Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Tài chính doanh nghiệp Hệ thống tài chính trung quốc...

Tài liệu Hệ thống tài chính trung quốc

.PDF
35
1161
52

Mô tả:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BỘ MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG ~~~~~~*~~~~~~ CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRUNG QUỐC GVHD: Ths. Nguyễn Thanh Nhàn Lớp ca 2, thứ 3, H501 - Nhóm 18 HÀ NỘI – 27/10/2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ........................................................... 2 I. 1. Khái niệm và thành phần của hệ thống tài chính ................................................. 2 1.1. Khái niệm hệ thống tài chính ............................................................................. 2 1.2. Thành phần của hệ thống tài chính .................................................................. 2 2. Các phương thức luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính ............................... 4 3. Phân loại hệ thống tài chính .................................................................................... 6 II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ............................................................................................................. 8 1. Thị trường tài chính Trung Quốc ........................................................................... 8 1.1. Thị trường chứng khoán .................................................................................... 9 1.2. Thị trường trái phiếu ........................................................................................ 12 1.3. Đầu tư vốn mạo hiểm/ Góp vốn tư nhân ......................................................... 14 1.4. Bất động sản ..................................................................................................... 15 2. Các tổ chức tài chính Trung Quốc ........................................................................ 16 2.1 Các ngân hàng trung gian ................................................................................... 16 2.2 Các tổ chức TGTC phi ngân hàng ...................................................................... 20 3. Các tổ chức quản lý và giám sát hệ thống tài chính Trung Quốc ...................... 20 III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HTTC TRUNG QUỐC, TỪ ĐÓ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...................................................................... 23 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 27 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính............................................................. 4 Sơ đồ 2: Luân chuyển vốn trực tiếp ..................................................................................... 5 Sơ đồ 3: Luân chuyển vốn gián tiếp ..................................................................................... 6 Sơ đồ 4: Cấu trúc HTTC Trung Quốc .................................................................................. 8 Sơ đồ 5: Cấu trúc thị trường tài chính Trung Quốc .............................................................. 8 Sơ đồ 6: Cấu trúc các tổ chức quản lý và giám sát HTTC Trung Quốc ............................. 21 Bảng 1: Top 15 thị trường chứng khoán, 30/11/2014 ........................................................ 11 Bảng 2: 10 ngân hàng lớn nhất thế giới .............................................................................. 18 Bảng 3: So sánh quy mô tín dụng và quy mô vốn hóa TTCK của Trung Quốc và Mỹ ..... 24 Bảng 4: Danh sách các công ty chứng khoán (30/4/2012) ................................................. 27 Biều đồ 1: Tốc độ tăng trưởng thị trường trái phiếu của Trung Quốc trong 10 năm qua .. 12 Biều đồ 2: Thị trường trái phiếu của Trung Quốc lớn thứ ba trên thế giới ........................ 12 Biều đồ 3: Quy mô thị trường trái phiếu tại Trung Quốc ................................................... 14 Biều đồ 4: Xu hướng đầu tư VC Biều đồ 5: Xu hướng đầu tư PE ............ 14 Biều đồ 6: Bất động sản Trung Quốc giai đoạn 2005-2015 ............................................... 15 Biều đồ 7: Kinh tế hộ gia đình nắm giữ trong bất động sản............................................... 16 Biều đồ 8: Các ngân hàng chiếm ưu thế trong HTTC Trung Quốc ................................... 23 Biều đồ 9: Quy mô tín dụng , Quy mô vốn hóa TTCK -% GDP ....................................... 24 Biều đồ 10: Tình hình tín dụng tại Trung Quốc ................................................................. 25 Biều đồ 11: Tổng giá trị phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.................................................................................................................................... 26 1 LỜI MỞ ĐẦU Đối với lĩnh vực kinh tế, dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng ba mô hình kinh tế chủ yếu, đó là mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập trung) và mô hình kinh tế hỗn hợp. Gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra mà ngòi nổ đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào cuối năm 2007. Sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ hệ thống tài chính lỏng lẻo. Cùng với các công cụ tài chính truyền thống,các nhà tài chính đã sinh ra các công cụ tài chính mới gọi là công cụ tài chính phái sinh. Một cách khách quan các công cụ này tạo ra tính năng động cho thị trường, giúp cho nguồn tài chính được luân chuyển một cách hiệu quả, vừa mang lại lợi ích cho người tiết kiệm, vừa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng việc sử dụng các công cụ tài chính này một cách thái quá đặc biệt là việc lơ là công tác giám sát hoạt động này đã tích lũy những rủi ro cho hệ thống tài chính. Hiện nay Trung Quốc là một quốc gia lớn mạnh về kinh tế nhưng vấn đề về tài chính vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy nhóm em chọn đề tài: “Hệ thống tài chính của Trung Quốc" Hệ thống tài chính giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế với chức năng chủ yếu là huy động và phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Hệ thống tài chính vừa là kênh tiết kiệm cho khu vực hộ gia đình, vừa là kênh đầu tư cho khu vực doanh nghiệp, và cũng là kênh dẫn truyền các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Các chức năng này của hệ thống tài chính được phổ biến ở hầu hết các nền kinh tế. Tuy nhiên, hình thức và tổ chức của hệ thống tài chính thường rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào trình độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế. Bài viết này chủ yếu tóm lược một số thông tin cơ bản về 3 thành tố cấu thành chính của hệ thống tài chính Trung Quốc, cùng với đó là thực trạng của hệ thống tài chính Trung Quốc hiện nay và từ đó phân tích, đánh giá HTTC Trung Quốc. 2 I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm và thành phần của hệ thống tài chính 1.1. Khái niệm hệ thống tài chính Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các chủ thể dư thừa và thiếu hụt vốn( người tiết kiệm và nhà đầu tư), tố chức tài chính, thị trường tài chính, các tổ chức quản lý giám sát và điều hành hệ thống tài chính để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính theo thời gian. 1.2. Thành phần của hệ thống tài chính 1.2.1. Người tiết kiệm và người đầu tư Người tiết kiệm và nhà đầu tư còn gọi là người sử dụng cuối cùng của hệ thống tài chính. • Người tiết kiệm là các chủ thể có nhu cầu về các công cụ tài chính hay người cung cấp nguồi vốn dư thừa tạm thời cho thị trường. Họ có thể là các hộ gia đình, các doanh nghiệp hoặc Ngân sách Nhà nước có nguồn tiền tệ dư thừa tạm thời do đặc điểm tuần hòan vốn quyết định. • Người đầu tư là các chủ thể kinh tế có nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Họ đạt được nguồn vốn cần thiết thông qua việc phát hành các công cụ tài chính đa dạng cho thị trường tài chính. 1.2.2. Thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi mua bán các công cụ tài chính, nhờ đó mà vốn được chuyển giao từ các chủ thể dư thừa vốn đến các chủ thể có nhu cầu về vốn. Căn cứ vào phương thức tố chức thị trường thì thị trường tài chính có thể phân chia thành • Thị trường sơ cấp: diễn ra các hoạt động mua bán các công cụ tài chính mới được phát hành . • Thị trường thứ cấp: là nơi mua đi bán lại các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp. Việc mua bán các chứng khoán có thể thực hiện có tổ chức và tập trung tại một điểm cụ thể như sở giao dịch chứng khoán New York ở Mỹ, sở giao dịch chứng khoán London ở 3 Anh,…Bên cạnh đó, việc mua bán các chứng khoán còn có thể thực hiện một cách phân tán như :thị trường trao tay, thị trường không chính thức. 1.2.3. Các tổ chức tài chính Các tổ chức tài chính có hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm chính cho khách hàng. Đóng vai trò là trung gian thực hiện việc kết nối các nhu cầu là trung gian giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường. Chức năng kết nối cung-cầu vốn của các trung gian tài chính giúp thỏa mãn cao nhất các nhu cầu giao dịch vơi chi phí thấp nhất trong điều kiện chia sẻ và giảm thiểu rủi ro. 1.2.4. Các tổ chức quản lý và giám sát hệ thống tài chính Mục tiêu hoạt động của hệ thống giám sát tài chính là đảm bảo quyền lợi công chúng, duy trì sự ổn định, đảm bảo sự lành mạnh hiệu quả của hệ thống tài chính. Về cơ bản mô hình tổ chức các cơ quan giám sát tài chính được chia làm 4 loại: • Mô hình hệ thống giám sát theo đặc điểm thể chế: cấu trúc giám sát được chia thành từng mảng thị trường bao gồm nhiều cơ quan giám sát khác nhau, mỗi cơ quan giám sát trên từng lĩnh vực gồm: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm . Phần lớn các quốc gia áp dụng mô hình giám sát này là các quốc gia mới nổi, nơi mà thị trường tài chính mới ở giai đoạn đầu phát triển như: Trung Quốc, Philipin. • Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng : việc giám sát được xác định bởi hoạt động kinh doanh của các thực thể, không quan tâm đến hình thức pháp lý của các thực thể đó. Mỗi hoạt động kinh doanh có thể có một cơ quan giám sát riêng biệt. Như vậy, một tổ chức có thể chịu giám sự giám sát của nhiều cơ quan khác nhau. Tùy theo điềm kiện cụ thể mà các nước chỉ định cơ quan giám sát chuyên trách cho từng lĩnh vực. Tuy nhiên, tất các nước đều nhận thấy tầm quan trong của ngân hàng trung ương và hầu hết đều chỉ định Ngân hàng trung ương chịu trách nhiêm giám sát các hoạt động của Ngân hàng., như Tây Ban Nha, Pháp. 4 • Mô hình giám sát lưỡng đỉnh: dựa theo nguyên tắc giám sát mục tiêu vì thế có sự phân chia chức năng giám sát đối với 2 cơ quan: cơ quan với chức năng giám sát an toàn và một cơ quan tập trung vào giám sát các hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ lơi ích của khách hàng. • Mô hình giám sát hợp nhất: chỉ bao gồm 1 cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các trung gian và thị trường thuộc lĩnh vực ngân hàng tài chính và bảo hiểm . Trên thức tế, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức giám sát riêng. 2. Các phương thức luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính Cùng với các quyết định tài chính của các chủ thể dư thừa và thiếu hụt vốn, các nguồn tài chính sẽ được phân bổ và dịch chuyển trong môi trường của hệ thống tài chính theo những hướng và phương thức khác nhau. Mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể khác nhau trong hệ thống tài chính theo sự luân chuyển của các dòng tài chính có thể được mô tả như sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính Như vậy có thể thấy trong môi trường tương tác giữa các chủ thể với các quyết định tài chính nhất định, các nguồn lực tài chính sẽ được phân bổ theo thời gian thông qua sự vận động của các dòng tài chính dưới sự vận hành của hệ thống tài chính. 5  Phương thức luân chuyển vốn trực tiếp Theo phương thức này, vốn được chuyển giao trực tiếp từ người tiết kiệm đến đầu tư. Hình thức chuyển giao vốn này phần lớn thông qua vai trò của người môi giới- người chỉ được hưởng lợi dưới hình thức hoa hồng cho việc kết nối cung cầu vốn mà không có quyền thực hiện giao dịch cho bản thân. Như vậy, người tiết kiệm (người cho vay) sở hữu các công cụ tài chính do người đi vay phát hành và do đó hưởng toàn bộ lợi nhuận cũng như chịu đựng toàn bộ rủi ro mang lại từ các công cụ tài chính đó. Sơ đồ 2: Luân chuyển vốn trực tiếp  Phương thức luân chuyển vốn gián tiếp Theo phương thức này, vốn được chuyển giao từ người tiết kiệm đến người đầu tư thông qua vai trò của các trung gian tài chính. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai phương thức luân chuyển vốn là mối quan hệ giữa những người đi vay và người cho vay với các trung gian. Mối quan hệ chuyển giao vốn giữa người cho vay cuối cùng và người đi vay được thể hiện như sau: 6 Sơ đồ 3: Luân chuyển vốn gián tiếp 3. Phân loại hệ thống tài chính Trong nền kinh tế vốn được luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua 2 kênh: kênh dẫn vốn trực tiếp (luân chuyển vốn trực tiếp) và kênh dẫn vốn gián tiếp (luân chuyển vốn gián tiếp). Dựa vào tầm quan trọng của các kênh dẫn vốn và các tổ chức tài chính, cấu trúc tài chính của mỗi quốc gia có thể được phân loại thành hai loại hình cấu trúc tài chính cơ bản là hệ thống tài chính dựa vào thị trường (market-based hay security-dominated financial market) và hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng (bank-based hay bankdominated financial market). Trong hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động và phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế. Với hệ thống tài chính dựa vào thị trường thì thị trường chứng khoán lại có vai trò tích cực hơn trong việc tài trợ vốn và cung cấp các công cụ quản lý rủi ro cho các chủ thể kinh tế. Trong thực tế điều này có nghĩa với hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng vốn tài trợ cho doanh nghiệp sẽ được cung cấp từ hệ thống ngân hàng nhiều hơn so với hệ thống tài chính dựa vào thị trường. Tuy nhiên, cần cẩn trọng tránh thổi phồng vai trò của ngân hàng cũng như của thị trường tài chính trong các hệ thống tài chính này. Ở các quốc gia mà hệ thống tài chính được phân loại là dựa vào ngân hàng (Pháp, Đức, Nhật), hệ thống ngân hàng cung cấp khoảng 20-30% trong tổng nhu cầu phát sinh về vốn cho các doanh nghiệp và 3-4% nhu cầu này được đáp ứng từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Mỹ và Anh là hai quốc gia điển hình được đánh giá có hệ thống tài chính dựa vào thị trường thì khối lượng tín dụng ngân hàng 7 cung ứng cho doanh nghiệp là rất nhỏ, thậm chí là bằng không đối với tín dụng dài hạn, trong khi đó lượng cổ phiếu và trái phiếu mới phát hành của các doanh nghiệp trên thị trường tài chính cũng chỉ chiếm khoảng 15-20% trong tổng nhu cầu về vốn phát sinh của doanh nghiệp. Ở các quốc gia mà hệ thống tài chính được đánh giá là sự kết hợp giữa ngân hàng và thị trường thì khối lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp từ cả hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính cũng chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng khối lượng vốn mới cần cho hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy trên thực tế có thể thấy nguồn vốn tài trợ chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp chứ không phải nguồn vốn từ bên ngoài. Quá trình phát triển của hệ thống tài chính về cơ bản trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hệ thống ngân hàng đóng vai trò trung tâm, tiếp theo là sự phát triển của thị trường chứng khoán và giai đoạn thứ ba là giai đoạn thị trường chứng khoán ngày càng có ý nghĩa trong toàn bộ hệ thống tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, cấu trúc hệ thống tài chính các nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng, các quy định và luật lệ,.. điều này dẫn đến một thực tế là nhiều quốc gia có sự phát triển kinh tế tương đương song cấu trúc hệ thống tài chính lại hoàn toàn khác nhau. Anh và Mỹ là đại diện điển hình cho các quốc gia có cấu trúc hệ thống tài chính dựa vào thị trường, Đức và Nhật đại diện cho nhóm nước có cấu trúc hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng. Bên cạnh đó thực tế cũng cho thấy rằng đối với các nước đang phát triển thì hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và khu vực tư nhân. Theo thống kê của IMF năm 2008 cho thấy rằng, nguồn tín dụng trong nước do hệ thống ngân hàng cung cấp tương đương với 82% GDP ở Braxin, 70% ở Ấn Độ, 75% ở Việt Nam, 100% ở Thái Lan, 125% ở Malaysia. 8 II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Sơ đồ 4: Cấu trúc HTTC Trung Quốc Nguồn: IMF 1. Thị trường tài chính Trung Quốc Sơ đồ 5: Cấu trúc thị trường tài chính Trung Quốc Thị trường tài chính Thị trường chứng khoán (SHSE,SZSE,HKSE) Thị trường trái phiếu Đầu tư vốn mạo hiểm(VC) / Góp vốn tư nhân(PE) Bất động sản 9 1.1. Thị trường chứng khoán  Thị trường chứng khoán Thượng Hải (SHSE) được thành lập 26/11/1990 và đi vào hoạt động vào 19/12 cùng năm. SHSE là một tổ chức thành viên trực tiếp của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC). SHSE căn cứ phát triển của nó trên các nguyên tắc của "luật pháp, giám sát, tự quy định và tiêu chuẩn hóa" để tạo ra một thị trường minh bạch, công khai, an toàn và hiệu quả. Các nỗ lực SHSE để nhận ra một loạt các chức năng: cung cấp trên thị trường và các cơ sở cho các giao dịch chứng khoán; xây dựng các quy tắc kinh doanh; chấp nhận và sắp xếp danh sách; tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán; điều tiết các thành viên và công ty niêm yết; quản lý và phổ biến thông tin thị trường. Sau khi hoạt động nhiều năm, SHSE đã trở thành thị trường chứng khoán ưu việt nhất trong đại lục Trung Quốc về số lượng công ty niêm yết, số lượng cổ phiếu niêm yết, tổng giá trị thị trường, giá trị thị trường có thể giao dịch, doanh thu chứng khoán, kim ngạch cổ phiếu và các doanh thu trái phiếu kho bạc. Tính đến hết năm 2013, đã có 953 công ty niêm yết trên SHSE. Đến cuối năm, đã có 997 cổ phiếu niêm yết trên SSE với vốn hóa thị trường tổng cộng 15,116.53 tỷ NDT, giảm 4,75% so với năm trước. Tổng số vốn cổ phần vào cuối năm của tất cả các công ty niêm yết đạt 2,575.17 tỷ cổ phiếu, trong đó 2,373.11 tỷ cổ phiếu, 92,15% là có thể giao dịch. Một số lượng lớn các công ty từ các ngành công nghiệp trọng điểm, cơ sở hạ tầng và các ngành công nghệ cao đã không chỉ tăng vốn, mà còn cải thiện cơ chế hoạt động của mình thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải.  Thị trường chứng khoán Thâm Quyến (SZSE), thành lập ngày 01/12/1990, là một thực thể pháp lý tự quy định dưới sự giám sát của Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC). SZSE cũng tổ chức, giám sát giao dịch chứng khoán và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, các quy chế, quy định và chính sách. Chức năng chính của nó bao gồm việc cung cấp các địa điểm và các cơ sở giao dịch chứng khoán, xây dựng quy chế hoạt động, tiếp nhận hồ sơ niêm yết và sắp xếp niêm yết chứng khoán, tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán, giám sát các thành viên; điều tiết công ty niêm 10 yết, quản lý và phổ biến thông tin thị trường và các chức năng khác như phê duyệt của CSRC. SZSE cam kết phát triển hệ thống thị trường vốn đa tầng của Trung Quốc, phục vụ phát triển và chuyển đổi kinh tế quốc gia và hỗ trợ các chiến lược quốc gia về đổi mới độc lập. Ban SME đã được đưa ra vào tháng 5/2004. Các thị trường ChiNext đã được khánh thành vào tháng 10/2009. Như vậy SZSE đã cơ bản đưa ra một khuôn khổ của thị trường vốn đa tầng bao gồm Hội đồng chính, Ban SME, và thị trường ChiNext. Sản phẩm của SZSE gồm cổ phiếu, quỹ tương hỗ và trái phiếu. Các dòng sản phẩm bao gồm cổ phiếu hạng A, B-cổ phiếu, chỉ số, quỹ tương hỗ (bao gồm cả các quỹ ETF và LOFs), sản phẩm thu nhập cố định (bao gồm cả trái phiếu tập SME và chứng khoán có tài sản đảm), và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính phái sinh (bao gồm cả bảo hành và mua lại). SZSE đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ các nền kinh tế thực và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia.  Thị trường chứng khoán Hồng Kông (HKSE) được đặt tại Hồng Kông, là sàn chứng khoán lớn thứ ba Châu á về vốn hóa thị trường xếp sau sàn chứng khoán Tokyo và sàn chứng khoán Thượng Hải, và lớn thứ sáu trên thế giới sau Euronext. Tính đến ngày 30/11/2013, thị trường chứng khoán Hồng Kông đã có 1.615 công ty niêm yết, 776 trong số đó là từ đại lục Trung Quốc, 737 từ Hồng Kông và 102 từ nước ngoài (ví dụ như Campuchia, Ý, Kazakhstan,…) .  Trên thế giới 119 trường chứng khoán đang hoạt động. Các thị trường chứng khoán trong top 15 nắm giữ 83% vốn hóa thị trường toàn cầu. Trong đó ba sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc chiếm 15% giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu. 11 Bảng 1: Top 15 thị trường chứng khoán, 30/11/2014 Xếp Thị trường chứng khoán Vốn hóa thị trường( Tỷ USD ) hạng 1 NYSE 19,445,200 2 NASDAQ OMX 7,096,435 3 Japan Exchange Group – Tokyo 4,419,112 4 London SE Group 4,155,392 5 Euronext 3,464,413 6 Hong Kong Exchanges 3,287,852 7 Shanghai SE 3,275,055 8 TMX Group 2,130,600 9 Shenzhen SE 2,059,801 10 Deutsche Börse 1,798,368 11 SIX Swiss Exchange 1,634,636 12 BSE India 1,608,664 13 National Stock Exchange India 1,569,506 14 Australian SE 1,316,572 15 NASDAQ OMX Nordic Exchange 1,254,078 Nguồn: www.world-exchanges.org 12 1.2. Thị trường trái phiếu Trong thập kỷ qua, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 10% và thị trường trái phiếu đã phát triển từ con số 0 trở thành một trong những thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới. Biều đồ 1: Tốc độ tăng trưởng thị trường trái phiếu của Trung Quốc trong 10 năm qua Nguồn: Wind (12/2014) Biều đồ 2: Thị trường trái phiếu của Trung Quốc lớn thứ ba trên thế giới Nguồn:Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (6/2014) 13 Từ góc độ kinh doanh, Trung Quốc có hai thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu liên ngân hàng được quy định bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), và các thị trường hối đoái được quy định bởi Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Thị trường liên ngân hàng là lớn hơn nhiều so với thị trường hối đoái, chiếm hơn 95% tổng khối lượng giao dịch. Hoạt động giao dịch đã tăng nhanh và thị trường rất lỏng, với khoảng 57 nghìn tỷ USD trong tổng khối lượng giao dịch trong năm 2014. Có bốn loại trái phiếu chính ở thị trường Trung Quốc: • Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính (Bộ Tài chính) trong một loạt các kỳ hạn để tài trợ cho chi tiêu chính phủ. Chính quyền địa phương cũng phát hành trái phiếu, tương tự như trái phiếu đô thị ở Mỹ. • Giấy bạc Ngân hàng Trung ương là các chứng khoán ngắn hạn do PBOC như một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ. Giấy bạc Ngân hàng Trung ương được giao dịch sôi động nhất thị trường trái phiếu Trung Quốc và thường được sử dụng trong thị trường tiền tệ và quản lý danh mục đầu tư thanh khoản do các kỳ hạn ngắn của các giấy bạc. • Trái phiếu tài chính là trái phiếu giao dịch nhiều nhất ở Trung Quốc và được phát hành bởi các ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác. Các ngân hàng chính sách là các tổ chức phát hành lớn nhất bao gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc (China EximBank) và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc (ADBC). Chỉ có trái phiếu Ngân hàng Chính sách này được hỗ trợ bởi chính quyền trung ương. • Trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính bao gồm một loạt các trái phiếu nhưng các ngành lớn nhất được biết đến như là trái phiếu doanh nghiệp và kỳ phiếu trung hạn. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi các tổ chức có liên quan đến các phòng ban Trung ương, các doanh nghiệp chỉ được tài trợ bởi các doanh nghiệp nhà nước kiểm soát nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ về các công ty phát hành tại thị trường này bao gồm các công ty như Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, các công ty sản xuất nhiên liệu nhà nước, hóa dầu, lọc dầu và hóa dầu doanh nghiệp lớn nhất châu Á, và China Telecommột công ty viễn thông nhà nước. 14 Biều đồ 3: Quy mô thị trường trái phiếu tại Trung Quốc Nguồn: Chinabond 1.3. Đầu tư vốn mạo hiểm/ Góp vốn tư nhân Đầu tư vốn mạo hiểm và góp vốn tư nhân được thực hiện ở Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục trong 11 tháng đầu tiên của năm 2014, hưởng lợi từ số lượng ngày càng tăng của các công ty khởi động và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước. Theo số liệu từ Zero2IPO Group, 1873 giao dịch đầu tư vốn mạo hiểm đã được thực hiện trong 11 tháng đầu năm nay với giá trị đầu tư của 15.6 tỷ $, tăng 135,9% so với năm 2013. Có 892 giao dịch góp vốn tư nhân đã được thực hiện trong cùng thời kỳ với tổng trị giá 50.4 tỷ $, tăng 105.7% so với năm 2013. Biều đồ 4: Xu hướng đầu tư VC Biều đồ 5: Xu hướng đầu tư PE Nguồn: Zero2IPO Group 15 1.4. Bất động sản Bất động sản tại Trung Quốc được phát triển và quản lý bởi cộng đồng, tư nhân ,chính phủ và các doanh nghiệp ”red chip”. Tính đến năm 2015, thị trường đã trải qua tăng trưởng thấp và chính phủ trung ương đã nới lỏng các biện pháp thắt chặt lãi suất, tăng huy động và hạn chế các áp đặt. Giá nhà ở tầng đầu tiên, trong đó bao gồm các thành phố lớn nhất, đã được chứng kiến sự suy giảm lớn nhất - từ hơn 19% vào cuối năm 2013 xuống còn 4% thời gian gần đây , biến động 23% điểm. So sánh với sự suy giảm nhẹ từ trên 12,5% vào cuối năm 2007 xuống -7% vào đầu năm 2009, biến động 19,5% điểm. Các đô thị loại hai và loại ba giảm xuống 5%, thậm chí nhiều hơn so với tầng đầu tiên. Trong số 70 thị trường, trong số đó 64 đã giảm trong tháng Giêng sau đó 67 đã giảm vào tháng 12. Biều đồ 6: Bất động sản Trung Quốc giai đoạn 2005-2015 Nguồn: Bloomberg Điều quan trọng cần nhớ là người Trung Quốc có 74.7% về giá trị ròng và tiết kiệm của mình trong bất động sản so với 27.9% ở Mỹ như biểu đồ dưới đây cho thấy. 16 Biều đồ 7: Kinh tế hộ gia đình nắm giữ trong bất động sản Nguồn:http://www.china.org.cn/business/2014-07/26/content_33065409.htm 2. Các tổ chức tài chính Trung Quốc 2.1. Các ngân hàng trung gian  Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại nhà nước: "Tứ đại gia" ngân hàng của Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.  Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) là ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc về tổng tài sản, tổng số nhân viên và tổng số khách hàng. Ngân hàng Công thương Trung Quốc được tách khỏi ngân hàng Trung ương năm 1984. Ngân hàng ICBC đã được tái cấu trúc từ ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần vào tháng 10/2005. Tại thời điểm đó, ngân hàng này đã được niêm yết tại Sàn chứng khoán Thượng Hải và một năm sau, được niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồng Kông. Trong vòng năm năm qua, ICBC đã đạt được một loạt các chỉ số tài chính ấn tượng, thể hiện rõ sự phát triển bền vững và nguồn vốn đủ mạnh của mình. Ngân hàng Công thương Trung Quốc chủ yếu kinh doanh tài chính ở thành phố, phục vụ cho doanh nghiệp công thương, các cơ quan đoàn thể và cư dân thành thị, nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ sản xuất công nghiệp, mở rộng lưu thông hàng hoá, hỗ trợ ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy tiến bộ và cải tạo khoa học kĩ thuật, phục vụ cho 17 việc xây dựng kinh tế. Cùng với sự cạnh tranh đan xen về dịch vụ giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, phạm vi nghiệp vụ của ngân hàng Công thương Trung Quốc mở rộng hơn nữa, theo hướng tổng hợp hoá, như đã đảm nhiệm dịch vụ cho các doanh nghiệp ở hương trấn, nghiệp vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngoại hối..., đồng thời thành lập các ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài.  Ngân hàng Trung Quốc (BOC) chuyên về giao dịch ngoại hối và tài trợ thương mại. Ngân hàng Trung Quốc được thành lập vào năm 1912, là một trong những ngân hàng thương mai quốc tế lớn nhất Trung Quốc. BOC chi nhánh London là chi nhánh nước ngoài đầu tiên của Bank of China, được thành lập vào năm 1929. Từ đó, Ngân hàng đã thành công trong việc mở các chi nhánh tại các trung tâm tài chính toàn cầu, và xây dựng mạng lưới của mình tại 27 quốc gia và khu vực. Hiện tại, Ngân hàng đã có hơn 10.000 chi nhánh nội địa và trên 600 chi nhánh tại nước ngoài. Năm 2009, đây là công ty cho vay lớn thứ hai ở Trung Quốc, và là ngân hàng lớn thứ 5 trên thế giới về giá trị vốn hóa thị trường.  Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) hoạt động từ năm 1954 đến năm 1966. Ngân hàng này sáp nhập vào Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa trong 13 năm, sau đó được tái lập vào năm 1979. Từ năm 1994, nghiệp vụ mang tính chính sách trong ngân sách trước đây do Ngân hàng Xây dựng đảm nhiệm chuyên tín dụng dài hạn cho các dự án dài hạn chuyên ngành, chẳng hạn như các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở đô thị. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc ngoài thiết lập các cơ quan chi nhánh ở các địa phương trên toàn quốc theo khu vực hành chính, còn thiết lập các chi nhánh ở các địa phương có nhiệm vụ xây dựng khá tập trung và địa phương sở tại có hạng mục trọng điểm.  Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) được thành lập vào năm 1951, đóng cửa năm 1957, mở cửa lại từ năm 1963 đến năm 1965 và được tái lập vào năm 1979. Trách nhiệm chính của ngân hàng này là nhận tiền gửi, cho vay các dự án nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, cung cấp dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp công thương nông thôn. Gần đây, ngân hàng này đã được phép huy động và cho vay bằng ngoại tệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan