Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đơn điệu hay khô...

Tài liệu Giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đơn điệu hay không bằng chứng tại việt nam

.PDF
82
149
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- PHẠM THỊ HỒNG KHOA GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÓ MỐI QUAN HỆ ĐƠN ĐIỆU HAY KHÔNG? BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- PHẠM THỊ HỒNG KHOA GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÓ MỐI QUAN HỆ ĐƠN ĐIỆU HAY KHÔNG? BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đơn điệu hay không? Bằng chứng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn này có chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Tp HCM, ngày 04 tháng 05 năm 2017 Phạm Thị Hồng Khoa MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 1.5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỂ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY........................................................................................................................ 4 2.1. Phát triển tài chính......................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm phát triển tài chính ................................................................. 4 2.1.2. Đo lường phát triển tài chính ................................................................... 4 2.2. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 6 2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ................................................................. 6 2.2.2. Các mô hình và những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế ....................... 6 2.2.3.1. Mô hình tân cổ điển .......................................................................... 6 2.2.2.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh ............................................................ 9 2.2.2.3 Mô hình bẫy đói nghèo .................................................................... 13 2.3. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................... 16 2.3.1. Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đơn điệu ...... 16 2.3.2 Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ không đơn điệu ....................................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 24 3.1. Dữ liệu nghiên cứu và các biến trong mô hình ............................................. 24 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 24 3.1.2. Các biến trong mô hình ......................................................................... 24 3.1.2.1. Biến phụ thuộc: tăng trưởng kinh tế ................................................ 24 3.1.2.3. Biến độc lập: phát triển tài chính ..................................................... 24 3.1.2.3. Biến kiểm soát ................................................................................ 25 3.2. Mô hình thực nghiệm .................................................................................. 28 3.2.1. Mô hình ARDL ..................................................................................... 28 3.2.2. Quy trình ước lượng mô hình ARDL ..................................................... 29 3.2.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình ............................ 29 3.2.2.2. Xác định độ trễ thích hợp và ước lượng mô hình ARDL ................. 30 3.2.2.3. Kiểm định mối liên hệ đồng liên kết giữa các biến thông qua kiểm định đường bao (Bounds test) ...................................................................... 31 3.2.2.4. Ước lượng phương trình dài hạn bằng mô hình ARDL................... 32 3.2.2.5. Ước lượng phương trình ngắn hạn bằng mô hình ARDL ................. 33 3.2.2. 6. Kiểm tra tính tin cậy, phù hợp của mô hình .................................... 34 3.2.3. Kiểm định Sasabuchi-Lind-Mehlum (SLM) ............................................. 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 38 4.1. Thống kê mô tả............................................................................................ 38 4.2. Mô hình ARDL ........................................................................................... 39 4.2.1. Kiểm định tính dừng ............................................................................. 39 4.2.2. Ước lượng mô hình ARDL .................................................................... 41 4.2.3. Kiểm định Bounds Test ......................................................................... 43 4.2.4 Ước lượng các hệ số ngắn hạn và các hệ số dài hạn của mô hình............ 44 4.2.4.1. Ước lượng hệ số dài hạn ................................................................. 44 4.2.4.1. Ước lượng các hệ số ngắn hạn......................................................... 47 4.2.5. Các kiểm định chuẩn đoán mô hình ....................................................... 49 4.2.5.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................. 49 4.2.5.2. Kiểm định tự tương quan ................................................................ 49 4.2.5.3. Kiểm định phương sai thay đổi ....................................................... 51 4.2.5.4. Kiểm định tính ổn định của nhiễu.................................................... 51 4.3. Kiểm định Sasabuchi-Lind-Mehlum (SLM) ................................................ 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ARDL : Mô hình tự hồi quy phân phối trễ. CUSUM : Tổng tích lũy của phần dư. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội. M1 : Cung tiền hẹp. M2 : Cung tiền mở rộng. MRW : Mô hình tân cổ điển nhiều biến vốn. OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. SML : Kiểm định Sasabuchi-Lind-Mehlum. TFP : Năng suất các nhân tố tổng hợp. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................. 38 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả tính dừng của các biến bằng kiểm định Dickey - Fuller. .............................................................................................................................. 40 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả tính dừng của các biến bằng kiểm định Dickey - Fuller sau khi lấy sai phân bậc 1. ..................................................................................... 40 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng ARDL(4,4,0,4,0,4). ................................................. 42 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Bounds..................................................................... 43 Bảng 4.6: Ước lượng hệ số dài hạn bằng mô hình ARDL ...................................... 44 Bảng 4.7: Ước lượng các hệ số ngắn hạn bằng mô hình ARDL. ............................ 47 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wald. ....................................................................... 49 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mô hình Breusch-Godfrey serial correlation LM ...... 51 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey. ........................................ 51 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định định ARDL sau khi thêm biến FD2. ....................... 53 Bảng 4.12: Mô hình ARDL chạy trên OLS. ........................................................... 54 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định SML. ..................................................................... 55 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: 20 mô hình ARDL có giá trị AIC nhỏ. ................................................. 41 Đồ thị 4.2: Tự tương quan của nhiễu. .................................................................... 50 Đồ thị 4.3: tổng tích lũy của phần dư (CUSUM). ................................................... 52 Đồ thị 4.4: Đồ thị hàm bậc hai của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế. ..... 56 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế. Có nhiều nghiên cứu cho rằng phát triển tài chính là động lực để tăng trưởng kinh tế, điển hình là nghiên cứu của Schumpeter và Opie (1934), Shaw (1973). Mặc khác, nghiên cứu của Robinson (1952) kết luận rằng chính tăng trưởng kinh tế mới là điều kiện để phát triển tài chính hơn là chiều ngược lại. Ngoài ra, nghiên cứu Lucas (1988) lại cho rằng phát triển tài chính không có bất kỳ tác động nào đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của những năm gần đây, điển hình là Arcand, Berkes và Panizza (2015), Cecchetti và Kharoubi (2012), Samargandi, Fidrmuc và Ghosh (2015) đã tìm thấy tác động tiêu cực của độ sâu tài chính lên tăng trưởng kinh tế khi vượt qua một ngưỡng nào đó, tức là có một mối quan hệ chữ U ngược giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Như vậy, theo các tác giả này, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là không đơn điệu. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Hòa mình với xu thế phát triển của thế giới, hệ thống tài chính ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Vậy bản chất mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là gì? Có tồn tại mối quan hệ chữ U ngược giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như trong các nghiên cứu gần đây của Arcand, Berkes và Panizza (2015), Cacchetti và Kharoubi (2012), Samargandi, Fidrmuc và Ghosh (2015) hay không? Để trả lời những câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài “Giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đơn điệu hay không? Bằng chứng tại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn cao học của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Từ câu hỏi nghiên cứu: “Tại Việt Nam, giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đơn điệu hay không?” Tác giả thực hiện luận văn này nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau đây: 2  Xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong ngắn hạn.  Xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong dài hạn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Samargandi, Fidrmuc và Ghosh (2015). Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Mối quan hệ này được xem xét ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý I năm 2000 đến quý IV 2015. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng khi tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp dữ liệu và tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp, được chia theo quý trong giai đoạn từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2015. Công cụ nghiên cứu: bài nghiên cứu sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để kiểm tra tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn. Đồng thời, bài viết sử dụng mô hình Sasabuchi-LindMehlum để xem xét có tồn tại mối quan hệ chữ U ngược giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế hay không. Phần mềm hỗ trợ: đề tài sử dụng phần mềm EVIEW 9.0 và phần mềm STATA 14. Trong đó, phần mềm EVIEW 9.0 được sử dụng để thực hiện thống kê mô tả và mô hình ARDL, phần mềm STATA 14 được sử dụng để thực hiện mô hình SasabuchiLind-Mehlum. 1.5. Kết cấu của đề tài Đề tài sẽ được thực hiện bao gồm 5 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Giới thiệu. 3 Chương 2: Tổng quan về lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỂ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Phát triển tài chính 2.1.1. Khái niệm phát triển tài chính Theo Feldman và Gang (1990) phát triển tài chính (còn được gọi là độ sâu tài chính) được định nghĩa là sự tăng trưởng về quy mô thực của khu vực tài chính trong mối quan hệ với GDP. Hartmann và các cộng sự (2007) cho rằng hiệu quả của hệ thống tài chính chính là hệ thống trung gian, thị trường và hạ tầng cơ sở mà qua chúng khu vực hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ có thể nhận được nguồn tài trợ cho các hoạt động của họ và đầu tư những khoản tiết kiệm. Hệ thống này được ảnh hưởng tích cực bởi phát triển tài chính. Phát triển tài chính là quá trình cải cách tài chính và nâng cao hoạt động của các tổ chức trong hệ thống tài chính nhằm làm giảm thông tin bất cân xứng, tăng tính hoàn hảo của thị trường tạo thêm khả năng cho các đối tượng trong nền kinh tế thực hiện được các giao dịch tài chính thông qua các hợp đồng, giảm thiểu chi phí giao dịch và tăng cạnh tranh. Adnan (2011) chỉ ra rằng phát triển tài chính có thể được định nghĩa là các chính sách, các nhân tố và các định chế dẫn đến các hoạt động trung gian hiệu quả và các thị trường tài chính hữu hiệu. Một hệ thống tài chính mạnh sẽ cho phép đa dạng hóa rủi ro và phân bổ vốn hiệu quả. Phát triển tài chính càng mạnh thì việc dịch chuyển và phân bổ các khoản tiết kiệm vào các dự án sinh lợi càng cao. 2.1.2. Đo lường phát triển tài chính Adnan (2011) cho rằng phát triển tài chính có thể được đo lường bằng nhiều nhân tố bao gồm độ sâu, quy mô, khả năng tiếp cận và sự vững vàng của hệ thống tài chính. Nó cũng có thể được đo lường bằng cách xem xét hiệu quả và hoạt động của thị trường tài chính, ngân hàng, thị trường trái phiếu và các định chế tài chính. Các quan sát cho thấy rằng một quốc gia có phát triển tài chính càng cao thì các dịch vụ tài chính tại quốc gia đó càng rộng. Một hệ thống tài chính phát triển sẽ cho phép lợi nhuận cao hơn với rủi ro thấp hơn. 5 Adnan (2011) cũng chỉ ra rằng mức độ bất cân xứng của thông tin sẽ giảm cùng với sự phát triển của tài chính. Một hệ thống tài chính đã phát triển sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính đặc trưng và các hoạt động hiệu quả giúp cho hệ thống thông tin của thị trường giảm tính bất cân xứng. Các nhà đầu tư có thể tin tưởng hơn vào hệ thống dự báo của các trung gian tài chính trong một hệ thống tài chính đã phát triển. Bằng cách này, giá trị và độ tin cậy của thông tin sẽ làm tăng thêm đầu tư xã hội. Một cách đo lường phát triển tài chính là sử dụng tỷ lệ tín dụng ngân hàng cộng tài sản quốc nội của ngân hàng trung ương. Nhưng tỷ lệ này không thống nhất giữa các nước đang phát triển vì các vấn đề trong đo lường và định nghĩa (Levine, 1997). Liu và Woo (1994) đã gợi ý sử dụng sử dụng tỷ lệ giá trị tài sản tài chính dài hạn trên giá trị tài sản tài chính ngắn hạn như một công cụ để đo lường mức độ phức tạp của tài chính. Trong đó, cung tiền M1 được sử dụng như giá trị tài sản tài chính ngắn hạn. M2 được sử dụng như giá trị tài sản tài chính dài hạn. Tỷ lệ cung tiền mở rộng trên cung tiền hẹp (M2/M1) sẽ có mối quan hệ đồng biến với mức độ phát triển tài chính của một quốc gia. Một cách đo lường khác được gọi là “nợ phải trả gần lỏng” (quasi-liquid liabilities) được định nghĩa bởi King và Levine (1993b) là chênh lệch giữa tỷ lệ cung tiền mở rộng trên GDP và tỷ lệ cung tiền hẹp trên GDP. Tuy nhiên, phát triển tài chính không nhất thiết phải được đo lường bằng những chỉ số phức tạp, mà nó thường được đo lường một cách truyền thống bằng các chỉ số định lượng dựa trên cung tiền và tổng tín dụng. Mặc dù các chỉ số này không cho phép tiếp cận một cách chính xác sự phát triển tài chính của một quốc gia (Lynch, 1996), đó là những chỉ số duy nhất có thể có được trong các nghiên cứu về tiền tệ được sử dụng trong các thống kê của IMF, đặc biệt là cho các nước đang phát triển. Chỉ số đơn giản nhất để đo lường phát triển tài chính là tỷ lệ cung tiền trên GDP, vốn được dùng dùng để đo lường mức độ tiền tệ hóa trong nền kinh tế. Tỷ lệ M2/GDP đo lường quy mô tổng thể của khu vực trung gian tài chính và có tương quan chặt chẽ với cả mức độ và tỷ lệ thay đổi của GDP. Mặc khác, theo King và Levine (1993b) M1/GDP không có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ tăng trưởng kinh tế. 6 Tuy công cụ này không cho thấy mức độ đầy đủ của trung gian tài chính, cung tiền mở rộng M2 trên GDP vẫn thường được xem là một công cụ đo lường quy mô của khu vực tài chính khi có sự thiếu hụt dữ liệu về các tài sản tài chính khác. 2.2. Tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Theo Durlauf và Blume (2010), tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bởi sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người. 2.2.2. Các mô hình và những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế Một số mô hình lý thuyết sau đây đã được áp dụng để nghiên cứu tăng trưởng kinh tế:  Mô hình tân cổ điển.  Mô hình tăng trưởng nội sinh.  Mô hình bẫy đói nghèo. 2.2.3.1. Mô hình tân cổ điển Mô hình đặc trưng đầu tiên có thể nhắc đến là mô hình tăng trưởng tân cổ điển được phát triển trong các nghiên cứu của Barro và Sala-i-Martin (1992), Cass (1965), Koopmans (1965), Solow (1956, 1957), và Swan (1956). Durlauf và Blume (2010) cho rằng hầu hết lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển là về điểm cân bằng của một nền kinh tế cạnh tranh theo thời gian. Cụ thể, lý thuyết tập trung vào sự tích lũy của vốn, tốc độ phát triển dân số và công nghệ. Có hai kiểu cân bằng được nghiên cứu. Một kiểu là cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế khi tích lũy vốn, lực lượng lao động và công nghệ được xem như là cố định. Kiểu còn lại là cân bằng trong dài hạn khi mà cả ba yếu tố trên đều thay đổi. Điều quan trọng cần phải hiểu là cân bằng dài hạn hàm chứa cân bằng ngắn hạn qua các thời điểm, nhưng một chuỗi cân bằng ngắn hạn liên tục không tạo ra cân bằng dài hạn. Từ điều này, khi tính toán được cân bằng dài hạn các nhà kinh tế có thể kỳ vọng về một điểm cân bằng ngắn hạn trong tương lai. Điểm cân bằng này được gọi là cân bằng kỳ vọng hợp lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng điểm cân bằng kỳ vọng hợp lý này không phải là bất biến. Thực tế, theo Lucas (1975) nó có thể mang tính chu kỳ. Tuy 7 nhiên, ngoại trừ trong những mô hình cực kỳ đơn giản, điểm cân bằng kỳ vọng hợp lý này thường ít được chú ý và đa phần các nghiên cứu tập trung vào điểm cân bằng dài hạn trong trạng thái ổn định hoặc tương đối ổn định. Đây là một trong những lý do để lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển không thực sự là một lý thuyết về tăng trưởng. Việc xác định trạng thái ổn định của cân bằng dài hạn mà chỉ sử dụng phương pháp xu hướng lịch sử cũng là một sai lầm. Để xác định trạng thái này cần có nhiều nghiên cứu được thực hiện hơn là chỉ dựa vào lý thuyết. Trạng thái ổn định của cân bằng dài hạn không chỉ là một chuỗi các cân bằng ngắn hạn vì trong trạng thái cân bằng ngắn hạn, vốn, dân số và công nghệ đều bất biến. Trong khi đó, trong dài hạn tất cả các yếu tố này đều biến động. Durlauf và Quah (1999) cho rằng ý nghĩa thực nghiệm quan trọng của mô hình tân cổ điển chủ yếu dựa trên hàm số sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng các biến định lượng vào mô hình tùy thuộc vào các nhà nghiên cứu khác nhau. Mô hình tân cổ điển xây dựng hàm sản xuất với các giả định sau: chỉ có vốn vật lý là tích lũy, tăng trưởng dân số và công nghệ là ngoại sinh. Với vốn vật lý khấu hao theo cấp số nhân, tích lũy vốn vật lý được giả định là theo một trong hai chiều hướng. Chiều hướng thứ nhất được nêu trong Solow (1956) và Swan (1956), cho rằng tỷ lệ tiết kiệm là một hằng số tính trên thu nhập. Chiều hướng thứ hai được nêu trong Cass (1965) và Koopmans (1965), cho rằng tiết kiệm trong nền kinh tế được xác định bởi một hàm số tối ưu hóa. Trong hàm số này, tích lũy vốn là phần còn lại của thu nhập sau khi trừ đi tiêu dùng và khấu hao. Tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư được tính toán sao cho phúc lợi xã hội là cao nhất. Cả hai chiều hướng trên, Solow - Swan và Cass - Koopmans có cùng ý nghĩa không chỉ trong nền kinh tế tăng trưởng cân bằng và ổn định mà ngay cả trong nền kinh tế ít biến động. Cả hai chiều hướng trên đều có thể được áp dụng để tìm hiểu cách thức của sự tăng trưởng kinh tế. Theo Durlauf và Quah (1999), một trong những sự chỉ trích đối với mô hình tân cổ điển một biến vốn và nhiều biến ngoại sinh đó là biến công nghệ. Trong các nghiên cứu với mẫu là nhiều quốc gia, biến công nghệ này làm cho kết quả nghiên cứu trở nên bất ổn. Nếu xem công nghệ là đồng nhất giữa các quốc gia thì điều này không 8 hợp lý so với thực tế. Mặc khác, nếu các nhà nghiên cứu cho biến công nghệ khác biệt quá nhiều giữa các quốc gia thì mô hình lý thuyết lại không thể giải thích về cách thức của tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia. Cuối cùng, nếu một nhà nghiên cứu nào đó cho biến công nghệ thay đổi theo từng điều kiện kinh tế cụ thể ở từng quốc gia, thì nhà nghiên cứu đó lại có vẻ như đang “làm đẹp” dữ liệu. Vì vậy, biến công nghệ trở thành một biến khó giải thích trong mô hình này. Một số nghiên cứu thực nghiệm như Bernard và Durlauf (1995, 1996), Durlauf và Johnson (1995) đã tìm cách xóa bỏ những chỉ trích về biến công nghệ trên. Một hướng trong các nghiên cứu này thiên về việc thay đổi mô hình tân cổ điển trên, một hướng khác nghiên cứu về các hành vi dài hạn của thu nhập nhiều quốc gia mà ít phụ thuộc vào biến công nghệ. Mankiw, Romer và Weil (1992) đưa ra mô hình tân cổ điển nhiều biến vốn (viết tắt là MRW). Mô hình này đưa biến vốn con người vào mô hình Solow – Swan, và phát triển về mặt thực nghiệm để trở nên có thể giải thích cho dữ liệu thu nhập nhiều quốc gia tốt hơn là mô hình chỉ sử dụng vốn vật lý tích lũy. Mô hình MRW đã được sử dụng làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, theo Durlauf và Quah (1999) cả mô hình MRW và mô hình tân cổ điển truyền thống đều bị chỉ trích ở biến công nghệ. Hơn nữa các mô hình này đều không giải thích tỷ lệ tăng trưởng dài hạn. Vì vậy, các mô hình này đều được xem là những mô hình tăng trưởng ngoại sinh. Durlauf và Blume (2010) chỉ ra rằng qua nhiều năm mô hình tăng trưởng tân cổ điển được xem như nền tảng cho các nghiên cứu về biến động và tăng trưởng. Tuy nhiên, mô hình này cũng không phải là không có điểm yếu. Có lẽ, hạn chế lớn nhất của mô hình là giải thích tăng trưởng dài hạn: trạng thái ổn định và tỷ lệ tăng trưởng luôn được xem là ngoại sinh. Từ đó, mô hình tăng trưởng nội sinh (một mô hình rất gần với mô hình tăng trưởng tân cổ điển) có thể được dùng để tìm hiểu các tác động của các chính sách và các cú sốc đối với tăng trưởng dài hạn. Hiện nay, có nhiều nhà kinh tế cố gắng tích hợp hai mô hình trên. Việc này đã được thực hiện trong các mô hình với giả định rằng công nghệ là một hàm số lồi. Tuy nhiên sự tích hợp hai 9 mô hình cho đến nay vẫn còn rất đơn giản và còn quá sớm để kết luận rằng sự tích hợp này có thành công hay không. 2.2.2.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh Theo Durlauf và Blume (2010), tăng trưởng nội sinh là tăng trưởng kinh tế trong dài hạn với mức độ tăng trưởng được xác định bởi các nguồn lực ở trong hệ thống kinh tế, đặc biệt là những nguồn lực có ảnh hưởng đến cơ hội và động lực để tạo ra kiến thức công nghệ. Về mặt dài hạn, mức độ tăng trưởng kinh tế (có thể được đo lường bằng mức độ tăng trưởng sản lượng theo đầu người) dựa trên mức độ tăng trưởng của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). TFP được xác định bởi mức độ phát triển công nghệ. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) và Swan (1956) giả định rằng mức độ phát triển công nghệ có thể được xác định bởi mức độ phát triển khoa học và nó độc lập với các nguồn lực về kinh tế. Từ đó, lý thuyết tân cổ điển cho rằng các nhà kinh tế có thể xem mức độ tăng trưởng dài hạn là ngoại sinh đối với hệ thống kinh tế. Durlauf và Blume (2010) biện luận rằng lý thuyết tăng trưởng nội sinh phản biện quan điểm tân cổ điển này bằng cách đưa ra các kênh mà mức độ phát triển công nghệ có thể bị ảnh hưởng đến các yếu tố của nền kinh tế, và điều này có nghĩa là mức độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng bị ảnh hưởng tương tự. Điều này bắt đầu từ việc quan sát sự phát triển công nghệ xảy ra trong những cuộc cải cách ở dạng các sản phẩm mới, quá trình sản xuất mới và thị trường mới, đa phần những yếu tố mới này là kết quả của hoạt động kinh tế. Mô hình đầu tiên của lý thuyết tăng trưởng nội sinh là lý thuyết AK. Lý thuyết này không phân biệt rõ ràng giữa tích lũy vốn và phát triển công nghệ. Lý thuyết AK tổng hợp cả vốn vật lý và vốn con người được nghiên cứu bởi lý thuyết tân cổ điển với vốn trí tuệ được tích lũy khi cải cách diễn ra. Lý thuyết AK được đưa ra bởi Frankel (1962), người đã cho rằng hàm tổng sản lượng là một hằng số hoặc thậm chí tăng theo sản lượng biên của vốn. Lý do của việc này là khi các doanh nghiệp tích lũy thêm vốn, một phần vốn tích lũy này sẽ là vốn trí tuệ, và điều này tạo ra 10 phát triển công nghệ, sự phát triển công nghệ này sẽ bù lại cho xu hướng suy giảm sản lượng biên của vốn. Romer (1986) đã đưa ra phân tích tương tự với cấu trúc sản lượng chung hơn cùng giả định rằng tiết kiệm được tính toán bởi việc tối ưu hóa trong ngắn hạn hơn là một tỷ lệ tiết kiệm cố định như Frankel. Lucas (1988) cũng thực hiện phân tích tương tự nhưng tập trung vào vốn con người hơn là vốn vật lý, cùng với Uzawa (1965), ông giả định rằng vốn con người và tri thức khoa học công nghệ là cùng một biến. Lý thuyết AK được nối tiếp bởi một làn sóng thứ hai về lý thuyết tăng trưởng nội sinh, được gọi là lý thuyết tăng trưởng “dựa trên cải cách”. Lý thuyết này xem vốn trí tuệ (nguồn gốc của phát triển công nghệ) là độc lập với vốn vật lý và vốn con người. Vốn vật lý và vốn con người được tích lũy thông qua tiết kiệm và học tập, còn vốn trí tuệ phát triển thông qua cải cách. Lý thuyết dựa trên cải cách được áp dụng lần đầu tiên bởi Romer (1990), người giả định rằng tổng sản lượng là một hàm đồng biến với độ đa dạng của sản phẩm. Trong lý thuyết này, cải cách tạo ra tăng trưởng sản lượng bằng cách tạo ra các sản phẩm mới đa dạng hơn. Một mô hình khác của lý thuyết tăng trưởng dựa trên cải cách là lý thuyết “Schumpeterian” được phát triển bởi Aghion và Howitt (1992). Lý thuyết Schumpeterian tập trung vào các cải cách nâng cao chất lượng mà làm cho các sản phẩm cũ trở nên lỗi thời, thông qua một quá trình mà Schumpeter (1942) gọi là quá trình “hủy diệt một cách sáng tạo”. Vì vậy, lý thuyết dựa trên cải cách cho rằng con đường để tăng trưởng nhanh chóng không phải là tiết kiệm một phần lớn sản lượng đầu ra mà là hi sinh một phần lớn sản lượng đầu ra để nghiên cứu và phát triển. Lý thuyết này nhấn mạnh cách thức mà hoạt động nghiên cứu và phát triển ảnh hưởng đến các chính sách khác nhau, các nhân vật trong nền kinh tế được lợi hoặc chịu thiệt hại từ việc phát triển công nghệ, cách thức mà lợi ích và thiệt hại diễn ra trong xã hội, và cách thức mà xã hội sẵn sàng tạo ra và chấp nhận những thay đổi về công nghệ vốn là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. 11 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh tạo ra những thử thách về nghiên cứu thực nghiệm, nhưng những người ủng hộ nó đã áp dụng các điều chỉnh về lý thuyết để làm cho nó phù hợp với bằng chứng thực tế. Ví dụ, Barro và Sala-iMartin (1992) đã chỉ ra rằng với dữ liệu từ nửa cuối của thế kỷ 20, đa phần các quốc gia có vẻ như hội tụ về mức độ tăng trưởng dài hạn gần như nhau trong khi đó lý thuyết tăng trưởng nội sinh lại cho rằng vì những quốc gia này khác nhau về chính sách và các tổ chức, chúng nên có mức tăng trưởng dài hạn khác nhau. Tuy nhiên, mô hình Schumpeterian của Howitt (2000) thông qua việc kết hợp nguồn lực của chuyển giao công nghệ (có nghĩa là sản lượng về nghiên cứu và phát triển của một quốc gia được tăng cường bởi cải cách tại những quốc gia khác) chứng minh rằng tất cả các quốc gia có thực hiện nghiên cứu và phát triển ở một mức độ nhất định đều sẽ hội tụ về cùng một con đường tăng trưởng dài hạn. Yếu tố quan trọng của sự hội tụ đã được Gerschenkron (1952) gọi là “lợi ích của sự thụt lùi”, có nghĩa là một quốc gia càng tụt hậu về công nghệ thì càng cải cách mạnh hơn, bởi vì khoảng cách về công nghệ giữa quốc gia này và những quốc gia khác càng lớn thì sự cải cách xảy ra trong quốc gia đó sẽ càng mạnh mẽ nhằm thay thế những công nghệ lỗi thời từ công nghệ của các quốc gia khác. Độ lớn của những cuộc cải cách này sẽ càng tăng khi mức độ tăng trưởng của quốc gia càng chậm trễ so với các quốc gia khác cho đến khi khoảng cách giữa các quốc gia dần dần ổn định. Tương tự, Jones (1995) đã tranh luận rằng các bằng chứng từ Mỹ và các quốc gia OECD khác từ những năm 1950 không tuân theo “hiệu ứng quy mô” của lý thuyết tăng trưởng nội sinh Schumpeterian. Lý thuyết này cho rằng một sự tăng lên trong quy mô dân số sẽ tạo ra một sự tăng lên trong tăng trưởng dài hạn bằng cách tăng lực lượng lao động, từ đó tạo ra thị trường rộng lớn hơn cho việc cải cách thành công và gây ra mức độ cải cách cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế tăng trưởng sản lượng vẫn ổn định qua các thời kỳ mà dân số, đặc biệt là số người tham gia nghiên cứu và phát triển tăng lên rõ rệt. Mô hình của Peretto (1998) và Howitt (1999) tranh luận lại chỉ trích này bằng cách kết hợp ý tưởng của Young (1998): kinh tế càng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng