Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Hệ thống chính trị...

Tài liệu Hệ thống chính trị

.DOC
20
256
101

Mô tả:

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Thuật ngữ “chính thể” là một từ Hán Việt cổ, dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước (regime). Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản. Đó là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Chính thể quân chủ là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ cõi “hư vô”, do thiên đình định đoạt. Chính thể cộng hoà là chính thể nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân Thuật ngữ “quân chủ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Monosarchy” (được ghép từ hai từ “Monos” có nghĩa là một và “archy” có nghĩa là chính quyền), tức là chính quyền nằm trong tay một người. Trong chính thể quân chủ, nhà vua - người đứng đầu nhà nước - được lập nên không thông qua bầu cử, mà do thế tập truyền ngôi; các thần dân, những thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia đó, là những người không có quyền tham gia vào các công việc nhà nước. Đây là mô hình phổ quát của chế độ chính trị phong kiến, và trước đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ. Chính thể quân chủ là Nhà Vua , độc quyền lảnh đạo , quyền hành nằm trong tay nhà vua , cha truyền con nối , độc tài chuyên chế , xem đất nước là của riêng của nhà Vua - đó là Quân Chủ Chuyên Chế. Sau đó quân chủ chuyển sang Quân Chủ Lập Pháp , nhà Vua chỉ còn là tượng trưng , còn quyền hành điều hành đất nước lại do thủ Tướng do dân bầu . Thủ tướng thành lập nội các . Chính thể cộng hòa là chính thể dân chủ , toàn dân bầu cử Tổng Thống , có nhiệm Kỳ mấy năm bầu lại một lần , Tổng Thống thành lầp chánh phủ . Ngoài Tổng Thống còn có Thượng Viện Và Hạ viện là cơ quan lập pháp làm ra luật, những người trong 2 viện đó là dân dân bầu . Chính thể cộng hòa là chính thể dân chủ. 1 Quân chủ đại nghị: Ở chính thể này, nguyên thủ quốc gia là các vị Hoàng đế (được truyền ngôi cho con), còn chính phủ - bộ máy hành pháp được thành lập và được hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế, việc thành lập và hoạt động của các chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước, theo một loạt những nguyên tắc, mà sau này đã trở thành những thành ngữ dân gian: "Nhà vua trị vì nhưng không cai trị" "Nhà vua không bao giờ làm sai" "Nhà vua không hại ai cả" "Nhà vua không chịu trách nhiệm gì" "Nhà vua không có quyền nên không gánh vác trách nhiệm".... Tìm hiểu về chế độ chính thể quân chủ đại nghị giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về một thể chế đã từng tồn tại rất lâu đời trên thế giới, nó giúp ta biết được bên canh những mặt tiêu cực, hạn chế của chế độ quan chủ thì nó cũng có những mặt tích cực - là tiền đề cần thiết cho sự ra đời của các thể chế chính trị sau này trên thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu Do tính quan trọng của việc tìm hiểu và nghiên cứu của vấn đề chính thể quân chủ đại nghị nên đã có khá nhiều những bài viết và những cuốn sách đã được xuất bản như: - Quân chủ với châu Âu : Sau cuộc chiến tranh 1914-1918 / Hoàng Tích Chu, NXB Bảo tồn, 1927. - Bài nghiên cứu về Chế độ quân chủ lập hiến Rumani (giai đoạn 18661947) / Đào Tuấn Thành. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Số 2 – 2004 - Để hiểu biết chính thể dân chủ / Nguyễn Quế. NXB Đông Phương, 1950. - Quyền công dân trong chính thể Cộng hoà dân chủ / Nguyễn Bằng. NXB Tân Việt, 1945. Trong các tác phẩm này, các tác giả đã đi tìm hiểu các hình thức nhà nước trên thể giới, đưa ra những nhận xét, đánh giá về các hình thức nhà nước này. 3. Đối tượng nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này tập trung tìm hiểu những nét cơ bản nhất về chính thể quân chủ đại nghị: về lịch sử hình thành của chính thể từ sơ khai đến một hình thức nhà nước cụ thể, giúp ta có cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về một hình thức nhà nước đã và đang tồn tại trên thể giới; những ưu, nhược điểm của nó. Tiếp đến để có một cái nhìn cụ thể hơn chúng ta đi tìm hiểu về thể chế chính thể này ở một số quốc gia tiêu biểu như: Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Rumani.... 4. Cơ sở nghiên cứu Cơ sở lý luận: đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Cơ sở thực tiễn: đề tài lấy những vấn đề thực tế về dân chủ đang diễn ra ở các cấp cơ sở trên cả nước, qua đó tổng hợp, phân tích để tìm ra những nguyên nhân cũng như đề ra những giải pháp cho việc giải quyết những vấn đề này. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề đặt ra của tiểu luận, tác giả đã sử dụng tổng hợp những nguyên tắc về phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú ý sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, thống kê, logic… 7. Kết cấu tiểu luận Kết cấu tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong phần nội dung được chia ra thành 2 chương, 6 tiết, ngoài ra còn một số phần như mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. 3 Phần nội dung Chương I Khái quát về hình thức chính thể quân chủ đại nghị 1.1 Sơ lược về hình thức Nhà nước và hình thức chính thể: Trước hết để có thể hiểu rõ hơn về chính thể Quân Chủ Đại Nghị chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về hình thức Nhà nước và hình thức chính thể bởi chính thể Quân Chủ Đại Nghị chỉ là một bộ phận của hai phạm trù rộng lớn này trong đó hình thức Nhà nước là phạm trù chung nhất bao hàm cả hình thức chính thể. Trong từ điển tiếng Việt, “hình thức” được hiểu là cái chứa đựng hoặc cái biểu hiện nội dung hoặc hình thức, là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt đông. Nhìn từ góc độ Triết học, hình thức là vấn đề thuộc cặp phạm trù “hình thức” và “nội dung”, trong đó “nội dung” là toàn bộ những yếu tố và sự tương tác giữa các yếu tố ấy với nhau và sự tương tác với các sự vật hiện tượng khác. Còn hình thức là phương thức tồn tại và là biểu hiện của “nội dung” đó ra ngoài. Trong mối quan hệ giữa “nội dung” và “hình thức” thì “nội dung” là mặt chủ đạo, năng động còn “hình thức” là mặt tương đối ổn định, thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của “nội dung”. Ngược lại, khi “hình thức” không tương xứng với “nội dung” thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của “nội dung”. Mọi sự vật đều có hình thức tồn tại của nó. “Nội dung” và “hình thức” liên quan mật thiết với nhau. Không có “nội dung” sẽ không có “hình thức” và ngược lại, không có “hình thức” tồn tại tức không có “nội dung”. Chính vì vậy, nghiên cứu Nhà nước cũng là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng khác đòi hỏi chúng ta phải hiểu được “nội dung” và “hình thức” của nó. Đối với Nhà nước, yếu tố đóng vai trò “nội dung” trong trường hợp này chính là quyền lực Nhà nước, chính vì 4 thế, nghiên cứu hình thức Nhà nước là làm sáng tỏ vấn đề quyền lực của Nhà nước được thể hiện và thực hiện như thế nào trong đời sống xã hội. Như vậy,có thể hiểu hình thức Nhà nước là cách thức Nhà nước tổ chức quyền lực Nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước. Hình thức chính thể là một trong hai yếu tố của hình thức Nhà nước (hình thức chính thể và hình thức cấu trúc) phản ánh cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước. Khi giải thích về “chính thể” hiện nay còn nhiều cách lí giải khác nhau, nhưng suy cho cùng có thể hiểu, hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của Nhà nước thông qua cách thức thành lập lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức vị trí quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan Nhà nước cấu tạo nên Nhà nước và bản chất, nguồn gốc và quyền lực Nhà nước. Hay nói ngắn gọn hơn là hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó với nhau. Trong lịch sử phát triển của việc tổ chức quyền lực Nhà nước, có hai hình thức cơ bản xác định chính thể của Nhà nước căn cứ vào cách thức, trình tự thành lập của các cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và thẩm quyền của các cơ quan này. Hình thức chính thể được chia thành hai loại cơ bản là hình thức chính thể Quân chủ và chính thể Cộng hoà. Trong đó hình thức chính thể Quân Chủ lại được chia làm hai loại là chính thể Quân Chủ tuyệt đối (Quân Chủ chuyên chế) và chính thể Quân Chủ hạn chế (Quân Chủ Đại Nghị). Như đã giới thiệu ở trên, trong phạm vi bài viết này, nhóm em chỉ nghiên cứu sâu vào chính thể Quân Chủ Đại Nghị để có thể hiểu sâu hơn về hình thức chính thể này. 1.2 Quá trình hình thành và tồn tại của nhà nước theo hình thức chính thể Quân Chủ Đại Nghị. Vào thế kỉ XV-XVI Nhà nước Quân Chủ chuyên chế phong kiến Tây Âu bước vào giai đoạn khủng hoảng. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến ngày càng lớn mạnh dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Thông qua quá trình tích tụ vốn, nhân công…giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh và có thế lực lớn về kinh tế nhưng quyền chính trị lại rất hạn chế. Không cam chịu với tình trạng đó, giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng đứng lên lật đổ Nhà nước phong kiến để phát triển kinh tế tư bản và lập nên Nhà nước của mình. Cuộc Cách Mạng ở 5 Anh diễn ra ra vào thế kỉ XVII nhằm mục đích giành lại quyền chính trị về tay giai cấp tư sản đã diễn ra và giành thắng lợi. Tuy nhiện do đây là một cuộc Cách Mạng tư sản không triệt để nên sau khi Cách Mạng diễn ra, ở nước Anh đã xuất hiện 1 (một) hình thức tổ chức Nhà nước hoàn toàn mới – Hình thức chính thể Quân Chủ Đại Nghị. Có thể nói nước Anh chính là cái nôi ra đời của chính thể quân chủ Đại Nghị trên Thế Giới hiện nay. Sự khẳng định đây là một hình thức tổ chức Nhà nước hoàn toàn mới có một cơ sở nhất định bởi, trong chính thể này, tuy người đứng đầu Nhà nước vẫn là người đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến (Vua, Nữ hoàng,..) song bên cạnh Vua và Nữ hoàng còn có một cơ quan mới -Cơ quan nắm quyền lực trực tiếp điều hành đất nước, đại diện cho giai cấp tư sản là Nghị Viện. Đây là hình thức khá tiêu biểu trong giai đoạn đầu của các Nhà nước tư sản. Lúc này, tuy giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế nhưng vẫn chưa thể trở thành giai cấp có ảnh hưởng về chính trị trong toàn xã hội nên không thể và không đủ khả năng lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến. Hơn thế nữa, trong quá trình đấu tranh chống phong kiến, giai cấp tư sản ở nhiều nước còn có mối liên hệ mật thiết về quyền lợi với giai cấp này nên họ đã tìm cách thoả hiệp với bọn quý tộc phong kiến để thành lập Nhà nước “thoả hiệp” Quân Chủ Đại Nghị. Là Nhà nước “thoả hiệp” trên cơ sở giai cấp tư sản đang nắm ưu thế đã dẫn đến tình trạng nguyên thủ Quốc gia chỉ là người đại diện về mặt hình thức (tức là nắm quyền lực một cách hạn chế) còn quyền lực Nhà nước lại chủ yếu thuộc về Nghị viện (một tổ chức gồm cả quí tộc phong kiến và giai cấp tư sản) do có sự “thoả hiệp” giữa hai lực lượng tầng lớp có vai trò lớn trong xã hội lúc bấy giờ. Mác và Angen đã nhận định: Nhà nước theo hình thức Quân Chủ Đại Nghị là một Nhà nước thoả hiệp giữa giai cấp tư sản tuy không chính thức nhưng thực tế là giai cấp thống trị trong các lực của giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ chính thức cầm quyền. Từ khi ra đời cho đến nay, hình thức chính thể này đã tồn tại qua gần 4 (bốn) Thế kỉ và vẫn đang rất phổ biến ở các nước phát triển trên Thế giới. 1.3 Đặc điểm của hình thức chính thể Quân Chủ Đại Nghị. 6 Chính mục đích ra đời đã quyết định đến nhưng đặc điểm cơ bản của hình thức này. Đó là: Một là: Nghị Viện là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, có vị trí tối cao trong mối quan hệ với quyền hành pháp. Vị trí tối cao của Nghị Viện đựơc thể hiện ở chỗ: - Tuy về mặt pháp lý, Nhà Vua có quyền bổ nhiệm người đứng đầu Chính phủ, các bộ trưởng, nhưng Nhà Vua chỉ có thể thực hiện quyền này khi nhận được yêu cầu của thủ lĩnh đảng chính trị dành được đa số ghế trong kì bầu cử Nghị Viện. Vì vậy, về mặt hình thức, Chính phủ là của Nhà Vua, nhưng thực chất Chính phủ không chịu trách nhiệm gì trước Nhà Vua (cả về trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể). - Trong lĩnh vực lập pháp, về mặt pháp lý Nhà Vua có quyền phủ quyết các dự luật của Nghị Viện, nhưng trên thực tế nhà vua không thực hiện quyền này hoặc có thì cũng theo chỉ dẫn của chính phủ. Những văn bản do nhà nước ban hành thực chất là các bộ trưởng tương ứng soạn thảo và ký “phó thự” nhà nước, Vua chỉ ký tượng trưng. Hai là: Chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị Viện và chịu trách nhiệm trước Nghị Viện. Do Nhà Vua chỉ có thể bổ nhiệm thủ tướng, các bộ trưởng theo đề nghị của đảng chiếm đa số ghế trong Nghị Viện. Trong trường hợp Nghị Viện không tín nhiệm Chính phủ nữa thì Chính phủ phải từ chức. Tuy nhiên, để hạn chế bớt quyền của Nghị Viện, Chính phủ có quyền đề nghị Nhà Vua giải tán Nghị Viện (hạ Nghị Viện), quyết định tổ chức bầu cử để nhân dân phán xét giữa hành pháp và lập pháp. Ba là: nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi. Vua là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất phi chíng trị và không thiên vị. Quyền lực của Nhnà Vua chỉ mang tính chất tượng trưng, quyền lực thực chất thuộc về Chính Phủ và Nghị Viện. Bốn là: Thừa nhận chế độ đa đảng, các đảng được tổ chức chặt chẽ, luôn thống nhất nhưng không có cương lĩnh lâu dài và điều lệ.Tuy nhiên, ở một số nước như vương quốc Anh luôn duy trì chề độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Công đảng và đảng Bảo Thủ) hoặc ở Nhật thực hiện chế độ “một đảng rưỡi” -Một đảng lớn liên tục cầm quyền nhưng phải liên minh với một đảng nhỏ. Đảng của phe đa số trong Hạ Viện có quyền thành lập Chính phủ, đảng thiếu số trở thành đảng đối lập, thành lập “nội các trong bóng tối” nhằm phê phán, giám sát chính phủ cầm quyền. 7 Chương II Chế độ Quân Chủ Đại Nghị ở một số nước trên Thế Giới hiện nay. 2.1 Chế độ Quân Chủ Đại Nghị ở nước Anh Mô hình quân chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mô hình tổ chức nhà nước hiện nay. Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từ Anh quốc. Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổ điển. Nhà nước Mỹ quốc hiện nay là điển hình của các nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể tổng thống cộng hoà, nhưng lại có sự rút kinh nghiệm từ chính nhà nước Anh quốc. Điều kỳ lạ là ở chỗ, các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồn tại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịch sử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạch thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, không có điều ngược lại”, không theo một lý thuyết nào cho trước. Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyết phân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải của nước Pháp (quê hương ông) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước. Vì vậy, đặc điểm của loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc. 8 Ở nhà nước Anh hiện nay, ta có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nhà nước điển hình theo chế độ quân chủ đại nghị. Ở đây, nhà vua(hay nữ hoàng)-với tư cách là nguyên thủ quốc gia được duy trì theo nguyên tắc truyền ngôi. Tuy nhiên dần dần, cùng với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, họ dần phải nhường các quyền lập pháp cho Nghị viện và hành pháp cho Quốc Hội. Nhà vua chỉ còn giữ 1 ít quyền hành tượng trưng.Họ không phải chịu trách nhiệm với đất nước. Có thể nói, các bộ phận của nội các biêu trưng cho uy quyền, còn nhà vua và Hoàng gia là biểu trưng cho sự thôn thờ. Trong lòng người dân, vua và hoàng gia vẫn trị vì trong long, tuy họ không áp đặt uy quyền ép buộc nhân dân phải làm theo nhưng tiếng nói của hoàng gia vẫn có tác động rất lớn với người dân.Người dân coi vua và hoàng gia như 1 biểu trưng rất riêng của đất nước mình, được tôn lên là 1 nhân vật siêu phàm, bất diệt, tượng trưng cho hòa bình, cho công lý. Điểm qua lịch sử hình thành chế độ quân chủ đại nghị ở Anh cũng sẽ giúp ta hiểu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển chế độ này trên thế giới Đầu tiên là sự hình thành thiết chế Nghị Viện. Vào khoảng thế kỉ XIIIXIV do hoàng gia liên tục gặp vấn đề về ngân sách nên đã tổ chức các cuộc họp, gặp gỡ các đại diện của nhiều vùng để bàn về vấn đề tăng thuế của nhân dân để duy trì hoàng cung. Những cuộc họp này diễn ra ngày càng nhiều, dần dần trở thành thông lệ. Cùng với sự khôn khéo của những người này đòi nhà vua phải hạn chế quyền lực của mình ở 1 số vùng đất của họ, từ đây, Nghị viện dần được hình thành. Năm 1688, cuộc nội chiến đẫm máu ở Anh đã đưa Willam lên làm vua, ông đã công nhận ưu thế của Quốc hội, công nhận quyền lực rất lớn của Quốc Hội, nhà vua chỉ còn là hình thức. Mọi việc làm luật và sửa luật là của Quốc Hội.Trong giai đoạn này cũng có vài trường 9 hợp nhà vua có thế lực nhưng vai trò của Quốc Hội vẫn rất lớn, có quyền kiểm tra và biểu quyết luật.Tiếp sau đó là sự ra đời của Chính Phủ. Từ ngày xưa, chính phù hoàn toàn nằm trong tay nhà vua và cho tới ngày nay, chính phủ cũng vẫn nằm trong tay hoàng cung Anh nhưng chỉ với ý nghĩa hình thức. Như vậy, dần dần, quyền lực của hoàng gia Anh đã bị suy giảm, nhà vua lui về hậu trường, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Còn việc giải quyết các vấn đề của đất nước là thuộc về thủ tướng. Nhưng như vậy không có nghĩa sự tồn tại của hoàng gia không có vai trò gì đối với dân tộc. Khi đất nước có nguy cơ bị xâm lược hay bất ổn, thì nhà vua- với tư cách là nguyên thủ quốc gia và uy tín đứng vững trong lòng dân, nà vua sẽ đứng lên kêu gọi thần dân của mình đoàn kết lại, cùng nhau quyết đấu vì dân tộc mình. Đây cũng là một lý do quan trọng cho việc tồn tại của chế định nguyên thủ quốc gia trong chế độ quân chủ đại nghị. Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này được nhiều nhà khoa học phân tích là hành pháp tượng trưng - một phần của hành pháp. Trong khi đó, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quyền điều hành thực sự - gọi là hành pháp thực quyền. Trong chế độ quân chủ đại nghị, nhà vua chỉ có vai trò là “ trị vì”, còn quyền “cai trị” thực chất thuộc về Nghị Viện. Điều đó hiển thị rõ ngay ở tên của chính thể này, chính thể “quân chủ đại nghị”.Tất cả mọi vấn đề thuộc về quốc gia đều phải thông qua, được sự chấp nhân của Nghị Viện. Bên cạnh quyền tối cao là lập pháp, Nghị Viện còn có 1 vai trò nữa là thành lập và giám sát Chính phủ. Những thành viên của chính phủ được bầu từ Hạ Viện Anh-là nơi được nhân dân bầu ra và thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Do đó Chính phủ chỉ phải chịu trách nhiệm của mình trước Hạ Viện chứ không phải trước nhà vua. Nếu Chính Phủ không còn sự tín nhiệm của Nghị Viện hoặc tự rút lui theo ý kiến của người đứng đầu Chính Phủ thì Nghị Viện chịu 10 trách nghiệm bầu ra 1 Chính Phủ mới. Nếu không thành lập được thì Nghị Viện cũng phải giải tán. Người đứng đầu hoàng gia Anh hiên nay là nữ hoàng Elizabeth II. Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary; sinh ngày 21 tháng 4 năm 1926,là Nữ hoàng trị vì 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ hoàng, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, Lãnh đạo Tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandy, Chúa tể xứ Mann, và Thủ lĩnh Tối cao xứ Fiji. Elizabeth trở thành Nữ hoàng Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi phụ thân của bà, George VI, qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Thời gian trị vì suốt 57 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và sự phát triển tiếp đó của Khối thịnh vượng chung Anh. Sau khi các thuộc địa khác của Anh giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh, bà trở thành nữ hoàng của một vài quốc gia mới độc lập. Bà cũng là người đã từng trị vì 32 quốc gia riêng bệt, nhưng nay một nửa trong số đó đã trở thành nước cộng hòa. Về lý thuyết quyền lực của bà là rất lớn; tuy nhiên, trên thực tế, theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị. Sự tồn tại của bà chủ yếu là mang tính hình thức, biểu trưng của nền độc lập và thống nhất. Những cuộc thu thập ý kiến năm 2006 cho thấy người ta ủng hộ Elizabeth mạnh mẽ; đa số người trả lời muốn bà tiếp tục trị vì cho đến khi chết, và nhiều người cảm thấy bà đã trở thành một 11 người thân thuộc.Hiện nay, bà là một trong những người trị vì lâu nhất nước Anh. 2.2 Chế độ Quân Chủ Đại Nghị ở Thái Lan Thái lan là một trong những nước theo thể chế quân chủ đại nghị trên thế giới còn có Thái Lan.Ở đây, nhà vua cũng theo chế độ “trị vì chứ không cai trị. Vị vua đang trị vì hiện nay là Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi ngày 9/6/1946. Tuy chịu nhiều sự bất ổn về chính trị nhưng ông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử nước này. Ngôi vua được theo tục cha truyền con nối. Nhà vua Bhumibol Adulyadej vừa là người đứng đầu nhà nước( về mặt hình thức), vừa là Tổng tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. Phải nói thêm rằng, Thái Lan là 1 nước theo đạo Phật rất nhiều. Người dân đa số sùng đạo nên hoàng cung trở thành nơi tôn nghiêm ,là nơi họ kính trọng. Và vì như vậy, nhà vua có uy tín rất lớn trong lòng người dân Thái, được họ tôn thờ, sùng kính. Ông được coi là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nhà vua trị vì nhân dân chính vì lòng tin, bằng tinh thần chứ không phải bằng bất cứ công cụ trấn áp nào. Cơ quan lập pháp của nhà nước Thái Lan là Quốc Hội, bao gồm 2 viện: - Hạ nghị viện gồm 500 người, được bầu qua tổng tuyển cử 4 năm một lần. Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ tịch Quốc hội - Thượng nghị viện gồm 200 ghế, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm. Sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong Quốc hội thường được nhà vua bổ nhiệm làm Thủ tướng. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, là người quyết định tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội… của đất nước, nhiệm kỳ 4 năm.Từ ngày 1/10/2006, ông ông Surayud Chulanont đang nắm giữ chức Thủ tướng. Bên cạnh đó 35 thành viên nội các, thuộc 20 bộ, giúp việc Thủ tướng trong chính phủ. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách 12 chung. Cơ quan tư pháp của Thái Lan là các Tòa án tối cao như các nước khác nhưng đều đặc biệt là các thẩm phán là do vua bổ nhiệm. Như vậy ở Thái, Nhà vua cũng không còn quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nếu có cũng chỉ là tượng trưng. Nhưng nhà vua ở nước này có nhiều quyền hạn hơn so với các nước quân chủ đại nghị khác. Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, Quốc vương Bhumibol Adulayadej được coi là vị vua có ảnh hưởng lớn trong chính trường và đời sống nhân dân Thái Lan. Được người dân Thái Lan hết sức yêu kính, đối với nhiều người, hình ảnh của Quốc vương được sùng bái như thần linh. Quốc vương cũng được xem là tâm điểm của sự đoàn kết dân tộc. Quốc vương Bhumibol Adulyadej tham gia tích cực vào đời sống kinh tế và xã hội của đất nước, chủ yếu là qua một loạt các đề án phát triển kinh tế mà ông đề xuất, tổ chức và tài trợ bằng ngân quỹ của Hoàng gia. Có hơn 3.000 đề án đã được triển khai trên toàn quốc, nhắm vào mục tiêu cải thiện điều kiện sống của dân nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan. Đề án phát triển của Hoàng gia nhằm vào tám lĩnh vực: nông nghiệp, môi trường, y tế, hướng nghiệp, tài nguyên nước, truyền thông, phúc lợi xã hội và những lĩnh vực khác. Vì những đóng góp trên, vào tháng 5 năm 2006, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, Kofi Annan, trao tặng Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại đầu tiên của Liên hiệp quốc cho quốc vương. 2.3 Chế độ Quân Chủ Đại Nghị ở Thái Lan Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Bắc Á, cũng như mô hình của Vương quốc Anh ở phương Tây, Nhật Bản là quốc gia ở khu vực này cũng xây dựng cho mình một hình thức chính thể quân chủ đại nghị, tại đó vai trò của Nghị viện được đề cao, nhà vua chỉ là biểu tượng của quốc gia, không trực tiếp nắm quyền lực và để chứng minh cho điều này chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu: 13 - Nghị viện gồm Thượng viện và Hạ viện, Thượng viện gồm có Hoàng thân quốc thích của nhà vua,đại quý tộc do nhà vua bổ nhiệm. Hạ viện do nhân dân bầu ra, có quyền không đáng kể: không có quyền thay đổi Hiến pháp, chỉ xem xét những bổ sung do Hoàng đế đưa ra, cùng với Hoàng đế có quyền lập pháp nhưng Hoàng đế có quyền bãi bỏ không hạn chế và vô điều kiện mọi dự luật mà nghị viện thông qua. Giữa khóa họp Nghị viện, nhà vua có quyền ra sắc lệnh ngang luật, mặc dù sau đó phải được Nghị viện phê chuẩn. 2/3 ngân sách không phụ thuộc vào Nghị viện, nội các hoạt động phụ thuộc vào Hoàng đế và đối lập với Nghị viện. Sự lớn mạnh của Nhật về kinh tế - sức mạnh về quân sự đã thúc đẩy giai cấp tư bản xâm chiếm các thuộc địa: Trung Quốc, Đài Loan… Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp chính trị Nhật Bản hướng tới thiết lập chính quyền quân chủ quân phiệt. Bị thất bại sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật bị đồng minh ( Mỹ) chiếm giữ. Dưới sự bảo trợ của chính quyền chiếm đóng, các đảng tư sản lần lượt được phục hồi. Năm 1946, Đảng tự do dành thắng lơi, thành lập chính phủ, bản Hiến pháp 1946 của Nhật đã xác định nên hình thức chính thể quân chủ lập hiến ở quốc gia “xứ sở mặt trời mọc”. Bản Hiến pháp năm 1946 quy định các loại quyền tham gia hoạt động chính trị của nhân dân, quyền của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất và vị trí tượng trưng của Thiên hoàng. Thiên hoàng chỉ là đại diện cho sự thống nhất, cho sự đoàn kết khối dân tộc, chứ không có quyền hành chính trị thực chất. Điều 3 Hiến pháp nêu rõ “ mọi hành động của Thiên hoàng có liên quan đến vấn đề nhà nước đều phải được thông báo và được phê chuẩn của nội các và nội các phải chịu trách nhiệm với những hành động như vậy”. Quốc hội Nhật Bản được tổ chức theo hình thức hai viện: thượng viện và hạ viện, tạo ra cơ chế giám sát, hạn chế quyền lực lẫn nhau, bảo đảm sự thong thái của mỗi việc trong quá trình thực hiện chức năng, các nghị sĩ là đại biểu của toàn dân. Quốc hội có vị trí trung tâm, điều khiển hoạt động chính trị. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, cơ quan lập pháp duy nhất của đất nứơc. Quốc hội có quyền giám sát tài chính quốc gia thong qua quyền bàn bạc ngân sách, quyền điều tra chính trị, có trách nhiệm giữ vững an ninh đất nước. 14 - Hạ viện do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm. Tuy nhiên Hạ viện có thể bị giải tán sớm bởi Nhật hoàng ban sắc lệnh và trên cơ sở đề nghị của Thủ tướng. Theo luật định Hạ viện có thể bị giải tán trong các trường hợp: theo đề nghị ít nhất 2/3 tổng số đại biểu, Đảng cầm quyền mất uy tín và gây ra hậu quả lớn cho nền kinh tế chính trị, bất đồng lớn về chính trị giữa nội các và hạ viện và chính thủ tướng thấy cần thiết phải giải tán hạ viện vì lợi ích quốc gia. Hạ viện bầu chủ tịch và các phó chủ tịch trong số các thành viên của mình. Trong cơ cấu tổ chức Hạ viện có ban thư ký, ban lập pháp và các phiên họp tập thể. Do số lượng dự luật quá lớn khiến Hạ viện phải chia ra 20 ủy ban thường trực, chuyên trách thường trực. Các ủy ban này gồm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm và các thành viên khác có nhiệm vụ giúp hạ viện chuẩn bị các dự án luật và kiểm tra hoạt động của chính phủ. Hạ viện còn thành lập ủy ban đặc biệt khi thấy cần thiết thảo luận về các dự án luật và các vấn đề không thuộc phạm vi của các ủy ban thường trực. hạ viện có quyền thành lập và bãi miễn chính phủ. Chính phủ hoạt động và chịu trách nhiệm tập thể trước hạ viện. trong các kỳ họp hạ viện, chính phủ phải báo cáo toàn bộ công việc lãnh đạo hành chính của mình đồng thời giải quyết các vấn đề mà nghị sĩ chất vấn. khi hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm thì toàn thể chính phủ phải từ chức trừ khi hạ viện bị giải tán trong vòng mười ngày. Hạ viện gồm có 17 Ủy ban thường trực, mỗi ủy ban có từ 20 đến 50 thành viên, phụ trách các lĩnh vực tương ứng với các bộ. Ngoài ra, Hạ nghị viện còn có thêm một số ủy ban thường trực phụ trách một số lĩnh vực khác nên hiện tại, số ủy ban của Hạ viện nhiều hơn số Bộ của Chính phủ. Bên cạnh đó, Hạ nghị viện còn thành lập thêm 8 ủy ban đặc biệt phụ trách về các vấn đề cụ thể như về đối sách thiên tai, về vấn đề bắt cóc con tin của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên... Ngoài ra, Hạ viện còn có thêm Ban điều tra đạo đức chính trị, phụ trách việc kiểm tra giám sát trách nhiệm và đạo đức của các nghị sỹ. - Thượng viện gồm 252 nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một lần. trong phiên họp đầu tiên khóa mới, thượng viện bầu chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy ban giúp việc. tùy theo tình hình thực tế, thượng viện có thể thành lập một số ủy ban đặc biệt và các ủy ban nắm những vấn đề kinh tế xã 15 hội nhằm giúp thượng viện có được những thông tin khoa học làm cơ sở cho những chính sách đúng đắn. Thượng viện hiện tại cũng có 17 Ủy ban thường trực, mỗi ủy ban có từ 10 đến 45 thành viên. Ngoài ra, Thượng viện còn có thêm 5 ủy ban đặc biệt, 5 ban điều tra bao gồm Ban điều tra về vấn đề quốc tế; Ban điều tra về kinh tế, sản xuất và tuyển dụng; Ban điều tra về xã hội cao tuổi ít con, Ban điều tra Hiến pháp và Ban điều tra đạo đức chính trị. Như vậy ở Nhật Bản quyền lập pháp thuộc về quốc hội – cơ quan do dân bầu ra có tổ chức gồm hai viện chặt chẽ, kiềm chế thúc đẩy lẫn nhau, tạo ra sự chuyên môn hóa trong việc ban hành luật – cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật, công cụ cai trị của nhà nước vì luật là nhân tố điều chỉnh quan hệ xã hội theo đúng quy luật. với chức năng ban hanh luật cho quốc gia ta thấy ở Nhật Bản mặc dù vua đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung trong tay nghị viện. nếu như ở mỹ quyền hành pháp trao cho tổng thống thì ở Nhật Bản quyền hành pháp có sự khác biệt so với mỹ đó là việc thành lập nội các và trao quyền này cho thủ tướng – người đứng đầu cơ quan hành pháp. Ở Nhật Bản, nội các đựơc thành lập trên cơ sở bầu chọn của hai viện Quốc hội, tuy nhiên quyền quyết định thuộc về hạ viện. Sau đó Quốc hội sẽ trình ứng cử viên lên Nhật hoàng để bổ nhiệm thủ tướng. Trên thực tế, Thủ tướng thường là lãnh tụ của đảng hay liên minh đảng chiếm đa số trong hạ viện. Thủ tướng bổ nhiệm và bãi nhiệm các thành viên nội các, Nhật hoàng chỉ xác nhận việc bổ nhiệm và bãi nhiệm đó. Tuy nhiên theo đa số các thành viên nội các phải là Hạ nghị sĩ. Theo quy định của Hiến pháp, Thủ tướng và các thành viên chính phủ phải là viên chức dân sự. Thông qua Nhật hoàng, Thủ tướng bổ nhiệm chánh án và chỉ định các thẩm phán tòa án tối cao. Điều 65 Hiến pháp quy định quyền hành chính thuộc về nội các. Nội các gồm thủ tướng và không quá 20 bộ trưởng, phải chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng điều hành phiên họp nội các, trong nội các ngoài văn phòng nội còn có các cơ quan giúp việc khác. Bộ trưởng là thành viên nội các được phân công phụ trách công việc hành chính ở phủ thủ tướng. Là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống hành chính quốc gia, nội các có trách nhiệm điều hành hoạt động của các cơ quan cấp dưới, có nhiệm vụ liên hệ với quốc hội về cách thức tiến hành hoạt động hành chính. Theo 16 sự cố vấn và đồng ý của nội các,Nhật hoàng công bố những sửa đổi hiến pháp, luật, sắc lệnh, hiệp ước, trao huân chương tiếp đại biểu ngoại giao nước ngoài. Nhân dân nội cacs, thủ tướng đệ trình lên quốc hội các dự thảo luật báo cáo quốc hội tình hình đối nộil đối ngoại thực hiệnl giám sát toàn bộ công việc của chính phủ, ban hành các quy tắc thực thi hiến pháp, ban hành đạo luật, soạn thảo dự án ngân sách ngàn năm, giải tán hạ viện và yêu cầu cuộc bầu cử mới khi thấy cần. thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội về hoạt động của nội các, tòan thể nội các từ chức nếu thiếu khuyết thủ tướng. trên thực tế hầu hết các sáng kiến luật đều xuất phát từ nội các và các dự án luật, quy định này được chuẩn bị kỹ lưỡng nên các ủy ban quốc hội và các phiên họp toàn thể rất ít khi bị sửa đổi. Đặc biệt các cơ quan chính phủ( nội các, bộ ngành, chính quyền địa phương…) ban hành rất nhiều ban hành dưới luật để cụ thể hóa các đạo luật. mọi luật và các sắc lệnh đều được các bộ trưởng liên quan và thủ tướng ký chứng thực trước khi có hiệu lực, đặc biệt nội các có quyền đặc xá. Bên cạnh quyền hành pháp và lập pháp thì tư pháp và vai trò của cơ quan này là xem xét tính lập hiến của các đạo luật, duy trì trật tự bằng pháp luật và bảo vệ nhân quyền cơ bản. bộ máy tư pháp hoạt động hoàn toàn độc lập với quốc hội và nội các. Đối với hệ thống tòa án Nhật Bản, nguyên tắc tối quan trọng, thể hiện tính độc lập của quyền tư pháp là không chấp nhận sự can thiệp của nội các hoặc từ bất cứ ai. Như vậy nghiên cứu lịch sử thể chế chính trị Nhật Bản ta biết được rằng: trước thế chiến thứ hai Nhật Bản trải qua nhiều triều đại khác nhau với chế độ quân chủ quân phiệt sau chiến tranh thế giới hai với điều kiện hoàn cảnh mới Nhật Bản chuyển sang chế độ dân chủ, hòa bình và hình thức nhà nước mang chỉnh thể quân chủ đại nghị. Đặc biệt với bản hiến pháp 1946 ta thấy đó là dấu gạch nối quan trọng trong chế độ chính trị Nhật Bản. bản hiến pháp đã kếtư hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thong và yếu tố hiện đại, tức là vừa công nhận “quyền lực tối cao thuộc về nhân dân” vừa công nhận “ quyền lực tượng trưng của thiên hoàng”. Điều đó phù hợp tâm lý đề cao thiên hoàng của nhân dân Nhật Bản và là điều kiện cần thiết củng cố, khôi phục lại truyền thống dân tọc bị suy sụp do thất bại thảm hại sau chiến tranh thế giới, đồng thời tạo nên nét đạc thù trong hiến pháp Nhật Bản. 17 Tóm lại trong thể chế quân chủ đại nghị, vua đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung trong tay nghị viện – cơ quan do dân bầu. quyền lực nhà vua chỉ mang tính hình thức “ trị vì nhưng không cai trị”. ở những nước này nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lập – giải tán chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện. song trên thực tế, quyền lực nhà nước tập trung trong tay người đứng đầu cơ quan hành pháp. Trở lại với hình thức chính thể của Nhật Bản ta thấy, rõ ràng ở nước này mặc dù thiên hoàng là người đứng đầu nhà nước là nguyên thủ quôcs gia nhưng chỉ mang tính hình thức, là biểu tượng cho sự tôn trọng quá khứ, tự hào truyền thống văn hóa lịch sử của người Á Đông, là biểu tượng quốc gia. Mặt khác ở những nước này, nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, chẳng những có quyền tối cao về lập pháp mà còn có quyền quyết định thành lập, bãi nhiệm chính phủ, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp – tư pháp. Phần kết luận Việc chính thể quân chủ đại nghị hiện nay còn tồn tại khá phổ biến, kể cả những nước có nên kinh tế phát triển như Anh, Nhật Bản, Nauy... Chứng tỏ 18 đây là hình thức chính thễ quân chủ phổ biến và có những điểm tích cực so với các hình thức chính thể quân chủ khác. Đây là hình thức chính thể phát triển nhất và được nhiều nước áp dụng vì nó phù hợp với điều kiện hiện nay, giai cấp tư sản thống trị thực chất vẫn là giai cấp cầm quyền, nhà Vua chỉ là biểu tượng cho sự tập trung thống nhất và vĩnh hằng của dân tộc; hơn nữa chính sự biểu tượng này lại có tác dụng nhất định cho sự tồn tại của chế độ hiện thời Ở đó quyền lực của Nguyên thủ quốc gia không còn vô hạn nữa, tình trạng chuyên quyền độc đoán đã dần dần mất đi, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được đề cao Hiến pháp và luật là sản phẩm của một tập thể đại diện cho nhân dân nên thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không giống như chế độ quân chủ tuyệt đối, tất cả đều là sự áp đặt ý kiến chủ quan của người đứng đầu nhà nước. Sự tồn tại mang tính chất đại diện của nhà vua góp phần tạo một chỗ dựa tinh thần cho nhân dân,tạo sự thống nhất về ý chí của toàn thể dân tộc Bên cạnh đó, chính thể quân chủ đại nghị vẫn có một số điểm hạn chế như: Tổ chức bộ máy nhà nước còn phức tạp Quyền lực tối cao nằm trong tay nghị viện Thừa nhận chế độ đa đảng có thể gây nên tình trạng rối ren trong tình hình chính trị. Như vậy qua việc tìm hiểu hình thức chính thể Quân chủ đại nghị,có thể kết luận rằng nguồn gốc của nó xuất phát từ nước Anh. Vì rằng nước Anh không những có chế quân chủ lập hiến sớm nhất mà còn là nơi thử nghiệm đầu tiên 19 chế độ quân chủ nghị viện, một hình thức cao của quân chủ lập hiến, ở đó thực hiện một quyền lực nhà nước đầy đủ của giai cấp tư sản nhưng vẫn tồn tại một nhà vua làm đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến và lỗi thời Hình thức nhà nước này có nhiều ưu và hạn chế cần phải phát huy và khắc phục. chính thể quân chủ đại nghị mặc dù là thể chế dân chủ cổ điển nhưng đây được xem là nguồn gốc của một thể chế dân chủ đương đại. Chính thể này đảm bảo sự cân bằng của quyền lực nhà nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Chế độ quân chủ lập hiến Rumani (giai đoạn 1866-1947) / Đào Tuấn Thành. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 2 – 2004 2. Nhìn qua chính thể các nước / Trung Thực. NXB Phổ thông, 1962 3. Những biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia của các nhà nước quân chủ Việt Nam / Vũ Thị Phụng. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 2 – 2005. 4. Tổ chức bộ máy và chính quyền quân chủ chuyên chế Việt Nam / Minh Thuận. Tạp chí Di sản văn hóa. Số 2 – 2005. 5. Tìm hiểu các nước và các hình thức nhà nước trên thế giới / Cao Văn Liên. NXB Thanh niên, 2003. 6. Quân chủ với châu Âu : Sau cuộc chiến tranh 1914-1918 / Hoàng Tích Chu. NXB Bảo tồn, 1927. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan