Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Guong danh nhan - nguyen hien le...

Tài liệu Guong danh nhan - nguyen hien le

.PDF
376
506
142

Mô tả:

GƯƠNG DANH NHÂN Nguyễn Hiến Lê Tên sách: Gương Danh Nhân Tác giả: Nguyễn Hiến Lê Thể loại: Tâm lý - Giáo dục Nhà xuất bản: Văn Hoá Năm xuất: 2000 Khổ: 13x19 cm --------------------Đánh máy (TVE): bobo, binhnx2000, Okal, ngbichthuy, chụt Sửa chính tả (TVE): rfidquyen, tovanhung Chuyển sang ebook (TVE) : tovanhung Ngày hoàn thành: 16/9/2006 http://www.thuvien-ebook.com TỰA HEINRINCH SCHLIEMANN QUẢN TRỌNG BENJAMIN FRANKLIN MAHATMA GANDHI LÉON TOLSTOI VƯƠNG DƯƠNG MINH ABRAHAM LINCOLN TỰA Tôi ngờ rằng hết thảy các nhà lập chương trình giáo dục hiện nay ở phương Tây cũng như ở phương Đông sở dĩ không bỏ bộ môn luân lý ở ban trung học, là vì chưa nỡ lòng nào, chứ trong thâm tâm thì không ông nào không nhận rằng giờ luân lý ở trường học khó có hiệu quả được lắm. Có hiệu quả làm sao được kia chứ? Một ông giáo nào đó, tư cách, nhân phẩm ra sao không biết, mỗi tuần tới lớp một giờ, bắt học sinh trả bài, rồi chép bài về nhà học, hễ ai học thuộc thì được nhiều điểm, rồi tan giờ ra, thầy trò không liên can gì tới nhau cả, như vậy mới gọi là đức dục thì thật là mỉa mai quá lắm! Bây giờ nhớ lại mười mấy năm cắp sách tới trường, tôi học cả mấy trăm giờ luân lý, mà không có giờ nào để lại cho tôi được một chút ấn tượng, chứ đừng nói là ảnh hưởng đến tâm hồn tôi nữa. Đức dục của tôi hoàn toàn không do những bài học luân lý ở nhà trường mà do những tấm gương sáng của các người thân. Vâng, đúng như vậy. Tôi may mắn được sinh vào một gia đình nghèo mà giữ được nền nếp. Ngày nay tôi mới nghĩ vậy chứ hồi 15-16 tuổi, thú thực là thấy bạn bè và anh em trong họ, vì có cha làm ông thông, ông phán, mà được ngồi xe nhà gọng đồng bóng nhoáng, đi giày Gia Định, quấn “phu la”, tôi cũng nhiều lúc hậm hực, tự hỏi sao cha tôi lại gàn dở, không thèm làm việc với Pháp để anh em chúng tôi phải chịu biết bao điều thiếu thốn. Xin hương hồn người tha cho tôi cái tội dại dột đó. Người mất hồi tôi mới tám tuổi, nhưng đã kịp khắc trong đầu não tôi một lời khuyên cần học vì người đã săn sóc sự học của chúng tôi một cách tận tâm và cảm động. Tôi nhớ một lần người phải nhịn tiêu một món để mua cho tôi cuốn Nam Hải dị nhân. Hồi đó lương ông phán chỉ có ba chục đồng mà cuốn đó tới bốn hào, bằng hai trăm đồng bây giờ. Một tấm gương sáng nữa là mẹ tôi. Con một ông phú nhưng sa sút, người phải buôn bán lặt vặt, nhẫn nại cần cù, từ mờ sáng tới khuya để nuôi một mẹ già và bốn con côi. Năm tôi đậu tiểu học, bà con khuyên người cho tôi phá ngang, đi làm giúp nhà, người không chịu, hy sinh cho tôi học thêm tám năm nữa: Hỡi ơi! Người nuôi tôi hai mươi bốn năm mà tôi nuôi người không được hai mươi bốn ngày! Ở trường, tôi được soi cái gương nghiêm cẩn của cụ Nguyễn Gia [1] Tường , hiện còn sống, và nhất là gương quân tử của cụ Dương Quảng Hàm. Cụ Dương rất khiêm tốn, hòa nhã, giản dị, quanh năm đạp một chiếc xe máy cũ từ Hàng Bông tới Trường Bưởi, bận những bộ đồ vật, mốt tuy cũ nhưng bao giờ cũng ủi kỹ và sạch sẽ, và suốt đời hễ miệng thôi giảng bài thì tay cầm cuốn sách hoặc cây viết. [2] Tôi cũng mang ơn ông C nguyên hiệu trưởng trường cao đẳng công chính. Đức ngay thẳng, quang minh chính đại của ông thì chỉ những triết nhân La Ma thời xưa mới sánh kịp. Tôi còn nhớ, trước khi chúng tôi ra trường, ông hùng hồn khuyên chúng tôi đạo liêm khiết, vì ông thừa biết rằng nghề tham tá công chính thời nào mà chẳng dễ làm cho con người trụy lạc. Còn những bạn bè tôi nữa chứ: Anh Thiều và anh Nghiêm. Anh Thiều thông minh mà “lơ mơ”, lúc nào cũng mỉm cười bí mật, giữa năm thứ tư bỏ học, làm thư ký ở ga Việt Trì, tổ chức một trạm đưa đón các bạn đồng chí muốn xuất ngoại hoặc hồi hương. Anh Nghiêm cao lớn, hồng hào, học tầm thường mà đá banh giỏi, nghỉ hè năm 1929 hay 1930 làm cho tôi sửng sốt. Anh giả trang thành một thợ nề có đại tang, lặn lội tới thăm tôi ở làng Phương Khê cùng với một người bà con của tôi, ngủ với tôi một đêm rồi sáng hôm sau ngược đường lén qua Tàu. Đó, chính những tấm gương sống đó đã lãnh phần đức dục của tôi chứ không phái là những bài học luân lý của các giáo sư trung học. Ở trường ra tiếp xúc với đời, có lẽ tình cảm của tôi cũng nhụt đi vài phần, nên ít khi xúc động mạnh như hồi nhỏ mặc dầu đã gặp những tấm gương rất rực rỡ. Nhưng tôi đã tìm thêm cảm xúc trong văn học thế giới, nhất là trong tiểu sử danh nhân, và tôi thấy rằng những tiểu sử đó khi viết với một tấm lòng nhiệt thành, thì bổ ích cho đức dục hơn hết thảy các loại khác trong văn học. Tôi yêu Nguyễn Công Trứ, một người hào hùng mà khoáng đạt, tôi ngưỡng mộ Phan Đình Phùng, một nhà nho mấy chục năm lấy cái chết để giữ chữ tín, tôi khâm phục Vương Dương Minh băn khoăn tìm chân lý, khí hạo nhiên sáng rực ở trong tâm... Có lẽ vì sinh trong một gia đình Nho học cho nên tôi thấy Thích Ca và Giê Su cao quá, mà chỉ thích đọc tiểu sử Khổng Tử. Vị “vạn thế sư biểu” đó mới gần chúng ta làm sao. Hăng hái, hoạt động, nhũn nhặn, nghiêm trang mà ôn hoà, và yêu đời, rất yêu đời! Ông không nhận mình là ông thánh, bảo ai cũng có thể làm thầy ông được cả, từ người hay tới người dở. Mấy ai đã có được một tinh thần như vậy? Tâm hồn của ông rất nghệ sĩ: Ba tháng say mê học nhạc Thiều, rồi về già, san Kinh Thi, giữ lại hàng trăm bài hát vô cùng tình tứ! Đáng yêu nhất là nhà giáo đạo mạo đó có óc trào phúng có lần tự ví mình với con chó hoang, và ví cả đoàn thầy trò bơ vơ ba năm từ Trần sang Thái với “một bầy, không phải trâu, không phải cọp, lang thang ngoài sa mạc”. Và mối tình thầy trò của ông với Nhan Hồi mới đẹp làm sao! Nhan Hồi bảo: “Thầy còn đó, làm sao Hồi dám chết!”. Khi Nhan Hồi chết, ông khóc rất thảm thiết “Ôi! Trời hại ta! Trời hại ta!”. Đọc tiểu sử các danh nhân như các vị đó, tôi thấy mê hơn đọc tiểu thuyết. Nhiều tiểu thuyết hồi nhỏ ta ham mà lớn lên ta chán. Tiểu sử danh nhân thì trái lại, tuổi càng cao, càng thấy nghĩa lý, càng rút được nhiều bài học về nhân sinh quan. Và hôm nay đây, tôi vụng về chép lại những điều đã đọc, tuy mục đích là để giúp bạn trẻ, mà thâm ý cũng là mong được gần gũi thêm cổ nhân, soi lại tấm gương của cổ nhân một lần nữa. Độc giả có thể trách tôi không chép tiểu sử danh nhân nước nhà. Tôi xin thưa: Những vị gần đây thì nhiều người đã chép rồi, còn những vị ở thế kỷ trước thì tôi thú thực không biết tài liệu ở đâu. Đã từ lâu, tôi mong có cơ hội tra khảo trong các thư viện về Nguyễn Công Trứ, rồi tới những nơi đã lưu lại di tích để tìm tòi, điều tra viết một cuốn như cuốn Life and times of Su Tungpo (đời sống và thời đại của Tô Đông Pha) của Lâm Ngữ Đường, nhưng hai chục năm nay, cái mộng nhỏ đó vẫn chưa thực hiện được. Tôi cho rằng trong cái nghề cầm bút sự may rủi chiếm một phần quan trọng, có lẽ lớn hơn phần học thức và chí hướng của tác giả. Nhà văn cũng gần như một người tìm mỏ. Trong đời sống, may mà gặp được những tài liệu quý giá thì tức là đào được những mỏ vàng, chẳng may thì phải dùng những tài liệu tầm thường như vậy. Rừng sách vô cùng mênh mông, phương pháp tìm kiếm chỉ giúp ta được một phần nào thôi, huống hồ nhiều khi biết chắc ở nơi nào đó có tài liệu, mà không sao tới được, chỉ còn cách tự an ủi và mừng giùm cho những bạn đã may mắn hơn mình. Cho nên trong bộ tiểu sử này, gần như không có sự lựa chọn gì cả, sở dĩ tôi chép đời nhà này mà không chép đời khác chỉ là do kiếm được tài liệu. Tôi đã gom những nhà có tài có đức trong mọi giới vào cuốn thứ nhất, tức cuốn này, các nhà bác học và phát minh trong cuốn thứ nhì, hiện đã soạn xong. Và tôi hy vọng sẽ tiếp tục hai cuốn nữa, để lần lần lập một tủ sách thanh niên. Sài Gòn, ngày mùng 1 tháng 2 năm 1958 HEINRINCH SCHLIEMANN Một người trong non 40 năm chỉ ước ao được đào đất Con người đó thực kỳ dị: sinh trưởng ở Đức, định đi lính cho Hòa Lan, rồi nhập tịch Huê Kỳ, làm giàu ở Nga, học ở Pháp, nổi danh ở Hi Lạp, du lịch khắp phương Tây và phương Đông, có lần ghé thăm Sài Gòn, và thông trên một chục thứ tiếng, vừa sinh ngữ, vừa cổ ngữ, từ tiếng Anh, tiếng Pháp đến tiếng Hi Lạp, La Tinh, tiếng Ba Lan, Á Rập… Kỳ dị hơn nữa là ông nuôi một cái mộng từ hồi tám tuổi, rồi quyết chí làm giàu để có phương tiện thực hiện mộng đó, và khi đã thành tỉ phú, tuổi đã gần năm mươi, mà không chịu hưởng cảnh an nhàn phú quý như người khác, ông đem tất cả sản nghiệp, sinh lực ra để làm một việc mà nhiều người cho là điên khùng, việc Đào Đất. ông đào đất không phải là để tìm mỏ đồng, mỏ sắt, mà chỉ để tìm một cổ tích, tức di tích thành Troie, một thành ở bờ biển Tiểu Á. Rồi chẳng những ông tìm được di tích thành Troie mà còn tìm được nhiều dấu vết của một nền văn minh cổ - nền văn minh ở [3] miền biển Egée - do đó ông chép lại cho nhân loại được nhiều trang cổ sử và nổi danh là nhà khảo cổ bực nhất ở thế kỷ trước. Những tìm tòi của ông và những người nối gót ông đã giúp cho sử học có tính cách khách quan hơn, khoa học hơn. Về phương diện đó, công của ông với nhân loại không kém công của Fustel de Coulanges, vị sử gia Pháp đồng thời với ông, người đã đặt nền tảng cho khoa sử học hiện thời. Đời của ông chia ra làm hai thời kỳ rõ rệt: - Thời kỳ dự bị, tức tuổi thơ và nhũng năm buôn bán (từ năm 1822 đến năm 1867). - Thời kỳ thực hành, tức thời ông đào được những cổ tích ở Ithaque, Troie, Mycenes và Tyrinthe (từ năm 1868 đến năm ông mất 1890). *** Đọc tiểu sử Heinrich Schliemann tôi thấy rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến tâm hồn, hành vi con người, nhưng con người cũng phải có đủ khả năng để tiếp nhận hoàn cảnh rồi sửa đổi, có khi tạo thêm những hoàn cảnh mới nữa thì mới làm được những việc lớn. Schliemann bẩm sinh đã có tánh yêu thích cái gì bí mật kỳ dị, cổ kính; nhờ sinh ở một miền nhiều cổ tích, lại nhờ được thân phụ và một người bạn gái khuyến khích, lòng yêu thích đó phát triển mạnh mẽ thành một lòng ham mê nồng nhiệt, nhưng muốn thỏa mãn lòng ham mê đó, cần có hai phương tiện: học rộng và có nhiều tiền, nên ông tạo ra những phương tiện này bằng cách vừa kinh doanh, vừa tự học. Vậy ông vừa được nhờ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan