Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả các mô hình sản xuất tại xã hiệp hưng huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang...

Tài liệu Hiệu quả các mô hình sản xuất tại xã hiệp hưng huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang

.PDF
59
167
116

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI  HÀ THANH QUÂN HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÃ HIỆP HƯNG HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI Cần Thơ 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI  HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÃ HIỆP HƯNG HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Thị Song Bình Tên: Hà Thanh Quân MSSV: 4095199 Lớp: QLĐĐ K35A2 Cần Thơ 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN Về đề tài: HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÃ HIỆP HƯNG-HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG Sinh viên thực hiện: Hà Thanh Quân (MSSV: 4095199) Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 35B thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai-Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên-Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày 09/08/2012 đến ngày 30/12/2012. Xác nhận của Bộ Môn: ....................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần thơ, Ngày…..tháng…..năm 2012 Trưởng Bộ Môn 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Về đề tài: HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÃ HIỆP HƯNG-HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG Sinh viên thực hiện: Hà Thanh Quân (MSSV: 4095199) Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 35B thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày 09/08/2012 đến ngày 30/12/2012. Ý kiến của Cán Bộ Hướng Dẫn:......................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần thơ, Ngày.….tháng…..năm 2012 Cán Bộ Hướng Dẫn 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Nhận xét của Hội đồng chấm báo cáo Luận Văn Tốt Nghiệp Đề tài: HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÃ HIỆP HƯNG-HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG Sinh viên thực hiện: Hà Thanh Quân (MSSV: 4095199) Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 35B thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ. Từ ngày 09/08/2012 đến ngày 30/12/2012. Bài báo cáo đã được hội đồng đánh giá mức:...................................................................... .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Ý kiến của hội đồng: ............................................................................................................ .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................. Cần thơ, Ngày…..tháng…..năm 2012 Chủ Tịch Hội Đồng 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Hà Thanh Quân 4 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Hà Thanh Quân Giới tính: Nam Ngày sinh: 09 tháng 09 năm 1990 Nơi sinh: Xã Phương Bình, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang Quê quán: Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang Ngành học: Quản Lý Đất Đai Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ Họ và tên cha: Hà Văn Thực Nghề nghiệp: Làm ruộng Họ và tên mẹ: Trần Thị Kim Tươi Nghề nghiệp: Làm ruộng Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 tại trường THPT Hòa An, Xã Hòa An, Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang Trúng tuyển vào Đại học Cần thơ năm 2009 5 LỜI CẢM TẠ  Trong suốt thời gian được vinh dự học tập và rèn luyện kiến thức tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô tại trường. Đặc biệt là quý thầy cô ở Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn vô cùng hữu ích. Đây sẽ là nền tảng để em có dịp tiếp cận thực tế, kết hợp những kiến thức đã học trên ghế nhà trường với những điều kiện thực tế ngoài xã hội. Em tin rằng đây sẽ là những bài học vô cùng quý giá trên con đường lập nghiệp sau này. Với sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô cùng với sự nỗ lực của chính bản thân, nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thị Song Bình đã định hướng và hướng dẫn em hoàn thành đề tài. Các thầy cô bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã giảng dạy và giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt khoá học. Các hộ gia đình trong xã Hiệp Hưng đã nhiệt tình cung cấp thông tin trong suốt quá trình thu thập phiếu điều tra trong nông hộ và sự hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ địa phương. Các bạn trong tập thể lớp QLĐĐ K35 đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên Trường Đại Học Cần Thơ. Cuối cùng con xin chân thành cảm ơn Ông bà, Cha Mẹ và những người thân trong gia đình đ ã luôn bên cạnh con và tạo điều kiện thuận lợi cho con hoàn thành khoá học tại trường Đại học Cần Thơ. Xin chân thành cảm ơn! 6 TÓM LƯỢC Việc sử dụng đất và lựa chọn giống cây trồng thích hợp để đạt được năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống người dân là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy, đề tài “Hiệu quả các mô hình sản xuất tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện từ tháng 09/2012 đến 12/2012, nhằm đánh giá năng suất và lợi nhuận của các mô hình sản xuất tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và đưa ra giải pháp khắc phục. Qua nghiên cứu đề tài đã thu nhận được những kết quả sau: Nhìn chung nông dân tự sản suất trên diện tích hiện có của nông hộ và vừa bằng kinh nghiệm vốn có của mình, chưa được đầu tư, tập huấn về kỹ thuật, lợi nhuận mang lại cũng tương đối cao. Nông dân chưa biết kết hợp sản xuất với các cây trồng vật nuôi khác nhằm khai thác triệt để lợi nhuận mang lại. Các mô hình canh tác chủ yếu ở đây là chuyên canh như: chuyên canh mía, lúa, cây có múi, rau màu. Nhưng năng suất chưa được cao. Nông dân canh tác dựa trên vốn tích lũy có được qua các năm, trong đó một số ít vay mượn những chủ hộ cá nhân hoặc mua thiếu ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp, đây vừa là điều kiện thuận lợi cũng vừa là điều kiện bất lợi đối với người dân. Thị trường đầu ra chỉ tương đối ổn định, nông dân chưa chủ động được đầu ra. Các giống cây trồng mang lại năng suất chưa cao phần lớn chất lượng nông sản do người mua đánh giá nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn. 7 MỤC LỤC Trang Xác nhận của bộ môn .................................................................................................... i Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ................................................................................... ii Chấp nhận luận văn của hội đồng ................................................................................. iii Lời cam đoan................................................................................................................. iv Tiểu sử cá nhân.............................................................................................................. v Lời cảm tạ.....................................................................................................................vi Tóm lược ......................................................................................................................vii Mục lục.........................................................................................................................viii Danh sách bảng ............................................................................................................. xi Danh sách hình .............................................................................................................. xi Danh sách từ viết tắt.....................................................................................................xii MỞ ĐẦU................................................................................................. 1 CHƯƠNG I - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 2 1.1 Khái niệm về đất đai ................................................................................... 2 1.1.1 Khái niệm về đất đai ......................................................................... 2 1.1.2 Phân loại đất đai ................................................................................ 2 1.2 Hệ thống sử dụng đất đai ........................................................................... 3 1.2.1 Khái niệm hệ thống sử dụng đất đai.................................................. 3 1.2.2 Hệ thống sử dụng đất đai và hệ thống canh tác ................................ 6 1.3 Nghiên cứu hệ thống canh tác ................................................................... 7 1.3.1 Định nghĩa hệ thống canh tác............................................................. 7 1.3.2 Những đặc điểm chính của nghiên cứu hệ thống canh tác................ 7 1.3.3 Những nguyên lí về nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác...... 8 1.3.4 Các chỉ tiêu trong nghiên cứu hệ thống canh tác .............................. 8 8 1.3.5 Mục tiêu của nghiên cứu hệ thống canh tác ...................................... 11 1.3.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tác động kinh tế-xã hội và môi trường 11 1.4 Kinh tế và xã hội........................................................................................ 12 1.4.1 Kinh tế ............................................................................................... 12 1.4.2 Xã hội ................................................................................................ 13 1.5 Hiệu quả kinh tế và xã hội ......................................................................... 13 1.6 Đặc điểm vùng nghiên cứu ........................................................................ 14 1.6.1 Vị trí địa lí ......................................................................................... 14 1.6.2 Tình hình kinh tế-xã hội .................................................................... 14 1.6.2.1 Về sản xuất nông nghiệp ................................................................ 14 1.6.2.2 Công tác phòng chống lụt bão........................................................ 14 1.6.2.3 Giá trị tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ .............................................. 14 1.6.2.4 Về giao thông thủy lợi-điện ........................................................... 14 CHƯƠNG II - PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................... 15 2.1 Phương tiện................................................................................................ 15 2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 15 2.1.2 Thiết bị và phần mềm hỗ trợ ............................................................. 15 2.2 Phương pháp .............................................................................................. 15 2.2.1 Nội dung thực hiện............................................................................ 15 2.2.2 Phương pháp thực hiện...................................................................... 15 CHƯƠNG III - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 17 3.1 Điều kiện về kinh tế-xã hội của xã Hiệp Hưng-Phụng Hiệp-Hậu Giang .. 17 3.1.1 Thông tin nông hộ ............................................................................. 17 3.1.2 Lịch sử hoạt động sản xuất của xã Hiệp Hưng ................................. 19 3.1.3 Thông kê năng suất và hiệu quả một số mô hình tại xã Hiệp Hưng . 20 3.2 Kĩ thuật canh tác ........................................................................................ 21 3.2.1 Lúa..................................................................................................... 21 9 3.2.1 Mía .................................................................................................... 24 3.2.3 Cây có múi ........................................................................................ 26 3.2.4 Rau màu ............................................................................................ 28 3.3 So sánh hiệu quả giũa các mô hình canh tác tại xã Hiệp Hưng................. 29 3.4 Đề xuất giải pháp ....................................................................................... 30 3.4.1 Mía .................................................................................................... 30 3.4.2 Lúa..................................................................................................... 30 3.4.3 Cây có múi ........................................................................................ 30 3.4.4 Rau màu ............................................................................................ 31 CHƯƠNG IV - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 32 4.1 Kết luận...................................................................................................... 32 4.2 Kiến nghị. .................................................................................................. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 33 PHỤ CHƯƠNG 10 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Liệt kê các tiêu đề cho mô tả kiểu sử dụng đất đai 6 1.2 Mối quan hệ giữa hệ thống canh tác và hệ thống sử dụng đất đai 6 3.1 Giới tính và tuổi của nông hộ canh tác tại xã Hiệp Hưng 3 17 3.2 Diện tích từng mô hình canh tác tại xã Hiệp Hưng 17 3.3 Trình độ văn hóa của các nông hộ canh tác tại xã Hiệp Hưng 18 3.4 Lịch sử hoạt động sản xuất 19 3.5 Các loại hình sử dụng đất chính. 21 3.6 Lịch thời vụ mô hình lúa hai vụ tại xã Hiệp Hưng 21 3.7 Chi phí đầu vào, đầu ra, lợi nhuận cả năm của lúa hai vụ 23 3.8 Lịch thời vụ mô hình Mía tại xã Hiệp Hưng 24 3.9 Chi phí đầu vào, đầu ra, lợi nhuận cả năm của Mía 25 3.10 Chi phí đầu vào, đầu ra, lợi nhuận của cây có múi vòng đời 10 năm 27 3.11 Mô hình canh tác rau màu tại xã Hiệp Hưng. 28 3.12 Bảng so sánh hiệu quả giữa các mô hình canh tác tại xã Hiệp Hưng 29 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 Tên hình Hệ thống sử dụng đất đai với tác động củacon người (Beck, 1978; Dent và Young, 1981) 11 Trang 5 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chú giải UBND Ủy ban nhân dân ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long NN & PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôm BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường ĐVBĐĐĐ Đơn vị bản đồ đất đai KSDĐĐ Kiểu sử dụng đất đai HTSDĐĐ Hệ thống sử dụng đất đai HTCT Hệ thống canh tác BCĐ Ban chỉ đạo HTKT Hợp tác kinh tế CLB Câu lạc bộ 12 MỞ ĐẦU Phụng hiệp là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hậu Giang, nông nghiệp là thế mạnh của huyện, trong thời gian qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã làm thay đổi đáng kể đời sống của người dân trong huyện, với truyền thống canh tác lúa và mía, huyện đã mở rộng diện tích trồng cây có múi và hoa màu với năng suất tương đối cao. Xã Hiệp Hưng là một trong những xã có sản lượng trồng mía và cây ăn trái lớn nhất huyện Phụng Hiệp song song với trồng lúa hai vụ. Nông sản ở đây chất lượng tốt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây do biến đổi thất thường của thời tiết và giá đầu ra chưa ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến diện tích canh tác của vùng, sản xuất nhiều hàng loạt nhưng năng suất hiệu quả của các mô hình canh tác tại đây lại không cao sản lượng nhiều nhưng chất lượng còn chưa đạt và những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng là do đâu, nhằm cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao năng suất cây trồng của vùng. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả các mô hình sản xuất tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” là hết sức cần thiết để phát triển đúng tiềm năng của vùng. - Đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất của xã Hiệp Hưng-Phụng Hiệp-Hậu Giang. - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. -Đề ra giải pháp khắc phục. 1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm về đất đai và phân loại đất đai 1.1.1 Khái niệm về đất đai Theo Brikman & Smyth (1996), Lê Quang Trí (2010), về mặt địa lý mà nói đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Một định nghĩa khác thì đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm: khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Theo Hội Nghị Quốc Tế (1993), trong hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio De Janerio, Brazil, thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là: “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường sá, nhà cửa…) (UNI,1993). 1.1.2 Phân loại đất đai Căn cứ theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 02/08/2007 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì diện tích đất theo mục đích sử dụng được xác định và thể hiện như sau: Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thủy sản (đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt), đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ. Đất phi nông nghiệp: là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp; bao gồm đất ở (đất ở nông thôn, đất ở đô thị), đất chuyên dùng (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất có mục đích công cộng), đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông ngiệp khác theo quy định của chính phủ. 2 Đất chưa sử dụng: là đất chưa xác định mục đích sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. Đất có mặt nước ven biển: là đất mặt biển nằm ngoài đường mép nước, không thuộc địa giới hành chính của tỉnh, đang được sử dụng; đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản, đất mặt nước ven biển có rừng, đất mặt nước ven biển có mục đích khác theo quy định của chính phủ. * Ý nghĩa: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là một yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được. Vì đất đai trong nông nghiệp không chỉ là nơi, địa điểm sản xuất như là một nhà máy mà còn là phương tiện như vật tư sản xuất riêng đối với sự phát triển có tính chất sinh học của cây trồng. * Đặc điểm của đất đai: + Đất đai có giới hạn về mặt tự nhiên, nên con người không thể tự ý tăng diện tích một cách vô hạn. + Đất đai có vị trí cố định nó gắn liền với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể, vì thế con người không thể di chuyển đất đai từ nơi này sang nơi khác được, mà phải bố trí hệ thống canh tác thích hợp với từng vùng sinh thái theo vị trí của đất đai. + Trong quá trình sử dụng đất đai, nếu con người sử dụng hợp lý, có hệ thống canh tác phù hợp thì độ phì của đất đai không những không bị hao mòn mà còn tăng thêm. 1.2 Hệ thống sử dụng đất đai 1.2.1 Khái niệm hệ thống sử dụng đất đai Theo Lê Quang Trí (2010), hệ thống sử dụng đất đai là sự kết hợp giữa đất đai với sử dụng đất đai. Hệ thống sử dụng đất đai được phân chia ra: thành phần đất đai và thành phần sử dụng đất đai. Trong đó, đất đai được phân chia ra thành những đơn vị bản đồ đất đai và được mô tả bằng đặc tính đất đai (sa cấu, mưa….) và kiểu sử dụng đất đai được mô tả bằng đặc trưng. Sự đối chiếu giữa đặc tính đất đai của những đơn vị đất đai với những đặc trưng của những kiểu sử dụng sẽ cho kết quả tính thích nghi của kiểu sử dụng với đơn vị đất đai. * Đơn vị bản đồ đất đai Đơn vị bản đồ đất đai là một diện tích đất đai được thể hiện trên bản đồ có những đặc tính chuyên biệt dùng làm phân biệt với các bản đồ khác. Trong đánh giá đất đai bản đồ đơn vị đất đai có ý nghĩa quan trọng và là tư liệu trong quy hoạch sử dụng đất đai. * Kiểu sử dụng đất đai: Kiểu sử dụng đất đai là một loại riêng biệt trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trưng chính. Những đặc trưng chính được chọn lọc ra dựa trên cơ sở có liên quan trực tiếp đến khả năng cho sản lượng cây trồng của đất đai. (Lê Quang Trí, 2010). * Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai 3 + Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai Trong canh tác nông nghiệp có những vùng rất thích hợp cho một kiểu sử dụng nào đó do đất đai vùng này đáp ứng được nhu cầu của mô hình, tuy nhiên tính lâu bền của mô hình không đảm bảo chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Vì vậy, việc chọn lọc mô hình là công việc cần thiết trong sử dụng đất đai. Theo Lê Quang Trí, (2010); sự nhận diện và chọn lọc cây trồng hay kiểu sử dụng cho đánh giá đất đai là một phần trong thảo luận ban đầu của quy trình đánh giá đất đai. Những cách có thể nhận diện và chọn lọc kiểu sử dụng bao gồm: - Những đề nghị và yêu cầu của chính quyền - Hiện trạng sử dụng đất - Hệ thống canh tác - Thích nghi với khí hậu nông nghiệp hiện tại - Nhà nông học địa phương, trạm nghiên cứu - Nhu cầu thị trường Khi xác định các kiểu sử dụng đất đai và liệt kê ra một danh sách rất dài thì đòi hỏi rất nhiều thời gian cho chọn lọc ra những kiểu sử dụng theo “mong ước”. Một cách có thể chọn ra kiểu sử dụng là áp dụng hệ thống “sàn lọc” dựa trên những tiêu chuẩn sau: - Kiểu sử dụng đất đai phù hợp với mục đích phát triển . - Kiểu sử dụng đất đai thích hợp với khí hậu nông nghiệp hay sinh thái nông nghiệp. - Những nhà nông học địa phương có tin chắc nó có phát triển tốt. - Nhu cầu lao động cao nhất được đòi hỏi có sự phù hợp với yêu cầu lao động của các kiểu sử dụng. - Kiểu sử dụng đất đai phù hợp với thị trường. - Giải quyết một số vấn đề khó khăn trong vùng: Vai trò của kinh tế - xã hội rất quan trọng trong việc chọn lọc ra các kiểu sử dụng đất đai, nên sự tham gia của các nhà kinh tế là rất cần thiết. 4 HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Đơn vị bản đồ đất đai kiểu sử dụng đất đai Cải thiện đất đai Năng suất, thu nhập Đầu tư Chất lượng đất đai Yêu cầu sử dụng đất đai ( Lê Quang Trí, năm 2010) Hình 1.1 Hệ thống sử dụng đất đai với tác động của con người (Beck, 1978; Dent và Young, 1981) + Mô tả kiểu sử dụng đất đai Một kiểu sử dụng đất đai là kiểu sử dụng được mô tả dưới sản phẩm và phương cách quản lý. Khi khảo sát ở tỷ lệ nhỏ cấp quốc gia mô tả kiểu sử dụng mang tính tổng quát thí dụ như “bảo vệ rừng” ở cấp độ tỉnh hay địa phương huyện xã mô tả kiểu sử dụng riêng biệt và chi tiết hơn. Việc mô tả kiểu sử dụng đất đai nhằm hai mục đích: thứ nhất đây là nền tảng cho việc xác định yêu cầu sử dụng đất đai của cây trồng, thứ hai đây là sự chuyên biệt hóa cách quản lý được sử dụng như là cơ sở cho các dịch vụ khuyến nông hay các vấn đề khác. Theo Lê Quang Trí, (2010); cách đơn giản và súc tích để đặc tính hóa những kiểu sử dụng đất đai là chỉ định mức độ về kỹ thuật được sử dụng. Thí dụ theo tập quán, mức trung gian, hay trình độ cao. 5 Bảng 1.1: Liệt kê các tiêu đề cho mô tả kiểu sử dụng đất đai. Đặc trưng sinh học 1.cây trồng phát triển Đặc trưng kinh tế xã hội 2.khuynh hướng thị trường 3.Cường độ vốn 4.Cường độ lao động 5.kiến thức kỹ thuật và thái độ 6.kích thướt và dạng hình của trang trại Quyền sử dụng đất đai Đặc trưng kỹ thuật và quản lý 8. Sức kéo 9. Cơ giới hóa 10. Đặc tính cơ cấu 11. Đầu tư vật tư 12. kỹ thuật canh tác 13. Năng suất và sản lượng 14. Thông tin kinh tế liên quan đến đầu vào và đầu ra Đặc trưng cơ sở hạ tầng 15. Yêu cầu cơ sở hạ tầng 1.2.2 Hệ thống sử dụng đất đai và hệ thống canh tác Một hệ thống sử dụng đất đai là một phần trong hệ thống canh tác bao gồm một hay mạng lưới phức tạp về đất đai, lao động, vốn , hàng hóa và ảnh hưởng của môi trường kinh tế, xã hội, chế độ chính trị và được điều hành bởi người quản lý nông trang. Một hệ thống canh tác chỉ có thể một hoặc nhiều hơn một đơn vị đất đai và có thể có một hoặc nhiều hơn một kiểu sử dụng đất đai. Hay nói cách khác đi là trong một hệ thống canh tác có thể có một hoặc nhiều hơn một hệ thống sử dụng đất đai Bảng 1.2: Mối quan giữa hệ thống canh tác và hệ thống sử dụng đất đai. ĐVBĐĐĐ1 ĐVBĐĐĐ2 ĐVBĐĐĐ3 KSDĐĐ1 KSDĐĐ2 KSDĐĐ3 KSDĐĐ4 HTSDĐĐ1 HTSDĐĐ2 HTSDĐĐ3 HTSDĐĐ4 HỆ THỐNG CANH TÁC 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng