Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng anh...

Tài liệu Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng anh

.PDF
127
958
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THU HÒA GÓP PHẦN TÌM HIỂU THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 5 04 08 Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Quang Thiêm HÀ NỘI - 2004 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................ Error! Bookmark not def CHƯƠNG I: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG ANH ....................................................... Error! Bookmark not def 1.0. Đặt vấn đề .......................................................... Error! Bookmark not def 1.1.Những quan điểm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh: ....................................................................... Error! Bookmark not def 1.1.1. Các định nghĩa:......................................... Error! Bookmark not def 1.1.2. Tính thành ngữ: ........................................ Error! Bookmark not def 1.1.3. Tính hình tượng:....................................... Error! Bookmark not def 1.1.4. Phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do ...... Error! Bookmark not def 1.1.5. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ: ............ Error! Bookmark not def 1.1.6. Phân biệt thành ngữ với từ ghép:............. Error! Bookmark not def 1.1.7. Thành ngữ dưới góc độ sử dụng: ............. Error! Bookmark not def 1.2. Nhận diện thành ngữ tiếng Anh nói chung: . Error! Bookmark not def 1.2.1. Về hình thức cấu tạo:................................ Error! Bookmark not def 1.2.2. Về nội dung nghĩa:.................................... Error! Bookmark not def 1.3. Thành ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ tên gọi động vật: .......................................................................... Error! Bookmark not def CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ THÀNH TỐ CHỈ LOÀI VẬT VÀ CƠ CHẾ TẠO NGHĨA THÀNH NGỮ ............................................ Error! Bookmark not def 2.0. Bức tranh tổng thể: ............................................ Error! Bookmark not def 2.1. Các dạng thức cấu tạo:...................................... Error! Bookmark not def 2.1.1. Danh ngữ: ................................................. Error! Bookmark not def 2.1.2. Động ngữ (verb phrase): ......................... Error! Bookmark not def 2.1.3 Tính ngữ: .................................................. Error! Bookmark not def 2.1.4. Ngữ giới từ: .............................................. Error! Bookmark not def 2.1.5. Cặp danh từ: ............................................ Error! Bookmark not def 2.1.6. Cấu trúc hoàn chỉnh: (S-V) ..................... Error! Bookmark not def 2.2. Biến thể của TN .................................................. Error! Bookmark not def 2.3. Một số TN thuộc nhóm đặc biệt: ....................... Error! Bookmark not def CHƯƠNG III: NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ............................................................................ Error! Bookmark not def VÀ TRƯỜNG NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ ................................................................................... Error! Bookmark not def CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT ............................................ Error! Bookmark not def 3.0. Cách hiểu về nghĩa thành ngữ: ........................ Error! Bookmark not def 3.1. Một số đặc điểm cấu tạo nghĩa TN tiếng Anh có yếu tố chỉ tên gọi loài vật. 3.1.1. Nghĩa hình tượng của TN được hiểu dựa vào nghĩa đen: ........................................................... Error! Bookmark not def 3.1.2. Nghĩa của TN được hiểu qua việc biểu trưng hoá mang tính tư duy dân tộc: ........................... Error! Bookmark not def 3.1.3. Nghĩa của TN được hiểu qua việc so sánh trực tiếp các đặc điểm, tính chất, tính cách… (sử dụng tính từ)........................................................................ Error! Bookmark not def 3.1.4. Nghĩa của TN được hiểu qua ý nghĩa ẩn dụ (ví von ngầm) ........................................................... Error! Bookmark not def 3.1.5. Nghĩa của TN được hiểu qua hàm ý, hàm ngôn (nghĩa bóng): ...................................................... Error! Bookmark not def 3.1.6. Nghĩa của TN được hiểu thông qua sự liên tưởng, liên hội với một câu chuyện, tri thức nền mang đặc trưng văn hoá dân tộc.................................. Error! Bookmark not def 3.2. Thế giới động vật trong mối quan hệ với đời sống của người Anh: ...................................................... Error! Bookmark not def 3.2.1. Động vật, con vật trong đời sống hàng ngày của người Anh ........................................................... Error! Bookmark not def 3.2.2. Bảng tổng kết nghĩa biểu trưng của các con vật trong quan niệm của người Anh:....................... Error! Bookmark not def 3.2.3. Nhận xét: ................................................... Error! Bookmark not def KẾT LUẬN ..................................................................... Error! Bookmark not def TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. Error! Bookmark not def PHỤ LỤC I .................................................................... Error! Bookmark not def MỞ ĐẦU 0.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài: Thµnh ng÷ lµ mét ®¬n vÞ tõ vựng mà ngôn ngữ nào cũng có. Nhưng nó luôn luôn là một đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu bởi thành ngữ cã cÊu t¹o phøc t¹p vÒ mÆt cÊu tróc còng nh- vÒ mÆt nghÜa. Kh«ng nh÷ng thÕ nã cßn liªn quan ®Õn ®Æc ®iÓm v¨n ho¸ vµ c¸ch nãi n¨ng cã tÝnh chÊt vÝ von cña tõng d©n téc hay nói cách khác là tư duy dân tộc được phản chiếu rõ nét trong các thành ngữ. Thành ngữ tạo cho ngôn ngữ dân tộc những sắc màu. Tiếng Anh với những đặc điểm ưu việt đang trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Ngôn ngữ này ngày càng được nhiều người học và sử dụng. Với tư cách là một người học và sử dụng ngoại ngữ, chứ không phải là người bản ngữ tìm hiểu tiếng mẹ đẻ, chúng tôi trước hết mong muốn trang bị thêm cho mình những hiểu biết về thành ngữ tiếng Anh, xem chúng được cấu tạo như thế nào và thông qua đó tìm hiểu những giá trị văn hoá ẩn sâu trong lớp vỏ ngôn ngữ. Ngoài những mục tiêu đó, chúng tôi hy vọng đề tài mình lựa chọn đi vào những khía cạnh mới và có những đóng góp lý luận, thực tiễn ở phạm vi liên quan nhất là khi tiếng Anh có nhiều người học và sử dụng như hiện nay. Thµnh ng÷ tiÕng Anh cã sè l-îng rÊt lín nªn trong khuôn khổ cña mét luËn v¨n Th¹c sÜ, chóng t«i chØ sẽ chỉ tập trung tìm hiểu nh÷ng thµnh ng÷ cã thµnh tè chØ tªn gäi ®éng vËt. Theo chóng t«i, những thành ngữ nà y cã ®Æc tr-ng riªng thÓ hiÖn t- duy ng-êi Anh vµ v¨n ho¸ ph-¬ng T©y liªn quan ®Õn gi¸ trÞ biÓu tr-ng vÒ ®éng vËt. 1 0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tên đề tài cho thấy chỉ có những thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi loài vật, vÝ dô nh- “put on dog”, “smell a rat”… mới lµ ®èi t-îng nghiªn cøu. Nh÷ng thµnh ng÷ kh¸c dï cã ý nghÜa liªn quan ®Õn loà i vËt chóng t«i kh«ng cã tham väng nghiªn cøu. Các loài vật đó sẽ bao gồm cả những con vật nuôi, gia súc, gia cầm hay những động vật hoang dã và những con côn trùng nhỏ bé, những con vật có mặt trong thế giới xung quanh mà con người tri giác được và có những cảm nhận về nó. 0.3. Mục đích và nội dung nghiên cứu: Mục đích luận văn của chúng tôi là khai thác tìm hiểu những cấu trúc của các thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi con vật, phân tích các mối quan hệ giữa các thành tố của thành ngữ để đi đến nhận xét chung. Từ đó chúng tôi sẽ tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ để tìm ra những đặc trưng văn hóa, tư duy của người Anh. Chúng tôi khai thác triệt để những khía cạnh ngữ nghĩa của thành ngữ với mục đích giúp người học sử dụng thành ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, hiểu đúng nghĩa của các thành ngữ đó trong văn bản viết tiếng Anh, một ngôn ngữ càng ngày càng trở nên cần thiết khi chúng ta cần giao lưu với thế giới. Về tư liệu, chóng t«i thèng kª, tËp hîp tõ hai cuốn sách về thành ngữ tiếng Anh: chủ yếu trong Cassell‟s dictionary of English idioms – Rosalind Fergusson và English idioms – Jennifer Seidl, W.McMordie (Oxford University Press). Đây là những cuốn sách về vốn thành ngữ thông dụng và mới nhất được người Anh thõa nhËn. Khái niệm thành ngữ trong tiếng Anh cũng có những điểm khác so với tiếng Việt vì tiếng Anh vốn là một ngôn 2 ngữ vừa mang tính tổng hợp tính và phân tích tính. Chúng tôi sẽ quan tâm giới thuyết phần sau khi bàn về những khái niệm liên quan. Sau khi tập hợp tạm đủ, chóng t«i sÏ tiÕn hµnh ph©n tÝch vÒ mÆt cÊu t¹o vµ vÒ mÆt nghÜa cña c¸c ®¬n vÞ thµnh ng÷ ®ã. 0.4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu: Chóng t«i ¸p dông nh÷ng ph-¬ng ph¸p th-êng gÆp trong ng«n ng÷ häc nh-: ph-¬ng ph¸p nhËn diÖn x¸c ®Þnh c¸c ®¬n vÞ, ph-¬ng ph¸p thèng kª ®Þnh l-îng, ph-¬ng ph¸p miêu tả, ph©n tÝch cÊu tróc, ph-¬ng ph¸p ph©n tÝch ng÷ nghÜa. Cùng với việc quan sát cách sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cũng như trong sách, báo tiếng Anh hàng ngày, chúng tôi tập hợp tư liệu chủ yếu từ những quyển từ điển thành ngữ mới nhất như đã dẫn trên. 0.5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn: Việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh ở Việt Nam không phải là mới. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu theo hướng này và các nghiên cứu còn chưa đi sâu miêu tả cấu tạo và cấu trúc ngữ nghĩa của các đơn vị thành ngữ tập trung vào một chủ đề, đặc biệt là có thành tố chỉ con vật. Các thành tố này đóng vai trò như thế nào trong việc tạo nên ngữ nghĩa thành ngữ, vị trí của các thành tố và chức năng ngữ pháp của nó có ảnh hưởng tới nghĩa thành ngữ như thế nào? Và một điều quan trọng nữa là dựa trên những phân tích có tính chất miêu tả như vậy ta rút ra được những đặc điểm gì về tư duy dân tộc, quan điểm thẩm mỹ tạo nên bản sắc của ngôn ngữ và văn hoá Anh. Đó chính là ý nghĩa lí luận của luận văn. 3 Với cách chọn một nhóm thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi con vật làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi mong muốn lập được một danh sách các thành ngữ theo tiêu chí lựa chọn trên và phân loại theo trường ngữ nghĩa tạo nên một tài liệu tra cứu cho những nhà nghiên cứu sau này cũng như cho những ai sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra những đặc điểm biểu trưng của từng con vật mà người Anh hay dùng. Đó là một đóng góp nhỏ để người học tiếng Anh qua đó dễ hiểu, dễ nhớ và sử dụng các thành ngữ tiếng Anh tốt hơn và đặc biệt vận dụng một cách hiệu quả trong giao tiếp. Việc sử dụng thành ngữ đúng lúc sẽ tạo nên ưu thế trong ngoại giao và giao dịch, một điều rất cần thiết trong xu hướng phát triển giao tiếp xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của luận văn mà chúng tôi muốn hướng tới. 0.6. Bố cục luận văn Ngoµi phÇn më ®Çu, phÇn kÕt luËn, luËn v¨n gåm 3 ch-¬ng Ch-¬ng I: Một số tiền đề lí luận để tiếp cận thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh. Ch-¬ng II: Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ tên gọi động vật và cơ chế tạo nghĩa thành ngữ. Ch-¬ng III: Nhận xét một số đặc điểm ngữ nghĩa và trường nghĩa các thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật. Mục lục tài liệu tham khảo Phụ lục I, II, III 4 CHƢƠNG I MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG ANH 1.0. Đặt vấn đề Thành ngữ là một đơn vị đặc biệt có mặt trong mọi ngôn ngữ nên ta có thể bắt gặp rất nhiều những định nghĩa về thành ngữ. Cách định nghĩa và nhận diện thành ngữ của các ngôn ngữ khác nhau có những điểm tương đồng và khác biệt. Đó là điều tất yếu vì cấu trúc của thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ không giống nhau. Ngoài ra, các định nghĩa về thành ngữ còn đa dạng vì mỗi định nghĩa xuất phát từ một góc nhìn khác nhau. Người thì xét nó trên phương diện cấu trúc, người thì nhìn vào các đặc điểm chức năng hay cách sử dụng. Có thể tham khảo một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ trong nước và nước ngoài như sau: 1.1. Những quan điểm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh: Thành ngữ là gì? Đó là một câu hỏi mà chúng tôi sẽ từng bước làm sáng tỏ dựa trên những nghiên cứu, đúc kết của những nhà nghiên cứu đi trước. 1.1.1. Các định nghĩa: Theo Jenniffer Seidl 42;13 “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một nhóm từ khi xuất hiện cùng nhau mang một ý nghĩa khác những nghĩa của mỗi từ đơn”. Đây là một định nghĩa hết sức dễ hiểu hay nói một cách khác là một cách giải thích nôm na đã đưa ra những nét cơ bản về hình thức 5 cũng như nội dung của thành ngữ. “Nhóm từ”(number of words) là để chỉ hình thức của thành ngữ, không phải là một từ. Ta có thể hiểu “khi xuất hiện cùng nhau mang nghĩa khác nghĩa của mỗi từ đơn” có nghĩa là “nhóm từ” ấy khi đi cùng nhau sẽ làm xuất hiện một nghĩa mới không phải là phép cộng đơn thuần nghĩa của từng từ. Sự kết hợp của các từ ấy (theo chúng tôi hiểu chính là tính cố định) đã tạo nên nghĩa mới, nghĩa tổng thể (tính hoàn chỉnh về nghĩa). Về cơ bản cách định nghĩa này đã giúp chúng ta hình dung được thành ngữ là gì và cách định nghĩa này gần như tương đương với định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp 16; 77: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Chúng tôi nói gần tương đương vì ở đây, Nguyễn Thiện Giáp có nói đến tính gợi cảm. Đây là một đặc điểm mà chúng tôi cho rằng không thể thiếu được khi nói tới thành ngữ (chúng tôi sẽ nói kỹ về đặc điểm này phần sau). Một định nghĩa khác nữa của Rosalind Ferguson giải thích rõ như sau: “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một “cụm từ” hoặc ngữ mà nghĩa của nó không thể hiểu ngay được từ nghĩa những thành tố cấu tạo nó.” 45;viii. Cấp độ (tính chất) thành ngữ của những ngữ này rất khác nhau. Ví dụ tính thành ngữ thể hiện trong câu tục ngữ “too many cooks spoil the broth” (nhiều đầu bếp sẽ làm hỏng món canh) mà cách hiểu nó hoàn toàn ẩn dụ và nghĩa sử dụng của nó chẳng hề liên quan đến việc nấu canh và để hiểu nó thì phải thông qua những yếu tố có chứa tính thành ngữ cũng như không chứa tính thành ngữ. Ví dụ “dead duck”, rõ ràng đề cập đến một cái gì đó không còn chức năng, hỏng mặc dù không nhất thiết phải là một con vịt, hay 6 động ngữ “to pick up”, tính thành ngữ của nó nằm trong sự kết hợp của hai yếu tố. 1.1.2. Tính thành ngữ: Như vậy là khi nói đến thành ngữ, Rosalind Fergusson, người đã tập hợp thành ngữ cho quyển từ điển thành ngữ (mà chúng tôi sử dụng để thu thập tư liệu) đã nhắc tới tính thành ngữ. Vậy tính thành ngữ là gì? Theo cách hiểu thông thường, một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành. Vì các khái niệm nghĩa và ý nghĩa chưa được làm sáng tỏ nên có thể sử dụng yếu tố tương đương khi dịch để định nghĩa tính thành ngữ “Một tổ hợp đựơc coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp (trong trật tự nhất định). Thêm vào đó, từ này có thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại và khi ấy nó được dịch bằng một yếu tố khác” 15;74 Trong định nghĩa trên có 3 nhân tố cần lưu ý: 1. Trong tổ hợp thành ngữ tính phải có ít nhất một từ có khả năng dịch duy nhất, tức là khả năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tại đồng thời một hoặc một số từ nào đó. Vd: Mẹ tròn con vuông/ kỉ luật sắt; dead duck (đồ vô dụng), donkey‟s year (rất lâu). 7 2. Trong tổ hợp thành ngữ tính, từ có cách dịch duy nhất chỉ có được cách dịch đó khi xuất hiện đồng thời với tất cả những yếu tố còn lại. Ví dụ: donkey‟s year: rất lâu (chỉ khi xuất hiện trong tổ hợp này thì từ donkey mới có cách dịch như vậy). Điều kiện này là cần thiết để tách tổ hợp thành ngữ tính ra khỏi những đơn vị phức tạp hơn mà tổ hợp đó là một thành phần. Ví dụ: từ như trong như nước đổ lá khoai 3. Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ tính phải được gặp ở ngoài tổ hợp đó, và khi ấy nó có cách dịch khác. Ví dụ: donkey‟s year (donkey khi kết hợp với year có ý nghĩa là lâu, còn với các kết hợp khác, nó không có nghĩa này. Ví dụ: Jane‟s donkey (con lừa của Jane). 1.1.3. Tính hình tƣợng: Ngoài những đặc điểm về tính cố định, tính thành ngữ (hay tính nhất thể về nghĩa), hầu hết các định nghĩa đều nhấn mạnh thành ngữ là những cụm từ (ngữ) có tính gợi tả, giàu hình ảnh, màu sắc. Có thể nói thành ngữ là những cụm từ đã được tu từ và thường có hình ảnh dùng để thay thế những từ ngữ thông thường nhằm làm tăng hiệu quả diễn đạt của câu văn, lời nói. TS. Nguyễn Xuân Hoà trong luận án của mình có nhấn mạnh lại quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp “Thực ra nói đến thành ngữ là nói tới đơn vị định danh hình tượng. Cần phải dựa vào tính hình tượng để xác định thành ngữ” 18;16. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng trên cơ sở của hiện tượng so sánh 8 và ẩn dụ. Để hiểu rõ hơn tính hình tượng của thành ngữ ta phải phân biệt thành ngữ với ngữ định danh. Về mặt nội dung, thành ngữ khác ngữ định danh ở các điểm sau đây: a1) Ngữ định danh là tên gọi thuần tuý của sự vật, còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của hiện tượng nào đó. Giá trị gợi cảm của thành ngữ được tạo ra nhờ sự tồn tại song song của hai phương diện nghĩa: nghĩa từ nguyên, là nghĩa hình thành từ nghĩa riêng của các thành tố theo quy tắc cú pháp và nghĩa thực tại của thành ngữ. Ví dụ : Nước đổ lá khoai là thành ngữ có ý nghĩa từ nguyên “nước đổ vào lá khoai”; còn ý nghĩa thực tại của nó là “phí công, vô ích”. Ở ngữ định danh, hình thái bên trong chủ yếu đóng vai trò cấu tạo ý nghĩa chung của cả đơn vị. Còn ở thành ngữ thì hình thái bên trong chẳng những chỉ cấu thành ý nghĩa chung mà còn tạo cho thành ngữ giá trị biểu cảm nữa. Vì thế, sau khi một ngữ định danh được hình thành thì vai trò của hình thái bên trong sẽ chấm dứt. Trong giao tiếp, người nói và người nghe đều không cần chú ý đến hình thái bên trong của đơn vị mà chỉ cần chú ý đến nghĩa thực tại của nó mà thôi. Hình thái bên trong của đơn vị đó mà càng xa mờ đi bao nhiêu thì càng có lợi cho việc nhận thức ý nghĩa thực tại của nó bấy nhiêu. Trong các thành ngữ, hình thái bên trong là ý nghĩa hoàn toàn độc lập tồn tại bên cạnh ý nghĩa thực tại của chúng. Hình thái bên trong quy định ý nghĩa thực tại và sắc thái biểu cảm của ý nghĩa đó. Nếu ở ngữ định danh, hình thái bên trong và ý nghĩa thực tại thống nhất với nhau thì ở thành ngữ, hình thái bên trong và ý nghĩa thực tại tách rời nhau, thậm chí đối lập nhau. 9 Chính sự đối lập của hai diện ý nghĩa như thế đã tạo nên tính hình tượng của thành ngữ. a2) Do có tính hình tượng cho nên ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính cụ thể. Nó không có khả năng diễn đạt đồng thời quan hệ chủng và loại, không có cả diện chung lẫn diện riêng của ý nghĩa như ngữ định danh. So sánh: xe đạp là một ngữ định danh. Nó vừa có thể biểu thị “tổng loại xe đạp nói chung” (diện chung của ý nghĩa) lại vừa có thể biểu thị “một hoặc vài cái xe đạp cụ thể” (diện riêng của ý nghĩa). Thành ngữ “chạy long tóc gáy” không biểu thị một khái niệm “chạy” nói chung mà biểu thị trạng thái “chạy tíu tít, bận rộn, khẩn cấp”. Do đó thành ngữ không thể dùng cho bất kỳ tình huống nào có đặc điểm mà nó biểu thị. a3) Thành ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi mà sự phản ánh đòi hỏi cần có sự bình giá và biểu cảm. 1.1.4. Phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của ThS. Lâm Thị Hoà Bình về sự khác biệt giữa cụm từ tự do và thành ngữ. “Cụm từ tự do được hình thành trong từng bối cảnh giao tiếp phục vụ một mục đích biểu đạt nhất định, hay nói đúng hơn là do nhu cầu diễn tả một ý tưởng nào đó hơn mức bình thường. Cụm từ tự do tuy có thể tạo ra nghĩa biểu cảm không phải là phép cộng đơn thuần của các nghĩa đơn lẻ nhưng chỉ có thể hiểu trong một bối cảnh, tình huống phát ngôn nhất định. Nếu đặt trong bối cảnh khác, rất có thể nghĩa của nó sẽ biến đổi hay được phân tích như đối với một cụm từ vựng- 10 ngữ pháp thông thường.” Trên thực tế, các tác giả nước ngoài cũng khẳng định: “Thành ngữ là một biểu thức đa từ (multiword expression) với những đặc điểm ngữ nghĩa khác hẳn với các cụm từ tự do. Cái khác đó là tính thành ngữ (idiomaticity), hay còn gọi là tính nhất thể về nghĩa (semantic unity) và tính cố định hoặc tương đối cố định của các từ thành phần. Thành ngữ hay biểu ngữ đa từ có số lượng từ hạn chế, trong khi đó cụm từ tự do có số lượng mở không hạn định. 1.1.5. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ: Tục ngữ là biểu thức cố định, nhưng thường là một bộ phận của văn học dân gian nên bản thân mỗi câu tục ngữ như là “một tác phẩm văn học” hoàn chỉnh, chứ không phải là một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ như thành ngữ. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt đầy đủ một ý, một đúc kết, một triết lý. Ý đó có thể là một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí hay một lời khuyên hoặc lời phê phán được rút ra từ trong kinh nghiệm sống con người. Khác với tục ngữ, thành ngữ là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ. Đó là một cụm từ cố định tương đương với từ. Tự nó không diễn đạt trọn vẹn được một ý, nên nó chỉ tương đương với đơn vị từ mà thôi. Thành ngữ tương đương với từ, nó thuộc đối tượng nghiên cứu từ vựng học còn tục ngữ tương đương với câu nên nó là bình diện nghiên cứu bậc câu-lời. 1.1.6. Phân biệt thành ngữ với từ ghép: Từ ghép là sự lắp ghép có chủ ý các thành phần từ vựng để tạo nên một đơn vị biểu hiện khái niệm chung về sự vật, hoạt động, tính chất, trạng 11 thái. Từ ghép có cấu tạo vững chắc và thường biểu thị một khái niệm hoàn chỉnh duy nhất. Thành ngữ với tư cách là cụm từ cố định luôn tồn tại một quan hệ ngữ nghĩa phi cú pháp giữa các thành tố. Đối với một thành ngữ, thông thường chúng ta có thể hiểu nghĩa của mỗi thành tố, thậm chí mỗi thành ngữ đều có nghĩa đen (nghĩa khởi nguyên) của chúng. Nhưng muốn nắm bắt được nghĩa thực tại của chúng không chỉ dựa vào khả năng tổng hợp, óc suy diễn logic và kiến thức nền về văn hoá để giải thích cho các hình ảnh biểu trưng. Nghĩa của thành ngữ bao giờ cũng bao hàm một nội dung rộng hơn, trừu tượng hơn, sâu sắc hơn, đôi khi trái ngược với nghĩa đen mà chúng biểu hiện. 1.1.7. Thành ngữ dƣới góc độ sử dụng: Với chức năng như một đơn vị từ vựng của ngôn ngữ, thành ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp, trong các văn bản chính thức hay không chính thức. Và hầu hết các nhà ngôn ngữ đều khẳng định, thành ngữ không phải là một phần tách biệt của ngôn ngữ mà người ta có thể chọn để sử dụng hay bỏ qua, nó tạo nên một phần cần thiết trong vốn từ vựng của mọi ngôn ngữ. Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành, hoặc là chê bai khinh rẻ. Thành ngữ là như vậy, nó là phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng đằng sau nó, bên trong nó ẩn tàng, lấp lánh những đặc điểm độc đáo của một nền văn hoá, văn minh, phép đối nhân xử thế, đạo lý, thẩm mỹ… của một dân tộc. Mọi người có thể tìm thấy trong thành ngữ quan điểm về cái đẹp, cái xấu, cái ác, cái thiện, cái đạo lí, cái phi đạo lí và những đặc tính gắn liền với 12 tư duy, lối sống, tính cách của dân tộc. Do đặc điểm này, từ lâu, dân tộc nào cũng coi thành ngữ như tấm gương phản ánh đặc điểm văn hoá - tộc người và là một di sản văn hoá tinh thần cần được sưu tập, bảo vệ, truyền bá rộng rãi trong cộng đồng như là những bài học dân gian về đạo lí làm người. Một điều quan trọng cần phải nhận thức là “thành ngữ” không chỉ là cách “thể hiện thông tục” như mọi người thường nghĩ. Chúng có thể xuất hiện trong một văn phong trang trọng, trong tiếng lóng, thơ ca, trong ngôn ngữ của Shakespears (Sếchpia) và trong kinh thánh. (42;12) 1.2. Nhận diện thành ngữ tiếng Anh nói chung: Tổng hợp từ những quan điểm và cách hiểu thành ngữ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt, Anh chúng tôi cho rằng một thành ngữ phải thoả mãn các tiêu chí dưới đây: 1.2.1. Về hình thức cấu tạo:  Thành ngữ có cấu tạo như một tổ hợp từ (cụm từ, ngữ, có thể là một cấu trúc câu hoàn chỉnh), cố định hoặc tương đối cố định. (Nói tương đối cố định vì trong một số trường hợp có biến thể). Tuy nhiên thành ngữ không dễ dàng chấp nhận việc tự do thêm bớt vào cấu trúc của mình. 1.2.2. Về nội dung nghĩa:  Nghĩa của thành ngữ là nghĩa tổng thể hoặc gần như tổng thể. Các từ thành phần có mối liên hệ gần như hoà quyện vào nhau và làm mất đi những nét nghĩa riêng của từng từ nếu chúng đứng độc lập trong bối cảnh khác. 13  Thành ngữ là biểu thức cố định mang tính hình tượng. Các thành ngữ tiếng Anh có rất nhiều hình thức và cấu trúc. Một thành ngữ có thể có một cấu trúc thông thường hay đặc biệt hoặc cấu trúc sai ngữ pháp. Sự rõ nghĩa của nó không phụ thuộc vào “tính chính xác về ngữ pháp”. Có thể đưa ra một vài ví dụ về các loại thành ngữ như sau: a) Hình thức đặc biệt (không thông dụng), rõ nghĩa như: - give someone to understand (thông báo một cách hách dịch/ cho ai đó tin rằng) - do someone proud (trọng vọng ai đó) - do the dirty on someone (chơi đểu, giở trò đê tiện với ai) b) Hình thức thông thường, nghĩa không rõ (mơ hồ) - have a bee in one‟s bonnet (bồn chồn) - cut no ice (chẳng có tác dụng gì cả) - bring the house down (làm cho cả rạp vỗ tay nhiệt liệt) c) Hình thức đặc biệt (không thông dụng), nghĩa không rõ: - be at large (tự do) - go great guns (làm nhanh và có kết quả tốt) - be at daggers drawn (hục hặc với nhau) Chúng ta thấy rằng trên thực tế, hầu hết các thành ngữ thuộc vào nhóm thứ 2: hình thức thông dụng, nghĩa không rõ. Tuy nhiên trong nhóm này cũng có một số thành ngữ rõ nghĩa hơn thành ngữ khác. Ví dụ: “to give someone the 14 green light” được đoán là “cho phép ai bắt đầu”. Những thành ngữ khác khó đoán hơn vì có sự liên hệ với nghĩa gốc của những từ đơn. Ví dụ: - to tell someone where to get off (quở trách gay gắt) - to carry the can (nhận trách nhiệm về cái gì) - to drop a brick (hớ, phạm sai lầm) Một số thành ngữ không thể thay đổi một phần nào (trừ thời của động từ) - to paint the town red (đi chơi xả láng, gây náo loạn) - to fight shy of something (tránh xa ai) - to get down to business (bắt đầu nghiêm túc với công việc) Một số thành ngữ khác cho phép có nhiều biến thể - to know one‟s onion/stuff ( nắm vững công việc của ai đó) - a hard/tough nut to crack (khó nhằn, khó chơi) - to take/ have/ enjoy forty winks (chợp mắt một chút) - to come to a bad/ nasty/ sticky/ no good/ untimely end (kết thúc một cách tồi tệ/…/…) Thành ngữ tiếng Anh có một số đặc điểm ngữ pháp sau cho dù các thành tố cấu tạo không có nghĩa hay các nghĩa đó hoạt động không độc lập: 1. Các yếu tố cấu tạo không cải biến được một cách độc lập mà không làm mất đi nghĩa thành ngữ. 15 Ví dụ: pull someone‟s leg: trêu ghẹo ai đó. Nhưng trong một số trường hợp thay đổi các thành tố cấu tạo dưới đây, nghĩa thành ngữ đã bị mất đi.  She pulled her brother‟s legs  She pulled her brother‟s left leg  She pulled her brother‟s leg with a sharp tug Chỉ có thành ngữ trọn vẹn (cụm từ cố định) như một tổng thể mới có thể cải biến được mà không làm mất tính thành ngữ:  She pulled her brother‟s leg mercilessly (Cô ta trêu ghẹo anh ta một cách nhẫn tâm) 2. Các yếu tố cấu tạo thành ngữ không phối hợp với các yếu tố ngữ nghĩa đích thực  She pulled and twisted her brother‟s leg (từ twist với nghĩa “vặn” không hề phối hợp với nghĩa đen của từ pull nghĩa “kéo” trong ngữ (cụm từ) trên)  She pulled her brother‟s leg and arm (trường hợp này cũng vậy) 3. Các yếu tố không thể là sự nhấn mạnh tương phản (yếu tố chính đối lập) hoặc là trọng tâm của việc chuyển nghĩa  It was her brother’s leg that she pulled  What she did to her brother’s leg was pull it 4. Các yếu tố không được đề cập trở lại một cách trùng lặp (lặp lại, thay thế bằng đại từ) 16  Mary pulled her brother‟s leg; John pulled it, too. 5. Một thành ngữ không thể thay thế một yếu tố cấu tạo nào của nó bằng một yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa  The poor old chap kicked the pail (lẽ ra phải dùng kick the bucket với nghĩa là chết)  She tugged his leg about it (tug ở đây thay cho từ pull)  She pulled his lower limb about it (lower limb thay cho từ leg) Trong cả ba trường hợp trên, việc thay thế từ đồng nghĩa làm mất đi nghĩa của thành ngữ. 6. Một số khía cạnh về ngữ pháp (thể) có thể hoặc không thể là một phần của thành ngữ.  His leg was being pulled continually by the other boys. Ví dụ trên nghĩa thành ngữ không mất đi khi chuyển sang thể bị động. Do đó “thể chủ động” không phải là một cách duy nhất đúng của thành ngữ.  The bucket was kicked by him. Với cách chuyển sang thể bị động như thế này nghĩa thành ngữ bị mất đi, do đó “thể chủ động ” ở đây được coi là một phần phù hợp, đúng quy tắc của thành ngữ. Trên đây chúng tôi dẫn một số thí dụ để hình dung loại đơn vị thành ngữ trong tiếng Anh mà chúng tôi chọn làm đối tượng khảo sát. Ở đây chúng tôi chưa hề phân tích cấu tạo và nghĩa của chúng. Dựa vào những tiêu 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan