Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hạn chế rủi ro tín dụng tại công ty tài chính tnhh mtv công nghiệp tàu thuỷ...

Tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại công ty tài chính tnhh mtv công nghiệp tàu thuỷ

.DOC
138
146
107

Mô tả:

Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N VIÖN QU¶N TRÞ KINH DOANH ---------------- TRÇN TIÕN THµNH H¹N CHÕ RñI RO TÝN DôNG T¹I C¤NG TY TµI CHÝNH TNHH MTV C¤NG NGHIÖP TµU THUû Chuyªn ngµnh : QU¶N TRÞ KINH DOANH Ngêi híng dÉn khoa häc : pGs. Ts. Vò DUY HµO Hµ néi, n¨m 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt, cung cấp những kiến thức bổ ích, mang tính thực tiễn cao trong suốt quá trình học tập tại Viện. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Vũ Duy Hào, giảng viên trường Đại học kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Trần Tiến Thành MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ................................... 1.1. Khái quát về Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế.......................... 1.1.1. Hoạt động của Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế.............................. 1.1.2. Phân loại các Công ty Tài chính..................................................................... 1.1.3. Đặc điểm của Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế.............................10 1.1.4. Vai trò của Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế.................................11 1.2. Rủi ro tín dụng của Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế.............12 1.2.1. Hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính...................................................12 1.2.2. Rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính...........................................................15 1.3. Hạn chế rủi ro tín dụng của Công ty tài chính.........................................23 1.3.1. Vai trò hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của Công ty Tài chính.................23 1.3.2. Nội dung hạn chế rủi ro tín dụngi)...............................................................24 1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng của Công ty Tài chính ..................................................................................................................... 35 1.4.1. Các nhân tố chủ quan...................................................................................35 1.4.2. Các nhân tố khách quan................................................................................37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY...........................41 2.1. Tổng quan về Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy ..................................................................................................................... 41 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy.....41 2.1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy..........41 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy.............................................................................................43 2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy.........................................48 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy.............................................................................................48 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy.............................................................................................52 2.2.3. Thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy..........................................................................60 2.3. Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy.................................................................................76 2.3.1. Các kết quả đạt được....................................................................................76 2.3.2. Yếu kém và nguyên nhân.............................................................................77 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY.................................85 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy trong giai đoạn 2010-2015..............................................85 3.1.1. Định hướng phát triển chung........................................................................85 3.1.2. Định hướng trong hoạt động tín dụng..........................................................86 3.1.3. Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng...........................................86 3.2. Bối cảnh chung của Vinashin trong giai đoạn hiện nay..........................87 3.3. Giải pháp hạn chế RRTD tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy trong thời gian tới...........................................................89 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH...................89 3.3.2. Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin................................90 3.3.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng....................................................................91 3.3.4. Hoàn thiện quy trình Quản lý rủi ro tín dụng...............................................94 3.3.5. Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ..................................................................................................................... 99 3.3.6. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm tra, kiểm soát nội bộ.....................................................................................99 3.3.7. Triển khai hệ thống quản lý, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lực doanh nghiệp..................................101 3.3.8. Ổn định tâm lý cho cán bộ công nhân viên.................................................105 3.4. Một số kiến nghị.......................................................................................106 3.4.1. Đối với Chính phủ......................................................................................106 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................................107 3.4.3. Đối với Vinashin........................................................................................108 KẾT LUẬN..........................................................................................................110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................111 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 112 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT : Công nghiệp Tàu thủy CTTC CV NHNN : : : : Quản lý rủi Công ty Tài chính Cho vay Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại ro tín dụngNHTM RRTD: : Rủi ro tín dụng QLRRTD TCTD TĐKT TPQT UT VFC VFL VINASHIN : : : : : : : Tổ chức tín dụng Tập đoàn kinh tế Trái phiếu quốc tế Ủy thác Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Công nghiệp Tàu thủy Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của VFC (2008-2010).....................................43 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại VFC (2008 – 2010)............................46 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VFC (2008-2010)..............................48 Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thời gian...........................................................49 Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng trong và ngoài tập đoàn...........................................50 Bảng 2.6: Phân loại nợ tại VFC ( 2008-2010)....................................................52 Bảng 2.7: Tình hình lãi treo tại VFC (2008 – 2010)..........................................55 Bảng 2.8: Trích lập dự phòng RRTD cho vay hạn mức.....................................57 Bảng 2.9. Trích lập dự phòng RRTD đối với các khoản vay ủy thác.................58 Bảng 2.10. Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với nợ xấu.................................59 Bảng 3.1: Xếp hạng khách hàng.........................................................................95 Bảng 3.2: Đánh giá rủi ro khách hàng................................................................96 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu rủi ro tín dụng........................................................................16 Sơ đồ 1.2: Quy trình nhận diện rủi ro..................................................................24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của VFC.........................................................42 Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng.......................................................................66 Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N VIÖN QU¶N TRÞ KINH DOANH ---------------- TRÇN TIÕN THµNH H¹N CHÕ RñI RO TÝN DôNG T¹I C¤NG TY TµI CHÝNH TNHH MTV C¤NG NGHIÖP TµU THUû Chuyªn ngµnh : QU¶N TRÞ KINH DOANH Hµ néi, n¨m 2011 i TÓM TẮT LUẬN VĂN Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ (VFC) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn kinh tế Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh trọng tâm, đóng góp trên 50% doanh thu hàng năm cho VFC. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng tại VFC còn cao, đặc biệt là rủi ro tín dụng tiềm ẩn từ các khoản cho vay từ nguồn ủy thác đặt ra yêu cầu bức thiết với công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại VFC. Xuất phát từ thực tế đó, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm làm việc thực tế tại VFC tôi đã lựa chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ” làm đề tài luận văn của mình. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại VFC. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hạn chế rủi ro tín dụng tại VFC. Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là VFC không bao gồm các công ty con hạch toán độc lập, phạm vi thời gian nghiên cứu là hạn chế rủi ro tín dụng của VFC trong 03 năm 2008, 2009, 2010. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng của VFC thông qua số liệu và tình hình khảo sát trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010 và kiến nghị cho các năm tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu của luận văn là từ việc thu thập các thông tin sơ cấp và các thông tin thứ cấp sau đó phân tích các số liệu thu thập được bằng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan: đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về hạn chế rủi ro tín dụng tại các Công ty Tài chính khác nhau tuy nhiên sự thay đổi của các chính sách của chính phủ cũng như của Tập đoàn Vinashin đặt ra yêu cầu cần phải có những giải pháp linh hoạt và phù hợp để thích nghi với tình hình mới, điều này chưa được đề cập trong các bài luận văn trước đây. ii Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 03 chương. CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1. Khái quát về Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế Trong phần này, luận văn đã nêu ra các lý luận khái quát về CTTC trong TĐKT cũng như các đặc điểm, các hoạt động cơ bản, phân loại và vai trò của CTTC trong TĐKT. 1.2. Rủi ro tín dụng của Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh tế Trong phần này, luận văn nêu khái quát những vấn đề về RRTD, nguyên nhân dẫn đến RRTD, hậu quả của RRTD đối với CTTC và nêu 05 chỉ tiêu phản ánh RRTD bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, tỷ lệ các khoản xoá nợ so với tổng dư nợ, tỷ lệ lãi treo so với tổng dư nợ, tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ, tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu. Khi ba chỉ tiêu đầu tăng nghĩa là RRTD cao, TCTD có thể đối diện với nguy cơ phá sản. Hai chỉ tiêu sau nói lên sự chuẩn bị của TCTD cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập DPRR hàng năm từ thu nhập hiện tại. Các tỷ lệ trên càng cao chứng tỏ RRTD tại TCTD đó càng cao và ngược lại. 1.3. Hạn chế rủi ro tín dụng của Công ty tài chính * Nội dung hoạt động hạn chế RRTD - Nhận biết RRTD và xác định nguyên nhân rủi ro: phát hiện rủi ro qua 03 bước: Phân tích tài liệu, Phỏng vấn và Kiểm tra. Việc phát hiện rủi ro được thực hiện thông qua việc nhận biết các dấu hiệu RRTD: Nhóm các dấu hiệu nhận biết rủi ro từ phía khách hàng và Nhóm các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của TCTD. Từ đó, TCTD xác định nguyên nhân RRTD: Nguyên nhân do thông tin lừa đảo, khách hàng không chịu hợp tác, suy thoái kinh tế hoặc rủi ro thị trường, bất khả kháng, hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, trình độ, năng lực quản lý iii yếu kém, thiếu trách nhiệm, mất phẩm chất của cán bộ tín dụng, do sự thay đổi về chính sách cơ chế nhà nước. - Biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý nhóm dấu hiệu RRTD: Biện pháp phòng ngừa: Quản lý giám sát khoản vay, Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng, Hoàn thiện hồ sơ pháp lý; Biện pháp khắc phục: Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay, Xác định phương án cơ cấu nợ vay, Thu hồi nợ; Biện pháp xử lý: Phát mại tài sản, Trả nợ thay, Khởi kiện, Bán nợ, Khuyến khích trả nợ, Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, Biện pháp đối với các cán bộ tín dụng, các bộ phận liên quan. - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Hàng quý TCTD thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng đối với dư nợ các khoản vay. - Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống này sẽ kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng, từ đó có thể giúp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. - Hệ thống kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan, theo đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD. * Vài nét về giám sát rủi ro tín dụng theo thông lệ Quốc tế và theo quy định của Ủy ban Basel * Nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro tín dụng của Công ty Tài chính : gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 2.1. Tổng quan về VFC: Giới thiệu một cách tổng quan về quá trình thành lập và phát triển cũng như cơ cấu tổ chức của VFC. Đồng thời, phần này cũng giới thiệu khái quát về hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của VFC giai đoạn 2008-2010. iv 2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại VFC và các biện pháp hạn chế rủi ro Công ty đang áp dụng hiện nay - Thực trạng hoạt động tín dụng tại VFC: Luận văn phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại VFC thông qua việc phân tích thực trạng cho vay và bảo lãnh. Dư nợ cho vay có xu hướng giảm từ năm 2008, tỷ trọng cho vay đối với các đơn vị trong Tập đoàn rất cao. Tổng doanh số bảo lãnh qua các 3 năm tăng dần. - Thực trạng rủi ro tín dụng tại VFC: Phân tích thực trạng RRTD thông qua 04 chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, Tỷ lệ lãi treo so với tổng dư nợ; Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ; Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu. - Thực trạng hoạt động hạn chế RRTD tại VFC + Khung kiểm soát RRTD tại VFC: Bao gồm 08 thành phần sau Mô hình bộ máy kiểm soát RRTD; Hệ thống văn bản nội bộ; Công cụ đo lường và định lượng RRTD; Quản lý, giám sát danh mục cho vay; Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng; Hệ thống thông tin tín dụng; Quản lý rủi ro đối với sản phẩm tín dụng mới; Chính sách tín dụng. + Nhận biết dấu hiệu RRTD và xác định nguyên nhân rủi ro: Nhận biết dấu hiệu RRTD chủ yếu qua việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tình hình sử dụng trích khấu hao tài sản bảo đảm. Hoạt động này tại VFC gặp rất nhiều khó khăn, mang tính hình thức và chưa triển khai việc kiểm tra và định giá lại tài sản bảo đảm. Các nguyên nhân RRTD chủ yếu tại VFC: Do các khách hàng thường không có tâm lý phải trả nợ cho VFC hoặc thường cung cấp thông tin sai lệch; Do tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động bất lợi; Do môi trường pháp lý chưa đồng bộ còn khá nhiều bất cập, chồng chéo và đang trong quá trình hoàn thiện; Các quyết định cho vay phần lớn là chỉ định nên tính khách quan của việc thẩm định cho vay và giải ngân còn thấp. + Biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý các nhóm dấu hiệu RRTD tại VFC v * Biện pháp phòng ngừa: VFC thường thực hiện ngay việc rà soát hồ sơ của khoản vay bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài chính và hồ sơ tài sản bảo đảm. Tình hình thực tế của khách hàng và các dấu hiệu rủi ro được phát hiện sẽ được phòng Tín dụng phân tích nguyên nhân, đánh giá rủi ro và từ đó đề xuất biện pháp xử lý và Trình Ban lãnh đạo. * Biện pháp khắc phục: Biện pháp khắc phục được sử dụng phổ biến nhất tại VFC là cơ cấu nợ bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kì hạn trả nợ. * Biện pháp xử lý: Hiện tại, VFC sử dụng nhiều nhất biện pháp yêu cầu bên bảo lãnh vay vốn trả nợ. Đối với nguồn vốn ủy thác từ Vinashin, VFC sẽ gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của Tập đoàn và tùy từng trường hợp sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. + Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện với sự phối hợp của Phòng Tín dụng, phòng Kiểm toán nội bộ và phòng Kế toán đã được thực hiện theo đúng các quy định của NHNN. Các khoản vay ủy thác đã được gia hạn hoặc điều chỉnh kì hạn trả nợ nên phần lớn các khoản vay này được xếp theo nhóm nợ của khoản vay hạn mức. + Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của VFC được thực hiện bởi Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc phòng Kế hoạch – Tổng hợp. Hoạt động của Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ là tổng hợp và cung cấp các báo cáo số liệu cho Ban điều hành và nhắc nhở phòng Tín dụng có biện pháp thu hồi các khoản nợ sắp đến hạn. Tổ chưa thực hiện được các chương trình kiểm tra kiểm soát toàn diện trên toàn hệ thống VFC. + Hệ thống kiểm toán nội bộ: Hàng quý, Phòng Kiểm toán nội bộ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng của các Phòng Tín dụng trực thuộc Hội sở chính. 2.3. Đánh giá hoạt động hạn chế RRTD tại VFC - Các kết quả đạt được + Rủi ro tín dụng cho vay hạn mức nằm ở mức cho phép: Tỷ lệ nợ xấu của VFC vẫn dưới mức 3,5%; Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ở mức vi hợp lý, đạt 5,9% - 6,73% trong giai đoạn 2008-2010; Số dư quỹ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu đạt xấp xỉ trên 90%. + Hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng được xây dựng và triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp hơn : VFC đã có mô hình quản lý RRTD, ban hành các quy định như Quy chế cho vay, quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng... VFC đã thành lập Phòng kiểm toán nội bộ và Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ, ban hành quy chế liên quan đến hoạt động hạn chế RRTD chứng tỏ VFC bắt đầu quan tâm chú trọng hoạt động hạn chế RRTD tại VFC. +Việc nhận diện dấu hiệu rủi ro ngày càng được chú trọng và tăng cường: VFC quy định tần suất kiểm tra sau khách hàng thường xuyên hơn. Nội dung kiểm tra cũng được triển khai chặt chẽ và toàn diện hơn. - Yếu kém và nguyên nhân * Yếu kém + Tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng : việc phân cấp cụ thể trách nhiệm nghĩa vụ của từng thành viên trong mô hình chưa rõ ràng gây ra tình trạng rủi ro xảy ra nhưng không thuộc trách nhiệm của ai. + Nhận biết dấu hiệu RRTD và xác định nguyên nhân rủi ro còn đơn giản và mang tính hình thức: Việc kiểm tra thực hiện rất khó khăn và không thường xuyên. Tài sản thế chấp của VFC hầu hết là Bảo lãnh của Vinashin đối với các khoản vay ngắn hạn hoặc tài sản hình thành từ vốn vay đối với các khoản dài hạn nên VFC gặp rất nhiều rủi ro khi khách hàng sử dụng tài sản thế chấp sai mục đích. Ngoài ra, việc quản lý của Vinashin lỏng lẻo nên không kiểm soát được hết những sai phạm của khách hàng đối với tài sản thế chấp. + Các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro tín dụng thiếu hiệu quả: Hầu hết các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm dấu hiệu RRTD tại VFC chỉ là cơ cấu lại nợ. Các biện pháp khác vẫn chưa được sử dụng như xem xét đánh giá lại khoản vay và tài sản bảo đảm, yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm… vii + Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa phản ánh trung thực chất lượng rủi ro tín dụng tại VFC: Do các khoản cho vay đều được cơ cấu lại thời gian trả nợ nên những số liệu về phân loại nợ và trích lập dự phòng không phản ánh hết mức độ rủi ro của các khoản cho vay. + Hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ thấp: Hoạt động của Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ và Phòng kiểm toán nội bộ còn đơn giản và chưa thực hiện được các chương trình kiểm tra kiểm soát toàn diện trên toàn hệ thống VFC. - Nguyên nhân + Chính sách tín dụng chưa đồng bộ và phù hợp: Quy chế cho vay ban hành từ năm 2000 không còn phù hợp với những thay đổi trong hoạt động cho vay của VFC. Quy trình nghiệp vụ tín dụng của VFC rất phức tạp với nhiều cấp kí duyệt. Mọi hoạt động liên quan đến việc vay vốn của khách hàng (từ thẩm định khách hàng cho đến giải ngân, thu nợ) đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Việc xác định giới hạn tín dụng, danh mục cho vay, chính sách khách hàng, phát triển sản phẩm mới hầu như không được thực hiện tại VFC. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng chưa được triển khai trong thực tế. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác. + Chưa có quy trình QLRRTD: Do chưa có quy chế hay văn bản cụ thể hóa hoạt động QLRRTD nên các hoạt động QLRRTD chưa được triển khai theo quy trình thủ tục rõ ràng. + Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa được thực hiện đầy đủ và chính xác: Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tại VFC còn mang tính đối phó và chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác. +Vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chưa được chú trọng + Hệ thống thông tin tín dụng còn thủ công: Hệ thống thông tin tại VFC chỉ là hệ thống thủ công và nội bộ các đơn vị trong Tập đoàn. Phần mềm SmartBank gặp lỗi thường xuyên và gây khó khăn với nhân viên trong việc nhập số viii liệu và theo dõi. Mạng nội bộ đã được thiết lập nhưng không có hiệu quả do lỗi đường truyền thường xuyên xảy ra. + Đội ngũ nhân sự còn trẻ và chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn tín dụng và QLRRTD: Cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm toán nội bộ tại VFC hầu hết còn trẻ, chưa có kiến thức chuyên sâu trong về nghiệp vụ và về lĩnh vực đóng tàu. CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CTTC TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 3.1. Định hướng phát triển của VFC trong thời gian tới Trong phần này, luận văn nêu định hướng phát triển chung, định hướng phát triển hoạt động tín dụng và hạn chế RRTD của VFC giai đoạn 2010-2015. 3.2. Bối cảnh chung của Vinashin trong giai đoạn hiện nay Vinashin đang lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thua lỗ, nợ phải trả cao các đơn vị không có nguồn thu để trả nợ cho VFC đầy đủ và đúng hạn. Thị trường sửa chữa, đóng mới và khai thác tàu biển trong giai đoạn tới rất khó khăn. 3.3. Giải pháp hạn chế RRTD tại VFC trong thời gian tới - Hoàn thiện tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty TNHH: kiện toàn tổ chức quản lý, nhân sự, phê duyệt điều lệ, quy chế quản lý tài chính và các quy chế nội bộ khác để thực hiện việc quản lý điều hành thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả theo mô hình mới; xây dựng các quy chế nội bộ và cuối cùng là xây dựng phê duyệt và đưa vào áp dụng quy chế quản lý tài chính áp dụng trên toàn hệ thống - Phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin: báo cáo trung thực và đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của VFC 2005-2010 cho Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, các biện pháp về khắc phục, xử lý rủi ro tín dụng đưa ra trong giai đoạn này cần tính tới sự phù hợp với phương án tái cơ cấu Vinashin theo chỉ đạo của Chính phủ. ix - Hoàn thiện chính sách tín dụng : Thay đổi mô hình tín dụng tại VFC theo hướng tách Phòng Tín dụng thành 03 Phòng: Phòng quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Phòng Hỗ trợ tín dụng; Hoàn thiện quy trình tín dụng tại VFC để phù hợp với mô hình mới; Đa dạng hoá danh mục đầu tư tránh chỉ cho vay đối với các đơn vị trong Vinashin; Tăng cường giám sát danh mục tín dụng theo tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng; Hoàn thiện và ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong đánh giá khách hàng và thẩm định cho vay. - Hoàn thiện quy trình QLRRTD: Xây dựng quy trình QLRRTD với bốn giai đoạn cơ bản: khởi đầu và giải ngân; giám sát và quản lý; thu hồi và xử lý nợ; thẩm định lại rủi ro tín dụng. - Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Tăng cường trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng một cách hợp lý, kịp thời và chính xác. - Tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Việc kiểm tra kiểm soát tín dụng phải được tiến hành một cách thường xuyên, rộng khắp với nội dung kiểm tra toàn diện và đa dạng hơn. Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã có kinh nghiệm làm thực tế cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc sửa sai và tham mưu, tư vấn việc chỉnh sửa các vấn đề phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. - Triển khai hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resourses Planning- ERP) tại VFC: Thực hiện giai đoạn I của dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách kế toán và Hệ thống kế toán và Lưu đồ hoá các Quy trình quản lý và báo cáo tài chính” và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện việc triển khai ERP. - Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: Cải tiến khâu tuyển dụng; Công tác đào tạo chuyên môn và đạo đức cán bộ phải được tổ chức thường xuyên; Công tác thưởng phạt đối với cán bộ cũng phải rõ ràng, gắn kết hiệu quả làm việc với tiền lương. Riêng đối với phòng Tín dụng, cần chú ý nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng chuyên sâu hơn. - Ổn định tâm lý cho cán bộ công nhân viên x 3.4. Một số kiến nghị - Đối với Chính phủ: Nhanh chóng nghiên cứu và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin; Hoàn thiện thể chế, cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu đối với TĐKT; Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cưỡng chế thực hiện hợp đồng cho vay, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp; Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung. - Đối với NHNN: Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng; Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo chuẩn mực quốc tế; Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel. - Đối với Vinashin: Phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, trong năm 2011 khẩn trương đánh giá lại tình hình hoạt động của Vinashin, báo cáo cho Chính phủ để có phương án chỉ đạo sắp xếp, xử lý cụ thể, phù hợp; Chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính; Sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; Tăng cường tính độc lập, tự chủ của VFC trong mô hình hoạt động của Vinashin; Tăng cường hoạt động hạn chế RRTD tại Vinashin. xi KẾT LUẬN Trong bối cảnh khó khăn của Vinashin hiện nay, việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại VFC là một vấn đề lớn và tương đối phức tạp. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, Luận văn đã đạt được các kết quả chủ yếu sau: 1. Khái quát và hệ thống hóa lý thuyết chung về RRTD, hạn chế RRTD của CTTC trong TĐKT, từ đó đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại một TCTD và các nội dung chủ yếu của hoạt động hạn chế RRTD. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hạn chế RRTD của VFC trong giai đoạn 2008-2010. Theo đó, RRTD đối với cho vay hạn mức nằm trong mức cho phép nhưng RRTD tiềm ẩn từ nguồn ủy thác khá cao do nhiều nguyên nhân thuộc về chính sách tín dụng còn hạn chế và hoạt động hạn chế RRTD tại VFC chưa được chú trọng. 3. Đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động hạn chế RRTD tại VFC. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức và kinh nghiệm làm việc tại VFC nên luận văn chưa nghiên cứu thực trạng cũng như đưa ra giải pháp hạn chế RRTD tại các công ty con của VFC Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N VIÖN QU¶N TRÞ KINH DOANH ---------------- TRÇN TIÕN THµNH H¹N CHÕ RñI RO TÝN DôNG T¹I C¤NG TY TµI CHÝNH TNHH MTV C¤NG NGHIÖP TµU THUû Chuyªn ngµnh : QU¶N TRÞ KINH DOANH Ngêi híng dÉn khoa häc : pGs. Ts. Vò DUY HµO Hµ néi, n¨m 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan