Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Gốm hoa lam việt nam trên tàu đắm cổ cù lao chàm (quảng nam) luận văn ths. khảo...

Tài liệu Gốm hoa lam việt nam trên tàu đắm cổ cù lao chàm (quảng nam) luận văn ths. khảo cổ học

.PDF
246
657
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN __________________________________________________________ NGUYỄN VIẾT CƯỜNG GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM (QUẢNG NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khảo cổ học Hà Nội–2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________________________________ NGUYỄN VIẾT CƯỜNG GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM (QUẢNG NAM) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học Mã số: 602260 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Chiến Hà Nội–2013 2 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1. QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ KHAI QUẬT TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM 11 1.1. Vài nét về lịch sử, địa lý Hội An – Cù Lao Chàm 11 1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu tàu đắm cổ Cù Lao Chàm 12 1.3. Quá trình thăm dò, khảo sát tàu đắm cổ Cù Lao Chàm 15 1.4. Quá trình khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm 16 1.5. Tiểu kết chương 1 25 Chương 2. CÁC LOẠI HÌNH GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM 2.1. Vài nét về việc nghiên cứu gốm hoa lam ở Việt Nam 27 27 2.2. Các loại hình gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm 28 2.3. Tiểu kết Chương 2 58 Chương 3. CHẤT LIỆU VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT GỐM HOA LAM VIỆT NAM TRÊN TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM 60 3.1. Chất liệu 62 3.2. Men gốm 64 3.3. Kỹ thuật sản xuất 65 3.4. Tiểu kết chương 3 75 4 Chương 4. HOA VĂN TRANG TRÍ TRÊN GỐM HOA LAM VIỆT NAM TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM 78 4.1. Hình tượng con người 78 4.2. Đề tài phong cảnh 81 4.3. Đề tài linh vật 81 4.4. Đề tài động vật 84 4.5. Động vật thủy sinh 87 4.6. Côn trùng 87 4.7. Đề tài hoa lá, cây cối 87 4.8. Các loại đề tài khác 89 4.9. Tiểu kết Chương 4 89 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 104 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BA: Bản ảnh BV: Bản vẽ BVHTT: Bộ Văn hóa - Thông tin C: Chiều cao Cm: Xăng ti mét D: Dài Đkm: Đường kính miệng Ed: Editor KCH: Khảo cổ học KHXH: Khoa học Xã hội NPHMVKCH: Những phát hiện mới về khảo cổ học No: Number Nxb: Nhà xuất bản Pg: Pages PL: Phụ lục TBKH: Thông báo khoa học Tr: Trang Vol: Volume 6 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Tàu đắm cổ Cù Lao Chàm được ngư dân phát hiện từ năm 1994 và được khảo sát khai quật trong những năm 1997 – 1999. Kết quả đã trục vớt được 244.500 hiện vật, trong đó chủ yếu là hàng hóa đồ gốm Việt Nam thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Sưu tập đồ gốm Việt Nam trong tàu cổ Cù Lao Chàm thuộc các dòng gốm hoa lam , gốm hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu trên men, gốm men ngọc, gốm men màu xanh dương sẫm, gốm men trắng mỏng văn in, gốm men nâu, gốm sành, trong đó gốm hoa lam chiếm số lượng nhiều hơn cả. Đồ gốm hoa lam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm có loại hình rất phong phú với nhiều đề tài hoa văn trang trí mới lạ, đẹp mắt, lần đầu tiên được biết tới. Vì vậy, có thể xem đây là sưu tập chuẩn để so sánh, giám định cho nhiều đồ gốm Việt Nam khác có kiểu dáng và hoa văn tương đồng. Nghiên cứu sưu tập gốm hoa lam này sẽ đóng góp nguồn tư liệu quan trọng vào việc nhận thức về lịch sử đồ gốm hoa lam Việt Nam thế kỷ 15 nói riêng và dòng gố m hoa lam Viê ̣t Nam nói chung trong li ̣ ch sử phát triể n nhiề u thế kỷ của dòng gố m này. Với mô ̣t số lươ ̣ng đồ sô ̣ đươ ̣c tim ̀ thấ y , viê ̣c nghiên cứu gố m hoa lam tàu cổ Cù Lao Chàm còn góp phần tìm hiểu phong cách , kỹ thuật và nghệ thuật của từng trung tâm sản xu ất gốm Việt Nam ở thời điểm phát triển rực rỡ nhất của nó , dưới thời Lê Sơ. Trên cơ sở thống kê, phân loại, khảo tả những tiêu bản điển hình trong sưu tập hiện vật gốm hoa lam Việt Nam này, góp phần rút ra những đặc trưng cơ bản của từng loại hình hiện vật đó. 7 Đi sâu nghiên cứu các đặc trưng của sưu tập gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm góp phần tìm hiểu về các lò gốm cổ, về gốm hoa lam phát hiện ở các di chỉ khảo cổ khác. Nghiên cứu sưu tập gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm còn góp phần tìm hiểu con đường giao thương quốc tế trên biển Việt Nam trong lịch sử thông qua tài liệu gốm. Như vậy, dưới góc độ khoa học và thực tiễn, nghiên cứu sưu tập đồ gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm là một yêu cầu cấp thiết của khảo cổ học Việt Nam, phù hợp với mã số chuyên ngành khảo cổ học. Kết quả và những đóng góp của luận văn: - Thống kê, phân loại và khảo tả đầy đủ về các loại hình, chất liệu và kỹ thuật sản xuất, hoa văn trang trí của sưu tập gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, góp phần cung cấp cho các nhà nghiên cứu những tư liệu chi tiết về sưu tập. - So sánh với các hiện vật khai quật thuộc các di tích khác ở Hải Dương , Hoàng thành Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Lam Kinh (Thanh Hóa)... để có thể xác địn h nguồn gốc xuấ t xứ của các hiện vật - hàng hóa trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - Bước đầu xác định những giá trị lịch sử - văn hóa của sưu tập gốm hoa lam thời Lê Sơ khai quật trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm , qua đó, góp phần bổ sung tư liê ̣u nhâ ̣n thức về gố m hoa lam vố n còn it́ ỏi do những phát hiê ̣n về loa ̣i gố m này còn nghèo nàn từ khi xưa đến những năm cuối thế kỷ 20. Đây cũng là nguồ n tài liê ̣u phong phú duy nhấ t hiê ̣n biế t để tìm hiể u gố m thương ma ̣i Viê ̣t Nam thế kỷ 15. Là người được giao nhiệm vụ trực tiếp tham gia khai quật và xử lý phân loại hiện vật của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (1997 – 1999), nên tôi có nhiều thời gian tiế p xúc với sưu tập này , theo đó , cũng có nhiều cơ hội trao đổi , thảo luận với các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước , trang bi ̣thêm kiế n thức cho miǹ h về gố m sứ nói 8 chung và gố m hoa lam nói riêng. Vì lẽ đó, tôi ma ̣nh da ̣n cho ̣n đề tài “Gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (Quảng Nam)” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ những năm 1980, các di chỉ gốm ở Chu Đậu (Hải Dương) được phát hiện và khai quật đã tạo nên sự chú ý của các học giả trong và ngoài nước về gốm hoa lam Việt Nam thời Lê Sơ. Đặc biệt, từ năm 1997 đến năm 1999, việc phát hiện và khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đã mang lại một khối lượng lớn tài liệu hiện vật gốm chưa từng có. Sưu tâ ̣p gố m men trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm phong phú , đã thu hút sự quan tâm đă ̣c biê ̣t của các nhà , với số lươ ̣ng đồ sô ̣ và nghiên cứu . Công trình nghiên cứu đầ u tiên phải kể đế n là “Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học dưới nước tàu đắm cổ Cù Lao Chàm (Hội An - Quảng Nam) năm 1997 – 1999” [48]. Trong đó, phầ n gố m hoa lam , dù là chủ yếu , nhưng cũng chỉ đươ ̣c đề cập tới trong chừng mực nhất định. Ngoài ra, hàng loạt những bài viết và ấn phẩm đã được công bố [19, 23, 24, 52], nhưng cũng chỉ là những nhâ ̣n đinh ̣ về niên đa ̣i của sưu tâ ̣p này hoă ̣c là những đánh giá khái quát về giá t rị phong phú, đa da ̣ng của gố m tàu đắm cổ Cù Lao Chàm trong phức hợp gốm Việt Nam nói chung được biết trước đó. Đồ gố m tàu đắm cổ Cù Lao Chàm còn nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm của nhiề u nhà nghiên cứu, dưới góc đô ̣ khảo sát thôn g qua mô ̣t bô ̣ sưu tâ ̣p đươ ̣c lưu giữ và phát huy ta ̣i Bảo tàng Lich ̣ sử Viê ̣t Nam (nay là Bảo tàng Lich ̣ sử quố c gia ) sau khi đươ ̣c phân chia cho 5 bảo tàng (theo đó , không tránh khỏi những sự thiế u đầ y đủ và tro ̣n vẹn [19, 23, 24]. Nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn và chi tiế t hơn về gố m Cù Lao Chàm, phải kể đến những bài viết của các tác giả Nguyễn Đình Chiến [12, 15], Phạm Quốc Quân [15, 43, 46] và Hà Văn Cẩn [6, 7, 8] – đó là sự đánh giá về những giá trị độc bản của đồ gốm . Đặc biệt là những tiêu bản gốm hoa lam và phong cách hô ̣i ho ̣a của đồ gố m hoa lam trên tàu đẳm cổ Cù Lao Chàm , đã gơ ̣i mở nhiề u vấ n đề 9 hơn, cầ n sự quan tâm hơn , đă ̣c biê ̣t hơn về phong cách và đề tài trang trí gốm hoa lam. Với những gơ ̣i mở ấ y , đề tài luận văn thạc sĩ văn hóa học đã được thực hiện : “Những giá tri ̣ li ̣ch sử văn hóa của sưu tập đồ gố m sứ trong con tàu cổ phát hiê ̣n ở Cù Lao Chàm (hiê ̣n lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )” của tác giả Đào Lê Quế Hương đã đươ ̣c bảo vê ̣ năm 2007 [31]. Đây cũng có thể coi là công triǹ h giới thiệu khá đầ y đủ về gố m của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm . Tuy nhiên, do những hoàn cảnh khách quan và chủ quan, tác giả chỉ tiếp xúc được với duy nhất bộ sưu tập tạ i Bảo tàng Lịch sử Việt Nam , và sự quan tâm của luận văn này là giá trị lịch sử văn hóa, theo đó , đố i tươ ̣ng nghiên cứu bao gồ m tấ t cả đồ gố m sứ có xuấ t xứ và nguồn gố c khác nhau để giải quyế t các vấ n đề chung và rô ̣ng của luâ ̣n văn đă ̣t ra. Mô ̣t đề tài luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ văn hóa ho ̣c khác của tác giả Nguyễn Quố c Hữu mang tựa đề “Trang trí hoa văn trên đồ gố m men thời Lê Sơ (1428 – 1527)” cũng đã đươ ̣c bảo vê ̣ năm 2008 [32]. Trong đề tài luâ ̣n văn này , nguồ n tư liê ̣u chiń h cũng đươ ̣c nghiên cứu trên cơ sở tham khảo sưu tâ ̣p gố m sứ khai quâ ̣t từ tàu đắm cổ Cù Lao Chàm để đi vào khảo tả về các đề tài hoa văn trang trí trên đồ gố m men thời Lê Sơ nói chung . Tuy nhiên, trong luâ ̣n văn của mình tác giả chỉ khai thác mô ̣t cách khái quát về những loại hình sản phẩm chính của đồ gốm sứ tàu cổ Cù Lao Chàm và đặc biệt chưa phân tíc h và chỉ ra đươ ̣c rõ từng loa ̣i hiǹ h gố m hoa lam khai quâ ̣t đươ ̣c trong con tàu cổ , cùng chất liệu và kỹ thuật chế tạo gốm. Năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản cuốn sách “Gố m sứ trong năm con tàu cổ ở vùng biể n Viê ̣t Nam ” [15] của 2 tác giả Nguyễn Đình Chiến và Phạm Quốc Quân . Đến năm 2008, trên cơ sở cuộc trưng bày phối hợp giữa Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây – Trung Quố c và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã xuất bản cuố n sách “ Kho báu từ con đường tơ lụa trên biển – đồ gố m sứ khai quật từ những con tàu đắ m dưới đáy biển Viê ̣t Nam ” [2]. Đây là hai cuốn 10 sách giới thiệu tương đối đầy đủ về một số loại hình đồ gốm trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Trong cả hai cuố n sách, các tác giả trình bày đồ gốm tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đậm đặc nhất và gốm hoa lam Việt Nam được đặc biệt lưu tâm . Tuy nhiên, số lươ ̣ng hiê ̣n vâ ̣t nhiề u mà mu ̣c đích của cuố n sách là giới thiê ̣u những tiêu b ản đặc sắ c dưới da ̣ng catalo gue để phu ̣c vu ̣ cho đô ̣c giả và khách tham quan , do vâ ̣y, phầ n khảo cứu không thật sự là mục tiêu của những ấn phẩm này. Ngoài ra, một cuốn sách viết về quá trình khai quật khảo cổ học tàu đắm cổ Cù Lao Chàm dưới dạng bút ký khảo cổ học củ a tác giả Frank Pope cũng đã được xuất bản vào năm 2007 mang tựa đề “Dragon Sea – A true tale of treasure, archeology, and greed off the coast of Vietnam” [78]. Điể m qua tình hình nghiên cứu của gố m nói chung , gố m sứ trong tàu cổ Cù Lao Chàm nói riêng, để thấy rằng , gố m hoa lam trong con tàu này chưa mấ y đươ ̣c quan tâm mô ̣t cách đầ y đủ của những nhà nghiên cứu đi trước. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn gốm hoa lam làm đối tượng và mang tính chuyên khảo, thiế t nghi,̃ phầ n nào sẽ có những đóng góp trong công cuộc tiếp tục nghiên cứu sưu tập này , bổ sung thêm tư liê ̣u và nhâ ̣n thức về gố m Viê ̣t Nam thế kỷ 15, đă ̣c biê ̣t là gố m xuấ t khẩ u. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các tài liệu, hiện vật gốm hoa lam trong tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Ngoài ra, luận văn còn đề cập đến các hiện vật gốm hoa lam kết hợp vẽ nhiều màu và vàng kim. Đồng thời, luận văn còn tham khảo một số hiện vật gốm hoa lam mới khai quật ở khu vực Hải Dương, Hoàng thành Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Lam Kinh (Thanh Hóa) và nguồn tài liệu gốm hoa lam Việt Nam thời Lê Sơ công bố ở nước ngoài để làm tư liệu so sánh, đối chiếu. Phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu cơ bản luận văn cần giải quyết là tìm hiểu loại hình, chất liệu và kỹ thuật sản xuất, hoa văn trang trí của sưu tập gốm hoa lam Việt 11 Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Để giải quyết tốt mục tiêu này, cần phải đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: - Các loại hình đồ gốm hoa lam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - Chất liệu và kỹ thuật sản xuất của đồ gốm hoa lam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - Các đề tài hoa văn trang trí, kỹ thuật trang trí của đồ gốm hoa lam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - So sánh gố m hoa lam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm với gố m hoa lam tim ̀ thấ y trong mô ̣t số di chỉ khảo cổ ho ̣c ở Viê ̣t Nam , đă ̣c biê ̣t là các trung tâm gố m Hải Dương và Hoàng thành Thăng Long để bước đầ u tìm hiể u xuấ t xứ đồ gốm hàng hóa trên tàu. - Thông qua việc nghiên cứu về loại hình, kiểu dáng, kỹ thuật sản xuất và chất liệu, hoa văn trang trí,... thấy được bức tranh toàn cảnh của sưu tập đồ gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, chứng tỏ bước phát triển cao trong nghệ thuật gốm Việt Nam giai đoạn này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận Mác - Lênin về Chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣n chứng. - Phương pháp luâ ̣n sử ho ̣c nhằm tìm hiểu sự tác động, chi phối của điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đương thời tới việc sáng tạo, chế tác của các nghệ nhân gốm. - Phương pháp sử liệu học để nghiên cứu, khảo sát các hiện vật gốm hoa lam Việt Nam trong sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - Phương pháp phân tić h thố ng kê , phân loa ̣i để tim ̀ hiể u loa ̣i hiǹ h , hoa văn trang trí của sưu tập gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. 12 - Sử dụng kết quả phân tích xét nghiệm của khoa học tự nhiên như phân tích hóa học, phân tích độ nung, để đánh giá chất liệu gốm, kỹ thuật sản xuất gốm qua sưu tập gốm hoa lam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: khảo cổ học, văn hóa học, mỹ thuật học, bảo tàng học để đi sâu tìm hiểu đặc trưng của sưu tập hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm trong mối quan hệ với các lò gốm cổ ở Hải Dương và một số di chỉ khảo cổ học khác. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu (07 trang) và Kết luận (07 trang), luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Quá trình phát hiện và khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Chương 2: Các loại hình gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Chương 3: Chất liệu và kỹ thuật sản xuất gốm hoa lam Việt Nam trên tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Chương 4: Các loại hoa văn trang trí trên gốm hoa lam Việt Nam tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. Ngoài ra, luận văn còn có các mục: Tài liệu tham khảo (86 tài liệu gồm tiếng Việt và tiếng Anh), Phụ lục luận văn gồm 07 Phụ lục với 142 trang (xem mục lục phụ lục). Những trang đầu luận văn còn có Lời cảm ơn, Mục lục và Danh mục các chữ viết tắt. 13 Chương 1 QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ KHAI QUẬT TÀU ĐẮM CỔ CÙ LAO CHÀM 1.1. Vài nét về lịch sử, địa lý Hội An – Cù Lao Chàm Hội An nằm bên cửa sông Thu Bồn, phía Đông nối với biển Đông qua cửa Đại Chiêm. Qua sông Thu Bồn, Hội An nối với kinh đô Trà Kiệu và Di sản Văn hóa Thế giới Khu Di tích Mỹ Sơn của vương quốc cổ Chămpa ở thượng lưu. Theo các tài liệu lịch sử, trước đây Hội An là một đầu mối giao thông quan trọng nằm trên con đường biển quốc tế từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15, 16, thịnh đạt vào thế kỷ 17, 18. Nhưng từ đầu công nguyên, Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của Văn hóa Sa Huỳnh và trong nhiều thế kỷ đã từng là thương cảng trọng yếu của vương quốc cổ Chămpa. Tuy nhiên, sang thế kỷ 19, do nhiều nguyên nhân trong và ngoài nước, do cả những biến đổi về sông nước, hoạt động kinh tế và vai trò của Hội An suy giảm dần nhường chỗ cho Đà Nẵng . Do đó, thương cảng Hội An chỉ còn la ̣i mô ̣t thời vang bóng đã qua. Các di tích bến cảng, phố cổ, cửa hàng, nhà dân, kiến trúc nhà thờ họ, đình chùa, đền miếu, hội quán còn la ̣i hiê ̣n nay là chứng tić h mô ̣t thời vàng son của thương cảng Hô ̣i An. Từ cửa Đại Chiêm – Hội An đi thẳng về phía Đông khoảng 18km, chúng ta sẽ tới Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm là tên gọi chung cho một quần đảo gồm 7 đảo lớn nhỏ, tổng diện tích khoảng 1.500ha. Từ nhiều đời nay, Cù Lao Chàm là bức tường đá thiên nhiên ngăn sóng gió biển Đông cho vùng biển Cửa Đại – Hội An. Trong 7 đảo đó, Hòn Lao là lớn nhất và cũng là đảo duy nhất có cư dân sinh sống. Phía Tây đảo có một vùng biển sâu, kín gió rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến, đặc biệt những lúc sóng to, biển động. Trong vùng có một bến thuyền lớn gọi là bến Bãi Làng. Cụm đảo này, án ngữ cửa Đại Chiêm của thị xã Hội An hiện nay, đồng 14 thời nằm trên một trục thông thương quan trọng: Cù Lao Chàm – Cửa Đại – phố cảng Hội An và kinh đô Trà Kiệu – Khu Di tích Mỹ Sơn. Thực tế trong lịch sử, Cù Lao Chàm đã có vai trò rất lớn đối với đô thị thương cảng Hội An, một đô thị vốn từng nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Qua một số tài liệu thủy văn cho biế t , thời tiết ở khu vực thị xã Hội An, Cù Lao Chàm nói riêng và ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng nói chung chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 là gió, sóng có hướng Đông Bắc là chủ yếu. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa gió, sóng có hướng Đông và Tây Nam. Mùa hè cũng là mùa thường hay có bão và áp thấp nhiệt đới với tốc độ gió cao. Ở ngoài khơi Quảng Nam – Đà Nẵng, tốc độ dòng chảy tầng mặt khá lớn. Dòng chảy mùa đông (tháng 2) có hướng Đông Bắc – Tây Nam, còn dòng chảy mùa hè (tháng 8) có hướng Tây Nam – Đông Bắc. Dòng chảy lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán giữa các nước trong vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, đặc biệt vào thời kỳ phong kiến, khi các phương tiện giao thông trên biển còn đơn giản và chủ yếu bằng buồm [40]. 1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Vào khoảng đầu năm 1994, từ câu chuyện các ngư dân vùng biển Hội An, Duy Xuyên (Quảng Nam) trong lúc đi đánh cá tình cờ phát hiện một kho gốm cổ dưới đáy biển Cù Lao Chàm đã nhanh chóng lan ra cả nước. Nhiều ngư dân quanh vùng trang bị lưới quét sâu cùng thuyền đánh cá tiến hành cào quét đồ gốm từ độ sâu trên 70 mét và vô hình chung đã làm vỡ nhiều cổ vật. Hàng nghìn đồ vật trục vớt trái phép từ biển Cù Lao Chàm được bày bán tại các cửa hàng lưu niệm ở Hội An trong những năm 1994 – 1998. Những người buôn đồ cổ từ Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đổ về đây nằm túc trực để mua của ngư dân và những người buôn đồ cổ khác . Có những món cổ vật trị giá tới hàng trăm triệu đồng, mà theo một ngư dân, khi đoàn khảo sát đến điều tra, thăm hỏi đã tự thú nhận rằng: “Ngôi nhà anh ta được xây dựng bởi tiền bán 1 chiếc đĩa cổ vớt lên từ đáy biển Cù Lao Chàm”. 15 Trước tình hình ấy, đã có nhiều bài báo, nhiều hội nghị khoa học đề cập tới việc xử lý con tàu này khỏi tình trạng đang bị phá hoại trong mấy năm trước đó [24, 52, 53]. Cũng trong năm 1994, TS. Trịnh Cao Tưởng (Viện Khảo cổ học Việt Nam) đã sơ bộ điều tra và nghiên cứu một số đồ gốm được lưu giữ tại nhà ngư dân ở làng Vĩnh Kim cùng một số cửa hàng bán đồ cổ ở thị xã Hội An. Trong thông báo tại Hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc ở Hà Nội, tác giả đã dự báo có một con tàu đắm cổ cách Cù Lao Chàm khoảng 20 km về phía Đông, chở đồ gốm ở miền Bắc Việt Nam có niên đại khoảng thế kỷ 15 – 16 [52]. Tháng 3 năm 1995, các nhà khoa học ở Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) phố i hơ ̣p với mô ̣t số cơ quan văn hóa của Viê ̣t Nam đã tiến hành khảo sát tìm vị trí của tàu đắm. Họ trang bị một số thiết bị dò tìm như: máy cầm tay dò độ sâu bằng sóng âm, máy dò hiện vật trong lòng biển bằng phản sóng rada, máy ghi hình ảnh mặt cắt dưới đáy biển, máy ghi hình dưới nước, thiết bị đo độ sâu cùng hệ thống máy định vị,… tiến hành thăm dò, nhằm kiểm tra khu vực tàu đắm và đánh giá khả năng có thể khai quật con tàu cổ trong tương lai. Tuy nhiên do thiết bị thiếu, nên cuộc khảo sát đã không thành công [53]. Vào thời gian này, các cơ quan văn hóa Việt Nam cũng đã có các chỉ thị kịp thời để bảo vệ di chỉ. Cơn sốt “đồ biển” ở Cù Lao Chàm – Hội An cũng lắng dịu dần. Tuy nhiên, qua những đống mảnh gốm men trong các nhà ngư dân [BA10:PL1] và một số đồ bày bán ở các cửa hàng lưu niệm tại thị xã Hội An , có thể thấy hàng trăm đồ gố m cổ dính hàu biển đã bị trục vớt trái phép . Một số di vật còn nguyên lành bị bán trái phép cho những người buôn bán và nhiều cổ vật gốm này đã bị đưa ra nước ngoài . Số rấ t it́ , may mắ n đã được sưu tầm và trưng bày ta ̣i một vài bảo tàng ở Viê ̣t Nam như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng gốm sứ thương mại Hội An [24]. 16 Trước tình hình trên, giới nghiên cứu nói chung đều nhận thấy giá trị to lớn của con tàu cổ đối với lịch sử, văn hóa Việt Nam. Nhưng, làm thế nào để có thể nghiên cứu được trong điều kiện con tàu đã chìm sâu dưới đáy biển từ mấy trăm năm trước trong khi ngành khảo cổ học dưới nước Việt Nam chưa có , điều kiện kinh phí khai quâ ̣t rất tốn kém , nhưng nếu chậm trễ còn có thể bị trục vớt trái phép bất cứ lúc nào, bởi ngư dân luôn luôn coi đó là nguồn thu nhập quan trọng của họ. Cũng thời gian này, Xí nghiệp Liên hợp trục vớt cứu hộ (VISAL) trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải - vốn là một đơn vị đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước khai quật con tàu đắm cổ Hòn Cau ở Vũng Tàu – Côn Đảo cũng nắm được thông tin về tàu cổ Cù Lao Chàm . Ngày 17/6/1994, VISAL có Công văn số 181/TVKH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam) xin thăm dò, khảo sát con tàu đắm cổ tại Cù Lao Chàm và đã được chính quyền tỉnh đồng ý cấp phép cho thực hiện. Ngày 22/7/1996, VISAL tiếp tục làm tờ trình gửi tới Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đề cập một cách tổng quan về kế hoạch khảo sát và khai quật. Tiếp đó, VISAL có Công văn số 72/KHĐN ngày 25/9/1996 nêu rõ vị trí khảo sát, trang thiết bị, phương tiện và nhân sự chuẩ n bi ̣cho cuô ̣c khảo sát này . Ba cơ quan phối hợp là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam , VISAL và Công ty Saga Horizon, Malaixia (SAGA). Việc xin phép thăm dò, khai quật được chuyển tới Văn phòng Chính phủ. Cuối cùng dựa trên ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 680/KGVX ngày 14/02/1997 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thăm dò, khai quật con tàu đắm cổ. Trên cơ sở đó , Bộ Văn hóa – Thông tin đã có Quyết định số 653/VH/QĐ ngày 27/5/1997 cho phép Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với các Công ty 17 VISAL và SAGA tiến hành thăm dò khảo sát tìm kiếm vị trí của tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. 1.3. Quá trình thăm dò, khảo sát tàu đắm cổ Cù Lao Chàm Sau khi Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định cho phép 3 đơn vị phối hợp tiến hành thăm dò , khảo sát con tàu , công tác chuẩn bị chu đáo cho mô ̣t quá trình tìm kiếm gian khó và dài lâu đã được thực hiện làm 3 đơ ̣t: 1.3.1. Đợt 1 từ ngày 16/4/1997 – ngày 19/4/1997 Tổ chức nhân sự Ban Khảo sát được thành lập gồm 14 thành viên đại diện cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, VISAL, SAGA, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam), Bảo tàng Quảng Nam, Ban Quản lý Di tích Hội An (nay là Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An), Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ,… Ngoài ra còn có 3 ngư dân và thủy thủ trên 2 con tàu thuê của đội khai thác yến Hội An cùng tham gia đợt thăm dò, khảo sát. Trang thiết bị được SAGA gửi từ Malaixia sang gồm: - Máy khảo sát điều khiển từ xa R.O.V (Remotely Operated Vehicle). - Máy dò từ tính (Echo Sounder/Fish Finder). - Máy quay phim thả sâu (Drop Camera). - Máy định vị vệ tinh mặt đất GPS (Global Positioning System). Đoàn khảo sát đã kết hợp với kinh nghiệm của 3 ngư dân, đươ ̣c sự hỗ trơ ̣ của thiế t bi ̣máy móc , đã chia ô khảo sát ở to ̣a đô ̣ Nhà nước cho phép , phát hiện 3 điể m nghi vấ n có tàu chìm . Tuy nhiên, do dòng chảy quá mạnh, sóng lớn, mây mù cho nên không thể dùng R.O.V và thợ lặn kiểm tra được các điểm nghi vấn này. Trước tình hình đó, đoàn đã tạm ngừng khảo sát, đánh dấu điểm nghi vấn trên bản đồ, báo cáo các cơ quan liên quan, chuẩn bị thêm trang thiết bị để tiến hành khảo sát lần thứ hai. 18 1.3.2. Đợt 2 từ ngày 08/5/1997 – ngày 17/5/1997 Ngoài các thiết bị như đợt 1, lần này có thêm máy quét cạnh (Side Scan Sonar) dùng cho khảo sát diện rộng. Đồng thời đoàn đã huy động ngư dân đi theo thả lưới, cùng với các máy móc thăm dò và đã tìm thấy một đụn cát dài khoảng 30m, cao 2 – 3m và một số bát, đĩa cổ. Hai chuyên viên lặn của SAGA trong một ca lặn đã vớt được 1 bát cổ men trắng vẽ lam. Như vậy, đợt này đã tìm được đúng vị trí nghi là nơi có tàu đắm, thu hẹp điểm khảo sát từ hàng km2 xuống còn khoảng 100m2. Đoàn đã dừng lại, báo cáo kết quả với các cơ quan liên quan , đề nghị bộ đội biên phòng bảo vệ và chuẩn bị cho đợt khảo sát lần thứ 3 nhằm khẳ ng đinh ̣ tọa đô ̣ chính xác của con tàu đắm cổ. 1.3.3. Đợt 3 từ ngày 03/6/1997 – ngày 06/6/1997 Đợt này, việc chuẩn bị nhân sự, trang thiết bị vẫn như lần trước. Kết quả, tại điểm đã xác định trước đây , thợ lặn kết hợp với các phương tiện R.O.V, G.P.S, Fish Finder, Side Scan Sonar đã thấy rõ hơn nhiề u chồng gốm men nằm xếp lớp. Kết quả này tạo cơ sở chắc chắn để Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, VISAL, SAGA trình kế hoạch chuẩn bị khai quật lên Bộ, ngành liên quan, chính thức chuẩn bị khai quật. 1.4. Quá trình khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm [19] Sau khi có kết quả khả quan từ ba đợt khảo sát, các cơ quan hữu quan đã trình lên Văn phòng Chính phủ, các Bộ liên quan để xin phép khai quật. Ngày 04/7/1997, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3354/KGVX gửi Bộ Văn hóa – Thông tin thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định khai quật con tàu đắm cổ ở vùng biển Cù Lao Chàm. 19 Ngày 10/7/1997, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định số 2006/VH-QĐ cho phép Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, VISAL, SAGA khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, và thông qua Danh sách Ban khai quật gồm 14 thành viên đại diện cho các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan. - Trưởng ban khai quật: TS. Phạm Quốc Quân – Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. - Đồng trưởng ban: KS. Lâm Minh Châu – Tổng Giám đốc VISAL. - Phó trưởng ban: ông Ong Soo Hin – Giám đốc SAGA. Ngoài ra còn có: - 15 chuyên gia khảo cổ học, sử học của Đại học Oxford (Anh quốc), Đại học Kebang Saan (Malaixia), Cộng hòa Séc. - Các chuyên gia lặn và thủy thủ đoàn của Việt Nam, Maliaxia, Anh, Indonesia, Singapore… Như vậy, lực lượng nhân sự cho cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm đã được huy động với qui mô chưa từng có. Nguồn kinh phí khai quật do phía Công ty SAGA cung cấp theo thỏa thuận. Quá trình khai quật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm diễn ra theo 3 đợt vào các năm 1997, 1998 và 1999 [BA1-5: PL1]. 1.4.1. Đợt khai quật lần thứ nhất (năm 1997) Mục đích của đợt khai quật này là: - Xác định chính xác quy mô, trữ lượng, chất lượng và sự phân bố di vật hàng hóa trên con tàu đắm cổ Cù Lao Chàm. - Tìm hiểu các điều kiện để chuẩn bị cho phương pháp lặn khả thi. - Các nhà khảo cổ học, các chuyên gia, thủy thủ làm quen với môi trường làm việc ở khu vực tàu đắm. Phương tiện, thiết bị khai quật do phía SAGA đưa sang với các phương tiện thiết bị như sau: 20 - 01 xà lan công trình Abex TS 2.000 tấn. - 01 tàu kéo Tong Leong 1.200 mã lực dùng để kéo xà lan và sử dụng khi khai quật. Trên xà lan có chứa đầy đủ hệ thống máy nổ, hệ thống vi tính, hệ thống khí lặn hỗn hợp Helium – Oxy và hệ thống phòng ăn, nghỉ cho 40 cán bộ, chuyên gia trong và ngoài nước. Ban khai quật phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: Về chuyên môn khảo cổ học dưới nước do chuyên gia khảo cổ của Đại học Oxford phụ trách; về giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, theo dõi do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chủ trì; về tổ chức, điều hành và quyết định các vấn đề phục vụ thông tin, thời tiết, hậu cần và kinh phí do Công ty SAGA và VISAL điều hành. Sau khi định vị cho xà lan công trình neo đậu đúng vị trí xác định con tàu đắm, dưới sự điều khiển của các nhà khảo cổ học Đại học Oxford qua hệ thống camera, các chuyên gia lặn bằng phương pháp hỗn hợp khí bề mặt, tiếp tục định vị, khai quật, đo vẽ, chụp ảnh để thêm mô ̣t lầ n nữa xác định hiện trạng con tàu . Việc đi lại và thăm dò được tiến hành hết sức cẩn tro ̣ng để không phá vỡ hiện trạng di tích và di vật. Kết quả, sau 12 ngày làm việc, đã phát hiện ra nhiều đồ gốm cổ nằm xếp lớp cùng 01 thanh gỗ tập trung ở trên một mô đất dài 30m. Những thông tin trên cho thấy đích xác đây là vị trí của con tàu đắm bị chôn sâu dưới bùn cát. 41 mẫu vật nằm rải rác trên bề mặt di chỉ, hầu hết đã bị vỡ, bị hà bám chặt đã được chỉ đạo lấy lên, được bước đầu phân loại, cạo rửa, ngâm nước, lập phiếu, nhập máy tính để nghiên cứu. Sau khi đã xử lý khảo cổ học, các mẫu vật này được trao lại cho Bảo tàng Quảng Nam và Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Nam quản lý. Cuộc khai quật đang diễn ra thì phải dừng lại vì diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa mưa bão đến và khi nghe tin một cơn bão hình thành . Tuy nhiên, các mục tiêu cơ bản của đợt tiền khai quật đã đạt được là: 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan