Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa...

Tài liệu Hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả nhân vật trong thần thoại trung hoa

.PDF
61
604
104

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ĐOÀN THÙY TRANG MSSV: 6106436 HỆ THỐNG NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV Tạ Đức Tú Cần thơ, 12-2013 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 1.1 Khái niệm về thần thoại 1.1.1 Thần thoại theo nghĩa rộng 1.1.2 Thần thoại theo nghĩa hẹp 1.2 Bối cảnh ra đời thần thoại Trung Hoa 1.3 Nội dung thần thoại Trung Hoa 1.4 Ý nghĩa của thần thoại Trung Hoa CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 2.1 Nhân vật kiến tạo vũ trụ 2.2 Nhân vật thể hiện nguồn gốc lịch sử loài người 2.3 Nhân vật thể hiện khát vọng hiện thực cuộc sống Tổng kết CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI TRUNG HOA 3.1 Kết cấu và cốt truyện trong thần thoại 3.2 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 3.3 Nghệ thuật miêu tả tính cách Tổng kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU KHAM KHẢO MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung Hoa là một nước có nền lịch sử văn minh và lâu đời, được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Trong lĩnh vực văn học nói riêng, những tác phẩm mang giá trị nhân văn cao của người Trung Hoa, là những sáng tạo vô cùng độc đáo của mỗi tác phẩm, thành tựu ngày nay của Trung Hoa mang nhiều tiềm năng hiếm có ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa con người Trung Hoa. Kho tàng thần thoại Trung Hoa là một phần quan trọng trong di sản văn hóa nói chung của nhân loại và của Trung Hoa nói riêng. Trung Hoa là nước có dân số đông và trải qua các triều đại lịch sử lớn cùng nhiều năm thống trị ở các nước. Những trang viết lịch sử Trung Hoa rất nhiều nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thần thoại Trung Hoa không có tính hệ thống như thần thoại Hy Lạp hay thần thoại Ấn Độ, nhưng với những gì cho đến nay thần thoại Trung Hoa vẫn mang một sự kì vĩ, hấp dẫn trong từng tác phẩm của riêng mình. Dù không có hệ thống hay cốt truyện thần thoại Trung Hoa vẫn mang một sức sống kì diệu đến khó tin của con người, nó là vật báu trong nội dung tư tưởng ở con người mà hình thành nên. Thần thoại là những tinh thần mà con người gửi gắm vào, nó là khát vọng con người trong thời kì nguyên thủy về xã hội, về thiên nhiên. Trong “túi khôn” của mình, người Trung Hoa xưa đã nhân hóa các hiện tượng tự nhiên, anh hùng hóa các nhân vật trong cộng đồng của dân tộc để tạo nên một sức mạnh vĩ đại. Tất cả các thế giới nhân vật bao gồm các vật thể cho nên người ta thấy được những gì trên cơ thể vị thần như thấy mặt trăng, mặt trời là mắt của Ông Bàn Cổ, bốn con ngươi của Vua Nghiêu, rồi đến những gì thần mang thân hình giống người “đầu người mình rắn”, “đầu người mình chim”, “đầu chó mình người”….là những gì con người đang sống và hòa nhập vào thế giới tự nhiên, toàn bộ được thần thánh hóa và có gắn kết tâm liên với con người. Với sự nhận thức và trí tưởng tượng ấy, người xưa đã gửi vào thần thoại những nhận thức của mình về thế giới quan và xã hội. Đồng thời là sự phản ánh những giấc mơ, hoài bão của chính bản thân mình, như loài người ra đời là công cụ chế tạo của Nữ Oa, phát minh ra nghề nông là của Thần Nông… Xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau về nhận thức của con người trong thần thoại hay nghệ thuật miêu tả mà luận văn lấy tiêu đề là hệ thống nhân vật và 3 nghệ thuật miêu tả trong thần thoại làm đối tượng khảo sát với mong muốn tìm hiểu một cách cụ thể về đề tài, tìm hiểu những cái độc đáo, thông qua khái quát chung, ý nghĩa, nhân vật thần thoại cũng như biện pháp nghệ thuật sử dụng trong thần thoại Trung Hoa, từ đó rút ra được cái hay, cái đặc sắc trong từng chi tiết của đề tài, mang đề tài thêm có nhiều mới mẻ, khá lạ trong thần thoại nói riêng và của văn học nói chung. Đồng thời làm sáng tỏ đề tài cần nêu trên để góp phần vào việc nghiên cứu cho các tài liệu sau, bổ sung thêm những tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu về đề tài lịch sử Trung Hoa hay văn học Trung Hoa về đề tài thần thoại. 2. Lịch sử nghiên cứu Thần thoại Trung Hoa ra đời từ rất sớm, từ lúc sơ khai cho đến nay con người dần dần hoàn thiện những hiểu biết, họ lí giải các hiện tượng tự nhiên, vạn vật trên thế giới và con người những điều thần bí. Họ khám phá xung quanh bằng trí tưởng tượng của mình, hình dung ra một sức mạnh thần bí được gọi là thần, xem các vị thần được gắn kết chặt trẽ với con người mật thiết và gần gũi. Thần thoại được gắn chặt với hoạt động của nhân dân thời xưa, những công việc và cuộc sống hằng ngày đều được họ đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, biểu hiện một khát vọng của nhân dân viễn cổ chống lại các thế lực siêu hình, theo Mác nói: “Bất kì thần thoại nào cũng đều dùng tưởng tượng để chinh phục thiên nhiên chi phối thiên nhiên, đem thế lực thiên nhiên hình tượng hóa” [1;trang 46 trong khái yếu lịch sử văn hóa Trung Quốc]. Thiên nhiên là cái tạo hóa mà con người phải luôn chinh phục để đấu tranh cùng sinh tồn. Tạo hóa là những gì có sẵn trong tự nhiên, xem tự nhiên là một sức mạnh thần bí, thần thoại được diễn xướng trên những nhân vật nhằm tôn lên một thế giới bí ẩn, chứa đựng các vị thần, trí tưởng tượng ấy thật phong phú. Kho tàng thần thoại Trung Hoa rất phong phú được lưu truyền trong “Thư Tịch Cổ” tiên tần trước công nguyên như Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, Quốc Ngữ, Sơ Từ, Lã Thị Xuân Thu và các hiện vật khảo cổ học khác…Trong đó thần thoại bảo tồn trong Sơn Hải Kinh phong phú nhất, là bộ mặt của thần thoại cổ đại. Tuy nhiên, kho tàng ấy lại trong tình trạng bề bộn, vụt vặt và rời rạc. Trong tác phẩm “Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược” của Lỗ Tấn đã nêu lên ba nguyên nhân của tình trạng ấy như sau: 4 “Một là vì tổ tiên của dân tộc Trung Hoa sống tại lưu vực sông Hoàng Hà, ân tứ của giới tự nhiên không được phong phú, từ rất sớm đã lấy việc cày ruộng làm sinh nghiệp. Cuộc sống cần cù vất vả, cho nên họ coi trọng thực tế, coi khinh huyền tưởng và do đó không thể đem truyền thuyết thời trước tập hợp lại và đúc kết thành những áng văn chương rộng lớn được” [trang34,35]. Hai là thêm vào đó lại có việc ra đời của Khổng Tử, con người chuyên giảng cứu một hệ thống những điều giáo huấn có tính chất thực dụng về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Các truyền thuyết thần quái hoang đường thời thượng cổ, Khổng Tử và các học trò của ông không hề nói đến. Do đó mà về sau, ở nước Trung Quốc coi đó là tư tưởng chính thống, thì thần thoại chuyển hóa thành lịch sử, không những chưa từng được làm rạng rỡ lên mà trái lại còn bị tan rã đi nữa. Ba là sự phân biệt thần và quỉ. Thiên thần, địa kỳ, nhân quỉ thời cổ xem ra thì có phân biệt đấy, nhưng trên thực tế thì nhân quỉ ( tức hồn ma người chết ) có thể hóa thành thiên thần và địa kỳ. Người và thần lẫn lộn với nhau. Tín ngưỡng nguyên thủy không lột xác được, tín ngưỡng nguyên thủy còn được giữ lại mà những truyền thuyết mới thì lại xuất hiện. Truyền thuyết cũ bị đẩy đến chỗ chết đứng, còn truyền thuyết mới thì chính là vì nó “ mới”, cho nên chưa kịp phát huy ra được ánh sáng rực rỡ, thành ra cả hai, cũ và mới, cùng bị thiệt hại cả”. Trong ba nguyên nhân thì nguyên nhân hai và ba có phần xác đáng. Xét về các sử thi thần thoại ở các nước khác thì thần thoại là màng đúc kết hệ thống, còn riêng thần thoại Trung Hoa do mất nhiều bản thảo và ở tình trạng rời rạc nên dễ pha tạp và đồng hóa các truyền thuyết sau. Vì vậy, việc giới thiệu thần thoại Trung Hoa gặp cũng không ít khó khăn. Trước là Lỗ Tấn, bên cạnh còn có các nhà nghiên cứu như La Chấn Vũ, Văn Nhất Đa… đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và tìm hiểu giới thiệu thần thoại Trung Hoa. Đặc biệt là Viên Kha đã dành riêng cho một công trình nghiên cứu thần thoại Trung Hoa. Đó là sách “Trung Quốc cổ đại thần thoại”. Những nhà nghiên cứu đã góp phần không nhỏ vào việc giới thiệu thần thoại Trung Hoa, là một phần bổ ích cho những công trình nghiên cứu về sau, với công trình của Viên Kha thì cũng góp phần nghiên cứu cho những luận điểm mới mẻ và phong phú hơn trước. Tuy nhiên, việc tìm hiểu thần thoại Trung Hoa ở nước ta chưa nhiều nhưng cũng mang không ít giá trị vì từ lâu thần thoại Trung Hoa cũng có ảnh hưởng qua 5 lại với thần thoại Việt Nam nói chung. Ví như một số truyện tương tự như Nữ Oa vá trời, thần Sét hay còn gọi là thần Lôi, Hậu Nghệ..đối chiếu một số truyện ấy tương tự như ở Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa được thể hiện liên quan về thần thoại. Kho tàng thần thoại Trung Hoa trong tình trạng phức tạp và bề bộn rất nhiều nhưng những gì mà thần thoại Trung Hoa mang đến có một giá trị cao hơn đó là những nhân vật lịch sử và thế giới xung quanh mà họ tô điểm. Đồng thời là một khát vọng vượt trội con người lịch sử xưa, họ vươn tới một cộng đồng hạnh phúc, bình yên. Chúng tôi chủ yếu là giới thiệu về nhân vật trong thần thoại cũng như nghệ thuật miêu tả trong thần thoại Trung Hoa, nêu lên những ý chính xác đáng và mang đến một đề tài phong phú – đa dạng, góp phần vào cho các tài liệu nghiên cứu sau thì phần lịch sử nghiên cứu là một vấn đề khảo sát trong phần giới thiệu để dễ tìm hiểu và biết thêm về thần thoại Trung Hoa trong quá trình hình thành và phát triển đến nay. Người viết trên tinh thần những nghiên cứu đó, từ đó đi sâu hơn vào thần thoại Trung Hoa, khai thác những đặc điểm nghệ thuật và nhân vật đã nói trên mà tìm ra cái hay, cái độc đáo trong thần thoại Trung Hoa. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả trong thần thoại Trung Hoa” để tìm hiểu rõ hơn về nhân vật cũng như nghệ thuật được sử dụng trong thần thoại, giúp ta thấy được những nét riêng của thần thoại Trung Hoa. Thần thoại Trung Hoa mang một dấu ấn phong phú và hấp dẫn trong từng mẫu truyện, câu chuyện và vùng đất con người vị thần. Nó là một quá trình nghệ thuật trong cái “khoa học” mà con người xưa đã ý thức mơ hồ về thần thoại, với những hình thái bí ẩn mà con người không thể hiểu, những nhận thức còn kém về thế giới bên ngoài, xung quanh là sự bao quát vũ trụ bao la . Đồng thời là một quá trình dần dần hoàn thiện của câu chuyện thần thoại trong từng giai đoạn lịch sử mang một tinh thần khác lạ trong văn học. Thần thoại Trung Hoa tuy có xô bồ và pha tạp hay vụn về thì câu chuyện thần thoại Trung Hoa luôn mang đậm dấu ấn cho từng sự kiện, từng vùng đất hay 6 nhân vật để mà lưu danh ngàn đời, của một con người luôn được sùng bái như thần, là sự tín ngưỡng tôn quý cho nền văn hóa nước nhà. Nghiên cứu đề tài trên cũng là dịp có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, vốn hiểu biết được có ý thức hơn về thần thoại cũng như là nguồn gốc loài người, xã hội thời xưa như thế nào, tín ngưỡng được bắt nguồn từ đâu. Ngoài ra còn tích lũy thêm nguồn tư liệu phong phú, phục vụ cho công việc nghiên cứu các luận điểm, đề tài khoa học và giảng dạy sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Kho tàng thần thoai Trung Hoa lý giải các hiện tượng tự nhiên và vạn vật trên thế giới và con người tạo nên những nét kì vĩ, sáng tạo cho từng câu chuyện thần thoại Trung Hoa được lưu giữ nhiều trong lịch sử Trung Hoa. Những giá trị quá báu trong nội dung lẫn nhân vật thần thoại là một đề tài sâu sắc cho các nhà văn, nhà thơ hay bất cứ ai sáng tác, là nguồn trực tiếp của hư cấu nghệ thuật và hình thành sáng tác lãng mạn chủ nghĩa của các tác giả sau.Trong “ Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc”, tập 1 có nói :Thần thoại trong các dân tộc thiểu số Trung Hoa phát triển không đồng đều giữa các dân tộc trước kia nên hình thái hoàn toàn không giống nhau. Có cái tương đối xa xưa và nguyên thủy, có cái đã thâm nhập vào ý thức thời đại nô lệ, phong kiến, phản ánh sự lí giải và tưởng tượng của nhân dân ở những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Gần đây, loại thần thoại này được ghi chép và sưu tập rất nhiều” [trang 53,54]. Vì vậy, một số có giá trị tương đối cao nên người viết chỉ xoay quanh thể loại thần thoại trong hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả qua từng mẫu chuyện của thần thoại Trung Hoa và Truyện thần thoại Trung Quốc. Ngoài ra, để lí giải thêm là sự minh chứng cho thần thoại Việt cũng chịu ảnh hưởng với thần thoại Trung Hoa, thì sách truyện thần thoại Việt Nam cũng được sử dụng cho nghiên cứu đề tài này, thần thoại Việt Nam có nói: “ thần thoại Việt Nam được các sử gia phong kiến xưa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở thần thoại, đưa ra thần thoại ở đầu quyền sử, làm thành một phần “ ngoại kỷ”. Điều này cho thấy thần thoại trong chừng mực nào đó được xem là bóng dáng của những sự việc lịch sử đời xưa”. Như thế, cả hai nước điều đúc kết được sự tinh tế, hài hòa trong thần thoại của mình, nhằm tìm ra những cái hay, cái hấp dẫn của thần thoại. Đặc biệt thần thoại Trung Hoa mang nét tinh xảo trong cái gìn giữ bản sắc dân tộc quý trọng con người và sùng bái thần linh để chinh phục thiên nhiên, mang cuộc sống 7 hòa bình và ổn định. Trong lịch sử văn học, thần thoại có vị trí rất quan trọng như về mặt sáng tác, thẩm mỹ, và nó có giá trị nghiên cứu về mặt hôn nhân gia đình, phong tục tập quán, tôn giáo nguyên thủy.…của xã hội cổ đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Hệ thống nhân vật và nghệ thuật miêu tả trong thần thoại Trung Hoa” người viết đọc những bài viết có liên quan về thần thoại Trung Hoa để dễ tìm hiểu và vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời người viết vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát lịch sử: tìm hiểu về lịch sử Trung Hoa - Phương pháp so sánh –tổng hợp và một số thao tác : phân tích, chứng minh, bình luận, lý giải nhằm làm rõ vấn đề. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: với phương pháp này, chúng tôi đã đối chiếu với thần thoại Việt Nam, nhằm làm tăng sự khác biệt cũng như đặc trưng riêng của mỗi nước. - Phương pháp đánh giá: với nhiều phương pháp thì phương pháp đánh giá cũng là một phần quan trọng, nhằm làm rõ vấn đề, dánh giá để chứng minh cùng với lập luận thêm chính xác và tăng thêm sự thuyết phục. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 1.1 Khái niệm về thần thoại Ngày nay, thần thoại được hiểu như thế nào là chính xác là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu đang cố gắng hoàn thiện. Khái niệm thần thoại không phải đơn thuần là một từ hay một nghĩa mà là ở nhiều nhân tố hợp thành. Lịch sử hình thành cho đến nay, thần thoại là đề tài phong phú cho các nhà nghiên cứu bởi nó mang một nét sâu đậm về nguồn gốc con người, quá trình trong cuộc sống, những qui luật thiên nhiên hay làm nên những tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa. Thần thoại nói chung còn là ở nhiều cách hiểu khác cho sự nghiên cứu của các tác giả. Xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau của thần thoại là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, từ những góc độ nghiên cứu khác nhau đó mà mỗi bộ môn nghiên cứu khoa học có quan niệm về thần thoại tương đối độc lập và riêng biệt. Vì vậy, thần thoại từ xưa cho đến nay vẫn là đề tài đa dạng và phong phú, được lí giải qua nhiều ý kiến. Mặc dù vẫn chưa làm sáng tỏ nhưng các ý kiến các nhà nghiên cứu trong Tạp chí nghiên cứu văn hóa nêu lên “Một số vấn đề lí luận về thần thoại” và các nhà nghiên cứu khác đã nhận xét thần thoại theo hai nghĩa rộng và hẹp: 1.1.1 Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng: Trong quá trình nghiên cứu thần thoại của Mác, Mác đã gắn liền với những trí thức triết học: “với tư cách là hình thức văn hóa tinh thần đầu tiên của loài người, thần thoại tức là tự nhiên và bản thân các hình thái ý thức xã hội đã được trí tưởng tượng chế biến đi một cách vô thức” [3;9]. Thần thoại là sự xuất phát từ tinh thần con người muốn khám phá những bí ẩn xung quanh mình về tự nhiên cũng như ngoài xã hội con người đang tồn tại. Với quá trình nghiên cứu của mình, nhà phê bình văn học Việt Nam, Lại Nguyên Ân cũng đưa ra quan niệm về thần thoại như sau: “sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực”.[5; Tr 299]. 9 Như vậy, nhìn nhận thần thoại như là một sáng tạo của tập thể được thông qua những vị thần và linh hồn đang tồn tại dù là phi thường hay quái dị về ngoại hình nhưng tất cả đều được con người nguyên thủy xưa nghĩ và tin là sự thật. Con người viễn cổ đã sáng tạo ra những vị thần bằng hình ảnh sinh động, những câu chuyện thật hấp dẫn và những chiến công có ích cho con người. Tin là ở trên đời đều có thần linh để giúp con người hay cản trở, thật là những hiện tượng tự nhiên đang tồn tại cùng với con người, diễn ra trước mắt cùng với sự sống con người. 1.1.2 Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp: Nhà nghiên cứu người Nga E.Meletin ski cho rằng: “từ thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết truyện thoại thường thì người ta hiểu nó là một truyện về các vị thần, các nhân vật sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó về thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại là những tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật, đồng thời là những hệ thống quan niệm hoang đường về thế giới [4; Tr 653]. Ngoài ra, F.Enghen cũng nhận thấy: “Thần thoại là sản phẩm tinh thần của người nguyên thủy, nội dung của nó mang nặng tính chất hoang đường ảo tưởng nhưng đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt sự nhận thức và lí giải sai lầm về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không thể tránh khỏi” [6; Tr 315]. Trong bài Lời nói đầu cuốn Phê phán chính trị kinh tế học, Mác nói thần thoại là “Giới tự nhiên và hình thái xã hội được trí tưởng tượng của nhân dân xây dựng nên một cách có nghệ thuật và không tự giác”. Trong một xã hội sức sản xuất còn thấp, tri thức cũng kém, mà thiên nhiên xung quanh biến hóa khôn lường, bao nhiêu là vấn đề mà con người cần giải thích và làm sao chiến thắng thiên nhiên. Cứ như thế thần thoại lại ra đời với trí tưởng tượng và hư cấu không thực được tạo qua bóng dáng lịch sử mà làm nên những câu chuyện lý thú và đầy hấp dẫn. Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh 10 mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại.(trang từ khoavanhoc-ngonngu.edu.vn). Khái niệm thần thoại rất rộng và được bao quát lên tất cả những mẫu chuyện mà thần thoại mang đến cho cong người của sự hình dung đa dạng. Nó là những gì bí ẩn được nung nấu trong một thế lực siêu hình nào đó. Con người nguyên thủy xưa đã dùng nên những điều phi thường đầy vẽ tín ngưỡng của vị thần mình tạo ra mà tôn sùng và tin vào thế giới mình có sự che chở, giúp đỡ con người. Thần thoại là một tinh thần cỗ vũ của người viễn cổ xưa vừa là bản ngợi ca của ‘túi khôn’ trong buổi đầu nhận thức. Đa số các nhà nghiên cứu đều đưa ra những ý kiến khác nhau nhưng với thần thoại Trung Hoa là một sự khác biệt nêu lên những giá trị cao trong cuộc sống xưa. Trong Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc của thần thoại viễn cổ có nói: “Thần thoại là câu chuyện nhân dân thời xa xưa lý giải và tưởng tượng đối với hiện tượng thiên nhiên và văn hóa. Nó là sáng tác nghệ thuật không tự giải của nhân loại buổi hoang sơ. Thần thoại không phải là sự phản ánh khoa học đối với cuộc sống hiện thực, mà là kết quả của sự phân cách hóa thế lực tự nhiên và thế giới khách quan bằng sự tưởng tượng và mơ ước dưạ trên cơ sở kinh nghiệm sống nghèo nàn của con người, do trình độ sức sản xuất thời viễn cổ rất thấp, con người không thể lý giải một cách khoa học của thế giới bên ngoài, hiện tượng tự nhiên, cũng như nguồn gốc và sự biến đổi của sinh hoạt văn hóa xã hội nguyên thủy” [1;Trang 45]. Theo nhiều nhận xét và ý kiến của hai ý kiến về khái niệm thần thoại rộng và hẹp thì ở Trung Hoa, thần thoại theo nghĩa rộng của Trung Hoa là bao gồm 9 bộ phận: thần thoại theo nghĩa hẹp tức là thần thoại thông thường, truyền thuyết, lịch sử đã được thần thoại hóa; tiên thoại (truyện thần tiên); những câu chuyện quái dị; truyền thuyết dân gian mang ý vị đồng thoại; thần thoại kinh phật; thần thoại truyền thuyết về ngày tết, pháp thuật, báu vật, tập tục và phong vật; thần thoại truyền thuyết của dân tộc thiểu số. Như vậy, thần thoại Trung Hoa là bao gồm các thuyết về sự vật hiện tượng của thiên nhiên mưa, gió,núi, biển hay mặt trời, mặt trăng, còn câu chuyện lịch sử về các vị thần được sáng tạo trong trí tưởng tượng con người về Hậu Nghệ, chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ, các vị vua Nghêu, Thuấn,Vũ hay Đế Cốc, Đế Tuấn, trong đó là sự tín ngưỡng nguyên thủy xưa được truyền bá trong các 11 dân tộc, từ đó hình thành qua nhiều người, truyền từ nơi này sang nơi khác nên có sự đồng hóa qua những câu chuyện thần thoại, bởi họ truyền khẩu với nhau… Tất cả là những cốt lõi trong tư duy và nhận thức con người trong thần thoại. Như vậy, từ các định nghĩa trên về thần thoại chúng ta có thể thấy, thần thoại là sự bao quát tất cả nhận thức, giải thích mà con người đối với thế giới xung quanh và chính bản thân họ, dùng trí tưởng tượng của mình mà làm nên ‘khoa học’. Thứ ‘khoa học’ ấy đã vô tình trở thành tổ hợp của những triết học, sử học hoặc địa lý … mà con người đời sau vẫn thưởng thức và chiêm nghiệm nó. Thông qua sự thần thành hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên xã hội, con người thế giới này có ý chí và sinh mệnh, thế giới nhận thức con người có phần hoang tưởng nhưng cũng có sức thuyết phục và hấp dẫn bởi nó không chỉ tưởng tượng mà còn bắt nguồn từ chính niềm tin của họ vào những điều có thực đó.Với niềm tin rằng vạn vật điều có linh hồn, sự sống thì chịu một sự chi phối nào đó của một lực lượng thần bí mà còn chưa lí giải được, họ đều gán cho các vị thần linh, xem thần linh là những anh hùng làm nên điều mà họ chưa biết, hoặc buộc các vị thần linh phải trợ giúp hay là gây hại cho con người đều ở thần linh. Tất cả những điều bí ẩn mà người xưa đã thần thánh hóa, nhân cách hóa từ con vật, cái cây, ngọn cỏ cho đến đất đá là một thế giới lung linh, huyền ảo và được hình thành bởi quan niệm về thần thoại khi con người còn niềm tin vào điều bí ẩn đó. Thần thoại sẽ còn là những điều mới mẻ cho con người cần khám phá nó, nó sẽ là điểm khai phá đầy bất ngờ và công phu của một quá trình. Tìm kiếm và sưu tầm thần thoại sẽ là đề tài hay cho những người yêu quý nó. Con người lí giải thần thoại chỉ dựa trên một phần được qua câu chuyện hay phải tìm tòi về lịch sử và đi sâu hơn để biết rõ. Cuộc sống người nguyên thủy thời xưa còn nhiều điều lạ mà ý thức họ còn kém nên việc nhận thức chưa rõ, dựa trên tiến trình đó mà con người ngày nay thêm phần kinh nghiệm và tích lũy kiến thức. Đi sâu hơn chính là những bản sắc dân tộc đang tìm ẩn con người, bên cạnh là những thành tựu đơn sơ nhưng đầy khoa học và được dựng lên bằng đôi tay lao động, mong muốn năng suất lao động càng tốt hơn. Lí giải thần thoại là bảo tàng quý báu trong sự nghiệp nghiên cứu chung. Nhìn chung, thần thoại ra đời từ rất sớm trên cơ sở những nhu cầu thực tiễn lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội của người xưa. Vì vậy, thần thoại chứa đựng 12 một phần xã hội nguyên thủy về con người, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.Mặc dù các ý kiến đưa ra quan niệm, ý kiến khác nhau nhưng đều đưa ra một cách hiểu chung về thần thoại tương đối cụ thể và chính xác, khái niệm thần thoại đi sâu vào nội dung, ít thấy nêu về nghệ thuật. Người viết trên tinh thần những nghiên cứu trên từ đó đi sâu hơn vào nội dung và khai thác những đặc điểm nghệ thuật và nhân vật trong thần thoại để tìm ra những đặc điểm độc đáo, cái tinh tế sâu sắc trong từng hình tượng nghệ thuật của thần thoại, đặc biệt là thần thoại Trung Hoa. 1.2 Bối cảnh ra đời thần thoại Trung Hoa Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức”. Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Nghĩa là không thể nào hiểu và lý giải đúng thần thoại nếu tách nó ra ngoài xã hội nguyên thuỷ, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, chinh phục tự nhiên, xã hội của con người thời cổ đại. Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người nguyên thuỷ đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng (là khoa học và nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thuỷ).(nguồn từ: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn). Trong buổi bình minh của nhân loại, nhận thức con người còn rất nhiều hạn chế, ý thức con người chưa nắm rõ. Nhưng với khát vọng giải thích, nhận thức xung quanh và bản thân mình, con người đã dùng sức tưởng tượng của mình lập thành nên thứ “khoa học”. Thứ “khoa học” đó là những gì con người có thể nghĩ và làm bằng những tính hoang đường và huyền bí, tạo nên một thần thoại với nhiều nhân vật hay những gì xung quanh thế giới như cỏ cây, núi sông, trời đất… mà suốt chặng đường dài cho đến nay con người vẫn còn thưởng thức, cái sức đặc biệt của khoa học là thần thoại. Trong thần thoại là những niềm tin, ý chí con người luôn tin rằng mọi vật trên thế giới đều có linh hồn, chịu sự chi phối của một lực lượng nào đó gọi là thần. Tất cả đều tạo nên một thế giới lung linh, huyền ảo đến khó ngờ của con người, hình thành nên thần thoại trong lịch sử đến nay. 13 Có thuyết nói rằng, thần thoại được xuất phát từ trong quá trình lao động của con người, họ tìm kiếm những câu chuyện mang đến tinh thần lạc quan trong xã hội. Thần Thoại Trung Hoa cũng vậy, qua lao động họ thấy và hiểu nhiều với cuộc sống, sáng tạo ra nhân vật chính là niềm tin vào cuộc sống, bài ca, điệu múa sau những lần mệt mỏi, buồn sầu hay thiên nhiên tàn phá con người không yên.. Thần thoại là một thể loại sáng tác để gắn chặt hoạt động của nhân dân thời viễn cổ đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, có quan hệ với cuộc sống và lịch sử viễn cổ. Họ biểu hiện khát vọng chống lại các thế lực siêu hình đang tàn phá tự nhiên hay ảnh hưởng đến con người. Những thế lực đen tối ấy đang dần bí ẩn mà con người chúng ta không lường trước được. Con người chúng ta bẩm sinh là cụ thể và yếu ớt nên khả năng chống lại tự nhiên để sinh tồn là tinh thần vượt khó, là sức mạnh cộng đồng, sức mạnh thần bí mà con người gọi là thần đó. Nhân dân viễn cổ sống theo bầy, sống chung và lao động tập thể, họ sáng tạo ra những công cụ thô sơ để giúp ít cho công việc hằng ngày có từ thời nguyên thủy, kí hiệu trên gỗ, văn tự bằng hình vẽ, âm nhạc và múa nguyên thủy. Đồng thời từ đó thần thoại cũng được ra đời vào xã hội nguyên thủy, xuất phát từ nhu cầu khám phá thế giới bí ẩn và tạo nên một tinh thần mạnh mẽ để đấu tranh với tử thần. Thần thoại bước vào xã hội nguyên thủy không ngừng sáng tạo và phát triển cùng với tiến trình lịch sử đất nước. Từ rất sớm, người Trung Hoa nguyên thủy đã sáng tạo ra văn hóa đồ đá, đó là thời kì con người bước vào nhận thức để ý thức về thế giới xung quanh mình. Vào giữa và cuối thời kì đồ đá xã hội dần tiến cao đến xã hội thị tộc ‘Mẫu hệ’ như ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang, đó là nơi gắn bó với dòng máu mẹ do vậy mà thần thoại cũng xuất hiện nhiều nữ thần như Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Hy Hòa….họ là những người sáng tạo ra con người và vạn vật, cải tạo và chinh phục xã hội. Cùng với xã hội “Mẫu hệ” là ‘Phụ hệ’ ra đời, thần thoại xuất hiện nhiều nhân vật phái nam như Ngọc Hoàng, Thần Nông, Hậu Nghệ…là những nhân vật phi thường hay là ngoại hình khác lạ với sức tưởng tượng trong thần thoại: kỳ cầm dị thú, hung thần quái vật cùng với thần thị tộc, thần bộ lạc, thần sấm, thần mưa..đều không thể tách khỏi những quan niệm đó. Nhận thức và tưởng tượng của con người dần dần phát triển, giữa người và thần, động vật, thiên nhiên luôn là biểu hiện muôn màu của hình thái ý thức ở con người thần thoại xưa và tiếp tục tồn tại. Ý thức đó là do có thể thấy, hiểu, nhìn và với sự quan sát tinh tế mới thấu đáo được 14 cùng tâm linh con người. Qua từng giai đoạn con người cũng có nhận thức hơn thành một xã hội hoàn chỉnh, tách rời thiên nhiên, tiến tới thế giới khác theo mong muốn con người. Quá trình sinh tồn, lao động đã giúp tư duy và ngôn ngữ của con người ngày càng phong phú, việc lí giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như cội nguồn của mình đã giúp cho con người tiếp tục khám phá những bí ẩn của cuộc sống. Công cụ lao động ra đời luôn là một bước tiến của loài người. Khi phát minh ra công cụ lao động, con người có thể thần thánh hóa phát minh của mình. Hoặc đời sau không thể lí giải được nguồn gốc công cụ lao động bèn thần hóa nó. Đó chính là cơ sở để hình thành nên thế giới thần vừa hết sức gần gũi mà lại hết sức xa lạ với chúng ta ngày nay. Khi tư duy con người phát triển, con người nhận thức lại các vấn đề cũ. Những câu chuyện thần thoại cũng được tu sửa, phát triển cho logic, hoàn thiện hơn…Nhờ có ngôn ngữ, con người dần ý thức được việc truyền lại những tri thức, nhận thức, kinh nghiệm cho đời sau và đó là cơ sở để thần thoại tiếp tục ra đời, tiếp tục được làm mới, thêm sức hấp dẫn, là món ăn tinh thần của con người.(nguồn từ: huc.edu.vn). Thần thoại ra đời là ước mơ giải thích của người cổ đại, họ nói nhiều về mặt đất, vũ trụ, thiên nhiên và vạn vật xung quanh, biểu hiện một điều gì mới mẻ, thú vị của người xưa đối với thế giới họ đang sống. Bên cạnh đó, quá trình tư duy và ngôn ngữ con người ngày càng hoàn thiện hơn, việc lí giải các hiện tượng tự nhiên cũng được khám phá và công cụ là bước tiến của loài người. Đồng thời tư duy phát triển với những mẫu chuyện thần thoại được phát triển logic và hoàn thiện hơn. Theo nhận định của GOOKI: “trong trí tưởng tượng người nguyên thủy, thần không phải là những thứ gì trừu tượng mà một nhân vật có thực, được trang bị bằng một công cụ nào đó, thần là bậc thầy của nghề này hay nghề khác. Thần là một sự khái quát nghệ thuật của sự tiến bộ lao động” [7; Tr 64]. Có thể nói, theo văn học dân gian Việt Nam là thần thoại hình thành từ ba nguồn chủ yếu: Một là, từ mối mâu thuẫn lớn giữa khát vọng giải thích, các hiện tượng tự nhiên với hiểu biết thấp kém về thế giới tự nhiên của người xưa. Hai là, từ khát vọng vươn lên chiếm lĩnh, ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục sức tự nhiên của con người. Ba là, từ khát vọng giải thích các mối quan hệ mới nảy sinh và ngày càng đa dạng giữa con người với chính mình, với người khác, giữa cộng đồng này 15 với cộng đồng khác” [1; Trang 12]. Chính những yếu tố đó mà con người luôn tìm đến khát vọng trong cuộc sống, họ sáng tạo ra thiên nhiên rồi chinh phục thiên nhiên đồng thời là sự sinh tồn của người với người trong nhiều mối quan hệ, đặt ra nhiều mâu thuẫn, thì thần thoại làm nên điều đó. Ngoài ra, E. Mêlêtinxki đã từng chỉ rõ: “Trong thần thoại có sự đan kết những yếu tố phôi thai của tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật. Quan hệ hữu cơ của thần thoại với lễ nghi vốn được thực hiện qua các phương tiện âm nhạc, vũ đạo, các phương tiện “tiền sân khấu” và ngôn từ. (nguồn từ: khoavanhocngonngu.edu.vn). Như vậy, chính việc thần thoại hóa ấy đã thể hiện năng lực tưởng tượng và thiên tài nghệ thuật vô cùng vô tận của nhân dân thời viễn cổ, thể loại thần thoại luôn tồn tại trong hệ thống văn học, văn hóa của nhân loại cũng như của từng dân tộc. Nó đã góp phần giúp con người hiện đại nhìn nhận được lịch sử của mình, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố đó là cội rễ để nhân loại sáng tạo ra những giá trị văn học, văn hóa nghệ thuật mới. (nguồn từ: huc.edu.vn). Thần thoại luôn có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học. Nó là một thể tài ảnh hưởng tương đối sớm với các thể lạo sáng tác văn học. Thần thoại giúp con người hiện đại sáng tác ra nhiều tác phẩm nghệ thuật, không những thế các yếu tố thần và tư duy thần thoại vẫn còn tồn tại trong ý thức xã hội và trong nghệ thuật, những yếu tố là giá trị cho văn học và lịch sử. Tác dụng của thần thoại là chìa khóa tìm hiểu cuộc sống và tâm lý con người trong buổi đầu ấu trĩ. Là đề tài cho các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu lịch sử Trung Hoa và có giá trị cao trong việc sưu tầm thần thoại Trung Hoa. 1.3 Nội dung thần thoại Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa coi trọng con người và giá trị cuộc sống. Đồng thời tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một tinh thần không biết mệt mỏi, mang nên những điều kì thú, hấp dẫn cho cuộc sống. Từ một không gian hỗn độn lại trở thành một bầu trời tươi sáng, có hơi sống của mọi vật như cỏ cây, động vật và cao hơn chính là con người. Bàn cổ khai thông vũ trụ, lập nên trời đất, con người ra đời bằng bàn tay của Nữ Oa, cuộc sống không còn tăm tối là phát minh của Toại Nhân về lửa. Công cuộc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn còn nhiều lợi ích như cung tên để 16 săn bắt thú, nuôi tằm để dệt vải, xe cộ đi lại và nhiều thứ khác được sáng tạo để phục vụ nhu cầu con người như hát, gãy đàn…Chính những nội dung ấy mà thần thoại Trung Hoa mang hơi ấm riêng về sự tôn sùng trong tín ngưỡng của tự nhiên, nó là một lực lượng siêu hình cần có những nhân vật với tài năng phi thường và hình dáng kì quặc của thần thánh, nhằm mang lại điều bình yên cho con người, cả cộng đồng đang sinh sống. Thần thoại Trung Hoa thể hiện một sức sống diệu kì với trí tưởng tượng khó tin của con người. Trong “túi khôn” của họ là những thần thánh hóa tự nhiên, tất cả hóa nên toàn bộ thế giới với bộ mặt thêm thẫm mĩ hóa và đầy lí tưởng hóa. Các câu chuyện thần thoại Trung Hoa là một sự ý thức về hiểm họa từ tự nhiên lẫn con người. Như ví câu chuyện Ngu Công dời núi – tạo thuận lợi cho việc đi lại, từ mặt nam Kí Châu tới mặt bắc sông Hán Thủy không còn núi cản trở nữa. Đến Hậu Nghệ - cứu sống vạn dân trong cái nóng bị thiêu đốt của mười mặt trời khi cùng nhau tỏa sáng. Sau là trị thủy của Vũ và Khải..đem lại nguồn nước và sự bình yên cho con người không còn lũ lụt... và với nhiều câu chuyện khác nữa đã tạo nên một nội dung vô cùng phong phú cho thần thoại Trung Hoa. Bởi riêng con người Trung Hoa đã mang một niềm tin, một sức sống luôn bất hủ về phía trước, không ngừng đấu tranh, phản kháng với tự nhiên và xã hội nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài ra, trong nội dung thần thoại Trung Hoa luôn có mối liên kết chặt chẽ trong từng vấn đề của thực tế ngày nay như văn học, nghệ thuật, văn hóa…đều là sự độc đáo, khác biệt cho mỗi dân tộc, đặc biệt là dân tộc Trung Hoa. 1.4 Ý nghĩa thần thoại Trung Hoa - Đối với văn học: Trung Hoa có nền văn học cổ điển vô cùng phong phú bao gồm ở các thể loại như thơ và văn xuôi. Cùng các thể loại đó là nhiều tác phẩm kinh điển như Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư của Khổng Tử. Thơ Đường có một đỉnh cao đồ sộ của Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. Văn học nghệ thuật thời xã hội nguyên thủy bắt nguồn từ lao động, nội dung của một số tác phẩm liên quan đến lao động sản xuất, văn học nghệ thuật đã không ngừng giàu có và phát triển trong lao động và đời sống hiện thực. Tác phẩm văn học chính là cầu nối của tâm hồn con người là nơi truyền bá, gửi gắm những thông tin về tình cảm, những kinh nghiệm sống, làm cho con người thuộc các thế hệ khác nhau, các dân tộc khác nhau trở nên gần gũi, hiểu biết 17 nhau hơn (www.ctber.net>diễn đàn>giảng đường>văn học>văn học 12). Đó là những giai đoạn về sau mà con người đã phát triển và hoàn thiện nó về con người lẫn tinh thần trong văn học nói chung. Còn trong văn học dân gian, thần thoại có ý nghĩa như sau: Thời kì đầu, lịch sử Trung Hoa được ghi chép trong truyền thuyết và thần thoại mô phỏng của thời kì Công xã nguyên thủy với các vị vua “Tam hoàng ngũ đế”: Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa nhưng trong thư tịch và các học giả khác không nhất quán vấn đề này, nó chỉ là những nhân vật thần thoại được hư cấu, nên thần thoại được xem là giai đoạn tiền sử mà bước vào lịch sử. Thần thoại là nền móng cũ của xã hội với trí tưởng tượng trong “túi khôn” của con người nhưng con người viễn cổ lại có bao điều khó hiểu về nhận thức thế giới xung quanh mình. Đã gọi là thần thoại thì đây là những mô típ, nhân vật còn khá mơ hồ và không nhất quán nhưng đã được các nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra những điều thống nhất, sâu chuỗi để không bị trùng lập và có ý nghĩa hơn như các ấn phẩm của kết quả nghiên cứu: Truyện thần thoại Trung Quốc của Cung Bảo An, Truyện thần thoại Trung Quốc của Kha Văn Lễ, Truyện thần thoại Trung Quốc của Viên Kha…là minh chứng cụ thể của sự đồ sộ thần thoại Trung Hoa. Không những thế, thần thoại Trung Hoa còn là nền móng trong sự sáng tác văn học, là đề tài ảnh hưởng tương đối sớm với các thể loại sáng tác văn học như truyền thuyết, sử thi, truyện ngắn...là những hư cấu nghệ thuật trong khi sáng tác, là cảm hứng cho phương pháp sáng tác lãng mạn với nhiều hình thức khác được vận dụng trong nội dung hay nhân vật thần thoại. Điều quan trọng hơn là qua hình tượng các nhân vật thần thoại, có thể thấy được giá trị nhân văn đã hình thành trong buổi bình minh của xã hội loài người, những giá trị mà ngày nay con người trong xã hội hiện đại vẫn cần tiếp thu. Ngoài ra, thần thoại khá gần gũi với văn học khi cả hai đều có tính hình tượng trong nội dung. Tuy vậy, thần thoại mang tính hình tượng một cách vô ý thức, khác biệt với những sáng tác văn học. S. S. Averintzev cho rằng, sự khác nhau giữa thần thoại và văn học có thể kể ra ở vài phương diện [1]: thứ nhất, thần thoại là sản phẩm sáng tạo tập thể ở thời kỳ trong ý thức chưa hình thành sự phản tư (reflexion), trong khi đó văn học đã tách khỏi folklore là sự phản tư của chủ thể tác giả. Thứ hai, các hình tượng của thần thoại được "đồ vật hóa", chưa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, phúng dụ hay các hình thức chuyển nghĩa khác của văn 18 học. Thứ ba, văn học hướng tới những tiêu chuẩn thẩm mỹ mang tính tự trị, trong khi đó thần thoại còn chưa biết đến việc tách phạm vi thẩm mỹ ra khỏi cái khối các nguyên tố tự phát chưa phân lập của ý thức. Bởi vậy thần thoại, với tất cả tính nguyên hợp tư tưởng của nó trong tư duy nguyên thủy, chẳng những là thi ca nguyên thủy mà còn là tôn giáo nguyên thủy, triết học nguyên thủy, khoa học nguyên thủy v.v…Có thể nói, văn học gắn bó mật thiết với thần thoại, không chỉ về mặt nguồn gốc (thông qua truyện cổ tích và sử thi dân gian) mà còn về kiểu phản ánh thực tại (tính hình tượng). Chính vì vậy, văn học về sau thường không từ bỏ các cơ sở thần thoại. Văn học lãng mạn, hiện thực đều sử dụng các hình mẫu, môtip thần thoại, thủ pháp thần thoại hóa, thậm chí cả kiểu sáng tác huyền thoại[1] (chủ nghĩa huyền thoại, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo v.v.)( nguồn từ: vi.wikipedia.org/ thần thoại). Địa vị của thần thoại Trung Hoa trong lịch sử văn học Trung Hoa là rất quan trọng. Thần thoại là thời kì tiền sử để con người bước vào giai đoạn lịch sử nhưng thần thoại mang đến cho chúng ta ở nhiều khía cạnh trong văn học về cuộc sống xưa và nay. Thần thoại là hình thái sinh hoạt xã hội của con người xưa nên mỗi tác phẩm đều tính nguyên hợp. Ở đây, tính nguyên hợp là sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó( nguồn từ: vuhuu.edu.vn/null/Ebook/van_hoc_dan_gian_1).).). Trong quá trình sáng tác con người có thể thưởng thức những tác phẩm về thần thoại để mang một tác phẩm cho người đọc thêm sâu sắc và độc đáo. Ngoài ra, văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học này bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. (nguồn từ: vuhuu.edu.vn/null /Ebook/ van_hoc_dan_gian_1). Theo văn học dân gian Việt Nam có nói: Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân lao động và tham gia vào những sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của sinh hoạt đó. Văn học dân gian chính là nơi diễn xướng của đời sống, hoàn cảnh của con người. Họ không chỉ đơn thuần là sinh hoạt mà còn là nơi trao đổi thông tin, là yếu tố thẫm mỹ trong môi trường gắn kết yêu thương, mang con người đến gần nhau hơn. Thần thoại là thể loại của văn học dân gian nên cũng là thể loại sáng tác sớm của nhân dân bằng cách truyền 19 khẩu, nói đến hình thức truyền miệng là nói đến khả năng sáng tạo của nhân dân trong sáng tác và truyền thông tin nên nó là tinh thần của con người người viễn cổ vừa là nguồn cổ động cho văn học viết về sau có tinh thần đấu tranh trong nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật … Thần thoại gắn chặt với văn học là thể hiện một cách nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Văn học được thể hiện qua những ngôn từ độc đáo còn thần thoại là những câu chuyện hấp dẫn, đưa người đọc đến sự say mê và thích thú. Ngoài ra, thần thoại là nền móng cho văn học ngày nay vì có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, con người, thiên nhiên, vạn vật trên đời. Văn học lắng nhìn từ tâm hồn con người nên sáng tác văn học là tâm hòa câu để cấu tạo thành, tinh thần nhân văn luôn có trong mỗi người sáng tác thơ văn . Ngày nay, thần thoại Trung Hoa đã có rất nhiều học giả dân tộc, nhà văn nghệ học dân gian, nhà lịch sử văn học hay các nhà nghiên cứu- phê bình đã biên soạn không ít về chuyên đề, luận văn để thúc đẩy thần thoại Trung Hoa phát triển. Tiến xa hơn là mang môn học này gần đến với mọi người TRung Hoa và các nước gần xa. - Đối với thẩm mĩ-nghệ thuật: Thần thoại là một trong những thể loại của văn học nói chung nhưng văn học nói riêng là bao gồm cả sáng tác và tiếp nhận tác phẩm, mang lại cho con người nhiều niềm vui thích. ''Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình''. Chính những nét riêng mới lạ tạo nên giá trị nghệ thuật-là cái đệp, đem đến rung cảm thẩm mĩ cho người đọc. Cái hay của nghệ thuật là sự độc đáo không lặp lại. (nguồn từ:vuhuu.edu.vn/null/Ebook/van_hoc_dan_gian_1). Nghệ thuật trong thần thoại là cái nhìn đặc sắc của người hiện đại nay, họ xem những giá trị và thẩm mỹ của thần thoại gửi tới là giá trị quý báu như chúng ta biết được cội nguồn, biết được cuộc sống xưa của thời tiền sử, sự “ ăn lông ở lỗ”… Tất cả, hiện lên mọi vật được ban tặng của tạo hóa do thần thánh hay chính con người tạo dựng. Thẫm mỹ trong cái tuyệt đẹp trong tinh thần hòa hợp của con người, trong cộng đồng tập thể. Họ đấu tranh qua những trang vở hình dung sinh động của chính bản thân hay nhân vật. Yếu tố trong thẫm mỹ nghệ thuật chính là cá 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng