Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách qu...

Tài liệu Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm luận văn ths. luật

.PDF
115
158
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC LINH HÀNH VI NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI VỚI TƯ CÁCH LÀ DẤU HIỆU BẮT BUỘC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Lê Văn Cảm HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGUY 6 HIỂM CHO XÃ HỘI VỚI TƯ CÁCH LÀ DẤU HIỆU BẮT BUỘC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 1.1 1.2 1.3 1.3.1. 1.3.2. Khái niệm, đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật Khái niệm, đặc điểm của hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm Hành vi nguy hiểm cho xã hội trong hệ thống các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS Các tình tiết giảm nhẹ TNHS có liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội Các tình tiết tăng nặng TNHS có liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội Chương 2: VAI TRÒ CỦA HÀNH VI NGUY HIỂM CHO XÃ 6 14 28 29 38 47 HỘI TRONG THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TỘI PHẠM, ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. 2.2.1. Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn xác định tội phạm Trường hợp thứ nhất: truy tố, xét xử hành vi không nguy hiểm cho xã hội (xử oan người vô tội) Trường hợp thứ hai: không truy tố, xét xử hành vi nguy hiểm cho xã hội (bỏ lọt tội phạm) Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn định tội danh Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn phân định tội này với tội khác 47 50 53 64 65 2.2.2. 2.3. Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn phân định một tội với nhiều tội Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn quyết định hình phạt Chương 3: HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ 74 76 88 LUẬT HÌNH SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DẤU HIỆU HÀNH VI NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.2. 3.3. Hoàn thiện ranh giới tội phạm với vi phạm Hoàn thiện khái niệm tội phạm và khái niệm cơ sở TNHS trong luật hình sự Việt Nam Hoàn thiện quy định của BLHS về các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi Hoàn thiện ranh giới giữa tội phạm này với tội phạm khác Hoàn thiện một số quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội 88 88 91 95 102 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BLHS Bộ luật hình sự PLHS Pháp luật hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hình sự là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong hệ thống pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi Nhà nước ta mới được thành lập cho đến nay, luật hình sự luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân bởi PLHS là một trong những công cụ quan trọng và hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ chế độ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để luật hình sự ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, việc hoàn thiện BLHS là một đòi hỏi tất yếu khách quan. BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành tuy đã có những bước phát triển vượt bậc so với văn bản PLHS trước nó, nhưng do sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đòi hỏi gắt gao của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền nên không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, thiếu sót cần sớm được hoàn thiện. Một trong những bất cập, hạn chế, thiếu sót đó chính là các quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, mà cụ thể là còn thiếu quy định hoặc quy định chưa rõ về: khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS có liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội của BLHS ... Điều này khiến thực tiễn xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt còn chưa thống nhất và có nhiều điểm bất cập dẫn đến hiện tượng bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội... 1 Xuất phát từ những lý do như đã nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm” với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý Việt Nam đã có một số xuất bản phẩm về luật hình sự mà trong đó ở các mức độ khác nhau có một số công trình đề cập, liên quan đến dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách quan của tội phạm. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu, chuyên sâu về dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách quan của tội phạm ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn để đề ra phương hướng hoàn thiện luật thực định đối với các quy định có liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu là hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm - Phạm vi nghiên cứu là các quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là đấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm trong BLHS năm 1999 dưới góc độ luật hình sự, cả lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm. 2 - Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Đưa ra được khái niệm, đặc điểm hành vi phạm pháp luật và hành vi nguy hiểm cho xã hội; 2) Làm rõ vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm trong thực tiễn xác định tội phạm và định tội danh, quyết định hình phạt; đặc biệt là chỉ ra được những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định về hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc mặt khách quan - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiểu sai, hiểu không thống nhất về cách xác định tội phạm, định tội danh, quyết định hình phạt dẫn đến hiện tượng bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan người vô tội... 3) Đưa ra được một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS có liên quan đến dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài này là các thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài đăng trên tạp chí của các nhà khoa học - luật gia Việt Nam. Ngoài ra để góp phần phân tích khoa học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt nêu trên tác giả đã nghiên cứu nhiều văn bản pháp luật, cũng như những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo thực tiễn xét xử trong các văn bản thuộc lĩnh vực PLHS do TANDTC và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành mà ở các mức độ khác nhau các văn bản này đều có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu sâu 3 về những vấn đề tương ứng dưới các luận điểm tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, củng cố pháp chế, tính tối thượng của pháp luật và bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền tự do của công dân bằng hệ thống tư pháp hình sự ở Việt Nam với tính chất là các giá trị xã hội cao quý nhất của loài người và của nền văn minh nhân loại đã được thừa nhận chung . Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng đồng bộ các phương pháp khoa học như: Phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kê hình sự, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh..v…v.. Trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học… để rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS có liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm. 6. Đóng góp mới của đề tài Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ thạc sĩ, trong đó lần đầu tiên bằng việc phân tích khoa học đã giải quyết đồng bộ tương đối có hệ thống 03 vấn đề lớn sau: - Một số vấn đề lý luận về hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm. - Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện một số quy định của BLHS có liên quan đến dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội. 7. Ý nghĩa của đề tài - Luận văn này là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, và nghiên cứu khoa học đối với học viên chuyên ngành tư pháp hình sự. 4 - Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết khi tìm hiểu về những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm nói chung và dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm nói riêng. - Tác giả mong rằng, những kiến nghị khoa học trong luận văn sẽ được sử dụng trong việc pháp điển hoá luật hình sự của Nhà nước, đồng thời đóng góp có ý nghĩa thiết thực cho những cán bộ áp dụng pháp luật trong việc phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh các hành vi phạm tội theo đúng quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ vững chắc các quyền tự do của công dân với phương châm "không bỏ lọt kẻ phạm tội, tránh làm oan người vô tội”. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm. Chương 2: Vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội trong thực tiễn xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt. Chương 3: Hoàn thiện một số quy định của BLHS có liên quan đến dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI VỚI TƯ CÁCH LÀ DẤU HIỆU BẮT BUỘC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật Trong bất kỳ xã hội nào có giai cấp đều xảy ra những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, do bất cập giữa nhu cầu của cá nhân trước thực tế khách quan, nên không thể không dẫn đến những hiện tượng xã hội tiêu cực làm phát sinh ra những hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy có không ít các công trình nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa cơ cấu thực trạng và diễn biến của vi phạm pháp luật với điều kiện kinh tế - xã hội của cuộc sống. E.Shur, nhà tội phạm học nổi tiếng người Mỹ đã lưu ý rằng trong xã hội của chúng ta (xã hội Mỹ): "Không một người Mỹ biết tư duy nào có thể không để ý đến sự phụ thuộc chặt chẽ giữa sự nghèo khổ, sự chênh lệch về khả năng xã hội, cảm giác cùng quẫn và bất công, một mặt và mặt kia là tình hình tội phạm" [79, tr.32]. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ rõ: “Con người vốn là sản phẩm của lịch sử, hành động của họ ít nhiều bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội khách quan. Trong những trường hợp phạm pháp, có người không hiểu mà làm điều sai trái, có người phạm tội vì tham lam, vì ghen ghét, có người vì hoàn cảnh ốm đau, túng thiếu thúc bách, có người vì nhẹ dạ mà bị mua chuộc, phỉnh phờ...” [22, tr.58]. Như vậy, một trong những cơ sở của vi phạm pháp luật là sự mâu thuẫn giữa yêu cầu của pháp luật do Nhà nước (đại diện chính thức cho xã hội) đặt ra đối với lợi ích của người vi phạm, tức là chủ thể của hành vi. Mâu thuẫn đó mang tính chất xã hội, bởi vì cả pháp luật và chủ thể của hành vi đều có tính xã hội. Các hành vi vi phạm pháp luật tuy có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức độ hậu quả do hành vi gây ra, nhưng chúng đều có điểm chung 6 nhất đó là tính chất xã hội - là những thiệt hại, tổn thất về những mặt khác nhau đối với lợi ích của giai cấp, nhóm xã hội nói riêng và của cả xã hội nói chung. Xuất phát từ những lợi ích của mình mà Nhà nước đã định ra những quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi xử sự của con người chứ không phải để điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người nếu như những đặc tính đó chưa biểu hiện thành các hành vi cụ thể của họ. Về vấn đề này, C.Mác đã viết: "Ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó" [11, tr.27]. Khi nghiên cứu về cơ chế của hành vi vi phạm pháp luật, các nhà khoa học đã chỉ ra chuỗi nhân quả tạo ra hành vi đó là: Nhu cầu và lợi ích của cá nhân  động cơ  sự lựa chọn mục đích và phương tiện đạt được mục đích ấy  đánh giá tình huống  ra quyết định  xử sự. Đồng thời các công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng cơ chế của hành vi bất hợp pháp khác với hành vi hợp pháp ở chỗ trong một hoặc vài công đoạn của chuỗi nhân quả trên đã có sự biến dạng. Có bốn trường hợp tiêu biểu của sự biến dạng này, có liên hệ với cá nhân người vi phạm pháp luật và với đặc điểm của môi trường xã hội xung quanh, đó là: Trường hợp thứ nhất: Nhu cầu và lợi ích của chủ thể bị méo mó là động cơ chủ yếu thúc đẩy việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xâm phạm tài sản và xâm hại về nhân thân. Trường hợp thứ hai: Nhu cầu và lợi ích bình thường diễn ra trong sự xung đột với khả năng của chủ thể đối với sự đáp ứng hợp pháp những nhu cầu và lợi ích ấy. Sự mâu thuẫn này trở thành nguyên cớ cho những hành vi thù địch, trong số đó thường gặp là những hành vi côn đồ, gây rối trật tự công cộng và phát sinh ra hàng loạt những hành vi vi phạm pháp luật về tài sản. Trong những trường hợp này, yếu tố lỗi của người bị hại 7 cũng tham gia quá trình hình thành hành động sai trái của người phạm pháp. Trường hợp thứ ba: Sự thoái hóa, biến dạng những định hướng giá trị của chủ thể, tức là việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể có thể thực hiện được bằng con đường hợp pháp, nhưng chủ thể vẫn chọn con đường chống đối pháp luật để đạt được mục đích ấy. Cơ chế này là đặc tính cố hữu của hành vi của những người phạm tội nhiều lần hoặc tái phạm. Trường hợp thứ tư: Sự thoái hóa, biến dạng trong giai đoạn ra quyết định. Nguyên nhân ở đây rất khác nhau: hoặc là tình thế căng thẳng, hoặc sai lầm trong việc đánh giá hoàn cảnh, hoặc không tự kiềm chế được mình. Cơ chế này thường là đặc tính của những hành vi vi phạm - xử sự quá mức pháp luật cho phép hoặc những hành vi vi phạm do cố ý. Như vậy, bản chất xã hội và cơ chế khác nhau của hành vi chống đối pháp luật đã nói lên rằng không phải bất cứ hành vi trái pháp luật nào cũng là hành vi vi phạm pháp luật mà chỉ những hành vi trái pháp luật do chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý (có lỗi) mới là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và nguyên nhân xã hội. Vì bản thân quy phạm pháp luật trước hết là một loại quy phạm xã hội, có nguồn gốc xã hội. Nguyên nhân chung nhất của các vi phạm pháp luật là mâu thuẫn giữa yêu cầu của pháp luật với lợi ích của người vi phạm. Các hành vi vi phạm pháp luật tuy có thể khác nhau về mức độ vi phạm và mức độ hậu quả gây ra nhưng giữa chúng cũng có điểm chung. Đó là tính chất xã hội của những hậu quả đó. Cho tới nay, có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã được tích lũy và phổ biến. Mặc dù còn nhiều luận điểm chưa được thống nhất nhưng nhìn chung về mặt lý thuyết các nhà nghiên cứu đều tìm thấy những điểm chốt căn bản để ngăn chặn và xử lý trên phạm vi rộng và bao quát các vi phạm pháp luật, từ nguyên nhân xuất hiện đến quá trình phát triển và lây lan 8 của nó trong xã hội. Do đó, cần phải xác định và phân định rõ được những chiều hướng tác động lẫn nhau giữa ba khu vực hết sức cơ bản: thứ nhất là cơ sở kinh tế xã hội; thứ hai là hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội; thứ ba là chính những căn bệnh xã hội. Vi phạm pháp luật là sự lệch chuẩn xã hội có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ sở kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, chúng ta không thể ngăn chặn được nạn trộm cắp nếu không khắc phục được sự nghèo đói cũng như làm giảm bớt phân cực xã hội phát sinh ra từ cơ chế thị trường khiến cho những nhóm xã hội nhất định có thể bị bần cùng hoá. Mặt khác, cũng không thể xây dựng và củng cố được những chuẩn mực xã hội tốt đẹp, nếu không được các thành viên trong xã hội chấp nhận và ủng hộ. Vì vậy, về mặt chính trị - xã hội có thể nhận thấy rằng các hành vi vi phạm pháp luật có những đặc tính chung sau đây: 1) Có tính chất xã hội và có cùng xu hướng thể hiện ở những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. 2) Có tính liên kết, hệ thống và tính ổn định tương đối. 3) Nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp luật nằm bên trong các quan hệ xã hội, nhưng lại phủ nhận mặt trái của những mâu thuẫn xã hội. Do vậy, khi xem xét, đánh giá hành vi vi phạm pháp luật cần đặt chúng trong các mối liên hệ như: sự liên hệ giữa các hành vi vi phạm pháp luật với các hành vi nguy hiểm cho xã hội; sự liên hệ giữa các loại vi phạm pháp luật với nhau; sự liên hệ giữa các hành vi vi phạm pháp luật với các vi phạm những quy tắc xã hội khác như: đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ... Những điều trình bày trên có thể cho phép đi đến kết luận rằng: Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi lệch chuẩn xã hội được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý trái với các yêu cầu của qui phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Trên cơ sở khái niệm nêu trên, có thể rút ra những dấu hiệu cơ bản sau đây của hành vi vi phạm pháp luật: 9 Dấu hiệu thứ nhất, vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi Vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) được xác định của con người. Bởi vì chỉ có thông qua hành vi của con người mới có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho xã hội. Những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa thể tác động tới xã hội và để xác định được ý nghĩ hoặc tư tưởng của con người thì cũng phải thông qua cách xử sự bên ngoài, đó chính là hành vi của họ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều biểu hiện bằng hành vi cụ thể và cơ sở để quy kết trách nhiệm pháp lý đối với một con người cũng chính là hành vi. Ngay từ thế kỷ XVIII khi luận chứng cho việc chống lại sự truy tố hình sự đối với ý nghĩ, tư tưởng và quan điểm của con người, Môngtexkiơ - Luật gia nổi tiếng người Pháp, một trong những nhà lý luận lớn nhất về Nhà nước pháp quyền giai đoạn đó đã viết: "Các đạo luật nhất thiết chỉ trừng phạt những hành vi bên ngoài" [49, tr.318]. Sang thế kỷ XIX xuất phát từ quan điểm nhân đạo và tiến bộ về bảo vệ các quyền và tự do của con người bằng pháp luật, C.Mác nhà kinh điển vĩ đại đã viết: “Các đạo luật chống lại khuynh hướng, các đạo luật không đưa ra các quy phạm khách quan, là các đạo luật khủng bố. Các đạo luật không lấy các hành vi mà lại lấy cách suy nghĩ của con người để làm tiêu chuẩn cơ bản, điều đó không có gì khác, mà chẳng qua chỉ là các chế tài đích thực của tình trạng vô pháp luật, vì không ai có thể bị tù tội do các quan điểm về đạo đức, chính trị và tôn giáo của mình” [12, tr.348]. Đây là tư tưởng tiến bộ của nền văn minh nhân loại và ngày nay được thể hiện xuyên suốt trong các ngành luật, từ luật hành chính, luật lao động, luật dân sự, luật hình sự... Việc xác định vi phạm pháp luật là hành vi có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. Bởi vì hành vi là cơ sở thực tế để đánh giá bản chất con người, hành vi của con người là hoạt động có ý chí được thể hiện ra bên ngoài phản ánh sự thống nhất giữa hai mặt chủ quan và khách quan. Thông qua cách xử 10 sự của con người bằng một hành vi cụ thể, giúp cho xã hội có thể đánh giá hành vi nào đúng đắn (phù hợp với đòi hỏi của xã hội) hoặc sai trái, hành vi nào nguy hiểm, không nguy hiểm, từ đó thấy được nhu cầu cần được bảo vệ, khuyến khích sự phát triển, bảo đảm cho sự tồn tại hoặc từng bước loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội bằng cách xây dựng các biện pháp đấu tranh thích hợp. Bên cạnh đó việc xác định vi phạm pháp luật là hành vi còn có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong việc xác định hành vi đó thuộc ngành luật nào điều chỉnh, tạo điều kiện để xác định đó là vi phạm pháp luật hay không phải là vi phạm pháp luật, xác định giới hạn để phân biệt giữa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, đồng thời giữa tội phạm với nhau không thể nhầm lẫn giữa tội phạm này với tội phạm khác. Trên cơ sở đó, nhà làm luật mới có thể xây dựng những chế tài pháp lý tương ứng với từng loại vi phạm pháp luật (TNHS và trách nhiệm pháp luật khác). Hơn nữa xác định vi phạm pháp luật là hành vi đã cho phép truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với mỗi hành vi cụ thể, bảo đảm cho các cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng thực hiện các nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm pháp lý, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc pháp chế trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và các việc làm vi phạm pháp luật. Dấu hiệu thứ hai là tính trái pháp luật của hành vi Vi phạm pháp luật luôn luôn được xác định là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là cách xử sự không phù hợp với những quy định của pháp luật, tức là không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu hoặc đã sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật. Những gì mà pháp luật không cấm, không bảo vệ thì dù có làm trái, ví dụ: trái với các quy định của tổ chức xã hội, trái với các quy phạm của đạo đức... cũng không coi là trái pháp luật, không phải là vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện sự 11 chống đối những quy định chung của pháp luật, tức là khi pháp luật quy định như thế này, con người lại hành động ngược lại và trong trường hợp khác, pháp luật buộc con người phải hành động nhưng người đó lại không tuân theo. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật là hành vi vi phạm những điều quy định trong pháp luật. Còn những hành vi dù có gây những điều phiền toái, không đẹp mắt, thiếu lịch sự, nhưng không qui định trong pháp luật thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vi phạm đạo đức cũng đồng thời là vi phạm pháp luật. Khi bản thân pháp luật là một giá trị xã hội tiến bộ, thì nó đã hàm chứa yếu tố đạo đức, yếu tố nhân văn sâu sắc như pháp luật của nước ta hiện nay. Dấu hiệu thứ ba là tính có lỗi của hành vi Thực tế cho thấy, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. Khi xem xét vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật thì mới dừng lại ở việc xem xét biểu hiện bên ngoài của hành vi, có nghĩa là mới chỉ xem xét tới mặt khách quan của hành vi. Một con người bình thường, khỏe mạnh về mặt tâm lý, có lý trí và tự do ý chí, hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng và cần thấy trước hậu quả hành vi của mình. Nếu coi thường lợi ích xã hội và lợi ích của người khác, có thể nhận thấy được hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hoặc để mặc hay do sơ suất để nó xảy ra thì đó là hành vi có lỗi. Vì vậy, hành vi trái pháp luật bị coi là hành vi vi phạm pháp luật chỉ khi có sự biểu hiện ý chí của người đã thực hiện hành vi đó. Một người nào đó thực hiện hành vi trái pháp luật trong những điều kiện, hoàn cảnh khách quan, mà người đó không có khả năng lựa chọn phương án hành vi của mình, thì không coi hành vi trái pháp luật của người đó là vi phạm pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật là hành vi được thực hiện 12 bởi con người có ý thức, khi con người không ý thức được hành vi và không thấy được hậu quả của hành vi do mình gây ra thì hành vi của họ không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Những người như thế chỉ bị coi là người gây nguy hại đối với xã hội, do đó, buộc phải cách ly họ với xã hội bằng việc áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc mà không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý hành vi trái pháp luật có phải là vi phạm pháp luật hay không, cần xác định lỗi của người đã thực hiện hành vi ấy. Khoa học pháp lý Việt Nam đã chỉ ra rằng, lỗi là trạng thái tâm lý của người đối với việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội cũng như đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý và lỗi vô ý; lỗi cố ý có thể là lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. So sánh hai trường hợp lỗi cố ý thấy rằng giữa chúng có sự khác nhau cả về yếu tố lý trí và yếu tố ý chí. Ở trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện hành vi trái pháp luật thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội là tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra để đạt được mục đích của mình; còn ở trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi trái pháp luật tuy thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng không mong muốn mà chỉ có ý thức xảy ra cũng được, không xảy ra cũng được, tức là để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả. Trong tất cả các trường hợp vi phạm pháp luật thì việc xác định hình thức lỗi có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lựa chọn và áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý được chính xác và công minh. So sánh hai trường hợp lỗi vô ý thấy rằng, lỗi vô ý quá tự tin phản ánh thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi trái pháp luật rõ ràng hơn, thể hiện sự cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả, còn lỗi vô ý vì cẩu thả là do không thận trọng trong cách lựa chọn phương án hành vi nên đã gây ra hậu quả. Do đó, hành vi trái pháp luật do lỗi vô ý vì quá tự tin thường nguy hiểm hơn hành vi trái pháp luật do lỗi vô ý vì cẩu thả. 13 Dấu hiệu thứ tư là hành vi vi phạm pháp luật phải do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Văn Cảm thì: Người có năng lực trách nhiệm pháp lý là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó [67, tr.541]. Điều đó có nghĩa là người có có năng lực trách nhiệm pháp lý là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có đầy đủ hai tiêu chí: Tiêu chí thứ nhất là tiêu chí y học: trạng thái bình thường tức là không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức được và khả năng điều khiển được hành vi của mình. Tiêu chí thứ hai là tiêu chí tâm lý (pháp lý): có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi do mình thực hiện về lý trí cũng như khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi đó về mặt ý chí. Tóm lại, chỉ khi nào một hành vi hiện diện đầy đủ các yếu tố: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi và tính có lỗi của hành vi và hành vi được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm pháp lý thì mới có thể coi một hành vi nào đó của con người là vi phạm pháp luật. 1.2. Khái niệm, đặc điểm của hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm là một trong những phạm trù cơ bản, quan trọng và phức tạp nhất của khoa học pháp lý hình sự và đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về quan niệm, phân loại, cấu trúc cũng như vị trí và vai trò của hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, việc trả lời một cách chính xác câu hỏi hành vi nguy hiểm cho xã hội là gì và nó có những đặc điểm như thế nào sẽ 14 có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện những phạm trù khác thuộc mặt khách quan của tội phạm cũng như trong thực tiễn xây dựng pháp luật và tìm kiếm các giải pháp tăng cường việc thực hiện pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm. Tội phạm, trước hết (phải) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu không phải là "hành vi" hoặc tuy là hành vi nhưng không "nguy hiểm cho xã hội" thì không phải là tội phạm. Do đó, để xác định tội phạm, điều quan trọng hàng đầu đối với cơ quan bảo vệ pháp luật là phải xác định có hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không? Trong luật hình sự, hành vi được hiểu là những “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích có chủ định và mong muốn . Khái niệm này có thể đồng nhất với khái niệm hoạt động ý chí được dùng trong các tài liệu tâm lí học. Ví dụ: Trong cuốn Tâm lí học của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản năm 1974, hoạt động ý chí được định nghĩa là: "Những hành động đã được suy nghĩ, cân nhắc nhằm những mục đích nhất định và có kế hoạch, biện pháp để thực hiện cho được những mục đích đó" (tr.395). Từ định nghĩa hành vi trên, nhận thấy: 1) Hành vi là những "biểu hiện" của con người ra bên ngoài thế giới khách quan. Cho nên, những gì trong tư tưởng, trong suy nghĩ của con người thì không phải là hành vi. 2) Hành vi là những "biểu hiện" có ý thức và có ý chí. Những biểu hiện không có ý thức hoặc tuy có ý thức nhưng không có ý chí thì không phải là hành vi. Ví dụ: biểu hiện gây thiệt hại trong tình trạng không có năng lực TNHS. Như vậy, hành vi chỉ bao gồm những “biểu hiện” của con người ra thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí ở đây chỉ giới hạn đối với mặt thực tế của “biểu hiện”, vì khả năng nhận thức mặt ý nghĩa xã hội 15 cũng như khả năng điều khiển “biểu hiện” phù hợp với những đòi hỏi của xã hội thuộc vấn đề khác - vấn đề tự do ý chí, vấn đề lỗi. Nếu coi hành vi phạm tội là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa mặt khách quan (hành vi gây thiệt hại) và mặt chủ quan (có lỗi) thì bản thân hành vi khách quan cũng là thể thống nhất giữa “biểu hiện” ra thế giới bên ngoài và quan hệ chủ quan bên trong của chủ thể với những “biểu hiện” đó. Biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới quan chỉ được coi là hành vi khi có mặt bên trong là sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Chỉ khi có hành vi thì lúc đó vấn đề lỗi (mặt chủ quan của tội phạm) mới được đặt ra. Hành vi đó có thể có lỗi và có thể không có lỗi. Trái lại, “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan sẽ không được coi là hành vi, nếu “biểu hiện” đó không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải là kết quả hoạt động của ý chí. Những “biểu hiện” loại này có thể là những “biểu hiện” không có chủ định (như phản xạ không điều kiện bẩm sinh, phản ứng trong tình trạng choáng hay trong tình trạng xúc động quá mạnh...) hoặc là những “biểu hiện” trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế của “biểu hiện” do rối loạn ý thức... Trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể là trường hợp đặc biệt thuộc loại “biểu hiện” không phải là hành vi. Đây là trường hợp “biểu hiện” bên ngoài của người mà về khách quan tuy đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không phải là tội phạm vì “biểu hiện” đó không phải là hành vi, không phải là kết quả hoạt động ý chí của chính họ mà là kết quả trực tiếp của sức mạnh bên ngoài. Những “biểu hiện” đó có thể không được ý thức kiểm soát (như bất thình lình bị người khác xô ngã vào quầy hàng pha lê) hoặc không được ý chí điều khiển (như bị người khác dùng sức mạnh nắm tay “điểm chỉ” vào đơn tố giác sai sự thật). Ở đây, biểu hiện "ngã" và “điểm chỉ” đều không phải là hành vi và do vậy không cấu thành tội hủy 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan