Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống quan niệm về thơ thời kì thơ mới 1930 1945...

Tài liệu Hệ thống quan niệm về thơ thời kì thơ mới 1930 1945

.PDF
9
263
125

Mô tả:

MÔN VĂN M ẤM M: V HỆ THỐNG QUAN NIỆM VỀ THƠ THỜI KÌ THƠ MỚI 1930 - 1945 Thơ là một thể loại văn học nảy sinh sớm. Khi con người bắt đầu cảm thấy những mối liên hệ giữa mình và thực tại và đặc biệt là khi có nhu cầu tự biểu hiện thì thơ ca đã xuất hiện. ã hàng ngàn năm lịch sử trôi qua, tiếng thơ vẫn là tiếng nói tươi trẻ nhất của đời sống, vẫn luôn thiết tha khơi động đến chiều sâu của tình cảm, gắn bó với những mơ ước, khát khao của con người. Mỗi thời đại có một cách quan niệm, mỗi chủ nghĩa, trường phái, trào lưu sáng tác lại có quan niệm riêng về thơ và thậm chí mỗi nhà thơ trong cùng một chủ nghĩa, một trường phái, một trào lưu, một thời đại vẫn có quan niệm riêng của mình về thơ... Trong lịch sử văn học Việt Nam, Thơ Mới 1930 – 1945 là một hiện tượng văn học phong phú đã tạo nên một thời đại rực rỡ hiếm thấy trong lịch sử thi ca dân tộc. ó là một tổng hợp tài tình ông và Tây, dân tộc và hiện đại, từ đó mở ra sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại. Trong quá trình ôn tập kiến thức văn học cho học sinh giỏi, phần kiến thức về thời kỳ Thơ mới và đặc biệt là những quan niệm về thơ của những thi sĩ trong thời kỳ này là hết sức quan trọng. Tìm hiểu về những quan niệm thơ ca của họ sẽ giúp học sinh không chỉ hiểu sâu sắc thêm về thời kỳ Thơ mới với việc cảm thụ những tác phẩm cụ thể mà còn có thêm những hiểu biết bổ ích phục vụ cho các dạng bài lí luận văn học về thơ ca. Do đó, đến với hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ mới học sinh thường rất có hứng thú nhưng cũng gặp không ít khó khăn bởi chúng rất phong phú và khá phức tạp. huyên đề này sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết về hệ thống quan niệm về thơ thời kì Thơ mới 930 – 945 trên những phương diện cơ bản. 1. Thơ trong mối quan hệ với hiện thực Thơ ca trung đại về cơ bản nằm trong phạm trù văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí, văn thơ được xem là phương tiện để chở đạo trung quân ái quốc, để tỏ chí của người quân tử. Nhà thơ trung đại thường tìm cái đẹp, sự chuẩn mực ở những tấm gương tiền nhân. Trong cảm quan của họ, Thiên - ịa - Nhân nhất thể và con người tìm sự an bằng trong sự hoà nhập, tuần hoàn cùng vũ trụ vô cùng, vô tận. ến thời hiện đại, con người tách ra khỏi thế giới để nhìn ngắm, khám phá nó, đồng thời ý thức mình là một thực thể tồn tại với số phận, quy luật riêng để tự soi ngắm, giãy bày. ến các nhà thơ mới, họ coi đối tượng của thơ ca chính là thế giới xung quanh mình với vẻ đẹp muôn hình, muôn thể, là cõi tinh thần sâu thẳm của mỗi cá nhân. ó chính là thứ hiện thực phong phú - chất nhựa sống của thi ca. Với họ, thơ ca vừa miêu tả cuộc sống hiện thời vừa cất lên tiếng lòng, khát vọng của cá nhân tự ý thức. Dễ hiểu vì sao trong thơ mới có hẳn một khuynh hưởng tả chân, cũng dễ hiểu vì sao thiên nhiên và đề tài tình yêu trở thành những đề tài phổ biến của thời đại thơ ca này. ã từng có nhiều ý kiến cho rằng thơ ca lãng mạn 930- 945 là thơ ca thoát li. ác nhà thơ đều đưa ru mình vào những bến mơ trời quên đầy ảo mộng, tách biệt vời vũ trụ, với thế giới bên ngoài: “ Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi ấy tháng ngà tôi lẩn tránh 1 Mọi ưu phiền, đau khổ với âu lo.” ( Chế Lan Viên) “ Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu) ác nhà thơ bất đồng, bất hoà, bất lực trước thực tại xã hội thực dân phong kiến tàn khốc nên mong muốn trốn tránh, xa rời, tách biệt hiện thực, có khi là cả “siêu thoát”. Thế nhưng, có trốn tránh đến thế nào, sợi dây gắn kết giữa văn chương với hiện thực ấy dường như chưa bao giờ mảy may rung động hay đứt gãy. Quan điểm đề cao hiện thực trong thơ vẫn được khẳng định rõ ràng. hính Xuân Diệu từng nhận định: Không nền sao dựng lầu thơ/ Không thân thể chỉ bâng cua cái hồn, hay như Lưu Trọng Lư từng chia sẻ: Đời đối với anh lúc này đẹp quá và đáng sống vô cùng. Anh không muốn đổi cái khoảnh khắc ấy, dù lấy tất cả ngọc vàng trong cung điện. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong nội bộ các nhà thơ mới cũng như trong chính bản thân một tác giả có thể vẫn có nhiều mâu thuẫn. Thực ra mơ ước (thoát li) mãi chỉ là mơ ước, các nhà thơ dẫu có trốn tránh thế nào vẫn không thoát khỏi quy luật của văn chương. ể tồn tại thi ca không thể tách rời hiện thực và chỉ có bắt nguồn từ hiện thực thi ca mới có thể bén rễ sâu vào lòng người. Vì thế các tác phẩm trong thời kỳ Thơ mới vẫn luôn bám sát hiện thực, hay thực tế mối quan hệ giữa văn chương và hiện thực đã chuyển hoá thành bề sâu. Những hình ảnh hoa lá, cỏ cây, trời xanh, mây trắng, sông trăng đầy thuyền,...tuy có nhiều biến hoá mới mẻ, song dù chỉ là trong gang tấc, cũng chưa bao giờ rời xa hiện thực. Nói như vậy là để khẳng định phong trào thơ mới luôn đáp ứng quy luật chặt chẽ của văn chương nhưng không có nghĩa là hiện thực trong thi ca giai đoạn này với các giai đoạn trước và sau đều nhất loạt tương đồng. Không thể nói hiện thực trong phong trào thơ mới giống hiện thực khách quan trong văn học trung đại, cũng không thể giống hiện thực trong trào lưu văn học hiện thực phê phán hay thơ ca kháng chiến. iện thực đời sống bên ngoài đương nhiên là đồng nhất, nhưng điều đáng nói là nhà thơ nhìn hiện thực ấy bằng “con mắt nhắm hay con mắt mở, thẩm chí kể cả không nhìn bằng mắt.” ó thể nói hiện thực trong phong trào thơ mới mang đậm yếu tố nội cảm. Nói như thế không có nghĩa là các thể loại khác, ở thời kì khác không chú trọng yếu tố cảm xúc, chỉ là ở giai đoạn này, yếu tố nội cảm trong thơ vô cùng đậm đặc, sâu sắc đến nỗi chi phối hiện thực, biến hoá hiện thực. Nếu như các nhà thơ trung đại miêu tả hiện thực một cách khách quan, hiện thực ra sao, khung cảnh thế nào thì trong thơ mới các nhà thơ chú tâm vào yếu tố cảm xúc: ta cảm thấy ra sao, cảm thấy thế nào, hiện thực qua đôi mắt và cảm xúc của ta đã thay đổi ra làm sao... Trăng trong con mắt của àn Mặc Tử bỗng trở nên vặn vẹo, ám ảnh với sự kết hợp với hồn, máu tạo nên một biến ảnh kinh dị: Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra 2 Trăng ấy không còn là tri kỉ, không còn là kỉ vật, không còn là quê hương, trăng ấy là đau thương tuyệt vọng. Vầng trăng ấy phải chăng đã được biến hình qua lăng kính của một tâm thức mê sảng hoảng loạn, đang điên cuồng trong mảnh đời bất hạnh bị lãng quên? ảm xúc có vai trò chi phối, biến hoá hiện thực là vậy. iện thực, nói một cách khác, không chỉ là nền tảng cho sự vỡ oà cảm xúc mà còn là biểu hiện của mọi cung bậc trạng thái tình cảm nơi con người. hính vì giàu yếu tố nội cảm cho nên hiện thực trong thơ mới rất giàu sinh khí. iện thực với các nhà thơ trung đại đều mang tính chất tĩnh và khuôn mẫu, mực thước. Mùa thu không thể thiếu lá ngô đồng rụng, mùa xuân tất phải có én chao liệng, nhạn đầy trời, đã là phong nhã sao có thể thiếu phong, hoa, tuyết, nguyệt...Với các nhà thơ mới, hiện thực luôn vận động không ngừng trong dòng chảy tuyến tính, vạn vật luôn có sức sống nội tại, luôn biến hoá, vận động liên hoàn cùng không gian, thời gian và mạch ngầm tâm trạng. hỉ ở thơ mới ta mới có thể thấy sự lấn át tinh vi của màu sắc trong từng tế bào diệp lục: Trong vườn sắc đỏ giũa màu xanh, sự mỏng manh tinh tế của lá khô rơi đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh, và đôi khi là sự nhạy cảm tinh tế khi ôm cả một trời thu vào lòng qua một chiếc lá ngô đồng rụng Vàng rơi! Vàng rơi!Thu mênh mông... iện thực cũng chưa bao giờ giản dị đến thế, gần gũi đến thế. Không hoa mĩ, bóng bẩy, sử dụng nhiều những từ ngữ đời thường, nhà thơ mới đã biến hoá hình ảnh trong thở trở nên đầy gợi hình, gợi cảm: Trăm nằm sóng soãi trên cành liễu/ Đợi gió thu về để lả lơi, cũng chỉ có trăng trong thơ àn Mặc Tử mới giống con người, ôm theo một bụng đa tình mà làm lay động biết bao trái tim bạn đọc. Có thể nói, hiện thực trong thơ mới có đôi khi cũng khó hiểu, lộn xộn bởi văn phong mang đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực, nhưng dẫu có thế nào thì yếu tố hiện thực vẫn luôn không tách rời tác phẩm, không tách rời định hướng sáng tác của các nhà thơ. ối với các nhà thơ mới, thơ ca không chỉ phản ánh hiện thực, mà văn chương còn giúp làm đẹp cuộc sống hiện thực. hỉ có thông qua văn chương, hiện thực mới thực sự trở nên tuyệt mĩ. ác nhà thơ mới đã biến thơ ca thành cây bút thần tô điểm hiện thực, làm đẹp cuộc sống, đúng như Lưu Trọng Lư nhận định: Ta có cảm tưởng là cuộc đời chung quanh ta và trong ta, bay bổng thêm, nghiêm trọng hơn, lan rộng ra...Và trong cùng một lúc, ta muốn sống tất cả những cuộc đời của người khác, lún mình trong thâm tâm vạn vật. Ta có một cái ngạc nhiên thú vị, và một cái khoái trá không cùng về sự được sống ở đời, vì đã được đọc một cuốn thơ, hay một cuốn văn... 2. Nhà thơ và quá trình sáng tạo Sáng tác thơ ca là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc tự bên trong nhiều khi mãnh liệt, dồn dập do tác động của đời sống gây nên. Trong thơ, vấn đề của chủ thể trữ tình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Rimbaud - nhà thơ tượng trưng nổi tiếng của Pháp - cho rằng: Thi nhân tự biến mình thành tiên tri thấu thị bằng một sự hỗn loạn của tất cả mọi giác quan, lâu dài, rộng lớn phi thường và hợp lý. Quan niệm này của Rimbaud đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ mới nói chung, hế Lan Viên đã tuyên bố: Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý. Hàn Mặc Tử có một vài lần bàn về thơ và người làm thơ. Theo thi sĩ thì “Tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng”; “Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú. ó ai ngăn cản được tiếng lòng tôi!” (Tựa Thơ điên); “Thơ là sự ham muốn vô biên những nguồn khoái 3 lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt” (Quan niệm về thơ). Xuân Diệu cũng quan niệm rằng: Người thi sĩ bao giờ cũng điên. Tất nhiên cái điên trong quan niệm của Xuân Diệu hoàn toàn khác xa với cái điên trong quan niệm của hế Lan Viên, àn Mặc Tử. Nếu với hế Lan Viên, àn Mặc Tử, điên là hình thức của sáng tạo, là sự hiện hình, sự cất tiếng của đau thương, là một thứ siêu nghiệm ( hu Văn Sơn) thì với Xuân Diệu, điên lại là sự say mê, sự say đắm, sự cảm xúc quá mức thường. Tuy có điểm khác nhau nhưng quan niệm về nhà thơ của các nhà thơ mới đều có điểm chung ở chỗ cho rằng nhà thơ là người nghệ sĩ có phẩm chất khác thường. Quan niệm về những phẩm chất khác thường của nhà thơ ở các nhà thơ mới lúc bấy giờ đều là quan niệm về một kiểu thi nhân mới, tức là một nhãn quan thơ mới về con người và thế giới. Và như thế, theo Trần ình Sử: quan niệm này dù trong bối cảnh chính trị chưa được đánh giá là tích cực thì về phương diện mỹ học vẫn là một bước tiến không nhỏ của ý thức nghệ thuật để khắc phục chủ nghĩa giáo huấn và chủ nghĩa duy lý trung đại. Rõ ràng, quan niệm về nhà thơ của các nhà Thơ mới đã mở ra cái nhìn ''dân chủ hoá'' về vai trò của nhà thơ và quá trình sáng tạo thi ca. Do những biến động của thời đại đặc biệt là ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, các nhà thơ mới có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, họ coi thơ không chỉ là nơi kí thác tâm sự, trang trải nỗi lòng mà còn là cách để khẳng định ý nghĩa của tồn tại của họ trong cuộc đời. Bởi vậy, họ đề cao cá tính sáng tạo trong quá trình sáng tác. Tác phẩm của họ mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện sâu sắc cái tôi của người nghệ sĩ. Một loạt các gương mặt nghệ sĩ với phong cách riêng độc đáo xuất hiện trên thi đàn: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, oàn Văn Cừ, Anh Thơ, oàn Phú Tư…Mỗi gương mặt nghệ thuật đều góp phần làm phong phú diện mạo của một thời đại rực rỡ trong thi ca. iều đáng nói là họ đã mạnh dạn bày tỏ trực tiếp và mãnh liệt những cảm xúc, khát khao riêng tư của mình. Cái tôi Xuân Diệu tự ý thức cao về quyền năng cá nhân và dám bộc bạch công khai, nhiệt thành những khao khát tận hưởng hạnh phúc ngắn ngủi của tuổi trẻ và tình yêu, thiết tha kêu gọi mọi người mau mau tận hưởng, lúc thì ông giục giã: Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai; Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Mau lên chứ, thời gian không đứng đợi..khi ông lại thiết tha giãy bày: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi. Bởi thế, nhiều bài thơ của ông mang theo một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này (Hoài Thanh). Giữa lúc mọi người đang bàng hoàng trước sức chói lọi, rực rỡ của Xuân Diệu thì Huy Cận xuất hiện. Ở tuổi mười chín, đôi mươi, Huy Cận ngậm ngùi nhìn đời như một triết nhân, nhà thơ cứ dần khơi dậy cái lớp sầu đọng lại mấy ngàn năm từ đáy hồn nhân thế. Tập thơ Lửa thiêng thấm đẫm nỗi buồn mênh mang, tê giá, mối sầu ảo não từ vạn kỉ của một tâm hồn giàu suy nghĩ, hay chiêm nghiệm về thế cuộc, đời người. Tình yêu trong 4 tập thơ này cũng không thiết tha, rạo rực như Xuân Diệu mà là thứ tình buồn rầu, đậm nỗi nhớ thương và hay ngậm ngùi chan chứa. Nguyễn Bính cũng là một thi sĩ được đông đảo độc giả mến mộ. Thơ Nguyễn Bính đã làm sống dậy cái hồn quê, tình quê sâu thắm trong mỗi con người. i vào thân phận, thế giới tâm tình của con người thôn quê, Nguyễn Bính đã cất lên một tiếng thơ u hoài trầm lặng về những cảnh ngộ dở dang, lỡ làng. Tiếng thơ của ông tựa như cung đàn nỉ non lắm khi ai oán. Sừng sững một phương trời để làm nên trường thơ Loạn là Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê… ồn thơ Hàn Mặc Tử khao khát mãnh liệt vẻ đẹp tinh khiết, trắng trong, càng về sau càng đau đớn và tan loãng trong cảm giác siêu thoát. ối chọi với bệnh tật hiểm nghèo, với tư cách một tín đồ Thiên Chúa giáo, Hàn Mặc Tử ngày càng thả hồn mình lên cõi trăng sao, tìm nguồn thơm, trường thọ trên cõi vời vợi. Khác với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên lại đưa hồn đau của mình ngược về quá khứ, xuống cõi âm khóc than cho dĩ vãng vàng son của đất nước Chiêm Thành xưa, tập iêu tàn dẫn người đọc vào một thế giới nát đổ và hỗn loạn, rùng rợn với những tháp cổ, khí tanh, huyệt ứ, não trắng, xương khô, sọ người, bóng ma hờ sờ soạng dắt nhau đi… Tạo nên bộ mặt phong phú của Thơ mới không thể không kể đến Tế Hanh với tâm hồn trong sáng, dịu buồn. Thi sĩ này có nhiều bài thơ thật thiết tha, đằm thắm về làng quê, người thân trong nhớ nhung, xa cách, cũng không thể không khẳng định Bàng Bá Lân, oàn Văn Cừ, Anh Thơ - những nhà thơ tiêu biểu cho khuy hướng tả chân về thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt ở thôn quê. Sáng tác của những thi sĩ này làm nên một dòng thơ tươi mát về làng quê trong Thơ mới. Như vậy, với những quan niệm mới về nhà thơ và sáng tạo thi ca, các nhà thơ mới đã tạo nên một bản hợp xướng với những giai điệu phong phú lôi cuốn lòng người đồng thời khẳng định được diện mạo riêng của mình trên thi đàn văn học dân tộc. 3. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ Thơ mới là một sáng tạo ngôn từ về nhiều mặt ( ỗ ức Hiểu). ó là sự thay đổi toàn diện gắn liền với một thời đại thơ đang chuyển mình theo hướng hiện đại hoá. Sự ảnh hưởng của thơ lãng mạn phương Tây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái Tôi trong thơ mới với nhu cầu biểu hiện những xúc cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ đã dẫn đến quan niệm mới về vẻ đẹp của từ ngữ và khả năng biểu hiện lớn lao của ngôn ngữ thơ: thơ phải đạt đến sức mạnh đánh thức một thế giới chưa biết, một thế giới ngầm không phải tĩnh tại mà vô cùng linh động, huyền diệu, không giới hạn. Ngôn ngữ thơ phải có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan và gợi cảm giác và liên tưởng. ó là quan niệm thơ nhưng cũng là một cách nhìn thế giới trong chiều sâu và sự vô tận. Với quan niệm như trên, các nhà thơ trong thời kỳ Thơ mới như Bích Khê, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, oàn Phú Tứ… đã sáng tạo nên một thứ thơ làm rung động tất cả các giác quan, cả tinh thần và thể chất với tất cả khả năng thẩm mĩ của nó. Hình thức ngôn ngữ trong thơ họ hết sức linh hoạt, khi diễn đạt cái bí ẩn, vô hình, họ thường chú trọng sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc, gợi hình ảnh thị giác như: Đây hồn ngọc thạch xanh xao như tờ; Mộng trắng phau phau, vót cung nga; (Một đêm vàng - một đêm vàng âm điệu- Bích Khê, Với áo mơ phai dệt lá vàng- Xuân Diệu, Hương thời gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngắt)- oàn Phú Tứ; ...hoặc tạo ra sự kết hợp lạ giữa một từ chỉ cái trừu tượng và một từ chỉ vật thể để cụ thể hoá tạo cho cái trừu tượng một hình hài như mùi hương vỡ (Phăng mạch đêm, hương vỡ ưá ngầm tinh)- Bích Khê. Những từ ngữ gợi cảm giác của xúc giác, thị giác, khứu giác, vị giác cũng được họ sử 5 dụng với mục đích làm cho cái vô hình có thể được cảm nhận cụ thể như Nàng ơi tay đêm đang giăng mềm); Nàng hé môi ra bay tựa nhạc, mát như xuân mà ngọt tựa hương; Tôi tưởng chừng da thịt biến ra thơm (Bích Khê); Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi, Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi; Này lắng nghe em khúc nhạc thơm (Xuân Diệu); Anh đã đón tình em bay phấp phới/ Như hương trăng đằm thắm cõi không gian (Hàn Mặc Tử) ; Hãy lắng nghe nhạc tơ mềm giãy giụa (Chế Lan Viên)…ngôn từ, hình ảnh mới lạ trong thơ mới thực sự có khả năng gợi nhiều liên tưởng nới độc giả, chẳng hạn ngay trong câu thơ Chiều góa không em lạnh lẽo sao"của Xuân Diệu, từ "góa" có nhiều liên tưởng nghĩa mới. Nếu tác giả viết "chiều vắng không em..." thì chỉ là sự thiếu vắng. ưa từ "góa" vào, ngoài nghĩa trống vắng còn là sự đơn chiếc, "Lạnh lẽo sao" từ ý gợi của cảnh "góa bụa". ình ảnh cây đa - bến nước, dòng sông - con thuyền vốn là ẩn dụ của sự hò hẹn và chia li trong thơ dân gian, đến Nguyễn Bính, nó có thêm ý nghĩa biểu tượng cụ thể của sự lỡ làng và lỡ bước. Về phương diện ngôn từ, các nhà thơ mới thể hiện khả năng sáng tạo ở độ linh hoạt, sung mãn nhất. Ngôn từ thơ của họ có thể biến cái không thành có, biến cái vô hình thành hữu hình, bởi vậy thơ mới huôn có được cái ma lực cuốn hút người đọc do những hình ảnh, những ý nghĩa, những cảm giác và liên tưởng bất ngờ được tạo nên từ từ ngữ, nó làm rung động các giác quan, cả tinh thần và thể chất với tất cả khả năng thẩm mĩ của nó. Tư duy của Thơ mới là đi vào phía trong để phân tích các cảm giác, trình bày các trạng thái tình cảm, nên thế giới ngôn ngữ Thơ mới đầy ắp những hô ngữ, thán ngữ, lời than, lời kể: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?, Vườn ai mướt quá xanh như ngọc, Ai biết tình ai có đậm đà? (Hàn Mặc Tử); Hai thôn chung lại một làng/ Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này/ Bảo rằng cách trở đò giang/ Không sang là chẳng đường sang đã đành/ Nhưng đây cách một đầu đình?/Có xa xôi mấy mà tình xa xôi/ Tương tư thức mấy đêm rồi/ Biết cho ai hỏi ai người biết cho (Nguyễn Bính); Con gió xinh thì thào trong lá biếc/ Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi/ Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa/ Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa (Xuân Diệu) … ơn nữa, buổi đầu, đến với phương thức trữ tình điệu nói, các nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ "nói" của dòng cảm xúc một cách rất tự nhiên với nhiều hư từ, trợ từ, thán từ: ư, à, ạ, đấy, đây, nhỉ, nhé… ở các mức độ khác nhau. Việc đưa những yếu tố giao tiếp với những hô ngữ, thán ngữ, lời than, lời kể... như trên vào thơ một cách tự nhiên làm cho ngôn ngữ sống động, tươi nguyên, nhộn nhịp như nhịp sống đô thị. Nó vừa biểu hiện phương thức thơ trữ tình hướng nội, vừa biểu hiện sự "xuân hóa" trong thơ thời hiện đại. Ảnh hưởng của tư duy phân tích cụ thể phương Tây, cách nói bằng các con số cũng xuất hiện trong Thơ mới. ái tôi thường luôn cảm thấy mình đơn lẻ, cô độc nên số Một ( ) được xuất hiện nhiều nhất. Từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, hế Lan Viên, àn Mặc Tử là vận động không đổi thay của con số Một cụ thể đầy cảm tính: Ta là một khách chinh phu; Trong nhà tranh, một mình tôi than thở (Thế Lữ); Có một chiếc xe màu trắng đục./ Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi/ Đem đi một chiếc quan tài trắng (Nguyễn Bính); Ta là Một, là Riêng là Thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta; Một thoáng cười yêu thỏa khát khao/Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ (Xuân Diệu); Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh/ Một vì sao trơ trọi cuối trời xa; Trên một tấm mộ tàn ta nhặt được/ Một cô hồn về đây theo gió lộng (Chế Lan Viên). Trong việc sử dụng có ý thức hệ thống từ chỉ con số, Xuân Diệu là nhà thơ có nhiều cách diễn đạt mới mẻ hơn cả. Ông đã đưa cách diễn đạt của câu văn Pháp vào thơ mình trong cách nói định lượng về những cái trừu tượng vốn không có trong Tiếng Việt: Ai đem phân chất một mùi hương, Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm/ Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu; Hơn một loài hoa đã rụng cành… 6 ặc biệt, trong ngôn ngữ Thơ mới có sự xuất hiện đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (ở thơ cũ hiếm thấy) nhằm khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát tư tưởng, tình cảm của cái tôi trữ tình. Ở Thế Lữ, là một "Ta", một "Tôi" giãi bày: ta nằm dài... ta sẽ sống... tôi véo von... tôi yên ủi.... ến Xuân Diệu, cái tôi này luôn hiện diện, luôn xưng danh. hỉ bài Dối trá mà có đến 32 lần "tôi" xuất hiện: tất cả tôi...tôi giấu kĩ... tôi là... tôi chỉ... tôi sẽ.... Việc xuất hiện đại từ nhân xưng là do phương thức chuyển từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói. Thơ cũ chủ yếu là thơ trữ tình điệu ngâm, nên chủ thể trữ tình hoặc không tự xưng, hoặc ẩn mình sau những Mai, những Trúc, những Tùng... Trong Thơ mới - thơ trữ tình điệu nói, cùng lúc càng nhiều cái tôi phô diễn ra giữa trang thơ. ùng với việc "nhân xưng", ở phương thức trữ tình điệu nói, do tính chất "nói" của nó, Thơ mới xuất hiện những câu thơ định nghĩa: Ta là một khách chinh phu; Tôi là người bộ hành phiêu lãng (Thế Lữ); Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta; Tôi là kẻ đưa răng bấu mặt trời/ Kẻ dựng trái tim trìu máu đất/ Hai tay chín móng bám vào đời (Xuân Diệu). Trong Thơ mới, cái tôi luôn có khát vọng tâm sự, giãi bày. Hơn nữa, cách chấm phá gợi tứ "ý tại ngôn ngoại" theo lối thơ truyền thống Á ông là không đủ nên các nhà thơ mới còn dùng cả lí lẽ biện luận. Những câu thơ giải thích lí lẽ không có trong thơ cổ nay cũng xuất hiện trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu với nhiều hư từ luân lí: bởi, song le, “vì, nếu…còn nhưng chẳng còn..nên.. Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; (Vội vàng – Xuân Diệu) ũng vì nhu cầu giải thích, lập luận để diễn đạt mục đích triết lí nên nhiều nhà thơ mới dùng chính luận như một phương thức tư duy trực tiếp; ở những câu thơ bắc cầu, dòng thơ chảy tràn từ câu trên xuống câu dưới để diễn đạt trọn ý. Sự hiện đại trong ngôn ngữ biểu hiện của Thơ mới không có nghĩa là Thơ mới đoạn tuyệt với yếu tố cổ điển, truyền thống. Xuận Diệu là một thi sĩ chịu ảnh hưởng nhiều của thơ Pháp nhưng ta vẫn gặp trong thơ ông nhiều nét quen thuộc trong thơ ường. Trong bài Nguyệt cầm, khi Xuân Diệu nói đến bóng sáng bỗng rung mình hoặc đàn ghê như nước lạnh thì đó là cái nhìn tinh tế, lối diễn tả bằng cảm giác trong thơ Pháp nhưng nhìn chung thì ý thơ của hai câu: Mây vắng trời trong đêm thuỷ tinh Lung linh bóng sáng bỗng rung mình là phảng phất ý hai câu thơ Lý Bạch: Khước há thuỷ tinh liêm Lung linh vọng thu nguyệt (Ngọc giai oán) Trong thơ Nguyễn Bính lại xuất hiện một loạt những hình ảnh: thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, bến đò, con thuyền, cau trầu, lá vàng, giậu mùng tơi, hoa khuê các, 7 bướm giang hồ, bướm trắng, hoa chanh, vườn canh, con đê, đầu làng, khăn nhung, quần lĩnh… cùng với đó là những từ ngữ thường thấy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người nhà quê: bên ấy, bên này, chín nhớ, mười mong, đã đành, có.. mấy, hương đồng, gió nội … khiến thơ ông vừa mang hơi thở thời đại vừa đậm vẻ đẹp “chân quê”, truyền thống: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng Hai thôn chung lại 1 làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng Bảo rằng cách trở đò giang K sang là chẳng đường sang đã đành Nhưng đây cách 1 đầu đình Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?” Sự kết hợp những yếu tố ngôn từ trong thơ ca lãng mạn Pháp, thơ ường với các yếu tố trong thơ ca truyền thống đã làm cho ngôn ngữ thơ mới ngày càng giàu có, tinh tế, uyển chuyển, có khả năng biểu hiện cao độ những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người và tạo nên những rung cảm sâu xa trong lòng độc giả. Tóm lại, với quan niệm mới mẻ về ngôn ngữ thơ, với những cách diễn đạt bằng từ ngữ, hình ảnh độc đáo, mới lạ mà có lẽ trước thời đại Thơ mới khó ai có thể hình dung ra, cùng với sự kết hợp giữa những yếu tố cổ điển và hiện đại, Thơ mới đã thể hiện xuất sắc tiếng nói sâu kín trong tâm hồn con người, thích hợp kiểu con người cá nhân thành thực, con người tâm linh, con người vô thức, tiềm thức. Thơ mới đã góp phần đắc lực chuyển Văn học Việt Nam từ thi pháp trung đại sang hiện đại và tạo bước đi mới cho thơ ca Việt Nam. 4. Quan niệm về nhạc tính và âm điệu trong thơ Sự phát triển của Thơ mới chính là bước cải tạo hết sức quan trọng của thơ trữ tình Việt Nam. Tiếp xúc với luồng sinh khí mới từ phương Tây, tư duy, cảm xúc của các nhà thơ mới có những thay đổi. “Tư duy thơ hướng vào phía trong để phân tích cảm giác, trình bày các trạng thái tình cảm”. ể trình bày các trạng thái cảm xúc, các nhà Thơ mới rất coi trọng nhạc tính của ngôn ngữ thơ; dùng nhạc thơ để biểu hiện tiếng “nhạc lòng”. ể tăng cường tính nhạc trong thơ các nhà thơ mới chú ý đến ba yếu tố: yếu tố thứ nhất là kĩ thuật khai thác các đặc điểm của nguyên âm tiếng Việt bằng sự khép - mở, bổng trầm, phụ âm vang hay tắc và sự lựa chọn sắp xếp hệ thống thanh điệu; yếu tố thứ hai là nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhà thơ - nơi trú ngụ kín đáo của cảm xúc; yếu tố thứ ba là vần. Trong quá trình vận động của Thơ mới, ba yếu tố này được hội tụ ở giai đoạn 936 - 940, giai đoạn kĩ thuật thơ hoàn hảo và cái tôi trữ tình phát triển rực rỡ. Nhạc điệu thơ Xuân Diệu là nhạc điệu của một tâm hồn lúc nào cũng nồng nàn, tha thiết, say đắm với người, với đời. Nhạc điệu thơ àn Mặc Tử là nhạc điệu của tâm hồn có nhiều trạng thái đặc biệt. Biểu hiện tính nhạc trong thơ Xuân Diệu, 8 àn Mặc Tử rất đa dạng. Xuân Diệu thường dùng vần chân trong thơ 7 tiếng; vần gián cách, vần lưng, vần ôm trong thơ 8 tiếng để giãi bày sự luyến láy của tâm trạng. àn Mặc Tử hay dùng cách kết hợp các từ láy hay chú công trong thanh điệu để diển tả những khúc nhạc lòng buồn miên man hoặc trầm lắng du dương. Xuân Diệu và àn Mặc Tử đều dùng nhiều lối điệp âm, điệp vần, điệp từ, điệp câu... tạo sự trùng điệp dồn dập, nhấn mạnh cảm xúc và tạo nên âm vang trong tính nhạc của thơ. Tính chất trùng điệp này tạo âm hưởng của những điệp khúc mà ở trong thơ cổ và trong Thơ mới giai đọan 932 1935 ít có. Rõ ràng, năng lượng cảm xúc trong ngôn ngữ dồi dào khiến các nhà thơ mới phá tung những khuôn hình chật hẹp và gò bó của câu thơ, nhịp thơ trung đại. Kiểu câu thơ “ý tại ngôn ngoại” không còn phù hợp cho “cảm xúc tràn bờ” của các nhà thơ mới. âu thơ không còn gò theo khuôn hình cố định mà trở thành dòng tâm trạng, nó tuôn chảy theo cảm xúc; nhịp thơ chảy tràn qua các dòng thơ. Với khả năng khai thác tận độ sức biểu hiện của các âm, vần, nhịp trong ngôn ngữ tiếng Việt, các nhà thơ mới đã khiến cho những sáng tạo nghệ thuật của mình âm vang tiếng nhạc và đánh thức những xúc cảm thẩm mĩ nới độc giả. hủ trương đào sâu nội cảm, các nhà thơ mới đã hữu hình hóa những vi diệu của đời sống tâm hồn. Thơ mới bộc lộ một cách trực tiếp tất cả mọi cung bậc và sắc thái của tình cảm: vui, buồn, hờn, giận, thiết tha, say đắm, mộng mơ, cay đắng, xót xa… ũng cần thấy rằng Thơ mới xuất hiện trong thời kỳ đen tối của đất nước, các nhà thơ mới tuy nặng lòng với cuộc sống nhưng lại bất hoà, bất đồng, bất lực trước thực tại bởi vậy tuy có những phút giây rạo rực mê say với cái đẹp của thiên nhiên, tạo vật để tạo nên những khúc ca vui say, hi vọng nhưng nhìn chung chúng mang một âm điệu buồn với những màu sắc khác nhau để trở thành một tổng phổ nhiều cung bậc. ó khi là những từ ngữ diễn tả nỗi buồn nhẹ mà man mác bâng khuâng: Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/ Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn (Thế Lữ); Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều/ Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn (Xuân Diệu); Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay ( àn Mặc Tử)... Có khi là nỗi buồn ảo não, thấm thía: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả (Huy Cận)… ó khi là những từ ngữ thể hiện nỗi buồn đến độ nhức nhối, đau đớn: Tiếng gà gáy buồn như máu ứa/ Chết không gian khô héo cả hồn cao (Xuân Diệu); Trời ơi chán nản đương vây phủ - Ý tưởng hồn tôi giữa cõi tang ( hế Lan Viên). Âm điệu buồn trong Thơ mới cũng có ý nghĩa phủ nhận xã hội thực dân phong kiến thuộc địa dù đó chỉ là một tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa. * Trải bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu biến đổi của lòng người, Thơ mới với những tác phẩm có giá trị của nó vẫn được độc giả tìm đến với sự trân trọng. Giá trị của Thơ mới trước hết xuất phát từ những quan niệm mới mẻ về thi ca của các nhà thơ thời kỳ này trên nhiều phương diện: đối tượng của thi ca, nhà thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, âm điệu.... Những quan niệm ấy không chỉ giúp các nhà thơ mới tạo nên những tác phẩm đẹp mãi với thời gian, xác lập tên tuổi của nhà thơ trên thi đàn dân tộc mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất, đặc trưng của của thể loại văn học, thời kỳ văn học với những vận động và biến đổi của nó./. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan