Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống quản lý lỗi tiên tiến cho mạng lõi mpls...

Tài liệu Hệ thống quản lý lỗi tiên tiến cho mạng lõi mpls

.PDF
21
194
111

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- Lỗ Văn Quang HỆ THỐNG QUẢN LÝ LỖI TIÊN TIẾN CHO MẠNG LÕI MPLS Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử Mã số: 60.52.70 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ NGỌC GIAO Phản biện 1: …………………………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông MỞ ĐẦU Từ những năm cuối cùng của thế kỷ trước công nghệ MPLS đã khẳng định được tính ưu việt của nó trong việc xây dựng mạng lõi ( mạng đường trục ) trong kiến trúc NGN. Lý giải điều này do tính đơn giản của công nghệ chuyển mạch như dù giảm thiểu khả năng cung cấp dung lượng lớn và điều quan trọng nhất là phối hợp rất hiệu quả với công nghệ IP ở lớp trên. Trước đây khi nói đến mạng dựa trên công nghệ MPLS chúng ta thấy đề cập nhiều đến khía cạnh công nghệ và khả năng cung cấp dịch vụ , chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh vận hành, quản trị , bảo dưỡng OAM đến với mạng MPLS . Các vấn đề liên quan đến OAM chỉ hạn chế trong các quy trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị do các hang chế tạo thiết bị cung cấp. Tuy nhiên, các nội dung về OAM trong MPLS phong phú liên quan đến vấn đề tự chữa mạng , các giải pháp công nghệ ,các công cụ phần mềm hỗ trợ để khai thác quản lý mạng MPLS hiệu quả và chi phí thấp nhất. Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương - Chương I : Giới thiệu tổng quan về công nghệ MPLS. Trong chương này đi sâu phân tích , xem xét 3 nội dung chính là đặc điểm công nghệ , xây dựng mạng lõi trên miền MPLS và quản lý lưu lượng trong MPLS - Chương II : Trình bày các vấn đề liên quan đến vận hành , quản trị, bảo dưỡng OAM mạng MPLS . Trong chương này đưa ra các yêu cầu chung , các nội dung vận hành , bảo dưỡng , quản trị mạng MPLS - Chương III : Giới thiệu hệ thống quản lý lỗi tiên tiến cho mạng lõi MPLS do hãng AT&T phát triển và ứng dụng thành công trong mạng MPLS của Hoa Kỳ Phần cuối cùng của luận văn là các nội dung nghiên cứu tiếp theo liên quan đến OAM trong MPLS CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MPLS 1.1. Tổng quan về công nghệ MPLS 1.1.1. Phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS là một công nghệ mới trong mạng IP, là sự thay đổi của công nghệ IPoA (IP over ATM) truyền thống. MPLS sử dụng chế độ tích hợp bởi vậy nó có được các ưu điểm của cả ATM như tốc độ cao, QoS, điều khiển luồng cũng như độ mềm dẻo, khả năng mở rộng của IP. MPLS không những giải quyết được rất nhiều vấn đề của mạng hiện tại mà còn hỗ trợ được nhiều chức năng mới, do đó có thể nói rằng MPLS là công nghệ mạng trục IP lý tưởng. Những tiêu chuẩn cơ bản của MPLS đã được IETF (Internet Engineering Task Force) ban bố dưới dạng RFC. ITU-T hiện cũng đang xúc tiến các nghiên cứu liên quan. Công nghệ này được coi là giải pháp cơ sở cho IP thế hệ tiếp theo. Điều đó đồng nghĩa với việc cung cấp khả năng đáp ứng băng thông, QoS ngày càng cao của Internet 1.1.2. Cơ chế gán và hoán đổi nhãn Thay thế cơ chế định tuyến lớp 3 bằng cơ chế định tuyến lớp 2 Công thức để gán nhãn gói tin là: Network Layer packet + MPLS Label Stack Không gian nhãn (Label space) : có hai loại. Một là các giao tiếp dùng chung giá trị nhãn( per – platform label space). Hai là mỗi giao tiếp mang giá trị nhãn riêng( per – interface label space) 1.1.3 Các khái niệm cơ bản trong MPLS 1.1.3.1. Miền MPLS (MPLS domain) 1.1.3.2. Lớp chuyển tiếp tương đương (FEC) 1.1.3.3. Nhãn và stack nhãn 1.1.3.4. Đường chuyển mạch nhãn LSP (Label Switched Path) 1.1.3.5. Mã hóa nhãn và chế độ đóng gói nhãn 1.1.3.6. Kiến trúc một nút MPLS (LER và LSR) 1.1.3.7. Mặt phẳng chuyển tiếp (mặt phẳng dữ liệu) 1.1.3.8. Mặt phẳng điều khiển 1.2. Xây dựng mạng lõi NGN dựa trên công nghệ MPLS 1.2.1. Nguyên lý chung Những ưu việt của MPLS đã tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà khai thác dịch vụ. Các sản phẩm MPLS đã được triển khai trên phạm vi toàn cầu. Tuy vẫn còn nhiều vấn đề về mặt công nghệ cần giải quyết nhưng MPLS hiện đang được coi là giải pháp tốt cho mạng thế hệ sau của các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới 1.2.2. Kiến trúc mạng 1.3. Điều khiển lưu lượng trong MPLS 1.3.1. Tổng quan quản lý lưu lượng trong MPLS Quản lý lưu lượng là quá trình điều khiển các tắt nghẽn trong mạng, xử lý, tính toán, kiểm soát lưu lượng, tối ưu hóa các tài nguyên mạng theo yêu cầu cho các mục đích khác nhau MPLS traffic engineering kết hợp những lợi điểm của ATM TE với tính linh hoạt, mềm dẻo của mạng IP cho phép xây dựng đường chuyển mạch nhãn LSP (còn gọi là TE tunnel) để truyền lưu lượng. MPLS TE tránh được vấn đề flooding mà ATM gặp phải do MPLS TE sử dụng cơ chế gọi là autoroute để xây dựng bảng định tuyến thông qua các tunnel mà không cần dựa vào full-mesh of routing như ATM 1.3.2. Các giải pháp điều khiển lưu lượng trong MPLS Ý tưởng chính của MPLS là sử dụng một mô hình kế tiếp cơ bản trong việc quét nhãn để có thể chứa đựng sự sắp xếp của các kiểu điều khiển khác nhau. Mỗi một kiểu điều khiển phải chịu trách nhiệm trong việc gán và phân phối cách thiết lập một nhãn, phải tốt như là việc duy trì thông tin điều khiển khác có liên quan đến nhau Traffic Engineering Traffic Engineering đề cập đến khả năng điều khiển của những luồng lưu lượng trong mạng, với mục đích giảm thiểu tắc nghẽn và tạo ra mức sử dụng hiệu quả nhất cho các phương tiện sẵn có. Lưu lượng IP truyền thống định tuyến theo Hop by Hop cơ bản và theo IGP luôn sử dụng kỹ thuật đường dẫn ngắn nhất để truyền lưu lượng. Lưu lượng đường dẫn IP có thể không đạt tối ưu vì nó phụ thuộc vào thông tin Link Metric tĩnh không cùng với bất kỳ một hiểu biết nào của tài nguyên mạng sẵn có hoặc các yêu cầu của lưu lượng cần thiết để mang trên đường dẫn đó 1.3.2.1. Định tuyến trong mạng MPLS Trong mạng MPLS các LSP thường được thiết lập bằng một trong 3 cách sau:  Control driven (hop-by-hop)  Explicitly routed (ER-LSP)  Constraint Routed (CR-LSP) 1.3.2.2. Giải pháp kỹ thuật lưu lượng CHƯƠNG II : KHAI THÁC, QUẢN TRỊ VÀ BẢO DƯỠNG MẠNG MPLS Giống như bất cứ mạng viễn thông nào khác ,mạng MPLS cũng có những yêu cầu , nội dung riêng về công tác vận hành , quản trị, và bảo dưỡng. Đó là một tập các quy trình vận hành bảo dưỡng do nhà cung cấp thiết đề xuất, những quy định , phương pháp khôi phục sự cố giải quyết các khiếu nại của khách hàng do chính nhà khai thác mạng MPLS đề xuất. Cũng cần lưu ý thêm mạng MPLS là mạng lõi trong kiến trúc tổng thể mạng NGN nên sự cố của mạng MPLS liên quan đến số lượng lớn các kết nối , ảnh hưởng nhiều đến các nhà kinh doanh mạng và dịch vụ thứ cấp ở mạng biên và mạng truy nhập Các nội dung vận hành , quản trị , bảo dưỡng trong chương này bao gồm các vấn đề sau: - Các yêu cầu về OAM trong mạng MPLS - Các khuyến nghị của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế liên quan đến OAM đối với mạng MPLS - Xác định lỗi và xử lý lỗi đối với đường chuyển mạch nhãn trong MPLS - Quản lý dịch vụ trong mạng MPLS 2.1. Các yêu cầu về vận hành, quản trị và bảo dưỡng MPLS 2.1.1. Các yêu cầu chung OAM đang trở thành vấn đề lớn trong việc triển khai các công nghệ mạng tiên tiến như MPLS cũng như các nhà khai thác mạng cũng hiểu được tầm quan trọng của OAM trong kế hoạch kinh doanh của họ. Các nỗ lực nghiên cứu , triển khai và hoàn thiện các chức năng OAM của mạng MPLS đã được các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ITU – T , IETF bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI 2.1.2. Các khuyến nghị của ITU – T , IETF về MPLS OAM ITU – IETF T Yêu cầu Y.171 Drap-ietf-mpls-oam-requirements-02.txt 0 Phát hiện Y.171 Phát hiện chuyển tiếp 2 chiều 1,Y.1 713 Chuẩn đoán MPLS ping/trace , VCCV, trạng thái mapping OAM, tự thử LSP Quản lý lỗi MIBs( LSR,LDP,TE,FTN,RSVP) Phục hồi Hiệu năng Y.172 Định tuyến lại nhanh, MPLS cao sẵn có: khởi động lại và chịu 0 lỗi cho LDP, BGP Y.156 Dòng lưu lượng tổng 1 Bảo mật Đang thực hiện 2.2. Phát hiện lỗi MPLS 2.2.1. Tách biệt giữa mặt phẳng điều khiển và quản lý Sự tách biệt giữa mặt phẳng dữ liệu và mặt phẳng điều khiển liên quan trực tiếp tới việc định dạng và điều khiển gói tin OAM. 2.2.2. Phát hiện đường chuyển mạch nhãn LSP có sự cố Lỗi LSP đòi hỏi kiểm tra luồng gói tin đặc biệt , bên cạnh việc phát hiện lỗi mạng/ cơ chế khoanh vùng bởi vì trong nhiều trường hợp khác nhau luồng dữ liệu có thể đã phá đi lỗi ngoài mạng(link/node) điều này có thể do định tuyến/ chuyển tiếp bảng, một liên kết bị phá vỡ,tắc nghẽn mạng hoặc nguyên nhân khác 2.2.3. Các kịch bản về sai sót LSP Ở đây có 2 nỗ lực cho việc chuẩn hóa đối với phát hiện lỗi và phục hồi LSP. Khuyến nghị ITU-T Y.1711 đã chuẩn hóa việc kiểm tra kết nối CV nhưng ngược lại chức năng phát hiện chuyển tiếp 2 chiều BFD sẽ được nghiên cứu với IETF. Hình 2.1 chỉ ra các loại thiếu sót hợp lý khác nhau. A’ và B’ dùng để nhận cho A,B tách biệt . Thiếu sót là : - Mất kết nối đơn giản - Kết nối sai - Kết nối bị hoán đổi - Hợp nhất sai - Mạch vòng (sự lặp lại không mong muốn) 2.2.4 Kiểm tra tính kết nối CV Điều cơ bản của chức năng kiểm tra kết nối CV là gửi đi các gói tin kiểm tra CV Packet có chu kì (1 gói/1s) từ lỗi vào LSR tới lỗi ra LSR với sự đồng nhất lối vào LSR và sự khởi nguồn LSP. Lối ra LSR phân tích thông tin đồng nhất của việc nhận các gói tin kiểm tra CV đến việc phát hiện các thiếu sót 2.2.5 Phát hiện chuyển tiếp 2 chiều – Bidirectional Forwarding Detection Phát hiện chuyển tiếp 2 chiều là cơ chế phát hiện lỗi trong khoảng thời gian ngắn với các tiêu đề ở lớp dưới . Trong đường chuyển tiếp giữa 2 phần tử mạng liền kề 1 gói dữ liệu kiểm tra có thể được sử dụng tại bất kì 1 lớp giao thức nơi tạo ra BFD với nhiều công cụ đa năng 2.4.1. Bảo vệ và phục hồi MPLS Bảo vệ và phục hồi có thể phân loại ra là cục bộ địa phương hoặc toàn cục. Ứng dụng bảo vệ toàn cục đến LSP cuối-cuối , trong khi bảo vệ địa phương để link lỗi hoặc node. Thời gian hồi phục là chức năng trực tiếp nơi lỗi đã được xử lý 2.4.2. Quản lý dịch vụ điểm – điểm, đa điểm. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dịch vụ điểm – điểm , với kết cấu OAM sẵn sàng phát triển những dịch vụ lớn hơn. Tuy nhiên, quản lý dịch vụ đa điểm như VPNs và hệ thống phân phối lưu trữ 2.5. Một số vấn đề liên quan đến OAM trong MPLS 2.5.1. Miền OAM Hình 2.8 : Các miền OAM của khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ Trên hình 2.8 mô tả hai miền OAM cơ bản là mạng khách hàng và mạng của nhà cung cấp dịch vụ 2.5.2. Các vấn đề khai thác liên quan đến OAM Các chức năng OAM đã trình bày trong chương II hoàn toàn chưa bao quát được tất cả các vấn đề liên quan đến OAM trong MPLS. Một trong những nội dung quan trọng của OAM trong MPLS là hoàn thiện cơ chế OAM trong lớp 2 bao gồm mô hình mạng, cơ chế “dây giả” DW (Dseudo Wire) trong MPLS và các vấn đề trao đổi các gói tin OAM trong mạng. Một vấn đề khác mà các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đang rất quan tâm là đảm bảo an ninh cho các dịch vụ trong IP/MPLS, một chủ đề liên quan nhiều đến OAM. Vấn đề ngăn chặn các cuộc tấn công nhãn hủy bỏ dịch vụ DoS cũng là một nội dung được quan tâm nhiều trong MPLS OAM CHƯƠNG III: HỆ THỐNG QUẢN LÝ LỖI TIÊN TIẾN CHO MẠNG LÕI MPLS Như đã trình bày trong các chương trước mạng dựa trên công nghệ MPLS thực hiện chức năng mạng lõi , cung cấp hạ tầng mạng cho nhà cung cấp dịch vụ ở miền biên và miền truy nhập . Một chức năng quan trọng khác của mạng MPLS là cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo VPN thông qua các đường chuyển mạch nhãn LSP . Với các chức năng nhiệm vụ quan trọng này việc tìm kiếm một mô hình , giải pháp OAM khả thi, hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác , phát triển mạng MPLS Trong chương này sẽ giới thiệu một giải pháp của AT&T để khai thác, bảo dưỡng , quản lý mạng MPLS với chi phí quản lý giảm và hiệu năng mạng được nâng cao. Hệ thống khai thác tự động và quản lý lỗi của công ty AT&T hoạt động dựa trên nguyên tắc can thiệp ZERO (zero touch ) giảm tới mức thấp nhất sự can thiệp của con người trong quá trình khai thác quản lý mạng MPLS . Dĩ nhiên chúng ta không thể loại bỏ 100% sự can thiệp của con người nhưng có thể hạn chế đến mức tối thiểu nhằm giảm chi phí và hạn chế những sai sót do con người gây ra . Hệ thống khai thác tự động và quản lý lỗi bao gồm 2 chức năng chính là khai thác bảo dưỡng tự động và quản lý lỗi , cùng các giải pháp công nghệ và cơ chế thực thi liên quan. 3.1. Kiến trúc chức năng hệ thống 3.1.1. Cấu trúc, chức năng khai thác , bảo dưỡng tự động Hệ thống khai thác tự động và quản lý lỗi được xây dựng trên nguyên tắc tự động hóa lưu đồ công việc thực hiện (worn flow automation) và các tính năng nội tại của mạng MPLS. Ngoài hai chức năng cơ bản là hỗ trợ khai thác và quản lý mạng MPLS, hệ thống hỗ trợ công tác thiết kế, phát triển các mạng hội tụ dựa trên công nghệ MPLS. Chức năng của hệ thống được mô tả trong hình 3.1 và 3.2 và tuân thủ các nguyên tắc sau đây - Quan điểm thiết kế theo modul. Mỗi modul thực hiện một chức năng riêng biệt như quản lý lỗi, quản lý cấu hình , quản lý hiệu năng… - Cơ sở dữ liệu được chia sẻ trong mô hình cơ sở dữ liệu chung - Áp dụng cấu hình quản lý theo chính sách để đơn giản hóa quá trình thiết kế mạng riêng ảo VPN Hình 3.1 : Chức năng khai thác và bảo dưỡng Đối với mạng MPLS cơ chế hoạt động liên tục 24/24 đòi hỏi quá trình khai thác, bảo dưỡng cần được tự động hóa để giảm chi phí và tránh những can thiệp từ con người (zero touch). Để tránh sảy ra những sự cố ngẫu nhiên. Dĩ nhiên việc tự động hóa 100% thời gian và công việc là hoàn toàn không thể Hình 3.2 : Chức năng quản lý lỗi của hệ thống 3.2. Đặc điểm hệ thống 3.2.1. Các giải pháp công nghệ hỗ trợ Để thực hiện hai chức năng chính là của hệ thống là khai thác , bảo dưỡng tự động và quản lý lỗi nhiều giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến đã được áp dụng và đã thu được những kết quả khả quan 3.2.2. Cơ sở thông tin quản lý a. Giao thức phân phối nhãn LDP – MIB b. Cơ sở thông tin quản lý VPN (VPN – MIB) c. Cơ sở thông tin quản lý giao thức cổng biên BGP (BGP – MIB ) 3.2.3. Kết nối các đối tượng quản lý Các nội dung quản lý VPN bao gồm quản lý các thực thể mạng : Các Router biên PE , các Router khách hàng , các đường chuyển mạch nhãn LSP thuộc nội dung quản lý các phần tử mạng EMS và quản lý các vấn đề nội tại trong mạng VPN. 3.3. Một số chức năng quản lý của hệ thống 3.3.1. Quản lý lỗi Quản lý lỗi tập trung chủ yếu vào việc giám sát trạng thái hoạt động của các phần tử trong mạng. Từ việc giám sát này có thể phát hiện các nguyên nhân gây lỗi , cô lập và xử lý lỗi. 3.3.2. Tính tương quan trong quản lý lỗi Quá trình giám sát tại các mức khác nhau nêu trên không phải là một quá trình rời rạc , độc lập mà là quá trình có tính liên quan , ảnh hưởng lẫn nhau 3.3.3. Vấn đề an toàn trong quản lý lỗi Kiến trúc VPN – MPLS cung cấp 2 sự lựa chọn cho Router PE để xác định thời gian sống TTL của các giá trị khi đi vào mạng MPLS là có thể sử dụng giá trị TTL trong tiêu đề của nhãn hay không . Việc chọn giá trị TTL phụ thuộc vào đặc thù của mạng , các dịch vụ triển khai và vấn đề an toàn mạng 3.3.4. Quản lý hiệu năng Hệ thống khai thác và bảo dưỡng tự động và quản lý lỗi có tiêu chuẩn cao về quản lý hiệu năng thông qua thỏa thuận mức độ dịch vụ SLA với các nhà thầu cung cấp thiết bị và xây dựng hệ thống . Các nội dung quản lý hiệu năng bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến giám sát, “sức khỏe” của mạng cũng như những kinh nghiệm khai thác của khách hàng 3.4. Các kết quả và lợi ích nhận được từ hệ thống. Sau một thời gian đưa vào khai thác để thực hiện chức năng OAM cho mạng MPLS ở Hoa Kỳ, hệ thống khai thác tự động và quản lý lỗi của công ty AT&T đã mang lại rất nhiều lợi ích với các kết quả rất khả quan . Các kết quả này bao gồm thực thi hệ thống khai thác tự động , quản lý lỗi tiên tiến và cung cấp nhiều số liệu thống kê hỗ trợ công tác OAM mạng MPLS 3.4.1. Qúa trình khai thác tự động Với việc ứng dụng nguyên lý Zero trong hệ thống nhiều chức năng khai thác trước đây thực hiện bằng nhân công nay đã được tự động hóa . Để đạt được điều này nhiều phần mềm mạng đã được nạp vào các phần tử mạng liên quan đến định tuyến và năng lực truyền tải . Điều này làm giảm thời gian và giá thành khi nâng cấp và thay đổi cấu hình mạng 3.4.2. Thống kê các dữ liệu OAM Hệ thống khai thác tự động và quản lý lỗi có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu khác nhau của nhà cung cấp dịch vụ khách hàng. Những dữ liệu này không những phục vụ cho quá trình vận hành , quản trị, bảo dưỡng mà cũng rất có ích trong các công tác thiết kế , phát triển mạng MPLS Hình 3.4a : Hiệu suất sử dụng CPU trong PE Router Trên hình 3.4a mô tả hiệu suất sử dụng (tính theo %) CPU trong các PE Router. Hình 3.4b giới thiệu tổng lưu lượng hàng ngày trong 1 tuần đối với một PE Router cụ thể. Dĩ nhiên các dữ liệu này có thể được cung cấp với bất cứ khoảng thời gian nào với bất cứ PE Router nào. Hình 3.4c thống kê các số liệu thuê bao điển hình , bao gồm mức lưu lượng theo từng chủng loại dịch vụ. Các báo cáo này sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi có yêu cầu với nhiều tính năng mềm dẻo, mở rộng. Hình 3.4b : Thống kê lưu lượng PE router Hình 3.4c : Thống kê dữ liệu khách hàng 3.4.3 Cơ chế quản lý lỗi tiên tiến. Cơ chế quản lý lỗi tiên tiến được thực hiện trong hệ thống quản lý lỗi FMS được mô tả theo kiến trúc chức năng trong hình 3.2. Thành phần trung tâm của hệ thống là khối xử lý lỗi chung tiếp nhận lỗi ở các lớp 1, 2, 3, sử dụng các quy tắc tương quan liên miền để chuyển đổi thành các lõi tổng hợp và đưa đến quá trình xử lý tự động tiếp theo. Qúa trình xử lý tự động được tập trung hóa dựa trên nguyên tắc là các ý kiến chuyên gia quản lý (Manager) Cũng có trường hợp quá trình xử lý tự động cần thêm các thông tin cảnh báo từ các thiết bị liên quan, bằng cách gửi các lệnh điều khiển tới các thiết bị này. Cơ chế xử lý tự động thường bắt đầu bằng tiến trình tự chuẩn đoán – tự thử - tự sửa chữa. Dựa trên các kết quả của quá trình xử lý tự động ban đầu các quy tắc sẽ được sử dụng để quyết định có tạo ra các phiếu sửa chữa (tickets) hay không. Thông thường quá trình xử lý tự động không tạo ra các tickets để giảm thiểu khối lượng công việc thủ công. Nếu các bản ghi không thể xử lý tự động , cần có sự can thiệp của nhân công của nhân viên kỹ thuật 3.4.4. Mô hình phân tích lỗi phương tiện Mô hình phân tích lỗi và đánh giá cảnh báo là một thành phần hợp thành trong hệ thống quản lý lỗi FMS do Lucent Technologies nghiên cứu và phát triển . Hệ thống này được AT&T đưa vào sử dụng trong kiến trúc OAM mạng MPLS. Mô hình phân tích lỗi cho phép xác định các nguyên nhân gây lỗi cho phương tiện , tính tương quan của lỗi trong các lớp mạng cũng như đánh giá tổng thể toàn bộ các biến cố , các cảnh báo xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hình 3.5a : Mô hình phân tích lỗi phương tiện Trên hình 3.5a mô tả nguyên lý phân tích cảnh báo dựa trên ngưỡng sau (post threshoding) và nguyên tắc tiếp cận từ trên – xuống (Top – down ). Đối với lỗi phương tiện giữa hai node lõi trong mạng MPLS cảnh báo có thể được tạo ra ở nhiều mức khác nhau . Cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại cảnh báo cũng chỉ ra đầy đủ các lỗi. Ở mức cao nhất của mô hình : - Giao thức nội miền IGP (Interior gateway protocol) tạo ra các cảnh báo tại các giao diện IP lân cận cho các đường chuyển mạch nhãn chung E – LSPs cho IP VPN - Giao thức cổng liên miền BGP (Border gateway protocol) tạo ra các cảnh báo đến với các đường chuyển mạch nhãn E – LSPs liên quan đến VPN. - Mỗi một E – LSP tạo ra cảnh báo khi LSP có sự cố hay có sự thay đổi tuyến. Ở các lớp thấp hơn cảnh báo được tạo ra khi các giao diện có sự cố - các giao diện này liên quan đến việc chuyển tải gói tin SONET/SDH (POS). Ở các lớp thấp nhất cảnh báo xảy ra khi mất tín hiệu LOS trong môi trường truyền dẫn. Hình 3.5b : Mô hình lỗi giữa các Router lõi Hình 3.5b chỉ ra các cảnh báo liên quan đến sự cố giữa 2 Router lõi MPLS . Trong hình này cũng chỉ ra các cảnh báo IGP, BGP, E – LSP, POS và LOS. Hình 3.5c : Đánh giá tổng số sự kiện (Major/Actionable) trong mạng Trên hình 3.5c đưa ra tổng số cảnh báo cho một nhà cung cấp dịch vụ cụ thể . Trong trường hợp này có 6 triệu cảnh báo trong thời hạn một tháng. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 3375(0,0056%) là các lỗi thực sự , số còn lại được lọc sạch bởi hệ thống quản lý phần tử FMS , triệt tiêu nhiễu theo tiêu chí của hệ thống quản lý lỗi FMS. 3.4.5. Những lợi ích của hệ thống 3.4.5.1. Tăng cường thời gian khảo sát – sữa chữa với các tính năng , đặc điểm nổi trội 3.4.5.2. Triển vọng của hệ thống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan