Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hí khúc nguyên và vở tạp kịch tây sương ký của vương thực phủ...

Tài liệu Hí khúc nguyên và vở tạp kịch tây sương ký của vương thực phủ

.DOC
34
839
80

Mô tả:

Hí khúc nguyên và vở tạp kịch tây sương ký của vương thực phủ.doc
HÍ KHÚC NGUYÊN VÀ VỞ TẠP KỊCH TÂY SƯƠNG KÝ CỦA VƯƠNG THỰC PHỦ 1.Hí khúc Nguyên: 1.1.Hí khúc Nguyên là gì? Tạp kịch , hí kịch , hí khúc là tên gọi để chỉ chung khúc điệu của phương Bắc để diễn xướng. Còn phía Nam có một loại hí kịch dùng khúc điệu miền Nam gọi là Nam Hí ,mức độ phồn vinh không bằng tạp kịch. Ngày nay, người Trung Quốc dùng từ hí khúc để chỉ chung hí kịch truyền thống thời cổ đại của Trung Quốc, cũng như những loại hí kịch cận đại bao gồm cả kinh kịch và các loại hát tại các địa phương, vì trong tất cả những vở hát việc diễn xướng bằng khúc có địa vị quan trọng đăc biệt. Từ hí khúc, chiết tự ta có hí là trò và khúc là điệu hát . Từ hí khúc , theo hiện nay được biết bắt đầu từ Thủy Vân Thôn Cảo của Lưu Thuyên vào cuối đời Tống đầu đời Nguyên, đấy là chỉ loại hí văn trong dân gian ở phía Nam.Còn trong sách Nam Thôn Chuyết Canh Lục của Đào Tôn Nghi cuối đòi nhà Nguyên thì hí khúc được nói đến chỉ gồm loại tạp kịch đời Tống và hí văn thời Nam Tống. Đến khi Vương Quốc Duy viết quyển Tống Nguyên Hí Khúc Sử thì dùng từ hí khúc để chỉ chung các loại hí kịch truyền thống cua Trung Quốc. Xét về tính chất thì hí khúc của Trung Quốc thực tế chính là ca kịch có sự tham gia của vũ đạo. Nó là một loại hình trình diễn trên sân khấu pha trộn nhiều yếu tố như hát, nói, múa, động tác cách điệu trò diễn. Nghệ thuật sân khấu Trung Quốc là một sự kết hợp giữa văn học kể chuyên với văn thơ trữ tình và các nghệ thuật trình diễn khác. Hí khúc đời Nguyên mở ra một hướng mới trong đời sống văn học nghệ thuật Trung Quốc tạo ra 1 thể loại mới với đặc điểm nổi bật là sự kết hợp chặt chẽ giữa sang tác văn học và nghệ thuật trình diễn. 1 Hí khúc Trung Quốc có nguồn gốc từ rất xa xưa, bắt nguồn từ những điệu ca vũ nguyên thủy, cho đến những cuộc biểu diễn có tính vui chơi giải trí trong cung đình, cũng như trong dân gian sau này. Nếu xét đến nguồn gốc của hí khúc đòi Nguyên thì chủ yếu có hai nguồn gốc:một là nghệ thuật diễn xướng ở các đời Tống và Kim-Chư cung điệu, hai là từ những vở kịch ngắn chủ yếu dùng để chọc cười từ đời Tống đến đời Kim - Tạp kịch đời Tống và Viện bản đời kim. Ngoài ra, chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của hí kịch đời Nguyên thế kỉ 13, còn có một số môn nghệ thuật đời Đường Tống như Đạp dao nương và bảnThoại . Đạp dao nương là một loại kịch hát có từ đời Đường, bao gồm ca, múa, nói, động tác và có cả âm nhạc đệm theo. Đây là một trò diễn nhỏ có tính địa phương, kể chuyện một người nghiện rượu, hay hành hạ vợ, nên vợ kêu ca với bà con xung quanh, kể lễ vừa hát vừa làm động tác biểu diễn. Việc biểu diễn đã kết hợp cả múa hát nói năng nên đã mang tính diễn truyện. Khi diễn thì đàn ông đóng vai giả làm đàn bà, ra sân khấu, đến khi người chồng đến thì làm những điệu bộ như cãi cọ, đánh nhau dể mua vui. Ngoài hai vai chính còn có vai điển khổ chuyên pha trò cho thêm náo nhiệt vui vẻ. Những màn diễn này rất được quần chúng hâm mộ, người đứng kín cả quãng đường, chen chúc nhau để xem. Thoại bản là một loại hình trình diễn cũng đã có từ đời Tống. Đây là một lời nói có vần thường do hai diễn viên trình bày và gây được hiệu quả diễn xuất cao, kể chuyện sinh động, có cảnh có tình, đã gợi ý rất nhiều cho việc xây dựng vở diễn của tạp kịch. Nghệ thuật diễn xướng có một lịch sử rất xa xưa tại Trung Quốc. Giai đoạn giữa đời Bắc Tống, nghệ nhân Khổng Tam Truyền đã sáng tạo ra một thứ Chư cung điệu dùng để thuyết xướng những câu chuyện kể trường thiên. Chư cung điệu là các điệu hát khác nhau mà người ta dùng để kể lại một tích truyện. Bên cạnh các điệu hát còn xen vào những đoạn nói thường để dẫn dắt những câu chuyện. Chư cung điệu đã có từ đời Tống, Kim, thuận lợi để miêu tả tình cảm 2 nhân vật. Đến đời Kim có Tây Sương Kí Chư cung điệu của Đổng Giải Nguyên đánh dấu nghệ thuật diễn xướng dã phát triển đến giai đoạn hoàn chỉnh. Do vậy người đời trước bảo Đổng Giải Nguyên chính là người sáng tạo đầu tiên Bắc khúc, nó đã dựa vào những cung điệu khác nhau cũng như những nhạc khúc khác nhau kết hợp lại để diễn xướng từng đoạn tình tiết của nội dung câu chuyện, chen lẫn với những đoạn nói thường. Phương thức đó được tạp kịch kế thừa. Nó đã dùng hình thức kết cấu phức tạp, dùng cách miêu tả nhân vật tế nhị, nhất là thông qua những nhân vật trong câu chuyện tự bạch (tức hình thức thay lời dẫn giải) để triển khai nội dung tình tiết. Nghệ thuật biểu diễn có đặc điểm lấy khôi hài chọc cười làm chính, bắt đầu bằng các tượng thần ở trong cung đình thời cổ được gọi là ưu. Về sau được loại hình nay diễn hóa thành Lộng tham quân do các nô tì biểu diễn. Niên đại xuất hiện loại biểu diễn này có từ đời Đông Hán. Đến đời Đường thì Tham quân hí đã rất thịnh hành. Các trò diễn nhào lộn, tạp kĩ đã cung cấp nhiều miếng trò cho tạp kịch. Tạp kịch đời Tống và viện bản đời Kim mặc dù hãy còn ấu trĩ nhưng nó về cơ bản đã hình thành nên hí khúc. Nội dung của nó vẫn lấy chọc hài khôi cười là chính. Nhưng sự diễn xuất của nó đã bắt đầu có những tình tiết của một câu chuyện đơn giản. Một câu chuyện mà hình thức của nó chú trọng đến hát hoặc ngâm nga, nói bằng những lời nói thường. Tuy nhiên, những loại này vẫn được kết hợp với nhau. Về vai diễn thì có bốn hoặc năm người, mỗi người có tên riêng. Từ danh mục hí kịch hiện còn giữ được để xét, cho thấy viện bản đời Kim so với tạp kịch đời Tống có cốt chuyện rõ ràng hơn như Mộng Trang Châu, Ác chiến Xích Bích, Đỗ Phủ du xuân, Trường Xuân Nấu Biển…đều được hí khúc đời Nguyên kế thừa. Hí khúc đời Nguyên đã trực tiếp kế thừa viện bản đời Kim, đồng thời kết hợp với nhiều đặc điểm trong Chư cung điệu, cũng như hấp thụ một số thành phần nào đó trong nghệ thuật diễn xuất từ dân gian phát triển qua. Nhưng hí khúc đời Nguyên nói cho cùng, vẫn có sự phân biệt về chất lượng so với viện bản đời Kim. 3 Vì đến hí khúc Nguyên thì mới xuất hiện kịch bản văn học một cách hoàn chỉnh, phong phú giàu tính hí kịch. Ngoài hình thức trình diễn trên sân khấu là một đóng góp xuất sắc của nghệ thuật đời Nguyên, về mặt văn học, hí khúc cũng giữ một vai trò quan trọng trong thời kì này. Trước đó văn học Trung Quốc thiên về thơ và tản văn, đến thế kỉ 13 kịch nghệ ồ ạt nảy nở tạo cho quang cảnh văn học nghệ thuật Trung Quốc khác hẳn trước. Thời kì hưng thịnh của thơ Đường, từ Tống đã qua. Giờ đây văn học đã chuyển sang kể chuyện bằng kịch đời Nguyên và sau đó là Tiểu Thuyết MinhThanh. Văn học kịch là sự xuất hiện mới mẻ trong lịch sử, được văn học đi vào những mảng đời thực hơn, bi đát hơn là những nỗi u hoài của thơ từ Đường Tống với những tiếc nuối về quá khứ. Hí khúc đời Nguyên tức là văn học sân khấu mới đã dưa người xem trực diện với những số phận éo le, tình cảnh bức xúc ngay trong cuộc sống hiện tại. Tình hình tạp kịch đời Nguyên có thể chia ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ đầu từ 1251-1307 có nhiều thành tựu. Những tác giả tiêu biểu là Quan Hán Khanh (Cứu Dương Trần, Đậu Nga Oan), Vương Thực Phủ (Tây Sương Kí), Bạch Phác (Tường Đầu Mã Thượng), Mã Trí Viễn (Hán Cung Thu), Kỷ Quân Tường (Triệu Thị Cô Nhi).Thời kì này trung tâm tạp kịch là ở Đại Đô (Bắc Kinh). Sang thời kì sau trung tâm tạp kịch chuyển xuống Hàn Châu, rồi Giang Tô, Chiết Giang với những soạn giả nổi tiếng là: Trịnh Quang Tổ, Cùng Thiên Đỉnh, Tần Giản Phu… 1.2.Đặc điểm của hí khúc đời Nguyên: 1.2.1.Những đặc điểm về nội dung: Phản ánh rộng rãi đời sống các tầng lớp nhân dân. Nhìn từ đề tài, hí khúc đời Nguyên phản ánh cuộc sống rộng rãi và sâu sắc hơn nhiều các tác phẩm văn học trước kia. Dưới ngòi bút của các tác giả, trừ kẻ thống trị tối cao là hoàng đế đến người dân bình thường bị áp bức, bị bóc lột đã xuất hiện với tất cả vóc dáng, 4 tư tưởng, tình cảm và cuộc sống hàng ngày của họ. Đặc biệt nổi bật là, cuộc sống của quần chúng lớp dưới đã đước khá nhiều nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ. Các anh hung hảo hán trong hàng ngũ khởi nghĩa nông dân, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, người đánh cá, hái củi, người cày ruộng, kẻ lưu lạc, người chịu rét chịu đói, kẻ thư sinh bần hàn, các kỹ nữ và cả dưỡng nữ…Tất cả những con người bình thường ở địa vị xã hội thấp hèn ấy đã trở thành hình tượng nhân vật chính diện chủ yếu của tác phẩm văn học. Thoại bản đời Tống cũng đã mở ra lĩnh vực mới này của văn học, hí khúc Nguyên đã có sự nổ lực lớn hơn trên cơ sở cũ, làm cho nó được mở rộng và nâng cao hơn. Hí khúc đời Nguyên không chỉ phản ánh các hiện tượng đời sống xã hội nói chung mà còn thể hiện được những sự thật bản chất của xã hội phong kiến. Nó ca ngợi sự phản kháng bằng nhiều hình thức của nhân dân lao động chống lại tập đoàn thống trị phong kiến. Nó đả kích,châm biếm bọn tay chân của giai cấp thống trị, bao gồm quan lại ngu đần, hồ đồ, tham nhũng, coi thường pháp luật, bọn cường hào ác bá, bọn thân sĩ bức hại nhân dân. Cả mánh khóe cho vay nặng lãi đặc biệt của thời Nguyên-một hình thức bóc lột tàn khốc cũng được vạch trần. Nội dung kịch bản thể hiện một lí tưởng chính trị tiến bộ. Xét từ mối quan hệ giũa văn học và chính trị, đem so sánh với tác phẩm văn học trước, hí khúc đời Nguyên đã phản ánh rộng rãi hơn, trực tiếp hơn cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội phong kiến. Ví dụ, tác phẩm lấy đề tài trong cốt truyện Thủy Hử có đến hơn ba mươi loại. Các tác phẩm này đã ca ngợi lực lượng và trí tuệ của nhân dân, ca ngợi cách mạng nông dân, đặt cơ sở cho sự xuất hiện của bộ tiểu thuyết viết về cách mạng nông dân là Thủy Hử. Các tác phẩm này viết về cách mạng nông dân với một lập trường khẳng định, thể hiện được lí tưởng chính trị của nhân dân. Cũng như vậy, so sánh với văn học trước nó, hí khúc đời Nguyên bao hàm một tư tưởng phản nghịch mạnh mẽ và sắc cạnh hơn. Ví như trong Đậu Nga Oan (nỗi oan của nàng Đậu Nga), tác giả đã thông qua hình tượng Đậu Nga để chỉ 5 trích nền chính trị phong kiến ngang trái quan lại bất chấp phép công, dân đen có miệng chẳng dám nói năng , còn tiến thêm một bước chửi trời chửi đất, tố cáo cả hoàng thiên hậu thổ là kẻ vẫn được coi là người chủ trì công lí, thể hiện ý chí phản kháng và đấu tranh của người dân bình thường. Ngoài ra, hí khúc Nguyên còn thông qua việc khắc họa hình ảnh bọn cường hào ác bá rút xương tủy nhân dân, vạch trần hiện thực nhuốm máu của ách áp bức bóc lột phong kiến trong xã hội đương thời, mà trong xã hội đương thời, kẻ thống trị tối cao và chủ yếu chính là tầng lớp trên của tộc Mông Cổ. Đối với nhân dân các dân tộc bị áp bức nói chung, mâu thuẫn giữa họ với bọn thống trị Mông Cổ vừa là mâu thuẫn giai cấp lại vừa là mâu thuẫn dân tộc. Có một số vở tạp kịch, thông qua mâu thuẫn giai cấp để thể hiện gián tiếp mâu thuẫn dân tộc, coi kẻ thù dân tộc cũng là kẻ thù giai cấp. Những tác phẩm ấy đã có sự phê phán và khiển trách bọn thống trị Mông Cổ, thể hiện được tư tưởng tình cảm của tất cả nhân dân bị áp bức, đặc biệt là rất nhiều nhà văn đã miêu tả các nhân vật trong giai cấp thống trị rất ngu xuẩn, ngược lại, nhân dân bị lăng nhục thì lại rất thông minh. Chính ở điểm này, hí khúc đời Nguyên đã tự giác rõ phương thức đấu tranh tự giác và độc đáo. 1.2.2. Những đặc điểm về hình thức: 1.2.2.1. Kết cấu: Một vở tạp kịch đời Nguyên có bốn màn, và thông thường có thêm một tiết tử nữa, tiết tử có thể có hoặc không, mà cũng có thể có hai, ba tiết tử riêng biệt. Một màn có có nghĩa là một đơn vị trong câu chuyện (đồng thời cũng là một đơn vị của âm nhạc). Giữa bốn màn hầu hết để biểu diễn các tình tiết gồm: khởi , thừa , chuyển , hợp . 6 Tiết tử vốn có nghĩa đen là một cái chiêm bằng gỗ, dùng để chiêm cho đồ gỗ được cứng, được vững chắc. Hiểu theo nghĩa bóng trong tạp kịch thì nó lả một màn diễn ngắn ở đầu tuồng, hoặc một màn diễn ngắn khi chuyển đoạn. 1.2.2.2. Lời ca và đặc điểm diễn xướng: Lời ca là bộ phận cốt lõi trong tạp kịch đời Nguyên, cứ một màn thì được dùng một tổ hợp nhạc khúc trong một cung điệu để xây dựng nên, đồng thời để sử dụng bốn vận cho tới cuối màn- cho nên mới nói mỗi màn cũng là một đơn nguyên về âm nhạc. Trong bốn màn có thể chọn bốn loại cung điệu khác nhau. Vào đời nhà Nguyên có đến chín loại cung điệu: Tức tiên lữ cung, Nam lữ cung, Chính cung, Trung lữ cung, Huỳnh chung cung, Song điệu, Việt điệu, Thương điệu, Đại thạch điệu. 1.2.2.3 Tân bạch: Tạp kịch đời Nguyên lấy ca làm chủ, lấy nói làm khách. Do vậy, những lời nói trong vở kịch được gọi là tân bạch (tân tức là khách . bạch tức là nói ). Những lời nói trong một vở kịch, có loại nói thường, có loại nói theo vần. Loại nói thường được dào kép dùng tiếng nói thông dụng của người ngoài để nói, gọi là khẩu ngữ . Riêng lời nói có vần thì được sử dụng thi ca, từ hoặc lời văn có vần. Tân bạch có thể xen vào giữa hai bài hát, hoặc giữa một bài hát nào đó, gọi là đới bạch . Những lời nói này chẳng những dùng để kể chuyện, mà còn để bày tỏ tình cảm của những vai diền ngoài vai chính, có tác dụng rất quan trọng trong việc thể hiện tình tiết của vở kịch cũng như cá tính của nhân vật, cho nên người ta thường nói Ca và nói phải tương quan với nhau . 7 1.2.2.4 Khoa phạm: Gọi tắt là khoa , tức là những động tác và những thái độ để tạo hiệu quả trên sân khấu mà người diễn viên phải thể hiện. 1.2.2.5 Vai diễn: Các vai diễn trong tạp kịch đời Nguyên có thể chia thành năm loại lớn là: đán, mạt, tịnh, ngoại, tạp (đào, kép, nịnh, lão, linh tinh). Dưới những vai chủ yếu như vậy, còn chia ra một số vai phụ khác, tạo thành một số loại hình nhân vật trong một vở kịch để tiện cho việc diễn xuất theo công thức. 1.3 Nguyên nhân khiến cho tạp kịch đời Nguyên phát triển hưng thịnh: Trong sáng tác văn học đời Nguyên, nhìn chung tạp kịch có thành tựu lớn hơn cả. Tạp kịch ra đời từ thời kỳ Mông Cổ (1206- 1271) và hưng thịnh giữa các năm Chí Nguyên, Đại Đức (1265-1307). Có thể nói, tạp kịch đời Nguyên là sự kết hợp giữa viện bản trong kịch địa phương phương Bắc và chư cung điệu truyền thống và cổ điển thời Tống- Kim. Nó là một loại hình văn nghệ kiểu mới, phát triển trên cơ sở kế thừa các loại hình thức nghệ thuật đời trước. Sở dĩ tạp kịch đời Nguyên phát triển hưng thịnh là do các nguyên nhân sau:  Thứ nhất, sự phồn vinh và ổn định của kinh tế đô thị.  Thứ hai, cùng với sự mến mộ và nhu cầu thưởng thức tạp kịch của dân chúng đô thị đã kích thích nhà văn sáng tác, mà họ phần đông là giới trí thức, gần gũi với tầng lớp dưới của xã hội.  Thứ ba, sự hợp tác chặt chẽ và học hỏi lẫn nhau giữa diễn viên kịch và tác giả có tác dụng xúc tiến sự phát triển và hưng thịnh của tạp kịch. 8  Thứ tư, do người Mông Cổ, đặc biệt là giai cấp thống trị, rất thích ca vũ, hí khúc (các tác phẩm nổi tiếng như Mông thát bị lục , Tây Phương Vương Mẫu hiến đào tiên …)  Thứ năm, xét về góc độ người sáng tác thì bản thân các nhà văn sáng tác tạp kịch là do họ coi thường công danh phú quý. Nghĩa là họ đã coi sáng tác tạp kịch như là sự nghiệp của mình, như là điểm tựa để an thân lập nghiệp một đời người. 2. Vương Thực Phủ và vở tạp kịch Tây Sương Kí: 2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Vương Thực Phủ: Do tài liệu còn rất ít nên ngày nay người ta không biết nhiều về thân thế, cuộc đời của Vương Thực Phủ. Vương Thực Phủ tên thật là Đức Tín, về năm sinh của ông thì sử sách không ghi chép, theo quyển Lục Quỉ Bạ của Thiến Nhất Cát thì Vương Thực Phủ sống cùng thời với Quan Hán Khanh, có thể nhỏ hơn Quan Hán Khanh ít tuổi. Trong quyển Bắc Cung Từ Kí của Trần Sở Văn có một bài tản khúc của Vương Thực Phủ, với nhan đề là Thoái ẩn cho ta biết lúc trẻ nhà văn đã từng làm quan nhưng ông lận đận trên đường rễ hoạn, đến buổi vãn niên thì ông lui về sống ẩn dật. Cứ theo truyền thuyết thì trong lúc làm quan, Vương Thực Phủ rất thanh liêm, được nhân dân rất mến mộ, khốn nỗi quan trường đương thời lại đầy hắc ám, tham quan ô lại bắt tay với đám quý tộc Mông Cổ cướp bóc tài sản nhân dân, cướp đoạt vợ con người khác, hành động tàn ác ấy diễn ra như cơm bữa. Trong hoàn cảnh như vậy, một quan chức thanh liêm như Vương Thực Phủ tất nhiên sẽ bị đã kích, bài trừ và tự thân ông cũng thấy chán ngán nên đã từ quan lui về sống ẩn dật. Vương Thực Phủ là người ở Đại Đô nên sau khi từ quan về nhà, suốt ngày la cà trong chốn ca lâu, tửu quán, dùng thư bút mà hội họp văn nhân tài tử và kết bạn 9 với đám đào kép ca kỷ. Cũng theo truyển thuyết thì Vương Thực Phủ qua lại mật thiết với Quan Hán Khanh, Thang Hiển Tổ, Trịnh Quang Tổ…Mọi người đều khâm phục tái năng sáng tác của Vương Thực Phủ. Còn qua bài điếu văn Lăng ba tiên của Gỉa Trọng Minh cho thấy ông chừng như là một văn nhân phong lưu luân lạc, suốt đời sống trong các giáo phường Câu lan , viết từ chương có phong vận rất đẹp, mọi người trong sĩ lâm đều bái phục, có tiếng tăm trong thời bấy giờ. Theo cuốn Lục Qủy Bạ ghi chép thì ông có đến mười bốn vở tạp kịch, nhưng còn nguyên vẹn thì chỉ có ba vở: Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương kí, Lã Mộng Chính phong tuyết phá đao kí , và Tứ thừa tướng ca vũ Lệ Xuân đường . Có hai vở không nguyên vẹn là Tô Tiểu Khanh nguyệt dạ phán trà thuyền và Hàn Thái Vân ti trúc Phù dung đình. Tản khúc còn lại rất ít. Vở Tây sương kí ( tên đầy đủ là Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương kí ) là tác phẩm thành công nhất của Vương Thực Phủ, ra đời vào khoảng những năm cuối thế kỷ thứ 13 đầu thế kỷ 14, là thời của vua Thành Tông nhà Nguyên Thiết Mộc Nhĩ. Câu chuyện Tây sương kí bắt nguồn sớm nhất từ Oanh Oanh truyện của Nguyên Chẩn đời Đường, nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất của Tây sương kí chư cung điệu của Đổng Giai Nguyên đời Kim, tình tiết đã gia công, phát triển và nâng cao thêm. Văn chương của Hội Chân kí khá đẹp nhưng tình tiết thì có nhiều điều đáng trách. Trương Quân Thụy sau khi công thành danh toại đã rẻ rúng tình xưa. Sau này, Đổng Giải Nguyên đời Kim trong Tây sương kí chư cung điệu đã cải biên chuyện Hội Chân kí, cho Trương Quân Thụy là một người đàn ông chung tình, tránh cho Oanh Oanh nỗi bất hạnh bị phụ bạc. Tác giả đã lấp hết những sơ hở trong cốt truyện, tước bỏ những chổ rườm rà làm cho tính cách nhân vật phát triển hợp tình hợp lí hơn, đồng thời phát huy đầy đủ sở trường của thể hí kịch, làm cho mâu thuẩn kịch liệt hơn, tính cách nhân vật rõ nét hơn, miêu tả tâm 10 lí tế nhị hơn, ngôn ngữ cũng tinh luyện hơn. Do sự sáng tạo của Vương Thực Phủ, Tây sương kí đã trở thành một tác phẩm bất hủ trong hí kịch cổ điển Trung Quốc. 2.2. Vở tạp kịch Tây sương ký của Vương Thực Phủ: 2.2.1. Nội dung, tư tưởng cách tân trong vở kịch Tây sương ký: Vở kịch Tây sương ký đã nói đến một vấn đề xã hội rất lớn trong thời đại bấy giờ: tình yêu và hôn nhân của thanh niên trong xã hội phong kiến. Nội dung, tư tưởng cách tân của vở kịch được thể hiện thông qua một tình yêu, một cuộc hôn nhân vượt qua mọi rào cản và lễ nghi phong kiến. Mặc dù tác giả đã giải quyết mâu thuẫn bằng con đường khoa cử công danh, một hạn chế tư tưởng nhất định nhưng tác phẩm vẫn chứa những điểm sáng của nó. Nó là tiếng nói mạnh mẽ đả kích chế độ phong kiến lỗi thời nặng nề cổ hủ, đề cao tình yêu tự do hôn nhân, đề cao quyền sống của con người đặc, biệt là người phụ nữ. Có thể thấy tinh thần này không chỉ có ở Tây Sương Ký mà còn có ở nhiều vở kịch khác như Mẫu đơn đình của Thang Hiền Tổ, tuy vở kịch mang nhiều chi tiết kỳ ảo hoang đường nhưng nội dung tư tưởng chính của tác phẩm đều ca ngợi tình yêu đôi lứa. Chính vì chứa đựng những tư tưởng mới nên Tây Sương Ký có ảnh hưởng rất lớn đến những tiểu thuyết và kịch bản viết về đề tài tình yêu sau này. Tất cả các kịch bản của Trung Quốc xưa đều được viết dựa theo một lam bản, vở Tây sương ký được viết dựa theo lam bản là Hội chân ký nhưng khác với Hội chân ký của Nguyên Vy Chi ở chỗ nó kết thúc có hậu. Một phần ảnh hưởng bút pháp từ Oanh Oanh truyện và đặc biệt dấu ấn của Tây Sương Ký chư cung điệu (Đổng Giải Nguyên) nhưng đã được gia công về hình thức cũng như nội dung tư tưởng. Mở đầu câu chuyện tình giữa chàng Trương và nàng Thôi từ sự gặp gỡ bất ngờ, cũng vì lí do lễ giáo xưa con gái không được bước ra khỏi khuê phòng đề bảo vệ trinh tiết, đến khi bước chân về nhà chồng các cô gái ngày xưa cũng chưa từng nhìn thấy mặt người chồng của mình như thế nào. Lý do nào thúc đẩy để đưa đến cuộc tình éo le này? Chính là từ lời nói của bà lớn, chính bà đã tạo cơ hội cho kẻ 11 khác thấy được dung nhan Oanh Oanh chăng? Mà lỗi cũng chẳng phải do bà lớn, chẳng phải lỗi do Oanh Oanh mà cũng chẳng phải do lỗi của tài tử. “ Vậy thì câu chuyện đưới trăng ở Mái Tây, chẳng phải do quan Tướng Quốc tạo nên nhân, thì còn ai vào đây nữa!” theo Thánh Thán. Người ta sống trong đời làm gì cũng phải cân nhắc vì mỗi việc ta tạo ra đều là cái nhân cho những chuyện về sau sách phật đã dạy thế. Đôi trai gái yêu mến nhau vì cái tài cái sắc, là sự rung động từ trái tim chứ không để ý gì đến gia thế của nhau. Nàng thấy chàng tài hoa phong nhã trách sao không nhớ đừng thương : “…Phong lưu, tài học vẹn mười! Mặt trông sáng sủa, người coi dịu dàng! Tính tình chắc hẳn nhẹ nhàng, Bảo ta không nhớ đừng thương được nào…” Thật con người như Oanh Oanh bảo ai không yêu cho được, từ cái đẹp ngoại hình đến tâm hồn đều toát lên một vẻ dịu dàng quý phái khiến người ta say đắm. Dáng điệu thướt tha như liễu như hoa khiến người muốn được nâng được nâng niu ôm ấp, khiến cho lòng Trương say, đứng ngồi không yên lòng bồn chồn nghĩ tới tính lui làm sao được gặp được nàng cho thỏa khao khát. “Mắt hoa miệng những nghẹn lời Thần hồn tơi tả lưng trời bay xa Nói năng đùa cợt mặc ta Nghiêng vai chỉ bứt bông hoa mỉm cười…” Tất cả những gì thuộc về Oanh Oanh dù là bình thường nhưng cũng rất đẹp qua con mắt của Quân Thụy : “ Trâm hoa cài lệch một bên, Mặt xuân mừng, giận càng nhìn càng say Mày in trăng mới xinh thay, Cong cong bên mái tóc mây rườm rà! Sượng sùng miệng chửa nói ra 12 Răng là ngọc chuốt, môi là son tươi, Lâu lâu mới nói lên lời,véo von oanh hót bên ngoài lớp hoa!” Cả hai kẻ trai tài gái sắc gặp nhau tránh sao không tìm đến với nhau. Và thế là Quân Thụy xin trọ để có cơ hội được nhìn rõ mong được kết duyên loan phượng với người đẹp không thì cũng nhìn cho đã con mắt. Từ khi gặp gỡ mối lòng như tơ vò, nàng thấy khổ sở khi không được tự do thổ lộ tình yêu của mình: Lòng đôi bên cách một tường đông Kim vàng ai đó? Xin ngắt sợi chỉ hồng cho ai? Oanh Oanh đã gặp chàng Trương và cũng đã để ý đến tài mạo của chàng. Trong đêm ra thắp hương ngoài vườn hoa rồi nghe chàng đọc thơ: Vằng vặc đêm trong nguyệt! Âm thầm cảnh dưới hoa Cớ sao kề bóng sáng, Chẳng thấy mặt Hằng Nga? Oanh Oanh đã mến người này lại mến tài thấy bài thơ hợp ý hợp tình như có cùng tâm sự nên đã nhanh chóng họa lại: Vắng vẻ nơi buồng gấm, Buồn xuân, thẹn với hoa! Xót tình ai bạo bực, Họa có khách ngâm nga? Thật một kẻ tài sắc, lời thơ họa lại khiến cho cậu Trương mừng rỡ chỉ mong được cùng xướng họa cho đến sáng không suy nghĩ được điều gì hơn nữa. Nhưng dù sao nàng cũng là con gái danh giá nhà quan tướng quốc sao có thể xàm sỡ ngay được, ví như thế còn gì là khuê nữ. Cũng như khi nói về Quân Thụy cũng là nói về một kẻ hào hoa phong nhã đường đường là quân tử chứ không phải là phường chơi hoa ghẹo nguyệt tầm thường: Vốn tính tôi nhát gái lạ đời: 13 Thoáng trông là thẹn đỏ người lên ngay? Cớ sao gặp gỡ lần này, Bể lòng lại thấy vơi đầy yêu đương! Mắt nhìn đã nẩy hồng quang! Nghĩ càng tê tái, mong càng ngẩn ngơ! “Vở Tây Sương viết ra cốt là để tả Song Văn, thế nhưng Song Văn vốn là trang sắc nước hương trời, trang sắc nước hương trời không phải cứ mua nhiều son phấn tô điểm nên được đâu! Vả Song Văn là bậc người trời… Muốn tả Song Văn mà không tả được, nên đó không tả nữa mà tả cậu Trương trước, đó là phép bí mật của con nhà hội họa, gọi là phép nhuộm mây nẩy trăng vậy”. Tả cậu trương rồi lại “tả vào con Hồng đã. Sau này tả Song Văn, tự nhiên sẽ có những bút mực lạ lùng, tô nên một vẻ đẹp riêng…” Bóng dáng thực con nhà lịch sự, Trăm phần không lẫn nửa trai lơ! Sẽ cúi đầu khép nép chòa sư Môi son hé nói thưa phép tắc. Khuôn mặt đẹp không cần trang sức Quần áo xô khéo mặc cũng xinh!” Đến con hầu mà cũng như thế thì tiểu thư con hơn gấp vạn lần nữa chứ, ý ở đây là vậy. Ngay từ lần đầu bị Quân Thụy chặn đường hỏi Hồng Nương đã bộc lộ là một người bạo dạn có cá tính, ăn nói đối đáp sắc sảo vận dụng những lời dạy của cổ nhân một cách chính xác. Khi Quân Thụy hỏi về cô chủ, Hồng Nương tỏ thái độ rất tức giận cho rằng là người không đàng hoàng “ cậu là người có học há không nhớ câu: Chớ làm việc trái lễ; chớ nói lời trái lễ ”. Một kẻ có học mà để con hầu mỉa mai nhắc nhở thật Quân Thụy vì tương tư trong lòng mà chẳng suy tính thiệt hơn, thật mất mặt. Lần trước ở vườn hoa hai kẻ đã nhác trông thấy nhau, xem ra thì họ đã tương tư nhau rồi. Riêng cậu Trương có phần bạo dạn sấn sổ, xông thẳng tới mặt con Hồng mà xưng tuổi xưng tên làm con Hồng tức giận dồn 14 cho một hồi rồi ngoảnh mặt ra về. Cậu trương là trang nam nhi còn Oanh Oanh lại là phận nữ nhi phải giữ phép tắc lễ nghĩa. Đang ở cái tuổi thanh xuân phơi phới, trái tim khao khát yêu thương nhưng lại bị bó buộc bởi lễ giáo nên cả chàng và nàng đều mang một nỗi niềm tương tư, từ ngày gặp Quân Thụy đến nay nàng ăn uống kém xưa tinh thần hoảng hốt, lại gặp cảnh trời chiều cuối xuân lại càng cảm thấy xót xa trong lòng : Thơ hay có ý thương trăng sáng Hoa rụng không lời trách gió đông …….. Áo là ướm mặc rộng thênh Hoàng hôn mấy độ một mình ngẩn ngơ ……. Chăn thêu đệm thúy lạnh lùng Ra gì sạ ướp, lan xông ngạt ngào! Dẫu bao nhiêu lan, sạ đổ vào, Một mình ta đắp có cách nào cho ấm đâu! Thơ dưới trăng nghe rõ từng câu, Sao người thềm ngọc gần nhau khó lòng!” Từ xưa tới nay Song Văn vẫn một mực giữ gìn phẩm hạnh đạo đức không làm trái lời dạy của mẹ cha, mọi người đều tin tưởng vào nàng: Thấy khách vào là ta khó chịu ngay! Họ hàng ra nữa cũng không hay đến gần Riêng chỉ có một người mà nàng chỉ mới gặp thôi mà như đã thân tự bao giờ, từ đấy sinh ra suy nghĩ: Biết mình, ta vẫn ước ao… Thương mình ai kẻ đoái hoài Sách đèn những lúc dùi mài mười năm! Có một thời gian Tây sương ký bị coi là dâm thư bị cấm lưu hành nhưng vì cái giá trị to lớn và nội dung mới lạ của nó khiến cho nhiều người vẫn đọc và cùng 15 nhau chia sẻ những suy nghĩ về nó coi nó là cuốn sách gối đầu giường. Nhờ có những con người biết và hiểu được giá trị của nó mà ngày nay ta còn được thưởng thức tác phẩm này. Trong sách tài tử thứ sáu Thánh Thán viết về phép đọc vở Mái Tây (Tây Sương Ký): “Ai bao vở Mái Tây là dâm thư, người ấy ngày sau nhất định phải sa xuống ngục "nhổ lưỡi"! Sao vậy? Vở Mái Tây không phải bỡn, mà là văn hay của trời đất... Từ khi có Trời Đất tất nhiên trong khoảng đó phải có áng văn hay như thế. Không phải ai viết ra cũng được cả, mà là Trời Đất có phép tự mình không kết bỗng soạn lên. Nếu nhất định muốn bảo là của một người viết ra, thì Thánh Thán xin coi người ấy tức là hiện thân của Trời Đất. Vở Mái Tây quyết không phải là dâm thư mà nhất định là một áng văn hay. Từ rầy trở đi, ai bảo là văn hay, ai bảo là dâm thư, Thánh Thán cũng mặc kệ! Kẻ thích văn xem đến cho là văn! Kẻ đã dâm xem đến cho là dâm, thế thôi!” Tôn Phi Hồ đến vây chùa đòi bắt Oanh Oanh thật là chuyển rủi hóa may, Trương vốn có sẵn tình cảm lần này lại được bà lớn hứa trước mặt mọi người là sẽ gả con gái cho nên chàng rất hăm hở, sẵn có người bạn là Đỗ tướng quân nên đã viết thư nhờ giải vây. Nàng Thôi thì hết lòng ngưỡng mộ và khen ngợi cậu Trương “người đâu thật hiếm có quá”: Khách cùng mình quen biết chi nhau, Đem lòng tính trước lo sau hộ mình Nhờ vậy mà tình yêu của họ như có người chắp cánh. Sau khi giải vây, bà lớn mở tiệc tạ ơn cậu Trương đã, Oanh Oanh mong ngóng chờ đợi được gặp người trong mộng nên dậy sớm hơn mọi hôm khiến con Hồng cũng phải ngạc nhiên. Hôm nay lại còn không ngại ngùng mà nói ra tâm sự của mình: Ta cùng chàng vẫn đêm nhớ ngày thương… Gánh tương tư giờ đã nhẹ nhàng Tiệc vui dẫu món an xoàng cũng ngon Nhưng không ngờ niềm vui mới chỉ ít lâu thì đã bị dập tắt, bà lớn “lật hẹn” làm cả hai đau khổ. Bà lớn thật ghê gớm, chỉ một câu “ Rót rượu mời anh, đi con” mà khiến cho đôi uyên ương đang hạnh phúc bỗng tan nát đau đớn. Bà lớn đại 16 diện cho thế lực phong kiến, trong mắt bà Quân Thụy không phải là chàng rể môn đăng hộ đối. Vậy là bà dùng quyền gia trưởng, viện cớ Oanh Oanh đã được hứa gả cho cháu là Trịnh Hằng một lời nói rũ sạch việc hứa hẹn lần trước, bắt hai người nhận làm anh em. Hơn ai hết Oanh Oanh là người thất vọng nhất, nàng căm giận mẹ tại sao đã hứa còn nuốt lời: Chốt then tuy nắm ở tay ta Nhưng mẹo lừa, người đã xét ra rành rành! Lại còn ngon ngọt nói quanh Dàn hòa khóe đã bực mình hay chưa! Nàng thầm trách người mẹ đã không hiểu được tình cảm của mình khiến nàng phải bẽ bàng đau đớn: Mẹ ơi! mẹ ác làm sao Em nào mà lạy anh nào ở đây! Trong chương “lật hẹn”, nàng oán trách mẹ mình, muốn lên tiếng bảo vệ tình yêu hạnh phúc nhưng đành im lặng. Ở cái thời này con cái không được cãi lời cha mẹ, chấp nhận cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người ta không được phép lên tiếng đòi hỏi tự do yêu đương và tự do hôn nhân: Ai làm đôi cá vợ chồng lìa nhau? Vì đâu tôi mặt ủ mày châu? Cũng đành ngậm miệng cúi đầu, cúi đầu cho qua Xa nhau đành chịu xót xa Nhưng gặp nhau nào đã dễ mà thở than! Lòng xuân đau đớn muôn vàn Mắt mờ, nước mắt đã tràn xung quanh! Còn Trương Quân Thụy than trách sao đường đường là một bà lớn mà lại không giữ lời. Trước mặt bao người đã hứa mà giờ lại lật ngay được: Tiếng vợ hờ, tôi đã bẽ bàng Thân làm rể hụt, giọng đường mật lại khéo lừa ai! Còn chi hạnh phúc một đời. 17 Quân Thụy không uống mà say, Oanh Oanh choáng váng nghĩ mà thương xót, nước mắt đã nhòa đi không còn rõ nữa: Gạt làn nước măt tôi trông: Vạt ai cũng giọt hồng đầy vơi Dần dần hai mắt buông xuôi Hai tay buông thõng vẻ người lao lư Sống sao cho được bây giờ Trăm nghìn nguyện ước bây giờ thành không Vở kịch chỉ trích mạnh mẽ bà lớn, đại biểu cho thế lực phong kiến, nhưng không đơn giản biến nhân vật này thành trò cười. Bà lớn là một phu nhân quý tộc mang nặng tư tưởng phong kiến, bà giải quyết vấn đề dựa vào giáo lý đạo đức phong kiến mà bà lĩnh hội được. Lúc cần bà sẵn sàng mang “ giả phả tướng quốc” ra và không bao giờ quên gia thế “ cao quý” của mình. Trong đầu óc bà ta đầy rẫy những quan niệm phong kiến ngoan cố. Bà ta quản thúc Oanh Oanh là vì cái gọi là hạnh phúc của con gái, xuất phát từ “tình mẹ” và kinh nghiệm về hôn nhân môn đăng hộ đối của bà ta Bà luôn răn dạy mọi người phải “ không được làm gì ngoài những đức hạnh của tiên vương” nhưng thực tế bản thân mình lại nuốt lời bội nghĩa. Bà lôi ngay cái phép nhà từ trước đến nay “ba đời không gả con gái cho những chàng áo vải” ra để để che giấu đi bộ mặt tiểu nhân ham danh lợi mà phụ nghĩa. Điều đó cho thấy rằng bà ta đã nhiễm nọc độc của ý thức hệ phong kiến rất nặng, cùng với bản chất giả dối, tự tư, lạnh lùng, khắc nghiệt của bà ta. Từ đó vạch trần luôn bản chất thật sự của cả giai cấp quý tộc phong kiến mà bà đang đại diện . Xung đột nổi lên ở đây chính là xung đột giữa bà lớn với Oanh Oanh và Quân Thụy, hay giữa một bên luôn tìm cách bảo vệ cái lễ giáo phong kiến đã cổ hủ lỗi thời với một bên là thế hệ trẻ muốn phát huy tinh thần dân chủ, đòi hòi quyền tự do yêu đương, tự do hôn nhân. Sau lần lật hẹn ấy chàng thì đau khổ đòi sống đòi chết bắt con Hồng phải hứa giúp mới chịu. Còn nàng thơ thẩn suy nghĩ xa xôi chẳng buồn chăm chút vẻ hoa: 18 Ngổn ngang trăm mối bên lòng ……. Một ta đây với một ai, Yêu nhau nào khác yêu người trong tranh Lòng mong, miệng nhắc mặc tình, Gặp nhau họa giữa đêm thanh giấc nồng ......... Những mong chỉ Tấn, tơ Tần Ai ngờ lại nhận họ gần họ xa! Trong lòng thì thế nhưng vì cái lễ giáo phong kiến, vì mẹ đã bắt nhận anh em thì phải cho ra anh em, từ đây dù có tương tư nàng cũng giấu kín trong lòng. Nhờ con Hồng bày mưu Quân Thụy đem đàn ra gẩy muốn thể hiên tâm tư tình cảm của mình cho Oanh Oanh nghe mong sao nàng nghe thấy mà động lòng. Khúc nhạc tha thiết chứa đựng nỗi oán than trách móc làm nàng phải rơi nước mắt, trước mặt con Hồng nàng giả vờ cứng rắn nhưng kì thực trong lòng đang đau đớn, đang muốn được tự do với tình yêu của mình. Lúc này trong tư tưởng của Oanh Oanh vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ chưa giám vượt qua cái rào cản của lễ giáo phong kiến cũng chính là cái rào cản nàng tạo ra cho mình. Nàng hiện giờ đang đặt mình ở vị trí con gái của quan tướng quốc là bậc danh giá đâu phải loại tầm thường, mà Quân Thụy chỉ là một thư sinh nghèo không danh không phận “ đũa mốc mà giám chòi mâm son”. Nay Quân Thụy lại viết thư bày tỏ tình cảm, Oanh Oanh cảm thấy bị coi thường khi có kẻ viết thư trêu ghẹo và cũng xấu hổ khi để Hồng Nương hay sợ nó biết rồi tỏ thái độ coi thường mình nên khi mới cầm thư thì nâng niu nhưng lai thay đổi luôn sắc mặt: “ Xé phong bì, dở coi ngay ân cần Đôi mày bỗng thấy mười phần kém tươi! Thoắt thôi cúi mặt bồi hồi… Thoắt thôi đổi hẳn vẻ người, lạ chưa”. 19 Lộ rõ thái độ giận dữ Oanh Oanh quay ra quát con Hồng đòi đem bức thư thưa với bà cho nó ăn đòn mất mông nhưng con Hồng không vừa nó bảo đã thế để nó thưa với bà trước để cho cậu Trương ăn đòn còn hơn. Hồng Nương rất thông minh đã nhận biết được sự thay đổi ở Oanh Oanh và nhanh chóng đặt cô chủ của mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan ép cô phải đấu dịu nó rồi vô tình để lộ tình cảm của bản thân cho nó thấy. Thế kể cũng coi nó bắt được cái thóp của Oanh Oanh. Oanh Oanh đáp thư dặn con Hồng nói với Quân Thụy lần sau không được như vậy nữa. Trước mặt con Hồng thì nói một đằng trong thư lại viết một nẻo.: “Cửa hé theo luồng gió Trăng chờ dưới Mái Tây Chạm tường hoa động bóng Người ngọc đến đâu đây.” Thật làm con Hồng giận dữ, từ đây con Hồng thay đổi thái độ của mình với Oanh Oanh, một lòng giúp đỡ cậu Trương để hai người được ở bên nhau. Cảm thương cho hoàn cảnh của đôi trai tài gái sắc và cũng thành thật yêu quý Oanh Oanh và Quân Thụy. Trong lần hẹn này, con Hồng đứng rình đợi cậu Trương sang chỉ đợi có vậy là nó chạy ra nhằm bắt quả tang Oanh Oanh để cho cô chủ từ này hết làm mình làm mẩy với nó nhưng Oanh Oanh kêu lên đòi bắt tội Quân Thụy, Oanh Oanh vẫn cố giữ quy tắc lễ giáo, kì thực tình cảm của cô giành cho chàng Trương như thế nào con Hồng cũng gần như đã rõ thế là nó càng quyết giúp Quân Thụy. Cũng vì Oanh Oanh mà cậu Trương buồn chán chẳng còn tâm trí đâu mà đèn sách, khi nghe tin Trương ốm nặng nói con Hồng sang hỏi thăm rồi đưa thư. Lại hẹn rồi lưỡng lự không muốn sang vì ngại vì thẹn trong lòng chứ “tình trong như đã mặt ngoài còn e ”. Qua lời của Hồng Nương có thể cảm nhận được tâm tư của Quân Thụy cũng như hành động của Oanh Oanh quyết theo đuổi tình yêu của mình: Chỉ vì cô: hoa cốt cách tuyết tinh thần. Để ai mất ngủ quên ăn mơ màng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan