Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (trên cứ liệu ghi âm tại...

Tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và vài trung tâm mua sắm ở hà nội)

.PDF
99
967
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHU THỊ PHONG LAN HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHU THỊ PHONG LAN HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội) Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU THỊ THANH TÂM HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 4 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 4 2. Mục đích và nhiệm vụ ........................................................................... 5 2.1. Mục đích .......................................................................................... 5 2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................... 6 3. Tƣ liệu .................................................................................................... 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 5. Bố cục luận văn ..................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................. 8 1.1. Những vấn đề lý thuyết hội thoại liên quan đến đề tài .................... 8 1.1.1. Khái niệm hội thoại ...................................................................... 8 1.1.2. Cặp thoại ....................................................................................... 9 1.1.3. Tham thoại .................................................................................. 10 1.1.4. Hành động ngôn ngữ .................................................................. 12 1.1.4.1. Khái niệm .............................................................................. 12 1.1.4.2. Phân loại ............................................................................... 12 1.2. Cuộc thoại và hành động dẫn nhập ................................................. 13 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc cuộc thoại ............................................... 13 1.2.1.1. Khái niệm cuộc thoại ............................................................. 13 1.2.1.2. Cấu trúc cuộc thoại ............................................................... 15 1.2.2. Hành động dẫn nhập ................................................................. 16 1.2.2.1. Khái niệm .............................................................................. 16 1.2.2.2. Vị trí và vai trò của hành vi dẫn nhập trong cuộc thoại và trong phần mở thoại .................................................................................... 16 1.3. Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán ..... 18 1 1.3.1. Hội thoại mua bán ...................................................................... 18 1.3.1.1. Khái niệm .............................................................................. 18 1.3.1.2. Các nhân tố tham gia vào cuộc thoại mua bán ...................... 19 1.3.1.3. Cấu trúc và phân loại (Dựa vào tư liệu thu thập) .................. 20 1.3.2. Hành động dẫn nhập mua bán trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán ................................................................................................ 29 1.3.2.1. Vị trí và ý nghĩa của phần mở đầu trong cuộc thoại mua bán 29 1.3.2.2. Hành động dẫn nhập mua bán ............................................... 31 CHƢƠNG 2: HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP CỦA NGƢỜI BÁN VÀ NGƢỜI MUA TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN ..................... 37 2.1. Hành động dẫn nhập của ngƣời mua .............................................. 38 2.1.1. Dẫn nhập bằng sự thăm dò hoặc nghi vấn về hàng hóa .............. 39 2.1.2. Dẫn nhập bằng việc đưa ra những đề nghị .................................. 43 2.1.3. Dẫn nhập bằng việc nêu nhu cầu, mong muốn ............................. 49 2.2. Hành động dẫn nhập của ngƣời bán .............................................. 54 2..2.1. Dẫn nhập bằng chào mời khách hàng ......................................... 54 2.2.2. Dẫn nhập bằng việc đưa ra lời khen với Sp1 hay xác tín mặt hàng của Sp2 .................................................................................................. 58 2.2.3. Dẫn nhập bằng việc đưa ra gợi ý cho người mua......................... 60 2.3. Một vài so sánh về cách sử dụng hành động dẫn nhập của ngƣời mua và ngƣời bán.................................................................................... 64 CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ XƢNG HÔ TRONG HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP CỦA NGƢỜI MUA VÀ NGƢỜI BÁN ....................................................... 68 3.1. Các vấn đề về xƣng hô ..................................................................... 68 3.1.1. Khái niệm xưng hô ..................................................................... 68 3.1.2. Phân biệt xưng hô và hô gọi ....................................................... 70 3.1.3. Xưng hô trong tiếng Việt ............................................................ 71 2 3.1.4. Mối quan hệ giữa xưng hô và lịch sự ......................................... 72 3.2. Cách xƣng hô trong hành động dẫn nhập của ngƣời mua ............. 73 3.2.1. Kiểu xưng hô có cả xưng của sp1 và gọi sp2 ................................ 73 3.2.2. Kiểu xưng hô sp1 không tự xưng nhưng gọi sp2 ........................... 75 3.2.3. Kiểu xưng hô có phần hô gọi sp2 và sp1 tự xưng ........................ 76 3.2.4. Kiểu xưng hô: sp1 không xưng, không gọi sp2 nhưng có thể có ạ (nhé) ở cuối hành động. ........................................................................ 78 3.2.5. Kiểu xưng hô sp1 tự xưng (không gọi Sp2) đi cùng cấu trúc: Cho + tự xưng trong các hành vi dẫn nhập đề nghị hoặc mong, muốn + tự xưng trong các hành vi dẫn nhập mong muốn. ............................................... 79 3.2.6. Kiểu xưng hô có phần hô gọi nhưng sp1 không gọi sp2 cũng không tự xưng. ................................................................................................. 81 3.3. Cách xƣng hô trong hành động dẫn nhập của ngƣời bán .............. 84 3.3.1. Kiểu xưng hô có cả tự xưng của sp2 và gọi sp1............................ 84 3.3.2. Kiểu xưng hô sp2 không tự xưng và gọi sp1 (cô, em, cháu …) .... 85 3.3.3. Kiểu xưng hô có phần hô gọi, không gọi sp1, sp2 tự xưng. .......... 87 3.3.4. Kiểu xưng hô sp2 không tự xưng cũng không gọi sp1 mà chỉ ngay đến mặt hàng. ........................................................................................ 88 3.3.5. Các kiểu khác............................................................................... 89 KẾT LUẬN.................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hội thoại là một hình thức phổ biến trong giao tiếp của tất cả các ngôn ngữ. Thông qua đó con ngƣời có thể truyền tải và tiếp nhận những nội dung, thông tin cần thiết. Hội thoại là nơi các yếu tố ngôn ngữ ở dạng trừu tƣợng đƣợc cụ thể hóa và thể hiện rõ vai trò của nó. Từ trƣớc đến nay, nghiên cứu hội thoại là một vấn đề đƣợc các nhà ngữ dụng học cũng nhƣ các nhà ngôn ngữ học xã hội rất quan tâm. Việc nghiên cứu hội thoại do đó không chỉ vận dụng đơn thuần các kiến thức của ngôn ngữ học mà còn cần đến cả những kiến thức của các ngành xã hội khác nhƣ: tâm lý học, xã hội học, văn hóa học… Hội thoại là hình thức hoạt động ngôn ngữ trong giao tiếp của con ngƣời với nhau. Ở đó có sự tƣơng tác giữa các lời nói trong hoàn cảnh nhất định từ phía ngƣời nói và ngƣời nghe. Mua bán là một hoạt động giao tiếp mà thông qua việc sử dụng ngôn ngữ ngƣời bán và ngƣời mua muốn truyền đi các thông điệp của mình. Hiện nay, nghiên cứu ngôn ngữ trong hội thoại mua bán đƣợc nhiều ngƣời quan tâm với một số công trình đã công bố. Trong luận văn “Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại: Cuộc thoại - đoạn thoại (Trên cơ sở tìm hiểu một số cuộc thoại mua bán ngày nay và thời bao cấp)”, tác giả Nguyễn Thị Đan đã xác lập các tiêu chí về một cuộc thoại mua bán, đồng thời tiến hành phân loại các kiểu thoại mua bán tiêu biểu. Từ những cơ sở lý thuyết đó, Nguyễn Thị Đan trong hai chƣơng của luận văn tiến hành miêu tả cấu trúc của cuộc thoại và đoạn thoại mua bán. Với “Tham thoại trong giao tiếp mua bán hiện nay”, Nguyễn Thị Lý tìm hiểu về cấu trúc, chức năng của các tham thoại trong ba phần mở, thân và kết của cuộc thoại mua bán. Đến với “Cặp thoại trong giao tiếp mua bán ngày nay”, tác giả Dƣơng Tú Thanh đi vào tìm hiểu cặp thoại 4 trong các cuộc mua bán. Tác giả này đã phân loại các cặp thoại, nêu hiệu quả giao tiếp của các cặp thoại. Sau đó, Dƣơng Tú Thanh phân tích cụ thể cặp thoại trong các phần mở thoại, thân thoại và kết thoại trên tiêu chí số lƣợng các cặp thoại cũng nhƣ hình thức tổ chức lƣợt lời của cặp thoại. Hà Thị Sơn trong “Đoạn dẫn nhập trong hội thoại mua bán hiện nay” đã tìm hiểu riêng đoạn dẫn nhập trong hội thoại mua bán đồng thời ở cả ngƣời bán và ngƣời mua với các vấn đề: vị trí, tiêu chí phân loại. Cũng thuộc nhóm đề tài này, tác giả Mai Thị Kiều Phƣợng lại đi vào chi tiết hơn khi quan tâm đến ngôn ngữ song thoại của ngƣời mua và ngƣời bán trong luận văn thạc sĩ năm 1996 “Những đặc điểm của cấu trúc ngôn ngữ song thoại giữa người mua và người bán”. Có thể nói, hội thoại mua bán là một phạm vi đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở những vấn đề các tác giả đi trƣớc đã đặt ra, chúng tôi nhận thấy để hiểu sâu hơn một cuộc thoại mua bán thì có lẽ nên bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất là hành động ngôn ngữ - đơn vị cơ sở tạo lập hội thoại. Với mong muốn góp phần làm cho bức tranh về cuộc thoại mua bán thêm toàn diện, luận văn này lấy “Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán” làm đối tƣợng nghiên cứu. Trong khuôn khổ có giới hạn của luận văn, chúng tôi mới chỉ tìm hiểu đƣợc về hành động dẫn nhập trong phần mở đầu với mục đích từ cơ sở này tƣơng lai chúng tôi sẽ mở rộng để triển khai tiếp ở các phần còn lại của hội thoại mua bán. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích Thông qua việc tìm hiểu, phân tích hành động dẫn nhập trong phần mở đầu hội thoại mua bán, luận văn mong muốn hƣớng đến: - Phân loại các kiểu hành động dẫn nhập trong phần mở đầu của cuộc thoại mua bán. 5 - Xem xét ý nghĩa của các yếu tố tác động đến hành động dẫn nhập trong phần mở đầu hội thoại mua bán. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc các mục đích trên, luận văn đề ra một số nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những lý luận về hội thoại và các vấn đề liên quan. - Xác lập thế nào là hành động dẫn nhập đồng thời phân tích các kiểu cấu trúc đã có trên cơ sở tƣ liệu thu thập. - Phân tích ý nghĩa của nhân tố tác động đến hành động dẫn nhập. 3. Tƣ liệu Toàn bộ tƣ liệu của luận văn đƣợc thu thập tại các chợ của Hà Nội nhƣ chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, chợ Ngã Tƣ Sở … và các trung tâm thƣơng mại lớn của thành phố chẳng hạn: Tràng Tiền plaza, Big C … 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hai phƣơng pháp khoa học cơ bản là quy nạp và diễn dịch. Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng các phƣơng pháp của phân ngành ngữ dụng học và ngôn ngữ học xã hội trong đó phân tích hội thoại là phƣơng pháp chủ đạo. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số, phƣơng pháp và thủ pháp khác nhƣ: - Miêu tả - Thống kê - So sánh 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết 6 Chƣơng 2: Hành vi dẫn nhập của ngƣời mua và ngƣời bán trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán Chƣơng 3: Vấn đề xƣng hô trong hành vi dẫn nhập của ngƣời mua và ngƣời bán ở phần mở đầu cuộc thoại mua bán 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Những vấn đề lý thuyết hội thoại liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm hội thoại Ngữ dụng học là một lĩnh vực đang phát triển, mở ra nhiều hƣớng đi mới cho các nhà ngôn ngữ học. Nhiệm vụ của ngành này là nghiên cứu mối quan hệ của ngôn ngữ và xã hội, chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong xã hội. Do đó, ngữ dụng học sẽ đi sâu tìm hiểu các hình thức ngôn ngữ đƣợc dùng để hiện thực hóa hành động ngôn từ và ngƣợc lại các hành động ngôn từ đƣợc hiện thực hóa bằng ngôn ngữ nhƣ thế nào. Để làm đƣợc điều này, các nhà ngữ dụng học đã chọn cách phân tích hội thoại làm phƣơng pháp khoa học của mình. Hội thoại là “hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” 1. Các cuộc hội thoại có thể khác nhau về thoại trƣờng, số lƣợng ngƣời tham gia, tƣ cách và vị trí của những ngƣời tham gia hội thoại hay tính có đích của cuộc thoại, tính hình thức của cuộc thoại nhƣng đều có điểm chung thống nhất đó là sự tƣơng tác giữa ngƣời nói và ngƣời nghe. Tính phổ biến thƣờng xuyên và căn bản trong giao tiếp của hội thoại thể hiện ở tính hai chiều tức là sự tƣơng tác giữa ngƣời nói và ngƣời nghe với sự luân phiên lƣợt lời. Hội thoại có thể chỉ gồm hai ngƣời đó là song thoại, gồm ba ngƣời đó là tam thoại và nhiều ngƣời tham gia đó là đa thoại. Hội thoại cũng nhƣ các đơn vị cú pháp với tổ chức tôn ti gồm: Cuộc thoại Đoạn thoại 1 Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr201. 8 Cặp trao đáp. Các đơn vị này đƣợc hình thành trong quá trình vận động trao - đáp của các đối tƣợng tham gia giao tiếp nên có tính chất lƣỡng thoại. Hai đơn vị khác là: Tham thoại Hành vi ngôn ngữ lại có tính chất đơn thoại bởi do một ngƣời nói ra (có thể là ngƣời nói hoặc ngƣời nghe). Tựu chung lại, trong ngữ dụng học, hội thoại là một mảnh đất màu mỡ, mà ở đó, có thể xem xét sự hành chức của ngôn ngữ dƣới nhiều góc độ khác nhau. Sự khác nhau ấy khiến cho lĩnh vực hội thoại càng trở nên có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, đồng thời mở ra nhiều triển vọng phát triển của các chuyên ngành mới liên quan. 1.1.2. Cặp thoại Trong một cuộc thoại có thể có nhiều đoạn thoại. Nói đến đoạn thoại không thể không nói tới cặp thoại - đơn vị lƣỡng thoại nhỏ nhất gồm một hành vi mang tính chất mở đầu và một hành vi có ý nghĩa hồi đáp hoặc hơn hai hành vi. Cặp thoại là “hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau” 2, chẳng hạn nhƣ chào - chào, hỏi - trả lời, trao - nhận, xin lỗi - chấp nhận…… Cặp thoại hay cặp trao đáp là do những ngƣời nói khác nhau nói ra, mà có thể gọi là vế thứ nhất và vế thứ hai. Bình thƣờng hai vế trong cặp thoại liền kề nhau. Ví dụ: Ngƣời mua (Sp1): Rau hôm nay thế nào hả bác? Ngƣời bán (Sp2): Rau tƣơi đấy em ạ. Lấy đi. 3500 đồng một mớ. Tuy nhiên, có những trƣờng hợp hai cặp thoại chủ hƣớng lại bị tách ra bằng hai hoặc nhiều cặp thoại chêm xen khác. 2 Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, 2000, tr70. 9 Ví dụ: A: Em có thể xem phim này không? B: Em đến 18 tuổi chƣa? A: Chƣa ạ. B: Thế thì không. [Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp]3. Nhƣ vậy, dù liền kề nhau hoặc xa nhau thì cặp thoại vẫn là hai phát ngôn có quan hệ tƣơng thích nhau về chức năng. Trong luận văn này, chúng tôi quan tâm đến cặp thoại, vì khi xét hành vi dẫn nhập để cho trọn vẹn còn phải chú ý đến hành vi hồi đáp nhằm tạo nên tính chỉnh thể cho một cặp thoại. Trên cơ sở dẫn nhập có thể tìm hiểu đƣợc các cách hồi đáp và ngƣợc lại. 1.1.3. Tham thoại Có thể nói, nòng cốt của hội thoại chính là những cặp trao - đáp. Đơn vị tạo nên cặp trao - đáp là các tham thoại. Mỗi cặp thoại bình thƣờng chỉ cần hai tham thoại là đủ, tuy nhiên, có những cặp thoại lại đƣợc cấu tạo trên hai tham thoại. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tham thoại là “phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [2, tr316]. Tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Có hai loại hành vi ngôn ngữ tạo nên khung của tham thoại là hành vi chủ hƣớng và hành vi phụ thuộc. Tham thoại có thể có một hành vi chủ hƣớng và một, hay một số hành vi phụ thuộc. Tuy nhiên, có những tham thoại có hơn một hành vi chủ hƣớng nên ngƣời nghe lúc đó phải nhận diện đƣợc hành vi chủ hƣớng nào mạnh hơn để hồi đáp vào đó. Hành vi chủ hƣớng ở tham thoại “quyết định hƣớng của tham thoại cũng nhƣ hành vi hồi đáp thích hợp của ngƣời đối thoại”4. Nhƣ vậy, hành vi chủ 3 4 Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, 2000, tr71 Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr303. 10 hƣớng là hành vi có hiệu lực ở lời và ngƣời tiếp nhận phải có chiến lƣợc để hồi trả. Khi nói đến tham thoại, chúng ta cũng cần phân biệt nó với lƣợt lời. Tham thoại và lƣợt lời đều là phần đóng góp của một ngƣời vào cuộc thoại nhƣng chúng không phải là một. Lƣợt lời “là một lần nói xong của một ngƣời trong khi những ngƣời khác không nói, để rồi đến lƣợt một ngƣời tiếp theo nói”5. Nhƣ vậy, một lƣợt lời có thể có nhiều tham thoại và một tham thoại có nhiều lƣợt lời. Ví dụ: Một lượt lời có nhiều tham thoại: Sp2 [1]: Bác ơi, mua gì vào đây em bán cho! Sp1 [2]: Cô bán cho tôi cái bật lửa tốt nhé! Sp2 [3]: Vâng, bác chờ em tý nhé…..Của bác đây ạ. Trong cả hai lần ngƣời bán nói, lƣợt lời của ngƣời này đều có trên hai tham thoại trở lên. Trong lƣợt đầu tiên, có hai tham thoại là: tham thoại gọi và tham thoại mời mua hàng. Trong lƣợt lời thứ ba, có ba tham thoại. Đó là tham thoại đồng ý, tham thoại đề nghị và tham thoại xác nhận mặt hàng đƣa cho khách. Ví dụ: Một tham thoại gồm nhiều lượt lời: Sp1[1]: Cái bật lửa này bao nhiêu tiền hả cô? Sp2[2]: Đồ tốt, giá rẻ. Chỉ tám nghìn thôi bác ạ. Sp1[3]: Đắt thế, bốn nghìn nhé…. Sp2[4]: Không đƣợc đâu ạ. Bác trả hơn cho em đi. Sp1[5]: Sáu nghìn nhé. Sp2[6]: Thôi đƣợc, còn một cái bán nốt cho bác vậy. Trong ví dụ trên, ta thấy tham thoại mặc cả của ngƣời mua đƣợc tách ra làm hai lƣợt lời [3] và [5]. 5 Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học T1, NXBGD, 1998, tr87. 11 Nhƣ vậy, tùy thuộc vào mục đích, hoàn cảnh của cuộc thoại mà giữa tham thoại và lƣợt lời có sự thể hiện một cách linh hoạt và sinh động. 1.1.4. Hành động ngôn ngữ 1.1.4.1. Khái niệm Trƣớc khi đi vào khái niệm, chúng tôi muốn nói tới tên gọi của hành động ngôn ngữ. Tên gọi này xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh speech act. Khi đi vào Việt Nam, nó đƣợc các nhà nghiên cứu chuyển dịch bằng các khái niệm tƣơng ứng nhƣ: hành động ngôn từ, hành vi ngôn ngữ, hành vi nói năng… Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tên gọi hành động ngôn ngữ, nhƣng vì lý do để tránh trùng lặp nên có thể ở một số câu chúng tôi vẫn sử dụng các tên gọi khái niệm tƣơng ứng. Trong ngữ pháp hội thoại, hành động ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, khi nói năng là chúng ta đã thực hiện một hành động đặc biệt mà phƣơng tiện biểu đạt bằng ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ theo đó là hành động đƣợc thực hiện khi ngƣời nói (hoặc viết) nói ra phát ngôn U cho ngƣời nghe (ngƣời đọc) trong ngữ cảnh. Hành động ngôn ngữ nằm trong mạng lƣới hội thoại với vai trò và chức năng không chỉ giới hạn trong quan hệ một lần giữa ngƣời nói và ngƣời nghe mà hơn thế nằm trong quan hệ giữa lời thoại tổ chức nên cặp thoại, tham thoại…và tác động đến các nhân vật hội thoại ở từng thời điểm của cuộc thoại. 1.1.4.2. Phân loại Trong hoạt động giao tiếp, khi chúng ta nói nghĩa là chúng ta đã thực hiện một loại hành vi đặc biệt. Hành vi đó trong bất kỳ trƣờng hợp nào cũng có ba kiểu hành vi đƣợc thực hiện đồng thời (theo sự phân biệt của Austin) là: hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mƣợn lời. 12 - Hành vi tạo lời sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, ngữ pháp, từ…để tạo ra một phát ngôn đúng về hình thức và nội dung. - Hành vi mƣợn lời là hành vi mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ, hay nói cách khác là mƣợn các phát ngôn để gây ra tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ với ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở chính ngƣời nói. - Hành vi tại lời là hành vi ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng với ngƣời nghe. Có thể nói, lý thuyết hành vi quan tâm nhiều đến hành vi tại lời bởi ngƣời ta luôn cố gắng tìm cách truyền đạt đƣợc nhiều nhất cái ngƣời ta muốn đề cập. Trong giao tiếp nói chung, hay trong các cuộc thoại nói riêng, hành vi ngôn ngữ là một nhân tố giúp duy trì, phát triển cuộc thoại, giúp cho các nhân vật giao tiếp truyền đi thông điệp của mình, giúp ngƣời ngoài cuộc thoại hiểu đƣợc đích giao tiếp là gì. 1.2. Cuộc thoại và hành động dẫn nhập 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc cuộc thoại 1.2.1.1. Khái niệm cuộc thoại a. Khái niệm Theo lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp, hội thoại là một tổ chức tôn ti nhƣ tổ chức đơn vị cú pháp. Vì thế, trong cấu trúc hội thoại sẽ có các đơn vị từ lớn đến bé là: cuộc thoại - đoạn thoại - cặp trao đáp - tham thoại - hành vi ngôn ngữ. Trong luận văn này, cuộc thoại là một trong những đối tƣợng mà chúng tôi quan tâm đầu tiên, đi vào phân tích nó trƣớc khi đi đến các đơn vị nhỏ hơn. 13 Cuộc thoại là “đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất” 6. Trong quá trình giao tiếp của con ngƣời đã sản sinh ra một số lƣợng rất lớn những lời đối đáp về các chủ đề. Mặc dù, những lời đối đáp ấy có thể có mối liên hệ logic nào đó với nhau nhƣng rõ ràng ngƣời ta không thể để chúng tồn tại ở dạng những chuỗi dài bất tận. Việc phân tách các lời đối đáp và hợp chúng thành các đơn vị gọi là cuộc thoại là việc làm cần thiết đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Nhƣ vậy, cuộc thoại đƣợc hình thành do sự vận động trao - đáp giữa các nhân vật tham gia quá trình giao tiếp. b. Tiêu chí xác định cuộc thoại Để xác định một cuộc thoại, có nhiều cách phân chia khác nhau, nhƣng tựu chung đều phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây: - Một đơn vị trong hội thoại chỉ đƣợc gọi là cuộc thoại khi ít nhất phải có từ hai ngƣời trở nên tham gia. - Cuộc thoại có thể kéo dài hoặc rút ngắn nhƣng quan trọng là phải có chung một chủ đề, phải có sự thống nhất về đề tài diễn ngôn từ mở đầu cho đến khi kết thúc. Cuộc thoại phải đạt đến điều đó thì mới đạt đƣợc mục đích giao tiếp của mình. - Thông thƣờng, mỗi cuộc thoại sẽ diễn ra ở một địa điểm nhất định trong một thời gian cụ thể. Tuy nhiên, không phải bao giờ điều này cũng cứng nhắc, vì tùy từng trƣờng hợp cụ thể do ảnh hƣởng của một nhân tố khách quan nào đó, cuộc thoại có thể chuyển không gian hoặc tạm gác lại về thời gian. - Khi số lƣợng hay tính chất của ngƣời tham gia hội thoại thay đổi thì thƣờng làm cho cuộc thoại thay đổi chủ đề và đây là một cơ sở cho ta cuộc thoại mới. Nhƣ vậy, rõ ràng là, các tiêu chí đƣa ra nhằm phân lập ranh giới cuộc thoại chỉ có tính tƣơng đối và nhiều khi không tránh khỏi sự cứng nhắc. C.K.Orecchioni đƣa ra một định nghĩa về cuộc thoại khá mềm dẻo: “để có 6 Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr312. 14 một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhƣng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhƣng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhƣng không đứt quãng” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu)7. Nói chung để phân định ranh giới cuộc thoại đến nay chƣa có những tiêu chí đủ tin cậy và xác đáng đƣợc dùng mang tính phổ niệm. Thế nhƣng các cuộc thoại trong giao tiếp hàng ngày là có thật và việc phân định chúng phục vụ trong nghiên cứu là cần thiết dù có thể sự phân định đó vẫn còn mang tính võ đoán. 1.2.1.2. Cấu trúc cuộc thoại Mặc dù việc phân chia một cuộc thoại vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhƣng tổng quát chung, một cuộc thoại thƣờng có ba phần: Mở thoại Thân thoại Kết thoại Mỗi phần (đoạn) trong cuộc thoại có những chức năng khác nhau nhƣng vẫn phải hƣớng đến phục vụ chủ đề của cuộc thoại. Đoạn thoại mở đầu phần lớn là công thức hóa, mang tính chất “đƣa đẩy”, không chỉ có chức năng mở đầu một cuộc thoại mà còn manh nha tiến hành “thƣơng lƣợng hội thoại” về đề tài diễn ngôn, thăm dò đối phƣơng về mọi mặt. Đoạn thân thoại thực hiện đích chính của cuộc thoại. Các nhân vật tham gia hội thoại đều cố gắng trao - đáp để thiết lập mối quan hệ giao tiếp tốt nhất cũng nhƣ đạt đƣợc mục đích giao tiếp của mình. Nếu hai bên đều đạt đƣợc đích nhƣ mong muốn thì phần thân thoại sẽ kết thúc để chuyển sang phần kết thoại. 7 Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr313. 15 Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, đoạn kết thúc cuộc thoại không những có chức năng tổ chức sự kết thúc cuộc gặp gỡ mà còn tìm cách xác định cái cách mà ngƣời ta phải chia tay. Trong giao tiếp thƣờng đề cao tính lịch sự nên ở phần kết thoại ngƣời ta cố gắng tránh những cách kết đột ngột, bất ngờ, nhƣng không loại trừ nhiều trƣờng hợp có cách kết thúc khiến ngƣời đối diện phải ngỡ ngàng. Một cuộc thoại, từ khi bắt đầu cho đến kết thúc, muốn thành công không chỉ đơn giản dựa vào ngôn ngữ mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố phi lời nhƣ: cử chỉ, thái độ, động tác để các bên tham gia giao tiếp thể hiện những xúc cảm của mình. 1.2.2. Hành động dẫn nhập 1.2.2.1. Khái niệm Bất cứ một vấn đề gì, trƣớc khi đi vào những nội dung chính, ngoài phần đƣa đẩy, vòng vo thì cần có phần dẫn dắt trực tiếp đến nội dung chính. Cái đó ngƣời ta gọi là dẫn nhập. Nhƣ vậy, trong hội thoại, dẫn nhập luôn là phần quan trọng và dƣờng nhƣ không thể thiếu. Tối thiểu nhờ nó, cả hai bên giao tiếp tránh việc bị “sốc” khi đi vào nội dung chính. Dẫn nhập là lƣợt lời đặc biệt với chức năng dự báo trực tiếp về một hành động hoặc sự việc sắp xảy ra trong cuộc thoại. Dẫn nhập không chỉ xuất hiện và tồn tại trong phần mở đầu. Các thành phần khác của cuộc thoại cũng có thể có phần dẫn nhập. Dẫn nhập là hành động có ý nghĩa trọng tâm trong một phần hoặc toàn bộ cuộc thoại mà ở đó ngƣời ta liệu đoán đƣợc cái gì sắp xảy ra, cũng nhƣ dẫn nhập hầu nhƣ đảm bảo đƣợc sự hợp tác của ngƣời tiếp nhận. Đƣa ra lời dẫn nhập, chắc chắn sẽ có lời hồi đáp (có thể bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ). 1.2.2.2. Vị trí và vai trò của hành vi dẫn nhập trong cuộc thoại và trong phần mở thoại 16 Một cuộc thoại luôn luôn có ba phần, trong mỗi phần trƣớc khi đi vào vấn đề chính, hầu nhƣ sẽ luôn có cái gọi là dẫn nhập. Dẫn nhập của những ngƣời giao tiếp đều có ý nghĩa chung là chuẩn bị về tinh thần, khả năng tiếp nhận của các bên. Chính vì điều đó nên trong giao tiếp, hành động dẫn nhập có vai trò quan trọng. Mỗi hành động dẫn nhập đƣợc tạo lập trong từng phần của cuộc thoại, giúp cuộc thoại tự nhiên và uyển chuyển hơn. Mặt khác, tạo điều kiện cho cuộc thoại có cơ sở phát triển sau này. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, lời dẫn nhập có chức năng quy định “quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại” 8. Dẫn nhập có thể là yêu cầu về thông tin, yêu cầu đƣợc tán đồng…. Quan trọng hơn, ngoài việc dẫn ngƣời giao tiếp đi vào nội dung sắp đƣợc bàn luận, thì dẫn nhập còn ngầm quy định việc phải (nên) hồi đáp lại. Đó là trách nhiệm của ngƣời tiếp nhận lời dẫn nhập. Vì thế, dẫn nhập thƣờng thuộc về các tham thoại chủ hƣớng trong mỗi phần của cuộc thoại. Tuy nhiên, không phải cứ là tham thoại chủ hƣớng thì coi nó có vai trò dẫn nhập và ngƣợc lại. Vấn đề đến đây đặt ra là, trong cuộc thoại, mỗi phần thƣờng có dẫn nhập. Mở thoại cũng không phải là trƣờng hợp đi ngƣợc lại điều đã nói trên. Mở đầu là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cuộc thoại. Nó cho phép các nhân vật giao tiếp có thể tiếp xúc với nhau, gợi ra chủ đề chính cần bàn luận. Việc bắt đầu đi vào chủ đề chính cần bàn luận đó gọi là hành động dẫn nhập. Theo E.Goffman (1973) “mọi diễn biến của tƣơng tác chủ yếu phụ thuộc vào thời điểm đầu tiên này ”. Hay nhƣ Kallmeyer (1986) cũng nhìn nhận đoạn mở đầu nhƣ sau: “tất cả các bình diện cơ bản của tƣơng tác đƣợc xác định một cách chặt chẽ hay ít ra là lâm thời để tạo ra một cơ sở cho sự tiến triển của sự kiện”. [Dẫn theo Thanh Hƣơng]9. 8 Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (tập 2, ngữ dụng học), NXB Giáo dục, 2001, tr330. Thanh Hƣơng, Bước đầu tìm hiểu các hành vi giao tiếp mở đầu tương tác bác sĩ – bệnh nhân, T/c NN, số 3, 1990, tr6. 9 17 Qua những ý kiến trên, có thể thấy rằng, phần mở đầu rất quan trọng trong cả cuộc thoại. Một điều là, không phải tự nhiên hành động nào của phần mở đầu cũng gọi tên là hành động dẫn nhập. Hành động dẫn nhập là khi nó phải trực tiếp gợi đến vấn đề chính của đề tài để các nhân vật trên cơ sở đó xây dựng và phát triển cuộc thoại. 1.3. Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán 1.3.1. Hội thoại mua bán 1.3.1.1. Khái niệm Mua bán là một hoạt động giao tiếp hàng ngày của con ngƣời ở các chợ, các cửa hàng hay các trung tâm mua sắm lớn. Từ lý thuyết hội thoại nói chung, hiểu một cách đơn giản, cuộc thoại mua bán là kiểu hội thoại đƣợc hình thành do sự vận động trao - đáp giữa hai nhân vật: ngƣời mua hàng và ngƣời bán hàng. Trong cuộc thoại mua bán, hoạt động ngôn ngữ của các nhân vật tham gia giao tiếp xoay quanh nội dung chào mời, xem xét chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm, hỏi giá, mặc cả, thỏa thuận hoặc không và kết thúc mua bán. Nếu cuộc mua bán thành công thì sau khi thỏa thuận ngƣời mua - ngƣời bán sẽ trao tiền - trao hàng cho nhau. Những cuộc mua bán kiểu nhƣ vậy gọi là tích cực. Ngƣợc lại khi thỏa thuận về giá cả không đƣợc ngã ngũ ngƣời bán và ngƣời mua sẽ kết thúc cuộc thoại một cách tiêu cực, mục đích hội thoại không hoàn thành. Cuộc mua bán có thể đƣợc kéo dài hay rút ngắn tùy thuộc vào sự thƣơng lƣợng giữa ngƣời bán và ngƣời mua. Tuy nhiên, mỗi cuộc thoại dù dài hay ngắn vẫn phải hƣớng về một chủ đề chung từ khi bắt đầu cho đến diễn biến và kết thúc lần mua bán hàng hóa. Hội thoại mua bán cũng giống nhƣ bất kỳ cuộc giao tiếp nào, để đạt đƣợc mục đích của mình, những ngƣời tham gia không chỉ sử dụng phƣơng 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan