Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh vnredsat 1-vietn...

Tài liệu Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh vnredsat 1-vietnam

.PDF
74
195
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN T HƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤ T ĐAI ------------------------- PHẠM BẢO NGHIỆP HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ẢNH CỦA VỆ TINH VNREDsat 1-Vietnam LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Cần Thơ – 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN T HƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤ T ĐAI ------------------------- HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ẢNH CỦA VỆ TINH VNREDsat 1-Vietnam ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã ngành: 52850103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN PGS.TS VÕ QUANG MINH Phạm Bảo Nghiệp MSSV: 4105545 Lớp Quản Lý Đất Đa i K36 Cần Thơ – 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp nghành Quản Lý Đất Đai với đề tài HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ẢNH CỦA VỆ TINH VNREDsat1-Vietnam Do sinh viên Phạm Bảo Nghiệp – Lớp Quản Lý Đất Đai K36 – Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ ngày 01/08/2013 đến 31/11/2013. Nhận xét của cán bộ hướng dẫn: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua. Cần Thơ, Ngày…tháng…năm 2013 Cán bộ hướng dẫn PGS.TS Võ Quang Minh ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Hội đồng chấm báo cáo Luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo với đề tài: “Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDsat1Vietnam”. Do sinh viên Phạm Bảo Nghiệp – Lớp Quản Lý Đất Đai K36 – khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Từ ngày 01/08/2013 đến 02/12/2013 và bảo vệ trước hội đồng : …….….………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………....………Ngày…..tháng……năm 2013 Báo cáo Luận văn tốt nghiệp đã đư ợc hội đồng đánh giá mức:……………………………. Ý kiến hội đồng: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………… Cần Thơ,ngày….tháng…...năm 2013 Chủ tịch hội đồng iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Phạm Bảo Nghiệp iv LÝ LỊCH KHOA HỌC I.LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Phạm Bảo Nghiệp Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 1989 Nơi sinh: Phụng Hiệp – Cần Thơ Quê quán: Xã Tân Phư ớc Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Dân tộc: kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: ấp Mỹ Thạnh, Tân Phước Hưng, Phụng Hiệp, Hậu Giang. Điện thoại di động: 01217748423 Email: [email protected] II.QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1.Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 09/2010 đến 05/2014 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại Cần Thơ – TP Cần Thơ. Ngành học: Quản Lý Đất Đai. Tên luận văn: “Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDsat1-Vietnam”. Ngày và nơi bảo vệ luận văn tốt nghiệp: 13/12/2013, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên. Người hướng dẫn: PGs.TS Võ Quang minh 2.Trình độ ngoại ngữ: Anh văn – trình độ B Cần Thơ, ngày…. Tháng…. Năm 2013 Người khai ký tên Phạm Bảo Nghiệp v LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tại Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ với những kiến thức mới, những lĩnh vực khoa học đầy mới mẻ, ngoài nỗ lực của bản thân cố gắng tìm tòi, học hỏi, nếu không có sự chỉ dạy tận tình của quý thầy, cô, chắc chắn khó mà thành công được. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô, trong bộ môn Tài nguyên Đất Đai. Thời gian làm luận văn tại bộ môn Tài nguyên Đất Đai đã giúp em có đi ều kiện củng cố them kiến thức đã học, đồng thời áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Đây chính là kết quả của một quá trình rèn luyện học tập của em tại trường Đại học Cần Thơ. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến: - Thầy Võ Quang Minh ngư ời trực tiếp hướng dẫn chính cho em hoàn thành đề tài luận văn này. Chị Nguyễn Thị Hà Mi đã chỉ dẫn rất tận tình trong thời gian em làm luận văn. Cám ơn tất cả các bạn lớp Quản Lý Đất Đai k36 đã đ ộng viên và cùng tôi trãi qua thời sinh viên. Sự giúp đỡ trên là niềm phấn khích rất lớn để em hoàn thành luận văn này. Em xinh kính chúc quý Thầy, Cô bộ môn Tài nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần thơ được dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Sau cùng con xin gởi lòng thành kính sâu sắc đến Ba, Mẹ dã có công sinh thành, nuôi dạy và luôn quan tâm, động viên con trong suốt quá trình học tập để con có được kết quả như ngày hôm nay. Phạm Bảo Nghiệp vi MỤC LỤC TRANG Trang phụ bìa Nhận xét của cán bộ hướng dẫn ii Chứng nhận của hội đồng iii Lời cam đoan iv Lý lịch khoa học v Lời cảm tạ vi Mục lục vii Danh sách hình x Danh sách bảng xii Danh sách từ viết tắt xiii Tóm lược xiv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 1.1Giới thiệu viễn thám 3 1.1.1 Định nghĩa 3 1.1.2 Ưu điểm của Viễn thám 3 1.1.3 Nguyên lý của viễn thám 3 1.1.4 Phổ điện từ 5 1.1.5 Phân loại viễn thám 6 1.2 Sự phát triển của công nghệ viễn thám 7 1.3 Ứng dụng của viễn thám 9 1.1.3 Ứng dụng trên thế giới 9 1.3.1 Ứng dụng ở Việt Nam 10 1.4 Các hệ thống chụp ảnh hiện nay 13 1.4.1 Landsat 13 1.4.2 Spot 14 1.4.3 Mos 15 vii 1.4.4 IRS 15 1.4.5 IKONOS 17 1.4.6 WorldView 2 18 1.4.7 COSMOS 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 20 2.1 Phương tiện 20 2.2 Phương Pháp 20 2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 20 2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 22 3.1 Cơ sở hình thành VNREDSat-1 22 3.2 Quá trình Phóng 23 3.3 Cơ quan quản lý 26 3.4 Đặc điểm hệ thống VNREDsat-1 27 3.4.1 Vệ tinh VNREDSat-1 28 3.4.2 Các trạm điều khiển mặt đất, nguồn lực 28 3.5 Đặc điểm ảnh của VNREDSat-1 29 3.6 Khả năng ứng dụng 31 3.6.1 Quản lý, quy hoạch lãnh thổ 31 3.6.2 Quản lý tài nguyên thiên nhiên 32 3.6.3 Theo dõi thiên tai 32 3.6.4 Trong nông nghiệp 32 3.6.5 Trong Thủy hải sản 33 3.6.6 Trong quy hoạch sử dụng đất 33 3.6.7 Trong lâm nghiệp-khoáng sản 33 3.6.8 Trong kinh tế 34 3.7 Tiềm năng khai thác 34 3.7.1 Khả năng chụp ảnh 34 3.7.2 Phạm vi ứng dụng 35 viii 3.7.3 Những ảnh do VNREDSat-1 chụp được 35 3.7.4 Hiện trạng hiện nay của VNREDSat-1 40 3.8 Các vấn đề cần giải quyết 40 3.8.1 Các vấn đề 40 3.8.2 Giải pháp 41 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 42 4.1 Kết luận 42 4.2 Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG ix DANH SÁCH HÌNH HÌNH TÊN HÌNH TRANG 1.1 Nguyên lý của viễn thám 4 1.2 Phổ điện từ 5 1.3 Viễn thám thụ động và chủ động 6 1.4 Vệ tinh địa tĩnh và v ệ tinh quỹ đạo cực 6 1.5 Ứng dụng viễn thám theo dõi sự di chuyển của bão 10 1.6 Bản đồ biến động đất đô thị thành phố Vinh –Nghệ An 11 1.7 Vệ tinh Landsat 12 1.8 Vệ tinh Spot 5 14 1.9 Vệ tinh MOS-1 15 1.10 Vệ tinh IRS-ID 16 1.11 Vệ tinh IKONOS 17 1.12 Vệ tinh WorldView 2 18 1.13 Vệ tinh COSMOS 18 3.1 Lễ ký kết bàn giao VNREDSat-1 23 3.2 Quang cảnh tại bãi phóng Kourou, Guyana, trước khi 23 phóng 3.3 Vệ tinh VNREDSat-1 được phóng lên 24 3.4 VNREDSat-1 chuẩn bị tách khỏi tên lửa 24 3.5 VNREDSat-1 tách khoit hoàn toàn tên lửa 25 3.6 Chu trình đi ều khiển, thu nhận và xử lý ảnh của 27 VNREDSat-1 3.7 Hình ảnh của vệ tinh VNREDSat-1 28 3.8 Thành phố Rome, Italia 30 3.9 Cầu Thanh Trì Hà Nội 30 3.10 Bờ Đông và bờ Tây đảo Phú Quốc 36 x Hình Tên hình Trang 3.11 Ảnh chụp tại khu vực thành phố Huế. 36 3.12 Ảnh chụp Hà Nội 37 3.13 Khu vực Hoàng Quốc Việt-Hà Nội 37 3.14 Hình Quảng Trường Ba Đình 38 3.15 Thủy điện Sông Bung 38 3.16 Thành phố Melboure 39 3.17 Khu vực Athens, Hy Lạp 39 xi DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Tóm tắt sự phát triển của viễn thám qua các sự kiện 8 1.2 Các thế hệ vệ tinh Landsat 14 1.3 Đặc trưng chính của quỹ đạo và vệ tinh IRS-IC và IRS-IC 16 3.1 Các sự kiện phóng VNREDSat-1 25 3.2 Đặc điểm của ảnh VNREDSat-1 29 3.3 Hiện trạng hiện nay của VNREDSat-1 40 xii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Việt Từ tiếng Anh CNVT Công nghệ vũ trụ Aerospace Technology CSDL Cơ sở dữ liệu Database GIS Hệ thống thông tin địa lý Geographic Information Syste GPS Hệ thống định vị toàn cầu Global Positioning System NOAA Cục quản lý đại dương và khí National Oceanic and quyển quốc gia Mỹ Atmospheric Administration xiii TÓM LƯỢC Ngày 07/5/2013 vệ tinh VNREDsat1-Vietnam được phóng lên không gian. Như vậy với vệ tinh này căn bản nước ta đã có được cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh, nhưng với cơ sở dữ liệu ảnh này, chúng ta có thể làm được gì, ứng dụng vào được lĩnh vực nào thì đề tài: “Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDSat1-Vietnam” được thực hiện để nhằm các mục tiêu định hướng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh, nghiên cứu cơ sở hình thành của vệ tinh, nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của vệ tinh và khả năn g ứng dụng của ảnh VNREDSat -1. Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các số liệu và tài liệu về vệ tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy vệ tinh được hình thành do nhu cầu phát triển công nghệ vũ trụ và sử dụng ảnh viễn thám trong nước. Ảnh của vệ tinh có độ phân giải cao 2,5m và 10m, thời gian chụp lặp lại ngắn nên có thể ứng dụng vào nghiên cứu và giám sát tài nguyên môi trường, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng của vệ tinh và khả ngăng ứng dụng của ảnh là rất lớn, nên cần nghiên cứu sử dụng vệ tinh tiết kiệm và có hiệu quả. xiv MỞ ĐẦU Công nghệ viễn thám, một trong những thành tựu khoa học vũ tr ụ đã đ ạt đến trình đ ộ cao và đã trở thành kỹ thuật phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu ứng dụng công nghệ viễn thám trong lĩnh v ực điều tra nghiên cứu, khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng gia tăng nhanh chóng không những trong phạm vi Quốc gia, mà cả phạm vi Quốc tế. Những kết quả thu được từ công nghệ viễn thám giúp các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách các phương án lựa chọn có tính chiến lược về sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trư ờng. Vì vậy viễn thám được sử dụng như là một công nghệ đi đầu rất có ưu thế hiện nay. Ở nước ta, viễn thám bắt đầu được ứng dụng từ những năm 1980, đã đem lại những kết quả đáng khích lệ và khẳng định tính ưu việt của công nghệ viễn thám về mọi mặt. Song công nghệ viễn thám ở nước ta phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do lượng ảnh viễn thám để ứng dụng vào nghiên cứu chủ yếu là mua từ nước ngoài, mà giá cả của ảnh viễn thám quá đắt đỏ. Nên việc ứng dụng viễn thám còn rất hạn chế. Trước vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã xác định được t ầm quan trọng của việc ứng dụng công ngệ viễn thám là vô cùng lớn và đã chú trọng đầu tư phát triển vào lĩnh vực này. Và đúng 9h06 phút ngày 7/5/2013, tên lửa đẩy Vega đã chính thức rời bệ phóng ở bãi Kourou ở Guiana, thuộc Pháp, đưa vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 cùng 2 vệ tinh khác lên quỹ đạo. Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt Trái đất. Khi đi vào hoạt động, vệ tinh này sẽ kế t hợp với hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh của Bộ Tài nguyên & Môi trường, tạo ra hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam. Như vậy căn bản nước ta đã có đư ợc cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh, nhưng với cơ sở dữ liệu ảnh này, chúng ta có thể làm được gì, ứng dụng vào được lĩnh vực nào thì đề tài: “Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh vnredsat1-Vietnam” được thực hiện để giải đáp những vấn đề trên. Đề tài “Hiện trạng và tiềm năng khai thác cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh vnredsat1Vietnam” nhằm các mục tiêu Mục tiêu chung Định hướng xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDsat1Vietnam vào công tác nghiên cứu thực tế hiện nay. 1 Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu về nguồn gốc và quá trình hình thành vệ tinh VNREDSat-1 và cơ quan quản lý vệ tinh.  Nghiên cứu về phương thức hoạt động của hệ thống VNREDsat-1.  Nghiên cứu và phân tích đặc điểm hệ thống vệ tinh, đặc điểm ảnh của vệ tinh.  Nghiên cứu khả năng ứng dụng ảnh của vệ tinh VNREDsat-1.  Nghiên cứu tiềm năng vệ tinh VNREDSat-1. 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về viễn thám 1.1.1 Định nghĩa về viễn thám Viễn thám là một khoa học để thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực hoặc một hiện tượng bằng các phương tiện quan sát. Những phương tiện này không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc hiện tượng được đó. Công việc này gọi là viễn thám. Nói cách khác: Viễn thám là thăm dò t ừ xa về một đối tượng hoặc một hiện tượng (Nguyễn Khắc Thời, 2011) Theo Nguyễn Xuân Sơn (2012), thì viễn thám có thể được định nghĩa như m ột phương thức thông tin về các đối tượng từ một khoảng cách nhất định, không tiếp xúc trực tiếp với chúng. Các thông tin thu được là kết quả của việc giải đoán hình ảnh. Viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ để nghiên cứu, điều tra, đo đạc những thuộc tính cơ bản của các hiện tượng, đối tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng (Nguyễn Ngọc Thạch, 2005) 1.1.2 Ưu điểm của công nghệ viễn thám Theo Nguyễn Ngọc Thạch (2005), công nghệ viễn thám ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực. Khả năng ứng dụng của viễn thám ngày càng được nâng cao vì công nghệ viễn thám có những ưu điểm sau: - Độ phủ trùm không gian của tư liệu trên diện tích lớn của trái đất gồm cả những khu vực rất khó đến được như rừng nguyên sinh, đầm lầy và hải đảo; - Có khả năng giám sát sự biến đổi của tài nguyên, môi trường trái đất do chu kỳ quan trắc lặp và liên tục trên cùng một đối tượng trên mặt đất của các máy thu viễn thám; - Sử dụng các dải phổ khác nhau để quan trắc các đối tượng, nhờ khả năng này mà tư liệu viễn thám được ứng dụng cho nhiều mục đích, trong đó có nghiên cứu về khí hậu, nhiệt độ của trái đất; - Cung cấp nhanh các tư liệu ảnh số có độ phân giải cao và siêu cao, là dữ liệu cơ bản cho việc thành lập và hoàn chỉnh hệ thống bản đồ quốc gia và hệ thống CSDL địa lý quốc gia. Với những ưu điểm trên, công nghệ viễn thám đang trở thành công nghệ chủ đạo cho quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi truờng ở nước ta hiện nay. 1.1.3 Nguyên lý của viễn thám Vệ tinh chụp ảnh sẽ phát ra nguồn năng lượng qua không khí và tới vật cần chụp ảnh. Đến đây năng lượng sẽ có một phần phản xạ trở lại, lúc này bộ cảm của vệ tinh sẽ tiếp 3 nhận nguồn năng lượng trở về này và sẽ thông tin lại về vật đã ch ụp được. Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời, năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được bộ cảm biến đặt trên vật mang thu nhận (Nguyễn Khắc Thời, 2011) Nguồn: (Phan Thành Vọng, 2011) Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của viễn thám Hình 1.1 là toàn bộ quá trình thu nhận và xử lí ảnh viễn thám, qua trình này có thể chia thành 5 phần cơ bản như sau: - Nguồn cung cấp năng lượng có thể là năng lượng mặt trời hay năng lượng do vệ tinh phát ra. - Sự tương tác của năng lượng với khí quyển khi truyền qua môi trường khí quyển - Sự tương tác với các vật thể trên bề mặt đất khi nguồn năng lượng truyền tới vật thể - Chuyển đổi năng lượng phản xạ từ vật thể thành dữ liệu ảnh - Hiển thị ảnh số cho việc giải đoán và xử lí. Năng lượng của sóng điện từ khi lan truyền qua môi trường khí quyển sẽ bị các phân tử khí hấp thụ dưới các hình thức khác nhau. Khi truyền tới vật thể sẽ xảy ra các hiện tượng phản xạ từ vật thể về nơi phát ra năng lượng. nguồn năng lượng trở về này sẽ được bộ cảm thu nhận và xử lý. Sau đó giải mã về vật thể (Nguyễn Khắc Thời, 2011) 4 1.1.4 Phổ điện từ Phổ điện từ là dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ. Phổ điện từ của một đối tượng là phân bố đặc trưng của bức xạ điện từ phát ra hoặc hấp thụ bởi các đối tượng cụ thể (Nguyễn Khắc Thời, 2011) (Nguồn: Nguyễn Khắc Thời, 2011) Hình 1.2 Phổ điện từ và các tần số sử dụng trong viễn thám Hình 1.2 là dải phổ điện từ sử dụng trong viễn thám, phổ điện từ kéo dài từ tần số thấp dùng cho liên lạc vô tuyến hiện đại tới bức xạ gamma ở cuối bước sóng ngắn, do đó phổ điện từ bao phủ các bước sóng từ hàng ngàn km đến vài nm. Theo dãi phổ gồm có tia cực tím, vùng ánh sáng nhìn, cận hồng ngoại, hồng ngoại nhiệt. Theo Nguyễn Khắc Thời (2011), thì trong viễn thám sử dụng các bức xạ điện từ sau:  Tia gamma có bước sóng 0.0003mm  Vùng tia X có bước sóng 0.0003mm đến 0.03mm  Vùng tia cực tím có bước song 0.03mm đến 0.4mm  Vùng tia cực tím chụp ảnh có bước sóng 0.3mm đến 0.4mm  Vùng hồng ngoại có bước sóng 0.7mm đến 1mm  Vùng hồng ngoại nhiệt có bước sóng 3-5mm đến 8-14mm  Vùng cực ngắn có bước sóng 0.1cm đến 3cm  Vùng radar có bước sóng 0.1cm đến 30cm  Vùng radio có bước sóng >30cm 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan