi trồng, khai thác và các dịch vụ thủy sản. Về vấn đề thu chi ngân sách hàng năm huyện Châu Thành thu khoảng 14.495 triệu đồng gồm thu trên địa bàn huyện, thu trợ cấp từ nguồn ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu khác… Bên cạnh đó hàng năm huyện chi khoảng 121.509 triệu đồng gồm chi sự nghiệp kinh tế, chi sụ nghiệp giáo dục y tế văn hóa, chi quản lý hành chính, chi ngân sách xã. Hiện tại toàn huyện Châu Thành có 25 phường xã có điện lưới quốc gia. Huyện có 3 trung tâm văn hóa, cả 25 xã phường của huyện đều được phủ sóng phát thanh, có trạm truyền thanh, truyền hình. 3.1.5 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại huyện Châu Thành Năm 2003 toàn tỉnh có 5.801.310 con trong đó có 3.697.300 con gà. Riêng huyện Châu Thành có tổng đàn gia cầm là 538.845 con. Năm 2004 đàn gia cầm của toàn tỉnh là 7.229.000 con trong đó gà 2.586.900 con, riêng huyện Châu Thành có 522.000 con gia cầm các loại. Năm 2005 đàn gia cầm của toàn tỉnh là 4.078.340 con trong đó gà là 1.956.686 con, riêng huyện Châu Thành có tổng đàn gia cầm là 399.342 con với đàn gà là 289.006 con. 18 Năm 2006 đàn gia cầm của toàn tỉnh là 4.807.389 con trong đó gà là 2.414.938 con, riêng huyện Châu Thành có 609.055 con gia cầm với số gà là 452.222 con. Tính đến cuối năm 2006, trên toàn tỉnh Tiền Giang ngành chăn nuôi chiếm 20,2% tăng 1,6% so năm 2005 trong cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp (theo giá trị sản xuất, giá hiện hành). Trong cơ cấu ngành chăn nuôi gia cầm chiếm 24,37% tăng 13% so năm 2005. Theo kết quả điều tra thống kê của Cục Thống kê thời điểm 01/08/2006 đàn gia cầm toàn tỉnh hiện có: 4.807.389 con, tăng 729.049 con so năm 2005. Trong năm 2007 tỉnh Tiền Giang phấn đấu toàn tỉnh có 4.815.900 con, riêng huyện Châu Thành là 610.300 con. 3.2 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang trước và sau cúm gia cầm xảy ra 3.2.1 Tình hình chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra Cùng với cả nước ở huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm đầu tiên vào cuối năm 2003. Trước thời gian này nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng là một trong những nghề phổ biến tại các xã trong huyện do hiệu quả kinh tế của nó mang lại cao hơn rất nhiều so với các hoạt động khác như làm ruộng, trồng hoa màu hay chăn nuôi heo… Nhiều gia đình đổ xô đầu tư nguồn vốn tích lũy vào chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng, nhiều hộ khác thấy hiệu quả của những người thân quen nên cũng bắt đầu nuôi gà này bằng nguồn vốn tự có hoặc từ nguồn vốn vay ngân hàng để cải thiện kinh tế gia đình hiện tại. Từ hoạt động này kinh tế gia đình khá lên nhanh chóng, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Do đó các hộ chăn nuôi không ngừng mở rộng quy mô chăn nuôi sau mỗi lứa nuôi. Ban đầu nuôi nhỏ từ 200 đến 500 con, sau mỗi lứa nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như do hoạt động chăn nuôi gà công nghiệp đang rất phổ biến, vì thế giá trứng giảm đi rõ rệt trong khi chi phí thức ăn, thuốc thú y lại tăng lên rất nhiều đòi hỏi người chăn nuôi cần phải mở rộng quy mô nuôi. Tại lứa nuôi cuối cùng của huyện Châu Thành trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm số lượng nuôi tại các hộ như sau: 19 Bảng 3: Tỉ lệ hộ nuôi thuộc các qui mô trước cúm tại huyện Châu Thành LOẠI QUI MÔ Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn SỐ LƯỢNG NUÔI Từ 200 đến dưới 3.000 con. Từ 3.000 đến dưới 5.000 con. Từ 5.000 con trở lên. TỈ LỆ (%) 32 36 32 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Qua đó có thể thấy rằng trong 50 hộ điều tra ngẫu nhiên hiện có 48 hộ có nuôi trước cúm. Trong đó hộ nuôi quy mô từ 200 con đến dưới 3.000 con chiếm tỉ lệ 32%, hộ nuôi từ 3.000 con đến dưới 5.000 con chiếm tỉ lệ 36%, hộ nuôi qui mô lớn có số lượng gà nuôi từ 5.000 con trở lên chiếm tỉ lệ 32%. Trong đó trước cúm, hộ có số lượng gà công nghiệp lấy trứng nhỏ nhất là 1.000 con và hộ có số lượng lớn nhất là 58.000 con. Như vậy có thể kết luận rằng trước khi cúm gia cầm xảy ra đa phần hộ nuôi gà công nghiệp ở Tiền Giang chăn nuôi với qui vừa vì nó phù hợp với điều kiện gia đình cũng như những nguồn lực mà nông hộ hiện có như vốn, lao động… Do trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra các hộ đều chăn nuôi theo hướng tự phát với mục tiêu chính là phát triển kinh tế gia đình, do vậy trước khi dịch cúm xảy ra huyện Châu Thành cũng như tỉnh Tiền Giang chỉ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ trong huyện mà không quản lý số lượng cụ thể ở từng hộ nuôi. 3.2.2 Tình hình nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở Châu Thành Tiền Giang sau dịch cúm gia cầm xảy ra Ở Tiền Giang tính đến nay đã xảy ra 3 đợt dịch cúm. Sau 3 đợt dịch cúm này số lượng chăn nuôi của các hộ nuôi cũng như số hộ nuôi đã giảm đi rõ rệt vì đa phần hộ chăn nuôi bị thiếu vốn để tái đàn và sợ cúm nữa sẽ bị thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Do đó tùy năng lực tài chính hiện có của hộ cũng như các nguồn lực khác mà hộ quyết định nuôi với số lượng phù hợp. Về quy mô chăn nuôi hiện nay của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định số 27/2006/QĐ – UBND về việc quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Cơ sở chăn nuôi gồm chăn nuôi tập trung qui mô lớn, chăn nuôi tập trung qui mô vừa, chăn nuôi qui mô nhỏ, chăn nuôi hộ gia đình và điểm trung chuyển động vật, cụ thể với gia cầm như sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng