Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạn chế rủi ro trong thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu nhập khẩu từ thị trường...

Tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu nhập khẩu từ thị trường nhật bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hồng hưng

.PDF
42
157
146

Mô tả:

Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em đã cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu thực tế các rủi ro đã xảy ra quá trình thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng dựa trên các kiến thức đã được học ở trường Đại học Thương Mại. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Thương Mại Quốc Tế cùng cán bộ, giảng viên trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức cơ bản để lựa chọn và hoàn thành tốt khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Th.S Lê Thị Thuần – giảng viên bộ môn Quản trị tác nghiệp – trường đại học Thương Mại, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng đã tạo điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập. Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, thông tin thu thập chưa được phong phú nên khóa luận vẫn còn những sai sót, em mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp và lời khuyên bổ ích của thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh GVHD : Th.S Lê Thị Thuần SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..............................................................1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................1 1.3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................2 1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.7. Kết cấu của khóa luận........................................................................................3 CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU ...................................................................4 2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................4 2.1.1 Thanh toán quốc tế ...........................................................................................4 2.1.2 Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu .................................................................4 2.1.2.1 Khái niệm ........................................................................................................4 2.1.2.2. Phân loại rủi ro ..............................................................................................4 2.1.3 Các điều kiện trong thanh toán ........................................................................5 2.2. Các phƣơng thức thanh toán thông dụng trong thƣơng mại quốc tế ...........6 2.2.1 Phương thức chuyển tiền..................................................................................6 2.2.2 Phương thức nhờ thu ........................................................................................7 2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ .......................................................................7 2.3. Các dạng rủi ro trong thanh toán quốc tế .......................................................7 2.3.1 Phương thức chuyển tiền (remittance) ............................................................7 2.3.2. Phương thức nhờ thu (collection) ...................................................................8 2.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ ....................................................................10 2.4 Vai trò của hoạt động thanh toán nhập khẩu hàng hóa ...............................11 GVHD : Th.S Lê Thị Thuần SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế 2.5. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu ..........................................................12 CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THANH TOÁN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ HỒI SỨC CẤP CỨU TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HỒNG HƢNG ................................................................................13 3.1. Khái quát về công ty cổ phần thƣơng mại và dịch vụ Hồng Hƣng .............13 3.1.1 Giới thiệu về đơn vị nghiên cứu ....................................................................13 3.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ..................................13 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................13 3.2 Đặc điểm của thị trƣờng và mặt hàng nhập khẩu .........................................14 3.2.1 Khái quát thị trường Nhật Bản ......................................................................14 3.2.2 Đặc điểm của mặt hàng hồi sức cấp cứu .......................................................14 3.2.3 Khái quát về hoạt động nhập khẩu mặt hàng hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng .....................15 3.3 Thực trạng hạn chế rủi ro thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng trong hoạt động thanh toán sản phầm hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản ..............................................................................16 3.3.1 Thực trạng hoạt động thanh toán nhập khẩu của công ty ...........................16 3.3.2 Các dạng rủi ro xuất hiện trong hoạt động thanh toán nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng ......................................................18 3.3.2.1 Phương thức chuyển tiền...............................................................................18 3.3.3.2 Phương thức thư tín dụng L/C ......................................................................19 3.4 Nhận xét và đánh giá.........................................................................................22 3.4.1 Kết quả đạt được..............................................................................................22 3.4.2 Những tồn tại ..................................................................................................23 3.4.3 Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................24 3.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................24 3.4.3.2 Nguyên nhân khách quan ..............................................................................25 3.5 Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán của công ty ..............26 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC THANH TOÁN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ HỒI SỨC CẤP CỨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HỒNG HƢNG .......................................28 GVHD : Th.S Lê Thị Thuần SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế 4.1 Định hƣớng phát triển của việc hạn chế rủi ro thanh toán hàng nhập khẩu của Hồng Hƣng ........................................................................................................28 4.2 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu..................................................28 4.2.1 Các giải pháp từ phía Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng .....28 4.2.1.1 Các giải pháp mang tính kỹ thuật nghiệp vụ ................................................28 4.2.1.2 Các biện pháp mang tính tổ chức, quản lý ...................................................30 4.2.1.3 Nhóm biện pháp mang tính chiến lược .........................................................32 4.2.2 Các giải pháp từ phía Nhà nước ....................................................................34 4.2.3 Các giải pháp từ phía ngân hàng ...................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD : Th.S Lê Thị Thuần SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................14 Bảng 3.2 Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 .......................................................................16 Bảng 3.3: Các phương thức thanh toán của công ty ( Về số lượng hợp đồng) .........17 Bảng 3.4 : Kim nghạch thanh toán theo các phương thức khi nhập khẩu ................18 GVHD : Th.S Lê Thị Thuần SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ 1 XNK Xuất nhập khẩu 2 TMQT Thương mại Quốc tế 3 TGHĐ Tỷ giá hối đoái 4 NHNN Ngân hàng nhà nước 5 LVTN Luận văn tốt nghiệp 6 NHPH 7 NHCĐ Ngân hàng cố định 8 NHXN Ngân hàng xác nhận Ngân hàng phát hành DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 USD United States Dollars Đô la Mỹ 2 JPY Japanese Yen Yên Nhật GVHD : Th.S Lê Thị Thuần SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay, thì TMQT ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước ta nói riêng và đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. TMQT nó tạo cho mỗi quốc gia phát huy mạnh những mặt hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh tăng cường xuất khẩu những mặt hàng đó và nhập khẩu những mặt hàng không phải lợi thế của mình. Sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớn đã đòi hỏi quá trình thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện cho các bên. Trong năm qua công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng đã không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Theo đó, các hình thức thanh toán quốc tế ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Tuy vậy hoạt động kinh doanh của công ty luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là nhiều rủi ro trong thanh toán nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế dành cho công ty. Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế nhưng hiện nay công ty còn lúng túng trong quá trình xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất khẩu. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài “Hạn chế rủi ro trong thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu nhập khẩu từ thị trường Nhật bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng” để làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong quá trình hoàn thành luận văn, em đã nghiên cứu và tham khảo các công trình luận văn của sinh viên Đại học Thương Mại: - LVTN của Đào Văn Bình – K40E5 với đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản trị rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần sản xuất – dịch vụ XNK Từ Liêm – Tultraco” GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 1 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp - LVTN của Hoàng Thị Phương K41E6 với đề tài: “Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ khi nhập khẩu hàng gia dụng từ thị trường Hàn Quốc tại công ty TNHH Vĩnh Ngọc” - LVTN của Tạ Văn Chính – K42E1 với đề tài: “Quản trị rủi ro trong thanh toán nhập khẩu nguyên liệu thuốc tân dược từ thị trường Trung Quốc của chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây” Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều đã hệ thống hóa được lý thuyết tổng quan về thanh toán quốc tế và rủi ro tài chính trong thanh toán quốc tế, đưa ra cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu đồng thời nêu ra những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế. Do vậy, việc tham khảo các công trình này giúp ích cho em hoàn thành đề tài của em. Căn cứ vào các công trình đã nghiên cứu, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đã xác định, trong nội dung của đề tài này em tập trung đi sâu vào hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị hồi sức cấp cứu sang thị trường Nhật Bản của công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng, do vậy luận văn của em giải quyết một đề tài độc lập, không trùng lặp với các chuyên đề luận văn trước đó đã nghiên cứu mà em được biết. 1.3. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu và hạn chế rủi ro trong thanh toán nhập khẩu.  Làm rõ thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán sản phẩm hồi sức cấp cứu của công ty  Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng trong những năm tiếp theo. 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu thiết bị hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng. 1.5. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu về không gian: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 2 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp  Phạm vi về mặt thời gian : Nghiên cứu tại công ty trong ba năm 2010, 2011, 2012 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập dữ liêu Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên gia và dùng phương pháp quan sát. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu nội bộ của công ty CP thương mại và dịch vụ Hồng Hưng, kết hợp với các dữ liệu bên ngoài: sách, báo, tạp chí, báo điện tử,… Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012, báo cáo chi tiết về các yếu tố có liên quan tới tài chính của công ty. Các tài liệu về khách hàng của công ty: nhà cung ứng, đối tác nhập khẩu, thị trường… Các thông tin trên báo chí, tạp chí chuyên ngành, thông tin trên báo điện tử, internet…  Phương pháp xử lý dữ liệu. Phương pháp thống kê tổng hợp: từ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tiến hành tổng hợp lại theo các tiêu thức cần thiết và sau đó thống kê các kết quả, con số, hình thành các bảng số liệu, các biểu so sánh: các số liệu về xuất khẩu hàng hóa, các kết quả tài chính của công ty... để thấy được xu hướng của sự biến đổi. Phương pháp so sánh: dựa trên các kết quả đã tổng hợp, các dữ liệu thứ cấp, tiến hành so sánh sự chênh lệch, mức tăng giảm qua các năm để rút ra những kết luận về sự biến động, mức độ tăng trưởng… Để so sánh được, các con số phải được đồng bộ về thời gian, không gian, nội dung và đơn vị đo lường, các phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh phải phù hợp. 1.7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu chương như sau: Chương 1 : Tổng quan của vấn đề nghiên cứu Chương 2 : Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu. Chương 3: Thực trạng của việc hạn chế rủi ro thanh toán hàng nhập khẩu thiết bị hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng. Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh toán nhập khẩu thiết bị hồi sức cấp cứu từ thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 3 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền lợi hưởng về từ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân ở nước khác, hay giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế, thông quan hệ của ngân hàng các nước có liên quan. 2.1.2 Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu 2.1.2.1 Khái niệm Có nhiều định nghĩa đưa ra về rủi ro theo những cách tiếp cận khác nhau. Nhưng về cơ bản các định nghĩa đều cho rằng: rủi ro là những sự kiện bất ngờ ngoài sự mong đợi của con người và gây ra những thiệt hại cho con người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là những sự kiện khách quan nằm ngoài mong muốn của con người nhưng con người hoàn toàn có thể kiểm soát được ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro mang đến. 2.1.2.2. Phân loại rủi ro Xuất phát từ những mục đích và hướng tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân chia rủi ro trong kinh doanh nói chung và thương mại quốc tế nói riêng thành các loại khác nhau:  Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, chia ra: Rủi ro cơ bản ( là những rủi ro phát sinh từ nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người) và rủi ro riêng biệt ( là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách quan liên quan đến hành vi của con người).  Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô, chia ra: Rủi kinh tế (do các yếu tố kinh tế gây ra), rủi ro chính trị (do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra), rủi ro pháp lý (do sự thay đổi luật pháp, các quy tắc, tập quán..), rủi ro cạnh tranh (do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới…), rủi ro thông tin (thông tin sai lệch, thiếu…). GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 4 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp  Dựa vào phạm vi được bảo hiểm, chia ra: rủi ro được bảo hiểm (là những rui ro được ghi trong các hợp đồng bảo hiểm, trong đó lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt), rủi ro không được bảo hiểm (là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi thường khi có tổn thất xảy ra, lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thỏa thuận).  Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế, chia ra: Rủi ro trong lựa chọn đối tác dàm phán và kí kết hợp đồng ( là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đàm phán và kí kết hợp đồng thương mại quốc tế), rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu ( là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu, gồm cả thu gom, sản xuất, gia công, tái chế), rủi ro trong giao nhận hàng hóa ( là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao nhận đối với hàng hóa xuất nhập khẩu); rủi ro trog vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa ( là những rủi ro xảy ra trong quá trình), rủi ro trong thanh toán tiền hàng ( là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, tiền bảo lãnh, tiền dặt cọc…), rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( làn những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện việc khiếu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế) và các rủi ro khác. 2.1.3 Các điều kiện trong thanh toán  Điều kiện tiền tệ Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ. Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai loại tiền sau:  Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.  Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán của nước thứ 3. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 5 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp  Điều kiện thời hạn thanh toán Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán. Do đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng. Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:  Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.  Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn hành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.  Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho gnười xuất khẩu sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.  Điều kiện phương thức thanh toán Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế nào. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.  Điều kiện địa điểm thanh toán: Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên. Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có thể là một nước thứ 3.Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào thì địa điểm thanh toán là nước ấy. 2.2. Các phƣơng thức thanh toán thông dụng trong thƣơng mại quốc tế 2.2.1 Phương thức chuyển tiền Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (Người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho khách theo yêu cầu. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 6 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2 Phương thức nhờ thu Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra. Phương thức này bao gồm có nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. 2.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ Đây là phương thức thanh toán quan trọng và chủ yếu tại Ngân hàng thương mại hiện nay. Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo yêu cầu của khách hàng (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng. 2.3. Các dạng rủi ro trong thanh toán quốc tế 2.3.1 Phương thức chuyển tiền (remittance)  Đối với nhà nhập khẩu:  Luật pháp quốc gia (local regulations): nhà nhập khẩu phải chắc chắn có được phép thanh toán cho người bán (ở nước ngoài) trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước. Chính sách quản lý ngoại hối ở một số nước cấm không cho nhà nhập khẩu làm điều này, bởi vì ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài trong khi giá trị hàng hóa đối ứng lại chưa chuyển vào trong nước.  Uy tín và khả năng của người bán (Trustworthiness and capability oh the seller): sau khi nhận tiền nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng, giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng như thỏa thuận, hoặc thậm chí bị phá sản.  Hàng hóa có được bảo hiểm đầy đủ trong quá trình vận chuyển?Người hưởng lợi bảo hiểm phải là người nhập khẩu ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu mua bảo hiểm hàng hóa.  Do phải thanh toán trước, nên nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về tài chính. Tình hình có thể trở nên xấu hơn, nếu hàng hóa đến chậm hoặc bị khiếm khuyết, điều này ngăn cản nhà nhập khẩu bán hàng để thu hồi tiền và làm cho lợi nhuận có thể giảm. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 7 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp  Đối với nhà xuất khẩu: Sau khi đạt hàng nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng hóa đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho, tiền bảo hiểm, hoặc nếu như hàng đã gửi đi, thì phải chở hàng quay trở về và phải tìm khách hàng mua khác rất tốn kém hay phải giảm giá bán. 2.3.2. Phương thức nhờ thu (collection)  Phương thức nhờ thu trơn (clean collection) Do việc trả tiền trong phương thức nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào bộ chứng từ thương mại mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính, do đó:  Đối với nhà nhập khẩu: Rủi ro có thể phát sinh khi Lệnh nhờ thu đến trước và nhập khẩu phải thực hiện thanh toán, hoặc khi nhận hàng có thể là không đảm bảo đúng chất lượng và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Như vậy rủi ro của nhà nhập khẩu là rất lớn vì giữa việc nhận hàng và thanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc lẫn nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin tưởng lẫn nhau, cụ thể, nhà xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng, còn nhà nhập khẩu có thiện chí thanh toán.  Đối với nhà xuất khẩu, bao gồm: + Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán. + Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém. + Nếu nhà nhập khẩu lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận, hoặc từ chối phát hành kì phiếu hay giấy nhận nợ. + Đến hạn thanh toán mà nhà nhập khẩu không chịu thanh toán hoặc không thể thanh toán thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận được tiền. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 8 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp  Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)  Đối với nhà nhập khẩu: + Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót hay cố tình gian lận thương mại. Bộ vận đơn gốc có đầy đủ, hay một người nào khác đã lợi dụng chúng để đi nhận hàng. Các Ngân hàng khôngchịu trách nhiệm khi từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ. + Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn(hay phát hành ký phiếu), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra tòa nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dung các lý do “chính đáng” để bào chữacho việc không thanh toán của mình như: nhà xuất khẩu đã không giao hàng, hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng… Điều này hàm ý , một khi nhà nhập đã ký chấp nhận thanh toán hới phiếu kỳ hạn, thì buộc phải thanh toán khi hối phiếu đến hạn một cách vô điều kiện, nếu không có thể bị kiện ra tòa. Sự không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng thương mại của con nợ. +Nếu hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu chịu rủi ro tỷ giá cho đ ến khi thanh toán.  Đối với nhà xuất khẩu: + Trái với lệnh nhờ thu, Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán + Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không đủ thẩm quyền hay chưa được đăng ký mẫu chữ ký. + Ngân hàng gửi nhờ thu luôn giữ lập trường rằng nếu Ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu. + Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc. + Số hàng hóa chỉ có thể được chuyển cho Ngân hàng thu họ với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước. Ngoài ra Ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao hàng hay dỡ hàng. + Khi ngân hàng hàng động để bảo vệ hàng hóa, Ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư hỏng mất mát hàng hóa. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 9 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ  Đối với người nhập khẩu Việc thanh toán của ngân hàng đối với người hưởng thụ chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật” bề ngoài” mà không chịu trách nhiệm về tính chất “bên trong” của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Như vậy, sẽ không có sự đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì nhu đơn đặt hàng, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NHPT. Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giáo dục, tăng chi phí.  NHXN hay một NHCĐ khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót sau đó ghi nợ NHPH. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì NHPH có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ.  Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng, vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên thiếu vận đơn thì hàng hóa không được giải tỏa. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp ngay hàng hóa thì phải thu xếp và trả một khoản phí để được NHPH phát hành một thư bảo lãnh gữi hãng tàu để nhận hàng.  Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ” thì một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập khẩu.  Đối với người xuất khẩu  Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi và bổ sung L/C  L/C loại hủy ngang có thể được NHPH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của người này( hiện nay loại L/C này đã không được dùng)  Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C, thì mọi khoản thanh toán/chấp nhận có thể đều bị từ chối. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 10 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp  Trong trường hợp L/C không có xác nhận nếu NHPH mất khả năng thanh toán thì cho dù chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán tương tự với hối phiếu kì hạn.  Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH, thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu có một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình xác nhận L/C là thật. 2.4 Vai trò của hoạt động thanh toán nhập khẩu hàng hóa  Thanh toán xuất nhập khẩu là đòi hỏi tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế: Với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động giao lưu quốc tế, các nước không thể chỉ bó hẹp các hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Điều đó tất yếu làm phát sinh các mối quan hệ giữa người mua và người bán, người cho vay và người nợ, người đầu tư và người nhận đầu tư trên phạm vi quốc tế. Nhu cầu trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu tất yếu sẽ xảy ra đòi hỏi đến thanh toán xuất nhập khẩu để giải quyết hài hoà các mối quan hệ.  Thanh toán xuất nhập khẩu là khâu quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu: Thanh toán xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng góp phần thực hiện giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu. Khi quá tình thanh toán được đảm bảo thực hiện thì mới có sự chuyển dịch hàng hoá. Chính vì vậy, thanh toán là điều kiện cần để quá trình phân phối hàng hoá xảy ra. Việc thực hiện các điều kiện thanh toán có nghiêm túc hay không ảnh hưởng tới uy tín và độ bền vững trong quan hệ mua bán giữa các bên trên thương trường.  Thanh toán xuất nhập khẩu là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh: Thanh toán xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay của vốn sản xuất và kinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các bên tham gia. Thông qua hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu mà người ta có thể đánh giá khả năng tài chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị kinh doanh. Trong thực hiện giao dịch ngoại thương, người nhập khẩu có thể bị mất tiền mà không nhận được hàng hoá, hoặc không nhận được hàng đúng quy cách, phẩm GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 11 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp chất, số lượng như trong hợp đồng đã ký kết, hoặc nhận hàng chậm bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, giá cả hàng hoá đó trên thị trường biến động bất lợi cho họ. 2.5. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu  Nhận dạng rủi ro trong thanh toán quốc tế trong hai phương thức thanh toán :  Phương thức chuyển tiền + Do bản chất của phương thức + Do đối tác xuất khẩu + Do quá trình vận chuyển  Phương thức thư tín dụng chứng từ L/C + Rủi ro do hợp đồng soạn thảo thiếu chặt chẽ có nhiều sơ hở: + Rủi ro hối đoái: + Rủi ro về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa: + Rủi ro do chậm giao hàng:  Nhận xét về tình hình hạn chế rủi ro trong thanh toán : + Kết quả đạt được + Những tồn tại + Nguyên nhân của tồn tại  Các giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng. + Đa dạng hóa nguồn vốn: + Sử dụng các kĩ thuật phòng ngừa rủi ro: + Nâng cao uy tín của công ty đối với các đối tác: - Xây dựng uy tín đối với ngân hàng: - Xây dựng uy tín đối với nhà xuất khẩu: - Xây dựng uy tín với khách hàng: + Nâng cao trình độ nhân viên GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 12 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THANH TOÁN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ HỒI SỨC CẤP CỨU TỪ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HỒNG HƢNG 3.1. Khái quát về công ty cổ phần thƣơng mại và dịch vụ Hồng Hƣng 3.1.1 Giới thiệu về đơn vị nghiên cứu Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng là một công ty có uy tín trong ngành về nhập khẩu các thiết bị y tế từ nhiều thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Anh, Đức , Nhật Bản, Trung Quốc. Công được thành lập theo quyết định số 0103026126 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/08/2008. Tên Công ty: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng Loại hình: Công ty cổ phần Vốn điều lệ: 9.000.000.000 (chín tỷ đồng chẵn) Địa chỉ: số 7/139, ngõ 35 Phố Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Văn phòng giao dịch : Số 20A/89 Phố Lương Định Của , Phương Mai, Đống Đa , Hà Nội Điện thoại: 04. 62951330 Người đại diện: NGUYỄN THÀNH TRUNG Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã hoạt động liên tục, tuân thủ pháp luật và không ngừng phát triển các phương thức bán hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo uy tín trên thị trường. 3.1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Công ty tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh sau đây:  Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư  Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế  Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ bảo hành 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hồng Hưng có cơ cấu tổ chức theo chức năng, phù hợp với quy mô tương đối nhỏ của công ty, dễ quản lý và tiết kiệm chi phí. GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 13 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh Khoa Thương mại quốc tế Khóa luận tốt nghiệp Giám đốc Phó Giám Đốc Kế toán – Tài chính Kĩ thuật Phát triển Phát triển kinh dự án, doanh Xuất nhập khẩu Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty ( Nguồn : Phòng hành chính ) 3.2 Đặc điểm của thị trƣờng và mặt hàng nhập khẩu 3.2.1 Khái quát thị trường Nhật Bản Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và nền kinh tế mới nổi – Trung Quốc. Với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70. Hiện nay, Nhật Bản đang thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế để tìm cách thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo quá dài. Trong tương lai, với truyền thống cần cù, sáng tạo của người Nhật, với tiềm lực về khoa học công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ phục hồi, phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu cho kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Vào năm 2012, Nhật Bản đã tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia, bao gồm Mỹ. Qua đó thể hiện quan điểm tự do hóa thương mại của mình. Đây cũng là một tín hiệu tốt cho Việt Nam khi nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Nhật Bản. 3.2.2 Đặc điểm của mặt hàng hồi sức cấp cứu Trong cuộc sống hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật là sự đi xuống của sức khỏe con người do bị đe dọa bởi những yếu tố ô nhiễm môi trường, GVHD : Th.S Lê Thị Thuần 14 SVTH : Nguyễn Thị Vân Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan