Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành động mời trong giao tiếp của người việt và vài vấn đề về dạy hành động mời ...

Tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người việt và vài vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài

.PDF
160
958
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- TRẦN THỊ MAI HƢƠNG HÀNH ĐỘNG “MỜI” TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI VIỆT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HÀNH ĐỘNG MỜI CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội-2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------- TRẦN THỊ MAI HƢƠNG HÀNH ĐỘNG “MỜI” TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƢỜI VIỆT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HÀNH ĐỘNG MỜI CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Việt Hùng Hà Nội-2012 2 Bảng viết tắt Quy ước viết tắt M = mời TXH = từ xƣng hô ĐT = động từ Quy ước trích dẫn 01. NVH1 : Nguyễn Việt Hƣơng – Cơ sở tiếng Việt, Q.I 02. NVH2 : Nguyễn Việt Hƣơng – Cơ sở tiếng Việt, Q.II 03. NVH3 : Nguyễn Việt Hƣơng – Tiếng Việt nâng cao, Q.I 04. NVH4 : Nguyễn Việt Hƣơng – Tiếng Việt nâng cao, Q.II 05. NCH : Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 06. TH : Tô Hoài – Chuyện cũ Hà Nội, tập I 07. CL : Truyện ngắn Chu Lai 08. LHN : Lữ Huy Nguyên – Ca dao trữ tình chọn lọc 09. TNVN : Nhiều tác giả – Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 10. TNH : Nhiều tác giả – Truyện ngắn hay 1980 – 2000 11. TNT : Nhiều tác giả – Truyện ngắn trẻ 1997 12. TNHTGN: Nhiều tác giả – Truyện ngắn hay các tác giả nữ 13. TV : Nhiều tác giả – Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam 1975 – 2007 14. TNĐS : Nhiều tác giả – Truyện ngắn đặc sắc 2009 15. VNP : Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam 16. VVT : Vũ Văn Thi – Tiếng Việt cơ sở 17. ĐTT1 : Đoàn Thiện Thuật – Thực hành tiếng Việt C 18. ĐTT2 : Đoàn Thiện Thuật – Thực hành tiếng Việt B 19. VNQĐ : Tổng cục Chính trị – Văn nghệ Quân đội 5 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG VIẾT TẮT VÀ QUY ƢỚC VIẾT TẮT MỤC LỤC Mở đầu…………………………………..………………………………..………….03 1. Đặt vấn đề………...…………………………………………......………….03 2. Lý do chọn đề tài….…………………………..………………...………….04 3. Mục đích, ý nghĩa đề tài………...………...….…………………...………..05 4. Phạm vi nghiên cứu……...………………..…………………..……………06 5. Phƣơng pháp nghiên cứu…..…………………………………...………….07 6. Bố cục luận văn………...………..…………………………….……………08 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LÀM CƠ SỞ LÝ LUẬN......…………09 1.1 Lý thuyết về giao tiếp…………………..………………………...………09 1.2 Lý thuyết về lịch sự………...…………………………………….……….15 1.3 Lý thuyết về hành động ngôn trung……………………………………..18 Chƣơng 2: CÁC KIỂU MỜI TRONG GIAO TIẾP NGƢỜI VIỆT………….……….20 2.1 Những hoàn cảnh giao tiếp của lời mời…………………………………20 2.1.1 Ngữ cảnh rộng của lời mời…………………………..………….………21 2.1.2 Ngữ cảnh hẹp của lời mời……..………………………………..………24 2.1.3 Tiểu kết…………………...……………………………………...………27 2.2 Các kiểu mời trong văn hóa giao tiếp ngƣời Việt…………….…………28 2.2.1 Phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô……….………………...………30 2.2.2 Nhận xét………………………………………………………………….38 2.2.3 Phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô………….………………42 2.2.4 Nhận xét……………………………………………………….…………44 2.2.5 So sánh phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô và không có từ xưng hô………………………………………………………………………………………45 6 2.2.6 Phát ngôn mời gián tiếp có từ xưng hô…………..………………..……46 2.2.6.1 Có ngữ cảnh hiển minh………………………………………………….……47 2.2.6.2 Có ngữ cảnh ngầm ẩn…………………………………………………...……54 2.2.6.3 Có ngữ cảnh ngữ nghĩa……………………………………………...……….62 2.2.7 Nhận xét………………………………………………………...………..71 2.2.8 Phát ngôn mời gián tiếp không có từ xưng hô………………….….…..74 2.2.8.1 Có từ xưng……………………………………………………………..………74 2.2.8.2 Không có từ xưng hô……………………………………..……….………….76 2.2.9 Nhận xét………………………………………………………...………..80 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HÀNH ĐỘNG MỜI CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI……...……………………….……………………..……………………...…..81 3.1 Một vài vấn đề lý luận liên quan đến phƣơng pháp dạy tiếng…..….….81 3.2 Khảo sát tình hình dạy tiếng Việt trong một số sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài – trên cơ sở hành động ngôn từ mời...…...……………………..84 3.2.1 Tình hình dạy tiếng Việt qua khảo sát “Hành động mời” trong một số sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài………………...…………….……………..……..84 3.2.2 Nhận xét………………………………………………………..……….104 3.3 Một vài kiến nghị và đề xuất…….………………………………………...107 3.4 Thử thiết kế bài giảng về dạy “Hành động mời” cho ngƣời nƣớc ngoài……………………………………………………….……………………………110 Kết luận………………………………………………………………………..116 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….119 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN………………………….……………………...………123 PHỤ LỤC 7 Mở đầu 1. Đặt vấn đề Trong các nhu cầu của con ngƣời thì nhu cầu giao tiếp vừa là thiết yếu, vừa là bắt buộc. Bởi con ngƣời không thể sống mà không giao tiếp với nhau. Trong hoạt động giao tiếp của mình, con ngƣời phải và cần thực hiện rất nhiều các hành động giao tiếp khác nhau. Một trong những hành động đó chính là hành động mời. “Mời” là một nghi thức – nghi thức lời nói nhƣng đồng thời nó cũng là một hành động giao tiếp của con ngƣời trong cuộc sống. Và có thể nói rằng, cuộc sống của con ngƣời không thể thiếu vắng những lời mời. Xã hội ngày càng phát triển thì văn hóa mời càng đƣợc ngƣời ta coi trọng. Sự ra đời của chuyên ngành Ngữ dụng học đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong ngành Ngôn ngữ học, đã chuyển hƣớng nghiên cứu từ chính bản thân ngôn ngữ sang sự hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp thì rất nhiều các hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con ngƣời đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của các nhà Ngôn ngữ học, trong đó có hành động mời. Nghiên cứu ngôn ngữ theo hƣớng Dụng học đã kéo theo một loạt các nghiên cứu liên ngành, tạo tiền đề cho khoa học xã hội phát triển. Hiện nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, học ngoại ngữ trở thành một nhu cầu thiết yếu và thiết thực. Tiếng Việt trở thành ngoại ngữ đối với những ngƣời nƣớc ngoài sang du lịch, nghiên cứu hay làm việc… tại Việt Nam. Do đó, dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã và đang là một yêu cầu đƣợc đặt ra. Đổi mới phƣơng pháp trong việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ là vấn đề luôn luôn đƣợc quan tâm nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy và hiệu quả học tập cho sinh viên. Do điều kiện thời gian và trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ xin đi tìm hiểu một trong số rất nhiều những hành động mà con ngƣời thực hiện trong quá trình giao tiếp, đó là hành động mời. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng bƣớc 8 đầu đề cập đến vấn đề ứng dụng lý thuyết hành động ngôn từ để dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. 2. Lý do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài “Mời trong giao tiếp người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài” vì những lý do sau: Trong thực tiễn cuộc sống, hoạt động giao tiếp của một con ngƣời từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi không thể không một lần thực hiện hành động mời. “Mời” một hành động ngôn ngữ và cũng là một hành động giao tiếp của con ngƣời. Cho đến nay, nó cũng chƣa đƣợc nghiên cứu và tìm hiểu nhiều. Vì vậy, thiết nghĩ sẽ còn nhiều khoảng trống cần lấp đầy. Cùng với những hành động khác, hành động mời góp phần làm cho bức tranh giao tiếp xã hội của ngƣời Việt thêm đa dạng và phong phú. Đó là một bức tranh giao tiếp xã hội khác với các dân tộc khác. Điều đó có đƣợc vì ngƣời Việt thực hiện những hành động mời mang đặc trƣng văn hóa của dân tộc Việt với những cấu trúc ngữ pháp riêng có của ngôn ngữ Việt. Sự ra đời của Ngữ dụng học đã làm cho nghiên cứu ngôn ngữ mang một diện mạo mới, một màu sắc mới – nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp – trong sự hành chức của mình. Tìm hiểu về lời mời của ngƣời Việt cũng nhƣ hành động mời trong tiếng Việt dƣới góc độ Dụng học, biết đâu sẽ tìm thêm đƣợc những điều mới mẻ cho một đề tài không còn mới. Trong xu thế hội nhập và phát triển, hợp tác và giao lƣu kinh tế – văn hoá giữa các quốc gia ngày càng tăng, nhu cầu học tiếng Việt của ngƣời nƣớc ngoài cũng ngày càng nhiều. Thiết nghĩ, trong quá trình dạy và học tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài thì thông qua việc dạy học này có thể giới thiệu văn hóa Việt ra nƣớc bạn nói chung; giúp ngƣời nƣớc ngoài thấy và hiểu đƣợc văn hoá mời của ngƣời Việt nói riêng cũng nhƣ biết cách mời đúng và hay là một điều cần thiết và không hề đơn giản. 9 Nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học trong vấn đề dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ thì việc không ngừng tìm tòi, đổi mới và sáng tạo để tìm ra các phƣơng pháp dạy và học là một điều tất yếu. Xu hƣớng dạy và học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ theo hƣớng giao tiếp đang là xu hƣớng mới, đƣợc triển khai và áp dụng sâu rộng. Trong đó, dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ lấy hành động ngôn từ làm cơ sở cũng nằm trong xu hƣớng mới trên và là một trong những phƣơng pháp đƣợc chúng tôi quan tâm trong luận văn này. Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài về “Mời trong văn hoá giao tiếp người Việt và một số vấn đề dạy hành động mời cho người nước ngoài”. 3. Mục đích, ý nghĩa đề tài Mục đích Tìm hiểu về đề tài này, chúng tôi có ba mục đích chính: - Thứ nhất tìm hiểu về lời mời trong văn hoá giao tiếp ngƣời Việt – những vấn đề về môi trƣờng văn hoá giao tiếp ảnh hƣởng và quy định đến cách mời mọc của ngƣời Việt. - Từ đó, chúng tôi tìm và phát hiện ra những đặc điểm riêng có trong cách mời (cấu trúc mời) của ngƣời Việt. - Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết hành động ngôn từ để nghiên cứu hành động mời, cũng có thể ứng dụng lý thuyết này vào việc dạy và học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ (lấy hành động ngôn từ làm cơ sở) cho ngƣời nƣớc ngoài nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học. Ý nghĩa Đề tài có hai ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn: - Về mặt lý luận: Bổ sung thêm những quan điểm, ý kiến về hành động ngôn từ nói riêng và những ý kiến về vấn đề lý thuyết cho ngành Ngữ dụng nói chung. - Về mặt thực tiễn: + Giúp ngƣời Việt Nam hiểu sâu hơn về văn hoá giao tiếp mời của dân tộc. 10 + Giúp ngƣời Việt biết cách mời phù hợp với mỗi hoàn cảnh giao tiếp bằng cách tạo đƣợc những lời mời đúng và hay, đạt hiệu quả giao tiếp. + Góp phần giới thiệu văn hoá giao tiếp mời của ngƣời Việt đến những ngƣời nƣớc ngoài cũng nhƣ giúp họ biết cách tạo và sử dụng hành động mời khi học tiếng Việt. + Góp phần đƣa thêm nội dung giảng dạy (dạy các hành động ngôn ngữ) vào các sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. 4. Phạm vi đề tài Nhận thấy đây là một đề tài rất rộng vì vậy trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, tƣ liệu chủ yếu của chúng tôi là: tư liệu văn học – chủ yếu là các truyện ngắn tiêu biểu của các tác giả đƣợc nhiều ngƣời biết đến trên sách, báo. Cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát ca dao, truyện ngắn ở một số tuyển tập, Tạp chí Văn nghệ quân đội và một số sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, nhƣ sau: Văn học dân gian: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan), Ca dao trữ tình chọn lọc (Lữ Huy Nguyên – chủ biên); Tuyển tập truyện ngắn: Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945; Truyện ngắn hay 1980 – 2000; Truyện ngắn trẻ 1997; Truyện ngắn hay các tác giả nữ; Tuyển văn các tác giả nữ Việt Nam 1975 – 2007; Truyện ngắn đặc sắc 2009; Tô Hoài – Chuyện cũ Hà Nội, tập I; Truyện ngắn Chu Lai; Tạp chí Văn nghệ Quân đội các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008; Sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài: Tiếng Việt cơ sở (Vũ Văn Thi); Tiếng Việt cơ sở Quyển I và II, Tiếng Việt nâng cao Quyển I và II (Nguyễn Việt Hương), Thực hành tiếng Việt B, C (Đoàn Thiện Thuật chủ biên); 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại Từ việc thu thập các nguồn tƣ liệu khác nhau, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các tƣ liệu để tiện sử dụng cho việc trích dẫn khi nghiên cứu đề tài. 11 Phương pháp mô tả Từ việc thống kê, phân loại tƣ liệu, chúng tôi sẽ tiến hành mô tả lại một cách cụ thể và chi tiết hơn tƣ liệu mà chúng tôi có. Phương pháp phân tích tổng hợp Trên cơ sở thống kê và phân loại tƣ liệu chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích kỹ tƣ liệu trên lý thuyết mà chúng tôi đã lấy làm cơ sở. Từ việc phân tích nhƣ trên, chúng tôi sẽ đƣa ra bảng thống kê và nhận xét đánh giá của mình. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý thuyết làm cơ sở lý luận Chƣơng 2: Các kiểu mời trong giao tiếp ngƣời Việt Chƣơng 3: Một số vấn đề về dạy hành động mời cho ngƣời nƣớc ngoài Mỗi chƣơng đƣợc chia thành các mục và các tiểu mục khác nhau. 12 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LÀM CƠ SỞ LÝ LUẬN Bất cứ một đề tài nghiên cứu nào cũng phải có lý luận. Chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lấy những vấn đề lý thuyết sau làm cơ sở lý luận: 1. 1 Lý thuyết giao tiếp Lý thuyết về giao tiếp là cơ sở đầu tiên giúp chúng tôi tìm hiểu đề tài này. Bởi “mời” cũng là một cách giao tiếp của con ngƣời – hay nói một cách khái quát thì “mời” là một trong rất nhiều nghi thức giao tiếp của con ngƣời. Nghi thức này tồn tại và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con ngƣời nói chung. Vì vậy tìm hiểu về “lời mời” không thể tách rời nó với lý thuyết về giao tiếp. Lời mời sẽ đƣợc nghiên cứu nhƣ một hành vi ngôn ngữ giao tiếp của con ngƣời dùng để giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Chúng ta nhận thấy ngƣời Mỹ có cách mời khác với ngƣời Trung Quốc, ngƣời Hàn Quốc có cách mời khác với ngƣời Úc, ngƣời Việt có cách mời khác với ngƣời Anh… Sự khác nhau giữa các cách mời ấy là ở chỗ mỗi con ngƣời sống ở mỗi dân tộc khác nhau mang những đặc điểm văn hóa xã hội khác nhau; mỗi một dân tộc lại là một môi trƣờng giao tiếp văn hóa xã hội rộng lớn nên khi giao tiếp với nhau, các thành viên giao tiếp chịu ảnh hƣởng bởi môi trƣờng giao tiếp mà mình sinh sống. Vì lẽ đó, trong môi trƣờng giao tiếp là môi trƣờng văn hóa xã hội Việt, lời mời của ngƣời Việt sẽ mang những đặc trƣng riêng có đƣợc quy định bởi những đặc điểm của môi trƣờng văn hoá xã hội con ngƣời Việt. Có rất nhiều cách hiểu về giao tiếp. Giao tiếp, trên bình diện khái quát, đó là “sự thông báo hay truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó”. Theo cách hiểu này, giao tiếp ngôn ngữ là “sự thông báo hay truyền đạt một số nội dung trong tư duy bằng ngôn ngữ”. Chi tiết hơn, “giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa hai chủ thể giao tiếp diễn ra trong một ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định”. Và cũng theo cách hiểu này, giao tiếp bằng lời là quá 13 trình tƣơng tác giữa hai hay một số ngƣời bằng ngôn ngữ. Ở nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu về một hành động ngôn ngữ – hành động mời, vậy nên chúng tôi chỉ quan tâm đến vấn đề giao tiếp ngôn ngữ – giao tiếp bằng lời (trong sự phân biệt với giao tiếp phi ngôn ngữ – phi lời). Theo những cách hiểu về giao tiếp nhƣ trên thì một cuộc giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế được nói đến, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ. Chúng tôi xin trích dẫn lƣợc đồ tổng hợp các yếu tố và các chức năng trong giao tiếp của Jakobson mà chúng tôi cho là đầy đủ nhất: Ngữ cảnh Chức năng quy chiếu Ngƣời phát Thông điệp Ngƣời nhận Chức năng biểu cảm Chức năng thi học Chức năng tác động ...................................................... Tiếp xúc Chức năng đƣa đẩy Mã Chức năng siêu ngôn ngữ Nhìn vào lƣợc đồ trên chúng ta nhận thấy, để đảm bảo một cuộc giao tiếp hiệu quả, cần tính đến rất nhiều yếu tố. Hay nói cách khác, lý thuyết về giao tiếp quan tâm đến những vấn đề sau: 1.1.1 Nhân vật giao tiếp Nhân vật giao tiếp hay còn gọi là vai giao tiếp bao gồm ngƣời phát và ngƣời nhận. Ngƣời phát đƣợc gọi là vai ngƣời nói, ngƣời nhận đƣợc gọi là vai ngƣời nghe; trong quá trình giao tiếp sẽ có sự luân phiên thay đổi vai trò ngƣời nói và ngƣời nghe giữa các nhân vật giao tiếp. Trong một cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sẽ có những đặc điểm về văn hóa, kinh nghiệm sống, hoàn cảnh giao tiếp, thói quen… đặc biệt là có chung 14 với nhau những tri thức về đề tài sẽ đƣợc nói tới trong cuộc giao tiếp. Và cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả khi các nhân vật giao tiếp đều có ý định (mục đích), có niềm tin giao tiếp – tin rằng cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả nhƣ mình mong muốn. Nhƣng trong cuộc giao tiếp ấy, không phải nhân vật giao tiếp muốn nói gì thì nói. Để cuộc giao tiếp diễn ra có hiệu quả thì nhân vật giao tiếp phải tiến hành lựa chọn theo cách trả lời cho đƣợc những câu hỏi nhƣ: nói cái gì, nói như thế nào – sử dụng loại câu gì, từ ngữ gì, âm thanh gì, ngữ điệu thế nào… trong đó nói gì và nói nhƣ thế nào là quan trọng nhƣ nhau (trong thực tế cuộc sống, nhiều khi nói nhƣ thế nào còn khó khăn và quan trọng hơn cả nói gì). Và cũng để cuộc giao tiếp diễn ra, duy trì và phát triển theo chiều hƣớng dự định, nhân vật giao tiếp (ngƣời nói) phải nhận thức đƣợc chính bản thân mình trong quan hệ với ngƣời nghe (là quan hệ vị thế hay thân hữu), đồng thời phải đoán nhận đƣợc hình ảnh của ngƣời đối thoại – ngƣời nghe với tất cả thuộc tính về động cơ, mục đích, nhân cách, địa vị xã hội, học vấn và hoàn cảnh trong đó giao tiếp diễn ra. Bởi trong giao tiếp luôn luôn là ngƣời nói và ngƣời nghe cụ thể gắn với một tình huống, thời gian, không gian cụ thể. Vì vậy để có một phát ngôn thỏa đáng, nhân vật giao tiếp không những phải xác định đƣợc vị thế của mình mà còn phải xác định đƣợc vị thế của ngƣời tham gia giao tiếp với mình. Khi đã xác định đƣợc vị thế của mỗi bên tham gia giao tiếp, nhân vật giao tiếp sẽ có cách xƣng hô phù hợp với nhau – sự có mặt của các từ xƣng hô là một trong những yếu tố hình thức quan trọng làm cho lời nói nói riêng và cuộc giao tiếp nói chung có tính lịch sự (trong sự đối lập với cách nói “trống không” – trong đa số trƣờng hợp thƣờng đƣợc coi là bất lịch sự). Cũng nhƣ vậy, khi ai đó muốn mời một ai đó, thì mời nhƣ thế nào chính là điều mà ngƣời mời phải quan tâm đầu tiên. Đó là việc nhân vật giao tiếp (ngƣời mời) phải tính đến vị thế của mình và của ngƣời đƣợc mời để từ đó có sự lựa chọn từ xƣng hô cho phù hợp, đảm bảo tính lịch sự cho lời mời và hành động mời của mình để đạt kết quả giao tiếp cuối cùng là đƣợc ngƣời đƣợc mời đón nhận lời mời 15 của mình với thái độ vui vẻ, niềm nở và thoải mái, chân thành. Việc mời ở đâu và vào thời gian nào cũng góp phần tăng hiệu quả mời mọc. 1.1.2 Hiện thực được nói tới Hiện thực đƣợc nói tới chính là nội dung của các thông điệp trong lƣợc đồ mà Jakobson đã đƣa ra. Ở cái nhìn khái quát, hiện thực chính là cuộc sống, mà cuộc sống thì muôn hình muôn vẻ. Vậy có phải tất cả cái muôn hình muôn vẻ ấy đều có thể trở thành nội dung của các thông điệp hay nói cách khác, có phải tất cả cái muôn hình muôn vẻ đều trở thành nội dung của các cuộc giao tiếp? Thực tế thì, bất cứ cái gì, chuyện gì cũng có thể là cái đƣợc nói tới. Điều quan trọng là cái gì ấy, chuyện gì ấy đƣợc nói nhƣ thế nào – nói với ai, lúc nào và ở đâu. Vì theo lý thuyết lịch sự thì có những nội dung, đề tài chỉ có thể đƣa ra nói với ngƣời ngang hàng hoặc ngƣời dƣới mà không thể nói với ngƣời trên. Mặt khác, lại có những hiện thực liên quan đến ngƣời trên, dù không muốn nhƣng ngƣời ở vị thế dƣới vẫn phải nói tới trong cuộc thoại. Trong trƣờng hợp đó, hiện thực đƣợc nói tới rất dễ vi phạm tính lễ phép, lịch sự. Lúc này, ngƣời ở vị thế dƣới lại phải tính toán, cân nhắc lời ăn tiếng nói của mình sao cho lời nói vẫn biểu thị đƣợc sự lễ phép, lịch sự hoặc nó bị vi phạm ở mức độ thấp nhất. Chẳng hạn nhƣ việc phê bình, nhắc nhở một đồng nghiệp lớn tuổi hơn, có vị trí xã hội cao hơn so với mình thì việc “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là cần thiết. Còn ở đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, hiện thực đƣợc nói tới chính là những nội dung liên quan đến việc mời mọc. Khi ngƣời ta mời nhau nghĩa là ngƣời ta giao tiếp với nhau, và mời nhau về chuyện gì, mời nhau làm gì chính là nội dung của những lời mời. Đó có thể là mời ăn, mời uống, mời chơi, mời xem, mời mua hàng, mời tham gia chương trình, mời tham dự hội thảo…; đơn giản hơn, có thể đó là những lời mời nhƣ: “mời anh vào nhà”, “mời anh ngồi xuống”, “mời anh uống nước”, “mời ở lại ăn cơm”, “mời ngày quay lại”… của chủ nhà khi có khách đến chơi. 16 Khi xã hội ngày càng phát triển, khi mà nhu cầu giao tiếp của con ngƣời trở thành một điều thiết yếu thì những lời mời cũng sẽ trở thành cầu nối làm tăng thêm mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, và nội dung mời mọc cũng sẽ đƣợc mở rộng thêm. 1.1.3 Hoàn cảnh giao tiếp Bất cứ một cuộc giao tiếp bằng lời nào cũng phải diễn ra trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Và tất cả những hiện thực nằm ngoài diễn ngôn tạo nên môi trƣờng cho một cuộc giao tiếp đƣợc gọi là hoàn cảnh giao tiếp. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì hoàn cảnh giao tiếp còn đƣợc gọi là ngữ cảnh văn hóa, bao gồm điều kiện xã hội, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngƣỡng… ở thời điểm diễn ra cuộc giao tiếp. Còn hiểu theo nghĩa hẹp, hoàn cảnh giao tiếp còn đƣợc gọi là ngữ cảnh tình huống – tình huống giao tiếp hay thoại trƣờng. Tình huống giao tiếp có thể hiểu là môi trƣờng xã hội và tâm lí mà ở một thời điểm nhất định, một không gian nhất định ngƣời ta tiến hành hoạt động giao tiếp. Nếu diễn xuôi thì một cuộc giao tiếp sẽ có sự tham gia của các thành tố: ai – cho ai – về cái gì – ở đâu – khi nào (– để làm gì) * (tương ứng với: người phát/ người nói – người nhận/ người nghe – chủ đề giao tiếp/ nội dung giao tiếp – địa điểm – thời gian (– động cơ, mục đích)) Áp dụng vào nghiên cứu hành động mời thì (*) sẽ tƣơng ứng với: ngƣời mời – ngƣời đƣợc mời – nội dung mời – ở đây – bây giờ Chúng ta biết rằng, phát ngôn mời đƣợc hình thành trong giao tiếp đối thoại trực tiếp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, nội dung giao tiếp – chủ đề giao tiếp đƣợc đƣa ra vào thời điểm và tại thời điểm đang diễn ra giao tiếp – đối thoại. Hai thành tố “ở đây” và “bây giờ” có giá trị hạn định tình huống giao tiếp trong một bối cảnh cụ thể. Và đây cũng là một đặc điểm riêng có của các phát ngôn ngôn hành nói chung (trong sự phân biệt với các phát ngôn thông thƣờng khác). 17 Tính hạn định của tình huống giao tiếp đã rất có ích trong việc lý giải một số vấn đề Ngữ dụng nói chung và trong nghiên cứu hành động mời nói riêng. Bởi có những phát ngôn chỉ đƣợc coi là phát ngôn mời nếu đƣợc xuất hiện tại thời điểm nói đó – trong tình huống giao tiếp đó; còn xuất hiện tại thời điểm nói khác trong tình huống giao tiếp khác thì sẽ thuộc vào những loại phát ngôn khác. Một số tác giả có sự phân tích tỉ mỉ hơn về tình huống giao tiếp và họ cho rằng trong tình huống giao tiếp còn có các thoại trƣờng. Đó là một bộ phận nhỏ, hiện hữu của hoàn cảnh giao tiếp, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc giao tiếp. Đó là không gian, thời gian cụ thể với những con ngƣời, sự vật… tạo thành không gian, thời gian đó – đây cũng là một cách nhấn mạnh đến tính thời điểm của các phát ngôn ngôn hành nói chung và phát ngôn mời nói riêng. Trong một cuộc giao tiếp, cái động chính là ngôn ngữ – ngôn ngữ liên tục đƣợc thay đổi do các vai giao tiếp luân phiên giao tiếp với nhau; còn cái ở trạng thái tĩnh hơn chính là hoàn cảnh giao tiếp. Nếu chúng ta càng “chia nhỏ” hoàn cảnh ra thì chúng ta càng nhìn thấy rõ hơn sự thay đổi của hoàn cảnh giao tiếp. Bởi nếu ở góc độ khái quát thì rất khó nhận ra sự biến động của hoàn cảnh giao tiếp vì mỗi cuộc giao tiếp chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí là rất ngắn nếu đặt nó vào hoàn cảnh giao tiếp theo nghĩa rộng là điều kiện xã hội, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngƣỡng… – những nhân tố mà sự thay đổi của nó phải tính bằng năm, thậm chí hàng chục năm… Tuy nhiên, nhiều khi để giải thích cho một hiện tƣợng ngôn ngữ, ngƣời ta cần mƣợn đến rất nhiều cách hiểu của một khái niệm. Vận dụng lý thuyết này khi nghiên cứu lời mời – hành động mời, chúng tôi cũng làm theo cách đó. 1.2 Lý thuyết lịch sự Vấn đề lịch sự chỉ thực sự bƣớc vào lĩnh vực của Ngôn ngữ học một cách chính thức khi ngành Ngữ dụng học ra đời. Giờ đây, nó trở thành cái không thể thiếu để góp phần giải thích, phân tích một cách thấu đáo các hành động ngôn ngữ. Lịch sự nhƣ một cái thang để đánh giá các hành vi ứng xử của con ngƣời. Soi chiếu 18 điều này vào lĩnh vực ngôn ngữ học, các hành động ngôn từ sẽ đƣợc phóng chiếu trên thang độ lịch sự. Vì vậy, nghiên cứu về lời mời trong giao tiếp ngƣời Việt cũng nhƣ hành động mời trong tiếng Việt, chúng tôi không thể không cần đến vấn đề lý thuyết này. Lịch sự đƣợc coi là một phạm trù ứng xử của con ngƣời trong giao tiếp. Và đồng thời nó cũng là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Lịch sự không những chi phối đến quá trình phát triển của cuộc thoại mà còn có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp. Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, chúng tôi tìm hiểu những khía cạnh sau của lý thuyết lịch sự: 1.2.1 Thể diện Thƣờng đƣợc hiểu đó là hình ảnh của bản thân ở nơi công cộng (hay là hình ảnh cái tôi trƣớc công chúng của một con ngƣời), nó liên quan đến tình cảm và ý thức xã hội của bản thân mà ai cũng có mong muốn mọi ngƣời nhận ra. Đây là một khái niệm mang ý nghĩa xã hội vì nó liên quan đến sự tồn tại về phƣơng diện xã hội – tâm lý của cá nhân trong giao tiếp. Khái niệm này gồm hai bình diện có quan hệ với nhau: Thể diện dương tính (thể diện tích cực) là hình ảnh cái tôi nhất quán và tích cực mà các thành viên tƣơng tác muốn có cho mình, đó là sự mong muốn đƣợc ngƣời khác chấp nhận, quan tâm nhƣ: mong muốn đƣợc nhận lời khen, lời chúc mừng, lời mời… Thể diện âm tính (thể diện tiêu cực) đòi hỏi cơ bản về sự riêng tƣ cá nhân, quyền không bị quấy phá – quyền tự do hành động và tự do từ chối sự áp đặt. Điều đó có nghĩa là con ngƣời không muốn bị ngƣời khác “động chạm” hay “xía vào” chuyện của mình, bị ngăn cản hay bị bắt buộc… Phần lớn mọi ngƣời trong xã hội đều nghĩ đến thể diện tiêu cực trong trƣờng hợp giao tiếp chính thức nơi công cộng. Cách dùng các biểu thức rào đón bằng các từ nhƣ “làm ơn”, “xin lỗi”… khi muốn 19 ai đó làm gì đó cho mình… chính là cách để không làm mất thể diện tiêu cực trong giao tiếp. Tất cả những con ngƣời khi đã tham gia vào giao tiếp đều có thể diện âm tính và thể diện dƣơng tính. Một sự vi phạm nào đó làm mất thể diện âm tính thì đồng thời cũng làm ảnh hƣởng hay mất thể diện dƣơng tính. Nhƣ vậy, giữ thể diện là một yêu cầu có tính nguyên tắc trong giao tiếp đối với cả ngƣời nói và ngƣời nghe. Hành động giao tiếp mời hƣớng đến thể diện tích cực của ngƣời đƣợc mời nhƣng đồng thời lại tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện âm tính của ngƣời mời. 1.2.2 Chiến lược lịch sự “Chiến lược lịch sự” trong giao tiếp, hiểu một cách đơn giản là “không làm mất lòng” nhau, là việc “lựa lời mà nói” để “cho vừa lòng nhau”. Sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ học, đó là phải biết cách “giữ thể diện” và tránh “đe dọa thể diện” của ngƣời tham gia giao tiếp. Biết cách để “giữ thể diện” và tránh “đe dọa thể diện” chính là biết về các “chiến lược lịch sự” trong giao tiếp. Chiến lược lịch sự dương tính (phép lịch sự tích cực): Chiến lƣợc này hƣớng đến thể diện tích cực của ngƣời nghe. Đó là chiến lƣợc giao tiếp làm cho ngƣời nghe vui lòng, thể hiện lòng ngƣỡng mộ, tình tƣơng thân tƣơng ái, sự chia sẻ, sự quan tâm và sự đền đáp của ngƣời nói đối với ngƣời nghe. Chiến lƣợc này hƣớng ngƣời nói và ngƣời nghe đến mục đích chung. Chiến lược lịch sự âm tính (phép lịch sự tiêu cực): Chiến lƣợc này hƣớng đến thể diện tiêu cực của ngƣời nghe. Đó là chiến lƣợc giao tiếp làm cho ngƣời nghe không cảm thấy bị ngăn cản hay ép buộc. Nó đƣợc coi là “trái tim” của hành động tôn trọng” [21, tr.78]. Chiến lược lịch sự gián tiếp (chiến lƣợc lịch sự tàng ẩn) là chiến lƣợc giao tiếp mà ngƣời nói “cố tình” không nói thẳng ra mà để cho ngƣời nghe “tự hiểu” để rồi “tự hành động”. Cách nói này làm cho ngƣời nói không phải chịu trách nhiệm 20 về lời nói của mình để làm giảm đi khả năng động chạm đến thể diện của ngƣời nghe. Về bản chất, “mời” là một nghi thức xã hội – một hành vi lịch sự của con ngƣời trong giao tiếp xã hội, nên tính lịch sự đã tiềm ẩn sẵn trong nó. Tuy nhiên, nếu biết và nắm đƣợc các chiến lƣợc lịch sự thì sẽ phát huy đƣợc hơn nữa tính lịch sự trong giao tiếp nói chung và trong hành vi mời nói riêng, tô đẹp hơn nét văn hóa vốn có trong giao tiếp xã hội của dân tộc Việt. 1.3 Lý thuyết về hành động ngôn trung Trong lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, có thể hiểu một cách nôm na, đơn giản rằng, hành động ngôn trung là một hành vi ngôn ngữ, là một hành vi nói năng với động từ nói năng; cụ thể hơn đó là một phát ngôn ngữ vi với biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi. Một phát ngôn ngữ vi, thực chất đó là một biểu thức ngữ vi có hiệu lực ở lời trực tiếp, có thể có hoặc không có động từ ngữ vi. Và Austin đã gọi các biểu thức ngữ vi có động từ ngữ vi là biểu thức ngữ vi tƣờng minh và những biểu thức không có động từ ngữ vi là những biểu thức ngữ vi nguyên cấp hay hàm ẩn. “Mời” cũng là một hành động ngôn ngữ – hành động nói năng hay hành động ngôn trung. Vì nó cũng có và đảm bảo đầy đủ các điều kiện để trở thành một hành động ngôn trung chính thức bởi khi thực hiện hành động này: - ngƣời nói (ngƣời mời) bao giờ cũng ở ngôi thứ nhất; - ngƣời nghe (ngƣời đƣợc mời) ở ngôi thứ hai; - khi ngƣời mời thực hiện hành động mời, ngƣời mời có thể sử dụng hoặc không sử dụng từ “mời” – có nghĩa là từ “mời” có thể xuất hiện hay không xuất hiện trong phát ngôn mời tùy vào từng tình huống giao tiếp cũng nhƣ mục đích mời của ngƣời mời. Do đó, dựa theo cách phân chia của Austin về biểu thức ngữ vi và dựa vào đặc điểm hoạt động riêng có của từ “mời” khi hành chức, chúng tôi cũng chia các phát ngôn mời ra thành hai loại lớn: phát ngôn có từ mời và không có từ mời. 21 Những phát ngôn mời có từ “mời” là những phát ngôn mời tường minh và những phát ngôn mời không có từ “mời” là những phát ngôn mời nguyên cấp hay mời hàm ẩn. Sự xuất hiện hay thiếu vắng của từ “mời” trong các phát ngôn mời, cũng nhƣ sự có mặt hay vắng mặt của từ xƣng hô trong các phát ngôn mời cùng những nhân tố khác ảnh hƣởng đến nó sẽ đem lại những sắc thái ý nghĩa mời mọc khác nhau, góp phần làm nên nét văn hóa mời riêng có của ngƣời Việt cũng nhƣ góp phần vào sự đa dạng của bức tranh giao tiếp của ngƣời Việt. 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan