Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiến lược marketing mix tại công ty tnhh lữ hành quốc tế chân trời việt...

Tài liệu Hiến lược marketing mix tại công ty tnhh lữ hành quốc tế chân trời việt

.PDF
124
1073
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THƠM CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CHÂN TRỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THƠM CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CHÂN TRỜI VIỆT CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN MẠNH TUÂN Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...................................................... 9 1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc Marketing Mix trong Doanh nghiệp kinh doanh ........................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 9 1.1.2. Vai trò của chiến lƣợc Marketing Mix ................................................. 15 1.2. Những căn cứ và quá trình xây dựng chiến lƣợc Marketing Mix .... 16 1.2.1. Những căn cứ để xây dựng Chiến lƣợc Marketing Mix............................. 16 1.2.2. Quá trình xây dựng chiến lƣợc Marketing Mix .................................... 16 1.3. Nội dung cơ bản của Chiến lƣợc Marketing Mix ............................... 28 1.3.1. Chính sách về Sản phẩm (Product) ..................................................... 28 1.3.2. Chính sách về Giá cả (Price) ............................................................... 31 1.3.3. Chính sách về phân phối (Place) .......................................................... 34 1.3.4. Chính sách về xúc tiến hỗn hợp (Promotion) ....................................... 36 1.3.5. Chính sách về con ngƣời (People)........................................................ 39 1.3.6. Chính sách về quy trình dịch vụ (Process) ........................................... 41 1.3.7. Chính sách về Đối tác (Partnership) .................................................... 40 1.3.8. Chính sách về trọn gói dịch vụ (Packaging) ........................................ 41 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CHÂN TRỜI VIỆT ................... 46 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt 46 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty .............................................. 46 2.1.2. Các Nguồn lực của Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt . 50 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty ....................................... 56 2.2. Phân tích thực trạng chiến lƣợc Marketing Mix tại Công ty TNHH Lữ Hành quốc tế Chân Trời Việt ............................................................... 60 2.2.1. Tình hình thực hiện chiến lƣợc Marketing Mix tại Công ty .........................60 2.2.2. Đánh giá về Chiến lƣợc Marketing Mix tại Công ty ............................ 76 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CHÂN TRỜI VIỆT ................................... 85 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty Horizon Việt Nam ................ 85 3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển của du lịch Quốc tế ..................................... 85 3.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển ngành du lịch Việt Nam ............................... 87 3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty.................................................. 90 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing Mix của Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt ..................................... 90 3.2.1. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với nhiều loại hình sản phẩm mới ......................................................... 90 3.2.2. Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt hơn, phù hợp với từng sản phẩm và từng thời điểm trong năm ........................................................................... 94 3.2.3. Tăng cƣờng mở rộng kênh bán hàng và hệ thống đại lý du lịch, hệ thống chi nhánh hoạt động cho Công ty ......................................................... 95 3.2.4. Tăng cƣờng công tác xúc tiến hỗn hợp, triển khai nhiều hình thức quảng bá .......................................................................................................... 96 3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động khảo sát thực tế cho nhân viên công ty, và hoàn thiện chất lƣợng hoạt động của từng phòng ban, đặc biệt là đội ngũ hƣớng dẫn du lịch ....................................................................................................... 97 3.2.6. Lựa chọn đối tác chiến lƣợc và tăng cƣờng kiểm tra, giám sát chất lƣợng dịch vụ của đối tác ; Đẩy mạnh quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác kinh doanh ....................................................................................................... 98 3.2.7. Hoàn thiện quy trình dịch vụ với quy trình Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) ..................................................................................................... 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ASEANTA Tên đầy đủ tiếng Anh ASEAN Tourism Tên đầy đủ tiếng việt Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á Association Công ty Horizon Việt Nam Horizon Viet Nam travel Công ty TNHH lữ hành Quốc tế Chân ltd., Trời Việt CRM Customer Relationship Quản trị quan hệ khách hàng Managemet MICE Meeting - Incentives Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội Conferences - Exhibition chợ với du lịch khen thưởng UNWTO The World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới i DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình 4Ps của Marketing Mix ................................................... 9 Hình 1.2: Nội dung mô hình 8Ps của Marketing Mix.................................... 12 Hình 1.3 : Các kênh phân phối của Doanh nghiệp lữ hành ........................... 32 Hình 1.4 : Nguyên tắc quảng cáo A.I.D.A ..................................................... 35 Hình 1.5 : Quy trình dịch vụ của công ty lữ hành.......................................... 39 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Horizon Việt Nam ............................ 49 Hình 2.2: Số lượng Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 ........................................................ 54 Hình 2.3 : Thị phần của Công ty trong thị trường du lịch ............................. 57 Hình 2.4 : Những điểm Du lịch Công ty tổ chức ........................................... 59 Hình 2.5: Các kênh phân phối của Công ty ................................................... 66 Hình 2.6 : Quy trình dịch vụ của Công ty Horizon Việt Nam ....................... 70 Hình 2.7 : Số lượng du khách sử dụng dịch vụ của Horizon Việt Nam ........ 75 Hình 3.1 : Cơ cấu theo khu vực thị trường du lịch Quốc tế đến năm 2030 ... 84 Hình 3.2 : Quy trình phục vụ theo mô hình CRM ......................................... 99 ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012 ....................................................................................................................... 45 Bảng 2.2. Cơ cấu vốn của Công ty Horizon Việt Nam ................................. 53 Bảng 2.3. Số lượng khách Pháp đến Việt Nam du lịch giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................................................................................... 55 Bảng 2.4. Những sản phẩm du lịch điển hình của Công ty .......................... 60 Bảng 2.5. Kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2009-2012 .................. 76 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch Quốc tế đến năm 2020 .............................. 85 Bảng 3.2. Khẩu hiểu ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2015 .......... 86 Bảng 3.3. Mục tiêu phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ....................................................................................................................... 88 Bảng 3.4. Số lượng cơ sở lưu trú tính đến hết tháng 12/2011 ...................... 98 iii LỜI MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, Du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng với nhiều tiềm năng phát triển và nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 40.000 di tích, thắng cảnh với 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 30 vườn quốc gia và 125 bãi biển. Ngành du lịch Việt Nam được đánh giá là đang ở ngưỡng cửa của sự phát triển nên còn rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác. Ngành Du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong ba năm từ 2010 đến 2012, Du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng và ổn định, đạt trung bình là 14%. Đặc biệt, năm 2012 được đánh giá là năm kinh tế khó khăn, doanh thu ngành du lịch vẫn đạt hơn 180 nghìn tỷ đồng, đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32 triệu lượt khách nội địa, đóng góp trên 6% GDP (tương đương hơn 245.072 tỷ đồng) và tạo công ăn việc làm cho gần 1,5 triệu người. Khẳng định ngành Du lịch có đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế và đòi hỏi Nhà nước cần chú trọng phát triển hơn nữa. Nhằm thực hiện mục tiêu tập trung phát triển ngành du lịch, đầu năm 2013, Chính phủ đã chính thức phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, xác định ngành Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn tới. Với mục tiêu: xây dựng ngành du lịch Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, du lịch Việt Nam đã chú trọng xây dựng nền “du lịch xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn, phát huy các tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước ta tập trung phát triển ngành Du lịch; đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, hệ thống khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn Quốc tế; đầu tư tài chính ngân sách và xây dựng lại chính sách pháp luật hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các Công ty du lịch phát triển, thu hút 4 du khách Quốc tế tới Việt Nam. Sự đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong thị trường Du lịch ngày càng mạnh mẽ. Nhiều Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch với quy mô lớn nhỏ khác nhau xuất hiện như: Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, văn phòng đại diện,… Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 6/2013, cả nước có 1.184 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn một vạn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Năm 2008, Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm, khả năng xảy ra chiến tranh tiền tệ và hơn nữa là sự bất ổn chính trị giữa các nước phát triển gia tăng. Điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và sự suy thoái kinh tế của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... Với chính sách kinh tế mở, Kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Đỉnh điểm là năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đạt 19,7%. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh, năm 2011 là 7.611 doanh nghiệp, năm 2012 là 54.261 doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành Du lịch dịch vụ nói chung và các doanh nghiệp Du lịch nói riêng. Kinh tế thế giới khủng hoảng, du khách Quốc tế sang du lịch tại Việt Nam giảm mạnh, sự đầu tư vốn vào ngành Du lịch sụt giảm, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được nâng cao, ô nhiễm môi trường, giá cả các dịch vụ tăng mạnh, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, nạn chặt chém khách du lịch gia tăng,... là những thách thức lớn đối với Doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân trời Việt không nằm ngoài sự tác động của những khó khăn, thách thức trên. Chiến lược kinh doanh của Công ty không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Nhằm vượt qua những khó khăn thách thức của thị trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi Công ty phải có những chính sách mới, phù hợp, đặc biệt là những chính sách 5 trong chiến lược Marketing Mix như chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, quy trình dịch vụ,… Xuất phát từ thực tế đó, Luận văn với đề tài “ Chiến lược Marketing Mix tại Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt” có ý nghĩa cấp thiết với hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của Công ty, giúp Công ty cạnh tranh thành công và trở thành một thương hiệu uy tín trên thị trường Du lịch Việt Nam. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế về thu nhập quốc dân, việc làm cho người lao động, Du lịch đã và đang trở thành ngành có vai trò hết sức quan trọng và luôn cần được nghiên cứu, phát triển. Nhận thức được sự đòi hỏi trên, từ thập kỷ 80, nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức trong và ngoài nước đã có những nghiên cứu chuyên sâu về ngành kinh tế này và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của ngành. 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên Thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Du lịch cho thấy tầm quan trọng của Du lịch với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, với các doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Những nghiên cứu về Du lịch của các tác giả trên Thế giới hướng đến việc giải thích hiện tượng hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch, các hình thức dịch vụ du lịch,… - Công trình “Tourism in Developing countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) của tác giả Martin Oppermann và Kye – Sung Chon, được xuất bản bởi Nxb International Thomson Business Press năm 1997. Công trình tập trung phân tích: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển trong nghiều giai đoạn: 1930-1960, 1970-1985 và 1985-1993. Đồng thời đề cập tới mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế. 6 - Công trình (Commercial Recreation & Tourism – An Introduction to Business Oriented Recreation” (Giải trí Thương mại và du lịch – sự giới thiệu về giải trí định hướng kinh doanh) của tác giả Susan A.Weston thực hiện năm 1996. Nội dung nghiên cứu đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu địa điểm và thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra. - Công trình “Marketing du lịch” do tác giả Robert Lanquar và Robert Hollier thực hiện năm 1992. Công trình đã đề cập tới những mốc lịch sử của marketing du lịch, các định nghĩa; phân tích cung – cầu về du lịch. Tác giả cho rằng, marketing du lịch ra đời từ sự phát triển của nền văn minh công nghiệp. - Công trình “Managing Tourism” (Quản lý du lịch) do Giáo sư S.Medlik viết năm 1991 với nội dung “Tương lai – phân tích – kế hoạch”. Tác giả phân tích và trả lời câu hỏi về khả năng đóng góp của các nghiên cứu tương lai đối với chính sách về du lịch. Tác giả cũng đề cập tới khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch. Tác giả cho rằng thiết lập chính sách trong du lịch không phải nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch. Ngoài các công trình kể trên, còn có nhiều bài viết về ngành du lịch được công bố trên các thông tin khác của UNWTO, các tạp chí, các website bằng tiếng nước ngoài. Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã quan tâm đến những tri thức lý luận và thực tiễn về mặt kinh tế trong hoạt động du lịch, kinh doanh du lịch, thị trường du lịch và nêu những kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam và những yếu tố liên quan đã tạo động lực cho rất nhiều tác giả nghiên cứu về nó. Nhiều đề tài thực hiện nghiên 7 cứu về năng lực cạnh tranh, vấn đề nhân sự, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, Marketing Mix,… cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Đề tài: Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: kinh nghiệm của một số nƣớc Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” do Tiến sỹ Nguyễn Trùng Khánh, Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 2012. Nội dung chính của đề tài hướng vào hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển dịch vụ lữ hành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như du lịch, khách du lịch, dịch vụ lữ hành quốc tế inbound,… Từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Tác giả đưa ra 7 bài học thành công về chiến lược phát triển, Marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Đề tài: Hoạt động marketing du lịch của các công ty lữ hành Việt Nam trong thời kỳ hội nhập do Tiến sỹ Phạm Thanh Thảo, Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện năm 2009. Đề tài đã đề cập rất tổng quát tới hoạt động marketing của các công ty lữ hành. Đồng thời đã đưa ra những nguyên nhân gây nên sự hạn chế trong hoạt động Marketing của các Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài rộng và những giải pháp chưa phù hợp với thực tế thị trường du lịch Việt Nam hiện nay. Đề tài: Giải pháp Marketing Mix cho các Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội do Thạc sỹ Trịnh Thanh Thủy, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN thực hiện năm 2009. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện Marketing Mix của các Công ty kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội và có những đánh giá rất toàn diện đối với hoạt động Marketing Mix của các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề tài thực hiện nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho đối tượng rộng là các Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Quốc tế trên địa bàn Hà Nội nên các giải pháp của Đề tài chưa phù hợp với một công ty kinh doanh lữ hành quốc tế cụ thể. 8 Nhìn chung, các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết và rõ nét về khái niệm, vị trí, vai trò của ngành du lịch và Marketing du lịch. Tuy nhiên, các đề tài trên chưa đi sâu nghiên cứu chiến lược Marketing Mix áp dụng cho một Công ty lữ hành quốc tế cụ thể nào. Trong tình hình kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ngành Du lịch Việt nam nói chung, doanh nghiệp lữ hành nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn mới, yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay là có giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, Đề tài ”Chiến lƣợc Marketing Mix tại Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt” được thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Đề tài thực hiện nghiên cứu theo mô hình Marketing Mix 8Ps, một mô hình phù hợp với một công ty kinh doanh du lịch có quy mô vừa như Công ty được nghiên cứu. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1.Mục đích nghiên cứu đề tài: Phát hiện những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong chiến lược Marketing Mix của Công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp góp phần hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của Công ty. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn của chiến lược Marketing Mix trong Doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Nghiên cứu thực trạng chiến lược Marketing Mix tại Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt và đánh giá những hoạt động trong chiến lược tại Công ty. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing Mix của Công ty phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1.Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: 9 Đề tài tập trung nghiên cứu chiến lược Marketing Mix đang được thực hiện tại Công ty Horizon Việt Nam đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch cho khách Quốc tế du lịch tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á (In bound). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Tại Công ty TNHH Du lịch Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt. + Về thời gian: Nghiên cứu kết quả thực hiện Marketing Mix đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ In bound của Công ty từ năm 2010 đến tháng 6/2013 và Các đề xuất giải pháp áp dụng từ năm 2013 đến năm 2016. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luôn xem xét Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt trong mối quan hệ với các đối tác, với đối thủ và khách hàng, đồng thời đánh giá xu hướng phát triển của Công ty dựa trên lịch sử của quá trình hoạt động. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê: Từ những kết quả nghiên cứu điều tra của các nguồn khác nhau như Tổng cục du lịch, Tổ chức du lịch Thế giới, báo chí, sách nghiên cứu, các luận văn, luận án và các tài liệu khác có liên quan, Luận văn đã thống kê các số liệu về lượng du khách Quốc tế của toàn ngành, của Công ty; số lượng đơn vị lữ hành; số lượng đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống,… - Phương pháp so sánh: so sánh sự tăng trưởng của Công ty, của ngành Du lịch qua từng thời kỳ; so sánh thị phần của Công ty với thị phần của các doanh nghiệp lữ hành khác trong thị trường ngành Du lịch Việt Nam. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: qua những số liệu cụ thể, những bảng biểu và đồ thị, hình vẽ, Luận văn có những phân tích, đánh giá về thực trạng và đưa ra nhận định về xu hướng phát triển của Công ty và của thị trường khách du lịch quốc tế tại Việt Nam. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 10 Tác giả thực hiện nghiên cứu Đề tài với dự kiến có thể đóng góp một số ý kiến như sau: - Đánh giá khách quan và toàn diện về chiến lược và việc thực hiện chiến lược Marketing Mix của Công ty Horizon Việt Nam từ khi thành lập cho tới thời điểm hiện tại. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing mix cho Công ty trong giai đoạn mới nhằm giúp Công ty phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Trong đề tài này, ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm ba chương được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan về chiến lƣợc marketing mix trong hoạt động kinh doanh. Chương 2: Thực trạng chiến lƣợc Marketing Mix của Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt. Chương 3: Phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lƣợc Marketing Mix tại Công ty TNHH Lữ hành Quốc tế Chân Trời Việt. 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc Marketing Mix trong Doanh nghiệp kinh doanh 1.1.1. Khái niệm Marketing Mix : là một trong những khái niệm cơ bản của hệ thống Marketing hiện đại. Nó được định nghĩa là sự phối hợp hay sắp xếp những thành phần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu sự sắp xếp, phối hợp này tốt thì làm ăn của doanh nghiệp sẽ thành đạt và phát triển. Những thành phần của Marketing Mix gồm bốn yếu tố chính là : Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion). Marketing - mix Sản phẩm Thị trƣờng mục tiêu Giá cả Phân phối Xúc tiến Hình 1.1. Mô hình 4Ps của Marketing Mix (Nguồn: Marketing căn bản (1997) – Phillip Kotler) 12 Trong đó : Chính sách Sản phẩm quan tâm tới Chủng loại, kiểu dáng, tính năng, các chỉ tiêu chất lượng, màu sắc, thành phần, nhãn hiệu, bao bì, chu kỳ sống, sản phẩm mới. Chính sách về Giá cả cần quan tâm tới chính sách giá và định giá, chi phí sản xuất kinh doanh, giá cả hàng hóa cùng loại trên thị trường, cung cầu và thị hiếu khách hàng để có quyết định về giá hợp lý, chính sách bù lỗ, bán phá giá. Chính sách về phân phối gồm kênh phân phối, mạng lưới , vận chuyển và dự trữ hàng hóa, tổ chức hoạt động bán hàng, dịch vụ sau bán hàng, trưng bày và giới thiệu hàng hóa. Chính sách về xúc tiến hỗn hợp gồm quảng cáo, các hình thức khuyến mãi, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp, tuyên truyền, cổ động, quan hệ với công chúng. Marketing Mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế : Du lịch là một ngành công nghiệp không khói nên đặc tính của sản phẩm du lịch khác với các sản phẩm hàng hóa, khách hàng thường ở xa sản phẩm. Do vậy Marketing trong ngành du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch. Các Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế muốn tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận thì cần khai thác thông tin về nhu cầu người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình đang kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Họ phải lựa chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối kết hợp các công cụ của Marketing. Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ ; đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức [13, tr.17]. 13 Từ đó, Marketing Mix trong kinh doanh lữ hành quốc tế là một tập hợp các biến số mà Doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng để đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu. Những biến số trong marketing du lịch là : Sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, quá trình dịch vụ, trọn gói, đối tác. Những tác động và những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu là những điều mà Doanh nghiệp mong đợi khi sử dụng marketing Mix. Đó là những hoạt động mang tính kế hoạch và phải có một chiến lược cụ thể nhằm giúp hoạt động marketing mix của Doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Chiến lƣợc Marketing Mix là một hệ thống những chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai và phối hợp các chính sách marketing để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất. [20, tr.160]. Nó là việc doanh nghiệp sử dụng các loại chính sách khác nhau, các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý để tác động và gây ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu. Ngành du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt: thời gian sử dụng ngắn hơn so với các dịch vụ khác, sản phẩm dịch vụ dễ bắt chước, giá cả giữa các doanh nghiệp mang tính đồng đều, hệ thống phân phối đa dạng, phụ thuộc nhiều vào các tổ chức khác. Do vậy, chiến lược Marketing Mix của ngành Du lịch cần sự phối hợp của tất cả các biến số trong Marketing du lịch là Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến hỗn hợp (Promotion), Con người (People), Quy trình dịch vụ (Process), Đối tác (Partnership), Trọn gói (Packaging). 14 Sản phẩm (Product) Trọn gói (Packaging) Đối tác (Partnership) Giá cả (Price) Marketing mix trong du lịch Quy trình (Process) Phân phối (Place) Xúc tiến (Promotion) Con người (People) Hình 1.2. Nội dung mô hình 8Ps của Marketing Mix (Nguồn: Giáo trình Marketing du lịch (2005) – Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân) 1.1.2. Vai trò của chiến lƣợc Marketing Mix - Quản trị chiến lược Marketing Mix sẽ giúp Doanh nghiệp đánh giá đúng khả năng cũng như nhận định những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Doanh nghiệp để từ đó có những giải pháp khắc phục phù hợp. Khi hoạch định và tổ chức thực hiện, Doanh nghiệp sẽ đưa ra những nhân tố bên trong và bên ngoài làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện. Do vậy, sẽ đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ và luôn sẵn sàng đối phó với những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing Mix. - Chiến lược Marketing Mix giúp cho Doanh nghiệp có đánh giá tổng quan về thị trường và khả năng cạnh tranh so với đối thủ, từ đó có những mục tiêu, phương hướng cụ thể, và tổ chức thực hiện đúng đắn, đảm bảo đạt được mục tiêu theo đúng kế hoạch chỉ ra. - Thông qua việc thực hiện chiến lược Marketing, doanh nghiệp sẽ được nâng cao sự gắn bó và liên kết giữa các nhân viên, quản trị viên của mình. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất