Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện đại hóa quân sự trung quốc hai mươi năm đầu thế kỷ xxi...

Tài liệu Hiện đại hóa quân sự trung quốc hai mươi năm đầu thế kỷ xxi

.PDF
117
566
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THỊ TUYẾT MAI HIỆN ĐẠI HOÁ QUÂN SỰ TRUNG QUỐC HAI MƯƠI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học HÀ NỘI - 2010 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THỊ TUYẾT MAI HIỆN ĐẠI HOÁ QUÂN SỰ TRUNG QUỐC HAI MƯƠI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC Mã số: 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Đỗ Minh Cao HÀ NỘI - 2010 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4 Chương 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ TRUNG QUỐC ...................................................... 12 1.1. Những yếu tố chi phối đến tiến trình hiện đại hóa quân sự của trung quốc .................................................................................................. 12 1.2. Khái quát tiến trình hiện đại hóa quân sự của trung quốc đến năm 1991 .................................................................................................. 24 1.3. Quá trình phát triển tư tưởng hiện đại hoá quân sự của các thế hệ lãnh đạo gần đây ....................................................................................... 32 Chương 2: HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY ......................................................................... 42 2.1. Bối cảnh của tiến trình hiện đại hóa quốc phòng trung quốc từ năm 1991 đến nay..................................................................................... 42 2.2. Những bước phát triển mới về tiềm lực quân sự của trung quốc ....... 49 Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ VIỆT NAM ................. 78 3.1. Xu hướng phát triển tiềm lực quân sự của trung quốc đến năm 2020 78 3.2. Tác động của sự phát triển tiềm lực quân sự trung quốc đối với thế giới, khu vực và việt nam ................................................................ 103 KẾT LUẬN ............................................................................................... 110 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thời gian gần đây, TQ đang “trỗi dậy” mạnh mẽ, kinh tế phát triển nhanh liên tục, sức mạnh tổng hợp quốc gia ngày càng được tăng cường, ảnh hưởng quốc tế ngày càng được mở rộng, trở thành một thế lực mới trong cán cân quyền lực quốc tế. Có được những thành tựu đó phải kể đến công cuộc cải cách mở cửa mà TQ đã theo đuổi hơn 30 năm qua. Để tiếp tục công cuộc cải cách mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, TQ đã đang và sẽ tiến hành “Bốn hiện đại hoá”, là những bộ phận cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia của mình. Hiện đại hoá quân sự là công cuộc khó khăn phức tạp, tuy nhiên, trong lĩnh vực này, TQ đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện nay, về sức mạnh quân sự, TQ được đánh giá là một trong số những quốc gia hàng đầu thế giới. Việt Nam và TQ là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống lâu đời. Thời gian gần đây, với sự nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, quan hệ Việt – Trung đã có bước phát triển vượt bậc, quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” trên cơ sở “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước. Quan hệ quốc phòng hai nước cũng có những bước phát triển cần ghi nhận. Thêm vào đó, sự tương đồng về thể chế chính trị cũng như việc cả hai nước Việt Nam và TQ cùng lựa chọn con đường phát triển chủ nghĩa xã hội như hiện nay cũng làm cho mối quan hệ giữa hai quốc gia trở nên đặc biệt. Theo đó, những bước phát triển của TQ luôn có giá trị tham khảo lớn đối với Việt Nam. Nghiên cứu đề tài “Hiện đại hoá quân sự Trung Quốc 20 năm đầu thế kỷ 21” nhằm đưa ra được bức tranh tương đối hoàn thiện về hiện đại hoá quân 4 sự của TQ trong những năm đầu thế kỷ 21, cũng như thấy được những ảnh hưởng nhiều chiều của công cuộc này đối với tình hình an ninh trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Qua một số bài học được và chưa được của công cuộc hiện đại hoá quân sự của TQ, những nước có quan hệ với nước này có thể có những bước đi phù hợp trong quan hệ với TQ trong thời kỳ ngắn, trung và dài hạn trong đó có Việt Nam. Đồng thời, phát huy những bài học tích cực trong xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, đặc biệt trong công nghiệp quốc phòng “kép” – “quân sự - dân sự”, giúp một số nước, trong đó có Việt Nam tăng cường hiệu quả của chính sách và việc thực hiện đường lối kết hợp quân, dân thúc đẩy phát triển chung của đất nước. Đề tài hoàn thành có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nhận diện TQ nói chung, tài liệu tham khảo giảng dậy về TQ hiện đại tại các trường đại học Việt Nam, đặc biệt là các trường quân sự. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề TQ hiện đại hoá toàn diện thành công là một hiện tượng được giới nghiên cứu quốc tế, trong nước đặc biệt quan tâm từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay. Từng mặt của bốn hiện đại hoá, toàn diện bốn hiện đại hoá đều là những vấn đề khiến thế giới nghiên cứu mổ xẻ, bàn luận và đưa ra những kết luận, tổng kết đủ loại như “mô hình TQ”, “bài học TQ”. Chính vì vậy, vấn đề hiện đại hoá quân sự của TQ được nhiều chuyên gia, học giả nghiên cứu và bàn luận. Ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và phương Tây có nhiều công trình nghiên cứu quy mô. Trong hệ thống các tác phẩm nghiên cứu về hiện đại hoá quân sự TQ viết bằng tiếng Anh, có thể kể tên những tác phẩm như “Cuộc cách mạng về học thuyết quân sự của Trung Quốc" của James C.Mulvenon và David M.Finkelstein (quan chức Mỹ), từ những thông tin thu thập được, hai tác giả đã phân tích và tập trung phản ánh về chiến lược và học thuyết tác chiến chiến 5 dịch mới của quân đội TQ những năm đầu thế kỷ 21, đồng thời phản ánh những đánh giá quan trọng của hai tác giả về nguyên nhân, mục tiêu, phương hướng, nguyên tắc của việc chuyển đổi chiến lược và học thuyết quân sự của TQ; chỉ ra ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi này đối với các nước trong khu vực và các cường quốc lớn. Bộ Quốc phòng Mỹ hàng năm đều đưa ra “Báo cáo Sức mạnh quốc phòng của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”, trong đó nêu ra những vấn đề mới, những phát triển mới về mặt vũ khí trang bị, học thuyết quân sự, ngân sách quốc phòng ... của TQ qua từng năm, đưa ra những ảnh hưởng của sức mạnh quốc phòng TQ tới thế giới, khu vực. Ở trong nước TQ, làn sóng nghiên cứu về quá trình hiện đại hoá quân sự của TQ và chỉ ra những bài học kinh nghiệm của quá trình này cũng lan toả trong giới học giả quân sự cũng như dân sự. Có thể kể đến một số tác phẩm như "Suy ngẫm triết học về cuộc cải cách quân sự màu sắc Trung Quốc" của Hứa Chí Công chủ biên do Nhà xuất bản Quân giải phóng TQ phát hành năm 2008, trong đó chủ yếu tập trung bàn về sự phát triển tư tưởng cải cách quân sự gắn với yếu tố triết học và nâng cao khả năng tư duy chiến lược để thúc đẩy có hiệu quả quá trình hiện đại hoá quân sự. Trong ấn phẩm “Chiến lược quốc tế và cuộc cải cách quân sự mới” của Hùng Quang Khải (nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TQ) xuất bản năm 2003, tác giả đã dành trọn Phần II bàn về chính sách quốc phòng của TQ những năm đầu thế kỷ 21 và yêu cầu xây dựng quân đội phù hợp với xu thế an ninh quốc tế. Ở Đài Loan, các học giả Đài Loan cũng dày công nghiên cứu về quá trình hiện đại hoá quân sự của TQ và đề xuất các biện pháp đối phó trong chiến tranh tương lai. Có thể kể đến “Tìm hiểu sức mạnh quân sự TQ thế kỷ 21: đi theo con đường đánh thắng cuộc chiến tranh công nghệ cao” của tác giả Trần Mạnh Hào xuất bản năm 2000. Tác giả dành 3 chương đầu của cuốn 6 sách lý giải tại sao TQ hiện đại hoá quân sự và sức mạnh quân sự của TQ trong thế kỷ 21 sẽ đạt được tới mức nào. Chương 4, tác giả đặt tưởng định về một số cuộc chiến mà TQ sẽ tham gia và đưa ra những đối sách của quân đội TQ. Tác giả kết thúc công trình nghiên cứu của mình bằng những suy ngẫm của mình về ngoại giao phòng ngự và an ninh khu vực. Trong ấn phẩm “Hiện đại hoá quân sự TQ: lộ trình, thách thức và triển vọng” của David Shambaugh phát hành năm 2004, tác giả đã giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng và tính phức tạp của quân đội TQ, hiểu được thực chất việc cùng tồn tại như là một tất yếu của Mỹ và các quốc gia láng giềng ở khu vực Đông Á và Nam Á của TQ với quân đội TQ hùng mạnh. Đồng thời, tác giả cũng phần nào lý giải các vấn đề mọi người hoài nghi về quân đội TQ như hiện đại hoá với nhịp độ ra sao, sử dụng sức mạnh quân sự mới như thế nào... Tình hình nghiên cứu hiện đại hoá của quân đội TQ ở Việt Nam cũng rất sôi nổi. Có rất nhiều các bài viết ở góc độ nghiên cứu một vấn đề, một mặt của quá trình hiện đại hoá và cũng có những ấn phẩm nghiên cứu quá trình hiện đại hoá quân sự TQ ở các giai đoạn khác nhau hoặc lồng ghép hiện đại hoá quân sự trong các vấn đề khác lớn hơn. Hàng năm, Viện nghiên cứu TQ thường xuất bản cuốn sách toàn diện về các mặt của TQ, trong đó bao giờ cũng có mảng an ninh, quốc phòng, viết về những phát triển mới về lý luận quân sự, trang bị vũ khí, hoạt động đối ngoại quốc phòng... nổi bật trong năm. Một số bài viết của các tác giả trong quân đội Việt Nam nghiên cứu về quân sự TQ có thể kể đến như “Chính sách quốc phòng và Phương châm chiến lược quân sự của TQ” của Đại tá - Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Điệp (2009) trên báo Biên phòng online ngày 28.10.2009, hay các bài nghiên cứu của các tác giả ngoài quân đội như bài “Cương lĩnh quân sự TQ trong thời đại mới” của Thanh Hà trên Bản tin VIT (2009), bài “Thử bàn về sức mạnh của TQ” của Nguyễn Hải Hoành trên Bản tin VIT Online ngày 08.7.2010... Các bài viết 7 của các tác giả đều tập trung làm rõ một số những điểm mới cơ bản về sức mạnh quân sự của TQ trong giai đoạn hiện nay và việc bố trí, sử dụng lực lượng của TQ trong thực hiện chiến lược Hải Dương Xanh, chiến lược “phát triển hoà bình”. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện đại hoá quân sự của TQ ở Việt Nam vấp phải một khó khăn đó là dữ liệu của TQ và phương Tây công bố rất khác nhau và cho đến tận năm 2002, TQ thực sự mới có những công bố chính thức về chính sách và số liệu. Ngoài ra, các nhà xuất bản trong nước cũng xuất bản nhiều tài liệu biên dịch từ các cuốn sách do nước ngoài ấn hành có liên quan đến TQ và vấn đề hiện đại hoá quân sự của họ, đặc biệt là những cuốn sách do các học giả TQ, Đài Loan, Mỹ và phương Tây phát hành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hiện đại hóa quân sự của TQ. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong 20 năm đầu của thế kỷ 21 và dự báo xu hướng phát triển những năm tiếp theo. Phân kỳ trong nghiên cứu TQ tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu để có các kiểu phân kỳ khác nhau, nghiên cứu về kinh tế - xã hội có thể phân kỳ theo kế hoạch 5 năm một lần của ĐCS TQ, hoặc có thể phân kỳ theo các kỳ đại hội ĐCS TQ, nghiên cứu về quan hệ quốc tế của TQ với các nước có thể phân kỳ theo cách lựa chọn mốc từ cải cách mở cửa đến nay (từ năm 1978 đến nay) hoặc từ những mốc có những dấu ấn đặc biệt giữa hai nước. Cũng có thể áp dụng tất cả các dạng phân kỳ này cho một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, tác giả luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hiện đại hoá quân sự của TQ trong 20 năm đầu thế kỷ 21 và lựa chọn làm sáng tỏ quá trình hiện đại hoá quân sự từ năm 1991 đến nay bởi một số lý do: thứ nhất, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến chuyển sau sự sụp đổ của Liên Xô; thứ hai, hình thái 8 chiến tranh trên thế giới có những đổi mới (sự xuất hiện hình thái chiến tranh cục bộ trong điều kiện công nghệ cao hiện đại); thứ ba, TQ đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách mở cửa, thu được nhiều thành tựu đáng kể và cuối cùng là “thập kỷ 1990 là thời kỳ PLA bắt đầu thực hiện hàng loạt cuộc cải cách với mục tiêu nâng lực lượng vũ trang tương lai của TQ lên thành một lực lượng chuyên nghiệp hơn và có năng lực tác chiến hơn” [33,tr.15] “PLA thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá sâu sắc hơn, phạm vi bao trùm lên toàn bộ các khía cạnh hoạt động (phát triển khái niệm tác chiến mới và kỹ thuật tiến hành chiến tranh; hiện đại hoá vũ khí, công tác tuyển quân, giữ và quản lý quân, huấn luyện, điều chỉnh cơ cấu lực lượng...) và qui mô được đo bằng bước ‘nhảy vọt’ về trí tuệ, khả năng chuyên nghiệp và về khái niệm... phải gạt sang một bên những quyền lợi cục bộ lâu đời cũng như những tư duy thiển cận để đưa quân đội TQ tiến vào thế kỷ 21.” [33,tr.17] 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn sử liệu Đề tài thuộc lĩnh vực quân sự, mang tính bao quát cao do vậy những phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp dụng: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: để có cái nhìn chung toàn diện về bức tranh hiện đại hóa quân sự tại TQ. - Phương pháp lịch sử: Để những sự kiện diễn ra theo trình tự đem lại sự rõ ràng, rành mạch cho độc giả. - Phương pháp thống kê: Sẽ có những con số thống kê nhấn mạnh sự phát triển của những vấn đề, nhân tố thuộc đề tài. - Phương pháp dự báo: dự báo (forecasting, projection, prognosis) cao hơn dự đoán (guessing, predicting, crystal ball gazing) bởi dự báo sử dụng những cứ liệu khoa học thay vì chỉ phỏng đoán (kết quả) một cách cảm tính để Việt Nam có được những đối sách phù hợp hơn với tình hình mới trong lĩnh vực quân sự của TQ. 9 Nguồn sử liệu: tác giả có sử dụng một số các tài liệu và sử liệu chính phục vụ cho quá trình nghiên cứu là các văn kiện Đại hội ĐCS TQ khoá 16 và 17; các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, nhà nước và các tướng lĩnh quân đội TQ, các sách trắng quốc phòng TQ. 5. Cấu trúc của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Quá trình phát triển tư tưởng hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc. Chương này được bố cục làm ba phần: Những vấn đề chi phối đến hiện đại hoá quân sự TQ, quá trình hiện đại hoá quân sự TQ đến năm 1991 và quá trình phát triển tư tưởng hiện đại hoá quân sự của các thế hệ lãnh đạo TQ. Chương này tập trung nêu khái lược về những yếu tố tác động đến quá trình hiện đại hoá quân sự TQ và quá trình hiện đại hoá từ thời cổ đại đến năm 1991, đặc biệt là sự phát triển tư duy hiện đại hoá quân đội của người đứng đầu đất nước, đứng đầu quân uỷ trung ương - yếu tố tác động sâu sắc nhất nhưng cũng cụ thể nhất đến tiến trình hiện đại hoá quân sự. Chương 2: Hiện đại hoá quân sự Trung Quốc từ năm 1991 đến nay. Nội dung chủ yếu của chương này là phân tích làm rõ những bước phát triển mới về tiềm lực quân sự của TQ có ảnh hưởng đến thế giới, khu vực. Chương 3: Xu hướng phát triển quân sự của Trung Quốc đến năm 2020 và những tác động ảnh hưởng đối với thế giới, khu vực và Việt Nam. Trong chương này đưa ra một số dự báo về phát triển tiềm lực quân sự TQ 20 năm đầu thế kỷ 21 và ảnh hưởng tới thế giới, khu vực và Việt Nam. Đồng thời, nêu ảnh hưởng, một số kinh nghiệm và bài học của hiện đại hóa quân sự của TQ đối với Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo gồm các ấn phẩm, tài liệu, tạp chí trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề cải cách quân sự trên thế giới, cải cách quân sự của TQ, cải cách học thuyết quân sự của TQ... 10 Chương 1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ TRUNG QUỐC 1.1. NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC 1.1.1. Yếu tố bên ngoài – làn sóng cải cách quân sự trên thế giới Sự phát triển của TQ không tách rời thế giới. Hiện đại hóa quân đội TQ cũng không nằm ngoài trào lưu cải cách quân sự thế giới. Từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20, cùng với việc ứng dụng rộng rãi cuộc cách mạng công nghệ mới vào lĩnh vực quân sự, lĩnh vực quân sự thế giới đã có một cuộc cải cách sâu sắc – từ chiến tranh cơ giới hóa từng bước chuyển sang chiến tranh thông tin hóa. Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng thực sự về chiến tranh, là một cuộc cải cách sâu sắc, rộng rãi mà tới nay vẫn chưa kết thúc trong lịch sử quân sự nhân loại. (1) Cuộc cải cách quân sự trên thế giới là một cuộc cải cách xuyên thế kỷ, ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trong đó có Trung Quốc Alvin Toffler - học giả người Mỹ chia sự phát triển của xã hội loài người thành ba giai đoạn xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp và xã hội thông tin, tương ứng với đó, lĩnh vực quân sự của loài người cũng trải qua một số giai đoạn mang tính lịch sử - chiến tranh bằng vũ khí lạnh, chiến tranh bằng vũ khí nóng, chiến tranh cơ giới hóa và chiến tranh thông tin. Khoảng 2000 năm trước Công nguyên, người châu Á dẫn đầu trong việc chế tạo vũ khí lạnh và sử dụng vào chiến tranh. Thời kỳ từ Thương, Hán tới Tống, Nguyên, TQ dẫn đầu trong việc chế tạo vũ khí bằng sắt và sử dụng trong chiến tranh. Thế kỷ 10 sau Công nguyên, lần đầu tiên người TQ phát minh ra thuốc nổ, đồng thời dẫn đầu thế giới chế tạo ra các loại vũ khí như 11 hỏa tiễn, súng… Sau khi thuốc nổ đến phương Tây, người phương Tây dẫn đầu trong việc kết hợp thuốc nổ với công nghiệp chế tạo cơ khí khiến cho súng, đạn dần trở thành binh khí chủ chiến mới, chiến tranh bằng vũ khí nóng súng đạn dần bước vào giai đoạn hoàn thiện. Việc sử dụng vũ khí nóng ở TQ đã kéo dài 9 thế kỷ từ Bắc Tống tới Nam Tống, triều Nguyên, Minh tới cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất triều Thanh (năm 1840). Còn người phương Tây cũng sử dụng vũ khí nóng kéo dài hơn 600 năm từ thế kỷ 14 sau công nguyên đến thế kỷ 19. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 18, châu Âu nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp, đẩy nhanh tiến trình phát triển của xã hội. Bước vào thế kỷ 19, lần lượt ra đời động cơ đốt trong, vô tuyến điện… cùng với thời đại công nghiệp của xã hội phương Tây, chiến tranh cũng dần đi tới giai đoạn cơ giới hóa. Đặc biệt trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, chiến tranh cơ giới hóa trở thành hình thái chiến tranh điển hình. Bắt đầu từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ mới với công nghệ thông tin là cốt lõi, xã hội loài người dần chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin. Tương ứng, một cuộc cải cách quân sự mới cũng bắt đầu trong lĩnh vực quân sự thế giới. Cuộc cải cách quân sự thế giới đã trải qua quá trình 30 năm đến nay vẫn chưa kết thúc, hiện nay đã bước vào một giai đoạn thực chất mới. Mười năm thai nghén của cuộc cách mạng quân sự là khoảng thời gian từ khi xuất hiện “bom thông minh” sau chiến tranh Việt Nam cho tới cuối những năm 70 của thế kỷ 20. Những nước phát triển như Mỹ ngày càng coi trọng nghiên cứu chế tạo loại vũ khí dẫn đường chính xác này. Đồng thời, Mỹ cũng tập trung nghiên cứu chế tạo hệ thống chỉ huy tự động hóa C3I (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc và tình báo), những năm 70 về cơ bản đã thực hiện tự động hóa chỉ huy. Như vậy, phát triển vũ khí dẫn đường thông minh 12 và hệ thống tự động hóa chỉ huy là trụ cột công nghệ vật chất cơ bản nhất để thai nghén cuộc cải cách quân sự mới. Mười năm đặt nền móng là khoảng thời gian từ khi đưa ra “Dự báo Ogarkov” tới cuối những năm 80. Năm 1979, Tổng tham mưu trưởng Liên Xô cũ đã nhìn thấy những đổi mới bất ngờ xảy ra trong lĩnh vực quân sự, dự báo sự xuất hiện công nghệ tiên tiến tất sẽ dẫn đến “cuộc cách mạng công nghệ quân sự mới”. Ông chỉ rõ, công nghệ thông tin với máy tính điện tử là cốt lõi phát triển nhanh chóng, vũ khí dẫn đường chính xác ra đời số lượng lớn, tất yếu sẽ phá vỡ mô hình phát triển cũ của quân đội, thúc đẩy nổ ra cuộc cải cách mới về quân sự. “Dự báo Ogarkov” gây được sự chú ý trong lĩnh vực quân sự thế giới, nghiên cứu chế tạo công nghệ mới dần hình thành làn sóng ảnh hưởng tới sự phát triển quân sự. Đặc biệt Mỹ đã hình thành Ủy ban chuyên nghiên cứu và đánh giá vấn đề cải cách quân sự mới mà “Dự báo Ogarkov” nêu ra. Quân đội Mỹ đã nghiên cứu đưa ra lý luận mới tác chiến “nhất thể trên không và mặt đất”, tích cực phát triển nhiều hệ thống vũ khí thông tin hóa như tên lửa “Patriot”, máy bay trực thăng “Apache”, hệ thống liên hợp theo dõi và tấn công mục tiêu, đồng thời cải cách biên chế quân đội tương ứng. Thời kỳ này, cải cách quân sự mới trên phạm vi toàn thế giới bước đầu lộ rõ. Mười năm phát triển là chỉ khoảng thời gian từ khi nổ ra chiến tranh vùng Vịnh tới cuối thập kỷ 90. Năm 1990, chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra, vũ khí công nghệ cao mới được sử dụng với số lượng lớn, một loạt phương pháp tác chiến công nghệ cao như chiến tranh điện tử, chiến tranh thông tin, tấn công trên không và tấn công chính xác tầm xa… đã phản ánh những thay đổi cơ bản trong phương thức tác chiến và hình thái chiến tranh, có ý nghĩa vượt thời đại. Thượng tướng Lục quân Mỹ Henry nói “Chúng ta đã nhìn thấy cuộc cải cách quân sự mới trong chiến tranh vùng Vịnh”.[23, tr.64] 13 Sau chiến tranh vùng Vịnh, cuộc cải cách quân sự mới phát triển nhanh chóng ở Mỹ. Trải qua chiến tranh Côsôvô, chiến tranh Apganistan, chiến tranh Irac, cải cách quân sự mới trên thế giới bước vào một giai đoạn thay đổi thực chất. Mỹ vượt xa các nước khác hình thành ưu thế quân sự tuyệt đối, tuy nhiên vẫn không ngừng đẩy mạnh đầu tư, đẩy nhanh sự thay đổi toàn diện của quân đội. Quân đội Mỹ đang phát triển khả năng tấn công chính xác tầm xa toàn cầu, đồng thời đang thực hiện kế hoạch “hệ thống tác chiến tương lai”. “Hệ thống tác chiến tương lai” được tạo bởi nhiều hệ thống như xe mặt đất có người lái và không người lái, vật thể bay không người lái và C4ISR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính và tình báo), khi hình thành khả năng tác chiến thực thì khả năng tác chiến phi tiếp xúc nhanh và mang tính quyết định của quân đội Mỹ sẽ nâng cao lên trình độ mới. Thứ hai, các quốc gia và khu vực khác trên thế giới cũng đẩy nhanh xây dựng thông tin hóa. Nga đã đưa ra mục tiêu tổng quát xây dựng quân đội chính quy hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa, nêu rõ tỉ trọng trang bị vũ khí hiện đại hóa của quân đội Nga sẽ chiếm 35% vào năm 2010 và tới năm 2015 đạt 45%. Quân đội các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và quân đội Đài Loan đều đẩy nhanh xây dựng thông tin hóa.[23,tr.132] Có thể thấy, cải cách quân sự mới trên thế giới đang phát triển nhanh, có ảnh hưởng tới toàn cầu, tới tất cả các quốc gia và TQ không thể nằm ngoài vòng xoáy đó. (2) Diện mạo chiến tranh thay đổi khiến TQ phải thay đổi để theo kịp Sự thúc đẩy của cải cách quân sự mới trên thế giới khiến diện mạo chiến tranh hiện đại đã có một loạt thay đổi mang tính cách mạng như trang bị vũ khí xuất hiện xu thế thông tin hóa, nhất thể hóa, các loại trang bị vũ khí liên kết thành một chỉnh thể hữu cơ; tấn công tầm xa được tăng cường, độ chính xác được nâng cao chưa từng thấy, khả năng sát thương tăng gấp bội phần; tác 14 chiến tung thâm toàn diện, tác chiến phi chiến tuyến… dần trở thành phương thức giao chiến cơ bản của chiến tranh hiện đại. Trang bị vũ khí thông tin hóa từng bước trở thành yếu tố quan trọng trong khả năng tác chiến của quân đội, xây dựng quân đội thông tin hóa trở thành mục tiêu của quân đội các quốc gia chủ yếu trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các quần thể công nghệ cao mới với công nghệ thông tin là cốt lõi và ứng dụng rộng rãi của những công nghệ này vào lĩnh vực quân sự, mức độ thông tin hóa trang bị vũ khí ngày càng cao. Một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây cho thấy, trang bị vũ khí thông tin hóa phát huy vai trò rất quan trọng trong chiến tranh, ảnh hưởng lớn tới kết cục chiến tranh. Quân đội các quốc gia chủ yếu đẩy mạnh nhịp độ xây dựng trang bị vũ khí thông tin hóa, triển khai một vòng cạnh tranh mới xoay quanh việc xây dựng đội quân thông tin hóa. Trong cuộc cạnh tranh này, quân đội Mỹ đi tiên phong. Đầu tư của BQP Mỹ lớn, tập trung xây dựng một đội quân toàn cầu có hệ thống C4ISR, để nâng cao hơn nữa trình độ thông tin hóa quyết sách chỉ huy. Hiện nay, 53% trang bị vũ khí Lục quân Mỹ đã thực hiện thông tin hóa, trang bị thông tin hóa của Hải quân và Không quân đạt tới 70%. Trang bị thế hệ đầu tiên của quân đội Mỹ đã đào thải toàn bộ; tỉ lệ trang bị chủ chiến thế hệ thứ ba của Hải quân và Không quân là trên 90%, Lục quân là 52%; trang bị thế hệ thứ 4 và thứ 5 cũng đang trong giai đoạn phát triển tích cực. Nội hàm hiện đại hóa quân đội của Mỹ đã thay đổi sâu sắc. Cơ cấu tổ chức quân đội dần đi theo mô hình nhỏ gọn, đa năng hóa. Biên chế tổ chức khoa học là khâu then chốt thực hiện kết hợp yếu tố trang bị vũ khí với con người. Cải cách quân sự mới lấy công nghệ thông tin là cốt lõi và nền tảng sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu tổ chức quân đội. Xu thế phát triển cơ cấu tổ chức quân đội tương lai đã lộ ra những đặc trưng sơ khai. Một là quy mô quân đội thu nhỏ, nổi bật là nâng cao chất lượng; hai là cơ chế 15 tác chiến phát triển từ cơ cấu dạng thẳng đứng hình “cây” trước đây sang cơ cấu mặt phẳng dạng “mạng”; ba là biên chế lực lượng theo xu thế nhất thể hóa, đa năng hóa và nhỏ gọn; bốn là cơ chế bảo đảm hậu cần của quân đội phát triển theo hướng nhất thể hóa quân sự với dân sự, bảo đảm liên hợp; năm là cơ chế quản lý trang bị vũ khí phát triển theo hướng cơ chế quản lý tập trung thống nhất cao độ. “Tác chiến tiếp xúc” và “tác chiến phi tiếp xúc” được vận dụng linh hoạt, các dạng thức chiến tranh phát triển theo hướng đa nguyên hóa. Trong chiến tranh thời đại thông tin, do sự phát triển cao của công nghệ quân sự, các dạng thức tác chiến càng linh hoạt: có thể lấy tác chiến mặt đất là chủ đạo, tấn công và chiếm lĩnh lãnh thổ hoặc yếu địa chiến lược nào đó của đối phương; cũng có thể lấy tấn công tầm xa trên không là chủ, phá hủy các mục tiêu chiến lược quan trọng của đối phương để uy hiếp đối phương ép đối phương đầu hàng. Các dạng thức chiến tranh và phương thức tác chiến của quân đội đã xuất hiện các hình thái đa nguyên như “tiếp xúc” và “phi tiếp xúc”. Trong chiến tranh Chesnia, quân đội Nga đã sử dụng phương thức tác chiến “tiếp xúc” tiêu chuẩn, sử dụng số lượng lớn lực lượng mặt đất. Trong chiến tranh Irac, liên quân Anh – Mỹ với mục tiêu tác chiến chiếm lĩnh Batda lật đổ chính quyền Saddam Hussein, đã đưa lực lượng tác chiến mặt đất vào, triển khai tác chiến mặt đất ở khu vực rộng lớn với quân đội Irac. Thực tiễn chiến tranh cho thấy, sử dụng phương pháp nào, dạng thức nào do mục tiêu chiến tranh quyết định. Đồng thời cũng có thể thấy, cùng với sự phát triển của quần thể công nghệ cao với công nghệ thông tin là chủ đạo, “tác chiến phi tiếp xúc” không chỉ là phối hợp các mặt quan trọng của “tác chiến tiếp xúc”, hơn nữa đã từng bước phát triển thành một kiểu tác chiến độc lập. Dưới tác dụng của công nghệ quân sự cao mới, các bước như tình báo trinh sát, định vị mục tiêu, chỉ huy kiểm soát tới đánh giá hiệu quả đều có thể làm rất chính xác. Hệ thống 16 trinh sát công nghệ cao toàn phương vị, trong mọi điều kiện thời tiết và các dải tần có thể cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy về tình hình chiến trường toàn diện, kịp thời cho người chỉ huy. Hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu hiện đại có thể tự động hiển thị tọa độ ba chiều của mục tiêu, tốc độ vận động và thời gian chính xác, cung cấp thông tin định vị với độ chính xác cao. Dưới sự giúp đỡ của hệ thống C4ISR, độ bắn trúng của vũ khí dẫn đường chính xác không ngừng nâng lên, từ đó khiến tấn công chính xác tầm xa ngoài khu vực phòng ngự “phi tiếp xúc” trở thành phương thức tác chiến tương đối thông thường. Diễn biến chiến tranh là sự đối kháng giữa hệ thống và hệ thống, vũ trụ trở thành điểm cao chiến lược mới trong cạnh tranh quân sự quốc tế. Trong chiến tranh thời đại thông tin, nếu không có sự vận hành hiệu quả của hệ thống tác chiến thông tin hóa thì trang bị vũ khí hiện đại cũng khó phát huy tác dụng. Do đó, quân đội các nước phát triển phương Tây đều tập trung vào xây dựng hệ thống tác chiến, không ngừng sử dụng công nghệ số hóa để nhất thể các lực lượng tác chiến với các loại vũ khí trang bị, nỗ lực xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp ba quân, hệ thống tác chiến liên hợp giữa các lực lượng tác chiến và hệ thống tác chiến liên hợp giữa các đơn nguyên tác chiến. Trong tương lai gần, trang bị công nghệ số hóa sẽ trở thành nền tảng vật chất khách quan của đối kháng hệ thống, lực lượng số hóa sẽ trở thành chủ thể của đối kháng hệ thống. Quân đội Mỹ đã khởi động xây dựng chiến trường số hóa. Anh, Pháp, Đức cũng đã xây dựng lực lượng số hóa, tập trung triển khai hệ thống quản lý chiến trường và hệ thống chỉ huy kiểm soát chiến trường để nhanh chóng thực hiện hệ thống hóa các yếu tố tác chiến. Không gian tác chiến không chỉ hạn chế ở khu vực giao chiến trực tiếp, mà mở rộng ra các lĩnh vực trên đất liền, trên biển, trên không, vũ trụ, lộ rõ xu thế phát triển tác chiến toàn phương vị, thăm dò toàn cầu và vươn ra toàn cầu. Đặc biệt, cùng 17 với sự phát triển của vũ khí vũ trụ, không gian bên ngoài không chỉ là nơi bảo đảm tác chiến trinh sát, báo động, dẫn đường và định vị cho chiến trường mặt đất, trên biển và trên không, mà còn trở thành lĩnh vực quan trọng để đôi bên giao chiến. Các nước như Mỹ, Nga… đều tích cực phát triển lực lượng hàng không vũ trụ quân sự. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước trên thế giới, Mỹ kiên quyết phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường, tập trung nghiên cứu và khai thác vũ khí vệ tinh và các trạm không gian, muốn làm bá chủ không gian vũ trụ, không ngừng diễn tập mô phỏng tác chiến không gian, đưa ra ý tưởng thành lập “Phòng tác chiến vũ trụ” trong Bộ Không quân, thành lập trường đào tạo tác chiến không gian mới và dành 50 tỉ USD để phát triển vũ khí không gian. Tóm lại, cải cách quân sự mới trên thế giới đã làm cho diện mạo chiến tranh hiện nay có những thay đổi sâu sắc. TQ xác định “không hiểu xu thế phát triển của cải cách quân sự mới trên thế giới thì không hiểu được chiến tranh hiện đại dẫn tới không thể chỉ huy được chiến tranh hiện đại. Chính vì vậy, TQ kiên quyết thực hiện thành công các mục tiêu hiện đại hoá PLA”. [18,tr.49] (3) Cuộc cải cách quân sự mới vừa là thách thức cũng là cơ hội cho TQ Trải qua mấy chục năm xây dựng đất nước, đặc biệt là sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, TQ đang ở vào giai đoạn lịch sử quan trọng coi phát triển là nhiệm vụ hàng đầu, thông qua phát triển để nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước. Tương ứng với giai đoạn phát triển này, về tổng thể quân sự TQ vẫn ở vào giai đoạn cơ giới hóa và bán cơ giới hóa, chưa tương xứng với yêu cầu đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ thông tin hóa, quốc phòng và quân đội đang ở vào giai đoạn phát triển lấy xây dựng hiện đại hóa là trọng tâm, đi theo con đường tinh luyện lực lượng mang màu sắc TQ. Đối diện với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cải cách quân sự mới 18 trên thế giới, một mặt nếu TQ nhìn thiển cận, hành động chậm chạp, không tích cực thúc đẩy hiện đại hoá quân sự trong nước sẽ bị làn sóng phát triển quân sự thế giới bỏ lại đằng sau, rơi vào cục diện bị động; mặt khác, nếu TQ mù quáng chạy theo, rất có thể kéo tụt nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên, cải cách quân sự mới trên thế giới lại là một thời cơ lịch sử hiếm có để TQ bắt kịp trình độ tiên tiến trên thế giới. Trước tiên, so với xã hội công nghiệp, những yêu cầu tích lũy của xã hội thông tin tương đối thấp. Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, so sánh với chuyển đổi mô hình thời kỳ trước, những yếu tố cơ bản hình thành xã hội thông tin là coi các công nghệ như công nghệ máy tính, công nghệ mạng, công nghệ thông tin … là cốt lõi, đối với những yêu cầu cơ bản tích lũy vốn có của thời đại công nghiệp thì chúng không quá cao. Học giả tương lai nổi tiếng của Mỹ Alvin Toffler cho rằng, yêu cầu tích lũy của thời đại thông tin đối với thời đại công nghiệp chỉ chiếm 30%, rất nhiều quốc gia lạc hậu ở thời đại công nghiệp có thể lợi dụng thời cơ chuyển đổi mô hình thời đại, tiến sang thời đại thông tin. Bộ Quốc phòng Mỹ từng tiến hành một cuộc điều tra phạm vi lớn, kết quả cho thấy: có 100 quốc gia trên thế giới có điều kiện đẩy nhanh xây dựng thông tin hóa, từ đó có khả năng thực tế và khả năng tiềm tàng tiến hành tác chiến thông tin. Thứ hai, phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin rộng, ở trình độ tương đương nhau, giữa các nước trên thế giới có thể sử dụng và cùng hưởng thành quả công nghệ thông tin tương đối hiện đại. Mặc dù các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ kiểm soát công nghệ thông tin, tuy nhiên nếu kiểm soát quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành và công nghệ thông tin của chính bản thân mình. Công nghệ thông tin có tính minh bạch và tính rộng rãi không thể ngăn cản khiến các nước đang phát triển có thể có được công nghệ thông tin tương đối dễ dàng. 19 Điều cần nhìn nhận là, các thành tựu lịch sử trong xây dựng quân đội và quốc phòng của TQ đã đặt nền tảng vật chất kỹ thuật nhất định cho hiện đại hoá quân sự TQ. Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập không lâu, Mao Trạch Đông đã nêu ra “phải nỗ lực xây dựng một quân giải phóng hiện đại hóa, đồng thời lãnh đạo toàn quân nỗ lực không ngừng vì mục tiêu đó”.[2,tr.27] Qua quá trình xây dựng, quốc phòng và quân đội đã có được những nền tảng nhất định. Một là, đặt được cơ sở kỹ thuật không gian ngoài vũ trụ. Qua mấy chục năm xây dựng và tích lũy cơ sở vật chất kỹ thuật, TQ hôm nay đã trở thành cường quốc vũ trụ thứ ba trên thế giới sau Mỹ, Nga, chiếm vị trí quan trọng về phương diện sử dụng và khai thác không gian ngoài vũ trụ, cung cấp điều kiện cơ sở quan trọng để hiện đại hoá theo thời đại chiến tranh thông tin. Hai là, đã đặt nền tảng cho khả năng về tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường. Khả năng thực chiến và uy hiếp của tên lửa hạt nhân chiến lược và tên lửa thông thường là nội dung quan trọng của đấu tranh quân sự hiện đại và chiến tranh hiện đại. Bằng những chỉ đạo của quyết sách chiến lược đúng đắn, công nghệ tên lửa của TQ khởi đầu tương đối sớm, đồng thời theo kịp trình độ hiện đại trên thế giới, mấy chục năm trở lại đây đã gặt hái được thành tựu to lớn. Trong chiến tranh thông tin hóa thời gian tới, khả năng tấn công thông thường tương đối mạnh là biện pháp thực chiến quan trọng của TQ. Ba là, đã đặt được nền tảng công nghệ thông tin và những công nghệ có liên quan. Từ cuối thập kỷ 50 của thế kỷ 20, TQ đã bắt đầu bước vào lĩnh vực máy tính điện tử và đạt được kết quả ban đầu, sau đó, lĩnh vực này bị ngừng lại do nhiều nguyên nhân lịch sử. Sau thập kỷ 80, dưới sự cổ súy của Đặng Tiểu Bình, nhà nước đã khởi động kế hoạch “863” có ý nghĩa chiến lược lớn, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các quần thể công nghệ cao mới với công nghệ thông tin là cốt lõi. Hiện nay, công nghệ thông tin của TQ đã đạt được mức độ tương đối, thu hẹp khoảng cách với trình độ hiện đại của 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng