Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô...

Tài liệu Hà nội trong sáng tác của nguyễn huy tưởng trường hợp sống mãi với thủ đô

.PDF
109
272
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG: TRƯỜNG HỢP SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG: TRƯỜNG HỢP SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. Học viên NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 8 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9 Chương 1. ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY TƯỞNG ........................................ 10 1.1. Hà Nội trong văn học Việt Nam .............................................................. 10 1.1.1. Hà Nội trong văn học trung đại ............................................................. 10 1.1.2. Hà Nội trong văn học từ thế kỉ XX đến nay ......................................... 13 1.2. Hà Nội trong sinh quyển nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng ....................... 19 1.2.1. Hà Nội trong quá khứ xa ....................................................................... 19 1.2.2. Hà Nội trong quá khứ gần ..................................................................... 25 1.3. Các nhân tố tạo nên cảm hứng về đề tài Hà Nội trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng......................................................................................... 26 1.3.1. Thời đại ................................................................................................. 26 1.3.2. Quê hương ............................................................................................. 28 1.3.3. Gia đình ................................................................................................. 31 1.3.4. Con người Nguyễn Huy Tưởng ............................................................ 32 Chương 2. HÀ NỘI HÀO HÙNG VÀ HÀO HOA TRONG SỐNG MÃI VỚI THỦ ĐÔ ....................................................................................... 35 2.1. Hà Nội hào hùng ...................................................................................... 35 2.1.1. Ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước .......................................................... 35 2.1.2. Tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ...................................... 42 2.1.3. Tinh thần dũng cảm chiến đấu gắn với truyền thống giữ nước của Hà Nội nghìn năm ........................................................................................... 51 iii 2.2. Hà Nội hào hoa......................................................................................... 56 2.2.1. Một Hà Nội thanh lịch .......................................................................... 56 2.2.2. Một Hà Nội tinh tế, giàu chất thơ ......................................................... 59 2.3. Hà Nội - sự thấm quyện giữa lịch sử và văn hóa ..................................... 67 2.3.1. Chiều sâu lịch sử Hà Nội ...................................................................... 67 2.3.2. Những dấu ấn văn hóa Hà Nội trong Sống mãi với thủ đô.................. 68 Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT ....................................... 76 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 76 3.1.1. Kiểu nhân vật tư tưởng .......................................................................... 76 3.1.2. Kiểu nhân vật đám đông ....................................................................... 82 3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 89 3.2.1. Ngôn ngữ trang nghiêm ........................................................................ 89 3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ ......................................................................... 91 3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 94 3.3.1. Giọng hào hùng, bi tráng....................................................................... 94 3.3.2. Giọng trân trọng, ngợi ca ...................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thăng Long - Hà Nội là kinh đô của nhiều vương triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam, là kinh đô cổ kính nhất vùng Đông Nam Á, nơi vua Lý Thái Tổ nhận định là “Kinh sư bậc nhất của muôn đời”. Nơi đây hội tụ “hồn thiêng sông núi” với những tinh hoa, văn hóa của người Việt. Miền đất có bề dày lịch sử hơn một nghìn năm, có truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, kết tinh văn minh Việt Nam. Cho nên Hà Nội có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Ở thời đại nào vẻ đẹp về đất và người Hà Nội cũng rất quyến rũ. Đó là một nguồn cảm hứng bất tận của nhiều văn nghệ sĩ trong đó có Nguyễn Huy Tưởng. 1.2. Có thể nói Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn sinh ra ở Hà Nội, suốt một đời gắn bó với Hà Nội nên ông có nhiều kỉ niệm và kiến thức uyên bác về lịch sử mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Chính vì vậy những trang viết về Hà Nội của ông luôn thể hiện cái nhìn sâu sắc, độc đáo. Hà Nội hiện hình trong nhiều thể loại: văn xuôi, kịch, tùy bút, nhật ký,... Ở tất cả các sáng tác về Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng cố gắng làm nổi bật cốt cách hào hoa, phẩm chất hào hùng của đất và người Hà Nội. Trong đó, Sống mãi với thủ đô là tác phẩm tiêu biểu, gắn với Hà Nội những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Đây là một trong những tác phẩm làm nên sự nghiệp văn học của ông. 1.3. Với mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Huy Tưởng về Hà Nội, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: trường hợp Sống mãi với thủ đô”. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn lớn trên văn đàn Việt Nam, do vậy đã có nhiều nhà khoa học, nhiều độc giả yêu mến nhà văn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Có thể kể đến các nhà khoa học như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phong Lê, Nguyễn 2 Bích Thu,… hay các nhà văn nổi tiếng đã có những nhận xét, đánh giá về các sự nghiệp văn học của ông như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Kim Lân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,… Công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu khá kỹ lưỡng, công phu, toàn diện về Nguyễn Huy Tưởng là chuyên luận của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức mang tên “Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)” xuất bản năm 1966, chuyên luận đã nghiên cứu sâu về toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng với cả thành tựu lẫn hạn chế trong phong cách sáng tác của nhà văn. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu chặng đường sáng tác cả trước và sau cách mạng, đặc biệt ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch, đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Tưởng đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Gần đây, nhà nghiên cứu Bích Thu và Tôn Thảo Miên đã chọn lọc, tổng hợp và biên soạn các bài tiểu luận nghiên cứu về cả tác giả và tác phẩm trên nhiều phương diện của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác, của bạn bè và người thân tác giả, để cho ra đời cuốn “Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm” (xuất bản năm 2000) - Một công trình khá công phu, rất có ý nghĩa, chứa đựng nhiều thông tin về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà văn, là nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích cho những độc giả muốn tìm hiểu về Nguyễn Huy Tưởng. Ngoài ra còn có các bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành, những đề tài luận án, luận văn được thực hiện trong thời gian gần đây. Sau khi tham khảo các nguồn tư liệu quý báu và có ý nghĩa trên, chúng tôi xin chọn lọc một số ý kiến và phân loại như sau: 2.1. Đánh giá về đề tài Thăng Long - Hà Nội trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng Là một người bạn thân thiết của Nguyễn Huy Tưởng, chứng kiến quá trình sáng tác của nhà văn, Tô Hoài thấy rõ được sự thích thú, say mê, những ấp ủ của Nguyễn Huy Tưởng với đề tài Thăng Long, Hà Nội. Ông cho rằng hầu hết các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đều ít nhiều có “bóng dáng” của Hà Nội, ý thức và tình cảm với Hà Nội là thứ “tự nhiên” trong con người nhà 3 văn: “Trong hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác nhiều thể loại văn xuôi, nhiều đề tài khác nhau. Nhưng, với anh, đề tài Hà Nội vẫn là tiềm lực sức sống liên tục trong tất cả các giai đoạn và là những tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng; Ở mỗi trang văn Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta đều có thể gặp được bóng dáng của Cổ Loa, của Thăng Long, của Hà Nội”; “Là cây bút sử thi hết sức hùng tráng, Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng bao giờ cũng cực kì hùng vĩ, ngay từ những tác phẩm ban đầu” [7, 67]. Khi tìm hiểu quá trình Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, Phong Lê cũng chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của Nguyễn Huy Tưởng về mảnh đất “rồng bay”, đáng chủ ý là khoảng thời gian những năm kháng chiến chống Pháp: “Miêu tả về quá khứ, Nguyễn Huy Tưởng chỉ quan tâm đến một loạt đề tài về cố đô Thăng Long, về thủ đô Hà Nội (…) Có lẽ không ai không biết đến niềm thiết tha của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài thủ đô kháng chiến. Anh ấp ủ nó mười mấy năm dài” [32, 285] Nhà văn Kim Lân đánh giá cao những hiểu biết sâu rộng, những kiến thức uyên bác về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng và trong những câu chuyện của họ, Nguyễn Huy Tưởng thường chỉ xoay quanh đề tài Hà Nội - quê hương yêu dấu của nhà văn: “Nguyễn Huy Tưởng biết nhiều về Hà Nôi. Hà Nội mới, Hà Nội cũ, Hà Nội kháng chiến và Hà Nội những năm xa xưa thời Lê, thời Trịnh... Mỗi lần đi dạo trên các hè phố với anh, tôi thường được nghe anh kể chuyện Hà Nội. Đi đến một góc đường nào, phố nào anh cũng có chuyện để nói. Tôi có cảm giác như anh gắn bó với thủ đô Hà Nội từng mỗi bước chân… Tôi không thể sao nhớ được những chuyện anh kể về Hà Nội, chỉ biết rằng anh hiểu biết và gắn bó với Hà Nội vô cùng” [32,151]. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng bị lôi cuốn bởi các sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng, ông đánh giá cao tài năng nghệ thuật của một cây bút yêu nghề: “Những cái tên sách gợi lên hình ảnh một cái đài tưởng niệm bằng ngôn ngữ, một vòng nguyệt quế từ bàn tay nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặt lên trán những trai thanh, gái lịch của Hà Nội rất giàu lòng yêu nước” [32,636]. 4 Theo Đoàn Trọng Huy: “Đề tài Hà Nội xưa và nay chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác, trở thành một cảm hứng đặc biệt như nét phong cách riêng của ông”. Hai tác giả Bích Thu và Tôn Thảo Miên cũng đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác khi cho rằng Nguyễn Huy Tưởng gắn bó, am hiểu sâu rộng về Hà Nội và luôn có một tình yêu tha thiết dành cho quê hương mình, những trải nghiệm cuộc đời là nền tảng giúp nhà văn có cảm hứng đặc biệt dành cho mảnh đất Thăng Long: “Kinh thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội xưa và nay thấm trong từng trang văn của Nguyễn Huy Tưởng nhưng Thăng Long - Hà Nội là trái tim của tổ quốc nên trong sáng tác của nhà văn, thánh địa Thăng Long, Hà Nội đã vượt qua giới hạn của chính nó hòa nhập vào hồn thiêng đất nước” [32,13]. “Một phần đáng kể của tiểu thuyết lịch sử liên quan tới thủ đô. Với một nhà văn hiểu biết sâu rộng về Hà Nội, Nguyễn Huy Tưởng đã tìm thấy mảnh đất riêng của mình, bằng những liên tưởng đối chiếu giữa kiến thức trong sách vở với những trải nghiệm trong cuộc đời” [32,20]. Như vậy có thể thấy, viết về Hà Nội là niềm say mê, là tâm huyết suốt một đời cầm bút của Nguyễn Huy Tưởng. Trên mảnh đất này, nhà văn không chỉ thể hiện được vốn kiến thức, những hiểu biết sâu và rộng của mình về lịch sử - văn hóa của Thủ đô mà sâu xa hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam từ xưa đến nay. 2.2. Đánh giá về tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô Nguyễn Huy Tưởng nảy ra ý định viết về đề tài Trung đoàn Thủ đô vào những ngày cuối tháng hai năm 1957, nghĩa là viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Liên khu Một đã lùi về dĩ vãng hơn mười năm trời. Tác phẩm không đơn thuần là tái hiện lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Trung đoàn thủ đô mà rộng hơn là ông muốn tái hiện một Hà Nội hào hùng trong chiến đấu. Hơn ba năm trời miệt mài nghĩ và viết về cuốn sách tâm huyết này, ý định của ông là viết về sáu mươi ngày đêm kháng chiến của quân dân Thủ đô nhưng ông mới chỉ dừng lại ở năm trăm trang của tập 5 một, mới chỉ dừng lại ở hai ngày đầu của cuộc kháng chiến. Thật tiếc vì tác phẩm còn dang dở thì tác giả đã phải ra đi vì bạo bệnh. Nhưng tài năng của ông đã được khẳng định qua nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian, trong đó có Sống mãi với thủ đô. Giờ đây ông có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Mặc dù Sống mãi với thủ đô chưa thực sự trọn vẹn nhưng theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp thì tác phẩm đã đạt được những thành công nhất định. Nguyễn Tuân trong lời bạt của cuốn tiểu thuyết đã dành nhiều lời ca ngợi cho Sống mãi với thủ đô. Đây là một trong không nhiều tác phẩm viết về Hà Nội đúng với tâm hồn của nó, đúng với cái “khí hậu, khí tượng của thủ đô”, đặc biệt nó chứa đựng “cái tình của một con người văn sĩ thủ đô”: “Đọc lại những tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với thủ đô, người đọc vẫn gây gây mùi khói vấn vương ngàn năm Thăng Long chốn cũ”; “Tôi coi tiểu thuyết này như một bức tranh có nhiều đức tính truyền cảm mà tôi chỉ mong được làm một người thợ mộc cố tìm cho tác giả nó một bộ khung tương xứng bằng gỗ tốt, gỗ quý”. Trong bài viết “Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng” đăng trên tạp chí văn học số 1 - năm 1985, Tô Hoài đã kể lại những hoạt động cách mạng, hoạt động xã hội của Nguyễn Huy Tưởng khi còn là thanh niên, đồng thời Tô Hoài cũng cho người đọc thấy được sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng luôn gắn liền với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội từ sáng tác đầu tay đến tác phẩm cuối cùng. Nhà văn Tô Hoài cho rằng khi viết Sống mãi với thủ đô, ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng rất sung sức “ như tay đô vật vào gióng còn đương múa vờn ” [5,73], cho nên ông đã để lại một cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về Hà Nội kháng chiến. Phong Lê cho rằng viết về Hà Nội thời kì kháng Pháp nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng có nhiều nét riêng, độc đáo, bởi nhà văn có đôi mắt quan sát sắc sảo và am hiểu rất sâu sắc về mảnh đất và người Hà Nội, cùng với tài năng nghệ thuật, sự lao động miệt mài, Nguyễn Huy Tưởng đã cho ra đời một cuốn tiểu thuyết giá trị: 6 “Niềm quan tâm và sự thông hiểu cặn kẽ của Nguyễn Huy Tưởng về cuộc sống, về thái độ và diễn biến tâm trạng của lớp quần chúng trung gian Hà Nội đó đã đem đến cho thiên truyện một giá trị hiện thực nhất định. Nhờ ở năng khiếu quan sát có tài, Nguyễn Huy Tưởng đã nắm được những đặc điểm riêng của cuộc kháng chiến ở Hà Nội, để gợi lên một thứ không khí riêng, không khí Hà Nội, cho thiên truyện của mình” ; “Trong quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, Sống mãi với thủ đô là một cái mốc lớn đánh dấu những đổi thay về chất lượng” [32,292]. “Sống mãi với thủ đô biểu hiện quá trình đi đến hoàn thiện những gì tốt đẹp nhất, những gì là của riêng mình trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng” [22, 302]; “Chất lượng nghệ thuật và trữ lượng những suy nghĩ, tìm kiếm nơi Nguyễn Huy Tưởng dường như dồn lại vào hai đầu mút của cuộc hành trình, với khởi đầu là Vũ Như Tô và kết thúc là Sống mãi với thủ đô” [23,7] Tiếp cận cuốn tiểu thuyết trên phương diện nghệ thuật, nhà phê bình văn học Như Phong nhận xét: “Với tác phẩm cuối cùng này, anh đã tự đổi mới trong phương pháp nghệ thuật của mình” [32,21]. Nhà văn Kim Lân đánh giá cao cuốn tiểu thuyết cùng với tài năng nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng: “Nó có cái đường bệ chín chắn của một tác phẩm vào tầm cỡ lớn. Được dựng lên bằng một cây bút có nghề, có mực thước, có sự thận trọng công phu tìm tòi suy nghĩ, có tấm lòng yêu dấu và chân thành” [30,158]. Nguyễn Khải cũng rất hứng thú và say mê những trang viết về thủ đô, bởi cuốn tiểu thuyết đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về một Hà Nội trong những ngày khói lửa, bom đạn: “Tôi tin rằng chúng ta, những người đã trải qua cuộc kháng chiến chín năm, và lớp người lớn lên trong hòa bình sau này sẽ cám ơn nhà văn ở nhiều trang tuyệt đẹp về những ngày thủ đô chuẩn bị kháng chiến và hai đêm đầu tiên của cuộc chiến đấu đầy ác liệt ấy” 7 Trong bài viết “Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn tiên phong tài năng” phát biểu tại buổi hội thảo “Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ khởi nguồn Dục Tú - Đông Anh”, Đoàn Trọng Huy đã nhắc đến người thanh niên yêu nước Nguyễn Huy Tưởng với những khát khao sáng tạo nghệ thuật, sự lao động nghệ thuật nghiêm túc đã giúp nhà văn có được những tác phẩm sống mãi với thời gian. Nhận xét về “Sống mãi với thủ đô”, Đoàn Trọng Huy đặc biệt chú ý đến phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Đó là sự kết hợp giữa cảm hứng sử thi và lãng mạn anh hùng: “Nguyễn Huy Tưởng còn thành công đặc sắc trên lĩnh vực văn xuôi với tư cách nhà tiểu thuyết hiện đại mang xu hướng sử thi với tác phẩm quy mô Sống mãi với thủ đô vào cuối đời. Ở lĩnh vực này, ông là nhà văn có tay nghề và đổi mới mạnh dạn” [17,98]. Đánh giá về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết, Bích Thu và Tôn Thảo Miên cho rằng: “Đặc biệt trong Sống mãi với thủ đô, tiểu thuyết đánh dấu trình độ trưởng thành của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, cảm hứng lịch sử và dân tộc hòa quyện không khí bi tráng của sử thi, với thế giới nhân vật đông đảo, nhiều dáng vẻ mang tâm trạng, nỗi niềm riêng đã hấp dẫn và lôi cuốn người đọc từ sự kiện này đến biến cố khác, vừa hiện thực vừa lãng mạn” [32,13]. Nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng cũng đã có một số luận án, luận văn tìm hiểu như đề tài “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng” - đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Huy Phòng, hay đề tài “Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thoa, “Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang. Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng, những đóng góp to lớn của nhà văn đối với nền văn học nước nhà đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. 8 Trên đây là những nhận xét rất có ý nghĩa và giá trị đối với đề tài mà người viết đang thực hiện.Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng mới đi sâu về cảm hứng lịch sử, đề tài lịch sử, phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng, có một số bài viết, công trình có tiếp cận sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ở đề tài về Hà Nội song mới chỉ là sự tổng hợp, giới thiệu khái quát các tác phẩm có liên quan đến đề tài Hà Nội, chưa khai thác sâu về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật ở một tác phẩm cụ thể. Cho nên chúng tôi với mong muốn làm sáng tỏ hơn nữa những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Huy Tưởng về Hà Nội đã lựa chọn tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô để phân tích. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu cái nhìn độc đáo, mới mẻ của Nguyễn Huy Tưởng về Hà Nội giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, từ đó khẳng định những đóng góp to lớn của tác giả trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu trên, luận văn sẽ khai thác sâu về đề tài thủ đô Hà Nội trong một tác phẩm cụ thể, mong muốn sẽ góp phần khắc họa đầy đủ và chân thực hơn vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội thế kỉ XX. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống: Người viết sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để có một cái nhìn hệ thống về đề tài Hà Nội của Nguyễn Huy Tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại. 9 - Phương pháp phân tích tác phẩm: Được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm phân tích dẫn chứng trong văn bản từ đó đi vào đánh giá, nhận xét, đưa ra các nhận định ở các phần, các chương. - Tiếp cận thi pháp học và tự sự học: chúng tôi vận dụng kiến thức thi pháp học và tự sự học để tìm hiểu về hình thức nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. - Phương pháp xã hội học: được dùng để làm rõ sự tác động cũng như ảnh hưởng của bối cảnh thời đại, hoàn cảnh xã hội đối với quá trình sáng tác tác phẩm. Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng linh hoạt trong quá trình nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu - Tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô - Để làm sáng tỏ hơn vẻ đẹp Hà Nội trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô chúng tôi tiến hành khảo sát thêm những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng và của các nhà văn cùng thời về đề tài Hà Nội. 6. Đóng góp của luận văn Thông qua luận văn chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp to lớn trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng đối với đề tài về Thủ đô Hà Nội, tác phẩm đã góp phần làm đầy thêm vẻ đẹp của Hà Nội thế kỉ XX. Hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho học sinh, sinh viên, giáo viên các trường phổ thông khi tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn triển khai làm ba chương Chương 1: Đề tài Hà Nội trong Văn học Việt Nam và trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng Chương 2: Hà Nội hào hùng và hào hoa trong Sống mãi với Thủ đô Chương 3: Một số đặc sắc nghệ thuật 10 Chương 1 ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY TƯỞNG 1.1. Hà Nội trong văn học Việt Nam 1.1.1. Hà Nội trong văn học trung đại Với bề dày lịch sử hơn một nghìn năm của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội thì tương ứng với nó cũng là lịch sử của hơn một nghìn năm văn học Thăng Long - Hà Nội. Ở thời kì nào văn học Thăng Long - Hà Nội cũng nổi bật hai đặc điểm cơ bản đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Ở mảng văn xuôi, bao gồm các thể loại ký - tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, dù tồn tại dưới loại hình nào thì văn học về đề tài Thăng Long - Hà Nội cũng phát triển rực rỡ trong suốt chiều dài ngàn năm văn hiến. Suốt thời Lý - Trần, những tác phẩm tự sự viết về Thăng Long - Hà Nội chủ yếu là những tác phẩm mang chức năng hành chính và nghi lễ tôn giáo. Ta có thể nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này như: Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Thiền uyển tập anh, Thánh đăng ngữ lục, Tam tổ thực lục ( khuyết danh), Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp. Những tác phẩm trên hầu hết mang chức năng lễ nghi tôn giáo, mang dấu ấn huyền thoại dân gian song đều dành nhiều trang viết cho mảnh đất Thăng Long. Đó là hình ảnh các vị thần trong Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên có 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở Việt Nam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi (hạo khí anh linh); trong Lĩnh Nam chích quái là một tập truyện thần thoại cổ, mang nhiều biểu tượng của triết lý và tâm linh Việt Nam. Đa số các nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái là thần thoại-Lạc Long Quân Âu Cơ, Tiên Dung Chử Đồng Tử, Trọng Thuỷ Mỵ Châu, Tháng Gióng Phù Đổng Thiên Vương,…; Nhiều tác phẩm kể về các anh hùng dân tộc, các vị vua tài đức (Thánh đăng ngữ lục là một tập sách thuật lại hành trạng tu tập của năm vị vua đời Trần, trong đó, lịch sử của vua 11 Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông được ghi chép đầy đủ), các nhân sĩ trí thức hay các tăng đồ tôn giáo xuất chúng (trong Thiền uyển tập anh - đây là một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu thời Trần. Tam tổ thực lục - cuốn sách nói về tiểu sử của ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gồm Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308), Nhị Tổ Huyền Quang (1284-1330) và Tam Tổ Pháp Loa (12541334), được biên soạn vào thời Trần. Thời Hồng Đức (1460 - 1497), hoàn cảnh dân tộc có những thay đổi lớn, dẫn đến có những biến chuyển trong cảm quan nghệ thuật về con người trong văn học. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đất nước phát triển rực rỡ, hưng thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình, đây là thời kì nước Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, ở thời kì này vai trò, vị trí của con người được đề cao. Chính vì vậy trong văn học hình thành quan niệm về con người cá nhân, nâng cao vị trí, vai trò của con người. Ta có thể kể đến văn bia đề tên các tiến sĩ trải suốt từ thời Hồng Đức, đã ghi lại các kì thi quan trọng bậc nhất từng diễn ra tại đất Thăng Long cũng như sự đề cao, bồi dưỡng nhân tài của quốc gia dưới thời vua Lê Thánh Tông. Sau thời Hồng Đức, giai cấp phong kiến suy tàn, đất nước rơi vào khủng hoảng, bị chia cắt, vì chiến tranh phong kiến diễn ra ác liệt và kéo dài, quyền sống của con người bị bóp nghẹt, nhân dân điêu đứng, khổ cực. Vì vậy văn học giai đoạn này đi sâu vào khuynh hướng thể hiện con người và thế tục. Tiêu biểu là các tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm,… Qua tác phẩm Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVI. Trong hoàn cảnh xã hội ấy, văn học chính là mảnh đất thuận lợi để các tác giả bày tỏ những ước mơ, lý tưởng thẩm mĩ của mình. Do thái độ bất mãn tước hiện thực xã hội đương thời, tác phẩm Truyền kì mạn lục đã phản ánh khá 12 nhiều vấn đề của xã hội: vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, bộ mặt xã hội rốn ren nhiều tệ nạn, đả kích hôn quân, bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, đồng thời cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trong tình yêu trai gái, tình cảm vợ chồng, hạnh phúc lứa đôi… Trong Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm, cuốn sách ghi chép những truyện linh dị và những truyện gặp gỡ được xây dựng từ những nhân vật có thật trong lịch sử hoặc theo truyền thuyết dân gian, đều có ý thức đề cao người phụ nữ. Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu), Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn). Tuy nhiên nổi bật hơn cả là truyện “Hải khẩu linh từ” (Đền thiêng cửa biển), tác giả hướng đến tái tạo hình tượng người phụ nữ tài sắc đất cố đô -nữ thần Chế Thống, tức Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi của vua Trần Duệ Tông đã hi sinh thân mình để nhà vua được an toàn đưa chiến thuyền vào đánh quân Chiêm Thành. Cái chết tự nguyện của nàng Bích Châu là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc và hình tượng của nàng còn có ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm này được đánh giá là thành công hơn cả của Đoàn Thị Điểm. Đến thế kỉ XVIII - XIX, đời sống xã hội có nhiều biến động, đây là giai đoạn khủng hoảng, suy vong trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam và nhà văn đã phản ánh sự biến động ấy vào văn học nghệ thuật một cách sinh động. Cho nên thời kì này là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc trong suốt thời kỳ phong kiến. Vấn đề trung tâm của văn học giai đoạn này là vấn đề số phận con người trong chế độ phong kiến suy tàn. Các tác phẩm văn xuôi đã phản ánh sâu sắc một Thăng Long dâu bể, có cả mặt trái nơi cung vua phủ chúa, nhà quan, phố chợ và cả hào khí một thời chiến trận. Khuynh hướng chủ đạo của văn học giai đoạn này tố cáo hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa. Các nhà văn mang trong mình ý thức cá nhân và phản ánh thời cuộc 13 bằng cái nhìn thế sự. Tiêu biểu là các tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái. Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hổi, ghi lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội từ khi Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà (1768 - 1802): loạn kiêu binh, triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn. Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam. Tập ký kể lại cuộc hành trình từ quê nhà Nghệ Tĩnh của ông về kinh thành Thăng Long để chữa bệnh cho chúa Trịnh ở phủ Chúa, vì chúa đã biết tiếng tăm lừng lẫy của một đại danh y. Nhiều trang viết mô tả quang cảnh kinh kỳ, nhất là trong phủ chúa Trịnh, nơi lắm xa hoa và quyền uy. Tác giả thuật lại những điều tai nghe mắt thấy trong xã hội hiện lên rất phong phú và sống động. Tuy nhiên, đằng sau những biến đổi sâu sắc của xã hội, ta vẫn nhận thấy một hình ảnh Thăng Long hào hoa, thanh lịch. 1.1.2. Hà Nội trong văn học từ thế kỉ XX đến nay Ðầu thế kỉ XX thực dân Pháp cơ bản đã thực hiện xong công cuộc bình định trên đất nước ta và chuyển sang khai thác thuộc địa, xây dựng trật tự mới. Cùng với các cuộc khai thác thuộc địa có quy mô lớn, xã hội Việt Nam mới có sự phân hóa đáng kể. Lúc này nền văn hóa phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam ồ ạt, trong phạm vi cả nước. Trong bối cảnh ấy, chúng ta hội nhập với văn hóa Pháp và văn minh Âu Tây, từng bước hòa nhập vào văn hóa thế giới. Hà Nội được trả về vị trí xứng đáng là trái tim của cả nước, là trung tâm văn hóa chính trị của đất nước. Đặc biệt sự xuất hiện của tổ chức Tự lực văn đoàn đã làm nên cả một thời đại văn học, thúc đẩy một bộ phận văn xuôi hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới. Trong bối cảnh chung, các tác giả Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài đã có những tác phẩm xuất sắc về đề tài Hà Nội và đứng vào đội ngũ các tác gia hàng đầu của nền văn học hiện đại. 14 Trong hai mươi năm đầu thế kỉ XX, xu hướng của các nhà văn đi vào phản ánh trực diện cuộc sống và con người Hà Nội. Văn học giai đoạn này hình thành hai khuynh hướng rõ nét là khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực. Ở khuynh hướng lãng mạn, các nhà văn viết về Hà Nội với cái nhìn sâu sắc về những thay đổi tinh vi trong tâm hồn, tình cảm, tâm trạng của con người. Người đọc có thể cảm nhận được rõ thông qua các tiểu thuyết thuộc nhóm các tác giả Tự lực văn đoàn như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Nửa chừng xuân của Khái Hưng. Ở thể loại truyện ngắn Hoa vông vang của Đỗ Tốn, Hoa tigôn của Thanh Châu, Ba, Thả thia lia của Đỗ Đức Thu. Đặc biệt là hai tác giả Thạch Lam và Nguyễn Tuân - hai cây bút đương thời tiêu biểu nhất cho thái độ trân trọng, nâng niu những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội cổ xưa. Nhìn lại nội dung tập sách, có điều lý thú là các nhân vật chính trong Tố Tâm đều mang cốt cách Hà Nội khá rõ. Quê họ ở đâu không biết, nhưng họ lớn lên ở đây, và sống với không khí chung quanh một cách rất hoà hợp. Năm 1973, trong bài viết nhân dịp Hoàng Ngọc Phách qua đời, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan cho biết: “Những nhân vật trong Tố Tâm đều phảng phất giống những thanh niên Hà Nội năm xưa ấy. Tố Tâm “nền” lắm. Cô là con nhà gia giáo, nên bao giờ cũng đi xe sắt - tức xe kéo bánh sắt - chứ không bao giờ đi xe cao su như bọn me tây. Cô rất diện nhưng cũng chỉ diện tới mức bịt khăn lụa đen, thứ khăn mốt nhất thời bấy giờ”. Đây có lẽ là một trong những lần ít ỏi hình ảnh con người Hà Nội được miêu tả kỹ đến như thế! Tản văn Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam được đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội. Vẻ đẹp ấy thể hiện ở nhiều khía cạnh. Bắt đầu bằng việc giới thiệu các tấm biển ở các cửa hàng Hà Nội, rồi Thạch Lam nói về lối kiến trúc riêng của các nhà cũ Hà Nội. Trong đó nhà văn dành phần lớn số trang viết về nét văn hoá ẩm thực của người dân Hà thành, đặc biệt là các loại quà Hà Nội. Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam. Thạch Lam lần lượt điểm qua tất cả những thức quà 15 hiện thời của đất Thăng Long văn vật. Từ bún chả, bánh cuốn Thanh Trì, ngô bung, xôi cho đến phở, bún ốc, bún bung, bánh cốm, bánh khảo, kẹo lạc, chè chén, bánh đậu, cốm… Qua những trang viết ấy, ta thấy một Hà Nội cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và thanh lịch, nhã nhặn mà thanh tao. Hà Nội trong sáng tác của Thạch Lam hiện lên quả là “một thành phố rất nhiều vẻ đẹp”, đúng như lời nhà văn nhận xét. Không chỉ xoay quanh chủ đề ẩm thực, trong Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam còn thể hiện tình yêu Hà Nội qua nỗi trăn trở về sự đổi thay của vùng đất này. Dường như nó đang mất dần đi những giá trị xưa cũ. Viết Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tìm về những nét đẹp đẽ của thời quá vãng để hoài niệm và tái tạo lại. Nguyễn Tuân, người sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo, thất vọng bởi cuộc sống trong xã hội "kim khí" xô bồ, thường tìm về những giá trị cũ. Bóng dáng Hà Nội trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách như thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù... Từng câu chữ được lựa chọn, được chắt lọc hết sức tinh tế. Tác phẩm Vang bóng một thời được xem như là một tác phẩm gần như hướng đến sự toàn thiện, toàn mỹ. Đọc tác phẩm, độc giả sẽ cảm nhận được những nếp sống cũ của người Hà Nội. Ở khuynh hướng văn học hiện thực, các nhà văn đã tập trung miêu tả Hà Nội trong cuộc vật lộn, đấu tranh với hai tầng áp bức thực dân và phong kiến, do đó hiện lên trên những trang văn là một Hà Nội đầy khổ đau và bát nháo. Do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, Hà Nội hiện lên như một bức tranh hỗn độn với những mảng sáng tối đan xen. Văn hóa Hà Nội trước sự xâm lược của văn hóa phương Tây khiến con người bị tha hóa khủng khiếp. Tiếp cận Hà Nội dưới cái nhìn hiện thực, tiêu biểu là truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài. Mỗi nhà văn có cách tiếp cận về Hà Nội ở những khía cạnh khác nhau song tất cả đều hướng đến phê phán hiện thực xã hội đương thời. Nhà văn Vũ Trọng Phụng dùng ngòi bút sắc sảo của mình để đả kích cái xã hội Âu hóa hiện lên với tất cả sự lố bịch thông qua tiểu thuyết Số đỏ. Bằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan