Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng xóa đói giảm nghèo huyện mường ảnh, tỉnh điện biên...

Tài liệu Hiện trạng xóa đói giảm nghèo huyện mường ảnh, tỉnh điện biên

.PDF
77
396
89

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN MƢỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Thuộc nhóm ngành: Xã hội Sơn La, năm 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN MƢỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN Thuộc nhóm ngành: Xã hội Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Bạc Thị Huế Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Thái Phùng Mùi Ghến Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Dao Lớp: K55 ĐHSP Địa lý Khoa: Sử - Địa Năm thứ : 3/ Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Sư phạm Địa lý Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Huệ Người hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Hoa Mận Sơn La, năm 2017 Lời cảm ơn! Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với sự cố gắng của nhóm tác giả cùng với sự giúp đỡ của thầy, cô giáo. Đề tài hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Ths. Bùi Thị Hoa Mận. Chúng em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến cô giáo đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để chúng em hoàn thành tốt đề tài. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, Phòng quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc, Bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội, UBND huyện Mường Ảng, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài. Đề tài của chúng em chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 06 năm 2017 Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Bạc Thị Huế Phùng Mùi Ghến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................5 7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................................5 NỘI DUNG ......................................................................................................................6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.......................................................................................................6 1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................................6 1.1.1. Đói nghèo ................................................................................................................6 1.1.2. Xóa đói giảm nghèo .............................................................................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................16 1.2.1. Khái quát thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam ........................................16 1.2.2. Khái quát thực trạng xóa đói giảm nghèo ở trung du miền núi Bắc Bộ ..............23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MƢỜNG ẢNG – TỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................27 2.1. Khái quát chung về huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ........................................27 2.1.1. Vị trí địa lí .............................................................................................................27 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ......................................................27 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................30 2.2. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Ẳng .............................35 2.2.1. Thực trạng đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo ở huyện Mường Ảng ......35 2.2.2. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Ảng...........................................42 2.3. Đánh giá chung về kết quả của công tác xóa đói, giảm nghèo ..............................48 2.3.1. Những thành tựu đạt được ....................................................................................48 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc xóa đói giảm nghèo .......................................52 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MƢỜNG ẢNG – TỈNH ĐIỆN BIÊN ....................................................................................................................54 3.1. Định hướng về công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Ảng ......................54 3.1.1. Quan điểm chung về công tác xóa đói giảm nghèo .............................................54 3.1.2. Định hướng và mục tiêu xóa đói giảm nghèo đối với huyện Mường Ảng..........57 3.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Ảng .....59 3.2.1. Xây dựng chương trình xóa đói nghèo sát với điều kiện cụ thể của huyện Mường Ảng ..................................................................................................................................59 3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách nhất là các chính sách về đất đai, tài chính và tín dụng .................................................................................................................................60 3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người nghèo ......................................61 3.2.4. Giải pháp về các chính sách xã hội ......................................................................61 3.2.5. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho người lao động ....65 3.2.6. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển ..........................................................66 3.2.7. Các chính sách liên kết .........................................................................................66 3.2.8. Khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý để bảo vệ môi trường bền vững và giảm nghèo ......................................................................................................................67 KẾT LUẬN ....................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................70 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TỪ ASXH An sinh xã hội BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CSXH Chính sách xã hội DTTS Dân tộc thiểu số FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KT-XH Kinh tế xã hội LĐNT Lao động nông thôn LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NSTW Ngân sách trung ương NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn TCTK Tổng cục thống kê TDTT Thể dục thể thao TTYT Trung tâm y tế UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn ao chuồng WB Ngân hàng thế giới WHO Tổ chức y tế Thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo XKLĐ Xuất khẩu lao động DANH MỤC BẢNG STT BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 1.1 Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 1998 - 2015 18 2 Bảng 1.2 Dự báo dân số và lao động huyện Mường Ảng đến 20 năm 2020 3 Bảng 2.1 Danh sách các xã thuộc huyện Mường Ảng tham 36 gia Dự án Giảm nghèo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2010-2015 4 Bảng 2.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/CP trên địa bàn huyện Mường Ảng năm 2015 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị định 135/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2007. Huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Điện Biên. Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo, phía Tây giáp huyện Điện Biên, phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đông, phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 44.352,2 ha, dân số trung bình của huyện là 46.507 người (năm 2016). Huyện có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính là Thái, Kinh, Mông, Khơ mú và một số dân tộc khác. Mường Ảng có trung tâm huyện lỵ là thị trấn Mường Ảng (nằm dọc theo quốc lộ 279) cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 45 km về phía Tây. Mường Ảng có vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Điện Biên. Đây là vùng đất màu mỡ, phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày cùng đàn gia súc và gia cầm các loại. Mặt khác, đây cũng là khu vực có khả năng phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thuộc khu vực phía Đông của tỉnh Điện Biên. Trên thực tế huyện Mường Ảng là một trong những huyện có tỉ lệ hộ nghèo vào loại cao nhất của tỉnh Điện Biên, để khắc phục những hạn chế về kinh tế của huyện và thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh, UBND tỉnh Điện Biên rất chú trọng đến việc hỗ trợ để huyện Mường Ảng từng bước ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội. Một trong những chính sách đó là triển khai hàng loạt những đề án, chương trình về xóa đói, giảm nghèo của quốc gia, của tỉnh tại huyện Mường Ảng, đặc biệt từ sau những năm 2010. Công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Ảng trong giai đoạn từ 2010 – 2015 đã có rất nhiều bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai, ảnh hưởng không nhỏ đến sự bền vững của các chương trình xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ những lý do trên nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Hiện trạng vấn đề xóa đói giảm nghèo huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường của sinh viên năm 2016 – 2017. 1 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo từ lâu là mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Vì vậy nó được các tổ chức và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Hằng năm Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới,… thường công bố các nghiên cứu về tình trạng đói nghèo trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 2000, WB chính thức công bố “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới – tấn công nghèo đói” ở tầm vĩ mô. Ngoài thông tin về số lượng người nghèo trên thế giới, báo cáo thể hiện những luận điểm, cách tiếp cận, đánh giá trên nhiều phương diện của đói nghèo, nâng vấn đề của đói nghèo trở thành vấn đề cấp thiết của nhân loại. Từ những năm đầu của thập niên 90, vấn đề nghèo và giảm nghèo được quan tâm trên cả phương diện nghiên cứu lí luận, nhận thức và triển khai hành động trong thực tiễn. Những cuộc hội thảo khoa học và nghiên cứu thực tế do các cơ quan nghiên cứu thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (Bộ LĐTB&XH), các tổ chức quốc tế ở Việt Nam… đã dần phác họa bức tranh toàn cảnh về nghèo đói ở Việt Nam. “Việt Nam đánh giá đói nghèo và chiến lược” của WB vào tháng 1/1995 đã xem xét tình trạng đói nghèo của nước ta trong bối cảnh kinh tế - xã hội khi vừa kết thúc chiến tranh và tiến hành đổi mới. Đánh giá tổng quan và diễn biến đói nghèo của nước ta thể hiện rõ thông qua Hội nghị các nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam “Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000 – Tấn công nghèo đói”. Những nghiên cứu cho thấy, đói nghèo là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Báo cáo đặc biệt hữu ích khi đưa ra cách tiếp cận để giải quyết nghèo khổ bền vững với 3 trụ cột: tạo cơ hội, đảm bảo sự bình đẳng, giảm bớt nguy cơ bị tổn thương. Tài liệu này cung cấp nguồn tư liệu phong phú liên quan đến giảm nghèo rất hữu ích cho người nghiên cứu. Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nói chung ở Việt Nam đã có rất nhiều những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như: Luận văn thạc sĩ “Xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền Trung” của Lê Đức An năm 2011. So với cả nước thì khu vực duyên hải miền Trung vẫn còn chậm phát triển, chưa tương xứng với yêu cầu tăng trưởng của đất nước. Địa hình khó khăn chủ yếu ở khu vực này khiến cho tốc độ phát triển nông nghiệp thấp, trong khi đó thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ khuyến nông cũng như thiếu các phương tiện thị trường, kém phát triển công nghệ và rủi ro là nguyên nhân chính dẫn tới tốc độ tăng trưởng thấp. Những nhân tố này cũng dẫn tới mức độ đầu tư thấp từ 2 khu vực tư nhân để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, quá trình giảm nghèo vẫn còn chậm ở nhiều tỉnh trong khu vực và có sự khác biệt giữa các nhóm dân cư, sự khác biệt về vùng và phân bổ nguồn lực. Do đó, việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở khu vực duyên hải miền Trung để góp phần thu hẹp khoảng cách với các vùng trong cả nước cũng là một vấn đề quan trọng. Thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước nói chung và khu vực duyên hải miền Trung nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững và qua đó thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Nghiên cứu tài liệu này để có cái nhìn tổng quan về nghèo đói của Việt Nam. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, vào năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề án Phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Mường Ảng. Sau khi được các Bộ ngành Trung Ương cùng Uỷ ban Nhân dân tỉnh thẩm định, ngày 02/12/2009, UBND tỉnh đã ra Quyết định 2113/QĐ-UBND phê duyệt đề án giảm nghèo của huyện với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 20092020 là 5.622,424 tỷ đồng. “Dự án giảm nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 – 2015” được đầu tư cho vùng kinh tế khó khăn, đầu tư cho người nghèo và đặc biệt là dân tộc thiểu số. Thực trạng kinh tế xã hội các tỉnh miền núi hiện nay nói chung là nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội còn thiếu rất nhiều, vai trò của người phụ nữ còn rất mờ nhạt, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nhỏ lẻ, dịch vụ và công nghiệp gần như chưa có mà trong sản xuất nông nghiệp thì người phụ nữ miền núi được xem như là lao động chính. Trong bối cảnh đó, dự án giảm nghèo được đầu tư nhiều hạng mục từ cơ sở hạ tầng, đào tạo, sinh kế, ưu tiên quan tâm nhiều đến vai trò, nguyện vọng của phụ nữ...nên dự án này sẽ có tác động rất nhiều mặt tới xã hội. Đánh giá tác động của dự án tới đời sống xã hội là một việc làm hết sức cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng để nhóm đề tài có thể thực hiện công tác nghiên cứu của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Nghiên cứu hiện trạng xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Nhiệm vụ: Để hoàn thành mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 3 + Tổng hợp kế thừa có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo, từ đó vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu đề tài. + Đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng đói nghèo ở Mường Ảng. + Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở Mường Ảng và tầm nhìn tới năm 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và biện pháp xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Phạm vi: Toàn bộ huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. + Không gian: Toàn huyện Mường Ảng (với 9 xã và 1 thị trấn). + Thời gian: giai đoạn 1998 – 2016. + Giải pháp: đề xuất đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu, số liệu: Sử dụng phương pháp này trong việc thu thập thông tin, xử lí các số liệu, tài liệu khác nhau như: các văn kiện, nghị quyết Đảng bộ các cấp; các sách, tài liệu nghiên cứu lí luận về đói nghèo, các tài liệu thống kê của huyện, các số liệu có được từ nhiều nguồn… liên quan tới đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được trên cơ sở đó tổng hợp, khái quát hóa rút ra các kết luận, các nhận định khoa học, biểu đồ… phục vụ mục đích nghiên cứu tình trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Phương pháp sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin: Là phương pháp và cũng là công cụ quan trọng trong nghiên cứu Địa lý. Các biểu đồ là hình ảnh trực quan sinh động được xây dựng trên cơ sở các bảng số liệu. Sử dụng công nghệ thông tin nhằm để xây dựng các biểu đồ liên quan tới hiện trạng xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát thực địa: Được tiến hành theo một số tuyến và điểm trên địa bản huyện Mường Ảng nhằm kiểm tra đánh giá và thu thập bổ sung các tư liệu, số liệu, hình ảnh về thực trạng nghèo và giảm nghèo của huyện. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này nhằm mục đích thu thập số liệu, quan điểm,… trên một đối tượng nào đó về một vấn đề liên quan đến đói nghèo để có thể phán đoán, tìm ra nguyên nhân, biện pháp giải quyết vấn đề đặt ra. 4 Giúp đề tài nhìn nhận và đánh giá tác động của các chính sách xã hội của huyện Mường Ảng đến xóa đói giảm nghèo và ý nghĩa của nó trong việc cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam để vận dụng nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo vào địa bàn toàn huyện Mường Ảng. Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề xóa đói giảm nghèo. Là tài liệu tham khảo quý báu cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách ở Điện Biên; Giáo viên Địa lý giảng dạy phần địa lý Điện Biên,... Nghiên cứu thực trạng và tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện Mường Ảng. Tìm hiểu những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp về công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Mường Ảng. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo. Chƣơng 2. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mƣờng Ảng – tỉnh Điện Biên. Chƣơng 3. Định hƣớng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mƣờng Ảng - tỉnh Điện Biên. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đói nghèo 1.1.1.1. Quan niệm và thước đo a. Quan niệm về đói nghèo - Quan niệm về đói nghèo trên thế giới Với phương châm “coi đấu tranh chống đói nghèo là sứ mệnh, là trọng tâm”, WB đã hoàn thành “Báo cáo về tình hình phát triển thế giới – Tấn công nghèo đói, năm 2000”. Bản báo cáo này ra đời trong một đóng góp thiết thực vào cuộc tranh luận về giàu nghèo trong xã hội. Điểm đáng ghi nhận là báo cáo này đã mở rộng quan niệm về đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của người nghèo. Báo cáo diễn giải, nghèo có nghĩa là “Không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường”, “người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó”. Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo ra thành hai loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối (hay nghèo thu thập) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa như sau: “Một người là nghèo khổ khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia”. Họ còn nhận định, nghèo thu nhập “là sự đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực phẩm tương đương 2100 – 2300 Kcal/người/năm”. Với cách nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, Robert Mc Namara - khi còn là giám đốc của WB đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta”. 6 Khái niệm của Robert chỉ ra mức nghèo tận cùng của một bộ phận dân cư khi điều kiện sống của họ chỉ đảm bảo cho sự tồn tại, ngoài việc sử dụng thu nhập hay tiêu dùng để xác định và đo lường đói nghèo thì có nhiều yếu tố khác quyết định đến tình trạng sống của con người mà tình trạng này được gọi là nghèo tương đối (hay nghèo về con người). Theo đó, nghèo tương đối có thể xem như là mức độ sống thấp hơn của một số tầng lớp xã hội trong mối tương quan so sánh với sự sung túc của xã hội đó. Ranh giới nghèo tuyệt đối có thể được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác định bởi nó không có tiêu chuẩn chung nào áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình hình phát triển khinh tế - chính trị - xã hội của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều chỉnh của chính quốc gia đó. Những tiêu chí đánh giá nghèo đói, dù xuất phát từ tổ chức nào và ở thời điểm nào thì về cơ bản cũng đều có sự thống nhất về ba khía cạnh của người nghèo như: không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, thiếu cơ hội lựa chọn trong quá trình phát triển. - Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam: Các tài liệu và công trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả Việt Nam đều thống nhất với định nghĩa chung về đói nghèo do Ủy ban KT - XH Châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (ESCAP) đưa ra tại hội nghị Bangkok - Thái Lan vào tháng 9 năm 1993. Ngoài định nghĩa chung về đói nghèo, Việt Nam còn sử dụng rộng rãi hai định nghĩa mà về cơ bản cũng đều bắt nguồn từ WB. + Nghèo đói lương thực, thực phẩm (tương đương với nghèo tuyệt đối, nghèo về thu nhập của WB): được xác định bằng số tiền chi phí cho nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống với năng lượng 2100 Kcal/người/ngày. + Nghèo đói chung (tương đương với nghèo tương đối, nghèo về con người): được xác định bằng số tiền chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm tương đương với mức tiêu dùng năng lượng 2100 Kcal/người/ngày và một số mặt hàng phi lương thực, thực phẩm… Về khái niệm nghèo của Việt Nam thì cơ bản thống nhất với khái niệm nghèo đói của ESCAP. Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay 7 mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là nấc thang thấp nhất của nghèo, đây vốn thuần tuý là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá tinh thần. Khái niệm đói cũng có hai dạng: đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt): + Đói kinh niên: là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. + Đói cấp tính: là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét. Ngoài ra còn có: + Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa rách nát… + Hộ nghèo: là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. + Xã nghèo: là xã có tỷ lệ nghèo cao, (có tỷ lệ nghèo từ 25% trở lên) không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. + Vùng nghèo: là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao. b. Thước đo * Các thước đo đánh gia đói nghèo trên thế giới - Chỉ tiêu thu nhập Hiện nay, WB sử dụng hai phương pháp tính toán chủ yếu: phương pháp Atlas (phương pháp theo tỷ giá đối hoái) và phương pháp tính bình quân thu nhập của mỗi nước theo sức mua tương đương (Parachasing Power Parity – PPP). WB sau nhiều cuộc điều tra trên toàn cầu đã đưa ra ngưỡng nghèo chung (theo PPP): + Đối với các nước thu nhập thấp : <1 USD/người/ngày. + Đối với các nước thu nhập trung bình thấp: <2USD/người/ngày. Ngoài ra còn một số chuẩn nghèo khuyến nghị cho các quốc gia. + Đối với các nước chậm phát triển: 0,5 USD/người/ngày. + Đối với các nước đang phát triển: 1 USD/người/ngày. + Đối với các nước châu Mỹ và các nước đang phát triển ở mức khá: 2 USD/người/ngày. + Đối với các nước châu Âu: 4 USD/người/ngày. 8 + Đối với các nước công nghiệp: 14 USD/người/ngày. - Chỉ tiêu dinh dưỡng Nhu cầu về dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản và tối thiểu của con người để tồn tại, hoạt dộng và tái tạo sức lao động. Trong nhiều năm các nhà dinh dưỡng của WHO, FAO, các cơ quan quốc gia và quốc tế đã đưa ra mức dinh dưỡng tối thiểu, cần thiết cho mỗi cơ thể theo thể trạng con người là 2100 Kcal mà WHO đưa ra đã dựa trên nhiều lần, đánh giá và kiểm nghiệm. WB xây dựng ngưỡng nghèo trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu dùng về lương thực của con người. Cụ thể như sau: + Ngưỡng nghèo thứ nhất: lầ số tiền cần thiết để mua một số lương thực .Lương thực này phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 2100 Kcal cho mỗi con người mỗi ngày (gồm khoảng 40 loại sản phẩm), được gọi là ngưỡng nghèo lương thực. + Ngưỡng nghèo thứ hai: bao gồm chi tiêu cho sản phẩm lương thực và phi lương thực, gọi là ngưỡng nghèo chung. Ước tính nghèo đói trên chỉ có tác dụng là những dự báo về diễn biến toàn cầu. Còn đối với từng khu vực, từng vùng, căn cứ vào thu nhập và mức sống cụ thể mà mỗi nước tự xây dựng những ngưỡng nghèo đặc thù riêng, phản ánh được tình trạng đói nghèo trong hoàn cảnh trước đó. Nghèo đói chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… Để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia, Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số đói nghèo HPI (Human Poverty Index). Cách tính HPI dành cho các nước đang phát triển HPI-1 dựa vào chỉ số phát triển con người HDI. Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo khổ càng lớn và ngược lại. Chỉ số HPI được tính theo công thức: 𝐻𝑃𝐼 = { 1 1 3 𝑝1 + 𝑝23 + 𝑝33 }3 3 Trong đó: 𝑝1 : Xác suất những người không thọ quá 40 tuổi (x 100) 𝑝2 : Tỷ lệ người lớn mù chữ 𝑝3 : Giá trị bình quân phi gia truyền của tỷ lệ người dân không tiếp cận bền vững với nguồn nước sạch (1) và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (2), (Giá trị bình quân phi gia truyền = ½ tỷ lệ (1) + ½ tỷ lệ (2)). 9 * Thước đo đánh giá đói nghèo ở Việt Nam Nhóm nghiên cứu liên bộ: Bộ LĐTB&XH, TCTK đã đưa ra chỉ tiêu để đánh giá đói nghèo là thu nhập, giáo dục, sức khỏe, nhà ở,… Trong đó chỉ tiêu thu nhập được coi là chỉ tiêu hàng đầu, đồng thời cũng là chỉ tiêu đang được sử dụng để xác định số lượng người nghèo và hoạch định chính sách XĐGN. Ở nước ta, trong điều kiện giá cả không ổn định và có sự chênh lệch giữa các vùng miền, bên cạnh việc thu nhập được tính toán bằng tiền, còn tồn lại giữa cách tính truyền thống của người nông dân – tức quy ra gạo. Tùy vào từng thời kỳ và từng vùng phát triển của đất nước mà các cơ quan liên bộ ngành và các cơ quan thường trực trong việc tổ chức thực hiện XĐGN đã đưa ra những mức xác định khác nhau về nghèo. - Chuẩn nghèo quốc gia của Bộ LĐTB&XH ban hành Bộ LĐTB&XH đưa ra chuẩn đói nghèo chủ yếu dựa vào số liệu thu thập của hộ gia đình. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Cụ thể như sau: Giai đoạn 2006 - 2010: + Vùng nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng. Giai đoạn 2011 - 2015 (Chỉ thị 1752/CT-TTg, 9/2010 của Chính phủ). Hộ nghèo: + Vùng nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 500.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo: + Vùng nông thôn: 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng. - Chuẩn nghèo của TCTK Về cơ bản, chuẩn nghèo của TCTK được xác định dựa trên cách tiếp cận của WB, gồm hai mục: mức nghèo lương thực, thực phẩm và mức nghèo chung. Mức nghèo lương thực, thực phẩm: đây là chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân theo người/tháng. Mức nghèo chung: dựa trên mức chỉ tiêu bình quân đầu người/tháng làm căn cứ đánh giá chuẩn nghèo. 10 + Năm 1993: 96.700 đồng + Năm 2004: 173.000 đồng + Năm 1998: 149.000 đồng + Năm 2006: 213.000 đồng + Năm 2002: 160.000 đồng + Năm 2008: 280.000 đồng - Chuẩn nghèo theo Đề nghị của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. + Các tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: Ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng Ở khu vực thành thị là 900.000 đồng/người/tháng. Chuẩn cận nghèo: Ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng Ở khu vực thành thị là 1.300.000 đồng/người/tháng. + Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận dịch vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Hộ nghèo: + Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 – 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Khu vực thành thị: là hộ đáo ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống. Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 – 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 11 Hộ cận nghèo: + Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 – 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. + Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 - 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức sống trung bình: + Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 – 1.500.000 đồng. + Khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 – 1.950.000 đồng. Các chuẩn nghèo thay đổi tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của quốc gia theo từng giai đoạn. Tất nhiên, đây không chỉ là tiêu chí duy nhất để xem xét mà cần dựa trên các tiêu chí xã hội khác để đánh giá toàn diện hơn về đói nghèo. 1.1.1.2. Những ảnh hưởng của đói nghèo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: + Nghèo đói đi liền với lạc hậu, chậm phát triển, là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, xóa đói giảm nghèo là tiền đề của sự phát triển. Sự phát triển KT - XH vững chắc gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công cho công tác xóa đói giảm nghèo. + Nghèo đói làm lực lượng sản xuất chậm phát triển, kỹ thuật lạc hậu, phân công lao động xã hội có trình độ thấp kém dẫn đến năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế luôn ở mức thấp. + Thiếu thu nhập cho chi dùng vật chất tối thiểu, nhu cầu văn hóa tinh thần dẫn đến thiếu điều kiện tái sản xuất lao động xã hội, từ đó thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao vì lao động khiếm khuyết về mọi mặt (trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, thể lực, kinh nghiệm…) + Nước nghèo luôn thua thiệt trong cạnh tranh kinh tế khi sản phẩm làm ra chất lượng thấp, giá thành cao, hàng xuất khẩu hầu hết là sản phẩm thô, lợi nhuận thấp. + Những nước nghèo tăng trưởng kinh tế với tốc độ rất chậm nên không có vị thế trong đàm phán và ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài. 12 Từ đó nước nghèo trở nên bị lệ thuộc và thua thiệt về kinh tế, tiếng nói và vai trò của nước nghèo trên diễn đàn quốc tế ít được chú ý. - Ảnh hưởng đến văn hóa: Từ nghèo đói kinh tế dẫn đến nghèo đói về văn hóa. + Thứ nhất, do nghèo đói, thiếu thu nhập mà người nghèo chỉ quan tâm chủ yếu đến các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở… cho nên thiếu sự quan tâm, thiếu điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ văn hóa, giải trí, các chương trình biểu diễn văn nghệ. Từ đó dẫn đến đời sống tình thần giảm sút. Vấn đề giáo dục ít được các gia đình chú trọng, con em buộc phải nghỉ học đi làm để tăng thêm thu nhập cho gia đình. + Thứ hai, cũng vì nghèo nên mục tiêu phấn đấu là đạt tới sự giàu có. Nhưng sự giàu có chỉ đơn thuần về vật chất, kinh tế mà thiếu đi sự quan tâm đến văn hóa, tinh thần sẽ dẫn tới nguy cơ lao vào lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, tăng nguy cơ phát triển cái ác, cái xấu, làm nghèo nàn, biến dạng đi cái chân - thiện - mỹ. Nếu tình trạng này xảy ra ở giới trẻ thì nó sẽ tạo ra một lớp người lố lăng, lai căng, nghèo nàn, cằn cỗi về văn hóa và nhân cách. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo cần phải chú trọng đến nguy cơ và tác hại của đói nghèo tới văn hóa. - Ảnh hưởng đến chính trị - xã hội: Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt của xã hội và chính trị, từ đó tác động xấu trở lại đến kinh tế. Nghèo đói làm cho con người ta lâm vào ngõ cụt, từ đó phát sinh ra những hiện tượng trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm… đạo đức bị suy thoái, an ninh xã hội không được đảm bảo tới một mức độ sẽ dẫn đến rối loạn xã hội. Vấn đề đói nghèo không được chú trọng giải quyết, tỷ lệ và cấp độ nghèo đói ngày càng tăng cao, người nghèo sẽ bất mãn với chế độ, chính quyền, từ đó sinh ra bạo loạn, dẫn đến khủng hoảng chính trị, trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo. Có thể nói rằng nghèo đói và lạc hậu là hai bạn đồng hành, là xiềng xích trói buộc các nước nghèo, là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay mà mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế cần phải hợp lực để cùng nhau giải quyết. 1.1.2. Xóa đói giảm nghèo 1.1.2.1. Định nghĩa Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan